1916. SỰ SỤP ĐỔ CỦA MOSRI LÀM PHÁ SẢN HỌC THUYẾT CỦA OBAMA
Posted by adminbasam trên 23/07/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 23/7/2013
TTXVN (Pretoria 18/7)
Theo mạng “Tin Trung Đông” ngày 5/7, chính sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với thế giới Arập và Hồi giáo được sinh ra tại Cairo và cũng chết yểu tại đây.
Ngày 4/6/2009, Obama đã có bài phát biểu tại trường Đại học Cairo với chủ đề “Một sự khởi đầu mới”. Với mục tiêu phát đi tín hiệu muốn hàn gắn mối quan hệ rạn nứt giữa Mỹ với thế giới Arập và Hồi giáo sau 8 năm thực hiện chính sách chống Hồi giáo của Chính quyền Bush, sự kiện này nhận được sự ủng hộ của Đại học Al-Azhar (Trung tâm học thuật và thần học Hồi giáo nổi tiếng). Thật trùng lặp khi Hiệu trưởng trường Đại học Al- Azhar, Tiến sỹ Ahmed al-Tayyeb (từng tham gia tranh cử tổng thống) và cựu nhân viên ngoại giao Ai Cập tại Liên Hợp Quốc Mohamed ElBaradei cùng Giáo chủ giáo phái Coptic Tawadros là những nhân vật đã hậu thuẫn cho lực lượng quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.
Thật kỳ lạ là Chính quyền Obama (vốn ủng hộ mạnh mẽ Morsi thông qua Đại sứ Mỹ tại Cairo, Anne Patterson) lại không gọi hành động quân đội bắt giữ Morsi và các bộ trưởng hàng đầu trong chính phủ là “cuộc đảo chính quân sự”. Một nhà hoạch định chính sách nổi tiếng của Mỹ, tác giả đạo luật Leahy, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ, Chủ tịch ủy ban Tư pháp Thượng viện Patrick Leahy đã yêu cầu Chính phủ Mỹ cắt viện trợ quân sự cho Ai Cập sau cuộc đảo chính. Theo quy định của luật pháp Mỹ, nếu chính phủ được thành lập bằng bầu cử bị đảo chính quân sự lật đổ thì Washington cần phải chấm dứt khoản viện trợ quân sự 1,3 tỷ USD thường niên cho Ai Cập. Tuy nhiên, các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ, đặc biệt là những nhân vật ủng hộ Ixraen vô điều kiện, lại ủng hộ cuộc đảo chính, yêu cầu Obama và Ngoại trưởng John Kerry sử dụng các căn cứ pháp lý để khước từ yêu cầu của đạo luật Leahy. Thực tế, điều duy nhất khiến đảng Cộng hòa quan tâm chỉ là lợi nhuận của các nhà thầu quân sự Mỹ và Ixraen chứ không phải là vấn đề chính phủ dân chủ được bầu vừa bị lật đổ bằng đảo chính quân sự chớp nhoáng.
“Xử lý bất ổn” là nhiệm vụ chính của “Trách nhiệm bảo vệ-R2P” mà Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice, người thay thế bà làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power, Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes và các cộng sự thân cận của tỷ phú Mỹ George Soros nắm giữ các vị trí trong Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng, đang đề cập đến. Đối lập với quan điểm R2P là những nhân vật “hiếu chiến” trong Bộ Quốc phòng như Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey.
Rõ ràng viện trợ quân sự của Mỹ đối với Ai Cập sẽ phải tiếp tục được thực hiện nhằm xoa dịu giới quân sự Ai Cập về những gì mà Đại sứ Mỹ Patterson đã công khai gia tăng ủng hộ Morsi trong khi Tổng thống Ai Cập ngày càng trở nên cứng đầu cứng cổ, không chịu thỏa hiệp với phe đối lập khi số này ngày càng thêm bất bình về cách thức cầm quyền độc đoán của tổng thống. Hành động công khai của Morsi kêu gọi người dân Ai Cập ủng hộ các phần tử cực đọan Salafi và thánh chiến Wahabi ở Xyri chống lại Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad là “giới hạn đỏ” cuối cùng đối với quân đội, khiến lực lượng này phải hành động.
Đại sứ Patterson đã thất bại và buộc phải thừa nhận sức mạnh và tầm quan trọng của phe đối lập thế tục chống Morsi và kêu gọi người biểu tình rời khỏi đường phố và hành động trong khuôn khổ hiến pháp Hồi giáo. Patterson có bề dày ủng hộ chế độ độc tài và bạo chúa. Trong thời gian làm Đại sứ tại Pakixtan, bà đã thất bại trong việc ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Benazir Bhutto (người trở về nước sau thời gian sống lưu vong, bị thiệt mạng trong vụ ám sát tại thành phố Rawalpindi, ngay sau khi bà này kết thúc bài diễn thuyết trong một cuộc vận động tranh cử). Khi đảm nhiệm cương vị Đại sứ tại Colombia, Patterson đã thúc đẩy “Kế hoạch Colombia”, một chương trình viện trợ quân sự của Mỹ cho lực lượng bán quân sự của Colombia tàn sát hàng trăm dân thường vô tội. Tờ Washington Post, một cơ quan ngôn luận đáng tin cậy của Lầu Năm Góc và CIA, đã gọi Patterson là “bàn tay rắn” tại Bộ Ngoại giao.
Việc Morsi cắt đứt quan hệ với Damascus và công khai sự ủng hộ của mình đối với các phần tử thánh chiến Jihad là quá đủ đối với quân đội Ai Cập. Patterson và nhân vật chủ chốt khác nữa trong Chính quyền Obama là John O. Brennan, Giám đốc Cơ quan tình báo CIA, ủng hộ phong trào Salafis ở Trung Đông, người liên tục thực hiện các cuộc hành hương Hadj đến Mecca khi còn là Trưởng trung tâm tình báo CIA ở thủ đô Riyadh (Arập Xêút), rõ ràng đang cố gắng khắc phục tình hình sau khi Morsi bị lật đổ. Việc một nhân tố chủ chốt như Morsi bị lật đổ cùng Quốc vương Arập Xêút và Cata – những nhà lãnh đạo khu vực chịu ảnh hưởng của chính sách Obama – đã chứng tỏ rằng dù thế tục hay chuyên chế thì giới lãnh đạo Arập đều sẽ bị lật đổ giống như ở Tuynidi, Ai Cập, Libi và Yêmen.
Cộng đồng Shiite ở Trung Đông, tiêu biểu là Iran và Hezbollah; cộng đồng thiểu số người Alawite mà đại diện là Chính quyền Assad và đảng thế tục đối lập Đảng Cộne hòa Nhân dân (CHP) của Thổ Nhĩ Kỳ và lãnh đạo ngưòi Alawite (Alevi) của tổ chức này là Kemal Kililcdaroglu; khối Thiên chúa giáo của khu vực, đại diện là Tổng thống Libăng Michel Suleiman và những nhân vật ủng hộ Assad người Thiên chúa giáo trong nội các Libăng cũng như các nước Ácmênia, Nga, Hy Lạp, Vatican đã nỗ lực chứng minh cho mọi người thấy rằng các phần tử Salafist, trong đó có cả Al-Qaeda, đang cố gắng biến Xyri thành “hoang mạc cát”. Sau khi Obama cho phép cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy Xvri (chủ yếu gồm các chiến binh thánh chiến nước ngoài từ Ápganixtan, Irắc, Libi, Xômali và Yêmen), những phần tử không chịu chấp nhận chứng kiến Trung Đông nằm dưới sự lãnh đạo của khói Wahabi Sunni do Cata và Arập Xêút đứng đầu vốn nhận được hậu thuẫn ngầm từ Ixraen và Mỹ, đang bắt đầu hành động. Và quân đội Ai Cập cần phải đi trước một bước.
“Học thuyết Obama” vốn chủ trương kêu gọi ủng hộ chính trị, tài chính để lật đổ các chính quyền thế tục với di sản của chủ nghĩa xã hội toàn Arập, sau đó hỗ trợ quân sự thông qua bên thứ ba giống như NATO và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh của các chế độ quân chủ, đã bị chết yểu tại Quảng trường Tahrir trong bối cảnh “Mùa Hè Arập”. Nhiều người dân Ai Cập tổ chức ăn mừng việc Morsi bị lật đổ và tuyên bố họ hy vọng Washington giờ đây sẽ thẳng tay triệu hồi Đại sứ của mình từ Cairo về nước. Đại sứ Patterson từng được các đối thủ của cựu Tổng thống gán cho biệt danh là “bạn gái của Morsi”.
Mặc dù Kemal Kilicdaroglu, lãnh đạo CHP – phe đối lập chính ở Thổ Nhĩ Kỳ – lên án cuộc đảo chính quân sự tại Ai Cập nhưng ngôn từ của ông này mang nhiều sắc thái và có một cảnh báo rõ ràng không chỉ nhằm vào Morsi và chính quyền vừa bị lật đổ của Anh em Hồi giáo, mà còn đối với chính phủ theo định hướng Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ của Thủ tướng Tayyip Erdogan. Lãnh đạo phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ (CHP), người từng chỉ trích sự ủng hộ của Erdogan đối với phiến quân Xyri chống lại Assad và chiến thuật mạnh tay của Erdogan trong việc đàn áp người biểu tình trong nước đã tuyên bố: “Không thể chấp nhận được trong một thế giới ngày nay mà vẫn tồn tại trạng thái vô cảm trước đòi hỏi của người dân, phớt lờ người dân và tuyên bố rằng tôi giành được đa số phiếu bầu và tôi có quyền làm bất cứ điều gì tôi muốn”.
Mặc dù một số chuyên gia phân tích Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ Erdogan có thể giẫm vào vết xe đổ của Morsi theo kiểu bị đảo chính quân sự, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có truyền thống về những kiểu đảo chính và can thiệp như trên nên khả năng Erdogan bị lật đổ hoàn toàn có thể được loại trừ. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Morsi đã giáng một đòn mạnh mẽ vào những nỗ lực của Erdogan, Mỹ và các phần tử cấp tiến Sunni trong khi tìm cách lật đổ Tổng thống Assad. Kililcdaroglu đã khiến Erdogan phải đối mặt với các cuộc tấn công liên tục về sự ủng hộ của CHP đối với Assad.
Trong bài phát biểu tại Damascus, Tổng thống Xyri rõ ràng đã được tiếp thêm động lực từ sự sụp đổ của Morsi. Ông Assad phát biểu trên đài truyền thanh Xyri rằng: “Những gì đang xảy ra tại Ai Cập là sự sụp đổ của cái gọi là Hồi giáo chính trị. Sự nổi lên của Hồi giáo chính trị là kết quả trực tiếp từ bài phát biểu tại trường Đại học Cairo của Tổng thống Obama và việc Mỹ bật đèn xanh đối với nền công nghiệp dân chủ của các nhà hoạt động chính trị, kỹ thuật viên mạng lưới xã hội, chuyên gia cố vấn dân chủ, các nhà báo và các chuyên viên chuyên nghiệp gây rối loạn xã hội khác đang tấn công Trung Đông. Bất kỳ nơi nào trên thế giới, bất kỳ ai sử dụng tôn giáo vì mục đích chính trị hay chỉ nhằm phục vụ một số nhóm người nhất định mà không phải là dành cho đa số thì sẽ bị sụp đổ. Bạn không thể đánh lừa tất cả mọi người mọi lúc được, hãy để chính người dân Ai Cập, những người sở hữu nền văn minh cổ đại hàng nghìn năm, những người biết rõ ràng mọi điều tự quyết định vận mệnh cho chính họ”. Bài phát biểu của Assad không chỉ nhằm trực tiếp vào số quan chức Anh em Hồi giáo ở Xyri mà còn hướng đến những nhân vật lãnh đạo của các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là Quốc vương mới của Cata Sheikh Tamim bin Hamad AI Thani, một thành viên Anh em Hồi giáo từng tài trợ tài chính cho các phiến quân Salafi ở Xyri và những khu vực khác. Mặc dù Sheikh Tamim đã gửi lời chúc mừng đến Tổng thống lâm thời Ai Cập Adli Mansour nhưng đài truyền hình AI Jazeera thuộc sở hữu của Cata đã bị chính phủ mới của Ai Cập ra lệnh đóng cửa đầu tiên. Đây là hãng truyền thông đã và đang tiếp sức cho các phần tử nổi dậy cực đoan Sunni trên toàn thế giới. Ngoài ra, các đài truyền hình của Anh em Hồi giáo và Salafi tại Ai Cập cũng bị đóng cửa.
Chính phủ lâm thời mới của Ai Cập là nguồn động viên khích lệ mới đối với Assad, lực lượng Hezbollah ở Libăng và phe đối lập thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ để có thêm động lực giành chiến thắng chống lại các phần tử âm mưu muốn kéo giật lùi Trung Đông trở về thế kỷ 13. Học thuyết Obama đã bị phá sản tại Quảng trường Tahrir. Trong khi Mỹ kỷ niệm ngày Quốc khánh 4/7 thì người dân Ai Cập cũng kỷ niệm ngày giành độc lập từ một chính quyền là sản phẩm ngầm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ./.
Vn said
Một bài viết ấu trĩ về vấn đề Ai Cập. Phải thấy rằng ở đây dân chủ và tự do đã không song hành với nhau. Morsi được bầu lên dân chủ nhưng sau đó Hiến Pháp đã viết lại mà không bảo đảm các quyền tự do của con người, trái lại nó nhằm củng cố quyền lực của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo, vì thế mà nhiều người dân Ai Cập phản đối và dẫn tới việc lật đổ Morsi.
Cisumngal said
Có cái tên tổng thống ở tiêu đề mà cũng viết sai!
Mai said
moi lan thay bai viet tu TTXVN la minh muon o’i roi. Tai sao abs cho dang no tren dau hoai nhi? Nhung hom nay minh phai oi ra tren dau TTXVN moi duoc
tam said
Trích trong bài:
“Patterson có bề dày ủng hộ chế độ độc tài và bạo chúa. Trong thời gian làm Đại sứ tại Pakixtan, bà đã thất bại trong việc ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Benazir Bhutto (người trở về nước sau thời gian sống lưu vong, bị thiệt mạng trong vụ ám sát tại thành phố Rawalpindi, ngay sau khi bà này kết thúc bài diễn thuyết trong một cuộc vận động tranh cử).”
Tác giả muốn nói bà Bhutto là độc tài hay bạo chúa?
Mặc dù dẫn liệu nhiều nhưng đây thật là một bài viết rối rắm, tôi thật sự không hiểu được bài viết này!
D.Nhật Lệ said
Không biết thợ viết bài này căn cứ vào đâu mà khẳng định như đinh đóng cột rằng “Sự sụp đổ của
Morsi làm phá sản học thuyết Obama” như thế được nhỉ ?
Bài phát biểu của Obama trong một đại học Ai Cập năm 2009 không có dây mơ rễ má gì với sự sụp
đổ của Morsi năm 2013.Thật vậy vì những tuyên bố của Obama chỉ nhằm xoa dịu thế giới Hồi giáo
do chính sách cứng rắn của TT.Bush gây ra trước đó,chứ không hề kêu gọi dân chúng Ai Cập nổi
lên để làm cách mạng hay cắt mạng gì ở đây cả.Việc Mỹ ủng hộ cuộc cách mạng lật đổ Mubarak chỉ
là phụ mà chính là ý chí dân chúng Ai Cập muốn thay đổi chế độ và khi họ thành công thì Mỹ đã nhanh chóng thừa nhận trước một chiến thắng không thể đảo ngược.
Mục tiêu của Mỹ là lật đổ chế độ ra mặt ủng hộ bọn khủng bố Al-Qeda như Afganistan hay thù địch
với Mỹ như Iraq,Libya v.v.và sau khi thanh toán xong,Obama với tư cách TT.muốn trấn an những
nước Hồi giáo khác để xây dựng lại mối quan hệ thân thiện đã bị sứt mẻ.
Thế nhưng,Morsi lại được hậu thuẫn mạnh mẽ của lực lượng Huynh Đệ Hồi giáo mà ảnh hưởng của nhóm này làm Mỹ rất lo ngại vì cũng chống Mỹ như Al Qeda nhưng chỉ khác nhau về cách thức và mức độ,
nhất là mới đây Ai Cập lại chấp nhận áp dụng một số luật Hồi giáo khắc nghiệt.Do đó,đúng ra là
Morsi sụp đổ là điều mừng cho Mỹ vì mất một “kẻ thù” tiềm ẩn,chứ không làm sụp đổ học thuyết nào cả như bài báo cường điệu sai lạc !
Hoa Cải said
Cái thứ đồ loại báo “quyết đi theo con đường XHCN” này mà không sai lạc thì đâu đến nỗi Việt Nam phải bị đi lạc xa thế giới văn minh đến nông nỗi này!
Em La Lu said
Cái thúi của Cọng Sản là luôn luôn bảo rằng: Phân…. thơm lắm , đến khi nắm được vào tay rồi thì bỏ chạy không kịp !