BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Mười 15th, 2014

3036. Quyền im lặng – nguyên lý và công nghệ thực thi

Posted by adminbasam trên 15/10/2014

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

15-10-2014

H1Vừa qua, Dự thảo Luật Tổ chức Viện KSND và Tòa án ND đã gây tranh cãi trong dư luận xã hội khi bác bỏ quyền im lặng, phủ định một quyền cơ bản mang tính phổ quát thế giới!

*Phần I: Những vấn đề đặt ra

Tháng trước, UBTV Quốc hội họp cho ý kiến về Dự Luật Tổ chức Viện KSND và TAND. Gây tranh cãi thu hút truyền thông nhất là 4 quyền trong lĩnh vực tố tụng, tư pháp, 1- quyền im lặng, 2- quyền có luật sư, 3- quyền tranh tụng bình đẳng và 4- quyền được xét xử độc lập. Trong đó, điểm mấu chốt của cả 4 quyền trên đều ít nhiều liên quan tới vai trò luật sư. Luật TTHS ở nước ta và trên thế giới ngày nay đều quy định “Quyền nhờ (có) luật sư”. Lý do không có gì cao siêu cả, cực kỳ đơn giản, bệnh nhân cần bác sỹ, sinh nở cần bà đỡ, học hành cần thầy cô… thì vướng quan sự cần luật sư là lẽ đương nhiên, thuộc về quyền cơ bản. Nhưng ở ta thực tế bất khả thi, bởi thiếu cả chế tài buộc nhà chức trách phải bảo đảm quyền đó cho họ, lẫn điều kiện thực hiện, nghi phạm bị cách ly hoàn toàn, quá trễ để gặp được luật sư vốn chỉ được chấp thuận khi người nhà mời, phải được cấp giấy chứng nhận bào chữa, phải chờ tới lịch hỏi cung. Nếu hình dung nghi phạm như bệnh nhân cấp cứu, luật sư là bác sỹ sẽ thấy hậu hoạ bất khả kháng. Chưa nói, người nghèo thiếu tiền mời luật sư và khó tìm được luật sư thiện nguyện, con “bệnh“ chỉ nằm chờ chết. Mặt khác, nghề luật sư đối kháng với cơ quan điều tra tố tụng vốn chẳng thích gì luật sư, khó được họ ủng hộ chưa nói cản trở một khi thiếu chế tài đối với cơ quan này, như phát biểu của VKS và TA Triệu Sơn thách thức “để xem luật sư làm được gì“ trong vụ án ông Nguyễn Bá Qúy mới đây là một điển hình. Vì vậy, tranh cãi nảy lửa về Dự luật trên là đương nhiên, không chỉ liên quan tới số phận bất kỳ ai, cả thường dân lẫn quan chức dù cao cấp tới đâu, một khi gặp rủi ro quan sự đều phải đối mặt, mà còn là bằng chứng không thể bác bỏ để khẳng định một nhà nước thực tế có tính pháp quyền hay không? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hiến pháp, Pháp luật | Thẻ: | 1 Comment »

3035. Đào Hiếu: HUYỀN THOẠI ĐU DÂY

Posted by adminbasam trên 15/10/2014

Đào Hiếu

14-10-2014

H1Khi người ta nói Việt Nam đang đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì sự ví von ấy hàm ý liều lĩnh, bắt cá hai tay, muốn chơi với cả hai bên mà lại không thật lòng với bên nào. Có nghĩa là cà chớn. Và như thế thì rốt cuộc chẳng được gì. Sẽ trơ trọi, sẽ đơn độc. Và trò “đu dây” ấy sẽ rất nguy hiểm.

Nhưng trên thực tế Việt Nam có đu dây không?

Người đu dây là một người tự tin, dũng cảm, mạnh mẽ và tài năng. Nhưng đứng trước Trung Quốc và Mỹ thì chính quyền Việt Nam không hề có các tố chất ấy.

– Không tự tin vì mặc cảm nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu. Trước đây Việt Nam huênh hoang là “đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ”. Nay thì tự ti đến nỗi một ông bộ trưởng Tàu sang Việt Nam để “kêu gọi đứa con hoang trở về” mà chính quyền cứ im thin thít.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | 2 Comments »

3034. John Sifton: Tại sao Hoa Kỳ không nên bán vũ khí cho Việt Nam?

Posted by adminbasam trên 15/10/2014

Foreign Policy/ HRW

John Sifton

14-10-2014

Ngày mồng 2 tháng Mười, nội các Obama vừa công bố sẽ nới lỏng lệnh cấm bán các thiết bị quân sự có tính hủy diệt cho Việt Nam từng được duy trì trong nhiều thập niên qua. Chính quyền Hoa Kỳ sẽ cho phép Lầu Năm Góc và các công ty Mỹ được cung cấp cho Việt Nam các “thiết bị phòng vệ liên quan đến an ninh hàng hải.” Động thái này trùng khớp với chuyến thăm Washington của Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh – tại đó ông đã có các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel – và được đưa ra khá bất ngờ. Nếu xem xét các luồng ý kiến trái ngược về vấn đề này, có thể suy luận dường như việc giữ kín quyết định nói trên đến phút cuối là chủ ý của phía Hoa Kỳ.

Bao trùm lên trên quyết định đó là thành tích nhân quyền cực kỳ yếu kém của Việt Nam và thái độ khăng khăng không chịu thực hiện những cải cách cơ bản của chính quyền Hà Nội. Cũng giống như nước láng giềng phía Bắc là Trung Quốc, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Hoa Kỳ chấm dứt can thiệp quân sự từ giữa thập niên 70, khi lệnh cấm vận vũ khí bắt đầu được áp đặt: Quốc gia này đã giàu có hơn rất nhiều, đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, và đã nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhưng cũng tương tự như trường hợp của Trung Quốc, bản chất thực sự của chế độ vẫn được giữ nguyên: Là một nhà nước phi dân chủ, độc đảng, áp đặt hạn chế khắt khe về các quyền tự do cơ bản.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Mỹ, Đảng CSVN | 2 Comments »

3033. Về việc thành lập một tòa án lương tâm xử nhà nước cướp biển Trung Cộng

Posted by adminbasam trên 15/10/2014

BVN

14-10-2014

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai thay mặt “Chương trình minh triết làm chủ Biển Đông” gửi BVN Thư ngỏ thông báo về việc “lập một tòa án lương tâm theo kiểu tòa án B.Russel hồi chống Mỹ” để tố cáo tội ác sử dụng vũ lực cướp biển của quân bành trướng Trung Quốc.

Lập “tòa án lương tâm” để lên án, đó không phải là điều gì quá mới mẻ, nhưng lập tòa án lương tâm để tố cáo Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam thì “Chương trình minh triết” là nơi đầu tiên đưa ra khái niệm này. Vì vậy nó rất đáng được trân trọng và đưa ra bàn thảo.

Tuy nhiên, bức thư cũng nói rằng ngoài việc tố cáo Trung Quốc và liên hiệp với các nước ASEAN ra, tòa án này còn yểm trợ chính phủ trong cuộc đấu tranh lâu dài.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng CSVN | 3 Comments »

Tin thứ Tư, 15-10-2014

Posted by adminbasam trên 15/10/2014

Nóng! 8h20′: Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết: “Sáng nay lại xuất hiện những người đến chốt chặn trước nhà. Ba người trên mảnh sân trước tòa nhà. Một số người trong quán nước.  Vì có việc phải đi, tôi vẫn phải ra khỏi nhà. Mọi lần ra khỏi hầm nhà xe, tôi thường đi theo hướng bên trái nên những người chốt chặn đều đón lõng phía bên trái. Sáng nay tôi đi hướng bên phải nhưng chỉ đi được một đoạn liền có người đi xe máy đuổi theo, ép tôi quay về“.

Nhà văn Phạm Đình Trọng còn cho biết thêm: “Hôm chủ nhật 12.10.2014,  vẫn có gần chục công an quen mặt chốt chặn trước nhà tôi.  Chiều tôi đi xe máy ra khỏi hầm nhà xe đoạn ngắn, năm sáu công an quây lại, hỏi: Đi đâu? Tôi đi đâu không phải nói với các anh. Không nói thì quay về. Họ định rút chìa khóa xe máy của tôi. Tôi không cho họ rút rồi quay xe về nhà“.

11h: Tin NÓNG trực tiếp: ĐẾN QUỐC HỘI ĐÒI BẠCH HÓA HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ (Tễu).

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

H1Về việc thành lập một tòa án lương tâm xử nhà nước cướp biển Trung Cộng (BVN/ Ba Sàm). “… sáng kiến lập một tòa án xử tội TQ không do cơ quan công quyền mà do những nhóm trí thức cấp tiến trong nước chủ xướng là một đề xuất đúng đắn và là yêu cầu cấp bách. Tôi tán thành GS Nguyễn Minh Thuyết gọi đây là Tòa án lương tâm hòa bình công lý Biển Đông. Tôi cũng tán thành mời các nhân sĩ trí thức nổi tiếng trên thế giới tham gia vào tòa án này“.

Sau đường băng quân sự ở Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ làm gì (VNE). TS Alexander Vuving, chuyên gia phân tích thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương: “Trung Quốc muốn gửi đi thông điệp thể hiện quyết tâm duy trì cái mà nước này gọi là sự toàn vẹn lãnh thổ tới tất cả các quốc gia trên thế giới… Bắc Kinh tính toán rằng mối liên kết về ý thức hệ và kinh tế sẽ giúp họ giữ được Hà Nội trong tầm ảnh hưởng“. Đọc tiếp »

Posted in Điểm báo/Blog | 5 Comments »

 
%d người thích bài này: