1907. BÀI THƠ CỰ NGAO ĐỚI SƠN – MỘT DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC THIÊN TÀI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Posted by adminbasam trên 20/07/2013
Nguyễn Khắc Mai
NKM: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi được Chúa Nguyễn Hoàng hỏi kế đã nói: “Hoành Sơn nhất đoái, vạn đại dung thân”, theo đó Nhà Nguyễn đã âm thầm và quyết liệt mở mang đất nước để có một Việt Nam trọn vẹn hình chữ S ngày hôm nay. Với Biển Đông, Cụ Trạng cũng có lời tiên tri, dạy rằng: “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Trong Bạch Vân Am Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ Cự Ngao Đới Sơn:
Chữ Hán: 巨 鰲 戴 山
碧 浸 仙 山 徹 底 清
巨 鰲 戴 得 玉 壺 生
到 頭 石 有 補 天 力
著 腳 潮 無 卷 地 聲
萬 里 東 溟 歸 把 握
億 年 南 極 奠 隆 平
我 今 欲 展 扶 危 力
挽 卻 關 河 舊 帝 城
Phiên âm: Cự ngao đới sơn
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời,
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua.
Xin mạn dịch thơ như sau: Con rùa lớn đội núi
Núi tiên biển biếc nước trong xanh,
Rùa lớn đội lên non nước thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an lành.
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.
Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc càng thấy rất “kim nhật kim thì”, rất thời sự. Ta những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là đễ nói cái chí của cụ ”Chí những phù nguy xin gắng sức” ( Ngã kim dục triển phù nguy lực). Nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài:
“BiểnĐông vạn dặm dang tay giữ, /Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
(Vạn lý Đông minh quy bả ác / Ức niên Nam cực điện long bình.”)
Vào những ngày này Biên Đông đang trở thành một trường tranh chấp, quyết liệt đầy tính bá đạo, đai Hán, đầy mưu mô và hành động vừa gian ác, vừa xảo quyệt của nước lớn Trung Hoa, đang trong cơn hưng phát, thèm khát không gian sinh tồn, muốn bá chiếm biển Đông. Nào vạch đường lưỡi bò, nào xây dựng thành phố Tam Sa được tính toán xây dựng trên vùng chủ quyền của người khác, nào gọi thầu những lô thăm dò ngay trên vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nào ngang ngược, tàn bạo cắt cáp, rượt bắt tàu thuyền của ngư dân ta đang làm ăn trên vùng biển của nước mình…
Hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt. Tự ngàn xưa dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển-đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy – làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!.
“Biển Đông vạn dặm dang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của Dân tộc.
Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Chúng ta sẽ và phải làm chủ biển Đông. Tất nhiên không thể và không phải với một thứ phản văn hóa, nghĩa là cũng muốn làm chủ với tư tưởng bá quyền, độc chiếm. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại sự xâm lăng nước lớn. Mà cũng biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang Đông Nam Á.
Làm chủ Biển Đông, mà tổ tiên đã truyền dặn, ngày nay phải thể hiện cả ba mặt. Thứ nhất là làm chủ những vấn đề về lịch sử, pháp lý, cả những gì liên quan đến sức mạnh vật chất, tinh thần, để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thứ hai là phải xây dựng một nền kinh tế biển hoàn chỉnh hữu hiệu. Thứ ba là phát triển khoa học và văn hóa biển. Cả ba lĩnh vực trên là ba khâu liên hoàn, làm tiền đề, nhân quả lẫn nhau. Bảo vệ chủ quyền để phát triển kinh tế biển. Muốn phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền hữu hiệu lại phải coi trọng xây dựng các ngành khoa học biển và văn hóa biển. Đó chính là một năng lực mới của Dân tộc để xây dựng và bảo vệ Đất nước.
Điều đáng mừng là Nhà nước ta cũng đã có phác thảo trên những nét chính về một chiến lược biển Đông với 9 giải pháp lớn như sau:
1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Xây dựng lực lượng mạnh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh biển đảo,
3. Đẩy mạnh điếu tra cơ bản và phát triểnkhoa học-công nghệ biển.
4. Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh.
5. Quản lý nhà nước có hiệu quả hiệu lực đối với các vấn đề liên quan đến biển.
6. Xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển.
7. Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng biển đảo và ven biển.
8. Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển.
9. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh (đi đôi với tạo điều kiện đễ nhân dân than gia giữ chủ quyền, làm kinh tế và xây dựng khoa học, văn hóa biển.)
Đọc lại bài thơ Cự ngao đới sơn với hai câu dự báo chiến lược thiên tài, chúng ta càng khâm phục cụ Trạng Trinh Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bao đời, nhân dân gọi Cụ như vậy vì Cụ sống vào thời Lê-Mạc (1491-1585). Cụ đỗ Trạng nguyên, được phong tước Trình Tuyền hầu. Cụ đã đễ lại một di sản văn hóa đồ sộ, với cả ngàn bài thơ văn với những giá trị nhân văn, đầy chất triết lý, đầy tình yêu nước, thương dân, là một kho Minh triết của muôn đời. Cụ còn là nhà dự báo, tiên tri. Câu “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” là lời dự báo không chỉ cho Nguyễn Hoàng, cho Đàng trong mà là cả cho Việt Nam. Về hai chữ Việt Nam, chính Cụ là người đầu tiên dùng để chỉ tên Đất nước, rồi được vua Gia Long dùng làm tên nước chính thức cho đến tận hôm nay.
Câu thơ cuối bài của cụ “Ta nay cũng muốn đem sức phò nguy” chính là nói về chúng ta trong những nhiệm vụ làm chủ biển Đông hôm nay vậy./.
—-
* Mời xem thêm: ‘Sấm Trạng Trình’ về chủ quyền Biển Đông (Tiền phong, 7/6/2013).
Ngày 1/8 tới, Trung tâm Minh triết sẽ có buổi họp mặt các tác giả có bài về biển đảo Việt Nam. Mời xem nội dung chương trình:
CHƯƠNG TRÌNH
8h00: Đón đại biểu
8h30: Chào mừng giới thiệu đại biểu
Diễn từ khai mạc: Ông Nguyễn Khắc Mai
Báo cáo tổng hợp tình hình nghiên cứu chủ quyền Biển Đảo. TS Nguyễn Đình Lộc
Lễ tôn vinh các tác giả có công trình về chủ quyền Biển Đảo và các phong trào…
Giải lao
Tham luận và phát biểu của các đại biểu
Kết luận cuộc Họp mặt
Kết luận các Họp mặt
12h00: Dự tiệc than mật
Địa điểm:
Tại: 65 Văn Miếu (Hội trường tầng I. Cơ sở 2 Bộ Kế hoạch – Đầu tư)
Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2013
TRUNG TÂM MINH TRIẾT
Giám đốc
Nguyễn Khắc Mai
viet hung said
xin dịch lại bài Cự ngao đới sơn;
Rùa lớn phục tang núi
Máu đào thấm sâu núi chết ẳng
Giải lớn mang tích hồ sượng gượng
Đá vụn rắc sức trời vá lấp
Tạp cặn theo chân sách mao êm
Vạn dặm biển đông là nhận nuôi
Nghìn năm nam cực cúng mò yên
Ta nay muốn mở sức cứu giúp
Vướng phúng gian sơn làm thành xưa
minhr said
Lịch sử đã chứng minh qua các cuộc chiến chống lại giặc Phương bắc của Đại Việt. Chỉ khi nào đoàn kết được toàn dân mới chiến thắng được kẻ thù .Không có thành cao, hào sâu và vũ khí sắc bén nào bằng lòng dân đoàn kết .Phải thẳng thắn nhìn nhận ĐCS Việt Nam ngày nay đã để mất sự ủng hộ của đại đa số dân chúng .Bởi lẽ họ cai trị dân bằng sự dối trá, lừa lọc tàn bạo, nói một đằng làm một nẻo.Một ví dụ rất nhỏ đó là không có người dân nào lại chấp hành lệnh của một tên tướng đã từng mang quân đi cướp của dân
chinh said
Làm ăn như mấy cha nội này thì có ngày: “Vạn lý Đông bình quy ..ác bá/ Ức niên Nam Việt tận..vong nô!”
Các bác cứ ngồi đó mà vuốt râu tự sướng, tí tởn cho lắm vào!
Nói Thật said
Cứ nói đâu xa, ngay từ thời kì mới sơ khai dựng nước, cha ông ta đã biết “bám biển” để tồn tại và phát triển. Xin mời các quý vị đọc lại truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ thì rõ.
Chúng ta là nòi giống Rồng Tiên (Lạc Long Quân và Âu Cơ), không bám Biển và bám Rừng thì chỉ có…mất nòi!
Tôi rất muốn nghe một Đại biểu nào đó có Tham luận nghiên cứu suy nghĩ của Tổ tiên ta từ thuở sơ khai về Minh triết biển (có thể mở rộng ra Minh triết Rừng nữa) qua câu chuyện này.
Nguyễn Hữu Quý said
Nhân việc bác nói, cách đây hơn một năm, tôi đã viết một bài thế này, định gửi cho trang mạng Bauxite VN, nhưng không nhớ đã gửi hay chưa, hoặc có gửi nhưng các bác ấy không đăng thì phải, nhân việc bác nói, tôi copy ra đây, các bác xem sao nhé:
Người Việt đã làm chủ Biển Đông từ 2000 năm trước
Người Trung Quốc thường tự hào về Trịnh Hòa (1371-1433), nhà hàng hải và nhà thám hiểm, ông đã có 7 chuyến đi thám hiểm thế giới từ năm 1405 đến năm 1433, và là người phát hiện ra Tân thế giới còn trước cả Christopher Colombus (1451-1506).
Chính vì thế, Trung Quốc hay sử dụng các cụm từ “vùng nước lịch sử”, hay “cơ sở lịch sử”… để bảo vệ “đường lưỡi bò” phi pháp và phi lý của họ trên Biển Đông Việt Nam.
