LS Trần Hồng Phong
26-12-2014

Chứng cứ phải có thật, thể hiện sự khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và liên quan đến vụ án – chứ không hẳn là do ai tìm ra thì mới có giá trị (ảnh minh họa).
Phiên tòa của một vụ án hình sự là phiên tòa “xét xử” chứ không phải là một “cuộc họp” nhằm kết tội bị cáo chỉ dựa trên những quan điểm và chứng cứ đã thống nhất trước giữa người xét xử (tòa án) và người kết tội (công tố/VKS). Do vậy, nếu Tòa chỉ sử dụng những chứng cứ kết tội do bên kết tội (công an, viện kiểm sát) đưa ra, mà không xem xét đến những chứng cứ gỡ tội do phía bào chữa (luật sư) đưa ra – thì có công bằng và đúng luật không?
Theo một nguyên tắc cơ bản và dễ hiểu, là muốn kết luận một ai có tội hay vô tội – phải dựa vào chứng cứ. Cụ thể là chứng cứ buộc tội. Và cũng chỉ có tòa án (Hội đồng xét xử vụ án) là nơi duy nhất có thẩm quyền phán quyết một người có tội hay không – dựa trên cơ sở xem xét, cân đo giữa những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội/lời bào chữa của luật sư (hay chính bị cáo tự mình đưa ra). Đọc tiếp »