GS Nguyễn Văn Tuấn
Ở nước ngoài, không có một Nhà nước nào dám nghĩ đến việc kiểm soát tư tưởng, theo dõi suy nghĩ của người dân. Nhưng Việt Nam có cả một bộ máy từ trung ương đến địa phương chuyên theo dõi tư tưởng và suy nghĩ của người dân. Bộ máy này thậm chí còn muốn có mặt trong đầu của dân để kiểm soát tư tưởng trước khi người dân phát biểu. Do đó, không ngạc nhiên khi người dân sống trong lo sợ.
08-08-2014
Hôm qua đọc được bài phỏng vấn này (1) mà tôi nghĩ là hay, nên sáng nay có cảm hứng viết vài dòng bình luận. Ông Nguyễn Như Mai (người được phỏng vấn) tỏ ra là người am hiểu điều kiện làm việc ở nước ngoài, và cũng hiểu nguyện vọng của những du học sinh muốn ở lại nước ngoài. Hiếm thấy ai ở trong nước có cái nhìn công tâm như ông. Câu mà ông nói theo tôi là thành thật nhất và đúng nhất là câu này: “[…] chỉ những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.”
Tại sao người Việt ở nước ngoài dám nói điều mình nghĩ, còn đồng hương trong nước thì không dám? Tôi nghĩ đến sự khác biệt về những yếu tố liên quan đến tự do tư tưởng, tự do học thuật, sự tiếp cận thông tin, và thói quen đặt câu hỏi. Những yếu tố này, theo tôi, giải thích tại sao người Việt ở nước ngoài sống thật với mình hơn là người Việt ở trong nước. (Khi tôi nói “nước ngoài” tôi đề cập đến các nước như Tây Âu, Bắc Mĩ, Úc).
Đọc tiếp »