Tương lai chính trị của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã được đặt lên bàn cân để do lường sự mất còn của chế độ sau biến cố Trung Cộng tăng cường kiểm soát Biển Đông.
Chuyện này xẩy ra vào đúng thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày quân Trung Cộng cưỡng chiếm các đảo còn lại phía Tây nam quần đảo Hoàng Sa ngày 19/01/1974, khi ấy thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa và vào lúc Khóa đảng XI chuẩn bị tổ chức các Đại hội đảng địa phương vào giữa nhiệm kỳ để chọn nhân sự cho Đại hội tòan quốc Khóa đảng XII diễn ra vào đầu năm 2016.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 18/02/2014
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với mộtsốvấn đề chính trị phức tạp, điển hình là việc xử lý vụ án của Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang và vấn đề đền Yasukuni trong quan hệ với Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa có chuyến thăm tới ngôi đền này hoi cuối năm ngoái. Vậy đâu sẽ là ưu tiên chính trị của Bắc Kinh? Tạp chí “Tham khảo nước ngoài” số tháng2/2014 phát hành tại Hong Kong đã cho đãng bài viết với nhan đề: “Vụ án Chu Vĩnh Khang làm xáo trộn kế hoạch trừtng phạt của Bắc Kinh đối với Tokyo ”, sau đây là nội dung bài viết:
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 18/02/2014
Theo trang mạng phân tích Jamestown, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã vạch ra những yêu cầu cho việc tái cơ cấu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và lĩnh vực quốc phòng để phù hợp hơn với tình hình kinh tế, những nhiệm vụ quân sự và những xu hướng mới trong chiến tranh hiện đại của Trung Quốc. Thông báo về vấn đề này được đưa ra trùng với những dấu hiệu khác cho thấy chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang theo đuổi một sự tập trung hóa quyền lực để thực hiện tái cơ cấu lớn đối với các lĩnh vực kinh tế, sự quản lý của chính phủ và quân sự. Những hạn chế đối với các phương pháp truyền thống trong việc thực hiện sự thay đổi chính sách lớn và tính nghiêm túc của việc tái cấu trúc chắc chắn đòi hỏi phải tăng cường chuyển hướng sang một cách tiếp cận tập trung hóa nhiều hơn đối với cải cách. Những trở ngại lớn nhất này chắc chắn sẽ đến từ sự kháng cự của các nhóm lợi ích đầy quyền lực chịu tổn thất bởi những nỗ lực của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình nhằm tập trung hóa quyền lực, một khả năng sẽ là thách thức mà PLA cần tránh.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 18/02/2014
(Mạng điện tử “ 38north.org”,22/1/2014)
Năm đền tội
Năm 2013 sẽ được ghi nhận trong lịch sử chính trị của Triều Tiên như là năm của “các tội ác chống đảng và phản cách mạng cùng với án phạt tử hình”, được đánh dấu một cách đáng chú ý nhất qua các sự kiện sau: Sự thừa nhận của Kim Jong Un rằng họ hàng của chính ông đã từ chối chấp nhận quyền lực tuyệt đối của ông; thắng lợi của Kim trước những kẻ phản bội trong gia đình; sự trỗi dậy của tiểu hành tinh Icarus (ví Jang Song Thaek) tiến quá gần đến Mặt trời; và sự sụp đổ của “hồng y màu xám” Jang Song Thaek.
Sáng hôm qua (19/2) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong cuộc họp với Trung ương MTTQ Việt Nam rằng Đảng, Nhà nước, chính phủ Việt Nam không quên xương máu chiến sĩ đồng bào hy sinh tại cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc nhưng các cuộc kỷ niệm phải tính sao cho có lợi cho đất nước nhất.
Ba ngày sau khi cuộc tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do nhân sĩ và đông đảo người dân tại Hà Nội tổ chức bị phá bỉnh bởi dư luận viên và vũ viên tại tượng đài Lý Thái Tổ, ngày 19 tháng Hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trước cuộc họp của Trung ương MTTQ Việt Nam rằng Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không quên xương máu đồng bào chiến sĩ trong cuộc chiến này.
TT – Trong hai năm trở lại đây, tại hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa có nhiều vụ công an, điều tra viên bị truy tố do sử dụng nhục hình với nghi can. Điều đó thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp, nhưng cũng cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật.