BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Mười Một 30th, 2014

3139. Anh Hồng Lê Thọ bị bắt vì lý cớ gì?

Posted by adminbasam trên 30/11/2014

VNTB

Phạm Chí Dũng

30-11-2014

H1(VNTB) – Sáng sớm ngày 30/11/2014, tôi đến nhà anh Hồng Lê Thọ ở 32 Cửu Long, Phường 15, quận 10, TP.HCM. Sau khi anh Thọ bị bắt vào hôm trước, ở nhà chỉ còn chị Nga (vợ anh Thọ). Tôi muốn gặp chị để bàn việc sẽ đi thăm nuôi anh Thọ và thu xếp luật sư bảo vệ anh như thế nào.

Quen biết đã nhiều năm, cho đến giờ tôi vẫn không thể hình dung khác hơn rằng Hồng Lê Thọ là một trí thức ôn hòa chính trị, không phe phái và rất chừng mực về cách cư xử. Là một Việt kiều Nhật hồi hương, anh lặng lẽ sống và làm việc ở Sài Gòn, mở trang blog Người Lót Gạch như một kênh tổng hợp thông tin phản biện xã hội. Rất nhiều lần ngồi cà phê với anh, tôi luôn được thuyết phục bởi tình cảm quá nặng lòng với dân tộc của anh, về tất cả những gì mà tâm trí anh thường trực nỗi bức xúc trước hiện tình rối ren đổ nát của xã hội và nền chính trị. Với tôi, anh cũng là một trong những trí thức có cái nhìn sắc sảo và tách bạch nhất về quan hệ quốc tế và quan điểm “thoát Trung”. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

3138. Nguyễn Văn Tuấn: Về Blogger Hồng Lê Thọ bị bắt

Posted by adminbasam trên 30/11/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn

30-11-2014

Mới đọc trên blog của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh hồi trưa, và biết tin một blogger nổi tiếng là Hồng Lê Thọ, chủ trang blog “Người Lót Gạch”, mới bị bắt khẩn cấp theo điều luật 258. Tôi không ở trong nước và cũng chẳng rành luật, nên không biết điều luật này cụ thể là gì nữa.

Tôi cũng có thể nói là biết anh Hồng Lê Thọ chủ yếu là qua truyền thông chứ chưa bao giờ gặp anh ngoài đời. Tôi biết anh từ thời tờ báo mạng “Người Viễn Xứ” mới ra đời khoảng 9-10 năm trước. Lúc đó, anh Thọ là một trong những người có bài vở đóng góp cho tờ báo. Qua những bài viết, tôi biết anh từng là một du học sinh (trước 1975) ở Nhật, từng là một thành viên trong phong trào “phản chiến”, và từng giữ vai trò lãnh đạo trong cộng đồng du học sinh bên Nhật thời đó. Có thể nói rằng dù anh đi du học từ miền Nam nhưng anh là người có cảm tình với, nếu không muốn nói là thuộc phía, chính quyền hiện nay.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

3137. Thêm một chủ blog bị bắt theo điều 258

Posted by adminbasam trên 30/11/2014

BBC

30-11-2014

H1Ông Hồng Lê Thọ, chủ blog ‘Người lót gạch’, vừa bị công an bắt giam vào tối thứ Bảy ngày 29/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh để điều tra về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều 258 Bộ luật Hình sự.

Thông tin bắt người này được thông báo trên trang chủ của Bộ Công an Việt Nam và đã được gia đình ông Hồng Lê Thọ xác nhận.

Một cộng sự gần gũi với ông Thọ nói với BBC rằng ông Thọ ‘có cống hiến rất nhiều cho đất nước. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

3136. Ngụy Kinh Sinh: Sự Cao Thượng Và Thấp Hèn Của Chính Trị

Posted by adminbasam trên 30/11/2014

Đôi lời: Tác giả Ngụy Kinh Sinh là một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, hiện đang sống ở Mỹ. Ông đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc kết án tù nhiều lần và ông đã ở tù tổng cộng 18 năm. Ông còn được mệnh danh là “Cha đẻ của nền dân chủ Trung quốc”, hay “Nelson Mandela của Trung quốc”.

Năm 1994, ông Ngụy Kinh Sinh đã gặp ông John H. Shattuck, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, để thảo luận về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Kết quả của cuộc gặp gỡ này là án tù 14 năm “âm mưu chống nhà nước”, nhưng ông chỉ ở tù đến cuối năm 1997 thì được thả ra do áp lực quốc tế, đặc biệt là sự lên tiếng của tổng thống đương nhiệm Bill Clinton. Theo nhà cầm quyền Trung Quốc, ông được thả là vì “lý do nhân đạo”, ông có “vấn đề về sức khỏe”, nhưng ông đã bị trục xuất, bị đưa từ nhà tù TQ đến sân bay và sang Mỹ tị nạn cho đến bây giờ. Trường hợp trục xuất ông Ngụy Kinh Sinh cũng tương tự như trường hợp trục xuất TS Cù Hùy Hà Vũ và blogger Điếu Cày ở Việt Nam.

Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh

Người dịch: Lê Minh Nguyên

30-11-2014

Chính trị là một nghề hết sức quan trọng trong xã hội loài người. Một quốc gia và một xã hội có thể tồn tại bình thường dù có bị thiếu bất cứ một nghề nào, ngoại trừ nghề chính trị. Vì vậy quốc gia cần phát triển cái nghề quan trọng này và các chính trị gia chuyên nghiệp.

Cũng giống như những ngành nghề khác, các chính trị gia có những phẩm chất không đồng đều nhau, cũng như có người tốt và người xấu. Đây là một hiện tượng bình thường không cần phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, khi kẻ xấu làm chính trị, nó có xu hướng để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Đó là do bởi vì nghề này phải giải quyết các vấn đề nghiêm trọng hơn các ngành nghề khác và do đó có thể tạo ra những hậu quả to lớn khôn luờng.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | Thẻ: | Leave a Comment »

3135. Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 5: Văn phạt

Posted by adminbasam trên 30/11/2014

Dưới ánh sáng của nền Văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 5: Văn phạt (Chiến lược diễn biến Hòa bình)

Nguyễn Tiến Dân

29-11-2014

VĂN PHẠT

Muốn khống chế, 1 địa bàn chiến lược, người ta, phải đổ quân đánh chiếm (Võ phạt). Trước khi đổ quân, người ta, phải tấn công đối phương, bằng chính trị – bằng kinh tế  – bằng ngoại giao – bằng văn hóa… Để ru ngủ đối phương – để vần nhũn đối phương. Trước khi ra tay, bóp chết nó. Những biện pháp này, không hề có tiếng súng. Vì vậy, được gọi nôm na, là Chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Còn nhà Chu, gọi là Văn phạt.

Tôn Tử cho rằng: 是故百战百胜,非善之善者也;不战而屈人之兵,善之善者也. Thị cố bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã. Bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã. Nghĩa là: đánh trăm trận – thắng cả trăm, chưa phải đã là giỏi. Không đánh, mà khuất phục được đối phương – thế mới tài (Binh pháp Tôn Tử – thiên Mưu công). Đó là, nói về Văn phạt. Tôn Vũ, tuy đề cao chiến lược “diễn biến hòa bình”. Nhưng, không viết riêng, thành 1 chương, trong Binh pháp của mình. Kể cũng lạ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Xã hội, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 7 Comments »

 
%d người thích bài này: