BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2055. MỸ ĐỨNG TRƯỚC LỰA CHỌN “CHIẾN TRANH HAY HÒA BÌNH” Ở SYRIA

Posted by adminbasam trên 05/10/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Tư, ngày 25/9/2013

TTXVN (Pretoria 24/9)

Theo mạng “Tin Trung Đông”, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey, được sự hậu thuẫn của các tướng lĩnh và đô đốc, đang đứng trước tình thế phải chấp thuận tức thì và thực hiện không cần suy nghĩ về kế hoạch hành động của tổng thống Barack Obama. Đó là phát động một cuộc tấn công quân sự Syria và vào một nền hòa bình vốn dĩ đã rất mong manh ở Trung Đông.

Tính đến thời điểm tối ngày 29/8, Tổng thống Obama đã và đang trên đà phát động một cuộc chiến tranh bằng tên lửa hành trình kéo dài 72 giờ và không kích vào các mục tiêu phòng không và chiến lược khác của Syria. Theo kế hoạch dự kiến, Mỹ sẽ thực hiện tấn công tổng lực bằng tên lửa, sau đó tấn công bổ sung nhằm vào những mục tiêu bị bỏ sót hoặc vẫn trụ vững sau loạt oanh kích thứ nhất. Nhà Trắng đã yêu cầu mở rộng danh sách các mục tiêu tấn công, tăng “nhiều hơn nhiều” so với con số 50 lúc ban đầu. Động thái này nhằm tăng khả năng tiêu diệt lực lượng quân sự của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, vốn đang được triển khai rải rác khắp Syria.

Tổng thống Barack Obama đã bị đội ngũ hoạch định chính sách thuyết phục như cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power, Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes, tất cả những người ủng hộ cho chính sách được gọi là “Trách nhiệm bảo vệ ” – (R2P) mà từ đó Obama có thể sử dụng làm con bài chủ chốt trước Quốc hội nhằm thuyết phục cơ quan quyền lực này đồng ý cho ông ta thực hiện kế hoạch tấn công Syria. Theo đó, Obama tuyên bố rằng hoạt động nhân đạo không cần được sự chấp thuận theo quy định của Nghị quyết quyền lực chiến tranh tại Điều 1, mục 8 của Hiến pháp Mỹ. Rhodes, nhân vật thiếu kinh nghiệm quân sự, cũng như Rice, Power đều đứng về phía Obama bởi vì mối quan hệ thân thiết gia đình với Tổng thống Mỹ. Anh trai của Rhode, David Rhodes, từng là giám đốc điều hành của Fox News, hiện là Chủ tịch tập đoàn truyền thông CBS News. Anh trai cố vấn đặc biệt của Obama, Tiến sỹ Elizabeth Sherwood-Randall, là Ben Sherwood hiện đang nắm chức Chủ tịch tập đoàn truyền thông ABC News. Power kết hôn với cựu thông tin chiến lược gia của Obama Cass Sunstein, người đã phát triển các phương pháp chống lại các thông tin xấu, không mấy thân thiện về Tổng thống thông qua các chiến dịch về “sự nhận thức bất hòa”.

Nhiều chính trị gia Mỹ đã bị ru ngủ vào buổi tối ngày 29/8 khi bị thuyết phục chắc chắn rằng Obama có thể sẽ đưa ra quyết định cuối cùng tấn công Syria trong những giờ khắc đầu tiên vào sáng ngày 30/8. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, đã vội vã tới Nhà Trắng ngay từ sáng sớm tinh mơ ngày 30/8 để đưa ra lời kêu gọi cuối cùng về việc tạm hoãn kế hoạch tấn công. Dempsey đã nói với Tổng thống Obama rằng kế hoạch tấn công quân sự của Tổng thống chưa thể thực hiện. “Nếu Tổng thống thực hiện hành động này, kế hoạch sẽ thất bại và Tổng thống sẽ càng lún sâu thêm vào cuộc chiến này. Nếu không được sự đồng ý của Quốc hội, Tổng thống sẽ gặp nhiều khó khăn. Những lời cảnh báo của Dempsey đối với Obama về Quốc hội thật đáng khen ngợi. Gần 210 thành viên Quốc hội, bao gồm cả nghị sỹ đảng Cộng hòa và Dân chủ, đã ký vào một kiến nghị thư gửi đến Tổng thống Obama cảnh báo ông không nên tấn công Syria khi chưa được sự cho phép của Quốc hội Mỹ.

Tổng thống Obama đã quyết định tìm cách thông qua Quốc hội bỏ phiếu cho phép ông ta thực hiện hành động tấn công quân sự Syria . Các quan chức chính quyền Mỹ, trong đó có cả Ngoại trưởng John Kerry và Phó Tổng thống Joe Bidden, đã bắt đầu gặp gỡ các thành viên Quốc hội để thuyết phục họ bỏ phiếu chấp thuận thông qua kế hoạch hành động quân sự. Tổ chức vận động hành lang Israel – ủy ban các vấn đề Israel của Mỹ(AIPAC) – sử dụng sức mạnh chính trị to lớn của mình để buộc các thành viên quốc hội, vốn nhận được sự đóng góp đáng kể từ thành viên AIPAC trong các chiến dịch tranh cử, để số này ủng hộ kế hoạch hành động của Tổng thống Obama.

Tối ngày 1/9, tờ New York Times lần đầu tiên đăng tin về sự tham gia của lực lượng vận động hành lang trong Quốc hội Mỹ trong kế hoạch của Obama trên trang mạng trực tuyến của báo này. Theo nhận xét của New York Times, “một quan chức chính quyền, nhân vật này cũng như nhiều người khác, đã từ chối bình luận về chiến lược của Nhà Trắng”. Bài viết này cũng khẳng định AIPAC là một tổ chức hùng mạnh bất chấp lẽ phải và luật pháp cũng như những đồng minh của nó trong Quốc hội Mỹ: “Nếu Nhà Trắng không có khả năng bắt buộc người khác chấp thuận thực hiện giới hạn đỏ chống lại thảm họa sử dụng vũ khí hóa học thì chính chúng ta đang gặp rắc rối”. Tuy nhiên, bài viết sau đó nhanh chóng bị gỡ khỏi trang mạng của tờ báo.

Sự hào phóng hỗ trợ tài chính của AIPAC cho các thành viên của Thượng viện Mỹ đang được đáp lại bằng các tuyên bố lớn tiếng (của những người đã nhận khoản tiền tài trợ của AIPAC) về việc ủng hộ hành động quân sự chống Syria. Nói cách khác các thượng nghị sỹ đã nhận tiền quyên góp của AIPAC trong chiến dịch tranh cử vào chính trường Mỹ đang lên tiếng ủng hộ cho kế hoạch hành động quân sự của Obama. Người nhận khoản tiền cung cấp lớn của AIPAC từ năm 2006-2012 (khoảng 772.327 USD) chính là Thượng nghị sỹ John McCain, người đã bênh vực cho các phiến quân Syria, thậm chí là cả tổ chức Hồi giáo cực đoan như Mặt trận al-Nusra có liên hệ với Al-Qaeda. Một nhân vật nổi tiếng khác nhận tài trợ kinh phí đáng kể từ AlPAC là Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ bang New Jersy Robert Menendez, người đã nhận quyên góp khoảng 343.394 USD từ tổ chức này. Menendez hiện là Chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đã được Obama giao nhiệm vụ dẫn dắt Thượng viện thông qua Nghị quyết tấn công quân sự Syria của Nhà Trắng.

Những chính trị gia khác trong Chính quyền Obama như Rice, Power, Rhodes và Kerry, tất cả đều ủng hộ tấn công quân sự. Điều này đã khiến Dempsey nổi cơn thịnh nộ về cái cớ R2P mà số này viện dẫn để chi phối Hội đồng An ninh quốc gia. Nhiều tin tức đang lan truyền trong Bộ Ngoại giao về khả năng Obama có thể tấn công Syria mà không cần đến sự đồng ý của Quốc hội. Trong khi đó, Lầu Năm Góc lại chỉ ra rằng không ai trong Hội đồng an ninh quốc gia, kể cả Rice, Power, hay Rhodes có chút gì về kinh nghiệm quân sự và Kerry chỉ là kênh truyền tải mong muốn của người bạn tốt của ông ta là Thượng nghị sỹ Johm Me Cain, người liên tục ủng hộ các phần tử nổi dậy có quan hệ với Al-Qaeda ở Syria và Libya.

Obama đang phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã. Một số quan chức hàng đầu tại Lầu Năm Góc không mấy hài lòng với chính sách của Obama trong vấn đề Syria, số này đã cảnh báo đến cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về những bằng chứng hiện có đã chứng tỏ rằng Obama và Giám đốc Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John o.Brennan đã tự ý cho phép chuyển giao vũ khí cho các chiến binh của tổ chức nổi dậy Hồi giáo Ansar al Sharia tại Libya có liên hệ với Al-Qaeda và tổ chức Hồi giáo cực đoan Mặt trận al-Nusra tại Syria cũng có quan hệ với Al-Qaeda. Hành động này trong phạm vi nào đó là bất hợp pháp giống như vụ tai tiếng Iran-Contra. Tại thời điểm đó, theo luật pháp của Mỹ, việc bán vũ khí cho Iran, cung cấp tiền bạc cho lực lượng Contra là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và Tổng thống Reagan hoàn toàn ủng hộ đạo luật này. Tuy nhiên, cũng chính Reagan đã vi phạm đạo luật đó khi cho phép tiến hành các thương vụ mua bán vũ khí bí mật giữa Mỹ và Iran. Ngay sau khi vụ việc bị bại lộ, những người liên quan, đa phần là các quan chức trong Chính quyền Reagan, đã bị bắt và kết tội, song Tổng thống lại thoát tội. Vụ việc này được xem là 10 sự kiện tai tiếng nhất trong lịch sử các đời tổng thống Mỹ. Và những tuyên bố mang tính xác thực trên của các quan chức quốc phòng Mỹ thực sự có thể mang tính buộc tội cao đối với Obama.

Khi những bằng chứng này được công bố, Obama và Brennan (nhân vật từng điều hành các chiến dịch liên quan đến Giám đốc cơ quan tình báo Saudi Arabia, Hoàng tử Bandar bin Sultan al Saud và Al-Qaeda), cá nhân cả hai nhân vật này đều hoàn toàn hiểu rằng vũ khí trong các kho tàng của chính quyền cựu Tổng thống Muammar Gaddafi của Libya đã được chuyển giao cho lực lực Al-Qaeda ở Syria để sử dụng trong các cuộc tấn công khủng bố. Và khả năng Obama cùng Brennan sẽ bị yêu cầu điều trần luận tội về hành động trên. Việc chuyển giao vũ khí trực tiếp liên quan đến vụ tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Libya vào chi nhánh của CIA ở Benghazi ngày 11/9/2012 là một sự kiện mà bản thân Obama không đủ khả năng tự tháo gỡ và thoát ra khỏi vấn đề này.

Bandar, nhân vật còn có biệt danh là “Bandar Bush” được chính các thành viên của gia đình Bush đặt cho vì ông ta có mối quan hệ mật thiết gần gũi với họ và tên khác nữa là “Bandar bin Israel” bởi vì ông ta có quan hệ chặt chẽ với Cơ quan tình báo Mossad của Israel. Là một nhân vật quan trọng, chủ chốt trong việc tìm cách lật đổ Chính quyền Assad ở Damascus, Bandar đang thực hiện một chính sách Arab đối với Syria, thay thế chính quyền Shiite của Assad bằng chính phủ cực đoan Sunni và sẽ hạn chế quyền lực của người Thiên chúa giáo, Alawite, Shiite, đặc biệt là cách thức điều hành, quản lý đất nước giống như mô hình Sunni Wahhabite đang thực hiện tại Saudi Arabia.

Một trong những lý do khiến Obama và đội ngũ cố vấn của ông ta đàn áp người tiết lộ thông tin động trời gần đây, Edward Snowden, theo cách hành xử chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ chính là nhằm hạn chế mối bất hòa, mâu thuẫn giữa các quan chức tình báo và quân sự mà có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng với thông tin chi tiết về việc Obama (cũng giống như người tiền nhiệm của ông ta) đã tác động, thúc đẩy cơ quan tình báo dọn đường cho một cuộc chiến tranh. Trong trường hợp này, Cơ quan tình báo của Nhà Trắng đã cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học đơn giản chỉ dựa trên những bằng chứng và thông tin không mấy rõ ràng do Israel cung cấp. Nhiều thông tin cho thấy lực lượng nổi dậy tại Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tại Damascus, Homs, việc họ sử dụng khí sarin và khí clo tại Homs đã bị che giấu. Đồng thời Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cơ quan thông tin của Chính phủ Anh (GCHQ) đã tuyên truyền rằng Đơn vị 8200 của Israel, cơ quan chuyên thu thập và giải mã thông tin tình báo tín hiệu (SIGINT) có khả năng nghe lén và đánh cắp những thông tin liên quan đến quân sự được truyền đi giữa các tàu hải quân và máy bay trong vùng biển Địa Trung Hải, đã thu được tín hiệu thông tin tình báo trực tiếp phát đi từ chính chỉ huy lực lượng quân đội Syria đã ra lệnh tấn công bằng khí độc sarin vào Ghouta ngày 21/8.

Nhà Trắng đã tự thực hiện các chiến dịch truyền thông đưa tin sai lệch và dựa vào đó để lấy cớ tiến hành hành động quân sự nhằm vào Syria. Hãng thông tấn BBC đã bị phát giác việc sử dụng các hình ảnh thường dân thiệt mạng ở Iraq để đăng tải “những nạn nhân” trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học là do Chính quyền Assad thực hiện. Tương tự như vậy, Al Jazeera, hãng truyền thông thuộc sở hữu của Chính phủ Qatar đã trình chiếu hình ảnh “những nạn nhân của Chính quyền Assad” được quấn băng bó một cách giả tạo và máu nhân tạo của Hollywood.

Những quân nhân Mỹ hiểu rất rõ ràng Tổng thống Obama và đội ngũ cố vấn của ông ta đang nói dối một cách có hệ thống nhằm lôi kéo Mỹ sa lầy chiến tranh tại quốc gia Hồi giáo Syria. Và kết cục thảm bại đang chờ Obama cùng chính sách hiếu chiến quân sự của ông ta ở phía trước.

***

Cũng theo mạng ‘Tin Trung Đông”, Tổng thống Obama trong phát biểu vào ngày 31/8 đã khẳng định: “Giờ đây, sau khi cân nhắc mọi điều một cách cẩn thận, tôi đã quyết định Mỹ nên thực hiện hành động quân sự đối với Syria. Đây không phải là sự can thiệp không hạn chế về thời gian và lực lượng. Chúng tôi sẽ không đưa quân tham chiến trên chiến trường. Thay vào đó, hành động của chúng tôi đã được lên kế hoạch có giới hạn về thời gian và phạm vi. Tôi cũng vừa đưa ra quyết định thứ hai.”

Tuyên bố của Tổng thống Obama về quyết định “Mỹ nên thực hiện hành động quân sự đối với Syria” là điều đáng chú ý bởi nhiều lý do, đặc biệt là khi ông đi kèm với điều này bằng khẳng định sẽ “xin phép Quốc hội cho sử dụng vũ lực”. Yếu tố đáng chú ý đầu tiên là ông đã quyết định tấn công trước khi xin phép Quốc hội, thay vì hành động thực tế thông thường là bảo lưu đánh giá về khả năng thực hiện hành động quân sự cho đến khi quá trình này hoàn tất.

Điều phản biện tốt nhất ở đây chính là vào thời điểm khi Liên hợp quốc cùng nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế khác vẫn đang xem xét bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học (điều không thể phủ nhận) và ai là người đã sử dụng số vũ khí đó (cũng có thể là Chính phủ Syria) thì chờ đợi thêm một thời gian nữa không phải là điều gì xấu. Tổng thống Barack Obama che giấu được vấn đề trì hoãn tấn công bằng việc trích dẫn lời của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ như sau: “Vấn đề chúng ta thực hiện nhiệm vụ này không phải là thời điểm nhạy cảm. Hành động này có thể diễn ra hiệu quả vào ngày mai, vào tuần tới hay thậm chí vào tháng tới kể từ lúc này”. Sử dụng vấn đề thời gian là điều rất có ích, như là một điều giá trị trong cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ từ Quốc hội, đặc biệt khi ký ức của người dân Mỹ vẫn còn rõ nét về quá trình dẫn đến cuộc xâm lược Iraq do Mỹ lãnh đạo một thập kỷ trước đây cũng dựa trên các thông tin tình báo sai lệch được bổ sung, hỗ trợ thêm bằng quyết tâm từ các quan chức trong Chính quyền Bush và Anh.

Yếu tố đáng chú thứ ba là Tổng thống không đề nghị Quốc hội triệu tập vào ngày hôm sau hay hôm tiếp theo mà chờ đợi cho đến khi Quốc hội họp phiên trở lại vào ngày 9/9. Điều này tạo thêm thời gian cho Chính quyền Obama đệ trình kế hoạch lên trước Quốc hội, ủng hộ cho quyết định của Tổng thống khi ông Obama tuyên bố đã sẵn sàng hành động; nhưng nó cũng có nguy cơ làm giảm bớt tầm quan trọng của đội ngũ cố vấn và hoạch định chính sách của ông ta, nhất là Ngoại trưởng John Kerry, người đã cố gắng nỗ lực kiến tạo những hành động tàn ác được thể hiện trong những ngày vừa qua.

Một yếu tố có liên quan nữa là Mỹ sẽ không đủ khả năng để đáp trả một cuộc tấn công trả đũa trực tiếp nhằm vào công dân, binh lính Mỹ ở nước ngoài. Trong trường hợp Washington lãnh đạo hành động can thiệp quân sự thì ưu tiên số một không phải vì lợi ích quốc gia mà vì chính cái gọi là vai trò của Mỹ vốn được tung hô là “một quốc gia không thể thiếu trên thế giới”. Mọi thứ đã được làm sáng tỏ. Nếu Mỹ không hành động thì không ai sẽ chịu gánh vác trách nhiệm. Nhưng việc thiếu mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia Mỹ đã tăng cường động lực cho Tổng thống cần phải tạo ra vụ việc mà Mỹ cần phải hành động tiên phong đi đầu.

Sự cần thiết phải đệ trình kế hoạch tấn công quân sự trước Quốc hội đã bị chỉ trích kịch liệt ngay chính tại Mỹ khi trước đó Quốc hội Anh đã phủ quyết vai trò của London trong việc tham gia tấn công Syria, cho dù Thủ tướng Anh David Cameron và Ngoại trưởng William Hague đã gây sức ép để thực hiện hành động quân sự. Và điều này đã giảm thiểu cơ hội hành động cho Tổng thống Obama. Chắc chắn những gì diễn ra ở Quốc hội Anh đã tác động đến quyết định của Obama.

Yếu tố đáng chú ý tiếp theo (dù không mấy phải ngạc nhiên) là Chính quyền Obama rõ ràng từ bỏ ý định dựa vào Liên hợp quốc. Chắc chắn Nga và Trung Quốc sẽ phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào kêu gọi sử dụng vũ lực mà Hội đồng Bảo an đưa ra, như những gì mà hai nước này đã hành động trước đó, và đến giờ cũng vẫn sẽ hành động như vậy khi Mỹ có gắng vận dụng sự công nhận của cộng đồng quốc tế, ít nhất cũng là cố gắng làm như vậy để thiết lập một cơ sở pháp lý quốc tế cho hành động quân sự, thậm chí ngay cả khi hành động đó không đạt được sự chấp thuận của Liên hợp quốc. Từng có tiền lệ cho cách thức hành động này là trong cuộc chiến tranh Kosovo vào năm 1998. Mỹ đơn phương thực hiện và chứng minh quan điểm đó bằng hành động tấn công Kosovo không cần đến sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an. Washington lần đầu tiên đã công khai “qua mặt” Liên hợp quốc, tìm cách khẳng định có thể tự giải quyết những vấn đề khủng hoảng trên thế giới mà không cần có sự tham gia của tổ chức này. Mỹ cũng lợi dụng cuộc chiến này để khẳng định “vai trò lãnh đạo” đối với châu Âu, nhất là trong bối cảnh sau khi Liên Xô tan rã, các đồng minh tại lục địa già bắt đầu tính đến việc thoát khỏi bóng của “chiếc ô ảnh hưởng của Mỹ”, triển khai những chính sách độc lập hơn với Washington. Điều này khiến cho từng nước thành viên NATO dễ dàng hơn trong việc tự quyết định cơ sở pháp lý dựa vào đó để chuẩn bị hành động.

Tuy nhiên, yếu tố đáng chú ý nhất trong tuyên bố của Tổng thống Obama là tiền lệ ông đang đặt ra để lôi kéo Quốc hội cùng đưa ra quyết định về việc sử dụng vũ lực, không phải thông qua hành động “tham vấn đơn thuần” mà là “cho phép chính thức”. Điều này sẽ đi vào lĩnh vực pháp lý và sẽ khiến nhiều nghị sỹ trong Quốc hội kỳ vọng rằng Obama (những người kế nhiệm tiếp theo của ông) cũng chứng tỏ sự tôn trọng như vậy đối với Quốc hội trong tương lai, điều mà thực tế nhiều thành viên Quốc hội thường yêu cầu.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội cho phép sử dụng vũ lực chứ không phải tham vấn từ lâu đã trở thành ngoại lệ hơn là quy định. Nghị quyết chính thức cuối cùng của Quốc hội Mỹ về chiến tranh, được quy định trong Điều I Hiến pháp, là đối với Bulgaria, Romania và Hungary vào ngày 4/6/1942. Kể từ đó, thậm chí ngay cả khi bị lôi kéo thì Quốc hội Mỹ cũng chỉ thông qua các nghị quyết không ràng buộc hoặc chiếu theo quy định của Nghị quyết về quyền hạn chiến tranh tháng 11/1973 (War Powers Resolution). Đây là nghị quyết buộc Tổng thống phải tham vấn ý kiến của Quốc hội trước khi ra quyết định can thiệp quân sự. Đó cũng là nỗ lực của Quốc hội để giành lại một số quyền lực trên thực tế trong quyết định đưa lực lượng quân đội vào con đường nguy hiểm nhằm phản ứng hành động của Chính phủ Mỹ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ. Tháng 8/1964, dù nhận thấy “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ” sẽ nới rộng một cách không cần thiết quyền lực Tổng thống, nhưng Thượng viện Mỹ đã thông qua nó tương đối nhanh, với đa số áp đảo 88/2. Hai phiếu chống là của các nghị sỹ Emest Gruening (Thống đốc bang Alaska) và nghị sỹ Wayne Morse (bang Oregon), đều thuộc Đảng Dân chủ. Trong hoàn cảnh hiện nay, tấn công quân sự chỉ diễn ra trong vài ngày thì những quy định này chắc chắn sẽ không thể thực hiện.

Có hai lý do cơ bản để ngăn chặn quy định của Hiến pháp về tuyên bố chính thức phát động chiến tranh. Thứ nhất, với một tuyên bố như vậy, một khi được đưa ra, sẽ rất khó để chấm dứt và có thể dẫn đến yêu cầu đầu hàng vô điều kiện (như Đức và Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ II), thậm chí ngay cả khi điều đó sẽ không vì lợi ích quốc gia, đặc biệt là trong chiến tranh Triều Tiên. Các lý do thuyết phục hơn để bỏ qua yêu cầu này là nhu cầu thực sự, trong thời gian Chiến tranh Lạnh, để cho Tổng thống đủ khả năng phản ứng gần như tức thì đối với cuộc tấn công hạt nhân vào Mỹ hay trong phạm vi hẹp hơn là ngăn chặn một cuộc tấn công quân sự thông thường đối với Mỹ và đồng minh ở châu Âu.

Khi Chiến tranh Lạnh trôi qua với “đống tro của lịch sử”, lập luận thứ hai này nên chỉ là mong ước khi nó đã bị chứng minh là không thể thực hiện được. Tổng thống được coi là có quyền sử dụng quân đội Mỹ, chiếu theo quy định trong Nghị quyết về quyền hạn chiến tranh mà chưa từng bao giờ được thử nghiệm. Nhưng tại sao lại như vậy? Thậm chí ngay cả khi vụ tấn công khủng bố xảy ra trên lãnh thổ Mỹ, Washington cũng không đáp trả ngay lập tức mà cần thời gian để xây dựng lực lượng và kế hoạch cần thiết để lật đổ chế độ Taliban ở Afghanistan và dù sao nếu Tổng thống George w. Bush được đề nghị vào ngày 12/9 về việc tuyên chiến thì chắc chắn ông ta cũng sẽ nhận điều đó từ Quốc hội mà nhiều khả năng sẽ là đồng thuận.

Do vậy, khi thời gian trôi qua, những gì mà ông Obama tuyên bố vào ngày 31/8/2013 có thể ít được nhớ đến hơn là những gì liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và nhiều hơn nữa là nhũng gì về sự ngụ ý tái lập quá trình cân nhắc đầy đủ và chia sẻ trách nhiệm toàn diện với Quốc hội về các quyết định chiến tranh-hòa bình như thực tế lịch sử từng thực hiện cho đến năm 1950. Đề xuất này sẽ còn gây nhiều tranh cãi, và nó cũng nên được như vậy. Tuy nhiên, nếu tuyên bố của Tổng thống không trở thành tiền lệ (như đánh giá của tác giả bài viết mà nó nên là như vậy, trừ trường họp đặc biệt khi một phản ứng quân sự tức thì được thực hiện vì lợi ích an ninh quốc gia) thì Tổng thống sẽ thực hiện một hành động quan trọng và lâu dài đối với dân tộc, trong đó có cả bước đi tiềm năng đáng kể trong việc giảm sự quân sự hóa quá đà trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Và điều này cũng sẽ có thêm một lợi ích nữa: Hầu hết các thành viên quốc hội đều ít hiểu biết về thế giới bên ngoài và trong nhiều thập kỷ họ đã thực hiện nghiêm túc trách nhiệm pháp lý trong đưa ra tuyên bố chiến tranh. Vì vậy các thành viên này cần được cung cấp thông tin đầy đủ hơn trong một số quyết định sinh mệnh liên quan đến sự rủi ro sinh mạng của nhiều binh sỹ Mỹ.

***

Đối với Syria, không có nhiều lựa chọn tốt. Nhưng Tổng thống Mỹ đã chọn phương án tồi nhất.

Những rắc rối của cuộc xung đột Syria đã đụng chạm đến những lợi ích của Mỹ theo vô số cách khác nhau – những cách không nhất thiết phải gắn chặt với một phương hướng hành động nào. Có nhiều mục tiêu, và nhiều chiến lược có thể được áp dụng để đạt được những mục tiêu đó, và kết quả là có những lập luận hợp lý được đưa ra cho cả việc can thiệp và phản đối can thiệp vào Syria. Không may, điều duy nhất vô nghĩa lại là con đường mà Tổng thống Obama dường như quyết tâm theo đuổi.

Chính quyền Obama luôn nhấn mạnh những lập luận phản đối sự can thiệp. Tuy nhiên đồng thời, Obama cũng đòi hỏi Assad phải ra đi, đặt ra một giới hạn đỏ phản đối sử dụng vũ khí hóa học, và bật đèn xanh cho việc cung cấp vũ khí quy mô nhỏ và huấn luyện theo đơn vị nhỏ cho phe đối lập. Những hành động như vậy không nhất quán với nhau hoặc với bất cứ cách tiếp cận hợp lý mang tính chiến lược nào. Thay vào đó, chúng dường như là sản phẩm của một Nhà Trắng đang cố gắng theo đuổi cả hai cách.

Bởi vì Washington không sẵn sàng gắn giọng điệu của mình về mong muốn nhìn thấy Assad ra đi với hành động, thay vào đó họ tìm kiếm những cách thức ở ngoài lề – thậm chí chỉ mang tính giọng điệu – để tỏ ra như thể họ đang thực hiện một điều gì đó. Nhưng đó là điều tồi tệ nhất mà Mỹ có thể làm. Nó dẫn đến những biện pháp nửa vời chồng chéo lên nhau, khiến Mỹ ngày lún sâu vào các cam kết mà không tiến gần hơn tới việc đạt được bất cứ một mục tiêu ý nghĩa nào. Đây chính là kết cục của Mỹ ở Việt Nam.

Đơn giản là chính quyền phải lựa chọn một trong hai chiến lược tổng quát: không làm gì cả hoặc theo đuổi một cuộc can thiệp quyết đoán hơn nhiều những cuộc tấn công có giới hạn .

Những lý lẽ phản đối sự can thiệp

Những lý lẽ cho việc đứng ngoài vấn đề Syria hầu hết được đưa ra bởi chính bản thân chính quyền. Lý lẽ đầu tiên cho lập luận này là Mỹ không có những lợi ích sống còn tại Syria. Nhưng lập luận này cũng dựa trên nỗi lo sợ dễ hiểu rằng hầu hết các phương hướng hành động đều có thể dẫn đến một kết quả không mấy hấp dẫn. Hiển nhiên Assad là một bạo chúa hung ác và không thể để chế độ của ông ta giành lại quyền kiểm soát nước này, nhưng phe đối lập đang ngày càng bị chi phối bởi những người Hồi giáo cực đoan, những người rất có thể sẽ tàn sát cộng đồng Alawite, Druze, những người theo đạo Cơ đốc và các cộng đồng thiểu số khác nếu họ thắng thế. Đó không phải là điều gì đó Mỹ muốn ủng hộ. Hơn nữa, tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra rằng nếu phe đối lập hiện tại đánh bại chế độ, các lực lượng dân quân cấu thành dường như ngay lập tức sẽ bắt đầu tàn sát lẫn nhau trong một cuộc đấu tranh nội bộ khác để giành quyền lực. Trên thực tế, cuộc xung đột này sẽ không kết thúc mà chỉ biến đổi. Đây là một kiểu đặc trưng trong các cuộc nội chiến, với các tổ chức ở Liban, Congo, Somalia và Afghanistan thường thay đổi các đối tượng mà họ chiến đấu – và do đó kéo dài sự đổ máu.

Hơn nữa, bất cứ sự can thiệp nào của Mỹ đều có thể đồng nghĩa với việc lặp lại những kinh nghiệm tại Iraq, như Tom Friedman đã ngay lập tức chỉ ra. Bất chấp những tuyên bố trái ngược, cuộc nội chiến Syria tương tự với cuộc chiến của Iraq năm 2006 một cách đáng lo ngại. Người ta có thể nói rằng “tin tốt” là với những bài học từ cuộc chiến tại Iraq (và Afghanistan), tại Syria, Mỹ có thể làm tốt hơn những gì họ đã làm tại Iraq. Mỹ có thể kết thúc cuộc chiến và bắt đầu một tiến trình chính trị mang tính xây dựng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, theo lý lẽ hợp lý nhất, nỗ lực này sẽ vẫn đòi hỏi vài trăm nghìn binh lính hiện diện tại Syria trong 1 năm hoặc hơn thế, và giảm dần số lượng trong những năm tiếp theo, và hàng chục nếu không phải hàng trăm tỷ USD dành cho tái thiết quân sự và dân sự. Mặc dù không phải tất cả nhưng một số lượng binh lính và một số tiền đáng kể phải đến từ Mỹ – ít nhất là hàng chục nghìn binh lính và hàng chục tỷ USD. Và đây không phải là điều gì đó mà nhiều người Mỹ quan tâm hiện nay.

Lý lẽ ủng hộ sự can thiệp

Lý lẽ ủng hộ sự can thiệp vào Syria dựa trên 3 lập luận khác nhau. Đầu tiên là vấn đề nhân đạo. Hơn 100.000 người Syria đã thiệt mạng trong vòng 2 năm – đó cũng là con số người thiệt mạng trong cuộc chiến kéo dài gần 4 năm tại Bosnia, nơi mà những thiệt hại về người được đưa ra là lý do then chốt cho sự can thiệp của Mỹ và các cường quốc châu Âu. Số người thiệt mạng tại Libya thấp hơn con số đó rất nhiều khi Mỹ và NATO can thiệp vào nước này trong năm 2011 để ngăn chặn một thảm họa nhân đạo. Không có sự can thiệp quyết đoán của nước ngoài, cuộc nội chiến Syria có thể sẽ tiếp tục diễn ra ngoài tầm kiểm soát trong vòng nhiều năm, có lẽ thậm chí hàng thập kỷ, và có khả năng khiến có thêm hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Khoảng 1,5 triệu người Syria đã bỏ chạy sang các nước láng giềng và con số này đang ngày càng tăng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa trong nước. Trong khi hầu hết người Mỹ đều tin rằng Mỹ không có trách nhiệm can thiệp để ngăn chặn tất cả những thảm kịch nhân đạo, hầu hết mọi người lại tin rằng Mỹ nên can thiệp để ngăn chặn những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất, và nhiều người đã lập luận rằng Syria là trường hợp như vậy.

Lập luận thứ 2 xoay quanh vấn đề khủng bố. Những cuộc nội chiến giữa các cộng đồng thường cho ra đời các tổ chức khủng bố đáng sợ, và các tổ chức này tìm thấy những căn cứ và địa bàn thuận lợi trong các cuộc nội chiến. PLO, Hezbollah, Những con hổ giải phóng Tamil, Al-Qaeda, Lashkar-e-Taiba và vô số các tổ chức khác đều ra đời trong các cuộc nội chiến. Đặc biệt là AI Qaeda đã tham gia nội chiến tại Afghanistan, Iraq, Yemen, Sudan và hiện này là Syria – và đã sử dụng chúng như là nền tảng cho các hoạt động tại nhiều nơi, bao gồm cả kế hoạch chống lại Mỹ. Cuộc nội chiến Syria kéo dài càng lâu, vấn đề có khả năng càng trở nên tồi tệ hơn.

Cuối cùng, cũng có một lập luận địa chiến lược ủng hộ sự can thiệp. Mỹ không có những lợi ích chiến lược tại Syria, nhưng nước này lại có lợi ích ở hầu hết các nước láng giềng của Syria. Thổ Nhĩ Kỳ là nước đồng minh NATO. Iraq hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 2 trong OPEC, và cuộc nội chiến tại Iraq có thể đe dọa các nước sản xuất dầu mỏ như Kuwait, Iran và thậm chí Saudi Arabia. Jordan là một đồng minh yếu ớt, sự ổn định của nước này liên quan mật thiết đến Isarel, và Israel là đồng minh thân thiết nhất của Mỹ tại khu vực này. Các cuộc nội chiến như của Syria luôn gây ra những tác động gián tiếp, có thể làm mất ổn định các nhà nước láng giềng: những người tị nạn, những kẻ khủng bố, sự cấp tiến hóa người dân ở các nước láng giềng, sự lan rộng của chủ nghĩa ly khai, những trục trặc về kinh tế, và sự can thiệp của các láng giềng tự tỏ ra là thảm họa. Trong trường họp xấu nhất, những ảnh hưởng gián tiếp của các cuộc chiến nội chiến có thể gây ra nội chiến ở các nước láng giềng (như Liban đã làm với Syria và như Rwanda đã làm với Congo) hoặc có thể dẫn đến những cuộc chiến tranh khu vực (như Liban đã làm với Syria và Israel, và Congo đã làm với rất nhiều nước láng giềng của mình). Những tác động gián tiếp từ cuộc nội chiến Syria đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho tất cả các nước láng giềng và đe dọa sự ổn định của Liban, Iraq và Jordan. Cuộc chiến càng kéo dài, những tác động gián tiếp có khả năng sẽ ngày càng trở nên tồi tệ, và người ta có thể cho rằng tốt hơn hết nên chấm dứt cuộc nội chiến Syria trước khi nó khiến cho các nước láng giềng sụp đổ cùng với nó.

Tương tự như vậy, những lập luận phản đối sự can thiệp tạo nên một lý lẽ thuyết phục rằng nếu Mỹ có ý định can thiệp vào Syria, chỉ một cuộc can thiệp trên quy mô rất lớn mới có ý nghĩa. Họ nên làm một điều gì đó thật lớn lao, nếu không thì đừng can thiệp. Do những động lực phức tạp của các cuộc nội chiến giữa các cộng đồng nói chung và của Syria nói riêng, sẽ phải nỗ lực rất nhiều để kết thúc cuộc chiến – chứ chưa nói đến một kết thúc có lợi cho các lợi ích của Mỹ. Có những sự lựa chọn có thể đem lại kết quả ở Syria mà Mỹ không cần phải đưa bộ binh đến nước này nhưng chúng to lớn và dài hạn hơn những gì hiện nay chính quyền dường như sẵn sàng tính đến. Lựa chọn hứa hẹn nhất trong số đó là vũ trang và huấn luyện cho quân nổi dậy thông thường và chuyên nghiệp của Syria với vũ khí hạng nặng và một hệ thống chỉ huy truyền thống như Mỹ đã làm với người Croat trong cuộc chiến Bosnia (với chi phí khá thấp, mặc dù đây là nỗ lực chủ chốt và mất một vài năm để gặt hái được thành quả). Theo đuổi lựa chọn này ở Syria sẽ có được lợi ích bổ sung của việc thiết lập một tổ chức vững mạnh, phi chính trị, qua đó cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ nước này xây dựng một tiến trình chính trị mới.

Hãy lựa chọn một chiến lược, bất cứ chiến lược nào

Cái đến nay vẫn thiếu hụt nghiêm trọng là ý muốn chọn lựa. Đây là một sự lựa chọn khó khăn nhưng đó là lý do tại sao Mỹ cần một tổng thống: để đưa ra những kiểu lựa chọn khó khăn như vậy một cách chính xác.

Chính quyền cần phải lựa chọn một mục tiêu và phát triển một chiến lược thống nhất đề cố gắng đạt được mục tiêu đó. Và tất cả những quyết định tiếp theo liên quan đến Syria nên được đưa ra dựa trên cái nằm trong nhũng lợi ích lớn nhất của việc thúc đẩy chiến lược đó. Nếu tổng thống quyết định đứng ngoài cuộc chiến Syria, ông nên ngừng tuyên bố điều gì là chấp nhận được hay không thể chấp nhận được tại Syria và phát triển một chiến lược ngăn chặn những tác động gián tiếp khỏi cái dường như sẽ là một cuộc nội chiến Syria kéo dài. Đặc biệt, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để những nguồn lực thực sự – thời gian, năng lượng, sức mạnh ngoại giao và thậm chí tiền bạc hay tài sản quân sự – để hỗ trợ tất cả các nước láng giềng của Syria; Tuy nhiên, nếu tổng thống quyết định can thiệp, ông cần nhận ra rằng có những lựa chọn có giới hạn có thể đáng để thử, nhưng những lựa chọn càng hạn chế, khả năng thành công càng thấp.

Đối với việc nên giải quyết vấn đề được cho là sử dụng vũ khí hóa học của Syria như thế nào, câu trả lời đó cũng nên xuất phát từ chiến lược mà Mỹ lựa chọn. Nếu Mỹ quyết định đứng ngoài, Mỹ nên đứng ngoài – và đưa ra một sự phản ứng rất có giới hạn, một phản ứng có thể dễ dàng kéo Mỹ vào sự can thiệp sâu hơn, sẽ hoàn toàn đối lập với cách tiếp cận đó. Nếu Mỹ quyết định can thiệp, Mỹ nên coi đây là cơ hội để gây tổn hại thực sự lên chế độ, đồng thời chứng minh việc hỗ trợ phe đối lập là đúng, theo cách sẽ đạt được tính hợp pháp quốc tế đáng kể.

Lựa chọn sai lầm duy nhất là coi thời điểm này bằng cách này hay cách khác không liên quan đến những mục tiêu và chiến lược lớn hơn của Mỹ tại Syria. Thật đáng buồn khi đó dường như là điều Mỹ đang thực hiện.

***

(Foreign Affairs – số 7-8/2013)

Và làm cách nào Washington có thể ngăn chặn điều đó?

Syria đang sụp đổ. Nỗ lực của chế độ cầm quyền nhằm thoát ra khỏi cuộc nổi dậy lớn nhất mà nó từng phải đối mặt đã khiến hơn 80.000 người thiệt mạng và làm khoảng một nửa trong số 22 triệu dân của Syria phải rời bỏ nhà cửa. Nếu số người chết hàng tháng hiện tại vào khoảng 6.000 người tiếp tục duy trì, vào tháng 8/2013 Syria có thể đạt một cột mốc kinh khủng: 100.000 người bị sát hại, một con số mà phải mất gần gấp đôi thời gian đó mới đạt được ở Bosnia đầu những năm 1990, Đó là tròn 2 năm sau khi Tổng thống Mỹ Barack Gbama tuyên bố rằng Tổng thống Bashar al-Assad cần phải “ra đi”.

Tuy nhiên, những sự so sánh với Balkan không đủ để mô tả cuộc khủng hoảng ở Syria. Mối nguy hiểm thực sự là đất nước này có thể sớm kết thúc giống Somalia hơn, nơi một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài hai thập kỷ đã xé nát nhà nước và tạo ra một nơi trú ẩn cho những kẻ tội phạm và khủng bố. Syria thực ra đã bị chia cắt thành 3 khu vực hầu như liền kề nhau. Trong mỗi khu vực, các tổ chức khủng bố mà Mỹ chỉ định hiện đang nổi lên. Chế độ vẫn thống trị ở miền Tây Syria, bộ phận của đất nước do thiểu số người Alawite chiếm ưu thế, mà gia đình Assad thuộc về nó; và những chiến binh tử Hezbollah, một nhóm Hồi giáo Shitte được Iran ủng hộ, thường vượt qua biên giới Liban ngày càng vô nghĩa để gia nhập các lực lượng của Assad tại đó. Trong khi đó, một khu vực chủ yếu là người Arab Sunni đã thuộc quyền kiểm soát của nhiều nhóm vũ trang đối lập khác nhau. Những nhóm này bao gồm Jabhat al-Nusra (cũng được biết đến là Mặt trận al-Nusra), một chi nhánh, của Al-Qaeda, gần đây đã kéo lá cờ đen của mình trên con đập lớn nhất Syria trên sông Euphrate. Ở miền Bắc của người Kurd, một nhánh địa phương của Đảng Công nhân người Kurd, hay PKK, hiểu chiến, nhóm đã thực hiện một cuộc chiến tranh du kích ỉâu dài chổng lại Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, hoạt động một cách tự do.

Quan sát càng gần, bức tranh càng tồi tệ. Cuộc xung đột, có số người chết mỗi ngày hiện cao hơn lúc đỉnh điểm của chiến tranh Iraq, vào hăm 2007, đang nhanh chóng lan sang các nước láng giềng. Trại tị nạn Zaatari ở Jordan đã trở thành thành phố lớn thứ 4 của nước này (dân số 180.000 người), kéo giãn nguồn lực của vương quốc Hashemite và đe dọa sự ổn định của các tỉnh miền Bắc. Những người Liban dòng Sunni và Shitte, không lạ lẫm với những căng thẳng giáo phái, đang chiến đấu chổng lại nhau xuyên bờ Vực Bekaa ở Syria, và những cuộc đấu khẩu liên quan đến Syria thường nổ ra bên trong Liban. Thực tế ràng Liban, một đất nước nơi nhựng trại tị nạn người Palestine đồng nghĩa với khổ cực và chiến đấu, thậm chí đang dự tính xây các trại cho người người tị nạn Syria, bản thân nó là một dấu hiệu cho thấy tình hình đã tồi tệ như thế nào. Và e rằng chưa rõ điều này sẽ tác động đến Mỹ ra sao, Aỉ-Qaeđa ở Iraq, một tổ chức khủng bố mà Washington phải hy sinh rất nhiều xương máu và tiền bạc để tìm cách đánh bại, đã tìm ra một nơi chào đón chúna là Syria, tuyên bố vào tháng 4/2013 rằng tổ chức này đang tham gia cùng Jabhat al-Nusra để thành lập Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông.

Thực tế rằng chế độ Assad được cho là đã chìm sâu vào kho vũ khí hóa học của mình – lớn nhất của khu vực – đã đưa cuộc khủng hoảng này lên vài bậc trong danh sách các vấn đề khẩn cấp của Nhà Trắng. Mặc dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng người Mỹ thận trọng với sự can thiệp, việc tránh né vấn đề này tỏ ra ngày càng thiếu khả thi, khi tình hình ở Syria thay đổi từ một thảm họa nhân đạo phần lớn được kiềm chế thành một thảm họa chiến lược cho Mỹ và các đồng minh trong khu vực của mình. Một đất nước trong một khu vực có 65% trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh và 40% lượng khí đốt tự nhiên đang ở trên bờ vực trở thành một nơi trú ẩn vô pháp luật cho những kẻ khủng bố, nơi những vũ khí nguy hiểm đang bị sử dụng bừa bãi.

Dù thích hay không, câu hỏi mà Chính quyền Obama hiện giờ phải đối mặt không phải là làm nhiều hơn đế giúp giải quyết cuộc khủng hoảng mà là nào khi, như thế nào và với cái giá nào. Các quy tắc Las Vegas không áp dụng với Syria: điều xảy ra ở đó sẽ không dừng lại tại đó. Cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn và mối đe dọa các vũ khí nguy hiểm có thể rơi vào tay những phần tử khủng bố – những kẻ thánh chiến cũng như những kẻ ly khai người Kurd – trực tiếp đe dọa đến an ninh của các đồng minh của Washington là Iraq, Israel, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự sụp đổ của nhà nước Syria đang trao sức mạnh cho các nhóm khủng bố và cuối cùng có thể mang lại cho chúng sự tự do để lên kế hoạch các cuộc tấn công quốc tế, giống như sự hỗn loạn của Afghanistan trong những năm 1990 đã mang đến cho Al-Qaeda. Khi cuộc khủng hoảng Syria trở nên phức tạp, có một điều rõ ràng: nó kéo dài càng lâu, mối đe dọa mà nó đặt ra càng lớn và càng khó để Mỹ có thể làm bất kỳ điều gì liên quan đến nó.

Để ngăn chặn sự sụp đổ của Syria và kiềm chế những mối đe dọa ngày càng phát triển nhanh của nó, Mỹ cần một đường hướng mới, một đường hướng bắt đầu bằng sự can thiệp quân sự một phần nhằm đưa tất cả các bên đến bàn đàm phán. Cách duy nhất Washington có thể giải quyết cuộc khủng hoảng là làm việc với người dân “bên trong Syria”, như Chính quyền Obama nhắc đến phe đối lập trong nước, thay vì không có họ, đó là tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Cái giá của việc không hành động

Đường hướng của Nhà Trắng đối với cuộc khủng hoảng Syria cho tới nay là từ trên xuống, dựa vào ngoại giao đế hất cẳng Assad và tạo ra không gian cho một thời kỳ quá độ hòa bình đến dân chủ. Nhưng việc đơn thuần thúc đẩy các bên đạt được một thỏa thuận chính trị khả thi đã trở nên ngày càng ít có khả năng thành công. Dàn xếp ngoại giao quốc tế đã thất bại phần lớn vì Washington và Moskva bất đồng về việc thời kỳ quá độ nên diễn ra như thế nào. Trong khi người Mỹ yêu cầu Assad và những người thân cận của ông phải rời Syria, Nga nhấn mạnh rằng ông, hoặc ít nhất chế độ, phải ở nguyên tại chỗ. Vì mục đích này, Moskva đã phủ quyết 3 nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria do Mỹ hoặc các đồng minh của nước này tài trợ và bác bỏ hoặc cản trở vô số nghị quyết khác. Mặc dù hai nước gần đây đã thông báo các kế hoạch nhằm tổ chức một hội nghị quốc tế đế đối phó với cuộc khủng hoảng, cơ hội thành công của nó rất thấp căn cứ vào sự mơ hồ về kết quả cuối cùng của bất kỳ cuộc đàm phán nào giữa các bên tham chiến, sự thiếu cấp bách cả về phía chế độ lẫn phe đối lập đi đên một thỏa thuận chia sẻ quyền lực, và sự bất lực của Moskva và Washington trong việc đưa các bên đến bàn đàm phán.

Trong lúc đó, Washington đã tìm cách cô lập Damascus về ngoại giao; áp đặt một số lượng lớn các biện pháp trừng phạt về dầu mỏ, thương mại và tài chính nhằm vào chế độ này; giúp tổ chức một số nhóm đối lập chính trị bị chia rẽ và lưu vong vô vọng tham gia Liên minh Quốc gia các Lực lượng Cách mạng và Đối lập Syria; chìa tay giúp đỡ các nhà hoạt động dân sự ở Syria; và cung cấp 760 triệu USD viện trợ nhân đạo cho dân thường Syria. Lo ngại rằng các vũ khí của Mỹ có thể rơi vào tay những kẻ cực đoan, Mỹ đã ít nhiều phớt lờ phe đối lập vũ trang, phe trên thực tế đã thay thế các nhà hoạt động dân sự làm tiên phong cho nỗ lực lật đổ Assad hơn 1 năm rưỡi trước và đang kiểm soát những phần lãnh thổ rộng lớn ở nước này. Sự lưỡng lự của Washington đã khiến nhiều nhóm vũ trang tìm kiếm sự ủng hộ ở những nơi khác – gồm cả từ cá nhân các nhà tài trợ Salafi và thánh chiến ở Kuwait, Libya, Qatar và Saudi Arabia.

Chính quyền Obama đã gửi viện trợ phi sát thường nhỏ giọt, như thuốc men và các bữa ăn sẵn gần như hết hạn, cho Hội đồng Quân sự Tối cao nổi dậy, một đối tác vũ trang của Liên minh Quốc gia. Nhưng sự viện trợ không đáng kể này sẽ không khiến chế độ sụp đổ cũng như không mang đến cho Washington sự trung thành của phe đối lập. Mặc dù Nhà Trắng đã thông báo váo tháng 4/2013, với sự phô trương ầm ĩ, rằng họ sẽ gửi áo chống đạn và kính nhìn đêm cho những nhóm vũ trang được xem xét kĩ càng nhất định, dường như điều này sẽ là quá ít ỏi, quá muộn để lôi kéo phần lớn những người đang chiến đấu để lật đổ Assad. Mỗi tuần, người phản kháng ở những khu vực nhất định thường mắng mỏ Mỹ, và cụ thể là Obama, vì hầu như không giúp đỡ được gì người Syria trong lúc khó khăn. Một cuộc biểu tình như vậy, ở Kafr Nabl hồi tháng 4/2012, có một biểu ngữ phản kháng đặt câu hỏi liệu Obama có cần một nhiệm kỳ thứ ba để quyết định phải làm gì với Syria hay không, và nếu như vậy, liệu khi đó có còn người Syria nào sống sót hay không. Vì những người hiện đang nhằm vào chế độ sẽ có quyền chỉ huy ở những nơi các lực lượng của chế độ thất bại, Washington nên xem xét nghiêm túc sự oán giận ngày càng tăng của họ.

Đương nhiên, một điều mà Obama đã nhấn mạnh có thể khiến Mỹ can thiệp quân sự là việc Assad sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng ngay cả tại đó, Washington đã do dự, đi ngược lại sự căm ghét sâu sắc việc can dự. Giới hạn đỏ của Obama về vũ khí hóa học đã thay đổi theo thời gian. Ban đầu, nó bao gồm bất kỳ “động thái hay việc sử dụng” những vũ khí như vậy. Sau đó, vào tháng 11/2012, nó thu hẹp xuống còn bao gồm chỉ việc sử dụng chúng, sau khi tình báo Mỹ phát hiện ra rằng chế độ đã nạp khí sarin vào các quả bom. Sau đó, vào cuối tháng 4/2013, chính quyền dường như cho rằng sẽ chỉ hành động để ngăn chặn “việc sử dụng có hệ thống” vũ khí hóa học và chỉ khi việc sử dụng chúng có thể được xác nhận chính xác (một đòi hỏi quá cao, trong điều kiện bản thân Washington không thể trực tiếp thu thập mẫu vật cần thiết để chắc chắn như vậy).

Chính phủ Mỹ nói họ muốn buộc Assad từ bỏ quyền lực và kiểm soát sự nổi lên của những phần tử cực đoan trong phe đối lập. Nhưng đường hướng hiện tại của nước này không đang đẩy xa được mục tiêu nào. Nếu Washington tiếp tục theo đuổi một dàn xếp do Liên Hợp Quốc làm trung gian với Nga trong khi để cho cuộc xung đột xấu đi, Moskva sẽ đánh mất khả năng của mình đưa chế độ đến bàn đàm phán về một sự chuyển giao quyền lực thực sự. Khi cuộc chiến tranh giáo phái đầy cay đắng tiếp tục, những người ủng hộ chế độ và những người Alawite sẽ có nhiều lý do hơn để lo sợ phải sống dưới quyền cai trị của người Sunni và sẽ ưa thích một nhà nước mini được tách ra hơn so với một dàn xếp chính trị – và do đó chống lại bất kỳ cuộc đàm phán nào. Trong khi đó, Mỹ sẽ mất mọi đòn bẩy ngoại giao mà nước này từng có trước các lực lượng đối lập, những người ngày càng cảm thấy rằng người Mỹ đã từ bỏ họ trong lúc khó khăn.

Một con đường tốt hơn tiến về phía trước

Cả công chúng Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh lẫn phe đối lập Syria đều không muốn chứng kiến một cuộc xâm lược trên bộ với quy mô toàn diện của Mỹ nhằm lật đổ Assad và thành lập một chính phủ do Mỹ ủng hộ; cả hai lo sợ rằng một cuộc can thiệp lớn sẽ có nghĩa là lặp lại Iraq. Nhưng điều đó không có nghĩa Mỹ thiếu các lựa chọn. Washington nên theo đuổi một đường lối thận trọng nhưng quyết đoán, một đường lối nhằm ngăn cản Assad tự do sử dụng các vũ khí sát thương nhất của ông ta, thiết lập các khu vực an toàn cho dân thường ở các biên giới của Syria, và ủng hộ những thành phần đã được xem xét kỹ lưỡng trong phe đối lập vũ trang và dân sự bằng vũ khí, tin tức tình báo, viện trợ nhân đạo và viện trợ tái thiết. Mục tiêu cuối cùng (ngược lại với điểm khởi đầu, như Chính quyền Obama hiện ủng hộ) nên là các cuộc đàm phán, do Liên Hợp Quốc hoặc một bên khác đứng đầu, dẫn đến sự ra đi của Assad và tùy tùng của ông và sự tái thống nhất đất nước. Nếu Mỹ muốn một Syria thống nhất, ổn định và cuối cùng là dân chủ hơn – và có lẽ không còn liên minh với Iran – đây là cách ít tồi tệ nhất để đạt được điều đó.

Mỹ nên bắt đầu bằng việc ngăn chặn chế độ sử dụng những công cụ sát thương lớn nhất của họ, cụ thể là các tên lửa đất đối đất và vũ khí hóa học. Sự ngăn chặn như vậy sẽ đòi hỏi phải phá hủy những quả bom chứa khí sarin, mà theo tờ New York Times, được lắp đặt vào năm 2012 “gần hoặc tại” các căn cứ không quân của Syria. Việc phá hủy những quả bom này sẽ cho phép Washington đánh tín hiệu với Assad rằng việc chuẩn bị sử dụng các vũ khí tiên tiến của ông ta sẽ đi kèm với một cái giá phải trả. Điều này sẽ có thể làm giảm số người thiệt mạng và đem lại cho những người dân thường Syria bị vướng vào cuộc chiến ít lí do hơn để chạy trốn khỏi quê hương họ, do đó giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn. Tuy nhiên nếu Assad quyết định đánh cược, Washington nên khởi động những cuộc tấn công trên không chính xác, bằng tên lửa, hoặc có thể là máy bay không người lái để phá hủy hay vô hiệu hóa kho vũ khí hóa học còn lại của ông ta và những tên lửa có thể mang theo chúng. (Đương nhiên, quân Mỹ sẽ phải thận trọng hơn nữa để tránh làm hại dân thường với các vụ nổ hóa học gần đó.) Nếu quân đội Mỹ không thể xác định vị trí hoặc phá hủy những vũ khí nguy hiểm nhất của Assad, hoặc nhận định việc thử làm điều đó quá mạo hiểm, thay vào đó họ có thể tấn công các cơ sở chỉ huy và kiểm soát của Syria.

Thứ hai, để bảo vệ người Syria ở lãnh thổ do phe đối lập kiểm soát khỏi những cuộc tấn công bởi tên lửa Scud và máy bay chiến đấu cánh cố định của chế độ, Mỹ nên thiết lập các khu vực an toàn sâu 50 đến 80 dặm bên trong Syria dọc biên giới của nước này với Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Những người chỉ trích sự can thiệp thường coi ý tưởng thành lập một vùng cấm bay ở Syria là quá mạo hiểm đối với các phi công và máy bay của Mỹ tham gia. Nhưng một đường hướng có giới hạn tập trung vào những khu vực biên giới sẽ ít nguy hiểm hơn, vì các máy bay và tên lửa của chính phủ có thể bị bắn hạ bằng dàn tên lửa Patriot đặt ở Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ hoặc bằng máy bay hoạt động tại đó. Và các khu vực an toàn sẽ vẫn cho phép dân thường có chỗ ẩn náu cuộc tấn công của Assad, ngăn chặn người tị nạn tràn ngập các nước láng giềng, và cho phép cộng đồng quốc tế rót viện trợ nhân đạo trên một quy mô mà các tổ chức phi chính phủ địa phương không thể sánh bằng. Việc thành lập các khu vực an toàn này cũng sẽ tạo điều kiện cho các cuộc tấn công trên không hoặc bằng tên lửa của Mỹ vào đơn vị pháo binh gần đó – công cụ Ajssad lựa chọn để giết hại dân thường và là một phương pháp có thể để sử dụng vũ khí hóa học – và hệ thống phòng không. Nhưng những việc này cũng có thể được thực hiện từ bên kia biên giới.

Chắc chắn là Mỹ không thể bảo vệ các khu vực an toàn khỏi những cuộc tấn công trên bộ của các lực lượng của Assad. Nhưng bằng việc loại trừ mối đe dọa không kích, bất kể từ tên lửa hay máy bay, một vùng cấm bay từ xa có thể đem đến cho những người nổi dậy ở các khu vực này một cơ hội chiến đấu và không gian họ cần để bảo vệ dân thường trên thực địa. Tương tự, cách tiếp cận “từ bên kia biên giới” này sẽ không hiệu quả trong việc ngăn chặn thương vong dân thường như việc đưa máy bay của Mỹ đến Syria, nhưng nó sẽ mang lại ít hơn đáng kể rủi ro máy bay Mỹ bị bắn hạ bởi dàn pháo chống máy bay của Syria. Nếu cuộc xung đột xấu đi rõ rệt hoặc chế độ bắt đầu sử dụng vũ khí hóa học của mình trên quy mô lớn chống lại phe đối lập, Washington cũng sẽ có thể mở rộng các khu vực an toàn về phía trung tâm của đất nước và tạo ra một vùng cấm bay lớn hơn. Nhưng cả lựa chọn có giới hạn, từ xa lẫn một vùng cấm bay mở rộng có thể bị cản trở bởi việc đưa vào các hệ thống tên lửa chống máy bay S-300 tinh vi của Nga, thứ được cho là có thể hoạt động được ở Syria sớm nhất là vào tháng 8/2013 – một lần nữa làm nhớ lại nhũng cái giá của việc chờ đợi.

Thứ ba, Washington cần phải làm việc trực tiếp với các lực lượng đối lập trên thực địa ở Syria (trái với chỉ những người bên ngoài) để đẩy lùi các lực lượng của chính phủ, phân phát viện trợ nhân đạo và quan trọng nhất, kiểm soát ảnh hưởng ngày càng tăng của những kẻ cực đoan Hồi giáo. Điều này nên bao gồm việc cung cấp vũ khí cho các nhóm vũ trang đã được xem xét kỹ lường trên cơ sở thử nghiệm và sai sót, với việc Washington giám sát các quân đoàn sử dụng tin tức tình báo, quân nhu và vũ khí họ nhận được như thế nào. Viện trợ ban đầu nên được rót qua các nhân vật phi Salafi trong Hội đồng Quân sự Tối cao, như Đại tá Abdul- Jabhar Akidi, người đứng đầu Hội đồng Quân sự Cách mạng của Aleppo và ủy ban vũ trang của Mặt trận phía Bắc thuộc Hội đồng Quân sự Tối cao. (Chính thông qua Akidi mà Mỹ gần đây đã chuyển viện trợ phi sát thương của mình, gồm cả áo chống đạn.) Đồng thời, Washington nên khuyến khích các thành viên của Liên minh Dân tộc tiến vào các khu vực giải phóng và làm việc cùng với các nhóm vũ trang và các hội đồng địa phương đê xây dựng một bộ máy lãnh đạo chính trị vững vàng trên thực địa dựa trên những cuộc bầu cử địa phương.

Không việc nào trong số này yêu cầu phải đưa quân Mỹ đến thực địa để tấn công, nhưng nó có thể đòi hỏi người Mỹ phải thay đổi chiến lược. Mỹ nên ngay lập tức thành lập các văn phòng an ninh ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Jordan như những trung tâm dành để làm việc với phe đối lập Syria, bổ sung vào những thảo luận hiện đang diễn ra giữa Washington và một số người nổi dậy thông qua Skype và các chuyến thăm định kỳ của các quan chức Mỹ đến biên giới. Chừng nào mà sự an toàn của họ có thể được đảm bảo tốt một cách hợp lý, các nhà ngoại giao và quan chức tình báo Mỹ nên được đưa tới các khu vực an toàn mà Mỹ đã thiết lập ở Syria, với sự bảo vệ, để gặp gỡ trực tiếp các thành viên dân sự và vũ trang của phe đối lập, các nhà hoạt động và nhân viên cứu trợ. Việc thiết lập các mối quan hệ gần gũi với các bên tham gia ở Syria sẽ giải phóng Mỹ khỏi phải làm việc thông qua Qatar, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, điều trong quá khứ đã đưa viện trợ đến nhầm chỗ; chẳng hạn, vũ khí của Croatia do Saudi Arabia mua hồi đầu năm 2013 đã được thấy thuộc quyền sở hữu của Jabhat al-Nusra. Một cách tiếp cận trực tiếp hơn được thừa nhận là sẽ gây ra rủi ro tới tính mạng của một số người Mỹ, do đó mọi sự đề phòng về an ninh có thể sẽ cần phải được thực hiện nhằm tránh một cuộc tấn công theo kiểu cuộc tấn công vào năm 2012 ở Benghazi làm Christopher Stevens, Đại sứ Mỹ tại Lybia, thiệt mạng.

Tuy nhiên, việc có mặt trên thực địa sẽ đáng với các rủi ro, cho phép Mỹ làm việc trực tiếp với các nhóm vũ trang Syria để kiềm chế chế độ Assad và cuối cùng gây ảnh hưởng lên đặc điểm của phe đối lập. Một cách để sử dụng tầm ảnh hưởng như vậy sẽ là quy định sự trợ giúp đối với các định hướng chính trị của những nhóm đối lập và sự tôn trọng của họ đối với quyền lãnh đạo dân sự và nhân quyền. Mỹ cũng nên tìm cách gây ảnh hưởng lên hoạt động chính trị Syria ở cấp địa phương để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn quyền cai trị ở các vùng lãnh thổ do quân nổi dậy nắm giữ. Một khi phe đối lập giải phóng hoàn toàn một khu vực, Washington nên yêu cầu bầu cử để chọn ra một ban lãnh đạo dân sự. Quá trình này sẽ giúp tránh được sự hỗn loạn khi chế độ sụp đổ và cho thấy thái độ và sự đồng cảm của địa phương, cho phép các quan chức Mỹ đánh giá tầm ảnh hưởng của các nhóm cực đoan khác nhau.

Những người phản đối việc gia tăng viện trợ của Mỹ cho phe đối lập thường chỉ ra các thành phần xấu xí hơn của nó, đặc biệt là đối với những chiến binh có liên hệ với Al-Qaeda. Nhưng chỉ bằng việc can dự Mỹ mới có thể định hướng phe đối lập và ủng hộ các lực lượng ôn hòa của họ. Mặc dù chủ nghĩa bài Mỹ đang phát triển trong những người nổi dậy, vẫn còn thời gian cho một chiến lược khởi đầu để giành lại niềm tin của họ. Điều này có thể đạt được thông qua việc ủng hộ các đội quân tự do, thế tục và dân tộc chủ nghĩa hơn và cô lập – và có thể là mở các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái chống lại – những lực lượng cực đoan từ chối chấp nhận nhà chức trách dân sự trong thời kỳ chuyển giao.

Với sự giúp đỡ của Mỹ, có lý do hợp lý để tin rằng những người ôn hòa trong phe đối lập có thể chiếm ưu thế. Về bản chất, cuộc cách mạng Syria là một cuộc cách mạng dân tộc chủ nghĩa. Trong 3 dòng chính của phe đối lập – những người thế tục, những người Hồi giáo ôn hòa (gồm cả những người trong tổ chức Anh em Hồi giáo) và những người Salafi – hai nhóm đầu mang tính dân tộc chủ nghĩa hơn trong định hướng; mục tiêu của họ mang tính chính trị hơn là tôn giáo, và các nghị trình của họ không vượt ra ngoài Syria. Một vài nhóm Salafi và cực đoan, như Jabhat al- Nusra, có các mục tiêu xuyên quốc gia, như thành lập một nhà nước Hồi giáo hay một vương quốc Hồi giáo vượt ra ngoài biên giới hiện tại của Syria. Lý do chính của việc những nhóm như vậy đóng một vai trò lớn trong phe đối lập là các lực lượng chống Assad đã phải quay sang các nhà nước vùng Vịnh để có được vũ khí và tiền bạc – và các nguồn lực tại đó đã ủng hộ người Salafi, mà theo một số ước tính chiếm đến 1/4 tổng số chiến binh trong phe đối lập. Mỹ có thể có được tầm ảnh hưởng mà nước này tìm kiếm bằng việc cung cấp tin tức tình báo, huấn luyện quân sự và vũ khí của riêng mình.

Một yếu tố khác sẽ có thể kiềm chế tầm ảnh hưởng của những phần tử cấp tiến trong phe đối lập là sự đa dạng của cộng đồng Sunni của Syria và sự khoan dung mang tính lịch sử của nước này với các cộng đồng thiểu số. Người Sunni ở Syria, chiếm đa số trong phe đối lập, từ lâu đã được nhận diện bằng với khu vực hay bộ lạc của họ thay vì tôn giáo của họ. Trong khi những người Salafi đã có thể giành được một sự ủng hộ nào đó ở vùng Tây Bắc bảo thủ về tôn giáo, những người Sunni ở Damascus ôn hòa hơn, hòa hợp với văn hóa trọng thương của thành phố họ. Ở miền Nam và miền Đông, các chi nhánh với những gia đình hay bộ lạc lớn, thậm chí cả những chi nhánh mở rộng vào tận Iraq, có xu hướng có ý nghĩa nhiều nhất. Điều này có nghĩa là những hành động tàn bạo do tôn giáo thúc đẩy chống lại các cộng đồng thiểu số trên khắp Syria không phải là không tránh khỏi và người Sunni sẽ cần phải học cách làm việc với nhau cũng giống như với những người không theo dòng Sunni. Chắc chắn là vai trò nổi bật của những người Alawite trong chiến dịch của chế độ có thể dẫn tới sự trừng phạt ở những khu vực mà các lực lượng của Assad rút lui. Nhưng cho tới nay, hầu như không có trường hợp nào đáng chú ý liên quan đến với các lực lượng đối lập sát hại hàng loạt dân thường thiểu số. Một nước Mỹ tích cực hơn có thể giúp duy trì điều đó, bao gồm cả bằng việc nhấn mạnh rằng phe đối lập phải tuân theo nhũng nguyên tắc hành động nhất định để nhận được viện trợ của Mỹ.

Cuối cùng, sau khi gia tăng can dự của mình, Washington nên tìm kiếm những cuộc đàm phán giữa chế độ và các lực lượng đối lập ôn hòa, được tài trợ hoặc bởi Liên hợp quốc hoặc, do thành tích nghèo nàn trong quá khứ của Liên hợp quốc, một bên khác, như Thụy Sĩ hay Na Uy. Thời gian của những cuộc đàm phán như vậy, thứ sẽ cần phải theo sau một lệnh ngừng bắn, phần lớn sẽ phụ thuộc vào diễn biến của cuộc chiến và khi mà Nga và Mỹ có thể có một tầm nhìn chung về quá trình chuyển giao và hiểu được cách đạt tới điểm đó. Chỉ bằng việc nâng cao những phí tổn của sự không khoan nhượng về ngoại giao đối với cả Chính phủ Syria lẫn Nga, với một sự thể hiện ủng hộ rõ ràng của Mỹ dành cho phe đối lập, Washington mới có thể thuyết phục Kremlin đóng một vai trò mang tính xây dựng hơn trong giai đoạn cuối của cuộc xung đột. Bằng việc làm nghiêng cán cân trên thực địa về phía phe đối lập, Washington có thể thuyết phục chế độ – hoặc ít nhất những nhà bảo trợ của nó ở Moskva – rằng cuộc xung đột sẽ không kết thúc chỉ bằng vũ lực. Hơn nữa, sự ủng hộ gia tăng như vậy của Mỹ đối với phe đối lập sẽ đem đến cho người Mỹ nhiều đòn bẩy hơn để đưa những người nổi dậy đến bàn đàm phán.

Trước hết, bất kỳ cuộc đàm phán nào củng sẽ phải tập trung vào việc buộc Assad, các lãnh đạo an ninh của ông, và các tướng lĩnh hàng đầu của ông phải từ chức và rời khỏi đất nước. Mục tiêu cuối cùng sẽ là tái thống nhất đất nước trong một cấu trúc dân chủ và phân quyền công nhận những khác biệt trong khu vực. Nhưng ở những khu vực của đất nước ít mang tính đồng nhất về sắc tộc hơn, như tỉnh Homs, các tỉnh có thể bị chia ra theo manatiq (hạt) hoặc nahawi (thị trấn). Bất chấp những thay đổi như vậy, việc duy trì các tỉnh như những khối xây dựng nên một hệ thống dân chủ sẽ nhấn mạnh chủ nghĩa khu vực trước các bản sắc giáo phái, khuyến khích tất cả người Syria làm việc cùng nhau hướng về sự hòa giải khu vực và cuối cùng là dân tộc.

Việc củng cố trật tự này sẽ đòi hỏi Washington phải buộc Qatar, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt sự ủng hộ đối với các “chư hầu” của họ ở Syria, như tổ chức Anh em Hồi giáo và các nhóm Salafi, để ủng hộ các đại biểu được bầu lên của địa phương và khu vực. Các nước này chắc chắn sẽ quyết tâm tiếp tục ủng hộ các mặt trận chính trị ưu tiên ở Syria, nhưng Washington nên thúc đẩy họ công nhận rằng đường hướng này đã thất bại trong việc lật đổ Assad và cho phép gia tăng các bên tham gia phi nhà nước nguy hiểm. Mỹ hiện có một cơ hội để đóng vai trò mà các nước đã đòi hỏi ở nước này ngay từ ngày đầu của cuộc khủng hoảng: dẫn đầu một liên minh nhằm loại bỏ chế độ Assad và đưa Syria ra khỏi quỹ đạo của Iran. Để đổi lại, Washington nên làm rõ rằng Mỹ mong đợi sự hợp tác của họ.

Chấm dứt đổ máu

Việc đi những bước này sẽ giúp Washington kiềm chế hành vi của Assad, giải quyết một cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng cấp bách, định hướng phe đối lập rời rạc của Syria, và giữ cho cuộc xung đột không vượt ra ngoài biên giới Syria. Nó cũng sẽ mang tới cho Mỹ một cơ hội để ngăn chặn sự chia rẽ Syria – một điều chắc chắn xảy ra trong ngắn hạn – trở thành một hiện thực lâu dài. Việc duy trì sự toàn vẹn của Syria là cần thiết để ngăn chặn các vũ khí nguy hiểm và các vấn đề của nước này, mà chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong một thời gian, khỏi ảnh hưởng đến các nước láng giềng. Một cuộc nội chiến giáo phái kéo dài có nguy cơ trở thành một cuộc chiến mượn tay kẻ khác lớn hơn giữa Iran và các cường quốc Sunni, điều sẽ tàn phá toàn bộ khu vực.

Phần lớn điều Washington dự tính ở Syria có thể không diễn ra theo kế hoạch. Những viên đạn của Mỹ có thể nằm trong những khẩu Kalashnikov của người Salafi, và các đài radio của Mỹ có thể rơi vào tay những kẻ rao giảng lòng căm thù. Bạo lực và các cuộc thảm sát có thể trì hoãn hoặc ngăn cản các cuộc bầu cử ở một số khu vực. Và cuộc xung đột có thể tiếp tục là một sự bế tắc trong nhiều năm tới, với việc không bên nào giành được lợi thế quyết định. Cam kết của Mỹ đối với bất kỳ khía cạnh nào của kế hoạch không nên có kết thúc mở, và Washington sẽ cần phải đánh giá liên tục mình đang đạt được những mục tiêu này tốt như thế nào.

Bất chấp nhiều rủi ro, sẽ là rất quan trọng đối với Mỹ trong việc tiếp tục giúp đỡ các thành phần của phe đối lập Syria trên thực địa lên nắm quyền – và không nỗ lực trao quyền lực cho những người lưu vong hứa hẹn nhiều điều nhưng trên thực tế thực hiện rất ít. Với mức độ sụp đổ của Syria và tầm quan trọng chiến lược của nước này, việc chờ đợi một cách thụ động là lựa chọn tồi tệ nhất. Việc thiết lập một mối quan hệ vững chắc hơn với phe đối lập là điều sẽ cho phép Mỹ định hình một kết quả tốt nhất giữa các bên tham chiến phù hợp với những lợi ích của mình và những đồng minh của nước này cũng như mang đến một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Syria./.

 

 

 

Sorry, the comment form is closed at this time.

 
%d người thích bài này: