BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Tám 21st, 2014

2885. Nhìn lại Xung Đột Việt-Trung

Posted by adminbasam trên 21/08/2014

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

21-08-2014

Tháng 5/2014, Hà Nội nóng bỏng bất thường ngay đầu hè. Rõ ràng Trung Quốc góp phần làm cho trái đất nóng lên. Đặc biệt Biển Đông càng nóng bỏng hơn. Trung Quốc đăt dàn khoan khổng lồ HD 981 taị vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 để tranh cướp chủ quyền, thổi bùng lên làn sóng chống Trung Quốc ở Việt Nam và khắp khu vực.

Nghịch lý yêu-ghét trong lịch sử quan hệ Việt-Trung đầy bi kịch thường dẫn đến xung đột lợi ích quốc gia, kể cả chiến tranh. Năm 1979 Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam trong cuộc chiến biên giới đẫm máu, sau ba thập kỷ gắn bó như “môi với răng” vì cùng chung ý thức hệ. Liệu lịch sử có lặp lại lần nữa tại Biển Đông? Nước cờ tiếp theo của Trung Quốc là gì? Liệu Trung Quốc có xô đẩy Việt Nam vào vòng tay người Mỹ, giống như vào vòng tay người Nga năm 1979? Việt Nam phải làm gì để có thể sống yên ổn bên cạnh người láng giềng khổng lồ?  
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | 2 Comments »

2884. Hơn nửa thế kỷ nhức nhối nơi địa đầu Tổ quốc

Posted by adminbasam trên 21/08/2014

Cầu Nhật Tân

21-08-2014

Ta cùng bắt tay đuổi Ngô Đình Diệm!

Ta cùng bắt tay đuổi Ngô Đình Diệm!

Sau Hòa bình lập lại, núp dưới danh nghĩa giúp đỡ các đồng chí Việt Nam, Trung Quốc không ngừng gia tăng các hoạt động lấn chiếm trên đất liền và trên biển đảo Tổ Quốc. Lúc này, tỉnh Hải Ninh trở thành một trong những đầu mối giao thông liên lạc trên biển và trên đất liền rất quan trọng với Trung Quốc, với hậu phương lớn phe XHCN. Tin tưởng vào hậu phương lớn này, Bộ Quốc phòng chỉ biên chế vài Trung đoàn thiếu như E 248, E 242 trên bộ phối hợp với E71 Hải quân Khu phòng thủ 5 làm nhiệm vụ giữ gìn trị an nơi địa đầu Tổ Quốc.

Ngay từ cuối những năm 1950, thực hiện nhiệm vụ quốc tế sang giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, lợi dụng danh nghĩa này, Trung Quốc đã tự ý kiểm soát khu vực của sông Bắc Luân, mang tàu hải quân dò la, khảo sát và trắng trợn đổ bộ lên hàng loạt đảo trên tuyến đảo từ Ba Mùn, Vĩnh Thực (Móng Cái), Trà Cổ, Thanh Lân, Cô Tô, xuống tận Ngọc Vừng. Đặc biệt các đảo nằm giáp lãnh hải Trung Quốc, ta chưa có điều kiện đưa dân ra ở, Trung Quốc cho tàu hải quân ra rồi tự ý làm kho tạm, cơ sở hậu cần. Đi đến đâu, họ cắm cờ Trung Quốc tới đó. Vì nhiều lý do nhạy cảm, hải quân ta về sau đã không thể kiểm soát được một số các đảo này. Không dừng lại, tàu bè của họ thậm chí còn xách nhiễu tàu tuần tra của E71 ngay trên lãnh hải của Việt Nam. Nếu cần, họ lu loa lên tận Trung ương ở Hà Nội là chỗ này chỗ kia của Việt Nam đã xuất hiện bọn xét lại toan tính phá hoại đoàn kết quốc tế vô sản, phá hoại tình hữu nghị Trung Việt.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 2 Comments »

2883. Sẽ có “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam?

Posted by adminbasam trên 21/08/2014

BBC

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

21-08-2014

Petrolimex - một đại diện của 'phe lợi ích'?

Petrolimex – một đại diện của ‘phe lợi ích’?

“Phe lợi ích” – một khái niệm mới chu toàn từ năm 2013 lồng trong hiện tình chính trị và các phe phái bằng mặt không bằng lòng ở Việt Nam, vừa bất chợt xuất hiện những dấu hiệu bị suy giảm quyền lực từ giữa tháng 7/2014.

Tín hiệu từ Petrolimex

Không phải vô cớ mà Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) chấp nhận đến ba lần giảm giá xăng chỉ trong vòng hai chục ngày, tạo nên một kỷ lục hiếm thấy hoặc chưa từng thấy trong lịch sử kinh doanh độc quyền của tập đoàn đầy tính “thân hữu” này.

Dù với tổng mức giảm khiêm tốn 1.430 đồng/lít cho đến ngày 18/8/2014, giá xăng đã trở về gần mức đầu năm 2014. Một tín hiệu “hồi tâm” của Petrolimex? Hay có thể hiểu khác hơn – một dấu hiệu suy giảm quyền lực của “Phe lợi ích” mà Petrolimex luôn là một đại diện tiêu biểu và xứng đáng?

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | 2 Comments »

2882. Việt Nam: Cải cách trong ngành công an vẫn bất cập

Posted by adminbasam trên 21/08/2014

Human Rights Watch

20-08-2014

H1Mở ra cánh cửa để có thể quy trách nhiệm cá nhân trong tương lai, nhưng lại đóng cánh cửa cho Luật sư

(New York, ngày 21 tháng Tám năm 2014) — Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng văn bản pháp luật mới của chính quyền Việt Nam về công tác điều tra trong ngành công an có cải thiện so với các quy định cũ, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện những cải tổ sâu sắc nhằm ngăn chặn tình trạng công an lạm quyền đang tràn lan.

Thông tư 28 của Bộ Công an, với tiêu đề “Quy định về Công tác Điều tra Hình sự Trong Công an Nhân dân” sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng Tám năm 2014 và thay thế các quy định hiện có. 

“Nạn lạm quyền của công an Việt Nam đã lan tràn ngoài tầm kiểm soát trong những năm gần đây vì chính quyền chưa có hành động thích đáng đối với những người vi phạm trong ngành công an,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phụ trách Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Nếu có ý chí chính trị để thực thi nghiêm túc, thì những quy định mới đối với ngành công an có thể khởi động một quá trình dẫn tới việc đảm bảo rằng mọi hành vi lạm quyền của công an sẽ bị điều tra và truy tố.”

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | 3 Comments »

2881. Viết về Đại hội XII sắp tới của ĐCSVN: Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?

Posted by adminbasam trên 21/08/2014

Viet-studies

Nguyễn Trung

20-08-2014

Bài 3 – Viết về Đại hội XII sắp tới của ĐCSVN

Bài 1: Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy

Bài 2: Hiểm họa đen?

Lời nói đầu

          “Nước Việt Nam là của người Việt Nam!”

          Đấy là khẩu hiệu quyết định nhất làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945.

Người viết bài này mong khái nhiệm “chúng ta” ở đây được hiểu với nghĩa như vậy.

Đất nước 40 năm độc lập thống nhất rồi, tôi thấy rất đau lòng hôm nay vẫn phải mở đầu bài viết của mình với đôi lời định nghĩa như vậy về khái niệm “chúng ta”. Đơn giản vì đã 69 năm trôi qua, thế nhưng hôm nay vẫn còn không ít những rạn nứt chia rẽ cộng đồng dân tộc Việt Nam ta, đang làm mờ đi hay làm thiếu vắng khái niệm “chúng ta” khi bàn đến đại sự của đất nước.  

Sự thể là qua các bài viết của mình, tôi vấp phải không ít phản ứng gay gắt từ phía người đọc: “Chúng ta” là ai trong toàn thể cộng đồng dân tộc đất nước này?  Là người cai trị hay người bị cai trị? Là người nắm quyền hay là dân đen? Là ông chủ hay người đi làm thuê? Là đảng viên (ĐCSVN) hay không phải đảng viên? Là người chiến thắng hay kẻ lưu vong? Là bên thắng cuộc (Huy Đức) hay kẻ phải đi cải tạo?.. Câu chuyện còn đau lòng hơn nữa khi có người đọc nổi đoá với tôi: Khái niệm đảng ta là đảng của ai? Đấy là đảng của các ông chứ đâu phải là đảng của chúng tôi! Đến nông nỗi này mà ông vẫn còn “ngu trung” đặt vấn đề đảng viên muốn cứu nước thì phải cứu đảng trước!.. Ngôn ngữ làm nát lòng người này khiến tôi nhớ lại những ngày tháng lặn lội đi sửa sai cải cách ruộng đất tại các xã ở Trực Ninh – Nam Định cách đây hơn nửa thế kỷ…
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

Tin thứ Năm, 21-08-2014

Posted by adminbasam trên 21/08/2014

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

H2<- Trung Quốc và ‘chiến lược cải bắp’ ở Biển Đông (VNE).  – Ngư dân Việt Nam còn phải chịu chèn ép đến bao giờ (RFA). Ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam: “Trung Quốc có trang bị đầy đủ và thậm chí có những hành động thô bạo đâm chìm tàu, phá tàu của ngư dân Việt Nam. Nhưng chủ trương của Việt Nam là đấu tranh trên cơ sở bảo đảm luật pháp, tuân thủ Công ước Liên hiệp quốc ( về luật biển) năm 1982, luật pháp về biển cũng như tôn  trọng quyền chủ quyền của mình“.

Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá: Không thể để Trung Quốc ngang ngược mãi vậy (VTC). “Kể từ khi dịch chuyển giàn khoan về phía Hải Nam, các tàu Trung Quốc vẫn tập trung đông ở Hoàng Sa. Họ luôn có những động thái hung hãn như rượt đuổi, đập phá, cướp tài sản tàu cá ngư dân Việt Nam khi ra khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa”. Đọc tiếp »

Posted in Điểm báo/Blog | 4 Comments »

 
%d người thích bài này: