BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Mười Hai 16th, 2014

3181. Hầu chuyện với Anh Trương Tấn Sang

Posted by adminbasam trên 16/12/2014

Viet-studies

Nguyễn Khắc Mai

15-12-2014

Tôi hân hạnh được hầu chuyện với Anh, chung quanh đề tài “Niềm Cay Đắng”.  Khi tiếp xúc cử tri tại TP HCM, Anh nói ”Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”.  Anh có nhớ chính Hồ Chí Minh đã nói rất sâu sắc vấn đề này trong Nhật ký trong tù: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do.  Hồ Chí Minh còn có một câu khác cũng rất hay, nếu độc lập, thông nhất rồi mà dân không hưởng được hạnh phúc tự do, thì cũng chẳng nghĩa lý gì.  Câu này chính là học được từ ý của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, khi hai cụ bàn với nhau, tranh được độc lập rồi mà không có dân quyền thì cũng vô nghĩa.

Hồ Chí Minh còn có một câu nói hay nữa là, làm sao cho dân ta dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền  dân chủ,  dám nói, dám làm.  Câu  đó được nói vào năm 1967.  Như thế là đã gần một nửa thế kỷ. Những quyền dân chủ ở Việt Nam vẫn là chắp vá, những thứ mà nhân loại tiến bộ sáng tạo ra nhân dân nhiều nước đã dùng được, hưởng được, thì Việt Nam ta lại tìm các ngăn cấm.  Thật là cay đắng. Cho nên cụ Hồ trước khi mất đã phải di chúc, ”cần một cuộc chiến tranh để chống lại những hư hỏng cũ kỹ.” Sau cụ thấy dùng chữ “chiến tranh” có thể bị hiểu lầm, không lợi, nên cụ xóa chữ tranh và thay bằng chữ đấu. (Ai muốn biết thấu đáo cứ giở Di chúc do NXB ST in).

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

3180. HỢP TÁC BIÊN GIỚI GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN 1990

Posted by adminbasam trên 16/12/2014

Asian Survey, Vol. 40, No. 6 (Nov. – Dec., 2000), 1042-1058

Tác giả: Cổ Tiểu Tùng (Gu Xiaosong) và Brantly Womack

Người dịch: Huỳnh Phan

15-12-2014

Mùa xuân năm 1989, hàng ngàn người Việt Nam sống ở khu vực biên giới phía bắc lội bộ qua sông Bắc Luân để sang Trung Quốc. Làn sóng người đến mang theo các thứ hàng hoá như gạo, đồng miếng, sắt phế liệu, và những thứ tương tự mà họ buôn bán trên các đường phố nơi họ đến, thị trấn biên giới Đông Hưng thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Những thương buôn này ngay sau đó đã được nối bước bởi hàng ngàn người Việt chọn cách ăn Tết trên đường đi bằng việc mua sắm đủ loại hàng tiêu dùng ở Đông Hưng. Những người Việt ở Đông Hưng không lẻ loi, nhiều đồng bào của họ cũng đã dùng dịp nghỉ lễ để thực hiện các chuyến đi tương tự qua biên giới sang Quảng Tây.

Những diễn tiến mùa xuân này tiêu biểu cho xu hướng chung trong việc nối lại các hoạt động kinh tế và giao thương dọc theo biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam đã từ từ mở ra vào cuối năm 1988 và đầu năm 1989. Các hoạt động này đã tạm dừng 10 năm trước, một thiệt hại do cuộc chiến Trung¬Việt gây ra. Thập niên 1990 chứng kiến việc mở rộng liên lạc và hợp tác dọc theo biên giới mà đỉnh điểm là ngày 30 tháng 12 năm 1999 khi hai ngoại trưởng của Trung Quốc và Việt Nam ký kết hiệp ước phân định biên giới đất liền giữa hai nước. Đây là một bước đi mang tính biểu tượng quan trọng nói lên nỗ lực của cả hai bên trong việc đặt bình thường hoá quan hệ trên một nền tảng ổn định lâu dài và kết quả logic của một thập niên đánh dấu bởi các quan hệ thân mật ở các khu vực biên giới. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung | Leave a Comment »

Tin thứ Ba, 16-12-2014

Posted by adminbasam trên 16/12/2014

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

H1Vượng Báo: Trung Quốc hung hăng có thể dùng tàu vỏ trắng vây Việt Nam (GDVN). “Trung Quốc có thể điều động một số lượng lớn các tàu thực thi pháp luật hàng hải vỏ trắng của mình để chống lại các lực lượng chức năng Việt Nam trên Biển Đông, Vượng Báo nhấn mạnh. Các động thái leo thang hơn nữa từ Bắc Kinh có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Mỹ bằng cách sử dụng lực lượng quân sự từ các căn cứ của đồng minh Philippines và khu vực châu Á – Thái Bình Dương“.

Trung Quốc tránh giải quyết bằng pháp luật các tranh chấp tại Biển Đông (RFI). “Tài liệu về lập trường của Trung Quốc và bản nghiên cứu về « Các Ranh giới trên Biển » của Hoa Kỳ, cho thấy, Bắc Kinh dường như biết trước là các lập luận của họ không thể được chấp nhận, chiếu theo luật pháp quốc tế. Chính vì thế, Trung Quốc tiếp tục tránh giải quyết các tranh chấp bằng pháp lý và theo đuổi phương cách ‘đàm phán trực tiếp và tham khảo hữu nghị“.

VÁN CỜ NGUY HIỂM CỦA TRUNG QUỐC (TNM). – Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông (NCQT). – Nhà lập pháp Mỹ: TQ là thách thức lớn nhất đối với trật tự thế giới (GDVN). Randy Forbes: “Tôi thực sự tin rằng TQ là lực lượng có tiềm năng gây ra thách thức to lớn nhất đối với tự do và trật tự quốc tế kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến nay”. – 5 SAI LẦM CỦA THẾ GIỚI ĐỐI VỚI TQ (FB Đinh Vĩnh Tân). Đọc tiếp »

Posted in Điểm báo/Blog | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: