2394. ĐÔNG Á SẼ RƠI VÀO XUNG ĐỘT VŨ TRANG?
Posted by adminbasam trên 27/02/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 24/02/2014
Phát biểu tại một hội nghị về an ninh quốc tế ở thành phố Munich (Đức), gần đây cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng xung đột quân sự có thể xảy ra tại châu Á.
Trong một bài viết trên nhật báo The Telegraph ở Anh ngày 6/1, John Everard, cựu Đại sứ Anh ở Triều Tiên, đã so sánh tình hình tại Đông Á năm 2014, với bối cảnh châu Âu năm 1914 – khi một nước Đức đang nổi lên (cũng giống như Trung Quốc bây giờ) tìm cách thay đổi hiện trạng để khẳng định vị thế của mình. Thái độ của nước Đức lúc bấy giờ đã đẩy châu Âu và thế giới vào Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.
Nhưng đó không phải là lần đầu tiên các chính trị gia ngoài châu Á cảnh báo nguy cơ xung đột ở đây. Chẳng hạn, trong một bài phát biểu tại Đại học Zurich, Thụy Sĩ vào tháng 11/2011, Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Herman Van Rompuy đã chỉ ra tâm lý đối đầu và chi tiêu lớn cho quốc phòng của các nước trong khu vực. Theo ông, hai khuynh hướng đó là nguyên nhân sâu xa có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện ở châu Á. Ông cũng nêu rằng nếu trong thế kỉ trước châu Âu là lục địa nguy hiểm nhất và là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới thì giờ mọi sự chú ý của giới quan sát và các nhà chiến lược lại hướng về những diễn biến gần đây tại châu Á.
Với những nhận xét như vậy, Chủ tịch EU muốn cảnh báo rằng nếu tình trạng đối đầu và chạy đua vũ trang vẫn cứ tiếp diễn, châu Á có thể rơi vào xung đột, thậm chí phải đối diện với những cuộc chiến như châu Âu đã từng nếm trải trong thế kỷ vừa qua.
Nếu quan sát những gì diễn ra tại châu Á và Đông Á nói riêng trong những năm vừa qua – đặc biệt tình trạng căng thẳng và đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian gần đây – chắc ai cũng có thể nhận ra rằng hai khuynh hướng đó ngày càng gia tăng và đáng lo ngại.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao hai khuynh hướng ấy càng ngày càng mạnh tại châu Á và liệu chúng có dẫn châu lục này vào một cuộc xung đột quân sự như ông Henry Kissinger cảnh báo?
Căng thẳng, đối đầu do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân – trực tiếp hay gián tiếp – dẫn đến tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian qua. Một trong những nguyên nhân ấy là các hiềm khích lịch sử để lại. Thời gian gần đây, những hận thù quá khứ ấy không chỉ không được gạt bỏ mà còn được khơi dậy. Cụ thể, các cuộc ‘khẩu chiến’ mới đây giữa hai quốc gia này đều liên quan đến chiến tranh trong quá khứ. Trong khi Bắc Kinh buộc Chính phủ Nhật Bản phải xin lỗi về những “tội ác chiến tranh” trước đây, Tokyo lại cho rằng họ đã nghiêm túc giải quyết chuyện quá khứ của mình.
Một yếu tố khác làm khơi dậy những nghi kị trong quá khứ và gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi – nếu không muốn nói là hơi quá khích – càng ngày càng trở nên phổ biến và thậm chí được khuyến khích tại Nhật Bản và Trung Quốc. Việc Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm đền Yasukuni – nơi thờ những binh sĩ Nhật Bản tử trận trong thời chiến, trong đó có một số tội phạm chiến tranh của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai – và việc Trung Quốc nổi giận lên án chuyến thăm của ông Abe đã chứng minh điều đó.
Một lý do nữa – dù ít được giới quan sát, phân tích nhắc đến – ít hay nhiều khiến Trung Quốc có thái độ mạnh bạo, nếu không muốn nói là khá hung hăng, với Nhật Bản và một số nước khu vực khác là Trung Quốc vẫn là một quốc gia độc đẳng. Nếu là một quốc gia dân chủ, có thể Trung Quốc không có những hành động hung hăng, bành trướng – như đơn phương đưa ra đường lưỡi bò hay áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) – như nước này đã tiến hành.
Ba lý do trên ít hay nhiều được thể hiện qua “Giấc mộng Trung Hoa” mà ông Tập Cận Bình khởi xướng. Phần vì cảm thấy đất nước mình bị làm nhục trong quá khứ, phần vì thấy chủ nghĩa Mác-Lênin càng ngày càng mất chỗ đứng tại Trung Quốc, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đang tìm cách khơi dậy lòng tự tôn dân tộc nơi người dân để tiến hành “cuộc phục hưng vĩ đại” và cũng qua đó có thể duy trì, củng cố tính chính danh cho mình.
Ông Tập theo đuổi “Giấc mộng Trung Hoa” một phần cũng vì sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và đây là một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Bắc Kinh và Tokyo. Nhờ sự lớn mạnh về kinh tế, Trung Quốc càng ngày càng hiện đại hóa quân đội và công khai phô trương sức mạnh quân sự của mình. Chính điều này đã làm Nhật Bản và các nước khu vực khác quan ngại và buộc họ phải thay đổi chiến lược quân sự hay tăng cường quốc phòng để phòng vệ hoặc để đối trọng với Trung Quốc.
Một lý do khác làm tăng sự hiềm khích, căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản và một số quốc gia trong khu vực là tại đây có nhiều tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải tồn tại từ lâu và chưa được giải quyết thỏa đáng. Có thể nói không có khu vực hay châu lục nào phải đối diện với nhiều tranh chấp về chủ quyền như châu Á và Đông Á nói riêng. Và quốc gia có nhiều tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nhất trong khu vực là Trung Quốc.
Hơn nữa, vùng biển tranh chấp là vùng biển quan trọng cả về kinh tế và chiến lược. Chẳng hạn, Biển Đông – nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam – không chỉ giàu tài nguyên thủy sản, nhiều khoáng sản, nhất là dầu khí, mà còn là một trong những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng. Kiểm soát được vùng biển này Trung Quốc sẽ có rất nhiều thuận lợi để thực hiện giấc mơ bá quyền, bá chủ (khu vực) của mình.
Thái độ mạnh bạo của Trung Quốc?
Vì những lý do trên, trong thời gian gần đây Bắc Kinh đã có nhiều động thái khá hung hăng và chính tham vọng bành trướng, bá quyền, bá chủ khu vực ấy của họ đã làm Nhật Bản cũng như nhiều nước khác trong khu vực quan ngại và buộc họ phải lên tiếng hay thay đổi chính sách quốc phòng nhằm đối phó với Trung Quốc.
Điều đó cho thấy dù có thể có những yếu tố khác tác động – như việc Thủ tướng Abe đi thăm đền Yasukuni hoặc quyết định thay đổi chính sách quốc phòng của ông – Trung Quốc là quốc gia chính gây nên những căng thẳng, đối đầu hay chạy đua vũ trang ở Đông Á gần đây.
Vào tháng 12/2013, sau khi Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố gia tăng ngân sách quốc phòng, Bắc Kinh đã cáo buộc Tokyo viện cớ an ninh quốc gia để tăng cường quân đội và cho rằng hành động ấy sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Nhưng có thể nói chính những động thái gần đây của Trung Quốc đã buộc Nhật Bản phải thay đổi chính sách quốc phòng để có thể chủ động đối phó với Trung Quốc. Nằm cạnh một quốc gia đang từng ngày lớn mạnh và đặc biệt khi quốc gia ấy lại có những động thái mạnh bạo, hung hăng, việc các nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh như Nhật Bản gia tăng quốc phòng hay thay đổi chiến lược quốc phòng cũng là chuyện dễ hiểu.
Trong một bài viết trên Bloomberg ngày 29/12/2013, Kishore Mahbubani – Hiệu trưởng trường Chính sách công Lý Quang Diệu, thuộc Đại học Quốc gia Singapore và là cựu Đại sứ Singapore tại Liên hợp quốc – nhận định rằng Tokyo rất quan ngại về thái độ hung hăng của Bắc Kinh và cho rằng Trung Quốc càng gây hấn, Nhật Bản càng nhanh chóng tăng cường khả năng quân sự của mình và củng cố liên minh với Mỹ và các nước khác trong khu vực.
Đúng vậy, dù muốn hay không, Nhật Bản và nhiều nước khác không thể ngồi im chứng kiến Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự và bất chấp công luận, luật pháp quốc tế đơn phương đưa ra đường lưỡi bò, áp đặt vùng cấm bay hay vùng đánh bắt cá tại các vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Điều đáng nói là căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ diễn ra trong giới lãnh đạo mà còn được thể hiện qua thái độ của người dân. Theo kết quả thăm dò dư luận mới đây của Pew Research Center – một trung tâm chuyên về thăm dò dư luận quốc tế đặt tại Thủ đô Washington, Mỹ – chỉ có 5% người Nhật Bản được hỏi có thái độ tốt với Trung Quốc trong khi đó có đến 90% người Trung Quốc không có thiện cảm với Nhật Bản.
Cũng theo kết quả của trung tâm này, năm 2007 có đến 29% người Nhật Bản có thiện cảm với Trung Quốc nhưng năm 2013 con số đó chỉ là 5%. Điều này cũng chứng tỏ rằng những động thái của Trung Quốc trong những năm qua có tác động rất lớn đến dư luận Nhật Bản. Một kết quả khác cũng đáng nêu lên là có đến 96% người Nhật Bản và 91% người Hàn Quốc được hỏi cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc không tốt cho đất nước của họ.
Đối đầu sẽ dẫn đến xung đột?
Có thể nói kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh tới nay, chưa lúc nào Đông Á rơi vào tình trạng căng thẳng, đối đầu như hiện nay. Tuy vậy, một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật Bản hay giữa Trung Quốc và một quốc gia khu vực nào đó khó có thể xảy ra – ít nhất là trong những năm tới.
Một trong những lý do xung đột quân sự như vậy khó diễn ra trong thời gian tới là vì Trung Quốc và Nhật Bản phụ thuộc vào nhau rất nhiều về mặt kinh tế. Hiện tại, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Ước tính kim ngạch thương mại giữa hai nước lên tới 340 tỉ USD. Vì vậy, bất cứ một cuộc xung đột nào sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến kinh tế hai nước. Giới phân tích thường nêu lập luận này để loại trừ khả năng xảy ra xung đột vũ trang giừa Trung Quốc và Nhật Bản.
Về phía Trung Quốc, dù đang trở thành cường quốc thứ hai thế giới, số một khu vực về quân sự và có những động thái mạnh bạo trong thời gian qua, có thể giới lãnh đạo nước này vẫn chưa muốn hay không thể có một hành động khiêu chiến nào đó lúc này, vì nếu làm như vậy Trung Quốc sẽ chịu rất nhiều tổn thất. Như bài viết của John Everard nhận định, nếu một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay một quốc gia nào đó trong khu vực xảy ra, Mỹ sẽ vào cuộc vì Washington đã thiết lập các liên minh quân sự với Nhật Bản và nhiều nước trong khu vực. Đây là một điều Bắc Kinh không muốn.
Hơn nữa, ngoài Triều Tiên và một số ít quốc gia khác như Pakistan, đến giờ Trung Quốc vẫn không có nhiều đồng minh tại châu Á và hầu hết các nước trong khu vực đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Do vậy, nêu Bắc Kinh tiến hành một cuộc chiến hay có một hành động hung hăng quá mức nào đó lúc này, không chỉ Mỹ vào cuộc mà các nước trong khu vực cũng sẽ liên minh với nhau để đối phó với Trung Quốc. Chẳng hạn, trước những động thái gần đây của Bắc Kinh, một ủy ban thuộc Chính phủ Nhật Bản dự kiến kêu gọi nước này cho phép quân đội giúp đỡ các đồng minh trong khu vực trong trường hợp họ bị tấn công.
Và trên hết, Mỹ, Liên minh châu Âu và cộng đồng quốc tế nói chung và các nước khác tại Đông Á nói riêng, cũng hiểu rõ rằng một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tác động xấu lên nền kinh tế thế giới và có thể đẩy không chỉ Đông Á mà cả thế giới vào một cuộc chiến. Do đó, không ai muốn chuyện đó xảy ra và sẽ tìm cách ngăn ngừa nó.
Không loại trừ hoàn toàn xung đột
Nói thế không có nghĩa là loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra xung đột quân sự tại Đông Á. Chẳng hạn, trong một bài viết được đăng trên Tạp chí Foreign Policy hôm 4/10/2012, Michael Auslin nhắc lại rằng vào năm 1909, Norman Angell – một chính trị gia người Anh và cũng là một nhà báo – quả quyết rằng vì phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các nước châu Âu không thế đánh chiếm lẫn nhau. Nhưng chỉ năm năm sau đó, chiến tranh đã bùng nổ tại châu lục này.
Một bài viết của Michael Crowley trên tạp chí Time ngày 2/12/2013, cho rằng vì những hiềm khích trong quá khứ và đối đầu hiện tại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một cuộc chiến có thể xảy ra.
Dù không nghĩ những căng thẳng, tranh chấp hiện tại sẽ biến thành một cuộc đối đầu quân sự, John Everard nhận định rằng những tranh chấp ấy cũng không thể giải quyết một cách hòa bình trong tương lai gần và như vậy căng thẳng, đối đầu sẽ tiếp diễn. Một lý do ông đưa ra là khác hẳn với châu Âu và thậm chí cả châu Phi, châu Á không có một cơ chế nào có thể giúp giải quyết ổn thỏa tranh chấp, xung đột giữa các nước.
Nhận định ấy ít hay nhiều có cơ sở vì đến giờ các cơ chế như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) hay Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) – ba diễn đàn quy tụ 10 nước ASEAN, Mỹ, Nga và các nước lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc – được các nước ASEAN khởi xướng đế đối thoại về các vấn đề an ninh khu vực không làm giảm hay giải quyết được các tranh chấp, căng thẳng ở Đông Á.
Vì vậy, dù xung đột vũ trang khó có thể hay không xảy ra – như Michael Auslin đã từng dự đoán cách đây gần hai năm – những căng thẳng, đối đầu hiện tại có thể đẩy châu Á vào “một cuộc Chiến tranh Lạnh” trong những năm hay thậm chí những thập niên tới. Và điều này cũng có nghĩa là khu vực này vẫn phải luôn đối diện với nhiều nguy cơ xung đột, bất ổn.
***
Phó Giáo su- Evan N. Resnick thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế s. Rarajatnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) mới đây nhận định rằng những động thái ngoại giao và quân sự gần đây của Mỹ và Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở Đông Á. Đã xuất hiện nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh ngoài ý muốn trong khu vực.
Theo Phó Giáo sư Resnick, căng thẳng địa chính trị ở Đông Á đang gia tăng đáng kể trong vài tuần qua. Ngày 23/11/2013, Chính phủ Trung Quốc thông báo thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông, bao trùm khu vực quần đảo tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku. Một tuần sau, Chính quyền Obama đã cho phép hai máy bay ném bom B-52 không vũ trang bay qua ADIZ này mà không thông báo trước với Bắc Kinh. Ngày 5/12, tàu tên lửa dẫn đường Cowpens của Mỹ, trong khi bám theo tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc (Liêu Ninh) trên Biển Đông, đã suýt va chạm với một tàu chiến trong đoàn tàu hộ tống Trung Quốc.
Dù nhiều khả năng tất cả các bên liên quan trong khu vực sẽ kiềm chế những “hành động bên miệng hố chiến tranh” trong tương lai và giải quyết bất đồng trên bàn đàm phán, song đây không phải là sự đặt cược an toàn. Thay vào đó, các sự kiện “đáng sợ” trong vài tuần qua gần như chắc chắn sẽ tái diễn và tiếp tục làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh ngoài ý muốn. Dự đoán đáng lo ngại này được đưa ra dựa trên năm yếu tố riêng rẽ dù có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trước tiên là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Kể từ khi bắt đầu mở cửa với thương mại và đầu tư nước ngoài hồi cuối thập niên 1970, kinh tế Trung Quốc đã phát triển vô cùng nhanh chóng khi trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với GDP tính theo sức mua tương đương dự kiến vượt Mỹ trong thập kỉ tới. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc cũng tiếp tục tăng lên tương ứng với sự giàu có của nước này. Trong giai đoạn 2001-2011, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng trung bình hàng năm là 10,3%, và năm 2012 đã lần đầu tiên.vượt mốc 100 tỷ USD. Việc các cường quốc đang nôi tìm cách tối đa hóa an ninh của mình bằng cách mở rộng ảnh hưởng và sự kiếm soát đối với các khu vực gần^ề và trong nhiều trường hợp, vượt ra ngoài gần như là điều hiển nhiên trên chính trường quốc tế. Việc Trung Quốc chủ trương tuyên bố chủ quyền mở rộng và các nỗ lực “bắt nạt” ngày càng tăng nhằm buộc các đối thủ trong khu vực phải chấp nhận tuyên bố của mình cần được đặt trong bối cảnh này.
Thứ hai, Chính quyền Obama đang áp dụng một chính sách kiên quyết hơn đối với Đông Á, trên danh nghĩa “tái cân bàng”. Dưới chiêu bài này, Nhà Trắng không chỉ tăng cường triển khai quân sự tới Australia, Hàn Quốc, Philippines, và Singapore, mà còn tìm cách củng cố quan hệ quốc phòng với một loạt đối tác trong khu vực, như Ấn Độ, New Zealand, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Campuchia, thậm chí là cả Myanmar. Đáng kê là VVashington cũng thê hiện lập trường rõ ràng hơn trong tranh chấp lãnh hải tiếp diễn giữa Trung Quốc với nhiều nước láng giềng liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, và tuyên bố liên minh quốc phòng Mỹ-Nhật có hiệu lực với các quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Thậm chí, ngay cả trong, trường hợp không có chính sách tái cân bằng, gần như chắn chắn Trung Quốc sẽ vẫn cảm thấy mất an ninh đáng kể nếii vươn đến vị thế cường quốc trong một khu vực không chi bị Mỹ chi phối về quân sự mà còn đầy rẫy những đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ.
Thứ ba, những cam kết an ninh hiện tại của Mỹ với các đồng minh trong khu vực đang khuyến khích các đồng minh thể hiện lập trường cứng răn đôi với Bắc Kinh. Cuộc khủng hoảng gần đây nhất liên quan đến quần đẩo Điếu, Ngư/Senkaku đã bùng lên với quyết định khiêu khích của Nhật Bản hồi tháng 9/2012 khi “quốc hữu hóa” ba trong số các quần đảo tranh chấp bằng cách mua lại từ một chủ sở hữu tư nhân. Còn tại Biển Đông, Philippines đã có hành động mạnh mẽ với Trung Quốc, thậm chí còn đưa ra quyết định chưa có tiền lệ khi kiện Bắc Kinh lên Tòa án Quốc tế về Luật Biên của Liên hợp quôc.
Thứ tư, dù cán cân sức mạnh quân sự ở Đông Á vẫn đang nghiêng về Mỹ, song cán Gân lợi ích trong khu vực này lại ngả về Trung Quốc. Nói cách khác, Mỹ vẫn đang sở hữu lực lượng chiến đấu có ngân sách lớn nhất, được huấn luyện tốt và trang bị công nghệ hiện đại nhất thế giới, chi phối bầu trời, vùng biển và thậm chí là không gian ở Đông Á. Ngoài ra, những tranh chấp ngoại giao và lãnh thổ ớ Đông Á lạiliên quan và gây quan ngại với Trung Quốc nhiều hơn với Mỹ, do hậu quả của chúng tác động mạnh hơn đến an ninh quốc gia của một Trung Quốc ở gần so với một nước Mỹ ở xa. Sự không đối xứng này đang khiến sự răn đe lẫn nhau trở nên khó khăn hơn do trong bất kì sự thử thách ý chí nào, chính phủ ở cả VVashington và Bắc Kinh đều tin mình sở hữu ưu thế vượt trội hơn đối thủ. Hậu quả là hai bên sẽ rất dễ rơi vào “bẫy” của nhau.
Thứ năm, đến nay, Mỹ và Trung Quốc đều không đưa ra được một luật chơi cả chính thức lẫn không chính thức nhằm giúp tiết chế sự cạnh tranh địa chính trị của mình. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã đưa ra một loạt những quy ước chính thức lẫn không chính thức để kiềm chế lẫn nhau, tránh để xung đột giữa các siêu cường bùng nổ thành chiến tranh thế giới thứ ba.
Các yếu tố nói trên đặc biệt đáng chú ý bởi quan hệ nhân quả giữa chúng tạo thành một vòng phản ứng tuần hoàn. Chẳng hạn như sự tiếp tục trỗi dậy của Trung Quốc khiến Mỹ gấp rút tái cân bằng, qua đó khuyến khích các đồng minh của Mỹ hơn nữa và củng cố năng lực quân sự của Mỹ trong khu vực, và vì thế, khiến an ninh của Trung Quốc bất ổn hơn và củng cố quyết tâm chiếm ưu thế trong các tranh chấp lãnh thổ. Việc thiếu luật chơi rõ ràng đã làm tăng thêm tính dễ bùng nổ trong cuộc chơi nguy hiểm này khi xuất hiện yếu tố không thể đoán định trước.
Dù sự trỗi dậy của một Trung Quốc kiên quyết tại khu vực lâu nay vốn bị Mỹ chi phối chắc chắn sẽ gây bất ổn định và căng thẳng nhất định, song các nhà hoạch định chính sách ở cả Bắc Kinh và Washington sẽ không thể giảm được nguy cơ này trừ phi họ chấp nhận những thực tế khó chịu nhất định. Ban lãnh đạo Bắc Kinh cần thừa nhận rằng cán cân sức mạnh quân sự khu vực vẫn nghiêng về phía đối thủ, đồng nghĩa người Trung Quốc sẽ chịu thiệt nếu như xảy ra bất cứ cuộc chiến tranh nào xuất phát từ hành động phô trương sức mạnh của họ. Cùng lúc đó, phía Mỹ cũng phải chấp nhận rằng sức mạnh gia tăng và những bất ổn an ninh sâu sắc của Trung Quốc đòi hỏi phải có một cách tiếp cận thận trọng hơn và ít can thiệp với khu vực của Mỹ, phản ánh một quan niệm rõ ràng hơn về lợi ích sống còn của Mỹ tại đây: (http://russiancouncil.ru, ngày 28/5/2013)
Nếu khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng nổi lên thành trung tâm chính trị và kinh tế thế giới, thì Đông Bắc Á, nơi lợi ích của các cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Nga song trùng và xung đột trực tiếp là trọng tâm của chính khu vực này. Những vấn đề chiến tranh và hòa bình ở Đông Bắc Á có ý nghĩa không chỉ ở khu vực mà còn ở cấp độ toàn cầu.
Biển Hoa Đông: Sóng gió sẽ nổi lên?
Nếu chiến tranh bùng nổ tại khu vực Đông Á, thì vùng chiến sự chính chắc là sẽ xuất hiện từ biển. Điều này được tạo nên bởi địa lý của khu vực, nơi khoảng không bao la biển cả ngăn cách các đấu thủ chính. Những hành động quân sự quy mô lớn trên cạn, ví dụ, ở châu Âu, Trung Đông hoặc bán đảo Triều Tiên, có thể dẫn đến thiệt hại to lớn về người và vật chất, buộc các nhà chính trị hành động thận trọng hơn. Ở những khoảng không đại dương không có người sinh sống, những nguy cơ tương tự ít hơn nhiều, nên có thể dễ dàng hơn trong việc ra quyết định bắt đầu chiến tranh.Ở khu vực Đông Bắc Á, tiềm năng xung đột chính tập trung ở Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc và Nhật Bản là những địch thủ của nhau. Nguyên nhân khiến hai cường quốc khu vực này đối đầu là tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và sự phân định ranh giới các vùng đặc quyền kinh tế.
Những dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy căng thẳng đang gia tăng tới mức nguy hiểm. Năm 2012, Trung Quốc phản ứng rất gay gắt đối với quyết định của Nhật Bản về quốc hữu hóa (bằng cách mua lại của chủ sở hữu tư nhân) các hòn đảo Senkaku. Máy bay và tàu thuyền của Trung Quốc liên tục xâm phạm vào khu vực tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản tại khu vực tranh chấp. Trong khi đó, tại Nhật Bản nhận thấy sự dịch chuyển tâm trạng xã hội theo hướng ủng hộ lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Ngay cả cuộc bầu cử tháng 12/2012 cũng đã cho thấy điều này. Một trong những lời hứa đưa ra trong chiến dịch tranh cử của ông Shinzo Abe là bảo đảm sự có mặt thường xuyên các quan chức chính phủ và nhân viên phòng vệ trên quần đảo Senkaku. Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố gia tăng chi phí quốc nhòng năm 2013, lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua. Điều này hoàn toàn phù hợp với cam kết của ông Abe gia tăng sức mạnh quốc phòng để đối phó với “mối đe dọa Trung Quốc”.
Theo giới phân tích, chiến tranh ở biển Hoa Đông, mấy năm trước đây hầu như không thể tưởng tượng nổi, giờ có thể trở thành hiện thực. Nguyên nhân của cuộc xung đột bắt nguồn không phải từ ý nghĩa chiến lược và quân sự của những hòn đảo hoang vu và các mỏ dầu khí ở biển Hoa Đông. Cuộc tranh cãi xung quanh quần đảo Senkaku có ý nghĩa biểu tượng, trở thành vấn đề mang tính nguyên tắc giữa một Trung Quốc đang nổi lên và ngày càng theo đuổi đường lối dân tộc chủ nghĩa và một Nhật Bản đang nỗ lực ngăn chặn vị thế đang suy yếu của mình.
Liệu Mỹ có can thiệp?
Chính phủ Mỹ đã nhiều lần tuyên bố rằng trong vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku không giữ lập trường có lợi cho bên này hay bên khác, nhưng lại thừa nhận sự kiểm soát hành chính của Tokyo đối với những hòn đảo này. Vì thế, hiệu lực của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ được áp dụng đối với cả những vùng lãnh thổ này. Bên cạnh đó, điều đáng lưu ý là người Mỹ chưa bao giờ tuyên bố sẵn sàng can thiệp và sử dụng sức mạnh quân sự đứng về phía đồng minh Nhật Bản.
Mỹ nhận thức rõ nguy cơ do sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản gây ra, do Washington có những cam kết đồng minh đối với Tokyo. Chính vì nguyên nhân này mà cách tiếp cận của Mỹ đối với cuộc tranh cãi xung quanh hòn đáo Senkaku có đôi nét tương đồng với chính sách “sự mơ hồ chiến lược” mà từ lâu Mỹ đã áp dụng đối với “vấn đề Đài Loan”. Một số học giả nổi tiếng của Mỹ khẳng định rằng nếu Tokyo khơi mào khủng hoảng thì Mỹ có thể từ chối ủng hộ Nhật Bản trong cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc.
Dù sao đi nữa, bất chấp tất cả những điều đã nói trên, rất có thể Mỹ sẽ ủng hộ quân sự cho Nhật Bản trong trường hợp xuất hiện tình huống khủng hoảng tại biển Hoa Đông, nếu Tokyo rơi vào tình trạng một mình không thể đối phó được với Trung Quốc. Tuy nhiên, dự báo này chỉ thực tế trong triển vọng ngắn và trung hạn. Hiện, Mỹ đang vượt trội so với Trung Quốc về sức mạnh quân sự tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
Lập trường của các đấu thủ khác
Các quốc gia khác ở khu vực Đông Bắc Á sẽ xử sự như thế nào trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc?
Hàn Quốc sẽ rơi vào tình huống khá phức tạp. Một mặt, Hàn Quốc có những yêu sách đối với Nhật Bản mà phần lớn trong đó giống với những yêu sách của Trung Quốc đưa ra đối với Tokyo. Mặt khác, Seoul đang ở trong liên minh quân sự với Mỹ. Vì vậy, Hàn Quốc có thể sẽ giữ vai trò trung lập, mặc dù nhiều người Hàn Quốc mong muốn Nhật Bản thất bại. Triều Tiên, mặc dù là đồng minh của Trung Quốc, cũng chưa chắc đã can thiệp vào cuộc xung đột. Nhưng lợi ích trực tiếp của CHDCND Triều Tiên không liên quan trực tiếp tới biển Hoa Đông, Bình Nhưỡng cũng không có khả năng quân sự để gây ảnh hưởng đáng kể tới tiến trình của cuộc xung đột này. Đài Loan, cũng giống như Bắc Kinh, cho rằng những hòn đảo tranh chấp thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, gần như không thể hình dung được vì mang danh yêu nước mà Đài Loan tham gia cuộc chiến tranh chống lại những quốc gia mà trên thực tế bảo trợ cho nền độc lập của mình là Mỹ và Nhật Bản. Loại trừ cả khả năng Đài Loan sử dụng quân sự chống lại Trung Quốc đại lục.
Mối tương quan lực lưọng giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột
Trong trường hợp Bắc Kinh sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình (mặc dù đã tuyên bố không sử dụng loại vũ khí này để chống lại những quốc gia không có vũ khí hạt nhân trong bất cứ hoàn cảnh nào), Mỹ sẽ tích cực đứng lên bảo vệ Nhật Bản. Moskva sẽ không ủng hộ Trung Quốc giáng một đòn vào lãnh thổ nước Mỹ vì quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung không đề cập đến vấn đề này. Do vậy, tiềm năng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ được “sử dụng hết công suất”.
Nhật Bản có căn cứ không quân và hải quân hùng mạnh trên đảo Okinawa, nơi có vị trí rất thuận lợi, bởi vì trên hòn đảo này có thể tập trung những lực lượng chính và tạo thành bàn đạp quân sự, trên thực tế giống như một “tàu sân bay không chìm”. Hơn nữa, Okinawa còn che chắn vững chắc trước các cuộc tấn công từ trên không (bao gồm cả tên lửa có cánh) tổ hợp tên lửa Patriot, máy bay tiêm kích, các hệ thống phòng không trên chiến hạm. Không quân Nhật Bản được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, tuy nhiên, do thời gian bay từ đảo Okinawa ngắn nên lực lượng này trên thực tế có khả năng bảo đảm việc tuần tra liên tục và thực hiện các nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên biển. Việc không quân Nhật Bản tấn công ồ ạt vào các mục tiêu trên bộ trong lãnh thổ của Trung Quốc sẽ rất khó khăn, những chuyến bay như thế chỉ có thể với trọng tải không lớn để đánh bại những mục tiêu chính xác.
Cần loại trừ cả khả năng lính đổ bộ đường không xuống Senkaku – quần đảo này rất nhỏ, hơn nữa, việc bảo đảm an ninh đưa lính dù đến khu vực này là vấn đề hết sức khó khăn. Để bảo vệ lãnh thổ của mình không bị thiệt hại, Nhật Bản có thể tập trung vào khu vực xung đột 1/3 đội hình máy bay chiến đấu (gần 100 chiếc). Nòng cốt của không quân là những chiến đấu cơ hiện đại có khả năng tấn công vào các mục tiêu trên biển bằng bom và tên lửa hành trình mà không đi vào khu vực bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không trên tàu của Trung Quốc, cũng như tiêu diệt các mục tiêu trên không ở khoảng cách tương đối xa. Tokyo còn sở hữu nhiều máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS), đấu tranh điện tử nên đơn giản hóa đáng kể việc kiểm soát tình hình trên biển và trên không, hướng dẫn các đội bay và có thể gây khó khăn đối với hoạt động của các thiết bị điện tử của Trung Quốc.
Trung Quốc có thể tập trung chủ yếu các phương tiện chiến đấu và bảo đảm an toàn cho các thành phố Phúc Châu, Ninh Ba và Thái Châu. Chưa có số liệu được kiểm chứng về mức độ kiểm soát không phận các trạm radar của Trung Quốc, tuy nhiên trong trường hợp xảy ra xung đột, đương nhiên, việc kiểm soát tại các điểm trọng yếu sẽ được tăng cường. Các hệ thống phòng không bố trí trên đất liền cũng vậy. Do đất nước quá rộng lớn, nên việc điều động các phương tiện chiến đấu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc cũng không thể để ngỏ hoàn toàn biên giới với quốc gia láng giềng phương Bắc là nước Nga, cũng như làm suy yếu “sự tham gia của Ấn Độ”. Thực trạng kỹ thuật và kinh nghiệm của các phi công Trung Quốc cũng gây ra nhiều vấn đề, bởi vì số lượng máy bay chiến đấu lần đầu tiên được sử dụng chưa chắc đã vượt quá con số 15% (gần 200 chiếc). Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành thử nghiệm máy bay tiêm kích đa chức năng thế hệ Su27 (của Nga cùng như tự sản xuất). Về đặc điểm bay, chúng vượt trội so với máy bay tiêm kích của đối thủ và có khả năng đánh bại các mục tiêu trên biển và trên không rất lớn. Mặc dù khoảng cách từ các sân bay đến quần đảo Senkaku dài hơn chút ít so với từ Nhật Bản, song về mặt kỹ thuật Trung Quốc đang duy trì khả năng xuất hiện liên tục trên không phận tại những khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, do vị trí địa lý, nên Nhật Bản dễ dàng hơn trong việc lục soát tuyến máy bay của Trung Quốc tại khu vực biển Hoa Đông từ phía biển và trên không, trong khi Trung Quốc có lợi thế hơn trong việc kiểm soát sự di chuyển của lực lượng Nhật Bản khỏi đảo Okinawa.
Không quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc có rất ít những máy bay phát hiện sớm mục tiêu và điều khiển từ xa. Lực lượng này cũng không có kinh nghiệm thực tế tổ chức các nhóm bay, cũng như thực tiễn phối hợp hành động với hạm đội. Vì thế, trong cuộc không chiến, Trung Quốc trông cậy trước hết vào “hiệu quả quy mô” thì “cuộc chiến giành lấy Senkaku” sẽ hứng chịu tốn thất to lớn. Đồng thời, Trung Quốc có thể bù đắp thiệt hại trên không bằng cách điều động những binh đoàn đến từ các khu vực khác, còn trong tương lai tích cực chế tạo các thiết bị mới (tốc độ đổi mới hàng năm – 100 chiếc).
Tình hình tương tự cũng xảy ra trên biển. Hải quân của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sở hữu nhiều hạm đội hiện đại. Tại khu vực Senkaku, Nhật Bản có thể triển khai ít nhất 4 tàu khu trục được trang bị hệ thống “Aegis” từ các căn cứ Yokosuka, Sasebo và Kure. Đặc điểm nổi bật của loại tàu khu trục này là khả năng bảo đảm việc điều khiển lực lượng hải quân và không quân, cũng như khả năng phát hiện tốt mục tiêu và điều khiển tên lửa của toàn lực lượng.
Nhật Bản cũng có khả năng đưa vào hoạt động cả tá tàu khu trục có khả năng chiến đấu ờ mức khiêm tốn hơn để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ chống tàu ngầm và hệ thống phòng không tầm ngắn. Để giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu chống Trung Quốc, trước hết, để theo dõi tàu ngầm hạt nhân, có thể điều động tới 8 chiến hạm diezen hiện đại. Chiến hạm-tàu sân bay “Hyuga” mới có thể được sử dụng để thực hiện các chức năng chống tàu ngầm trong thành phần đoàn tàu chiến.
Nhật Bản còn có nhiều tàu đổ bộ. Tuy nhiên, việc đổ bộ lên Senkaku chỉ có thể thực hiện với những nhóm nhỏ không có vũ khí hạng nặng từ máy bay và tàu thuyền trên đệm khí. Ngoài ra, chiến dịch đổ bộ có thể thành công chỉ trong trường hợp có sự vượt trội trên biển và trên không, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay không nước nào có đủ khả năng bảo đảm được điều này. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng trong trường hợp thiết lập tiền đồn trên đảo Okinawa, Nhật Bản cần phải có khối lượng thiết bị, đạn dược lớn và bảo đảm được vận chuyển bằng đường biển. Thậm chí khi đi theo “tuyến đường Thái Bình Dương”,ở giai đoạn cuối rẽ vào biển Hoa Đông thì khả năng bị tấn công tăng lên rất cao. Vì vậy, Nhật Bản sẽ cần phải bảo đảm khả năng phòng thủ chống tàu của các đội hộ tống vững chắc.
Cần phải nhắc lại rằng các tàu chiến của Nhật Bản không có khả năng đánh bại các mục tiêu trên bờ biển thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Loại vũ khí tên lửa loại tương tự Nhật Bản bị cấm sở hữu. Hải quân Trung Quốc sở hữu tiềm năng chiến đấu to lớn. Hạm đội phương Đông (Các cơ sở chính Ninh Ba, Thượng Hải) đồn trú trực tiếp tại khu vực xung đột. Sức mạnh chiến đấu thực sự của hải quân Trung Quốc là 4 tàu khu trục do Nga sản xuất được trang bị vũ khí chống tàu hạng nặng. Hạm đội phương Đông được trang bị 7 tàu ngầm diezen (trong đó có 4 tàu do Nga sản xuất) có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ chiến đấu, bao gồm cả việc theo dõi tàu và tàu ngầm của đối phương, tiêu diệt kẻ thù bằng tên lửa chống dao động và ngư lôi, đặt mìn. Tuy nhiên, hạm đội phương Đông không có đủ lực lượng chống tàu ngầm hiệu quả. Không được quên rằng Trung Quôc còn có cả tàu tên lửa (số lượng chính xác tại khu vực chưa được tiết lộ, song ít nhất cũng có vài chục chiếc), đủ khả năng không để tàu ngầm của Nhật Bản đến gần bờ biển. Có lẽ trong trường hợp xảy ra xung đột xung quanh Senkaku một bộ phận của lực lượng hạm đội phương Nam sẽ tham chiến, sự chiếm ưu thế của người Nhật từ phía biển sẽ không còn nữa. Những đơn vị chiến đấu hiện đại nhất được trang bị hệ thống đa chức năng “Aegis” và có khả năng hủy diệt đối thủ trên mặt nước và trên không bên ngoài phạm tầm hoạt động vũ khí của Nhật Bản.
Hai hạm đội sở hữu tổng cộng 20 tàu đổ bộ các loại khác nhau, tuy nhiên triển vọng chiến dịch đổ bộ quy mô lớn lên quần đảo Senkaku là ít khả năng xảy ra vì những nguyên nhân đã nói ở trên. Trung Quốc hoàn toàn có thể không cần dùng đến tàu chiến của hạm đội phương Bắc. Ngoại trừ các tàu hạt nhân đa mục tiêu. Chắc chắn, hiện chưa rõ có bao nhiêu tàu ngầm hạt nhân trong phiên chế lực lượng hải quân của Trung Quốc (có ý kiến cho rằng có 3 chiếc) và khả năng sẵn sàng chiến đấu của 4 chiếc tàu cũ như thế nào. Tuy nhiên, có thể ước đoán có ít nhất hai tàu chiến sẽ được sử dụng để phá hủy việc cung cấp cho Okinavva. Tàu sân bay “Liêu Ninh” hiện đang trải qua các đợt thử nghiệm nên chưa thể coi đây là một phương tiện chiến đấu. Như vậy, nếu xảy ra cuộc xung đột ở qui mô lớn ở khu vực quần đảo Senkaku mà không có sự can thiệp của bên thứ 3, có lẽ phần thắng sẽ thuộc về Trung Quốc, tuy nhiên Bắc Kinh phải trả cái giá rất đắt .Khẳng định này được rút ra từ sự vượt trội về số lượng các phương tiện chiến đấu của Trung Quốc trên biển và trên không, cũng như Trung Quốc có lực lượng dự bị hùng hậu có tính năng có thể so sánh với những hệ thống chiến đấu và phương tiện đánh bại đối thủ tốt nhất. Tất cả điều này đều quan trọng hơn so với khả năng tổ chức và quản lý tốt của Nhật Bản.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ can thiệp?
Như đã nhấn mạnh ở trên, trước hết Mỹ sẽ ủng hộ về mặt quân sự cho Nhật Bản. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc điều quan trọng là Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc xung đột như thế nào. Rất có thể, lúc đầu Washington sẽ lựa chọn phương án khiêm tốn nhất và gửi “một nhóm tuần tra” đến khu vực mà không can thiệp trực tiếp, song với sự hiện diện của nhóm này sẽ làm hạ nhiệt sự hăng hái của Trung Quốc. Trong khi đó, lực lượng hải quân của Mỹ sau khi tổ chức ồ ạt các cuộc tập trận mà trên thực tế có thể phong tỏa lối vào khu vực Senkaku đối với lực lượng Hạm đội phương Nam của Trung Quốc, sẽ trao cơ hội cho Nhật Bản cân bằng cơ hội giành chiến thắng. Hơn nữa, chính người Mỹ cũng sẽ rất thú vị khi không đụng độ quân sự trực tiếp mà vẫn đánh giá được tiềm lực quân đội Trung Quốc bằng “tay người khác”.
Giả sử những biện pháp này không phát huy tác dụng và Trung Quốc vẫn giành ưu thế thì Washington sẽ phải quyết định tham chiến trực tiếp để giúp Nhật Bản không bị đánh tan tác. Hơn nữa, hạm đội 7 của Mỹ đồn trú tại Yokosuka, Sasebo và cả trên đảo Guam, cũng như căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam sẽ được điều động tham chiến. Trong bối cảnh vượt trội hẳn so với Trung Quốc về các loại vũ khí chiến lược, Mỹ có thể sẽ tiến hành chiến dịch tấn công mạnh mẽ bằng tên lửa có cánh và không quân nhằm vào tàu sân bay và các căn cứ hạm đội của Trung Quốc. Tiềm năng của lực lượng không quân và hải quân của quân đội Trung Quốc rõ ràng hiện chưa đủ khả năng chống lại sức mạnh liên minh Mỹ-Nhật. Hạm đội và không quân Mỹ có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, kỹ thuật Nhật Bản đạt tiêu chuẩn của Mỹ, thường xuyên tiến hành tập trận chung nên sẽ không xảy ra sự cố khi phối hợp hành động ở vùng chiến sự. Ngoài ra, Mỹ đủ khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt chính trị – ngoại giao, kinh tế đối với Trung Quốc cho tới khi áp đặt lệnh cấm vận thương mại hoàn toàn và phong tỏa đường biển.
Điều đáng lưu ý là nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào hoạt động thương mại với Mỹ, đặc biệt cung cấp dầu lửa bằng đường biển, phong tỏa kinh tế có thể trở thành công cụ gây ảnh hưởng hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, đối với Mỹ việc quyết định phong tỏa kinh tế còn phức tạp hơn nhiều so với tiến hành hoạt động quân sự chống lại Trung Quốc. Ý nghĩa nền kinh tế Trung Quốc đối với chính nền kinh tế Mỹ thì lệnh cấm vận thương mại chống Trung Quốc dần dần sẽ trở thành con dao hai lưỡi.
Hiện rất khó nói về triển vọng đụng độ Nhật-Trung (có thể với sự tham gia của Mỹ) trong 10 đến 15 năm tới. Trung Quốc trong khoảng thời gian này sẽ tăng gấp đôi (cả số lượng lẫn chất lượng) tiềm lực quốc phòng của mình. Nhật Bản có lẽ vẫn sẽ tiếp tục chính sách quốc phòng hiện nay. Trong khi đó, Mỹ sẽ tăng cường không đáng kể tiềm lực quốc phòng của mình ở phía Tây Thái Bình Dương, song do hạn chế về ngân sách nên việc tăng cường khả nặng chiến đấu của Mỹ ở nơi đây sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy, trong triển vọng dài hạn mối tương quan lực lượng sẽ thay đổi mạnh mẽ theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Tất cả sẽ kết thúc như thế nào?
Mặc dù có thể có nhiều phương án xảy ra xung đột, song chúng tôi sẽ đưa ra 5 kịch bản chính sau:
1.Trung Quốc thua và xảy ra sự đối đầu lưỡng cực. Sự thất bại sẽ dẫn tới khả năng gia tăng cái gọi là chủ nghĩa dân tộc và việc siết chặt tâm lý chống Nhật và chống Mỹ ở Trung Quốc tăng mạnh. Do nóng lòng trả thù nên Trung Quốc sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới. Trật tự quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ có hình hài cuối cùng là hệ thống đối đầu lưỡng cực (Trung Quốc chống lại liên minh Mỹ, Nhật Bản và các đồng minh), đứng bên bờ vực chiến tranh.
2.Trung Quốc thua và thay đổi chế độ. Kịch bản này gợi nhớ đến những gì xảy ra với Argentina sau khi bị thất bại trong cuộc chiến tranh Falkland. Thất bại quân sự thảm hại sẽ là tác nhân kích thích tạo nên làn sóng phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc mạnh mẽ, dẫn đến sự thay đổi triệt để hệ thống chính trị, một lực lượng có quan điểm dân chủ hơn, song vẫn là những người có thiên hướng dân tộc chủ nghĩa sẽ lên nắm quyền.
3.Cuộc chiến hòa. Việc kiểm soát các hòn đảo tranh chấp vẫn thuộc Nhật Bản, Tuy nhiên lực lượng hải quân và không quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc sẽ gây thiệt hại nặng nề cho liên minh Nhật-Mỹ… Điều này cho phép các bên đều tuyên bố giành thắng lợi. Tiếp đó, sẽ diễn ra tình trạng đối đầu lưỡng cực ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng lên, và cả hai bên bắt đầu chuẩn bị cho cuộc xâm lược mới.
4.Trung Quốc giành thắng lợi và Nhật Bản bại trận. Kịch bản này có thể trở thành hiện thực, nếu Mỹ từ chối hỗ trợ mạnh mẽ về quân sự cho Nhật Bản. Nhật Bản sẽ hứng chịu thất bại, và việc kiểm soát các hòn đảo tranh chấp sẽ thuộc về Trung Quốc. Tiếp đến có thể sẽ xảy ra các kịch như sau:
Thứ nhất, sự bại trận sẽ khiến cho tinh thần dân tộc chủ nghĩa và phục thù tại Nhật Bản tăng mạnh. Tokyo sẽ rút khỏi liên minh không đáng tin cậy với Mỹ, đưa ra quyết định xóa bỏ từ hạn chế quân đội, có thể bao gồm cả việc chế tạo vũ khí hạt nhân, và sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc đối đầu gay gắt và kéo dài với Trung Quốc. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ xuất hiện hệ thống 3 cực trong đó Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản đóng vai trò chính ở mỗi cực.
Thứ hai, sự thất bại sẽ khiến người Nhật Bản nhận thức được rằng tiếp tục đối đầu sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp. Giống như khi thua Mỹ trong cuộc chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương buộc Tokyo phải thừa nhận sự tối thượng của Washington. Nhật Bản sẽ thừa nhận Trung Quốc với tư cách là quốc gia đỡ đầu về an ninh và từ bỏ liên minh với Mỹ. Trong một bộ phận giới tính hoa Nhật Bản hiện nay đang có ý kiến theo hướng đi vào quỹ đạo ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc. Thua trận sẽ làm gia tăng tâm lý ngã vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc sau khi nhận thấy sự vô ích chống lại sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc.
Thứ ba, sau khi hứng chịu cú sốc bị đánh tan tác, Nhật Bản đánh mất hoàn toàn niềm tin vào sức mạnh của chính mình và trên thực tế trở thành quốc gia được Mỹ bảo hộ. Điều này sẽ thúc đẩy tình trạng đối đầu lưỡng cực gay gắt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, “Bắc Kinh chống lại Washington” trên tinh thần kịch bản thứ nhất.
5.Cộng đồng an ninh. Cuộc xung đột sẽ khiến các bên tham chiến thiệt hại vật chất nặng nề, song là bài học đối với cả hai bên thậm chí bất kể ai giành chiến thắng. Tokyo và Washington nhận thức được rằng Trung Quốc đã trở thành cường quốc mạnh thực sự và có khả năng gây thiệt hại nặng nề cho đối thủ, thậm chí ngay cả khi nước này sử dụng sức mạnh của mình ở phạm vi hạn chế. Bắc Kinh cũng hiểu rằng không nên đánh giá quá thấp sự kiên quyết của Nhật Bản (với sự hỗ trợ của Mỹ) trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Hai bên đều nhận thức được rằng cuộc xung đột có thể dễ dàng bị leo thang, trong đó có vũ khí hạt nhân, do vậy đe dọa sự tồn vong của chính những quốc gia này. Cuộc khủng hoảng ở biển Hoa Đông có thể là bước ngoặt giống như cuộc khủng hoảng Caribbean giữa Mỹ và Liên Xô, thúc đẩy hình thành “cộng đồng an ninh” thế giới ở khu vực này.
Kết luận đối với nước Nga
Do lãnh thổ nằm xa khu vực chiến sự nên cuộc khủng hoảng sẽ không gây ra mối đe dọa quân sự trực tiếp đối với nước Nga. Tuy nhiên, rõ ràng Nga cũng cảm nhận được hậu quả của cuộc chiến tranh ở biển Hoa Đông. Mối quan hệ thương mại, tài chính giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Mỹ bị gián đoạn (dù chỉ tạm thời), cũng như khả năng Mỹ phong tỏa các tuyến đường hàng hải của Trung Quốc, hoàn toàn có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và sẽ giáng một đòn mạnh mẽ vào nước Nga. Do vậỵ, Nga cần phải sử dụng tất cả các đòn bẩy sẵn có (chủ yếu mang tính chất ngoại giao), để ngăn ngừa cuộc khủng hoảng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Không loại trừ khả năng Moskva và Washington có thể đóng vai trò quan trọng. Mỹ có khả năng ảnh hưởng đến đồng minh của mình là Nhật Bản, còn Nga cũng có thể làm điều tương tự đối với đối tác chiến lược của mình là Trung Quốc./.
Sorry, the comment form is closed at this time.