Phan Thành Đạt
Nền dân chủ đa đảng và Nhà nước pháp quyền là những nguyên tắc chủ yếu để đảm bảo các quyền tự do cho con người.
(Tuyên ngôn Copenhague, ngày 29 tháng 06 năm 1990)
(Kỳ 1)
Luật hiến pháp đưa ra ba điều kiện bắt buộc để trở thành Nhà nước: Lãnh thổ, một hay nhiều cộng đồng người có mong muốn cùng chung sống trên lãnh thổ đó, để cùng nhau xây dựng tương lai. Ngoài ra, Nhà nước cần có chủ quyền bên trong và bên ngoài lãnh thổ. Theo quan điểm của Karl Marx, Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp bị trị, nhằm phục vụ giai cấp thống trị, vì trong chế độ tư bản, Nhà nước trở thành công cụ của giai cấp tư sản để phục vụ mục đích bóc lột giai cấp vô sản. Như vậy, Nhà nước là nơi tồn tại của giai cấp này bóc lột giai cấp khác, muốn loại bỏ áp bức bóc lột giữa con người với con người, cần xây dựng một xã hội lí tưởng không có giai cấp, điều này sẽ kéo theo sự biến mất của Nhà nước. Quan điểm triệt để của Karl Marx cản trở nhiều đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền là khái niệm dùng để chỉ một Nhà nước được đại diện bằng các cơ quan quyền lực từ trung ương đến địa phương phải hoạt động tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Công dân sống trong Nhà nước pháp quyền được hưởng các quyền tự do cơ bản. Nhà nước pháp quyền thể hiện nguyên tắc hợp pháp và bình đẳng, Nhà nước này khác biệt với Nhà nước trong tình trạng vô chính phủ.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...