Tin vắn, 24/9/2013: Về phản ứng của dư luận trước bản TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị, cho tới sáng nay, sau danh sách 130 người khởi xướng ban đầu, được biết đã có gần 200 email, phản hồi của đồng bào khắp trong, ngoài nước để ghi tên hưởng ứng. Trong đợt 2 này có nhiều nhân vật đáng chú ý, như cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, Luật sư-cựu tù nhân lương tâm Lê Công Định.
Bổ sung: Danh sách ký tên Đợt 2 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). 130 chữ ký. – Danh sách ký tên Đợt 3 . – Danh sách ký tên Đợt 4. – Danh sách ký tên Đợt 5. – Danh sách ký tên Đợt 6. – Danh sách ký tên Đợt 7 . – Danh sách ký tên Đợt 8 (DĐXHDS). “Tổng cộng các đợt 1- 8: 928 người”.
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia” (trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận” (trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2] .
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...