1876. CUỘC CHIẾN BÍ MẬT CỦA MỸ ĐỂ GIÀNH GIẬT CHÂU PHI
Posted by adminbasam trên 03/07/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 2/7/2013
TTXVN (Angiê 1/7)
Máy bay không người lái “chống cướp biển”
Theo tạp chí “Jeune Afrique”, từ Môritani đến Xâysen, Mỹ đang kín đáo thiết lập một mạng lưới căn cứ quân sự rộng lớn. Mục tiêu của Mỹ là kiểm soát mọi tổ chức khủng bố, đấu tranh chống nạn cướp biển và bảo đảm an ninh cho các công ty dầu mỏ.
Trên bầu trời trong xanh ở Nigiê hay Sát, một điểm trắng bé xíu xuất hiện. Tiếng động cơ chỉ nghe rất nhỏ. Đó không phải là máy bay chở khách đường dài đang bay ở độ cao 10.000 mét, cũng không phải là máy bay tiêm kích với tốc độ và tiếng gầm rú của động cơ đã trở nên quen thuộc từ lâu. Đó chỉ là một chiếc máy bay loại nhỏ, chính xác là loại Pilatus PC-12. Không có dấu hiệu gì đặc biệt, chiếc máy bay nhỏ do Thụy Sĩ chế tạo này có thế mạnh chính là không gây sự chú ý, trên thực tế lại không giống như các loại máy bay khác. Mang trong mình đầy thiết bị điện tử và máy quay, chiếc PC-12 này trực thuộc một phi đội gồm hai chục chiếc với sứ mệnh chính là bay ngang dọc các vùng có hoạt động của các nhóm được xác định là khủng bố như Boko Haram, Al-Qaeda tại Bắc Phi (AQIM), Quân kháng chiến của Chúa (LRA), Al-Qaeda tại bán đảo Arập (AQAP) và Shebab. Ngoài trang thiết bị mang theo, những chiếc PC-12 và số máy bay PC-6 khác có đặc điểm là thuộc biên chế của Quân đội Mỹ.
Do không có trụ sở của Bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM), châu lục này tiếp nhận căn cứ máy bay không người lái và binh sĩ Mỹ được các nhà quan sát coi là triển khai chiến lược ở vùng có nhiều dầu mỏ này. Tiến trình này bắt đầu từ năm 2009 với loại máy bay MQ-9 Reaper được trang bị máy quay và hệ thống nhìn đêm cho phép hoạt động ở độ cao 10.000 mét liên tục trong 10-12 tiếng đồng hồ. Máy bay này cũng có thể mang tên lửa hay bom CQ điều khiển bằng vệ tinh, về phương diện chính thức, các máy bay này dùng để chống cướp biển và khủng bố ở Ấn Độ Đương. Trên một vùng lãnh thổ chạy từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương, quân đội Mỹ có khoảng một chục căn cứ, từ đó kín đáo tiến hành kiểm soát chặt chẽ nhằm phát hiện di chuyển của nhũng tổ chức được cho là nguy hiểm này.
Sự tồn tại của mạng lưới căn cứ bí mật này bị tờ “Bưu điện Oasinhtơn” tiết lộ vào ngày 14/6/2012. Theo tờ báo này, các căn cứ nói trên được đặt dưới sự kiểm soát của Lực lượng đặc nhiệm Mỹ, nhưng phần lớn do các công ty tư nhân quản lý. Một trong những căn cứ quan trọng nhất về phương diện chiến lược được đặt trong khu vực quân sự thuộc sân bay quốc tế Uagađugu, thủ đô Buốckina Phaxô. Khoảng 60 người Mỹ làm việc tại đây nhưng rất kín tiếng trong việc duy trì các chuyến bay của số máy bay PC-12 trên bầu trời khu vực Sahel và Xahara. Vai trò của số máy bay này càng mang tính then chốt khi miền Bắc Mali rơi vào tay các nhóm Hồi giáo vũ trang.
Không phải bây giờ quân Mỹ mới hiện diện tại Uagađugu. Theo một nguồn tin quân sự tại thủ đô Buốckina Phaxô, căn cứ này được thiết lập từ năm 2008 sau cuộc đảo chính ở Nuacsốt của Mohamed Ould Abdelaziz. Một sĩ quan Buốckina Phaxô giấu tên giải thích: “Người Mỹ không thể tiến hành chiến dịch từ Môritani nên họ chuyển sang Buốckina Phaxô”. Đây là nước được Oasinhtơn đánh giá là có vai trò chiến lược nhờ vị trí địa lý và sự ổn định mà các nhà ngoại giao Mỹ rất ca ngợi. Trải qua thời gian, Tổng thống Buốckina Phaxô, Blaise Compaoré, quả thực đã biết cách chiếm được lòng tin của Mỹ. Trong các bức điện ngoại giao mật của Mỹ được Wikileaks tiết lộ năm 2011, Tổng thống Buốckina Phaxô được mô tả là một đồng minh quan trọng. Tháng 7/2009, một trong số các bức điện đó nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Buốckina Phaxô thời đó, Yéro Boly, đưa ra đề nghị khoanh một khu vực ở nơi khuất trong sân bay quân sự Uagađugu để số máy bay của Mỹ hiện diện một cách kín đáo hơn. Theo vị Bộ trưởng nói trên, vấn đề không phải là sự có mặt của số máy bay này. Các bên vẫn tỏ thái độ kín đáo. Một người thân cận của tổng thống đáp rằng “miễn bình luận”.
Thu thập thông tin tình báo, không kích mục tiêu được xác định cụ thể, truy lùng mục tiêu… Vấn đề sự có mặt của binh sĩ phương Tây ở nước này (dù là Pháp hay Mỹ) đều khiến giới lãnh đạo cao cấp nhất cũng cảm thấy phiền toái. Một cố vấn của Tổng thống Blaise Conipaoré nói: “Chúng tôi phải hiểu vấn đề, Người của AQIM thường đọc báo. Khi chúng tôi thương lượng giải thoát con tin, họ nói chuyện đó với chúng tôi. Điều đó khiến công việc của chúng tôi không thuận lợi”. Hiện nay, người dân biết người Mỹ có mặt ở Uagađugu. Họ thích đến một nhà hàng bánh pizza nằm ở trung tâm thành phố. Nhưng ít người Buốckina Phaxô biết họ làm gì ở nước mình, về phương diện chính thức, một quan chức địa phương cho biết họ tiến hành hoạt động nhân đạo.
Tình hình căng thẳng ở miền Bắc Mali cũng khiến Oasinhtơn phải tăng cường sự có mặt về quân sự của mình ở Môritani. Lúc đầu được đặt ở Nuacsốt, căn cứ sau đó bị đóng cửa sau cuộc đảo chính ngày 6/8/2008. Hiện nay, theo tờ “Bưu điện Oasinhtơn”, người Mỹ dường như chi ra hơn 8 triệu USD để tân trang một căn cứ nằm gần biên giới Mali và tiến hành các chiến dịch kiểm soát cùng với lực lượng quân đội Môritani.
Một chuyên gia về Sahel cho biết về phương diện chính thức, lực lượng đặc nhiệm Mỹ có mặt tại Tamanrasset (Nam Angiêri) chủ yếu để thực hiện sứ mệnh huấn luyện, nhưng cũng tiến hành các hoạt động tình báo phục vụ công tác tác chiến. Máy bay trinh sát của Mỹ từ năm 2007 đã đậu tại căn cứ không quân Tamanrasset và một cơ sở nghe trộm mặt đất được đặt tại đây cho phép quân Mỹ có được điểm tựa cho lực lượng đặc nhiệm của mình ở các nước trong vùng.
Hai điểm nóng khác khiến Mỹ phải sắp xếp lại trên diện rộng hệ thống căn cứ quân sự của mình là Nigiêria, với hoạt động ngày càng tăng của nhóm Boko Haram, và Xômali, nơi hoạt động của lực lượng Shebab khiến tình hình mất ổn định kéo dài. Gần đây hơn, tại miền Trung châu Phi, miền Bắc Uganda và vùng cực Đông Cộng hòa Trung phi, khoảng 100 lính thuộc lực lượng đặc biệt được triển khai để hỗ trợ cuộc săn lùng Joseph Kony, thủ lĩnh LRA. Sứ mệnh này trái ngược với các sứ mệnh khác vì lính Mỹ được triển khai ở tuyến đầu. Ở nhiều nơi khác, sự có mặt của lính Mỹ là gần như không thể nhận ra.
Tại Stuttgart (Đức), nơi đặt Tổng hành dinh Bộ-chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM), người ta giải thích sở dĩ người Mỹ muốn kín đáo là do “nhu cầu phải làm việc với các đối tác châu Phi để tạo thuận lợi cho việc tiến hành các chiến dịch và sứ mệnh giúp thực hiện các mục tiêu chung về an ninh” mà không cần phải phô trương sức mạnh. Vào tháng 3/2012 trước ủy ban Quốc hội, tướng Carter Ham, cựu Tư lệnh AFRICOM đã nhấn mạnh sự cần thiết đối với Mỹ phải tăng cường hệ thống “ISR”, nghĩa là tình báo, giám sát và do thám. Theo viên tướng này, “nếu Mỹ không có căn cứ ở châu lục, các phương tiện ISR của Mỹ sẽ bị hạn chế và điều đó góp phần làm suy yếu an ninh của Mỹ”.
Tuy nhiên, các chiến dịch bí mật này không chỉ giới hạn ở việc thu thập thông tin tình báo và cảnh giới. Tại các căn cứ ở Gibuti, Êtiôpi hay Xâyxen, Mỹ triển khai loại máy bay không người lái Predator và Reaper từng được sử dụng trong cuộc chiến chống Al-Qaeda tại Ápganixtan và Pakixtan. Nhờ số máy bay được điều khiển từ xa này, binh lính Mỹ có thể tiến hành các chiến dịch không kích có trọng điểm để tiêu diệt các chiến binh khủng bố, như ở Yêmen hay Xômali. số máy bay này cũng được dùng để ngăn chặn các cuộc tấn công của cướp biển ở Ấn Độ Dương. Ở hai vùng nơi lợi ích của Mỹ bị đe dọa trực tiếp này, sự có mặt về quân sự ít kín đáo hơn nhiều.
Trong 10 năm trở lại đây, Lầu Năm Góc tăng cường mối quan hệ với các công ty chuyên nghiệp tư nhân để tiến hành các chiến dịch an ninh ở Irắc và Ápganixtan. Trong những năm 1990, tỷ lệ là một nhân viên dân sự trên 50 lính. Từ nay, tỷ lệ này là 1/10. Phương pháp của họ ở các nước này đôi khi bị phê phán, song không phải vì thế mà Oasinhtơn không quay sang các công ty này để họ đảm nhiệm việc kiểm soát và thu thập thông tin ở vùng Sahel và Xahara. Các công ty này cung cấp máy bay, phi công, thợ máy và nhân viên phân tích dữ liệu, đồng thời bảo đảm kín tiếng theo yêu cầu của Lầu Năm Góc vì nhân viên của họ không thuộc quân đội. Một số nước khác như Pháp cũng làm theo Mỹ, với sự ra đời của một số công ty như Strike Global Services (SGS). Công ty này bảo đảm công tác đào tạo các đội quân tương lai của Liên hợp quốc tại Gibuti.
Tại Gibuti, Trại Lemonnier, căn cứ thường trực duy nhất của Mỹ ở châu Phi và có tới 1.200 quân, là nơi đậu của U-28A, loại máy bay cảnh giới quân sự. Hoạt động của cưóp biển dọc bờ biển Xômali là lý do giải thích tại sao Mỹ có xu hướng không giấu mình như ở Sahel. Tại Xâysen, đích thân Tổng thống James Michel yêu cầu người Mỹ đến đây. Một nguồn tin chính phủ nước này cho biết ông đã làm đủ mọi cách để người Mỹ thiết lập căn cứ trên lãnh thổ nước mình. Một thỏa thuận song phương cho phép binh sĩ Mỹ được hiện diện ở nước này đã được ký kết vào tháng 6/2009.
Khi điều trần trước Quốc hội, tướng Carter Ham cũng tuyên bố ông muốn thiết lập một căn cứ cảnh giới ở Nzara (Nam Xuđăng) do bối cảnh địa phương. Căng thẳng giữa Xuđăng và người láng giềng phương Nam giàu dầu mỏ khiến Oasinhtơn không thể bàng quan và phải bảo đảm an ninh cho các công ty dầu mỏ có mặt trong vùng.
Dù các chiến dịch của Oasinhtơn được tiến hành bằng cách nào – hoàn toàn kín đáo hay công khai, lợi ích đối với châu Phi cho thấy châu lục này đã trở thành ván cá cược lớn trong chiến lược của Mỹ từ năm 2007, khi người Mỹ bắt đầu thiết lập mạng lưới căn cứ của mình.
Lực lượng đặc biệt “chống khủng bố”
Một đơn vị thuộc Lực lượng đặc nhiệm Mỹ từ Campala (Uganda) được đưa đến miền Đông Cộng hòa Trung Phi. Một trung đoàn lực lượng đặc nhiệm sẽ được triển khai để tiến hành các chiến dịch liên tục ở châu Phi. Một lực lượng tình báo có mặt trên toàn châu Phi để chống AQIM, nhóm Boko Haram ở Nigiêria, lực lượng Shebab ở Xômali, LRA tại Uganda… Theo tạp chí “Afrik”, Mỹ không ngần ngại triển khai lực lượng bí mật tại châu Phi với lý do đấu tranh chống khủng bố.
Để đối phó AQIM hay một số nhóm khủng bố và phong trào Hồi giáo cực đoan khác, Mỹ triển khai lực lượng tình báo và đặc nhiệm ở châu Phi. Đây được coi là một chiến lược chủ chốt trong cuộc chiến chống khủng bố được Chính quyền Obama tiến hành để bảo đảm an ninh cho Mỹ. Lực lượng này được hỗ trợ bởi một hệ thống căn cứ máy bay không người lái đánh dấu sự can dự thực sự của Lực lượng đặc nhiệm Mỹ vốn đóng vai trò chủ chốt trong chiến ĩược an ninh quốc gia của Mỹ dưới thời Obama. Các chiến dịch đặc biệt đó là như thế nào? Đó là phát hiện và kiểm soát, thậm chí tiêu diệt những kẻ bị nghi tiến hành hoạt động khủng bố và bắt cóc. Các chiến dịch đó xuất phát từ căn cứ chính tại Uagađugu (Buốckina Phaxô) và được tăng cường từ khi nổ ra đảo chính ở Mali dẫn đến sự ra đời một thể chế đòi ly khai nằm dưới sự kiểm soát của AQIM ở miền Bắc nước này.
Ngoài các căn cứ quân sự và căn cứ máy bay không người lái, Mỹ đang lặng lẽ triển khai chiến lược ở châu Phi với con át chủ bài là lực lượng đặc nhiệm và tình báo. Theo Lầu Năm Góc, 104 sứ mệnh riêng biệt được bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2013. Việc triển khai một số đơn vị từ nhóm nhỏ để huấn luyện đến đơn vị cấp tiểu đoàn với 800 quân được lên kế hoạch đối với 35 nước trên toàn châu Phi. Kế hoạch của Mỹ đối với châu Phi nằm trong một kế hoạch tổng thể đưa 60.000 binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm đến 75 nước và sau đó là 120 nước.
Lực lượng xung kích đóng tại Gibuti có khoảng 3.500 chuyên gia đặc nhiệm và tình báo, kể cả các công ty quân sự làm hợp đồng với Lầu Năm Góc, được Lầu Năm Góc coi là “Đạo quân viễn chinh Mỹ ở châu Phi”. Sứ mệnh của lực lượng này là góp phần bảo đảm an ninh và ổn định ở một khu vực rộng lớn bao gồm 6 nước châu Phi – Xômali, Êtiôpi, Êritơria, Kênia, Tandania, Uganda, Burundi và một vùng lợi ích bao gồm một số nước châu Phi khác (Mađagaxca, Môdămbích, Cộng hòa Sát, Ai Cập, Xuđăng và Cônggô) cũng như Yêmen mặc dù nước này nằm ở bán đảo Arập. Một nhiệm vụ khác của lực lượng này là huấn luyện quân đội các nước châu Phi được sử dụng trong những chiến dịch của AFRICOM. Trong khuôn khổ đó, với khoản tài trợ 7 triệu USD, một tiểu đoàn cơ giới mới của Gibuti được đào tạo và trang bị vũ khí bao gồm 850 lính và được sử dụng ở Xômali. AFRICOM cũng chi hơn 50 triệu USD để tài trợ việc đưa hàng nghìn binh sĩ đến Êtiôpi, Kênia, Uganda và Burundi.
Những hành động nói trên nằm trong nỗ lực của Lầu Năm Góc để tăng cường huấn luyện các nước chống chủ nghĩa cực đoan và để Mỹ có một lực lượng sẵn sàng được đưa đến châu Phi nếu các cuộc khủng hoảng cần quân đội Mỹ phải có mặt, xuất hiện. Đó cũng là một phần trong nỗ lực nhằm tăng cường cho AFRICOM được thành lập năm 2007 nhưng tổng hành dinh vẫn đặt ở Stuttgart (Đức). Từ 10 năm nay, Mỹ định đặt trụ sở của cơ quan chỉ huy quân sự này ở châu Phi, nhưng đều bị chính phủ các nước châu lục từ chối vì sợ điều đó sẽ gây ra căng thẳng trong vùng. Libi và bây giờ là Uganda, Nam Xuđăng và Cônggô có thể giúp Mỹ có thêm cơ hội mới. Trong khi chờ đợi, từ Stuttgart, AFRICOM phối họp với NATO để thay đổi chế độ ở Libi, triển khai binh sĩ ở miền Trung châu Phi với lý do truy lùng khủng bố và huấn luyện quân đội nhiều nước mà Oasinhtơn hy vọng sử dụng được như lực lượng thay thế trong việc bảo vệ lợi ích của Mỹ.
Tướng Raymond Odierno cho biết việc tăng cường sức mạnh cho AFRICOM nằm trong chiến lược quân sự thế giới có tên gọi “Các lực lượng liên kết khu vực” mà Lầu Năm Góc định thành lập trong khi tiếp tục rút quân khỏi Ápganixtan và sau khi buộc phải rút quân khỏi Irắc. Theo viên tướng này, Mỹ cần có một lực lượng thích hợp có thể tạo dựng lại môi trường để tiến triển bằng cách mở rộng thành phần đối tác sẵn sàng chiến đấu, tổ chức huấn luyện đa phương hay song phương và tiến hành triển khai quân nếu cần thiết. Nói cách khác, mọi chiến dịch quân sự của Mỹ, từ cứu trợ khắc phục thảm họa đến viện trợ nhân đạo hay huấn luyện quân đội cho các nước châu Phi, đều được dùng để “tái tạo môi trường”, nghĩa là chuẩn bị thực địa giúp Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp.
Theo nhà địa chiến lược người Camơrun Joseph Vincent Ntuda Ebodé, việc Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở châu Phi và đưa lực lượng đặc biệt vào châu lục không có gì đáng ngạc nhiên vì trong tiến trình phát íriển của AFRICOM có dự kiến thiết lập một căn cứ ở Xao Tômê và Principê. Từ khi AFRICOM quan tâm đến châu lục này, Mỹ không những có thể đưa quân đến bất kỳ đâu mà còn lập ra một số đơn vị gọn nhẹ để hỗ trợ lực lượng an ninh của bất kỳ nước nào nếu được nước này chấp nhận công khai hay ngầm. Theo ông, việc xác định châu Phi là khu vực an ninh ưu tiên về phương diện địa chiến lược trùng hợp với sự ra đời của AFRICOM cho thấy các vấn đề an ninh theo nhãn quan của Oasinhtơn và được đặt ra ở châu Phi đang gia tăng và từ đó khiến Mỹ phải đưa ra một số biện pháp.
Chuyên gia Joseph Vincent Ntuda Ebodé cho rằng giờ đã đến lúc phải đặt câu hỏi có phải Mỹ đang điều chỉnh, không phải về phương diện chiến lược nữa mà về phương diện tác chiến, khái niệm của nước này về mối đe dọa ở châu Phi không. Với AFRICOM, tạm thời đặt đại bản doanh tại Stuttgart (Đức), vấn đề là làm sao để từ châu Âu triển khai lực lượng Mỹ trên thực địa. Đây có thể là lực lượng theo nghĩa hậu cần, có thể là lực lượng binh sĩ, nghĩa là con người, nhưng cũng có thể là trang thiết bị được phiên chế vào các đơn vị nhỏ, tùy theo cách mà Mỹ muốn triển khai trên thực địa. Điều đó có nghĩa là Mỹ triển khai 100 binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt ở Uganda, nhưng cũng có thể mở rộng sang các nước láng giềng đề truy lùng khủng bố.
Năm 2007, ông J.Peter Pham, một cố vấn của Bộ ngoại giao Mỹ từng là ủy viên thường trực Ban tư vấn thuộc AFRICOM, mô tả sứ mệnh của cơ cấu quân sư này là bảo vệ việc tiếp cận dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác có rất nhiều ở châu Phi, một nhiệm vụ bao gồm bảo đảm nguồn tài nguyên đó không bị thất thoát và làm sao để không một bên thứ ba nào – như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản hay Nga – được độc quyền hay được ưu tiên sử dụng. Theo nghĩa hẹp hơn, sự ra đời của AFRICOM cũng có thể được coi là hệ quả của việc Chính quyền Obama xoay trục chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương. Oasinhtơn tìm cách sử dụng bao vây quân sự như một phương tiện để ngăn chặn sự thống trị kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực then chốt này cũng như mối đe dọa ngày càng lớn mà nước này tạo ra đối với vị thế trên thế giới của Mỹ. Cũng như vậy, ở châu Phi, Mỹ tìm cách sử dụng lực lượng quân sự của các nước châu lục để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở đây.
Trung Quốc đã vượt Mỹ và Liên minh châu Âu để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi. Trao đổi thương mại song phương dự kiến đạt 200 tỷ USD trong năm 2013. Trong bối cảnh Mỹ có thể phụ thuộc vào châu Phi tới 25% lượng dầu mỏ nhập khẩu, chưa nói đến các khoáng sản chiến lược và nguyên liệu khác, cạnh tranh với Trung Quốc và các đối thủ kinh tế châu Âu trên thực tế dẫn đến cuộc chạy đua đến châu Phi. Nhưng công tác chuẩn bị cho các hành động quân sự hóa ở châu lục lại được thực hiện với cái cớ đấu tranh chống khủng bố và mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan.
Khi khai thác cái cớ al Qaeda và các nhóm có liên hệ với tổ chức khủng bố này, Oasinhtơn vũ trang và hỗ trợ trực tiếp các nhóm thực sự có liên hệ với al-Qaeda, trước hết là ở Libi rồi hiện nay ở Xyri, như lực lượng thay thế trong cuộc chiến nhằm thay đổi chế độ. Mali dường như là mục tiêu mới nhất của Mỹ khi AFRICOM công khai chuẩn bị một cuộc can thiệp với quân của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Sự phát triển của AFRICOM là công tác chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh mới ở châu Phi. Các cuộc can thiệp vào Libi và Xyri chỉ là khúc dạo đầu của một cuộc tấn công trên quy mô thế giới không nhằm mục đích nào khác ngoài việc một lần nữa chia cắt và thực dân hóa một phần thế giới.
Quân sự hóa chính sách châu Phi
Chính quyền Obama gia tăng đáng kể vai trò của mình trong chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp ở Mali. Máy bay không người lái Reaper của Mỹ được sử dụng để phát hiện chiến binh Hồi giáo tại vùng núi đá Ifoghas và cung cấp thông tin cho phép máy bay Pháp không kích các mục tiêu cụ thể. Một lực lượng gồm 800 lính tinh nhuệ của Cộng hòa Sát được quân đội Mỹ huấn luyện cũng được tung ra chiến trường.
Tạp chí “Statafrik” dẫn lời một quan chức phương Tây giấu tên nhận xét vai trò của Mỹ ở Mali là một thành công hiếm hoi của Oasinhtơn trong việc áp dụng chiến lược chống khủng bố mới bằng cách phối hợp và thông qua các lực lượng của các nưóc bản địa. Cơ quan chông ma túy (Mỹ) gọi châu Phi là biên giới mới trong cuộc đấu tranh chống khủng bố và buôn bán ma túy, và bắt đầu huấn luyện các đội vũ trang có nhiệm vụ chống buôn bán ma túy ở Gana và dự kiến mở rộng chương trình sang Nigiêria và Kênia. Chính quyền Obama can dự vào Mali còn vì các nhóm Hồi giáo nổi dậy là mối đe dọa hiện hữu, từ đó mọi phương án đều có thể được sứ dụng theo cách nói của Lầu Năm Góc.
Trong những năm gần đây, lực lượng tác chiến đặc biệt của Mỹ ở châu Phi cung cấp hỗ trợ cho lực lượng đặc biệt chống khủng bố của Sát – đơn vị tham gia các chiến dịch ở Mali – về trang thiết bị, đào tạo và hậu cần. Giới chức Sát cũng thừa nhận đơn vị chống khủng bố này được lực lượng Mũ nồi Xanh Mỹ trực tiếp huấn luyện. Một số quan chức Mỹ khẳng định lực lượng Mỹ không đi kèm đơn vị này trong cuộc chiến ở Mali, nhưng sự tham gia trực tiếp của lực lượng Mỹ trong các trận đánh trên bộ ở Mali chắc chắn được tiến hành một cách bí mật. Ngoài đơn vị nói trên của Sát, một số đơn vị quân đội châu Phi được Mỹ huấn luyện cũng được chuẩn bị để có thể được triển khai ở nước này. Nói cách khác, Mỹ tiếp tục tiến hành chiến dịch chinh phạt châu Phi bằng cách trông cậy vào giới tinh hoa ở các nước trong vùng để cung cấp quân châu Phi hành động theo ủy thác.
Tưóng Carter Ham, khi còn là Tư lệnh AFRICOM, đã bay sang Môritani để gặp riêng Tổng thống nước này Mohamed Ould Abdel Aziz và một số chỉ huy quân đội cao cấp. Viên tướng này cũng nói chuyện với binh lính Môritani, Mỹ và Pháp tham gia cuộc tập trận chung ở miền Nam, gần biên giới Mali. Cuộc tập trận này có tên gọi “Flintlock 2013” nằm trong một loạt các cuộc tập trận thường niên do Lầu Năm Góc tiến hành từ năm 2000, trước khi diễn ra cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố” và lấy al-Qaeda làm cái cớ để can thiệp vào khắp nơi trên thế giới.
Với sự sụp đổ của Libi, cuộc xâm lược của Mỹ vào châu Phi đang dần hình thành. Trong khi rút dần quân khỏi một số nước ở Trung và Cận Đông, Ápganixtan…, Mỹ tái triển khai ở nhiều nơi khác, kể cả ở Vịnh Ghinê. Được coi là không gian lợi ích sống còn của Oasinhtơn, vùng Vịnh Ghinê hiện nay là vùng quan trọng nhất về triển khai sức mạnh, nhưng cũng là vùng khai thác tài nguyên theo quan điểm của Mỹ ở châu Phi. Có thể nói đó là tất cả những gì đang diễn ra ở Bắc Phi, tất cả những gì là tài nguyên cần được bảo vệ ở trong vùng, đặc biệt là ở Sahel-Xahara, và các mối đe dọa chuyển từ Đông Phi về Xahara và tràn sang khu vực Vịnh Ghinê. Trong trường hợp này, mọi nhóm, theo quan điểm của Mỹ, có khuynh hướng duy trì hành vi khủng bố ở khu vực đó, phải được xem là mục tiêu ưu tiên số một và ít nhiều nguy hiểm nhất. Từ lúc mối đe dọa chính là Bin Laden không còn nữa, tiến trình tái triển khai của Mỹ liên quan đến tất cả các vùng xám theo nhẵn quan của nước này. Điều đó giải thích sự có mặt về quân sự của Mỹ cùng với Pháp ở nhiều nơi khác, ngoài những nơi truyền thống như Gabông, Cộng hòa Trung Phi và Sát.
Ngày càng nhiều máy bay không người lái của Mỹ được sử dụng trong cuộc chiến ở Mali sau khi 100 lính Mỹ được triển khai tại Nigiê. Nước láng giềng này ký với Chính phủ Mỹ thỏa thuận cho phép thiết lập căn cứ máy bay không người lái trên lãnh thổ của mình. Trong khi Oasinhtơn khẳng định chỉ sử dụng máy bay không người lái cảnh giới chứ không phải loại được vũ trang, việc thiết lập căn cứ quân sự cho phép Chính quyền Obama có điều kiện mở rộng chiến dịch không kích từ xa đến miền Tây và miền Trung châu Phi.
Một số nhà phân tích nghi ngờ Mỹ có “kế hoạch ngầm” và đồng lõa với Hồi giáo chính trị thông qua Cata hay các đồng minh khác của mình trong khu vực, như Mỹ từng làm với al-Qaeda của Bin Laden trước khi tổ chức này trở thành kẻ thù số một của Mỹ. Một động cơ khác của Mỹ là CIA dường như dính líu trực tiếp đến sự trỗi dậy của AQIM. Nhà phân tích Eric Draitser, thuộc Trung tâm nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Canada, cho rằng Mỹ trợ giúp AQIM trỗi dậy để có được một kẻ thù ở Sahel. Tiếp đó, Mỹ kích động các nhà lãnh đạo châu Phi ủng hộ cuộc can thiệp của nước ngoài để từ đó ngầm thúc đẩy tuyên truyền theo hướng đưa AFRICOM vào đóng trên đất châu Phi. Từ khi cơ cấu quân sự này được thành lập, Mỹ vẫn chưa tìm được chỗ đứng chân cho AFRICOM. Chỉ có Tổng thống Liberia, Ellen Johnson Sirleaf, ủng hộ việc thiết lập căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ nước mình, nhưng bị các nguyên thủ châu Phi khác phản đối kịch liệt vì đã đưa ra lời mời chào.
Theo chiến lược gia Mohamed Said Mekki. AFRICOM và AQIM là hai mặt của một đồng tiền. Trong những năm tới, ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực Bắc Phi sẽ chỉ thuần túy là quân sự. Lĩnh vực duy nhất mà Mỹ có thể còn duy trì sự vượt trội trong 40 năm tới là quân sự. Trong thời kỳ đó, AFRICOM sẽ đóng vai trò bao quát trong việc thực hiện tham vọng của Mỹ ở Bắc Phi. Trong dự tính của Mỹ và các nước Bắc Phi về an ninh, Angiêri chiếm vị trí chiến lược, là một nước trụ cột trong hợp tác an ninh với Mỹ vì nước này có nguồn tài chính lớn và có nền ngoại giao mạnh, từ đó trở thành một con át chủ bài trong hợp tác với Mỹ ở vùng Bắc Phi.
Theo ông Alain Fogue Tedom, chuyên gia về châu Phi, sẽ là một sai lầm lớn nếu nghĩ rằng hoạt động của AFRICOM sẽ bị ngừng lại. Một số nước cho rằng AFRICOM là biểu hiện cho thấy quyết tâm của Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở châu Phi. Một số nước khác nghĩ rằng cơ cấu chỉ huy quân sự đó nằm trong khuôn khổ hỗ trợ của Mỹ nhằm tăng cường năng lực gìn giữ hòa bình của châu Phi, từ đó việc thành lập cơ cấu này phục vụ lợi ích của châu Phi nhằm bảo vệ tốt hơn lợi ích của Mỹ ở châu lục.
Trong khi Mỹ biện minh hành động can thiệp của mình là lời đáp trả trước sự có mặt ngày càng đông của các lực lượng liên kết với Al- Qaeda – đánh chiếm miền Bắc Mali sau khi được Oasinhtơn sử dụng như lực lượng trên bộ trong cuộc chiến của Mỹ và NATO nhằm lật đổ chế độ của Đại tá Gaddafi ở nước Libi láng giềng, mục tiêu thực sự của Mỹ là thiết lập quyền bá chủ tại các khu vực rộng lớn có nhiều tài nguyên dầu mỏ, urani và các khoáng sản khác trong lòng đất, và ngăn chặn ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc.
Cuộc chinh phạt Libi của Mỹ và các đối tác cho thấy đây là nhãn quan hiện đại của cuộc “chạy đua vào châu Phi”. Quyết định đưa quân đến Uganda là điều lôgích trong chính sách của Mỹ từ năm 1945 đến nay. Việt Nam là một ví dụ. Ưu tiên của Mỹ lúc đó là ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, một đối thủ có mưu đồ đế quốc, và bảo vệ Inđônêxia mà Tổng thống Nixon gọi là nước giàu tài nguyên thiên nhiên nhất khu vực. Việt Nam chỉ đơn thuần là nằm trên đường đi của Mỹ và việc đất nước này bị tàn phá là cái giá của việc thực hiện các mục tiêu của Mỹ. Cũng như tất cả các cuộc xâm lược sau này của Mỹ, một con đường mòn bằng máu chạy từ Mỹ Latinh qua Irắc đến Ápganixtan, với lý do vẫn là “phòng vệ chính đáng” hay nhân đạo. Dầu sao, lý do chính khiến Mỹ đưa quân vào châu Phi không khác lý do khiến Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam. Đó là Trung Quốc. Theo cách nói của tướng David Petraeus, cựu Tham mưu trưởng liên quân và hiện là Giám đốc CIA, trong thế giới với tình trạng chiến tranh thường trực Trung Quốc đang thay thế al-Qaeda để trở thành mối đe dọa chính thức đối với Mỹ.
Mỹ có thể sử dụng sự có mặt về quân sự của mình, nếu có, ở châu Phi để chiếm đoạt tài nguyên của châu lục và lấy đó làm phương tiện để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở đây. Lực lượng đặc nhiệm Mỹ luôn có mặt tại Mali kể cả trước cuộc đao chính ngày 22/3/2012 và bị một số nhà phân tích nghi ngờ góp phần làm cho tình hình xấu thêm. Vụ 3 binh sĩ Mỹ và 3 nhân viên dân sự được cho là có quốc tịch Marốc chết vì tai nạn vào tháng 4/2012 tại Bamacô đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà quan sát và giói truyền thông Mỹ. Chính phủ Mỹ cho đến nay chưa bao giờ giải thích một cách hợp lý về sự có mặt của binh sĩ Mỹ tại Mali trong khi hợp tác quân sự giữa hai nước ngừng lại sau cuộc đảo chính.
Đối với Mỹ, châu Phi lại trở thành một ván cá cược kinh tế và địa chính trị. Tháng 6/2012, Chính phủ Mỹ công bố chiến lược mới đối với châu Phi, tựu trung lại là chống khủng bố và ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu lục giàu tài nguyên thiên nhiên này. Có thể nói rằng sự có mặt về quân sự của Mỹ được mở rộng ở châu Phi không phục vụ, về bất kỳ phương diện nào, nhu cầu quốc phòng của Mỹ. Cách đây 5 năm, ít người có thể nhận thấy rằng một trong những di sản của Tổng thống Obama là sự quân sự hóa ở mức độ ngày càng cao chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Phi. Điều này dường như đang tiếp tục được thực hiện./.
NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ NĂM 4-7-2013 | ngoclinhvugia2 said
[…] VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI Xuân Lộc, Xuyên Mộc và còn nơi nào khác nữa? CUỘC CHIẾN BÍ MẬT CỦA MỸ ĐỂ GIÀNH GIẬT CHÂU PHI CÁC CUỘC PHẢN KHÁNG NĂM 2011: CÓ PHẢI VÌ DÂN CHỦ? Việt Nam thiếu vắng lãnh […]
Su that said
Mỹ không thèm châu phi đau, mỹ chỉ chiến những nơi đang cần kinh doanh, và có doanh thu lớn, những lợi ích hiện tại. Chính sách bay giờ là “Đông nam Á”, thái bình dương của ta nè.
Châu phi, hiện tại không đủ để nuôi mỹ.
Chính sách của mỹ cũng như Đảng Hại Nước hại dân của Việt Nam, là độc quyền, bá chủ làm giàu, duy nhất, mạnh nhất. Để thực hiện kế hoạch, cho con cháu họ, có tương lai, mỹ sẽ chơi cờ, cờ đó là chiến tranh lạnh là sau?
Đánh mà không đánh, khi cần thì bắt tay với bọn cộng sản, hiện tại đang nắm tay cộng sản nè. Dân ta đừng hy vọng gì về mỹ, nó đã phản bội đồng minh VNCH của nó từ lau. Bay giờ đang ngũ với Cộng Sản Việt Nam!
HÀ HUY said
Hoa Kỳ chỉ ủng hộ các chế độ dân chủ và hợp tác toàn diện với nước nào thật sự có nhà nước dân chủ , tự do . Họ phải bảo vệ đến cùng các thể chế dân chủ ( nhà nước có chế độ đa đảng và bầu cử tự do ) và tất nhiên phải bằng mọi cách vô hiệu hóa các nước độc đảng , tàn bạo như một số nước là đương nhiên , hợp quy luật và Liên Hợp Quốc phải hậu thuẫn . TQ trước sau cũng bị xóa sổ , Hoa Kỳ là nước lãnh đạo thế giới . Việt nam phải nhanh chóng nắm bắt và chuyển đổi là một hướng đi khôn ngoan . Kháng cự , theo TQ là tự sát .
Le Chieu Thong said
Không những giành giật lại Châu Phi mà tất cả các lục địa khác , Hoa Kỳ cũng đang tìm cách lấy lại để tiến tới xóa sổ TQ , chia TQ làm 7 nước nhỏ thì Hoa Kỳ mới an tâm huởng thái bình !
TQ trổi dậy với sự trợ giúp của Hoa Kỳ nhưng đồng thời TQ đã đi quá xa khi muốn giành giật địa vị siêu cường số 1 với Hoa Kỳ và cũng muốn đẩy Nhật Bản vào vị trí thua kém mình , nên việc xé nhỏ TQ là điều bất cứ một anh xe ôm , chị bán cá , anh đạp xích lô hay bác nông dân nào cũng biết chứ không cần phải là một chiến lược gia nào phân tích và nhận định !
Nhưng nực cười thay , 14 ông Vua Trong BCT và các ông Ủy Viên TW Đảng cũng biết vậy nhưng lại tỏ ra vẻ ta đây cao cơ , hiểu biết , đòi đánh đu và đi giây giữa TQ và HK !