BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2070. Cuộc khủng hoảng Syria: Thêm một ván nữa

Posted by adminbasam trên 18/10/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Tư, ngày 16/10/2013

 (Tạp chí The Economist – 14-20/9/2013)

Kế hoạch của Nga mang đến một thời gian nghỉ xả hơi. Nhưng nó có th không thực hiện được

“Mỹ không phải là cảnh sát của thế giới – những điều tồi tệ xảy ra trên khắp toàn cầu, và sửa chữa mọi thứ sai lầm vượt quá khả năng của chúng tôi”. Câu nói gây chán chường cho thế giới đó trước khi ông kết thúc liên quan đến thời điểm rõ ràng nhất trong bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Barack Obama về Syria vào ngày 10/9/2013. Đó là một bài phát biểu quanh co và tự mâu thuẫn với chính nó, phản ánh hai tuần lễ lạ lùng khiến ông Obama trông giống như một khán giả của chính chính sách đối ngoại của mình. Trước tiên ông đặt trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria lên một Quốc hội không sẵn sàng, ngại mạo hiểm, sau đó lên Chính phủ Nga – chỉ một ngày sau khi cố vấn an ninh quốc gia của ông, Susan Rice, cáo buộc Nga phản đối “mọi hình thức trách nhiệm ở Syria”.

Bài phát biểu của ông là một cách sử dụng gây bối rối sự thuyết giảng bắt nạt kiểu tổng thống. Với sự kiên nhẫn, tài hùng biện và niềm say mê, ông Obama trình bày đánh giá của mình, với tư cách là tổng tư lệnh, rằng phát động một cuộc tấn công bằng tên lửa có mục tiêu để phản ứng lại việc sử dụng vũ khí hóa học của chế độ Bashar Assad là “nằm trong những lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ”. Tổng thống tiếp tục tạo ra cơ sở đạo đức cho việc hành động. Tuy nhiên, e rằng các cử tri chán ghét chiến tranh bác bỏ đường lối của mình, ông hứa hẹn rằng ông “sẽ không đưa quân đến địa bàn” và cuộc tấn công của ông, trong khi không hơn gì “một vết kim châm”, sẽ chỉ liên quan đến “nỗ lực và sự mạo hiểm vừa phải”.

Do đó, theo lời chuyên gia Kenneth Pollack thuộc Viện Brookings, 90% bài diễn thuyết nghe như “bài phát biểu mà tổng thống sẽ nói để giải thích tại sao ông sử dụng vũ lực – hoặc vừa mới làm vậy”. Nhưng sau khi lập luận rằng hành động đó có thể không tránh được một cách an toàn hoặc một cách có đạo đức, ông Obama tiếp tục nói rằng ông không nhận thấy “mối đe dọa trực tiếp và sắp xẩy ra” đối với an ninh của Mỹ ở Syria, và do đó cảm thấy việc tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội là đúng đắn. Và sau đó, như tiếng sét trong đêm, ông thông báo rằng ông đã đề nghị Quốc hội hoãn mọi cuộc bỏ phiếu, cho Nga thời gian làm việc về một kế hoạch ngoại giao để Syria từ bỏ các vũ khí hóa học của nước này.

Thỏa thuận đã đạt đuợc

Ông Obama thừa nhận còn quá sớm để biết liệu sáng kiến ngoại giao có thể thành công hay không. Nhưng — tất cả thảo luận về việc ngăn chặn các nước khác bắt chước Syria rõ ràng bị lãng quên – ông tiếp tục nói ràng “sáng kiến này có khả năng loại bỏ mọi đe dọa vũ khí hóa học mà không cần sử dụng vũ lực”.

Những mâu thuẫn xoay quanh ông Obama có thể chưa được chuyển thành một chiến thắng về ngoại giao. Trong kịch bản lạc quan đáng chú ý này, Nga sẽ thực hiện đề xuất bất ngờ của mình để thúc giục đồng minh của nước này, ông Assad, trao tất cả kho vũ khí hóa học của ông cho kiểm soát quốc tế: một tiến trình được đẩy nhanh bởi mối đe dọa đáng tin là các cuộc không kích của Mỹ. Nhưng sự lạc quan hão huyền như vậy khó có thể giải thích cho việc ông Obama chùn bước. Trong những ngày trước bài phát biểu, mọi chuyện đã trở nên rõ ràng rằng một nghị quyết mang lại cho ông Obama quyền hạn rộng rãi để phóng tên lửa vào Syria sẽ rất khó khăn mới có thể thông qua ở Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát, chứ chưa nói đến Hạ viên do đảng Cộng hòa kiểm soát, nơi nó sẽ bị phản đối bởi những người Dân chủ tự do, những người Cộng hòa tự do và những người bảo thủ đơn thuần là không tin tưởng ông Obama trong bất kỳ điều gì. Phải đối mặt với thất bại, ngay cả một đề xuất có thể không có hiệu quả và có khả năng là không chân thực từ Nga dường như đáng để nắm lấy.

Đề xuất này rõ ràng đến một cách đầy bất ngờ. Vào ngày 9/9, trả lời câu hỏi của một phóng viên về việc làm cách nào, nếu có cơ hội, Syria có thể ngăn chặn một cuộc tấn công, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trả lời bằng cách nói rằng nước này có thể trao tất cả vũ khí hóa học của mình ngay lập tức. Từng gọi ông Kerry là một kẻ nói dối vì phủ nhận các mối liên hệ giữa phe đối lập Syria và al-Qaeda, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra lời bình luận dường như là thiếu suy nghĩ của ông. Như ông đã thể hiện với một sự viện cầu đáng chú ý đến luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương trên tờ New York Times vào ngày 12/9, ông Putin thích được nhìn nhận là một bên tham gia hợp pháp và không thể thiếu trong các vấn đề quốc tế. Do đó theo lệnh nhà lãnh đạo của mình, người đồng cấp Nga của ông Kerry, Sergei Lavrov, đã nắm lấy cơ hội kêu gọi chế độ Syria từ bỏ kho vũ khí hóa học của nước này và tham gia Công ước Vũ khí Hóa học (CWC), vốn cấm việc sở hữu vũ khí hóa học của họ.

Không gì trong số điều này dường như là được chuẩn bị trước. Yào năm 2012, khi Nga rút khỏi một chương trình được thiết lập 20 năm trước để giúp Liên Xô trước đây hủy bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt, Richard Lugar, người với tư cách là thượng nghị sĩ là một trong những nhà sáng lập của chương trình, đã đề xuất rằng hai nước có thể áp đặt kiểm soát lên vũ khí hóa học của Syria. Người Nga đã chôn vùi ý tưởng này, lập luận rằng Chính phủ Syria không cần phải được giám sát. Nhưng nó đã lại nổi lên vào tháng 5/2013 khi ông Kerry nêu ra trong một chuyến đi đến Moskva. Nó đã được bổ sung tại một cuộc họp riêng giữa ông Obama và ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg.

Nga đã ngăn chặn mọi nỗ lực nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Syria. Nước này lập luận ràng đây không phải đơn giản là vì thù hằn. Đó cũng không phải do một sự thoải mái đặc biệt với ông Assad – người, như ông Putin châm biếm một cách cạnh khóe, “dành nhiều thời gian ở Paris hơn là ở Moskva”. Theo Dmitri Trenin, người đứng đầu Trung tâm Carnegie Moskva, một cơ quan tư vấn chiến lược về quan hệ đối ngoại, vào năm 2012 điện Kremli đã nói với Mỹ họ sẽ đồng ý sau cùng loại bỏ ông Assad như một phần của sự chuyển giao chính trị sang một chính phủ thế tục có lợi cho những lợi ích của Nga.

Sự ngoan cố chung quy là do Nga bực tức với chính ý tưởng về sức ép quân sự đối với sự thay đổi chế độ – hay bất kỳ hành động nào – mà không có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nơi nước này có quyền phủ quyết. Nga đã cảm thấy bị lừa bịp khi, vào năm 2011, Mỹ, Pháp và Anh ném bom Libya để bảo vệ sinh mạng của dân thường. Cuộc ném bom đủ trọn vẹn để lật đổ chế độ, và mở rộng nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép hành động đó trong giới hạn ý nghĩa của nó; hình ảnh cái chết man rợ của Muammar Gaddafi đã lưu lại trong tâm trí của ông Putin. Mọi thứ ông đã làm kể từ đó là để ngăn chặn hành động quân sự của phương Tây. Kế hoạch vũ khí hóa học là một phần của nỗ lực đó.

Fyodor Lukyanov, biên tập viên của tờ Russia ỉn Global Affairs, lập luận rằng kế hoạch của Nga không nhằm để làm một cử chỉ đối đầu chống Mỹ, mà là một cách để phục hồi quan hệ giữa hai nước. Nó xoay quanh giả thiết (chính xác) rằng ông Obama không bao giờ muốn tham chiến ở Syria. Bằng việc mang đến cho ông một lối ra giữ thể diện, Moskva nghĩ rằng mình đang giúp đỡ ông, hy vọng khiến ông cảm thấy biết ơn và mắc nợ. Nhưng ông Obama biết ràng Nga quan tâm nhiều đến quá trình hơn là kết quả.

Đêm 9/9, sau khi người Nga đưa ra sự can thiệp của mình, Pháp vội vã tập hợp một đề xuất cứng rắn cho một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria. Nó được đệ trình theo Chương 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, cho phép sử dụng vũ lực nếu Syria không tuân thủ, và kêu gọi giải giáp tất cả kho vũ khí hóa học của Syria, cũng như truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế các thành viên của chế độ chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công.

Tổng thống Pháp Francois Hollande thích duy trì vị trí lãnh đạo về ngoại giao của nước mình về vấn đề Syria. Khi ông thông báo vào cuối tháng 8 rằng Pháp sẽ tham gia hành động quân sự để trừng phạt ông Assad, ông nhận thấy bản thân mình đang ở trong một vị trí lạ lẫm là Pháp được ông Kerry ca ngợi là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ. Nhưng ông Hollande đúng hơn là bị bỏ rơi trong thế khó khăn khi ông Obama quyết định tìm kiếm sự cho phép từ Quốc hội cho hành động quân sự. Như Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nhấn mạnh khi ông thông báo nghị quyết: “Chúng tôi đã quyết định đi đầu”.

Điều tốt nhất người ta có thể hy vọng

Sự thúc đẩy ngoại giao mới cũng là một cách để ông Hollande đối phó với công luận hoài nghi về Syria. Các cuộc thăm dò nhất quán cho thấy đa số người Pháp – giống như đa số người Anh và người Mỹ – chống lại các cuộc tấn công quân sự. Người Pháp đặc biệt phản đối bất kỳ hành động nào thiếu sự ủng hộ của Liên Họp Quốc. Họ không quên rằng cuộc xâm lược Iraq đầy bất hạnh do Mỹ dẫn đầu không có sự ủy nhiệm của Liên Họp Quốc vì Pháp đe dọa phủ quyết một nghị quyết.

Nguy cơ đối với ông Hollande là ông cuối cùng tỏ ra ngây thơ. Ông Fabius nói ông đã nhận thức đầy đủ về mối nguy hiểm rằng đề xuất của Nga là một “chiến thuật nghi binh”, nhưng đáng để kiểm tra lời nói của Nga bằng một nghị quyết đáng tin cậy, có tính trói buộc. Nga đã bác bỏ kế hoạch của Pháp về một nghị quyết của Hội đồng Bảo an cùng ngày vì nó viện dẫn Chương 7, và vì nó quy‘trách nhiệm các cuộc tấn công cho Syria ngay từ đầu (điều Nga, bất chấp kêu gọi giải trừ quân bị, đã không làm). Ngay cả như vậy, ông Hollande biết ơn vì sự thay đổi về ngoại giao.

David Cameron cũng vậy. Thủ tướng Anh đã trở nên không liên quan một cách gây lúng túng đến sự nghiệp chống Assad vào tháng 8, sau khi Quốc hội bỏ phiếu không cho phép ông đưa quân đội tới đó. Một sự xa rời khỏi hành động quân sự đưa Anh trở lại diễn biến của sự việc. Với việc Nga rõ ràng cam kết bác bỏ bất kỳ điều gì giống như một tối hậu thư, Anh đang làm việc với Mỹ về nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Ông Cameron có thể thậm chí đang tự chúc mừng mình vì đã đóng một vai trò với ông Putin – người được cho là dễ chịu với ông Cameron, một tay bơi lội nước lạnh tự tin khác, hơn là với bất kỳ nhà lãnh đạo phương Tây nào khác.

Đủ thi gian để tính

Nhiều hoạt động ngoại giao vẫn chưa được thực hiện. Ông Kerry và ông Lavrov gặp mặt tại Geneva vào ngày 12/9. Nếu một phái bộ thanh sát của Liên Hợp Quốc có thể được tập hợp, sẽ phải mất hàng tháng, có thể hàng năm. Một sự ngạc nhiên nhỏ là chế độ Assad bị bao vây, giỏi làm hoang mang và trì hoãn ngoại giao, đã chào đón viễn cảnh này với niềm hân hoan hầu như là giả tạo. Phe đối lập bị đánh tơi tả, tan vỡ và nản lòng của Syria cay đắng cam chịu hành động mà không có các cuộc tấn công từ bên ngoài. Đường đi của họ tới chủ nghĩa cấp tiến ngày càng gia tăng ngập trong sự nghi ngờ lan tràn khắp nơi rằng ông Assad sẽ nhanh chóng bị trừng phạt vì lừa dối người dân của mình.

Thách thức đầu tiên đối với bất kỳ hệ thống thanh sát nào sẽ là tìm ra thứ để thanh sát. Một nguồn tin quen thuộc với các đánh giá của Mỹ nói rằng nếu họ biết 90-95% nơi đặt các vũ khí trước khi khói mù của cuộc nội chiến bao trùm đất nước, thì giờ đây họ có thể chỉ biết 50%. Cách duy nhất một chế độ thanh sát có thể tìm ra tất cả vũ khí hóa học, thứ bề ngoài không thể phân biệt được với các loại vũ khí khác, sẽ là nếu chế độ đó được hợp tác đầy đủ. Nếu không, việc tìm ra vũ khí và các chất hóa học tạo ra chúng sẽ là bất khả thi.

Sự hợp tác có thể hiểu được là có những lợi ích đối với chế độ Syria ngoài việc chỉ làm chệch hướng các cuộc không kích. Quá trình củng- cố các vũ khí tại một số cơ sở có thể có những lợi ích về chiến thuật, cho phép quân đội từ bỏ những cơ sở vũ khí bị cô lập mà họ hiện phải bảo vệ và tập trung lực lượng ở nơi cần thiết để chiến đấu. Nếu các thanh sát viên cảm thấy có sự hợp tác đầy đủ, họ không thể đặt ra quá nhiều câu hỏi về nguồn gốc của vũ khí và công nghệ tạo ra chúng. Câu trả lời cho những câu hỏi như vậy có thể gây lúng túng cho một số người bạn của Syria.

Mặc dù vậy, thậm chí nếu người Syria có hợp tác, việc giữ an toàn cho hàng trăm thanh sát viên sẽ vất vả đến mức khó tin; những nỗ lực để làm điều đó sẽ cần đến hàng chục nghìn binh sĩ ngay cả trong một môi trường “không hoàn toàn tự do”. Họ có thể đến từ đâu, khi Tồng thống Mỹ cam kết không đưa quân đến địa bàn, là một điều bí ẩn. Do đó các chuyên gia nhận định rằng một lệnh ngừng bắn cứng rắn là cần thiết đối với bất kỳ cuộc thanh sát nghiêm túc nào. Và nó sẽ phải tồn tại trong một thời gian dài.

Kho vũ khí hóa học của Syria rất lớn: tình báo Pháp ước tính có hàng chục tấn VX, chất độc thần kinh chết người nhất, và hàng trăm tấn cả sarin, một chất độc thần kinh khác, lẫn khí mù tạc. Có thể tất cả các chất độc thần kinh đều thuộc các hệ thống “đi đôi”, hoạt động bằng cách trộn lẫn các chất hóa học an toàn hơn nhiều để tạo ra các loại độc tố chỉ khi nào vũ khí được sử dụng. Những vũ khí như vậy an toàn hơn để vận chuyển so với những vũ khí gây chết người ngay từ khi được tạo ra, do đó có thể đưa chúng ra khỏi nước này, nếu có những đường biên giới đủ hòa bình để cho phép thực hiện điều đó và nếu có một đất nước có đủ tiền để tiêu hủy sẵn sàng nhận chúng. Nhưng ngay dù tất cả các chất độc thần kinh có thể được loại bỏ, dường như có thể khí mù tạc phải được tiêu hủy hầu như tại chỗ. Điều đó sẽ đòi hỏi phải có các cơ sở đặc thù bên trong Syria.

Tất cả sẽ rất tốn kém và chậm chạp một cách nản lòng, nguy hiểm. Theo CWC, Nhật Bản được yêu cầu phải xử lý vũ khí hóa học nước này đã để lại Trung Quốc sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Quá trình này đã diễn ra từ năm 1999 và được cho là sẽ tốn khoảng 9 tỷ USD. Và đó là một nhiệm vụ nhỏ hơn, được thực hiện cách rất xa bất kỳ vùng chiến sự nào. Ở những nơi khác, người ta vẫn đang tiêu hủy những vũ khí được tạo ra trước khi việc sử dụng chúng bị cấm theo nghị định thư Geneva năm 1925; một người Mỹ thuộc trung tâm vũ khí hóa học của Anh nói: “Lần cuối tôi tới Porton Down, họ đang tiêu hủy những thứ từ Chiến tranh Thế giới thứ Nhất”.

Học cách làm đúng

Và liệu mối đe dọa tấn công của ông Obama nếu ông Assad không hợp tác có đáng tin cậy? Quốc hội vẫn bất kham và lo ngại sâu sắc về việc chia sẻ trách nhiệm đối với những cuộc tấn công quân sự không được lòng dân. Trong bài phát biểu trên truyền hình của mình, ông Obama đã đề nghị “những người bạn cánh hữu” điều hòa giữa cam kết của họ với sức mạnh quân sự của Mỹ và việc không hành động trong một sự nghiệp chính đáng rõ ràng. Nói chuyện với những người Dân chủ phản chiến – một số trong số họ đã nói về sự giận dữ từ các cử tri với ý tưởng chi thêm tiền vào các cuộc phiêu lưu ở nước ngoài – ông Obama đã đề nghị “những người bạn ở cánh tả” nhận thức rằng khi trẻ em Syria được quay cảnh quằn quại đau đớn trên sàn bệnh viện lạnh lẽo, các nghị quyết và những sự kết án là không đủ. Nói về con đường ngoại giao có thể lay động một số người bạn đó, nhưng không phải tất cả.

Ông Obama không cần Quốc hội cho phép để tấn công Syria: ông đã chọn làm điều đó, khiến nhiều phụ tá của ông bị sốc, vì những lý do chính trị trong nước cơ bản. Các đối thủ của ông Obama ở Quốc hội đã tập hợp đằng sau một cáo buộc rằng ông đã coi thường hiến pháp bằng việc từ chối tham vấn họ. Nếu ông tự mình tiếp tục với một hành động không hợp lòng dân, những người Cộng hòa dường như chắc chắn công kích từ bên ngoài. Do đó ông đã quyết định buộc Quốc hội phải đưa ra lập trường. Ông đã đánh giá sai khả năng của mình thay đổi tâm trạng của công chúng. Theo Thượng nghị sĩ Mark Kirk, một đảng viên Cộng hòa ủng hộ hành động quân sự, ngày 10/9, trước khi có bài phát biểu của mình, ông Obama thừa nhận trước các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng “Tôi ổn, nhưng không ổn đến mức đó”.

Tổng thống có thể đã sử dụng bài phát biểu trên truyền hình của mình để gia tăng sự kiểm soát của ông đối với con đường ngoại giao không chắc chắn, do Nga dẫn dắt bằng cách giải thích rõ ràng điều gì, và vào lúc nào, sẽ tạo thành một phản ứng thỏa đáng của Syria. Ông đã có thể đề nghị Quốc hội thông qua một nghị quyết ủng hộ thời gian biểu và những yêu cầu của ông, và hỗ trợ nó bằng một sự đe dọa sử dụng vũ lực đáng tin cậy. Nhưng ông đơn thuần chỉ nói với Quốc hội hoãn bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào nhằm cho phép sử dụng vũ lực “trong khi chúng ta theo đuổi con đường ngoại giao này”, trước khi xác nhận lại, trong phần kết, rằng thông qua biện pháp ngoại giao và nếu cần thiết, vũ lực, Mỹ có thể vẫn làm điều có lợi nào đó.

Do đó ông Obama nghe như một nhà bình luận chính chính sách của mình. Bằng việc tỏ ra làm chậm lại bất kỳ dấu hiệu vội vã lao vào chiến tranh nào, nước cờ đầu ngoại giao có thể khiến việc đạt được một kiểu hành động nào đó thông qua Thượng viện dễ dàng hơn. Một nhóm các thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang tập hợp một điều gì đó theo đường hướng này. Tuy nhiên, trong dài hạn, bước ngoặt ngoại giao này tỏ ra giống như việc hầu như không làm gì để trừng phạt việc Syria sử dụng vũ khí hóa học — điều đó có thể chỉ thành công nếu ông Assad đồng ý từ bỏ chúng – và khó có thể giống như một sự răn đe bất kỳ ai ở những nơi khác muốn xây dựng một kho dự trữ vũ khí. Đó có thể là lựa chọn ít tồi tệ nhất. Điều đó không khiến nó trở thành một lý do để hy vọng.

***

(The Economist, 21-27/9/2013)

Thỏa thuận đạt được giữa Mỹ và các đồng minh của Mỹ với Nga dự tính loại bỏ vũ khí hóa học của Syria trong cuộc nội chiến.

Kafr Nabl, một thị trấn nhỏ nằm ở phía Tây Bắc Syria, đã rơi vào tay quân nổi dậy ngay từ đầu cuộc nội chiến kéo dài 30 tháng. Kể từ đó, nơi này đã trở nên nổi tiếng là một “Hollywood nhếch nhác” trong căn hầm trú bom, cho ra đời những video châm biếm về chiến tranh. Video gần đây nhất cho thấy hàng loạt những người giận dữ sống trong hang nhiều lần cố gắng thoát ra ngoài chỉ để bị bắn chết bởi súng máy hoặc bị nổ tung vì bom, trong khi đó những khán giả phương Tây và Arập thì xem một cách thờ ơ. Sau lần thử thứ ba, những “người nguyên thủy” này bị chết đột ngột vì một loại chất hóa học, những khán giả này phản đối. Một nhân vật cầm lá cờ Nga xuất hiện và đưa một ống đựng chất độc rỗng cho những khán giả đang tán dương. Những người sống trong hang động phản đối nhưng cuộc tàn sát vẫn tiếp diễn, giờ là với bom và đạn.

Ít nhất cho đến nay, video này dường như miêu tả khá chính xác những gì đang diễn ra ở Syria. Thế giới đang trở nên bối rối vì nó. Các nước đang tranh cãi về việc tấn công Syria vì đã sử dụng khí độc và cảm thấy khó hiểu trước cam kết đột ngột của Chính phủ Syria vào ngày 10/9/2013 sẽ từ bỏ vũ khí hóa học, điều mà trước đây họ đã phủ nhận. Các nước phương Tây đang đàm phán với nhà bảo hộ của Chính phủ Syria, Nga; một bản báo cáo từ các thanh sát viên Liên Hợp Quốc vào ngày 16/9 đã xác nhận việc sử dụng khí độc sarin để chống lại dân thường Syria vào tháng 8/2013. Nhưng do những tranh cãi ngoại giao về kế hoạch phá hủy chương trình khí độc của Syria đang ngày càng gay gắt, cơ hội có một nền hòa bình trên thực địa, hoặc thậm chí một khoảng thời gian tạm ngừng cuộc chiến cho đến nay đã khiến cho ít nhất 110.000 người thiệt mạng và 6 triệu người không nhà cửa, dường như quá xa vời.

Lợi dụng việc dỡ bỏ bất cứ mối đe dọa tức thì nào về lệnh trừng phạt quốc tế, chế độ đầy thách thức của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad, đã tiếp tục lại và leo thang những cuộc tấn công bằng pháo, không quân và bộ binh vào ngoại ô thủ đô Damascus do quân nổi dậy kiểm soát. Những trận đánh ác liệt diễn ra ở nơi khác trên đất nước này, khiến thêm 2000 người thiệt mạng bằng vũ khí thông thường, được ghi lại từ ngày 21/8, thời điểm diễn ra cuộc tấn công bàng vũ khí hóa học vào hai khu vực ngoại ô của thủ đô Damascus. Những nhóm quân nổi dậy ô hợp gần đây đã tổ chức những vụ đột nhập quy mô nhỏ nhằm chống đối chính phủ ở miền Đông, Nam, Bắc, bao gồm cả khu vực gần thị trấn Safira, vị trí bị nghi ngờ có nhà máy vũ khí hóa học. Nhưng những cuộc chiến đấu giữa bản thân họ cũng ngày càng gia tăng.

Các lực lượng dân quân người Kurd ở phía Đông Bắc, muốn xây dựng khu vực sắc tộc của riêng mình, đã có những cuộc xung đột đẫm máu với Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS), một nhánh cực đoan của al- Qaeda. ISIS đã chiến đấu với lực lượng dân quân nổi dậy địa phương ở một số thành phố dọc theo thung lũng Euphrates, chia cắt miền Trung Syria, và vào ngày 18/9 đã phát động một cuộc tấn công trên quy mô toàn diện để giành quyền kiểm soát Azaz, một thị trấn gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nằm trong các tuyến đường dẫn đến thành phố lớn thứ 2 của Syria, Aleppo, từ tay một nhóm được hỗ trợ bởi phương Tây và các nước Arập vùng Vịnh.

Cuộc thảo luận nẩy lửa về một cuộc chiến tranh bên trong chiến tranh đang đến rất gần khiến các nhóm nổi dậy dân tộc chủ nghĩa chiến đấu chống lại những phần tử thánh chiến toàn Hồi giáo của ISIS mà ban lãnh đạo và những người nắm quyền hầu hết đều đến từ bên ngoài Syria, giờ đây báo hiệu là có thật. Những nhóm đối đầu công khai lên án ISIS hoạt động cho chế độ Syria, trong khi đó những phần tử thánh chiến cảnh báo về một nỗ lực gây chia rẽ được Saudi Arabia tài trợ, và Mỹ truyền cảm hứng bằng cách ủng hộ những lực lượng dân quân Hồi giáo chống al-Qaeda, như Mỹ đã thực hiện thành công tại Iraq. Trong một bài phát biểu giấu mặt, nhân vật đứng đầu mạng lưới al Qaeda Ayman Zawahiri, đã bổ sung thêm dự đoán với lời kêu gọi phe nổi dậy Syria hãy tránh xa “các đảng thế tục, vốn là đồng minh của phương Tây”.

Tình hình đang trở nên vô cùng rối ren khi theo những điều khoản được phác thảo trong thỏa thuận đạt được vào ngày 14/9 tại Geneva giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, các đội của Liên Hợp Quốc được dự định triển khai đến Syria, phong tỏa các kho và nhà máy sản xuất vũ khí hóa học, xác minh rằng những bản kiểm kê do Chính phủ Syria cung cấp là đầy đủ và phá hủy các chất độc hóa học. Syria có nghĩa vụ phải giao nộp bản kiểm kê đầu tiên vào ngày 21/9.

Tổ chức cấm phổ biến vũ khí hóa học, quy định các bên ký kết phải tuân thủ hiệp định toàn cầu chống loại vũ khí này, tuyên bố rằng họ sẵn sàng làm việc vào ngày 14/10 khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực đối với Syria. Thỏa thuận Nga-Mỹ cho rằng vũ khí hóa học có thể được loại bỏ vào giữa năm 2014, tình cờ đó cũng là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của Assad.

Tuy nhiên, ngoài khó khăn về thể chất khi phải hoạt động tại Syria, những tranh luận ngoại giao cho rằng thời gian biểu này quá tham vọng. Khó khăn đầu tiên đã xuất hiện trong những phản ứng trước bản báo cáo của các thanh sát viên Liên Hợp Quốc được giao nhiệm vụ điều tra những cuộc tấn công hóa học xẩy ra vào tháng 8/2013. Họ không có sứ mệnh quy trách nhiệm, tuy nhiên bản báo cáo của họ đã cung cấp những chi tiết, mà theo các chính phủ phương Tây và những chuyên gia hoạt động độc lập, đã chỉ ra một cách chắc chắn rằng Chính phủ Syria là đối tượng khả nghi duy nhất.

Đặc tính của khí độc sarin cho thấy một quy trình sản xuất tinh vi. Các tên lửa được sử dụng để chuyên chở loại khí độc này là loại được quân đội Syria triển khai rộng rãi, mà chưa từng thấy chúng nằm trong tay quân nổi dậy. Và quỹ đạo của tên lửa, theo tính toán của các chuyên gia giám định của Liên Hợp Quốc, từ hai điểm va chạm khác nhau, hướng trực tiếp đến Qassioun, ngọn núi cằn cỗi bao quát cả vùng Damascus. Nơi này chủ yếu bị choán bởi căn cứ trải rộng của lực lượng Vệ binh Cộng hòa Syria, và chính từ đây chính phủ đã rải những trận đạn pháo, rocket và súng cối vào những khu vực nổi dậy của thành phố này.

Các quan chức Nga lại nhìn nhận nhũng phát hiện của Liên Hợp Quốc theo một cách khác. Ban đầu họ cho rằng chúng không thuyết phục. Nhưng sau những cuộc thảo luận với Syria, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Ryabkov, đã chỉ trích bản báo cáo “bị chính trị hóa, mang định kiến và phiến diện”. Có đôi chút ngạc nhiên khi Assad, sau khi đưa ra bàng chứng nổi tiếng mới, ám chỉ quân nổi dậy là thủ phạm của những vụ tấn công hóa học, cho Ryabkov, đã cảm ơn Nga vì “mang đến hi vọng về sự cân bằng toàn cầu mới”.

Sự phản đối đột ngột của Nga đã gây chấn động theo một cách kỳ quặc, xét đến thái độ dứt khoát đầy căng thẳng của họ đối với lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc theo luật pháp quốc tế khi Barack Obama đe dọa có những cuộc tấn công trừng phạt nhằm vào Syria. Khác với thường lệ, Liên Hợp Quốc đã thẳng thừng phản pháo, coi những kết quả của cuộc điều tra là “không thế chối cãi”, Về phần mình, các nhà ngoại giao phương Tây suy đoán rằng mục đích của việc Nga phản đối là để tạo nên bức bình phong xung quanh vấn đề đang dần xuất hiện tiếp theo, xây dựng một nghị quyết của Hội đồng Bảo an xác định rõ sứ mệnh cho các nhóm làm việc về vũ khí hóa học tại Syria.

Ngoài những vấn đề về kỹ thuật và tài trợ tinh vi, phần khó khăn nhất tập trung vào việc liệu nghị quyết này có được ban hành theo Chương 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, cho phép sử dụng vũ lực trong trường hợp không tuân thủ hay không. Nga tìm cách tránh Chương 7, hoặc bất kỳ lời lẽ nào cho phép sử dụng vũ lực mà không cần một cuộc bỏ phiếu mà trong đó phiếu phủ quyết của Nga vẫn có hiệu lực. Các nhà ngoại giao vẫn khá kín tiếng, nhưng các cựu quan chức tình báo phương Tây đã thể hiện thái độ hoài nghi sâu sắc về việc Syria có ý định từ bỏ kho vũ khí từ lâu đã được coi là sự răn đe duy nhất để chống lại kẻ thù công khai chính của nước này, một Israel được trang bị vũ khí hạt nhân.

Igor Ivanov, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nga, tin rằng có thể Nga sẽ tìm cách kéo dài trò chơi ngoại giao lâu nhất có thể, bởi vì nó đang giúp chính quyền đến nay vẫn bị cô lập của Vladimir Putin khôi phục tầm vóc quốc tế. Ivanov nói rằng: “Ưu tiên của Điện Kremlin không phải là bản thân Syria mà là mối quan hệ với Mỹ. Syria chỉ là một sân chơi. Nga muốn được coi là một bên tham gia trong các quyết định lớn của thế giới, ngang bằng chỉ với Mỹ”./.

Sorry, the comment form is closed at this time.

 
%d người thích bài này: