Tô Văn Trường
Sự học mở đường cho trí tuệ. Học hàn lâm, kinh điển là có sách, có thầy, học kinh nghiệm là từ thực tiễn. Hai sự học nầy gắn kết với nhau tạo thành trí tuệ của con người. Gắn kết sớm và chặt chẽ thì kinh tế xã hội sẽ phát triển nhanh.
Những người khoa học nông dân
Nông dân là tầng lớp nghèo khổ nhất, cống hiến hy sinh nhiều nhất cả trong thời chiến và thời bình nhưng cũng là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Nhiều nông dân không được học hành tử tế, không bằng cấp nhưng say mê sáng tạo, bỏ cả tiền túi ra thực hiện hoài bão của mình.
Người nông dân trở thành “Nhà tư vấn” để Nhà nước hỏi họ “Nên trồng cây gì, nuôi con gì và bán cho ai”? thì họ phải tự mày mò làm ra công cụ, máy móc …mà họ cần, vì không đủ tiền nhập khẩu, hoặc có những thiết bị nhập khẩu mà họ sắm không phù hợp với điều kiện sản xuất của ta. Trong thực tế, nhiều nông dân Việt Nam văn hóa chỉ cấp 1 nhưng nhờ có trải nghiệm với thực tế, kiên nhẫn, sáng tạo, thông minh đã phát kiến nhiều thành quả rất đáng trân trọng như làm giống lúa mới, cải thiện các công cụ cho nông nghiệp, thắp đèn để thanh long ra trái quanh năm, dùng tời quay và đường ray kéo thuyền trọng tải nhỏ qua các con đê ở đồng bằng sông Cửu Long, làm hệ thống tưới tiết kiệm cho cây tiêu (ông Trần Hữu Thắng –Đồng Nai), “thần đèn” di chuyển những ngôi nhà, ngôi chùa nặng hàng chục tấn (ông Nguyễn Cẩm Lũy- Đồng Tháp) vv…
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...