TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
*Phần II Những vấn đề thực tế đặt ra
Tiếp theo Phần I
*1.1- Nền tảng sống còn của các quyết sách!
Tiền đề (trình bày ở phần I) chỉ mới là nhận thức. Còn thực hiện như thế nào lại thuộc phương án lựa chọn tức chính sách, do nhà nước quyết định. Tuy nhiên thành công hay không, ở mức độ nào, tương lai ra sao, trớ trêu lại không tùy thuộc chủ quan của nhà nước mà người thực hiện và thụ hưởng kết qủa của nó, tức người dân, lợi ích họ, trong cả chính sách vi mô lẫn vĩ mô, cả trong chuyển đổi mô hình kinh tế, lẫn xã hội, chính trị. Điển hình như Đức, nhờ cam kết: “Bảo đảm không một người dân Đông Đức nào (bao hàm cả bộ máy đảng, chính quyền) phải chịu thiệt thòi (lợi ích) so với trước đó !“, mà tiến trình tái thống nhất nước Đức được người dân và chính quyền hai phiá thực hiện hoà bình không đổ máu, xáo trộn đáng kể. Cũng chính Đức, nhà nước Quốc Xã theo đuổi lý tưởng tạo dựng một dân tộc Đức thượng đẳng thống trị thế giới từng mê hoặc đại bộ phận dân Đức lúc đó, đã bị lịch sử loài người đào thải, bởi được thực hiện bằng phương án chọn lọc, tiêu diệt hết mọi người dân thiểu năng, tàn phế, đồng tính (gần 1 triệu người Đức này bị giết bằng hơi ngạt), mọi đảng phái tư tưởng khác đảng Quốc Xã, đặc biệt Đảng Cộng sản bị truy bức triệt để; mọi giống nòi khác như Do Thái, Zigeuner chủ trương xoá sổ; gây chiến tranh thế giới. Nghĩa là nhà nước Đức Quốc Xã chỉ dành cho một giai tầng tộc người chọn lọc theo đuổi lý tưởng của đảng Quốc Xã chứ không phải cho tất cả mọi người dân. Hàng triệu người Đức hoặc phải trốn ra nước ngoài, hoặc bị giết cộng với tổn thất chiến tranh lên tới 7.050.000 chết, toàn thế giới cũng vì Đức Quốc xã ít nhất 65.722.100 thiệt mạng.