BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2256. Bàn về những vấn đề mang tính thời sự của châu Âu, sau khi đọc cuốn sách Châu Âu và các dân tộc thiểu số

Posted by adminbasam trên 21/01/2014

Phan Thành Đạt                                                                                                       

Cuốn sách Châu Âu và các dân tộc thiểu số của giáo sư Yves Plasseraud, do Presses universitaires de Grenoble xuất bản, tháng 11 năm 2012. Nội dung chính của cuốn sách đề cập đến cuộc sống của các dân tộc thiểu số tại các nước châu Âu. Từ hàng nghìn năm nay, lục địa này đã là nơi sinh sống của các dân tộc khác nhau, các cộng đồng người qua thời gian đã lập ra các quốc gia riêng, họ đoàn kết đấu tranh chống lại các nhóm người khác đến xâm lược châu Âu. Các dân tộc thiểu số hay đa số đều có những lợi ích chung, họ mong muốn sống cùng nhau trong hòa bình và xây dựng một tương lai tốt đẹp. Nhưng ước mơ và nguyện vọng chính đáng của họ không thực hiện được, vì châu Âu trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX. Trong bối cảnh hiện nay, lục địa già đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế và vấn đề người nhập cư. Việc bảo vệ các dân tộc ít người và hạn chế sự lây lan của chủ nghĩa dân tộc cực đoan trở thành những thách thức lớn ở đây, bên cạnh đó, còn phải kể đến những bất đồng về lợi ích của một số dân tộc mà châu Âu vẫn chưa tìm ra các giải pháp hợp lí.

Châu Âu ngày nay khác với châu Âu trước đây, hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới vừa qua là nguyên nhân của các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ,  nhiều cộng đồng người phải di cư đến các khu vực khác sinh sống. Việc phân chia lại biên giới giữa các quốc gia sau chiến tranh cũng gây ra nhiều bất lợi cho các nước thua trận, đây chính là nguồn gốc nảy sinh của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Sau chiến tranh, các nước châu Âu cần nguồn nhân lực dồi dào đến từ các châu lục khác nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Các quốc gia châu Âu đã đón nhận hàng triệu người nhập cư đến từ các nước châu Phi và Ả Rập, một số nhóm dân nhập cư châu Á cũng có mặt tại đây. Hòa nhập những người mới đến vào một xã hội mới là điều không hề đơn giản, văn hóa và ngôn ngữ là những điều kiện đầu tiên giúp cho quá trình hòa nhập của những người nhập cư được thuận lợi. Rất nhiều câu hỏi lớn được đặt ra cho chính phủ của các nước châu Âu, đặc biệt là các nước lớn như Anh, Pháp, Đức: Nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện cho những người nhập cư sớm ổn định cuộc sống, giúp họ giữ gìn bản sắc văn hóa và ngôn ngữ riêng của mình, hay ngược lại là truyền bá văn hóa và ngôn ngữ của người bản địa, để tiến đến đồng hóa về mặt văn hóa và ngôn ngữ. Nhà nước đưa ra các chính sách khuyến khích những người nhập cư có trình độ, đặc biệt là các trí thức, đồng thời hạn chế nhập cư bất hợp pháp. Nhà nước cần có các biện pháp đảm bảo quyền lợi của các nhóm dân tộc thiểu số và của các cộng đồng người nhập cư mới. Tất cả những nội dung cơ bản này đều được Yves Plasseraud phân tích chi tiết trong cuốn sách Châu Âu và các dân tộc thiểu số.

Di sản văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở châu Âu thể hiện sự đa dạng của châu lục này. Tuy nhiên, trong thế kỷ XX, có những dân tộc muốn có ảnh hưởng đối với các dân tộc khác, hoặc tiến đến loại bỏ các dân tộc khác. Ngoài ra, những tranh chấp về tôn giáo, về chủ quyền lãnh thổ là nguyên nhân gây ra nhiều xung đột giữa các cộng đồng dân tộc, ví dụ tranh chấp giữa Serbia và Kosovo trên bán đảo Balkan.

Bằng vốn hiểu biết sâu rộng và nhờ phương pháp phân tích khoa học chặt chẽ, Yves Plausseraud đã đề cập được những khó khăn thách thức của các dân tộc ít người ở châu Âu hiện nay. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nước thành viên và của cả châu Âu. cuốn sách Châu Âu và các dân tộc thiểu sổ phân tích một số chủ đề quan trọng: Những khó khăn của dân tộc thiểu số Rom (I), cuộc sống của người nhập cư ở châu Âu và tình trạng bạo lực nhằm vào các dân tộc thiểu số, sự lớn mạnh của các đảng cực hữu (II), các chính sách ưu đãi của các nước đối với các dân tộc thiểu số để bảo vệ các giá trị văn hóa và ngôn ngữ của họ (III).

I. Hạnh phúc như người Rom ở Phần Lan và bất hạnh như người Rom ở những nơi khác ở châu Âu

Người Rom là dân tộc thiểu số có số lượng đông nhất ở châu Âu, khoảng 10 triệu người, dân tộc này có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã nhập cư vào châu Âu từ thế kỉ XV, cộng đồng này sống rải rác khắp các nước châu Âu. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Heinrich Himler, lãnh đạo lực lượng cảnh sát SS, đã ra 1 chỉ thị coi người Rom là những cư dân thuộc chủng tộc ngoại lai, có dòng máu nước ngoài cần phải loại bỏ. Kết quả là từ 300.000 đến 500.000 người Rom bị chết trong các trại tập trung, một số trẻ em Rom bị sử dụng làm thí nghiệm (cobaye) trong các phòng nghiên cứu của Đức quốc xã. Năm 1982, Nghị viện Đức đã ban hành luật lên án chỉ thị trên và coi đó là quyết định diệt chủng.

Dân tộc Rom ở Roumani có khoảng 700.000 người, ở Bulgari có khoảng 400.000 người. Người Rom là công dân châu Âu, nhưng là những công dân hạng hai vì dân tộc này có cuộc sống nghèo khổ nhất, họ gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập vào môi trường xã hội nơi họ sống. Người Rom ở Đông Âu thời kì xã hội chủ nghĩa làm việc trong các nhà máy. Sau năm 1991, các nước Đông Âu theo nền kinh tế thị trường, nhiều người Rom bị thất nghiệp và có cuộc sống khó khăn vì họ không theo kịp những chuyển biến lớn về chính trị và xã hội. Người Rom ở hầu hết các nước châu Âu đều có cuộc sống nghèo khổ, họ có thu nhập dưới mức trung bình. Tình trạng thất nghiệp, bị phân biệt đối xử, phải sống trong các điều kiện tạm bợ thiếu an toàn và thường xuyên bị chính phủ các nước trục xuất là nỗi thống khổ hàng ngày của những người Rom nhập cư từ Đông Âu sang Tây Âu. Rất ít trẻ em Rom được học hành đến nơi đến chốn, tỉ lệ học sinh Rom bỏ học rất phổ biến. Người Rom là mục tiêu tấn công của một số phần tử cực hữu, (một số vụ việc đã diễn ra ở Hungari năm 2011). Bảo vệ các quyền của người Rom là vấn đề khó khăn vì người Rom không có chính phủ và Nhà nước riêng để lên tiếng bảo vệ quyền lợi của họ. Vấn đề của người Rom trở thành mối quan tâm  của Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu và của các nước thành viên. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng như mỗi quốc gia thành viên chưa thực sự hợp tác hiệu quả để giúp đỡ dân tộc thiểu số này hòa nhập vào cộng đồng dân cư nơi họ sống, vì những người có trách nhiệm có nhiều việc đáng quan tâm hơn.

Người Rom ở một số nước được đối xử tử tế và được tạo nhiều điều kiện tốt để hòa nhập dễ hơn. Ví dụ người Rom ở các nước Bắc Âu, đặc biệt ở Phần Lan có may mắn hơn so với nhóm người Rom ở những nước khác. Vì Phần Lan và các nước láng giềng Bắc Âu có chế độ phúc lợi khá tốt, các quốc gia này có nhiều điều kiện về tài chính để trợ giúp các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc bản địa Sâmes. Người Rom ở Phần Lan ít bị phân biệt đối xử, họ có cuộc sống tốt hơn so với những người Rom sống ở nơi khác. Người Rom ở Đông Âu vốn có cuộc sống tạm bợ và họ vẫn chưa có cách gì thoát ra được. Nhiều gia đình Rom di cư từ Đông Âu sang Tây Âu, nhưng họ thường xuyên bị trục xuất về nước, sau khi hết thời hạn cư trú 3 tháng, theo nghị quyết của Liên minh châu Âu.

Nâng cao đời sống của dân tộc Rom, giúp cho họ có nhiều cơ hội phát triển để hòa nhập vào xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em Rom được đến trường, là những kế hoạch đã được bàn đến. Mỗi đứa trẻ Rom được đến trường, sẽ bớt đi một đứa trẻ ăn mày, hoặc đi móc túi trên đường phố. Những chính sách nhân đạo dành cho người Rom đã được đưa ra, nhưng để trở thành hiện thực lại là vấn đề khác. Trong khi chờ đợi những điều tốt đẹp, dân tộc thiểu số này vẫn đang chịu nhiều bất hạnh, một phần vì cách sống lạc hậu của họ, điều này khiến họ bị gạt ra bên lề khi phải sống trong xã hội tư bản luôn vận động và cạnh tranh khốc liệt, một phần vì các chính sách tốn kém của châu Âu dành cho họ nhưng kết quả không đạt được như mong muốn.

II. Dân nhập cư và sự bùng phát của chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở châu Âu

Làn sóng nhập cư từ các nước châu Phi và các nước Ả Rập đến châu Âu trong thế kỷ XX đã tạo ra nhiều thách thức lớn về vấn đề an ninh, việc làm và nhà ở cho các nước châu Âu. Đối với một số người, dân nhập cư sẽ gây thêm nhiều phiền toái cho đất nước, nhưng với nhiều người khác, dân nhập cư, đặc biệt là những người nhập cư có trình độ sẽ góp phần phát triển kinh tế và xã hội cho đất nước nơi họ đến. Một số quốc gia có dân số già như Đức, Ý, Anh… rất cần có lực lượng lao động nhập cư trẻ thay thế để đảm bảo sự phát triển kinh tế ổn định, vì vậy các nước công nghiệp phát triển đã có những chính sách khuyến khích đón nhận người nhập cư. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hàng triệu người nhập cư Tây Ban Nha và Ý, đã chọn điểm đến là Pháp và Đức vì đây là hai nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh và thiếu nguồn nhân lực, (1 triệu 500 nghìn lính Pháp và 2 triệu lính Đức chết trong thế chiến thứ nhất, những nước này cần nguồn lao động bổ sung). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một đợt nhập cư mới vào Tây Âu đến từ châu Phi và các nước Ả Rập hoặc từ các nước kế cận châu Âu như Thổ Nhĩ Kì. Dân nhập cư có nguồn gốc Tây Ban Nha và Ý sang các nước Tây Âu khác dễ hòa nhập hơn so với dân nhập cư đến từ các nước Ả Rập, thế hệ thứ hai sinh ra tại các nước Tây Âu được hưởng những quyền lợi ngang bằng so với dân cư bản địa. Tây Âu có một giai đoạn phát triển khá ấn tượng sau hai cuộc chiến tranh lớn, một phần cũng nhờ đóng góp của lao động nhập cư.

Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Đông Âu năm 1991, “tấm màn sắt” chia cắt giữa thế giới tư bản và thế giới xã hội chủ nghĩa không còn nữa. Các nước Đông Âu ra nhập Liên minh châu Âu khiến biên giới giữa các nước thành viên được mở ra, đây là cơ hội tốt cho các công dân ở khu vực Đông Âu và bán đảo Balkan đến các nước có nền kinh tế phát triển, để tìm việc. Hàng triệu người Roumani, Bulgari và Ba Lan đã rời bỏ đất nước, khiến dân số ở các quốc gia này sụt giảm. Các nước Tây Ban Nha, Ý và Anh đón nhận nhiều nhất người nhập cư đến từ Đông Âu. Dân nhập cư châu Phi và Ả Rập đến châu Âu nhiều đợt, chủ yếu là những người đến từ các nước trước đây vốn là thuộc địa của các cường quốc ở châu Âu như Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan.

Nhiều người dân châu Âu lo lắng về an ninh và phúc lợi xã hội vì số lượng người nhập cư tăng nhanh. Ở ngoại ô các thành phố lớn, nơi tập trung đông những người nhập cư, tỉ lệ thất nghiệp và an ninh xã hội luôn ở mức báo động, các tổ chức tội phạm cũng trú ngụ và phát triển tại đây. Đối mặt với tình trạng đáng lo ngại trên, các đảng cực hữu càng ngày càng nhận được sự ủng hộ của người dân, một số người cực đoan cho rằng, tình hình khó khăn và phức tạp hiện nay đều bắt nguồn từ dòng người nhập cư. Các đảng cực hữu đề cao chủ nghĩa dân tộc, kì thị với những người nhập cư, đặc biệt là những người đến từ châu Phi và khu vực Ả Rập. Các lãnh đạo đảng cực hữu gây sức ép với Nhà nước, buộc các cơ quan có thẩm quyền phải có những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn người nhập cư.

Những vấn đề xã hội chưa được giải quyết và cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài gần 5 năm tại châu Âu khiến nhiều người thất vọng, và họ đổ lỗi cho người nhập cư. Các đảng cực hữu lợi dụng hoàn cảnh thuận lợi đó để truyền bá tư tưởng cực đoan. Một số phần tử cực hữu đã tiến hành các hành động khủng bố nhằm vào những nhóm người thiểu số và người nhập cư. Các tổ chức tội phạm có tư tưởng cực đoan bài xích người thiểu số, đặc biệt là với người Rom. Năm 2011 đã có hàng chục vụ tấn công nhằm vào người thiểu số ở Hungari, ở Nga…

Làn sóng nhập cư vào châu Âu sẽ tiếp tục diễn ra, người dân châu Phi và Ả Rập vẫn rời bỏ đất nước để tránh các cuộc chiến tranh tôn giáo, sắc tộc. Các cuộc nội chiến nhằm tranh giành quyền lực giữa các phe phái tại các nước châu Phi sẽ khiến nhiều người phai di cư lánh nạn. Ví dụ cuộc nội chiến hiện hay tại Syria, tại Cộng hòa Trung Phi, hay tại Mali khiến nhiều người tìm mọi cách đến Châu Âu. Nghị sĩ đảng xanh tại Nghị viện châu Âu, Daniel Cohn-Bendit kêu gọi Liên minh châu Âu và chính phủ các nước mở rộng cửa để đón nhận những người tị nạn.

Con người luôn mơ ước có cuộc sống tốt đẹp và mong muốn được hưởng các quyền tự do, do vậy, họ có quyền đi tìm những thứ đó ở nơi khác, một khi nước họ không đem lại những quyền tự nhiên đó. Liệu châu Âu sẽ quay lưng, hay sẽ đón nhận những người nhập cư đến từ những nơi đang có chiến tranh, hay từ những nơi có cuộc sống khắc nghiệt vì thiên tai ? Làm sao con người có thể quay lưng, khi hiểu ra thảm kịch Lampedusa năm 2013, hơn 200 thuyền nhân bị chết đuối, trước khi đặt chân đến hòn đảo Lampedusa của Italia, họ chen chúc trong một con thuyền, sau đó bị đắm vì quá tải, trong số các nạn nhân có nhiều trẻ em.

Phương Tây đã dang tay đón nhận những thuyền nhân Việt Nam vì họ xúc động và thấu hiểu nỗi thống khổ của dân tộc này. Dù những mối đe dọa ngoài biển như hải tặc luôn trực sẵn để cướp tài sản, hoặc sóng gió nhấn chìm thuyền bất cứ khi nào, họ luôn có thể làm mồi cho cá mập, nhưng tất cả không cản được họ, dân tộc gan lì này vẫn ra đi. Có thuyền nhân là người trẻ đã tuyên bố dứt khoát: “Một là con nuôi má, hai là con nuôi cá”. Liệu châu Âu cũng sẽ chìa tay đón nhận những thuyền nhân đến từ châu Phi và các nước Ả Rập, như châu Âu đã làm với người Việt Nam trước đây ? Câu trả lời thuộc về các cơ quan có thẩm quyền của châu Âu, và của các nhà lãnh đạo của các nước thành viên.

III. Chính sách của các nước đối với các dân tộc thiểu số

Hội đồng châu Âu và Liên minh châu Âu đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm bảo vệ các dân tộc thiểu số tại các nước thành viên: Công ước về quyền con người của châu Âu, Công ước khung bảo vệ các dân tộc thiểu số, Hiến chương về ngôn ngữ của các vùng và các quốc gia. Các nước phải cam kết bảo vệ các dân tộc thiểu số sống trên lãnh thổ của mình, thông qua các chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục. Các dân tộc thiểu số phải được hưởng đầy đủ các quyền lợi như dân tộc đa số, họ còn được hưởng các quyền ưu tiên để giữ gìn văn hóa và ngôn ngữ của mình. Nhiều nước thực hiện tốt những cam kết trên, một số nước khác, thông qua việc bảo vệ dân tộc thiểu số đang sinh sống tại nơi khác, để tiến hành các động cơ chính trị. Ví dụ Hungari công nhận quốc tịch cho cộng đồng Magyare đang sinh sống ở Roumani và Slovaquia, với mong muốn thu lại các phần đất đã mất sau hiệp ước Trianon năm 1920, hay nước Nga quan tâm đặc biệt đến cộng đồng thiểu số người Nga đang sinh sống tại Moldavi, với mục đích tạo ảnh hưởng chính trị tại đây.

Nhiều cộng đồng người khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ sẽ tạo ra sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo. Điều này thể hiện những nét độc đáo và hấp dẫn riêng của mỗi nước. Nhà nước cần có những chính sách đặc biệt để giữ gìn bản sắc của các cộng đồng dân tộc khác nhau, đặc biệt là của các dân tộc thiểu số. Nhiệm vụ này luôn đi cùng với các chính sách phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân. Cải cách hành chính, trao các quyền quan trọng cho các vùng, nơi có các dân tộc khác nhau sinh sống, để họ có quyền tự quyết định các chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục ở cấp độ địa phương. Ngoài ra, các chính sách giúp đỡ người nhập cư của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho họ hòa nhập nhanh hơn vào xã hội mới.

Trong cuốn sách Châu Âu và các dân tộc thiểu số, Yves Plasseraud giới thiệu tỉ mỉ các dân tộc có vài nghìn người đến các dân tộc với số dân đông đảo hàng trăm nghìn người đang sinh sống tại các nước châu Âu. Khi giới thiệu về Slovenia, quốc gia tách ra khỏi Liên bang Nam Tư, tác giả viết: ” Slovenia là nơi sinh sống của 54.000 người Croatia, 48.000 người Serbia, 27.000 người hồi giáo Bosnia, 12.000 người khác tự nhận mình có quốc tịch Nam Tư” (trang 146). Tuy nhiên, tác giả quên không nhắc đến cộng đồng người châu Á đang sinh sống tại các nước châu Âu. Đây là một thiếu sót đáng tiếc, vì nhiều dân tộc châu Á đang sinh sống ở đây. Ví dụ cộng đồng người Việt Nam, với số lượng đông đảo, có mặt ở hầu hết các nước châu Âu: 300.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Pháp, 100.000 người sống tại Đức, 65.000 người sống tại Cộng hòa Séc…Cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc đã được chính phủ nước này công nhận là dân tộc thiểu số và được hưởng nhiều ưu đãi để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Kết luận

Yves Plasseraud là người am hiểu các vấn đề xã hội mà các dân tộc thiểu số đang phải đối mặt. Tác giả đã dựng nên một bức tranh đầy màu sắc về các dân tộc thiểu số sinh sống trong một không gian rộng khắp châu Âu đến cả các nước lân cận như Thổ Nhĩ Kì và Nga. Ông đánh giá cao vai trò quan trọng của Nhà nước, của Liên minh châu Âu và Hội đồng châu Âu, trong việc bảo vệ các dân tộc thiểu số, bảo vệ bản sắc văn hóa của họ. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, khi tác giả không bàn về các truyền thống văn hóa độc đáo, các phong tục tập quán, các di sản tinh thần và vật chất của các dân tộc thiểu số, bởi vì những giá trị này khẳng định những nét riêng biệt giữa các dân tộc và đó cũng là những di sản quý cần bảo vệ.           

 ——————————–

Bản tiếng Pháp  

Débat sur les questions d’actualité de l’Europe, suite à la lecture du livre  L’Europe et ses minorités

Le livre L’Europe et ses minorités du professeur Yves Plasseraud a été publié par Presses unversitaires de Grenoble en novembre 2012. Celui-ci représente un panorama des ethnies minoritaires qui vivent dans l’espace européen. En effet, le vieux continent demeure depuis des milliers d’années un foyer où vivent ensemble plusieurs “communautés ethniques” très différentes. Ces groupes qui ont fondé des États, coopéré dans la construction de la nation, ils se solidarisent pour lutter contre l’invasion des autres peuples qui viennent de l’extérieur de l’Europe. Les ethnies minoritaires et majoritaires, ayant la volonté de vivre ensemble, et de préparer un bel avenir, disposent des intérêts communs. Mais leur solidarité et leur bien-être ainsi que leurs souhaits pour une meilleure vie sont devenus fragiles à cause des guerres détruisant l’Europe, des problèmes socio-économiques et des différends entre les nations. L’Europe d’aujourd’hui, dont la situation devient beaucoup plus compliquée par rapport à l’Europe d’hier, a connu les deux guerres mondiales qui étaient à l’origine des chaos: l’immigration des groupes ethniques, l’apparition de nouveaux États, de nouvelles frontières, la scission des ethnies.

Ce continent accueille des millions d’immigrés noirs, arabes et asiatiques pendant son époque de reconstruction, suite à la seconde guerre mondiale car l’Europe avait besoin de main d’oeuvre étrangère. L’intégration des groupes d’ethnies dans chaque société demeure une question majeure. Il faut assimiler les nouveaux arrivants dans la vie socio-culturelle occidentale et orientale de l’Europe ou attribuer de bonnes conditions pour que ces groupes ethniques puissent y intégrer en préservant leur culture, leur langue ? Il faut trouver des mesures efficaces dans le but de contrecarrer les flux des populations de l’Est à l’Ouest ou aider les ethnies minoritaires, notamment les Roms à améliorer leur vie précaire ? Quelles sont les politiques des États pour mieux protéger les ethnies minoritaires et quelles sont les mesures à prendre pour baisser la violence et l’insécurité dans les pays de l’Europe ? Ces grandes questions ont été minutieusement analysées par Yves Plasseraud dans son livre l’Europe et ses minorités.

La richesse de ses héritages culturels, linguistiques et religieux apportés par les ethnies en Europe représente sa diversité et ses attraits. Mais le soucis d’avoir des influences des groupes ethniques sur d’autres ainsi que sur la souveraineté des territoires cause également  des conflits sérieux entre les différentes communautés en particulier les peuples du péninsul balkanique.

L’auteur par ses grandes connaissances et sa méthode d’analyse pertinente aborde plusieurs sujets d’actualité concernant les minorités ethniques. Il faut citer ici certaines questions qui restent, à l’heure actuelle, les grandes préoccupations des États. Et ces problèmes ne peuvent être résolus du jour au lendemain. Il s’agit du problème de l’ethnie Rom (I), de la montée du nationalisme intégral, de l’immigration et de l’émigration entre l’Est et l’Ouest de l’Europe (II). L’immigration extérieure en Europe et ses problèmes  ainsi que les politiques des États en faveur des groupes d’ethnies minoritaires vivant sur leur propre territoire demeurent également des sujets intéressants et utiles pour nous tous. (III)

I. Heureux comme les Roms en Finlande et malheureux comme les Roms ailleurs en Europe

Les Roms sont certes l’ethnie minoritaire la plus importante de l’Europe, cette communauté ayant le diaspora dans tous les pays d’Europe. Les Roms se considèrent comme les citoyens européens mais les citoyens de seconde classe. Cette ethnie la plus pauvre de l’Europe rencontre de multiples difficultés quotidiennes : chômage, délinquence, mauvais traitement par des autres, insécurité, expulsion. Les enfants Rom ont un taux d’échec scolaire très élevé, leur condition de vie laisse à désirer, les Roms ont du mal à intégrer dans la société où ils vivent. Les Roms restent le cible d’attaque des groupes d’extrême droite dans plusieurs pays européens, surtout en Hongrie et en Roumanie. La protection des droits des Roms s’avère difficile car les Roms n’ont pas de pays ni nation, la question Rom devient une préoccupation de plusieurs pays et de l’Union européenne ainsi que du Conseil de l’Europe, mais comme dit-on « le père commun n’est pleuré par personne ». Selon les analyses d’Yves Plasseraud, on comprend que les politiques proposées par l’UE et le Conseil de l’Europe ne sont pas très efficaces, il faut trouver d’autres solutions. Pourtant, les Roms sont mieux traités dans les pays nordiques (la Finlande et la Suède) car ces pays disposant des moyens, prennent des politiques favorables à l’amélioration du niveau de vie des immigrés en général et des Roms en particulier. Les pays de l’Europe centrale et orientale (les PECO) ont des problèmes financiers à cause de la corruption, la vie des Roms là-bas reste toujours très précaire. La question des Roms est le casse-tête de toute l’Europe.

II. l’immigration et la montée du nationalisme en Europe

Les flux de l’immigration intensive notamment l’immigration noire et arabe en Europe provoque les grands problèmes sociaux tels que l’insécurité, le chômage, le logement. Si l’immigration constitue pour certains comme menace, elle devient pour d’autres un élan du développement économique de l’Europe car est vieille la population des pays comme l’Italie, l’Allemagne… Il faut la main d’oeuvre qui fait fonctionner l’économie. C’est pourquoi certains pays industriels avancés ont adopté les politiques en faveur de l’immigration. Les immigrés espagnols, italiens, turques ont préféré la France, l’Allemagne en espérant y avoir une meilleure vie. Ces populations s’intègrent rapidement dans les pays d’accueil. Les nouvelles générations nées acquièrent les mêmes droits par rapport aux citoyens nationaux. L’Europe a connu les trente glorieuses, après la seconde guerre mondiale, et l’immigration a beaucoup contribué à cette croissance économique impressionnante.

La chute du communisme en 1991 enlève le rideau de fer divisant les deux Europe communiste et capitaliste. Les PECO souhaitent devenir membres de l’UE, les frontières se sont donc ouvertes, c’est une bonne occasion à l’égard des populations pauvres en Europe orientale d’aller travailler dans les pays de l’Europe occidentale. Des millions de Roumains, de Bulgares, de Polonais qui ont quitté leur pays, préfèrent toujours garder des liens de rattachement avec leur pays d’origine. les Roms, quant à eux, profitent de cette occasion pour aller vivre en Europe de l’Ouest. Les pays qui accueillent le plus d’immigrés de l’Europe de l’Est, sont l’Espagne, l’Italie et le Royaume-Uni.

L’immigration noire, arabe était fréquente en Europe, l’arrivée des nouveaux habitants cause de nombreux problèmes. Certaines personnes s’inquiètent de la perte de l’identité culturelle, et de l’insécurité. La situation ne peut parfois plus être gérée dans les banlieux pauvres où se concentrent les populations étrangères sans emploi et sans avenir. Certains groupuscules salafistes affectent la vie paisible des autres… Par conséquent, les partis d’extrême droite qui sont nés et connaissent des premiers succès dans la conquête du pouvoir. Les militants nationalistes nient l’immigration, leurs leaders exigent le gouvernement d’avoir des politiques plus sévères et strictes vis à vis de l’immigration. Les grands problèmes sociaux apparaissent, la crise économique persistent depuis 5 ans, provoquant le mécontentement du peuple, les partis nationalistes ont profités de ces maux en faisant la propagande de leur idéologie raciste. L’apparition des groupuscules nationalistes qui ont commis des délits et crimes, menacent toute la société. La délinquance de ces groupuscules est à l’origine du racisme et de l’endoctrinement de l’ idéologie xénophobe. Les minorités notamment des Roms sont leur cible. La sécurité  devient une question épineuse pour les autorités nationales en Europe.

Les flux d’immigration vont continuer, avec un rythme accéléré, les habitants prennent la fuite de leur pays pour éviter les guerres civiles en Afrique et au Moyen-Orient, l’Amérique est loin mais l’Europe est proche, ce continent sera une des destinations. Il est normal que l’homme souhaite une vie plus agéable et plus sûre en choisissant de vivre ailleurs. Est-ce que l’Europe  tourne le dos ou elle va accueillir ces nouveaux immigrés?  Comment on peut fermer ses yeux en connaissant la tragédie de Lampedusa et si on ne veut plus une telle catastrophe humaine qui pourrait avoir lieu dans le futur: Plus de deux cent boat people se sont noyés avant d’atterrir à cette île italienne, parmi les victimes, il y a beaucoup d’enfants.

Le monde occidental a tendu la main à des boat people vietnamiens dans les années 80 car  elle avait de l’émotion et de la compassion vis à vis du calvaire de ce peuple causé par la guerre, et elle était au courant des dangers des Vietnamiens causés par l’attaque des requins et des pirates thailandais et malaisiens. Mais ce peuple intrépide était déterminé à quitter son pays, sa détermination s’exprime par la phrase d’un jeune Vietnamien: “Maman, soit je te nourris, soit je suis la nourriture du poisson”. Est-ce que l’Europe va tendre la main aux boat people africains et arabes qui ont fuit leurs pays à cause des conflits ethniques et religieux comme elle l’a fait? La réponse appartient évidemment aux institutions européennes et aux autorités politiques des États membres.

III. Les politiques des États en faveur des ethnies minoritaires

Le Conseil de l’Europe et l’Union européenne ont promulgué plusieurs textes juridiques importants par exemple, La CEDH, la Convention cadre pour la protection des minorités nationales, la Charte des langues régionales et nationales. Tous les pays membres doivent s’engager à protéger les ethnies minoritaires nationales à travers les politiques économiques, sociales et éducatives. Tous les pays membres ont adopté des politiques favorables aux ethnies minoritaires, mais leur réalisation se différencie d’un pays à l’autre. Leurs politiques cachent parfois des idées dominatrices au détriment des autres communautés et des intérêts des autres États. Par exemple, l’attribution de la nationalité hongroise à la communauté magyare qui vit en dehors de la Hongrie ou l’aide de la Russie à l’égard de la communauté russe en Moldavie dans le but d’y avoir de l’influence russe.

La diversité ethnique entraîne la diversité culturelle et religieuse qui peut détruire l’homogénéité traditionnelle. Les autorités doivent avoir des politiques convenables s’adaptant à cette cohabitation spécifique si non la société va mal car on ne peut accorder des privilèges à la majorité et oublier les minorités et vice versa. Préserver l’identité culturelle de la majorité et protéger celle des minorités, c’est une mission difficile mais indispensable. Cette tâche a une grande importance équivalente à la croissance économique et à la création de nouveaux emplois. Pour que sa réalisation devienne réelle, il est indispensable d’avoir des réformes de structure administrative. Les gouvenants doivent aussi avoir des politiques plus intelligentes, adéquates et flexibles à l’égard des immigrés et de leur intégration.

L’auteur a bien représenté des minorités de quelques milliers de personnes dans certains pays, par exemple, il a minutieusement cité le nombre des minorités dans les pays de l’Europe centrale et orientale: “La Slovénie comptait plus de 54.000 Croates, 48.000 Serbes, 27.000 Musulmans bosniaques et 12.000 personnes se déclarant de nationalité yougoslave”, (page 146), mais il n’a pas parlé dans son livre des minorités asiatiques. C’est un manquement regrettable parce qu’il y a des communautés asiatiques importantes en Europe. En effet, il existe bel et bien une grande communauté vietnamienne qui vit dans plusieurs pays de l’Europe:  Il y a 300.000 vietnamiens en France, 100.000 en Allemagne, 65.000 en République tchèque…D’ailleurs, le groupe de minorité vietnamienne en Tchèquie a été reconnue par son gouvernement comme une minorité nationale.

Conclusion

Yves Plasseraud a beaucoup de connaissances sur les problèmes sociaux des ethnies, l’auteur a réussi à décrire une mosaïque d’ethnies en Europe et tous les grands enjeux auxquels font face ces groupes ethniques. Est très importante la responsabilité de l’État, de l’UE et du Conseil de l’Europe dans la protection des droits des minorités. Pourtant, il est regrettable que l’auteur n’ait pas parlé des traditions, des moeurs et coutumes ainsi que du folklore des minorités car toutes ces valeurs font l’objet de la distinction d’une minorité à une autre. D’ailleurs, ces héritages manifestent la culture, la religion des minorités qui doivent être protégées.


 

Sorry, the comment form is closed at this time.

 
%d người thích bài này: