TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
18-07-2014
*Phần I: Quyền luật định, quyền án định, và quyền thực tế
Tranh chấp Việt-Trung liên quan tới biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa bùng phát, khi ngày 1.5.2014 Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lý của Việt Nam. Cả hai bên đều dẫn liệu lịch sử, các công ước quốc tế, văn bản giữa 2 nước, viện đến Liên hiệp quốc, trù bị tới toà án, để bảo vệ quyền chủ quyền của mình, đòi bên kia chấm dứt. Quyền đó vì vậy thuộc phạm trù pháp lý, phân theo quy trình giải quyết tranh chấp, gồm có: „quyền luật định“, „quyền án định“, và „quyền thực tế“. Có thể hiểu ba khái niệm trên qua vụ tai nạn ô tô đâm ngược chiều gần đây ở Đức: Hai xe chạy ngược chiều nhau tốc độ 75-81 km/giờ, tới đoạn đường hẹp chỉ 4,56 m, có phân luồng, xe thứ nhất lấn sang luồng xe thứ 2, đâm nó gây tai nạn. Hai bên tranh cãi nhau, xe thứ hai viện dẫn luật giao thông khẳng định mình có quyền chạy trong phạm vi luồng mình, đòi bên kia bồi thường. Xe thứ nhất, cũng viện dẫn luật giao thông quy định tài xế còn phải căn cứ vào tình trạng giao thông để tránh nhau; phần luồng họ quá hẹp phải tránh cây ven đường nên họ có quyền lấn, từ chối bồi thường. Quyền đòi và từ chối bồi thường cả hai viện dẫn từ luật giao thông trên được gọi là „quyền luật định“ áp dụng cho mọi đối tượng mọi hoàn cảnh mà nó điều chỉnh, nên cả hai đều cho mình đúng luật. Đáng tiếc, khi áp dụng vào trường hợp cụ thể này, quyền hai bên đối chọi, loại trừ nhau, gây tranh chấp. Một khi không thể cùng nhau tự giải quyết, thì chỉ còn cách viện tới toà án vốn đóng vai trò trọng tài, không thiên vị bên nào, dùng cán cân công lý đo lường quyền luật định mỗi bên được hưởng, nhằm: – bảo đảm công lý cho cả 2 bên; – đóng vai trò tối hậu chấm dứt tranh chấp.
Đọc tiếp »