2448. MỸ VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU: AI SẴN SÀNG HY SINH VÌ UKRAINE?
Posted by adminbasam trên 12/03/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 08/03/2014
Nga đã triển khai hàng nghìn binh sĩ tại bán đảo Krym thuộc Ukraine, đặt phương Tây trước việc đã rồi và bất chấp lời cảnh báo của phương Tây. Sau giai đoạn đầu thể hiện sức mạnh, quyết tâm bảo vệ lợi ích sống còn của mình tại Ukraine, Nga chấp nhận đối thoại để tìm giải pháp lâu dài và bền vững cho cuộc khủng hoảng với hy vọng giữ được Ukraine ở ngoài vòng tay phương Tây. Ớ phía bên kia, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cố gắng bằng mọi cách lôi kéo chính quyền mới ở Kiev đi với mình. Liệu EU có phương tiện – và quyết tâm – để đọ sức với Nga nhằm bảo vệ chủ quyền của một nước láng giềng không? Mỹ hay EU sẽ sẵn sàng hy sinh vì Ukraine?
Trả lời câu hỏi nếu tình hình ở Krym xấu đi, Mỹ và EU có thể phản ứng như thế nào, ông Guillaume Lagane, viên chức cấp cao Pháp, khẳng định trên tạp chí “Đại Tây Dương” rằng khuynh hướng chủ yếu của Chính quyền Obama cho đến lúc này là bị động, nghĩa là đế cho các nước ít nhiều thù địch với phương Tây thực hiện chính sách tương đối hung hăng. Người ta đã thấy điều đó diễn ra với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku và hiện nay là với Nga. Hơn nữa, các ví dụ trong quá khứ khiến người ta không thể lạc quan được. Chính Nga là nước xâm lược Gruzia năm 2008 và, thông qua hai nhà nước bù nhìn (Nam Ossetia và Abkhazia), hiện vẫn tiếp tục chiếm đóng gần 1/3 lãnh thổ của nước này. Quốc tế thời đó không có phản ứng gì.
Như vậy, ai có thể đi đến mức “hy sinh vì Kiev” được? Theo chuyên gia Guillaume Lagane, với tình hình như hiện nay, một cuộc xâm lược quân Sự – vì dường như hàng nghìn lính Nga đang được triển khai trên lãnh thổ Ukraine, phản ứng đầu tiên có thể được chờ đợi là từ lực lượng quân đội Ukraine.
Chính phủ mới của Ukraine đã đặt quân đội trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu, huy động quân dự bị và khẩn cấp thành lập các trung tâm chỉ huy, đồng thời tăng cường an ninh tại các địa điểm trọng yếu như các nhà máy điện hạt nhân trong cả nước. Nhưng Chính phủ Ukraine còn phải tìm được nguồn lực tài chính mới có thể đặt quân độì vào trạng thái tác chiến được. Trong lúc đó ở Krym, binh lính Nga chiếm một số căn
cứ của quân đội Ukraine, kể cả một phần căn cứ phóng tên lửa đạn đạo, tịch thu vũ khí tại nhiều căn cứ khác và gây áp lực buộc binh lính ở đây phải đi theo các nhà lãnh đạo “hợp pháp” của nước cộng hòa tự trị.
Nhưng, một mặt, quân đội Ukraine không phái là lực lượng vũ trang hạng nhất. Theo tờ “New York Times”, tại Krym, quân đội Ukraine chỉ có một trung đoàn hạng nhẹ với 3.500 quân, một hạm đội ở dạng phối thải và trên thực tế được gắn vào hạm đội của Nga, một căn cứ không quân duy nhất và không có vũ khí hạng nặng, cụ thể là xe tăng chiến đấu. Quân đội Ukraine dường như cũng bị mất tổ chức. Tham mưu trưởng, tướng Mykhailo Kutsyn, vừa nhận chức ngày 28/2 sau khi người tiền nhiệm, Đô đốc Yuriy Ilyin, bị cách chức ngay sau khi đi thăm Krym về. Năng lực và thậm chí lòng trung thành của quân đội Ukraine đối với chính phủ mới hiện đang là vấn đề đáng nghi ngờ. Một số đơn vị của Ukraine dường như đã đầu hàng quân Nga. Khinh hạm Hetman-Sahaydachniy, tàu đô đốc của hạm đội Ukraine, đã đào ngũ, kéo cờ Nga và không tuân lệnh của Chính quyền Kiev.
Giả sử nổ ra xung đột trên bộ với quân Nga ở phía Đông bán đảo Krym, quân đội Ukraine không được tổ chức tốt, cũng không có động cơ. Theo ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lưọc và công nghệ Moskva, phần lớn các căn cứ của quân đội Ukraine đều hướng về phía Tây, một di sản từ thời Liên Xô và Chiến tranh Lạnh. Cho dù tỏ ra bất lực tại Krym và không được chuẩn bị tốt, song quân đội Ukraine cũng không phải là lực lượng đáng kể, kể cả khi quân lính trung thành với Chính quyền Kiev. ông Matthew Clements, chủ tạp chí “Jane Intelligence Revievv”, giải thích rằng tuy thiếu trang thiết bị và đặc biệt là nguồn tài chính, song trong một cuộc chiến trên bộ, quân đội Ukraine có thể chiến đấu một cách đáng kể.
Mặt khác, quân đội Ukraine dĩ nhiên còn phải chờ phản ứng của Mỹ và EU. Quân đội Ukraine không đủ trình độ như của lực lượng phương Tây, họ có thể nhận được hỗ trợ dưới hình thức nào? Mỹ và EU có phương tiện quân sự ở Biển Đen. Nhưng Mỹ liệu có nhảy vào một cuộc đọ sức với Nga không? ông Guillaume Lagane, đồng thời là chuyên gia về các vấn đề quốc phòng, nói thẳng thừng: “Gần như là không.”
về phần mình, EU có hai vấn đề. Một mặt, đó là phương tiện quân sự vốn không đầy đủ và EU không thể một mình bảo đảm tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, như đã thấy được ở Mali hay Cộng hòa Trung Phi. Liên minh châu Âu còn có vấn đề gắn kết: tất cả các nước thành viên tổ chức này không phải đều có lập trường giống nhau. Chính phủ Hà Lan quả thực tỏ thái độ phê phán Nga, nhưng có thể đặt câu hỏi Đức, chẳng hạn, liệu có ủng hộ việc sử dụng quân đội để bảo vệ chủ quyền của Ukraine, không? Người ta nghi ngờ điều đó.
Tuy nhiên, Ukraine đang bị đe dọa về đường biên giới, về chủ quyền. Liên minh châu Âu được gì khi thực hiện sự thống nhất thiêng liêng nhân danh tư tưởng dân chủ của mình không? Đó có thể là một cuộc khủng hoảng giúp EU thấy được một số điều, từ đó có thể khiển tổ chức này thay đổi lập trường. Đây cũng có thể là một điều tốt trong lúc nhiều người dân châu Âu nghi ngờ tính hữu hiệu của liên minh và quên những lợi thế mà tổ chức này mang lại. Nhưng cho đến lúc này, EU đúng hơn là ưu tiên quyền lực mềm – hợp tác kinh tế và ảnh hưởng văn hóa – để thu hút các nước này hơn là triển khai lực lượng quân sự.
Trả lời câu hỏi liệu chính quyền mới ở Ukraine có tìm cách thiết lập đối thoại với Nga đồng thời mở rộng hợp tác với EU không, ông Philippe Migault, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), cho rằng Ukraine không thể một mình đối phó với ván cá cược đó mà cần được giúp đỡ, nhưng lại rất khó tìm. Một mặt vì Nga chắc chắn sẽ không cho Ukraine vay tiền vì thỏa thuận ký với Yanukovych không còn hiệu lực đối với chính quyền lâm thời mới và Kiev có một món nợ không nhỏ đối với Nga, một món nợ phải trả. Mặt khác, do Ukraine cũng nợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nên có nguy cơ thể chế tài chính này không đồng ý lại cho Kiev vay tiền nếu không chấp nhận các biện pháp ngặt nghèo tác động đến dân chúng, điều kiện mà nước này khó có thể chấp nhận được. Cuối cùng là giải pháp của EU. Nhưng Ukraine muốn vay 35 tỷ USD để vượt qua được ngưỡng 2014-2015, trong khi EU không có khả năng. Liên minh châu Âu sẽ không làm cho Ukraine điều mà tổ chức này đã phải rất khó khăn mới làm được cho Hy Lạp vốn là một nước thành viên. Brussels không thể để vấn đề đó trở thành trò đàm tiếu đổi với dư luận của một EU đang giữa thời kỳ ảm đạm.
Về chính sách của chính phủ mới ở Ukraine, Kiev chắc chắn sẽ tìm cách tiến hành đối thoại với Nga, đồng thời tìm cách hợp tác với châu Âu. Kiev không thể ngay lập tức quay lưng lại với Nga, thị trường thương mại chính của mình, mà không phải trả giá về kinh tế, thậm chí về lãnh thổ, nếu các vùng của Nga và nói tiếng Nga quyết định không theo chính phủ mới. Hơn nữạ, từ khi được độc lập, các nhà lãnh đạo kế tiếp nhau ở Ukraine luôn thực hiện chính sách dao động giữa Brussels và Moskva. Liên minh châu Âu cũng như Nga có thể sẽ yêu cầu chấm dứt chính sách lúc nào cũng “không… cũng không…” và Kiev phải cam kết trước khi thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ. Nhưng Ukraine chưa bao giờ muốn làm điều đó – hơn nữa chắc chắn cũng không thể làm được – và trong tương lai sẽ tiếp tục tìm cách để có thể nhận được tối đa của -cả bên này lẫn bên kia mà không phải can dự, từ đó sẽ dẫn đen hệ quả, nhự đã từng xảy ra cách đây gần 25 năm, là không bao giờ nhận được cái gì bền vững từ bất kỳ bên nào.
Theo chuyên gia Philippe Migault, giảng dạy tại trường Đại học Science Po Paris (Pháp), gần như Ukraine không có khả năng trả được nợ. Hoặc EU và IMF hợp sức với nhau hỗ trợ Ukraine để nước này không bị rơi quá nhanh vào vòng tay Nga trong khi đây là một mục tiêu chiến lược của Brussels và WasKỉngton. Nhưng cũng không nên ảo tưởng về số tiền viện trợ: chắc chắn sẽ không có kế hoạch Marshall cho Ukraine.
Về quân sự, trước đây lực lượng của châu Âu từng được triển khai tại vùng Balkans vào năm 1990, nhưng đó là sau khi diễn ra chiến dịch quân sự thực sự do NATO tiến hành. Hiện nay, EU có mặt về quân sự ở Gruzia, nhưng trên quy mô nhỏ, với các quan sát viên được triển khai sau cuộc khủng hoảng năm 2008, song chí ở phía Gruzia vì Nga không chấp nhận cho lực lượng này triển khai ở Nam Ossetia và Abkhazia. Phần còn lại trong cuộc can thiệp của châu Âu vào vùng này chỉ gói gọn ở việc ký các thòa thuận hợp tác và thương mại, với một số nước như Moldovia, Ukraine và Gruzia, những thỏa thuận thương mại không cho phép các nước này gia nhập EU để khỏi làm phật ý Nga.
Một cuộc can thiệp của Nga rõ ràng như đang diễn ra vào lúc này có thể khiến các nước châu Âu phản ứng, nhưng sự việc chưa đến mức đó. Như vậy NATO phải chăng vẫn là ứng cử viên tiềm tàng cuối cùng để phản ứng? Trong những năm 1990, Ukraine đã đề nghị được gia nhập NATO. Việc gia nhập được đẩy lùi đến hội nghị thượng đỉnh Bucarest vào năm 2008, cụ thể là theo đề nghị của Pháp và Đức, hai nước không muốn làm phật ý Nga. Đề nghị đó sau đó bị Yanukovych hủy bỏ. Gruzia cũng là ứng cử viên vào cùng thời kỳ đó. Vấn đề được đặt ra tiếp theo là gia nhập NATO có bảo vệ được chủ quyền khi phải đối mặt với Nga, vì một nước bị xâm lược có thể yêu cầu tình đoàn kết của các đồng minh, không? Hiện nay, cũng vẫn câu hỏi đó được đặt ra. Ukraine không thể đưa ra yêu cầu đó vì không phải là thành viên NATO, nhưng tổ chức quân sự này có thể cho rằng an ninh của Ukraine nằm trong lợi ích của mình, vì mối quan hệ đối tác đã được thiết lập. Kiểu tình hình đó là có thể diễn ra, hơn nữa vì Ukraine nằm giữa một số nước thành viên NATO như Ba Lan, Hungary, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ.
Một vấn đề được đặt ra: vì Nga có chỗ dựa ở Krym, một cuộc can thiệp của châu Âu liệu có được hoan nghênh ở vùng này không? vấn đề, theo chuyên gia Guillaume Lagane, là cần thực sự đặt câu hỏi về tính hợp pháp của một cuộc can thiệp. Cách thức Chính phủ Ukraine bị lật đổ không đáp ứng chuẩn mực của các nền dân chủ phương Tây, đồng thời chính quyền mới của nước này cũng đưa ra một số quyết định mang tính tượng trưng nhưng vụng về, cụ thể là cấm nói tiếng Nga như ngôn ngữ thứ hai và, như vậy, có thể khiến dân chúng nói tiếng Nga không thoải mái.
Đồng thời, có thể EU sẽ là thiếu thận trọng nếu để Nga vẽ lại đường biên giới của châu Âu nhân danh các thiểu số ngôn ngữ bản địa. Điều đó có thể mở đường cho các thiểu số ở các nước khác đưa ra yêu sách theo kiểu này. Quyền tự trị của Krym nên được củng cố, nhưng phải trong khuôn khổ thương lưọng chứ không phải bằng chính sách sức mạnh. Người ta có cảm giác rằng EU tìm cách thiết lập mối quan hệ đối tác bình đẳng với Nga, nhưng đó là một nhà nước độc đoán chỉ biết đến chính sách sức mạnh.
Về khả năng EU đang bị giằng xé từ hai phía: phải bảo vệ Ukraine với nguy cơ gây ra xung đột và vuốt ve con gấu để nó không xù lông lên, hay nhe răng ra dọa nó, ông Guillaume Lagane khẳng định mọi chính sách của phương Tây đều bị chia rẽ giữa hai cách tiếp cận này. Giờ không phải là thời Chiến tranh Lạnh nữa, nhưng lại rất giống Chiến tranh Lạnh: một bên là chính sách đối đầu của Mỹ ở một số thời kỳ, cụ thể là với Reagan, và vào một số thời điểm khác là chính sách đối thoại, như chính sách hòa dịu với Kissinger. Mối quan hệ với Nga là phức tạp: các nước châu Âu nhập 40% lượng khí đốt của mình từ Nga, như vậy được lợi nếu mối quan hệ tốt. Đồng thời, chính sách quá ôn hòa sẽ thúc đẩy Nga chiếm giữ mọi lợi thế mà họ có thể nắm giữ. Nhưng đừng nên quên rằng Nga là một người khổng lồ chân đất sét. Đó là một nước cũng phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu khí đốt, nguồn thu nhập chính của nước này, và như vậy không có lợi nếu làm mình làm mẩy với khách hàng chính của mình là EU. Cũng cần ghi nhận ràng Nga thực hiện chính sách sức mạnh với một số nước hạng hai như Moldovia hay Gruzia, và quân đội Nga chắc chắn không có khả năng đương đầu được với quân đội của phương Tây.
Còn với quân đội châu Âu, một quân đội vẫn có hạn chế như người ta đã nói, thì sao? Châu Âu có thể gây xung đột với Nga không? Theo ông Guillaume Lagane, tác giả cuốn “Các vấn đề quốc tế qua tư liệu” (Nhà xuất bản Ellipses, năm 2013, tái bản lần hai) và “Những bước đi đầu tiên trong địa chính trị” (Nhà xuất bản Ellipses, năm 2012), mọi thứ phụ thuộc vào cuộc xung đột mà người ta nghĩ đến. Nếu đó là một cuộc xung đột tống thế, Nga vẫn là nước có vũ khí hạt nhân hàng đầu thế giới. Nhưng khi nhìn vào các cuộc xung đột thông thường, giá trị của quân đội Nga chỉ là rất tương đối. Hồng quân đã suy tàn rất mạnh sau khi Liên Xô tan rã. Trong những năm 2000, ngân sách dành cho quân đội Nga được Tổng thống Putin tăng 50% chỉ đề hiện đại hóa và giúp quân đội có khả năng tác chiến mà thôi. Người ta biết rằng quân đội Nga giành chiến thắng trong cuộc xung đột Gruzia năm 2008, nhưng không phải không có khó khăn, trước quân đội Gruzia không phải là quân đội hạng một. Vũ khí của Nga không phải lúc nào cũng vận hành trơn tru. Người Nga hơn nữa lại bắt đầu thực hiện chính sách mua vũ khí của phương Tây, trong đó Pháp là nước được lợi nhiều nhất, để hiện đại hóa lực lượng vũ trang đã quá lỗi thời.
Được hỏi nguy cơ đối với EU là gì nếu can thiệp vào Ukraine, chuyên gia Guillaume Lagane cho rằng có ba nguy cơ. Cuộc can thiệp quân sự có thể khiến EU can dự vào tình hình nội bộ vốn phức tạp của Ukraine: có thể phương Tây sẽ đứng về phía Ukraine chống lại thiểu số nói tiếng Nga. Thứ hai, có thể đi đến đối đầu ở quy mô lớn hơn với Nga, với tất cả những gì liên quan đến hợp tác kinh tế, vấn đề Syria hay Iran, thậm chí rộng hơn với tình hình lên tới đỉnh điểm và Nga, vốn rất coi trọng an ninh quốc gia, bị đe dọa. Cuối cùng, đó có thể là một cuộc xung đột có giới hạn về không gian dẫn đến một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
Nhưng tình hình vẫn chưa đến mức đó. Các nhà lãnh đạo Nga dẫu sao cũng tương đối hợp lý và lúc này họ tính toán rằng chính sách sức mạnh sẽ không khiến phương Tây phải phản úng và có thể thực hiện được mà không sợ phải hứng chịu phản ứng tiêu cực. Như vậy, tình hình là tương đối đáng lo ngại vì nếu không phản ứng sẽ trao cho Nga và, dĩ nhiên, cả một số nước khác nữa một tấm séc không. Nhưng nếu phản ứng thì… Nga vẫn là Nga chứ không phải là Cộng hòa Trung Phi./.
Sorry, the comment form is closed at this time.