17-10-2014
Việt Nam và Trung Quốc cam kết sẽ “giải quyết và kiểm soát” các tranh chấp biển, hãng tin Reuters nói.
Sự bất đồng về khu vực biển Đông giàu trữ lượng dầu khí đã làm xấu đi quan hệ giữa hai nước cũng như với các quốc gia láng giềng.
Hồi mùa hè vừa rồi, việc Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 ở khu vực biển có tranh chấp đã khiến quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản trở nên tồi tệ nhất kể từ ba thập niên qua.
Việt Nam nói đó là vùng thuộc đặc quyền kinh tế của mình, và việc hạ đặt giàn khoan đã làm dấy lên làn sóng phản đối bạo lực tại Việt Nam.
Hai nước sẽ cần “giải quyết và kiểm soát những khác biệt trong vấn đề biển” nhằm tạo ra những điều kiện tốt cho việc hợp tác song phương, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ Năm bên lề Hội nghị Á-Âu (ASEM) ở Milan.
“Nhờ sự nỗ lực từ cả hai phía, quan hệ Trung-Việt đã vượt qua được những khó khăn gần đây và đã dần tốt lên,” hãng tin Tân Hoa Xã trích lời ông Lý.
Tân Hoa Xã nói Thủ tướng Dũng đã đồng ý và ủng hộ cho việc thúc đẩy “hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tài chính và khai thác biển”.
Những nhận xét trên là sự lặp lại những cam kết mà lãnh đạo hai nước trước đó đã đưa ra.
Hợp tác quân sự?
Hôm thứ Sáu, tại Bắc Kinh Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã có các thảo luận với người tương nhiệm phía Việt Nam, Tướng Phùng Quang Thanh, Tân Hoa Xã đưa tin, trong đó hai bên đã đồng ý sẽ “dần nối lại” các quan hệ quân sự.
Hai nhà lãnh đạo cam kết quân đội hai nước sẽ “đóng vai trò tích cực trong việc xử lý một cách đúng đắn các tranh chấp biển và bảo vệ bầu không khí hòa bình, ổn định”, Tân Hoa Xã nói.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn biển Đông, nơi được cho là giàu trữ lượng dầu khí.
Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền ở vùng biển có số tàu bè hàng hóa qua lại mỗi năm trị giá 5 tỷ đô la.
Báo động trước sự trỗi dậy quân sự và thái độ hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam trong những năm gần đây đã mở rộng hợp tác quân sự, mà đáng kể nhất là với nhà bảo trợ từ thời Chiến tranh Lạnh là Nga, và cả với Hoa Kỳ.
Bắc Kinh đã nói rằng Washington hãy đứng ngoài tranh cãi biển Đông và hãy để các nước trong khu vực tự giải quyết các vấn đề.
—-
Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Trung Quốc-Việt Nam hội đàm tại Bắc Kinh và đạt được 3 nhận thức chung nguyên tắc về phát triển quan hệ giữa hai quân đội
17-10-2014
Theo Hãng tin Trung Quốc: Ngày 17/10, tại Bắc Kinh, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã hội đàm với Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, hai bên đã đạt được ba nhân thức chung nguyên tắc về tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai quân đội.
Bộ trưởng Thường Vạn Toàn cho biết, trong bối cảnh quan hệ Trung-Việt chuyển biến tốt hiện nay, việc Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đoàn đại biểu quân sự cấp cao thăm Trung Quốc, đã thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực của Đảng và quân đội Việt Nam trong thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt, mong hai bên hành động theo cùng một hướng, thúc đẩy quan hệ hai nước và hai quân đội phát triển lành mạnh, ổn định.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, Đảng và quân đội Việt Nam chân thành mong tăng cường giao lưu và hợp tác với Trung Quốc, mong quân đội hai nước trở thành lực lượng nòng cốt trong giữ gìn tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực.
Hai bên đã đạt được ba nhân thức chung nguyên tắc về tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai quân đội. Một là, thể theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, từng bước khôi phục và thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội phát triển lành mạnh. Hai là, tăng cường đoàn kết giữa hai quân đội, cung cấp sự bảo đảm vững chắc cho củng cố vị thế cầm quyền của Đảng Cộng sản ở hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ba là, tuân thủ các nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước Trung-Việt, phát huy vai trò tích cực vì xử lý thoả đáng vấn đề trên biển, giữ gìn cục diện hoà bình và ổn định.
—-
Đây là danh sách những đứa ‘con hoang’ trở về đất mẹ của chúng, gồm 1 tên Đại tướng, 6 tên Trung tướng, 1 tên Chuẩn đô đốc và 5 tên Thiếu tướng:
Trung tướng Lương Cường – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Trung tướng Dương Đức Hòa – Tư lệnh Quân khu 2;
Trung tướng Phương Minh Hòa – Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân;
Trung tướng Võ Trọng Việt – Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
Trung tướng Phạm Hồng Hương – Tư lệnh Quân khu 3;
Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam – Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân;
Thiếu tướng Phan Văn Tường – Phó tư lệnh Quân khu 1;
Trung tướng Vũ Văn Hiển – Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng;
Thiếu tướng Vũ Anh Văn – Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc;
Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng – Cục trưởng Cục Đối ngoại – Bộ Quốc phòng;
Thiếu tướng Ngô Quang Liên – Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng.