BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Chín 28th, 2014

3007. Trường hợp Võ Phiến hay câu chuyện Tái ông thất mã

Posted by adminbasam trên 28/09/2014

Da Màu

Phùng Nguyễn

27-09-2014

H1Bài viết “Trường Hợp Võ Phiến” của Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai của nhà văn Võ Phiến mang hơi hướm của một bản cáo trạng trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào những năm 50 của thế kỷ trước. Khi cú sốc gây ra bởi sự vô luân cao độ của hành động đấu tố văn học này lắng dần, còn lại trong lòng người đọc, đặc biệt những người quan tâm đến Văn Học Miền Nam giai đoạn 54-75, là nỗi chua xót của người bị tình phụ, và đồng thời là nỗi lo âu về những tác phẩm với cái hình thù méo mó, dị dạng của một trong những ngòi bút hàng đầu của nền văn học bị trù dập này sẽ được trưng bày trong các hiệu sách quốc nội.

Bài viết của Thu Tứ nhất định sẽ được đọc và phân tích ở nhiều khía cạnh, và chắc chắn những sai lầm nghiêm trọng của nó sẽ được phơi bày. Không chỉ bài viết mà cả con người và những sinh hoạt của Thu Tứ cũng sẽ được tìm hiểu để làm sáng tỏ cái động cơ thật sự đàng sau việc phổ biến “Trường hợp Võ Phiến.” Ở một số diễn đàn xã hội trên liên mạng, đã thấy xuất hiện một số giả thuyết về khả năng Thu Tứ bị quyến dụ hoặc áp lực để viết bài tố thân phụ, và có người đi xa hơn, đặt nghi vấn liệu Thu Tứ có phải là tác giả thật sự của bài viết hay không. Hy vọng tất cả những nghi vấn trên sẽ được giải đáp trong một tương lai gần. Vào lúc này, điều mà người viết bài này muốn làm là đóng góp một số nhận định về những hậu quả có thể của sự kiện bất hạnh này. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

3006. Trở lại với các danh nhân lịch sử để hiểu các VIP hiện thời

Posted by adminbasam trên 28/09/2014

Vương Trí Nhàn

28-09-2014

Do những cấm kỵ không được viết về các danh nhân hiện đại, giới sử học của ta cũng lảng tránh luôn không viết về các danh nhân trong quá khứ .

 Những trang sử học không có con người — Sử Việt Nam được lưu hành chính thức hiện nay có ba chỗ dở khiến nó không còn là sử nữa. Ba chỗ dở đó là:

1/ Chỉ viết về lịch sử tồn tại của dân tộc mà không biết tới lịch sử phát triển. Quá chú trọng việc viết về chống ngoại xâm mà không viết về các cuộc đấu tranh nội bộ. Quá chú trọng quân sự mà không có sự nghiên cứu đầy đủ về kinh tế.  Chỉ viết về mặt sáng của lịch sử không viết về chỗ tối.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hồ Chí Minh, Lịch sử, Đảng CSVN | 2 Comments »

3005. Xem truyền hình trực tiếp biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông

Posted by adminbasam trên 28/09/2014

28-09-2014

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | Thẻ: | 1 Comment »

3004. Yêu nước cần phải có đóng dấu

Posted by adminbasam trên 28/09/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn

28-09-2014

“Tôi lần đầu phát hiện ra rằng ở ta, yêu nước không được đảng đóng dấu xác nhận là công cốc, thậm chí còn là điều nguy hiểm. Bởi theo đảng thì ranh giới giữa yêu nước và phản động là vô cùng mong manh.” (Chương 18 trong Đèn Cù). Dù nhận xét “lần đầu” này là vào thập niên 1960, nhưng cho đến nay vẫn còn hợp lí và mang tính thời sự.

Tác giả Trần Đĩnh không nói yêu nước như thế nào thì được sự phê chuẩn của đảng, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể biết. Ở VN ngày nay, yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa. Cái định nghĩa này nó không chỉ bàng bạt trong sách giáo khoa dành cho học trò, mà còn được hệ thống truyền thông của đảng và Nhà nước nhắc đến hàng ngày. Có người còn đẩy xa tinh thần yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản: “Yêu nước ở Hồ Chí Minh là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn liền chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản” (1)! Điều này có thể hiểu rằng nếu công dân yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội là có thể phạm tội. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: