BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2460. SYRIA: CHÍNH QUYỀN AL-ASSAD ĐANG TỪNG BƯỚC GIÀNH CHIẾN THẮNG?

Posted by News trên 27/03/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 25/03/2014

Theo mạng tin “Middle East” ngày 11/3, những thành công về mặt quân sự gần đây của Chính quyền al-Assad không mang tính chất quyết định song việc từng bước giành chiến thắng tại Aleppo và Damascus có thể làm đổi hướng cuộc chiến theo hướng có lợi cho họ.

Cuộc chiến Syria thường được mô tả bằng các cụm từ “bế tắc” hay “chiến tranh tiêu hao” với rất ít biến động mạnh và thiếu các hoạt động mang tính quyết định dù rằng cả hai bên nhiều lần tuyên bố rằng họ đang giành chiến thắng và phía đối phương đang dần thua cuộc. Một số người còn cho rằng cuộc khủng hoảng Syria sẽ không thể giải quyết được bằng giải pháp quân sự.

Tuy nhiên, tình trạng bế tắc có thể được khai thông với lợi thế nghiêng về một bên và các cuộc chiến tranh tiêu hao có thể chấm dứt bằng chiến thắng. Hiện hàng trăm hoạt động quân sự đang diễn hàng ngày tại 12/14 tỉnh, thành của Syria, từ các cuộc tấn công bằng tên lửa Scud và các vụ ném bom thùng đến các cuộc xung đột quy mô nhỏ trên mặt đất với các loại vũ khí hạng nhẹ và các nhóm tay súng có ít quân số. Trên thực tế, Chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang hết sức nỗ lực để đảm bảo rằng các chiến dịch của họ sẽ dẫn đến một giải pháp quân sự có lợi và đang giành một số chiến thắng, ít nhất là vào thời điểm này.

Chiến lược của Chính quyền al-Assad

Chính quyền al-Assad dường như không chấp nhận khái niệm bế tắc và họ có vẻ như không nhầm lẫn về cách thức tiến hành chiến tranh. Họ có các mục tiêu cũng như chiến lược quân sự và đang tiến hành một loạt chiến dịch quân sự trong khuôn khổ các chiến lược đó.

Mục tiêu chính trị của Chính quyền al-Assad là duy trì quyền lực, khôi phục quyền kiểm soát càng nhiều vùng lãnh thổ càng tốt và biển phe đối lập chính trị thành một phong trào lun vong đứng ngoài cuộc. Mục tiêu quân sự của họ là biến phe đối lập vũ trang thành một mối đe dọa khủng bố có thể kiểm soát được. Điều này không có nghĩa là phe đối lập sẽ bị loại bỏ hoàn toàn hoặc chính quyền sẽ giành lại từng tấc đất đã bị mất. Tuy nhiên, Chính quyền al-Assad không bao giờ cho thấy họ có bất kỳ ý định nào khác ngoài việc chiến đấu khắp mọi nơi ở Syria. Họ không đàm phán với phe đối lập và không từ bỏ bất kỳ tỉnh, thành nào.

Chiến lược quân sự để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi phải sử dụng tất cả các yếu tố sức mạnh quân sự (không quân, bộ binh, tên lửa và các lực lượng không chính quy) để bảo vệ các khu vực quan trọng và giành lại các vùng lãnh thổ bị lọt vào tay quân nổi dậy. Cụ thể, Chính quyền al- Assad đang cố gắng duy trì quyền kiểm soát tại các tỉnh trung thành với chế độ (Tartus, Latakia và al-Suwayda), duy trì sự hiện diện tại các khu vực quan trọng trong các tỉnh tranh chấp (ví dụ thành phố Damaseus, Deir al- Zour, Idlib và Deraa) và giành lại các vùng lãnh thổ quan trọng đã bị mất (vùng ngoại ô Damascus, thành phố Aleppo, Qalamoun). Cách tiếp cận này cho phép Chính quyền al-Assad bảo tồn lực lượng tại các khu vực ít quan trọng hoặc phần lớn đang an toàn, đồng thời tập trung lực lượng tấn công vào những địa điểm mà họ cho là quan trọng.

Hiện Chính quyền al-Assad đang tiến hành 4 loại hình chiến dịch nhằm thực hiện chiến lược này. Các chiến dịch tấn công được triển khai nhằm giành lại lãnh thổ hoặc vực lại tình hình. Các chiến dịch phòng thủ nhằm ngăn không để các vùng lãnh thổ hoặc các vị trí quan trọng bị rơi vào tay phiến quân. Các chiến dịch kiểm soát dân chúng (vây hãm, ném bom liên tục, đàm phán “ngừng bắn”) được sử dụng nhằm làm giảm sự ủng hộ đối với quân nổi dậy bằng cách xua đuổi dân thường phải chạy tị nạn, lập lại an ninh tại các khu vực dân cư ủng hộ phe đối lập và cắt đứt nguồn tiếp tế tại chỗ của các lực lượng nổi dậy. Các chiến dịch an ninh (càn quét, bắt bớ, giam giữ) chủ yếu được tiến hành tại các khu vực do quân chính phủ kiểm soát nhằm mục đích ngăn chặn các hoạt động nổi loạn. Các chiến dịch kết hợp này cho phép Chính quyền al-Assad sử dụng các công cụ linh hoạt nhằm tiến hành chiến tranh. Việc sử dụng các công cụ này chỉ bị hạn chế bởi các nguồn lực của chính quyền và khả năng kháng cự của phe đối lập.

Cán cân trên thực địa

Tình thế của Chính quyền al-Assad không giống nhau trên khắp cả nước. Tại phần lớn tỉnh thành, chính quyền đang ở một trong 4 tình thế sau: kiểm soát vững, tiến độ tấn công chậm, phòng thủ thành công, và mất lợi thế. Sự kiểm soát của Chính quyền al-Assad hiện không bị đe dọa nghiêm trọng tại 3 tỉnh Tartus, al-Suwayda và một phần nào đó ở Latakia. Tại các tỉnh này, chính quyền chống lại các mối đe dọa vũ trang bằng việc sử dụng các lực lượng an ninh phi quân sự, các lực lượng không chính quy (được tổ chức và đặt dưới sự chỉ đạo của Lực lượng Phòng vệ Quốc gia), hoặc các lực lượng quân sự chính quy có quân số khá ít. Tại Latakia, các nhóm phiến quân phần lớn bị kìm chân tại phía Đông Bắc. Sau khi các nhóm này trở thành mối đe dọa lớn hơn như vào tháng 8/2013, Chính quyền al-Assad đã tiến hành các chiến dịch tấn công quân sự chống lại họ.

Đà tiến của quân chính phủ trước các nhóm nổi dậy vũ trang diễn ra chậm tại 3 khu vực khác. Khu vực Qalamoun-Yabroud ở phía Bắc Damascus là địa bàn chiến lược do nằm chắn ngang tuyến đường cao tốc Damascus-Homs và dọc theo tuyến biên giới nhạy cảm với Liban. Có lúc, đây từng là căn cứ địa của quân phiến loạn. Cuộc tiến công của quân chính phủ diễn ra với tốc độ chậm tại đây, dựa vào các hỏa lực hạng nặng, các lực lượng chính quy và không chính quy, cũng như các lực lượng đồng minh (các tay súng người Shiite Iraq và Hezbollah) nhằm đè bẹp quân nổi dậy vũ trang. Quân chính phủ cũng đang tấn công thường dân tại các trung tâm kháng cự như thành phố Yabroud bằng cách sử dụng đủ loại vũ khí. Sự phối hợp giữa các nhóm phiến quân hoạt động dưới sự chỉ đạo của “phòng tác chiến” Qalamoun đã giúp tăng cường khả năng kháng cự song có vẻ như quân nổi dậy sẽ dần đánh mất lợi thế. Trừ phi có sự thay đổi đáng kể về khả năng của quân nổi dậy, Chính quyền al-Assad nhiều khả năng sẽ đẩy mạnh cuộc tấn công này nhằm giành thắng lợi chung cuộc, mặc dù điều đó sẽ không diễn ra nhanh chóng và phải chịu những thiệt hại đáng kể.

Quân chính phủ bắt đầu phát động một cuộc tấn công tốc độ chậm khác ở tỉnh Aleppo vào mùa Hè năm ngoái. Kể từ đó, họ đã mở các mũi tiếp cận Aleppo và hiện đang đe dọa bao vây các địa điểm do phiến quân nắm giữ tại trung tâm thành phố này. Họ cũng sử dụng phối hợp hỏa lực và các lực lượng chính quy, không chính quy và các lực lượng đồng minh trong cuộc tấn công này, đồng thời tiến hành không kích, pháo kích và nã tên lửa vào dân thường. Tuy đà tiến chậm và chịu nhiều thiệt hại, hiện họ vẫn giữ được áp lực và đang đe dọa các tuyến đường tiếp tế của quân nổi dậy. Nhiều khả năng họ sẽ bao vây và cô lập được Aleppo.

Ở bên trong và xung quanh thành phố Damascus, Chính quyền al- Assad sử dụng phối hợp các chiến dịch tấn công và kiểm soát dân chúng nhằm giành lại các vùng lãnh thổ ở vùng ngoại ô phía Nam và bao vây chặt quân nổi dậy ở vùng ngoại ô phía Đông. Giống như tại các khu vực khác, họ dựa vào các hỏa lực hạng nặng, các lực lượng phối hợp và các cuộc tấn công tổng lực nhằm vào dân thường, trong đó có các chiến dịch bao vây các vùng ngoại ô ủng hộ quân nổi dậy. Các hoạt động này đã kéo theo một số thỏa thuận ngừng bắn” tại chỗ, làm giảm sức kháng cự của quân nổi dậy. Tuy giao tranh vẫn tiếp tục nổ ra ở bên trong và đặc biệt là ở các khu vực ngoại ô Damascus, quân chính phủ đang từng bước giành chiến thắng tại đây.

Hiện Chính quyền al-Assad đang mở các chiến dịch phòng thủ lớn tại các tỉnh mà họ không muốn hoặc không thể tiến hành các cuộc tấn công lớn. Trong các khu vực này, họ tập trung vào việc bảo vệ các địa điểm quan trọng như các thành phố lớn, sân bay và các căn cứ quân sự trọng yếu (trụ sở các cơ quan quân đội và các địa điểm đồn trú lớn, các kho vũ khí và đạn dược). Từ các địa điểm đó, họ tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm quấy rối, làm suy yếu và làm gián đoạn hoạt động của quân phiến loạn, đồng thời kiểm soát dân chúng. Sự hiện diện của Chính quyền al-Assad tại các tỉnh này được tăng cường nhờ vào mạng lưới các điểm phòng thủ mạnh (còn gọi là “lá chắn”), được dùng làm căn cứ pháo binh, giúp đảm bảo các tuyến thông tin liên lạc và mở rộng vùng kiểm soát/ảnh hưởng. Phần lớn các chiến dịch phòng thủ kiểu này đã được triển khai thành công tại các tỉnh Deir al-Zour, Raqqa ở phía Đông và Idlib ở phía Bắc.

Trong khi đó, Chính quyền al-Assad đang mất dần ưu thế tại một số tỉnh, trong đó có Quneitra và Deraa ở miền Nam và Hama ở miền Trung. Tại các tỉnh này, quân chính phủ không đủ mạnh để bảo vệ các vị trí của mình và thậm chí còn chịu áp lực lớn trong việc bảo vệ một số thị trấn quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn chiến thắng của quân nổi dậy tại các tỉnh này chỉ diễn ra tại các vùng lãnh thổ nhỏ, trong khi quân chính phủ vẫn kiểm soát các căn cứ quân sự trọng yếu và các thành phố lớn. Mỗi khi quân nổi dậy giành được một chiến thắng quan trọng, Chính quyền al-Assad lại tăng cường các hoạt động quân sự quy mô nhỏ, các cuộc không kích, pháo kích và các hoạt động tấn công khác.

Tình hình khó mô tả hơn ở một số tỉnh. Tại Homs, Chính quyền al- Assad đang tiếp tục tiến hành các chiến dịch phòng thủ hoặc kiểm soát dân chúng sau khi giành lại các thị trấn chiến lược al-Qusayr và Talkalakh vào mùa Xuân năm 2013. Song song với đó, họ còn phát động một cuộc tấn công tốc độ chậm nhằm vào các thị trấn do phiến quân nắm giữ trên biên giới với Liban. Tại tỉnh miền Đông Hasaka, Chính quyền al-Assad dường như để mặc Đảng Liên minh Dân chủ (PYD) của người Kurd tiến hành phần lớn các cuộc giao tranh chống lại các nhóm phiến quân Hồi giáo, dù Damascus vẫn duy trì và đôi khi sử dụng các lực lượng chính quy tại đây. Do vậy, vào thời điểm này, tỉnh Hasaka không nằm dưới sự kiểm soát của quân chính phủ cũng như quân nôi dậy.

Lý do thành công của Chính quyền al-Assad

Có nhiều yếu tố đã góp phần vào các chiến thắng gần đây của Chính quyền al-Assad. Một là sự hỗ trợ rất quan trọng của các lực lượng đồng minh, đặc biệt là trong các chiến dịch tấn công. Sự can dự của các tay súng Hezbollah và các chiến binh Iraq không phải là điều đảm bảo thành công song làm tăng đáng kể cơ hội của quân chính phủ. Hai là các hoạt động tấn công và phòng thủ thành công hơn khi Chính quyền al-Assad có khả năng tập trung lực lượng và hỏa lực, kiểm soát tình hình (ví dụ cô lập chiến trường và sử dụng chiến thuật bao vây), tiêu diệt các nhóm phiến quân yếu (ví dụ các đơn vị có quân số thấp, trang bị nhẹ và hoặc phối hợp kém) và duy trì các chiến dịch. Nói cách khác, họ thành công khi nhận định đúng tình hình để đầu tư các nguồn lực quan trọng.

Địa hình và con số thương vong cũng là những yếu tố có ảnh hưởng. Địa hình gồ ghề của Syria cũng như các khu vực thành thị có lợi cho việc phòng thủ và cả Chính quyền al-Assad lẫn quân nổi dậy đã biết cách khai thác những lợi thế đó. Quân chính phủ cũng cần quan tâm đến số lượng thương vong của họ. Số lượng quân chính quy và không chính quy thiệt mạng và bị thương có vẻ như đang ngày càng gia tăng do cường độ chiến đấu cao, cũng như do phải đối đầu với các nhóm phiến quân được trang bị vũ khí và phối hợp tốt hơn. Damascus cũng không thể nhắm mắt làm ngơ trước thiệt hại của các lực lượng đồng minh, đặc biệt là Hezbollah vốn cũng đang phải lo lắng về cơ sở ủng hộ của mình tại Liban. Các đơn vị của Hezbollah và các nhóm chiến binh Iraq có vẻ như đang chịu thiệt hại lớn trong cuộc chiến Qalamoun-Yabroud.

Trin vọng

Những thành công về mặt quân sự gần đây của Chính quyền al- Assad không mang tính chất quyết định. Các chiến dịch phòng thủ và tấn công của họ tiến triển rất chậm chạp hoặc đôi khi thất bại. Tuy nhiên, họ đang từng bước giành chiến thắng tại các mặt trận chủ chốt ở Aleppo và khu vực Damascus. Nếu giành ưu thế tại các địa phương này, thực tế của cuộc chiến và phương hướng nhận thức có thể sẽ thay đổi mạnh theo hướng có lợi cho họ. Dựa vào các chiến thắng quân sự, Tổng thống Bashar al- Assad và các đồng minh của mình sẽ đẩy mạnh hơn nữa “giải pháp quân sự” và thậm chí ít có khuynh hướng thương lượng.

Do vậy, nhiều người tỏ ra lo ngại trước khả năng quân nổi dậy chịu thất bại lớn tại Aleppo và Damascus. Điều này ít có khả năng diễn ra một sớm một chiều song luôn có khả năng quân nổi dậy sụp đổ nhanh chóng do phải hứng chịu các tác động tích lũy từ thực trạng thương vong, các vấn đề hậu cần, mất ý chí chiến đấu và sự ủng hộ của dân chúng sụt giảm. Quân nổi dậy đã phải chống đỡ rất vất vả trên nhiều mặt trận song quyết tâm của họ có thể sẽ không thể kéo dài vô tận. Có một câu hỏi mở liên quan đến khả năng của quân nổi dậy trong việc đáp trả các thách thức từ chính quyền giữa lúc mất đoàn kết nội bộ và thiếu sự hỗ trợ quân sự từ bên ngoài, trong đó có cả vũ khí, đào tạo, tư vấn và tình báo./.

Sorry, the comment form is closed at this time.

 
%d người thích bài này: