Tuấn Khanh
26-02-2015
Posted by adminbasam trên 27/02/2015
Tuấn Khanh
26-02-2015
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Gia đình/Xã hội, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | 11 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/02/2015
Thành Nam
25-02-2015
“Đất nước chỉ một Đảng thì làm gì có Hội đồng bầu cử Quốc gia độc lập? Thực tế không có chuyện bầu lại Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng không, nên không cần phải bầu Hội đồng bầu cử Quốc gia”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh như trên khi Ủy ban Thường Vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân sáng 25/2.
Liên quan đến vấn đề Hội đồng bầu cử quốc gia, hiện vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng, cũng như Hội đồng bầu cử ở trung ương – là cơ quan phụ trách bầu cử đã được quy định trong văn bản luật về bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia được thành lập và hoạt động gắn với từng cuộc bầu cử của từng nhiệm kỳ cụ thể.
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Nguyễn Sinh Hùng | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 27/02/2015
26-02-2015
Đôi lời: Việc Bộ Thông tin và Truyền thông thanh tra đột xuất báo Người Cao Tuổi là làm đúng theo ý của TBT Nguyễn Phú Trọng: “Ném chuột không để vỡ bình”. Báo Người Cao Tuổi đã “ném chuột” mạnh tay quá, cái bình suýt vỡ tan tành mà ông TBT Kim Quốc Hoa không thấy sao? Ông còn viết đơn kiến nghị này gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, TBT biết trả lời ông thế nào đây?
Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Đảng/Nhà nước | Thẻ: báo Người Cao tuổi, Kim Quốc Hoa | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 27/02/2015
26-02-2015
BLA: Bữa rượu máu là truyện ngắn trong tập truyện Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là một nhà văn có giọng điệu và cách nhìn riêng, văn phong lạ lùng. Những sáng tác của ông có thể nói là rất chau chuốt cân nhắc trong câu chữ. Khó đọc. Nhưng nếu đã đọc được thì sẽ thấy thích, hay. Cuốn tiểu thuyết hay nhất của ông, theo quan điểm đánh giá của tôi, là Chùa Đàn và những sáng tác trước 1945. Đáng tiếc là tới nay Chùa Đàn vẫn bị xem (không chính thức) là sách cấm, chỉ có thể đọc tại những thư viện lớn. Tác phẩm này cũng đã được đạo diễn Việt Linh chuyển thể thành bộ phim Mê Thảo.
Nhân việc tết Ất Mùi 2015, dư luận cả nước phần đông cho rằng Lễ hội chém lợn ở sân đình Ném Thượng (Bắc Ninh) là man rợ, dã man (và tôi cũng thấy như vậy), Bình luận án blog giới thiệu mọi người cùng đọc lại truyện ngắn Bữa rượu máu của Nguyễn Tuân. Nội dung nói về chuyện chém cổ người (!) của một người đồ tể có tên là Bát Lê. Theo đó, việc chém cổ người đã được nâng lên thành một thứ “nghệ thuật”, có tên gọi là kiểu chém “treo ngành” và được người đồ tể “biểu diễn” cho quan Tây thưởng thức! Đây có lẽ là một hiện thực từng “vang bóng một thời” trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta. Chẳng lẽ người Việt mình có máu tàn ác? Đọc tiếp »
Posted in Chính trị, Gia đình/Xã hội, Giáo dục, Văn hóa | Thẻ: Lễ hội chém lợn | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 27/02/2015
Người ta có cảm giác xã hội Việt Nam hiện nay đang bị nguyên thuỷ hoá trên cả bề mặt (quan hệ và ứng xử xã hội) lẫn bề sâu (niềm tin).
24-02-2015
Trước đây, hỗn loạn, bát nháo, giẫm đạp lên nhau gây thương tích cũng từng xảy ra tại lễ hội cướp phết ở Hiền Quan (Phú Thọ); tranh nhau cướp lộc và đồ lễ tại đền Trần (Nam Định); cọ tiền vào khánh đồng trên chùa Yên Tử (Quảng Ninh) cầu tài lộc, ẩu đả dẫn đến giết người trong chùa Hương Tích (Hà Tĩnh)… Nguyên nhân, bản chất của những hiện tượng trái khoáy này là gì? Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đưa ra cách lý giải trong cuộc trò chuyện với Người Đô Thị.
Posted in Chính trị, Gia đình/Xã hội, Giáo dục, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Lễ hội chém lợn | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 27/02/2015
Nguyễn Trọng Vĩnh
26-02-2015
Mời xem lại Chương I
Nghĩ đến non sông đất nước và trách nhiệm làm trai thì như vậy, nhưng cuộc sống thường nhật không phải lúc nào cũng thực hiện ngay được những điều mình mong ước, để thực hiện ý tưởng hi sinh cho đất nước. Miếng cơm manh áo đang hối thúc tôi phải đi tìm công ăn việc làm ở đất Hà Nội.
Bố tôi có quen một ông đốc-tờ tên là Pát-xcan, định xin cho tôi vào chỗ ông phụ việc làm thuốc, nhưng không được. Sau bố đưa tôi xuống Hải Phòng để xin đội xi măng cho nhà máy, cũng không xin được. Lúc đó anh Thọ tôi đang làm ở mỏ than Mạo Khê, bố đưa tôi xuống, nhưng vẫn không xin được việc. Đành phải quay về Hà Nội, đến nhà ông Đòng “bố mẹ nuôi” ở làng Hữu Tiệp để ăn đỡ làm giúp. Lần này ở nhà ông Đòng có khác lần trước, tôi không còn là đứa con nuôi làm đủ các việc hầm bà làng nữa, hàng ngày tôi chỉ việc đạp xe đi các vườn cắt hoa rồi chở đến cửa hàng cho bà Mây bán. Đọc tiếp »
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Hồi ký Nguyễn Trọng Vĩnh | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 27/02/2015
26-02-2015
Lời dẫn của Lâm Khang:
Xuân này, Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa bước vào tuổi 100. Cụ là lão thành cách mạng, trải các chức vụ Bí thư tỉnh ủy (3 tỉnh), Phó Ban thường trực Ban Tổ chức TW, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại Trung Quốc (12 năm) kiêm Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Cụ là một trong 3 ủy viên trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa III hiện còn sống. Và hiện nay chỉ còn duy nhất cụ là tướng do cố Chủ tịch Hồ Chí Minh phong.
Tướng Vĩnh thông hiểu chữ Hán cổ, rành Trung văn, Pháp văn và có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh (cụ là học viên tiếng Anh của Hội đồng Anh tại HN, khi cụ đã ở tuổi 87). Cụ cũng thông hiểu y học cổ truyền do tự học, tự chữa bệnh cho mình và người thân trong gia đình bằng Đông y. Đọc tiếp »
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Hồi ký Nguyễn Trọng Vĩnh | 2 Comments »