TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
*Phần I: Sự kiện 12/13 thủ khoa Việt Nam ở lại
Cuộc thi kiến thức Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh trung học phổ thông của VTV3, tổ chức từ năm 1999 đến nay đã qua 14 năm. Ngoài phần thưởng, các nhà vô địch hằng năm còn được Đại học Kỹ thuật Swinburne Úc trao tặng 100% học bổng. Trong số 13 thủ khoa đã tốt nghiệp có đến 12 ở lại làm việc, như Trần Ngọc Minh, tốt nghiệp chuyên ngành telecom, làm việc ở Canberra. Võ Văn Dũng, ngành Information Systems & Business (Accouting), làm kế toán ở Melbourne. Đỗ Lâm Hoàng chuyên ngành Telecom, làm việc tại Melbourne…. Duy nhất nhà vô địch 2011, Lương Phương Thảo, trở về Việt Nam sinh sống. Sự kiện trên trở thành tin hot được dư luận quan tâm tranh cãi nhiều chiều gắn với hiện tượng toàn cầu, mà giới chỉ trích gọi là „chảy máu chất xám“ tức mất chất xám. Thuật ngữ này dịch từ tiếng Anh: human capital flight, hoặc brain drain, dùng để chỉ trích dòng di cư nguồn nhân lực bậc cao giữa các nước, dồn về các nước giàu. Dư luận càng quan tâm hơn khi ông Trần Ngọc Phi Long, 31 tuổi, Phó Phòng Hợp tác quốc tế, Sở Ngoại vụ Cần Thơ, từng học thạc sĩ chuyên ngành „quản lý quan hệ quốc tế“ tại Anh theo đề án 150 của Cần Thơ, được cử đi công tác tại Canada đầu tháng 7.2014, không về nước, viết thư xin nghỉ việc. Trong khi đó đề án 150 quy định người được du học bằng ngân sách phải cam kết làm việc cho địa phương thời hạn bằng ba lần thời gian học tập, làm cho luồng dư luận phản đối ông Long có thêm căn cứ pháp lý. Trước đó, ông Nguyễn Tất Thạch, cán bộ Trung tâm Công nghệ thông tin, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, nhân dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 đi tour du lịch sang Hàn Quốc không trở về. Cũng như trường hợp trên, luồng dư luận phản đối căn cứ vào văn bản 1665/UBND – SNV ngày 8/5/2013 quy định cán bộ, công chức viên chức nghỉ phép đi tham quan, du lịch nước ngoài phải được Giám đốc Sở Nội vụ cho phép. Những thành phần trên, dù nhìn dưới góc độ chảy máu chất xám hay không, cũng chỉ là 1 phần nhỏ trong tổng số gần 4 triệu người Việt, gốc Việt, hiện định cư ở nước ngoài, nằm trong quy luật di cư của xã hội loài người.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...