Nhưng nếu nói về làm chủ Đại dương, thì có thể kết luận rằng: Chính người Việt cổ mới là người làm chủ Đại dương hơn cả đối với Trịnh Hòa lên tới 13 thể kỷ.
Trong một bài viết “Indonesia gìn giữ văn bản nguồn gốc người Việt cổ”, đăng trên TTXVN (vietnamplus.vn), cho ta biết các thông tin rất thú vị như sau (trích):
Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra.
Theo các nhà sử học, mùa Xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc, đã chạy về phương Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên thuyền ra biển.
Những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào Eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảoSumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.
Dân tộc này hiện còn duy trì chế độ mẫu hệ, trong gia đình, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi dòng họ của người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Người Minangkabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam. Người Minangkabau còn nổi tiếng buôn bán giỏi và nấu ăn ngon./.
Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, Người Việt đã làm chủ Đại dương từ rất sớm, cách đây khoảng 2000 năm; bởi vì, nếu không làm chủ Đại dương thì con cháu Hai Bà Trưng không thể sống sót trên đường đi để đến được Indonesia và còn tồn tại đến ngày nay.
Hiểu được như vậy để mọi người Việt Nam hôm nay, không chỉ tự hào với tổ tiên của mình, nhằm bảo vệ không gian sống và phát triển, mà còn phải sống mái với Trung cộng trong cuộc chiến lần này, dự đoán rằng sẽ rất khốc liệt.
Vào những ngày giữa tháng 5/2012 này, với những thông tin trên các báo: Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông (TN); Biển Đông: Hải giám, ngư chính Trung Quốc nguy hiểm hơn cả quân đội (GDVN) v.v.. như báo cho người Việt Nam hôm nay biết rằng, đê tồn tại và phát triển, thì không có con đường nào khác là hãy chuẩn bị cho một cuộc chiến chống Trung cộng xâm lược.
Một vài hình ảnh về Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt tại Indonesia (nguồn HOANGSA.ORG):
20.5.2012
———————–
MỘT SỐ TƯ LIỆU THAM KHẢO:
http://www.vietnamplus.vn/Home/Indonesia-gin-giu-van-ban-nguon-goc-nguoi-Viet-co/20099/16876.vnplus
Indonesia gìn giữ văn bản nguồn gốc người Việt cổ
http://www.nguoiduatin.vn/ngam-nha-san-indonesia-giong-het-hinh-ve-tren-trong-dong-viet-a91564.html
Ngắm nhà sàn Indonesia giống hệt hình vẽ trên trống đồng Việt
Nguyễn Hữu Quý said
SAI ĐƯỜNG LẠC LỐI ĐÃ BẤY LÂU.
Một bài hay mà mới thấy có một bác comment, hy vọng sẽ có nhiều người quan tâm đến chủ đề này, đặc biệt là các bác cao tuổi, hiểu biết về đông tây kim cổ.
Xin có vài câu thơ ủng hộ tâm huyết của bác Nguyễn Khắc Mai:
Xin hỏi vì đâu, hỏi vì đâu?
Biển Đông dần mất chuyển cho Tàu
Có phải “phương châm mười sáu chữ”,
Lại thêm “bốn tốt” đội trên đầu?
Sai đường lạc lối đã bấy lâu
Nước Việt nay đang phải lụy Tàu
Mất Biển, mất rừng… đâu đã hết
Giống nòi Lạc Việt sẽ về đâu?
Hỡi ai còn nghĩ đến nước non
Quyết chí, bền gan hãy một lòng
“Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
20.7.2013
Lê Bình Nam said
Tàu có tính toán của Tàu. Việt có toan tính của Việt. Âm mưu chiếm trọn Biển Đông của đại Hán Bắc Kinh đã quá lộ liễu mà một ngừơi Việt bình thường nào cũng nhận ra và phản đối.
Đại Hán quyết nắm cho được BCT đảng cs VN qua chiêu bài “16 chữ vàng cộng 4 tốt” nhằm biến VN, trước mắt là thân phên dậu, lâu dài là nô thuộc, xa hơn nữa cuối cùng là “một phần không thể chia cắt”.
Nhiệm vụ hàng đầu của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt của trí thức Việt Nam là:
1. Luôn lên tiếng cảnh giác, thức tỉnh người Việt Nam trong và ngoài nước về nguy cơ làm thân nô thuộc cho đại Hán Bắc kinh qua tay sai của chúng là BCT đảng cs VN.
2. Dấn thân, đoàn kết tiến hành có tổ chức và khoa học với sự vận động quốc tế, thành hình một chính đảng của dân tộc Việt Nam với sự tham gia của mọi thành phầu ưu tú trong và ngoài nước, đòi hỏi đảng cs VN thực thi các quyền hiến định: tự do, dân chủ, pháp trị.
Chế độ dộc tài toàn trị mang phướn cộng sản hiện nay đã mắc lỗi hệ thống, không thể sửa đổi mà phải bị thay thế triệt để.
Nếu chậm, đại họa nô thuộc bành trướng Bắc Kinh càng ngày càng trở thành hiển nhiên và cơ hội đảo ngược càng gian nan.