Việt Nam quê hương tôi, quê hương của bà con người Việt trong nước, quê hương của khoảng 4 triệu người Việt ly hương mà tuyệt đại đa số là những người tỵ nạn cộng sản, hôm nay ra sao? Đang tiếp tục tuột xuống cống?, đang gượng dậy?, hay đang bắt đầu bò ra khỏi hố sâu suy thoái?
Archive for Tháng Hai 12th, 2014
2323. Việt Nam quê hương tôi hôm nay
Posted by adminbasam trên 12/02/2014
Posted in Kinh tế Việt Nam | Thẻ: bất động sản, Chủ đầu tư, Lãi suất ngân hàng | Chức năng bình luận bị tắt ở 2323. Việt Nam quê hương tôi hôm nay
2322. Thông báo: Về việc kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam 17/2
Posted by adminbasam trên 12/02/2014
Kính thưa đồng bào!
Cách đây đúng 35 năm, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc; giết hại, làm bị thương hơn 60,000 binh lính và dân thường Việt Nam.
Cuộc chiến này nằm trong một âm mưu thôn tính nước ta, từ việc xâm chiếm Hoàng Sa trước đó tới xâm chiếm đảo Gạc Ma – Trường Sa sau này, rồi tuyên bố về đường lưỡi bò phi lý trên Biển Đông hiện nay.
Posted in Quan hệ Việt-Trung, TQ xâm lược '79, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Cuộc chiến xâm lược biên giới 1979, Lễ kỷ niệm, Liệt sỹ, Thương binh | Chức năng bình luận bị tắt ở 2322. Thông báo: Về việc kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam 17/2
2321. Cụ Hoàng Hoa Thám … đi Paris
Posted by adminbasam trên 12/02/2014
Ghi chép một sự kiện ngày 11 tháng Hai năm 2014
Phạm Toàn
Hai giờ chiều ngày 11 tháng Hai năm 2014, hội trường trung tâm L’Espace tại Hà Nội đã chật cứng. Những sự kiện thú vị, hấp dẫn bao giờ cũng khiến hội trường này ken chặt bạn bè và vô số những người chưa quen nhau song cũng dễ dàng cười mỉm với nhau và bắt tay nhau. Hội trường này hôm diễn ra sự kiện giới thiệu sách HOÀNG HOA THÁM của học giả tiến sĩ Khổng Đức Thiêm còn thêm đặc điểm này: suốt gần hai tiếng đồng hồ, hội trường im phăng phắc, mãi đền gần cuối mới bùng lên vì một câu hỏi của một bạn trẻ (lát nữa sẽ nói).
Posted in Lịch sử | Thẻ: Cách mạng Pháp, Hoàng Hoa Thám, Khổng Đức Thiêm, L’Espace, Patrick Girard, Phạm Toàn | Chức năng bình luận bị tắt ở 2321. Cụ Hoàng Hoa Thám … đi Paris
2320. Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?
Posted by adminbasam trên 12/02/2014
Hoàng An Vĩnh
Cuộc trao đổi qua đường dây nóng giữa ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng là lý do khiến Việt Nam đột ngột chấm dứt các hoạt động tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc 1979?
Đèn xanh
2014 đánh dấu “năm chẵn” một loạt những sự kiện liên quan đến lịch sử bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Trong số này có 35 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7/1/1979), 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (19/1/1974) và 35 năm ngày Trung Quốc tung 60 vạn quân quân nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (17/2/1979).
Trong khi sự kiện gắn với biên giới Tây Nam được tuyên truyền tương đối bình thường thì việc báo chí chính thống của Việt Nam nhắc tới Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 là điều gần như không có nếu không tính quãng thời gian từ 2009 trở lại đây.
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Chức năng bình luận bị tắt ở 2320. Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?
2319. Tiết lộ về thành viên trong phe cánh Tập Cận Bình
Posted by adminbasam trên 12/02/2014
Tác giả: Willy Lam
Người dịch: Huỳnh Phan
07-02-2014
Mười bốn tháng sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chủ tịch Tập Cận Bình đã nổi lên như một người hùng có quyền lực được coi là sâu rộng hơn so với cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Vào tháng Giêng, Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia của đảng, nắm quyền kiểm soát các bộ máy cảnh sát, tình báo và tư pháp. Một tháng trước đó, ông được trao chức Chủ tịch một siêu cơ quan, Nhóm lãnh đạo cải cách toàn diện (LGCDR ), được thành lập tại Hội nghị lần thứ ba của Ủy ban Trung ương lần thứ 18 cuối tháng 11 (Tân Hoa Xã, 24/1; Nhân dân, 24/1, China Daily, 22/1). Các tiến triển này có nghĩa là ngoài các công việc đảng, ngoại giao và quân sự, Tập Cận Bình còn nắm luôn cả tổ chức bí hiểm an ninh quốc gia và thực thi pháp luật. Và nếu cho rằng chức năng chính của LGCDR là vạch ra và thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế, Tập Cận Bình dường như đã gạt Thủ tướng Lý Khắc Cường ra khỏi vai trò trọng tài cuối cùng của chính sách kinh tế (Minh Báo – Hong Kong 25/11, Đại Công Báo – Hong Kong, ngày 25/1 ). (Xem ” Xi Power Grab Towers over Market Reforms” – Tập Cận Bình thu tóm quyền lực đối với cải cách thị trường – ” China Brief, 20/11/2013). Thậm chí quan trọng hơn là sự kiện Tập Cận Bình đã xoay xở để xây dựng nhóm thân cận mà các thành viên đang thu mình ở vị trí cao cấp trong đảng, chính phủ và quân đội.
Posted in Chính trị, Trung Quốc | Chức năng bình luận bị tắt ở 2319. Tiết lộ về thành viên trong phe cánh Tập Cận Bình
Tin thứ Tư, 12-02-2014
Posted by adminbasam trên 12/02/2014
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
– Chuyện Kỷ niệm những cuộc chiến chống Trung Cộng với “trò chơi quyền lực” (Chép Sử Việt).
– 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (2) (Chép Sử Việt). Bộ sách Việt Nam Những sự kiện lịch sử chỉ ghi 104 từ cho toàn bộ cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979. – Võ Văn Tạo: Lại nhớ ngày 17-2-1979 (Ba Sàm).
– Thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên (Phan Duy Kha). “Vị Xuyên! Vị Xuyên!/ Hơn Một ngàn bảy trăm Liệt sĩ/ Có tên và không tên/ Khói hương quặn đau quẩn trên mộ chí/ Trong một ngày hơn sáu trăm chiến sĩ hi sinh (1)/ Suốt 30 năm giải phóng Miền Nam/ Chưa trận nào tổn thương nhiều đến thế !/ Máu chảy đỏ suối nguồn Thanh Thủy/ Xác giặc ngổn ngang Cao điểm 772/ Thung lũng gọi hồn, Ngã ba cửa tử/ Những cái tên nghe đến rợn người“. – Cuộc chiến nào cũng cay, và mặn! (Người Việt).
– VĂN TẾ TƯỞNG NIỆM 6 VẠN ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN THÁNG 2 NĂM 1979 (Tễu).
<- TÌM CÔ BỘ ĐỘI TRONG ẢNH, 35 NĂM TRƯỚC (Mai Thanh Hải).
Posted in Điểm báo/Blog | Chức năng bình luận bị tắt ở Tin thứ Tư, 12-02-2014
2318. Hậu UPR: Làm thế nào vận dụng cơ chế LHQ để bảo vệ nhân quyền?
Posted by adminbasam trên 12/02/2014
Cơ chế bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là một hệ thống pháp luật và không có tính ràng buộc với quốc gia nào. Tuy nhiên, vẫn có những cách để những nạn nhân bị vi phạm nhân quyền ở Việt Nam dựa vào quốc tế để bảo vệ quyền của mình và những người khác.
Một ngày trước phiên điều trần UPR của Chính phủ Việt Nam, phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam đã gặp một quan chức cao cấp của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền. Ông vốn là một luật sư, một chuyên gia về nhân quyền, và rất hiểu về các cơ chế của Liên Hợp Quốc, chẳng hạn UPR (Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát) hay SR (Báo cáo viên Đặc biệt).
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Chức năng bình luận bị tắt ở 2318. Hậu UPR: Làm thế nào vận dụng cơ chế LHQ để bảo vệ nhân quyền?