BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Bảy 12th, 2014

2756. Sáu mươi năm hiệp định Genève 1954 và cuộc di cư vĩ đại

Posted by adminbasam trên 12/07/2014

Trọng Đạt

12-07-2014

Bối cảnh lịch sử

Cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh  1946 -1954 đã được 8 năm , hai bên đều mệt mỏi thiệt hại nhiều nhân mạng. Điện Biên Phủ, trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến này bắt đầu ngày 13-3-1954, quân Pháp yếu thế rõ rệt so với Việt Minh

Gần cuối tháng 3 Pháp chính thức yêu cầu Mỹ cho oanh tạc ồ ạt cứu nguy mặt trận, Tổng thống Eisenhower và Bộ tham mưu, các cố vấn tòa Bạch ốc nghiên cứu kế hoạch rồi tham khảo ý kiến các vị đại diện Quốc hội. Giới  Lập pháp đòi Hành pháp phải thực hiện 3 điều kiện để được Quốc hội ủng hộ: (1) Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng CSVN | 4 Comments »

2755. Giơ-ne-vơ để lại bài học gì?

Posted by adminbasam trên 12/07/2014

Vũ Khoan

12-09-2014

Thấm thoắt đã 60 năm kể từ khi diễn ra hai sự kiện lịch sử của nước ta liên quan mật thiết với nhau. Đó là chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông dương. Về hai sự kiện này đã có cơ man bài viết, cuốn sách; bổ sung điều gì mới mẻ thật khó. Tuy nhiên mỗi người lại có thẻ rút ra điều gì đó có ích cho mình và tôi muốn chia xẻ vài suy ngẫm rất riêng tư về những bài học rút ra qua Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 qua một số tài liệu vừa đọc được.

Lúc Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, tôi còn rất trẻ, mới 17 tuổi, đang theo học tại Khu học xá Nam ninh (Quảng Tây – Trung Quốc) và đương nhiên không hiểu biết gì nhiều về sự kiện này. Trong tiềm thức của tôi chỉ còn đọng lại kỷ niệm về niềm hân hoan trong buổi lễ chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ do Phỏ Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu trên đường về nước ghé thăm Trường Niềm vui ấy chộn lẫn đôi chút nỗi buồn không được về lại Hà nội giải phóng sau 9 năm xa cách mà phải đi Liên Xô học tiếng Nga để chuẩn bị phục vụ các chuyên gia Liên Xô sắp sang giúp ta xây dựng lại miền Bắc. Thế rồi số phận run rủi, đang học mới hơn 1 năm, tôi được lấy ra làm việc tại Đại sứ quán nước ta ở Liên Xô và từ ngày đó cuộc đời tôi gắn bó với nghiệp ngoại giao. Xem như vậy có thể nói Hiệp định Giơ-ne-vơ vô hình chung đã tạo nên bước ngoặt trong đời tôi. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng CSVN | 5 Comments »

2754. Công lý và quan trí

Posted by adminbasam trên 12/07/2014

Baron Trịnh

12-04-2014

H21. Tuần qua, báo chí liên tục đưa tin về những bản án mà các bị cáo hoặc người bị hại không đồng tình với những phán quyết của tòa. Nhiều bài báo đã đưa ra những “nghi vấn” về công tác điều tra, công tố và xét xử đối với các vụ án này. Những cái title của các bài báo đã nói lên điều đó.

