2022. VỀ KHẢ NĂNG HOA KỲ VÀ ĐỒNG MINH KHÔNG KÍCH SYRIA
Posted by adminbasam trên 09/09/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 5/9/2013
TTXVN (New York 3/9)
Tạp chí “Stars & Stripes” ngày 29/8 cho biết hiện nay, Chính quyền Barack Obama đã khẳng định chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ bị trừng phạt vì sử dụng các loại vũ khí hóa học trải phép, kể cả chất độc sarin, đế giết hại hàng trăm người dân Syria vô tội.
Chính phủ Hoa Kỳ và các nước đồng minh cáo buộc Tổng thống Assad vượt qua “giới hạn” đỏ mà Tổng thống Barack Obama từng đe dọa sẽ có “những hậu quả rất lớn”. Việc vi phạm sẽ dẫn đến một cuộc tấn công quân sự, có giới hạn về thời gian và phạm vi, với mục tiêu làm suy yếu, chứ không lật đổ ông Assad hay tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ông. Những chi tiết về cách thức và thời điểm quân đội Hoa Kỳ và các lực lược đồng minh có thể tấn công đang được tranh luận, nhưng sẽ dựa trên cơ sở các kế hoạch phức tạp được phát triển và liên tục được Lầu Năm Góc sửa đổi theo thời gian.
Ai quyết định ra lệnh tấn công Syria
Lệnh tấn công Syria sẽ do Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama công bố và được chuyển đến Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel. Chiến dịch tấn công sẽ thuộc phạm vi hoạt động của Bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ do Tướng Lục quân Lloyd Austin lãnh đạo. Người chỉ huy trực tiếp có thể là Đô đốc Bruce Clingan – chỉ huy lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại châu Âu. Một liên minh gần Hoa Kỳ, Anh và Pháp có thể sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung để phối hợp các nhiệm vụ tấn công.
Lực lượng tham gia tấn công
4 tàu khu trục của Hải quân Mỹ: tàu USS Gravely, USS Mahan, USS Barry và USS Ramase đang ở phía Đông Địa Trung Hải đợi để nhận lệnh triển khai. Các tàu khu trục này được trang bị hàng chục tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp Tomahawk có tầm bắn khoảng 1.000 hải lý và được sử dụng để phá hủy các mục tiêu ở sâu và chính xác. Mỗi tên lửa dài khoảng 20 feet, đường kính gần 2 feet và mang một đầu đạn nặng 1.000 pound. Tên lửa Tomahawk bay thấp và tầm bắn của chúng cho phép các tàu chiến có thể dùng ở cự ly cách xa bờ biển, ngoài tầm bất cứ hành động trả đũa nào của Chính phủ Svria. Một số tàu khu trục được trang bị máy quay nên có thể đánh giá thiệt hại của đối phương sau khi tấn công. Hải quân Hoàng gia Anh đã triển khai ít nhất một tàu ngầm tấn công lớp Trafalgar đến Địa Trung Hải. Mỗi tàu ngầm thường mang theo khoảng 12 tên lửa Tomahawk. Trong trường hợp sử dụng hết tên lửa, lực lượng đặc nhiệm gồm tàu của Hải quân Hoàng gia Anh đã triển khai trong tháng 8/2013 ở phía Đông Địa Trung Hải sẽ nhanh chóng cung cấp thêm. Các máy bay chiến đấu được trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp của không quân Hoa Kỳ, Anh và Pháp có thể sử dụng căn cứ không quân Akrotiri của Không quân Hoàng gia Anh trên đảo Síp, cách bờ biển phía Tây Syria 175 dặm, để tấn công các mục tiêu của Chính phủ Syria. Tổng thống Obama đã bác bỏ kế hoạch đưa lực lượng bộ binh tham chiến tại Syria và do hệ thống phòng không phạm vi rộng của Syria, các quan chức tin rằng quá nguy hiểm nếu triển khai các máy bay chiến đấu hoặc máy bay không người lái bay thấp có thể dễ dàng bị bắn hạ. Mặc dù ít khả năng, nhưng Hoa Kỳ có thể triển khai các máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom khi chiến dịch tiếp tục, đặc biệt nếu quân đội Syria bắt đầu có những hành động trả đũa và cần có máy bay người lái để tấn công các mục tiêu cụ thể, quan trọng. Tổng thống Obama bác bỏ việc tìm cách áp đặt khu vực cấm bay lên toàn Syria. Các nhà lãnh đạo quân sự cho biết tạo ra một khu vực như vậy sẽ nguy hiếm và tốn kém.
Mục tiêu tấn công
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết bất cứ chiến dịch quân sự nào cũng đều phải có mục tiêu rõ ràng để có thể chỉ đạo quân đội tấn công. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Dempsey đã phát biểu trước Quốc hội rằng vũ khí giết người sẽ được sử dụng để tấn công các mục tiêu cho phép chế độ Syria tiến hành các hoạt động quân sự, gia tăng các vũ khí tiên tiến và tự vệ ở mức tối thiếu, các lực lượng phương Tây có thể sẽ tấn công các mục tiêu là biểu tượng của sức mạnh quân sự và chính trị của Assad: sở chỉ huy quân sự và cảnh sát quốc gia gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu Syria và lực lượng Vệ binh Cộng hòa gồm 4 lữ đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ Damascus và dinh thự của Tổng thống Assad; và trụ sở đảng Baath. Ngoài ra, các quan chức Hoa Kỳ cũng đang cân nhắc việc tấn công các trung tâm chỉ huy quân sự và các lực lượng có ý nghĩa sống còn, các trung tâm thông tin liên lạc và các kho vũ khí, kể cả các trận địa tên lửa đạn đạo. Các hệ thống phòng không, bao gồm tên lửa đánh chặn, máy bay, các hệ thống rađa và các thiết bị khác cũng có thể là các mục tiêu tấn công. Đa số các hệ thống đó – khoảng 500 trận địa phòng không và 400 máy bay sẵn sàng hoạt động – của Syria được bố trí dọc biên giới Liban, ở một phần cao nguyên Golan do Syria kiểm soát, dọc bờ biển Địa Trung Hải của Syria, ở trong và xung quanh Damascus. Các căn cứ không quân máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu được bổ trí khắp đất nước, bao gồm căn cứ không quân Mezzeh tại Damascus và Nairab, một căn cứ không quân lớn ở Aleppo cũng có thể là các mục tiêu bị tấn công. Do bất cứ cuộc tấn công nào cũng sẽ bị xem là biện pháp trả đũa việc ông Assad sử dụng vũ khí hóa học, các lực lượng phương Tây có thể tập trung tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn 4 và lữ đoàn 155 của Lục quân Syria. Đơn vị đó được cho rằng chịu trách nhiệm thực hiện cuộc tấn công ngày 21/8 mà các quan chức Hoa Kỳ nói rằng có liên quan đến vũ khí hóa học. Lữ đoàn 155 do ông Maher Assad, em trai của ông Assad, chỉ huy. Lữ đoàn này có một căn cứ tên lửa được bố trí trên một dãy núi ở phía Tây Damascus có nhiều boongke và hầm ngầm dưới mặt đất và xung quanh là các căn cứ quân sự cũng như các điểm chứa vũ khí và đạn dược. Hệ thống vận chuyển kho vũ khí hóa học của ông Assad cũng có thể là những mục tiêu hàng đầu, nhưng có thể không bị tấn công vì có nguy cơ phát tán các chất độc thần kinh gây chết người như mustard gas, tabun, sarin và VX. Khả năng Hoa Kỹ sẽ không trực tiếp nhằm vào ông Assad. Chính sách của Hoa Kỳ cấm ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài, trừ khi họ tấn công Hoa Kỳ trước.
Cuộc tấn công sẽ xảy ra khi nào và kéo dài bao lâu
Câu trả lời phổ biến nhất cho câu hỏi này trong những ngày gần đây là “sẽ sớm”. Nhưng một số nhân tố có thể ảnh hưởng đến thời điểm tấn công. Ngày 28/8, Phát biểu tại Vienna, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi Hoa Kỳ và các nước đồng minh chờ phái đoàn thanh tra Liên Hợp quốc báo cáo kết quả điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học tại Damascus. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang tìm kiếm sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhưng bị sức ép hành động nhanh chóng và kiên quyết. Bất cứ chiến dịch quân sự nào bắt đầu lúc ban đêm hoặc tảng sáng, cuộc tấn công mở đầu sẽ được thực hiện bằng các loại tên lửa phóng từ một số tàu chiến của Hoa Kỳ và đồng minh ở Địa Trung Hải và có thể kéo dài vài giờ. Sau đó Hoa KỲ sẽ sử dụng vệ tinh tình báo và các phương tiện tình báo khác đánh giá mức độ thiệt hại của Chính phủ Syria. Tiếp đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát động thêm một hoặc hai đợt tấn công bằng tên lửa nữa trong những ngày tiếp theo. Trong giai đoạn đầu, Hoa Kỳ có thể chưa sử dụng các tài sản quân sự khác trong khu vực như một phi đội của lực lượng không quân gồm các máy bay chiến đấu F-16 ở khu vực Aviano của Italy. Hạm đội tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh do tàu đổ bộ HMS HMS Bulwark, chở 400 lính biệt kích, dẫn đầu đang có mặt ở Đông Địa Trung Hải sẵn sàng chờ lệnh tấn công. Một tàu chính nữa của hạm đội này là tàu HMS Illustrious, chở các máy bay trực thăng chống ngầm và tấn công. Cũng có 2 tàu khu trục được trang bị các hệ thống vũ khí chống ngầm, chống tàu và phòng không; và 5 tàu hậu cần. Bộ Quốc phòng Pháp cho biết nước này đã triển khai hàng chục máy bay chiến đấu trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp tại các căn cứ quân sự ở Các Tiểu Vương Quốc Arab thống nhất và Djibouti. Tóm lại, đến nay mọi công tác chuẩn bị và kế hoạch tấn công Syria của Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã hoàn tất. Vấn đề còn lại là cuộc chiến sẽ xảy ra lúc nào?
***
TTXVN (Cairo 2/9)
Theo tạp chí “Jeune Afrique”. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel ngày 27/8 thông báo mặc dù Tổng thống Barack Obama “vẫn chưa đưa ra quyết định của mình”, nhưng Hoa Kỳ đã “sẵn sàng” hành động quân sự chống chế độ Syria. Hoa Kỳ thận trọng kể từ đầu cuộc chiến ở Syria, dường như bây giờ mới chuẩn bị hành động quân sự chống lại chế độ ở Damascus.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Washington đã xác định các “yếu tố để có thể đáp ứng với bất kỳ lựa chọn nào của tổng thống”. Ông Chuck Hagel khẳng định: “Chúng tôi đã sẵn sàng đến đó”. Trong khi đó, một quan chức của Chính quyền Obama cho biết sự can thiệp sẽ được giới hạn trong một vài ngày với một chiến dịch bắn tên lửa hành trình Tomahawk từ bốn tàu khu trục tới Syria. Washington lần đầu tiên chỉ đích danh Damascus, khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng “Những người chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria chắc chắn chính là chính phủ Syria”. Nhân vật số hai của Nhà Trắng khẳng định: “Tổng thống Barack Obama và tôi nghĩ rằng những người sử dụng vũ khí hóa học chống lại những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em không có khả năng tự vệ phải chịu trách nhiệm”. Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến công bố trong tuần này một phần báo cáo của các cơ quan tình báo hỗ trợ việc qui trách nhiệm cho Chính phủ Syria. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã loại trừ khả năng
gửi quân đến Syria. Washington cùng nhấn mạnh “các khả năng chúng ta xem xét không có ý định lật đổ chế độ” của Tổng thống Bashar al-Assad. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết mục đích của hoạt động này sẽ không nhằm thay đổi cán cân lực lượng giữa quân nổi dậy và quân chính phủ Syria mà nhằm “ngăn chặn” Damascus sử dụng kho vũ khí hóa học.
Các đồng minh của Washington dường như có cùng quan điểm. Trong khi chuẩn bị cho hành động quân sự, quân đội Anh cũng đảm bảo rằng London “sẽ không tìm cách lật đổ” Tổng thống Assad. Ông David Cameron nêu rõ về ý tưởng nhằm “giảm thiểu khả năng sử dụng” kho vũ khí này. Trước đó, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết “có thể” đối phó với việc sử dụng vũ khí hóa học mà không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố: Paris “sẵn sàng” can thiệp quân sự để “trừng phạt” Damascus đã “đầu độc” người dân của mình. Đức nêu rõ quan điểm sẽ chấp nhận bất kỳ “hành động” nào của cộng đồng quốc tế nếu việc sử dụng vũ khí hóa học được xác nhận. Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ sẵn sàng tham gia một liên minh chống lại Syria, thậm chí không cần sự đồng ý của Liên Hợp Quốc. Saudi Arabia kêu gọi Hội đồng Bao an hành động chống lại “cuộc tàn sát khủng khiếp” của Damascus. Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria (phe đối lập), Ahmad al-Jarba, nói rằng một cuộc tấn công chống Syria thực sự chỉ còn là “vấn đề thời gian”. Ông Ahmad cho biết: “Các cuộc họp giữa Liên minh, Quân đội Syria tự do và các nước đồng minh đã thảo luận về các “mục tiêu tiềm năng”, bao gồm sân bay, căn cứ quân sự và kho vũ khí.
Ngược lại, Nga cho rằng hành động vũ trang sẽ gây ra những “thảm họa” cho Trung Đông và Bắc Phi. Moskva đã cảnh báo sự can thiệp quân sự vào Syria mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ là việc làm “nguy hiểm” và “vi phạm luật pháp quốc tế”. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói thẳng rằng sẽ “không có bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học hoặc ai sẽ chịu trách nhiệm”. Iran, một đồng minh khác của Syria, đã cảnh báo Hoa Kỳ về “hậu quả thảm khốc” nếu can thiệp. Trung Quốc đã kêu gọi “thận trọng, để tránh nhiễu”. Iraq tuyên bố việc sử dụng không phận hoặc lãnh thổ của mình không thuận lợi cho bất kỳ hoạt động quân sự nào chống Syria.
Trong khi đó, các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc đã đến Moadamiyat al-Sham, thị trấn phía Tây Nam của Damascus mà theo phe đối lập là nơi xảy ra cuộc tấn công vũ khí hóa học của Chính phủ Syria. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng trong mọi trường hợp đều rất khó khăn. Tuy nhiên, người ta cần “chờ đợi việc xem xét của Tiến sĩ (Aake) Sellstrom”, trưởng nhóm điều tra. Về phần mình, một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc cho biết việc thu thập thông tin và lấy mẫu “rất hiệu quả” và đội “dường như rất hài lòng với công việc của mình”. Hoa Kỳ cáo buộc Damascus đã đánh bom các địa điểm nhằm che giấu bằng chứng. Trước đó, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã phải quay trở lại, chiếc xe đầu tiên của nhóm bị “các tay súng bắn tỉa không rõ danh tính tấn công nhiều lần”, tuy nhiên, theo một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc, không có thương vong. Trong khi Chính quyền Damascus và quân nổi dậy cáo buộc lẫn nhau về hành động này, ông Ban Ki-moon đã “phản đối mạnh mẽ” cả hai bên. Phản ứng trước những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, Tổng thống Syria Assad nói rằng điều này “trái với nhận thức chung” trước cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc. Ông Assad còn cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ thất bại trong trường hợp can thiệp quân sự.
Các quan chức quân sự cấp cao của các nước phương Tây và khu vực đã có một cuộc họp hai ngày ở Jordan để thảo luận về những “kịch bản” có thể sau “sự gia tăng những hành động nguy hiểm” ở Syria. Tham gia cuộc họp này có Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ. Đại diện của Jordan cảnh báo rằng nước này sẽ không làm “bệ phóng” cho một chiến dịch quân sự. Một phái đoàn quan chức cấp cao của Israel cũng đã được đón tiếp tại Nhà Trắng để thảo luận về Syria. Israel từng thực hiện cuộc không kích chống Damascus với cáo buộc Damascus tàng trữ vũ khí hóa học.
Báo “Rossiyskaya Gazeta” trích dẫn các nguồn tin quân sự của Nga cho biết Tướng Martin Dempsey thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã xây dựng một kế hoạch ném bom các địa điểm chiến lược ở Syria. Các mục tiêu tiềm năng bao gồm lực lượng phòng không, không quân, quân đội, tên lửa, máy bay và các cơ sở dịch vụ hậu cần và chỉ huy quân sự. Trong bức thư gửi Chủ tịch ủy ban Quốc phòng Thượng viện, Carl Levin, ông Dempsey nói: “Các vụ đánh bom và các cuộc tấn công có thể giúp loại bỏ hàng trăm mục tiêu”. Hành động này sẽ làm suy yếu đáng kể chế độ Syria và góp phần vào việc binh sĩ đào ngũ. Syria có thể hạn chế tác hại của những cuộc tấn công bằng cách phân tán lực lượng của mình. Dempsey cảnh báo rằng các cuộc tấn công cần tới “hàng trăm máy bay tại các căn cứ mặt đất và trên tàu sân bay, chiến tranh điện tử, các đơn vị hậu cần và truyền tin”. Dempsey kết luận: “Chi phí ước tính khoảng 500 triệu USD ban đầu và trung bình 1 tỷ USD mỗi tháng cho một năm”. Trong sự suy thoái kinh tế, Tổng thống Obama không muốn nghe nói về điều này. Và không chỉ vì lý do tài chính, sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc đối với Syria là một yếu tố quan trọng trong việc Washington có thể từ bỏ một cuộc chiến tranh như thế. Khả năng đáp trả của Syria cũng được tính đến. Bởi vì, không giống như Libya, không có quân đội xứng đáng với tên gọi, hoặc Iraq của Saddam Hussein không còn kho vũ khí răn đe thực sự sau mười ba năm bị cấm vận, Syria có một kho vũ khí bao gồm tên lửa đạn đạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng như hệ thống phòng không và chống tàu đang hoạt động làm cho bất kỳ cuộc chiến tranh xâm lược nào cũng rất tốn kém về người, về của. Đó là chưa đề cập đến việc quản lý Syria sau chiến tranh…/.
This entry was posted on 09/09/2013 lúc 19:18 and is filed under Quan hệ quốc tế, Quân sự. Thẻ: Assad, Barack Obama. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. Both comments and pings are currently closed.
Sorry, the comment form is closed at this time.