Từ vụ “Giật hai chiếc mũ, 4 học sinh bị phạt tù: quá nặng?” ở Hải Phòng đến vụ “1 câu nói, 5 năm tù” ở Hà Nội. Từ vụ “Buộc tham ô không được thì cột tội khác” ở Bình Thuận đến vụ “Bắt giam thai phụ, nay ép án để phủi trách nhiệm” ở Phú Thọ. Hay từ việc “Hủy án, điều tra lại vụ ‘5 công an đánh chết người’” ở Phú Yên đến “Kỳ án 194 phố Huế” ở Hà Nội đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí lẫn bình luận đa chiều của các nhà chuyên môn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Leave a Comment »

2753. Hoàng Sa – nỗi đau mất mát, bộ phim từng bị cấm chiếu vì không có “tính đảng”!

Posted by adminbasam trên 12/07/2014

FB Nguyễn Văn Tuấn

12-07-2014

H1Tôi mới xem xong bộ phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát” (1) do André Menras Hồ Cương Quyết thực hiện. André không phải là người xa lạ trong “cộng đồng” những người quan tâm đến Hoàng Sa – Trường Sa. Ông là người có mặt trong các cuộc biểu tình chống Tàu ở Sài Gòn. Ông còn là một người nói tiếng Việt thông thạo, và viết báo rất hay. Bộ phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát” được thực hiện từ năm 2011, nhưng bị lực lượng an ninh Sài Gòn ngăn cản không cho trình chiếu. Tuy nhiên, nay thì bộ phim được cho trình chiếu!

André dẫn dắt người xem từ vị trí của Biển Đông và bản đồ lưỡi bò của Tàu cộng, đến một buổi sáng an lành ở một làng chài Sa Kỳ (Quảng Ngãi). Chúng ta sẽ ghé thăm những ngôi mộ gió ở Sa Kỳ. Mộ gió là mộ không có hài cốt phía dưới, chỉ là những cấu trúc mộ để tưởng nhớ những người đã qua đời trên biển. Sau đó, André phỏng vấn hàng loạt các gia đình có người thân đã từng đi đánh cá và từng bị Tàu cộng giết chết ở Hoàng Sa. Một số người còn sống sót kể lại những giây phút kinh hoàng dưới tay bọn cướp biển Tàu cộng. Có những đoạn tôi nghĩ bất cứ người bình thường nào cũng có thể rơi nước mắt. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng/Nhà nước | 3 Comments »

2752. Đây là chuyện của ông, thưa ông Phùng Quang Thanh

Posted by adminbasam trên 12/07/2014

Đồng Phụng Việt

 12-07-2014

Tờ Người Cao tuổi vừa “tự ý đục bỏ” phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa”.

Phóng sự này vạch trần sự kiện Nguyễn Quốc Đức, “thiếu gia” của ông Nguyễn Quốc Thanh, người trở thành tỉ phú nhờ buôn phế liệu, vào lính không phải vì yêu nước, tình nguyện ra Trường Sa không phải vì muốn “bảo vệ chủ quyền biển đảo” như nhiều cơ quan truyền thông, trong đó có cả Đài Truyền hình Việt Nam ca ngợi, mà do bất trị, chỉ ăn chơi, chẳng lo học hành. Mục tiêu thật của chuyện vào lính, ra Trường Sa chỉ nhằm giúp đương sự “tu tâm, dưỡng tánh”.  Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Đảng CSVN | 2 Comments »

2751. Bước qua lời nguyền

Posted by adminbasam trên 12/07/2014

Diễn Đàn

Nguyễn Trương

11-07-2014

Khi nhà cầm quyền Trung Quốc chủ động trở lại gây hấn ở vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông từ tháng 5 năm nay, khắp Việt Nam và khắp những nơi có người Việt Nam sinh sống dường như đã tự nhiên có sự xích lại gần nhau hơn, bất kể những khoảng cách tâm lý xã hội, được hình thành trước đó do lịch sử. Nhà toán học Ngô Bảo Châu trong bài viết ngắn Ôn bài trên trang cá nhân của mình có nói “Cái mà Trung Quốc muốn chưa chắc đã là dầu hỏa, mà là sự thần phục vô điều kiện của Việt Nam ”. Chính sự mong muốn xấc xược, kẻ cả đó của Trung Quốc có lẽ đã khiến tinh thần Việt Nam nổi giận và trở thành chất gắn kết cộng đồng người Việt Nam nhanh hơn. Chắc chắn chưa thể hết, nhưng những hiềm khích, thậm chí được nâng lên như những lời nguyền, có vẻ như đã vỡ dần ra, đã tan dần ra từ các hoạt động mang tính học thuật và tiến bộ xã hội có mục tiêu chung: bảo vệ núi sông bờ cõi Việt Nam, vì lợi ích của dân tộc Việt Nam. Như hai câu chuyện dưới đây. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Trung | 2 Comments »

2750. Hội chứng nhớ lầm của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 12/07/2014

Prospect

Tác giả: Bill Hayton

Người dịch: Huỳnh Phan

10-07-2014

H1Cả nước đã được dạy sai, rằng người Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên các đảo ở biển Đông

Biển Đông là nơi mà tham vọng của Trung Quốc (TQ), nỗi âu lo của châu Á và sức mạnh của Mỹ hội tụ nhau. Trong vùng biển của mình, TQ đã từ bỏ mọi giả vờ về “trỗi dậy hòa bình” để ngã về kiểu ngoại giao pháo hạm. Tàu cảnh sát biển vũ trang của TQ đã đâm vào tàu của đối phương Việt Nam, phong tỏa các tiền đồn của Philippines, ngăn trở các tàu khảo sát dầu của Malaysia và doạ nạt các tàu Indonesia đang bảo vệ ngư trường quốc gia. Đáp lại, tất cả các nước này đang mua vũ khí nhiều hơn và cải thiện quan hệ quân sự với chính phủ các nước khác, lo lắng với sự quyết đoán ngày càng tăng của TQ – chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia. 

Cội rể của tất cả các rắc rối này là điều mà Bắc Kinh gọi là “yêu sách lịch sử không thể tranh cãi” chiếm tới đến 80% biển Đông: chạy thẳng từ cảng Hồng Kông tới gần sát bờ biển Borneo cách xa 1.500 km. Vấn đề với yêu sách này là không có bằng chứng đáng tin cậy nào làm chỗ dựa cho nó. Tuy nhiên, mẫu chuyện hư cấu lịch sử này đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Á và cung cấp sàn diễn cho một cuộc đấu tranh giữa TQ và Mỹ với những tác động mang tính toàn cầu. Dường như rất khó có thể tin rằng cuộc đối đầu tiềm năng có tính huỷ diệt này lại có gốc rễ là tranh chấp về những đảo rải rác gần như hoàn toàn không thể sinh sống được. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc | 7 Comments »

Tin thứ Bảy, 12-07-2014

Posted by adminbasam trên 12/07/2014

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

6 ngư dân Việt bị TQ bắt ở Hoàng Sa đang bị giữ ở cảng Tam Á (VOA). – Số phận 6 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ vẫn gây lo ngại (RFI). Hôm nay là ngày thứ 9, kể từ ngày 6 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ. Đến bây giờ, phía VN vẫn chưa xác định được tọa độ các ngư dân này bị bắt thuộc vùng biển của VN hay TQ. Cũng không biết người của TLS quán VN ở Quảng Châu đã gặp trực tiếp các ngư dân này, hay chỉ nghe phía TQ báo lại rằng “sức khỏe các ngư dân hoàn toàn ổn định“. Khi nào thì các ngư dân này được trở về nước? Mọi người đang chờ câu trả lời từ các nhà chức trách Việt Nam và “bạn vàng” của họ. – “Nhọc nhằn nghề cá” – Có một dòng biển thức trong tôi (Tinh Tế).

Trung Quốc tăng tàu quân sự bảo vệ giàn khoan (VNE). – Trung Quốc tăng thêm tàu quân sự ở khu vực giàn khoan trái phép (GTVT).  – Tình hình Biển Đông ngày 11/7: Trung Quốc tăng lên 6 tàu quân sự (Infonet). – Cập nhật ngày 11/7: Tàu Trung Quốc co cụm quanh giàn khoan (VTV). Đọc tiếp »

Posted in Điểm báo/Blog | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: