1864. ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897
Posted by adminbasam trên 27/06/2013
Bổ sung, ngày 29/6/2013: – Hạ viện Mỹ thông qua luật nhân quyền VN (BBC). – Phỏng vấn Dân biểu Ed Royce: Ủy ban đối ngoại Hạ viện thông qua Dự luật nhân quyền VN (RFA). – Phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng: Bước kế tiếp sau khi Hạ viện Mỹ thông qua Luật Nhân Quyền cho VN (VOA).
Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thứ 113
Phiên họp thứ nhất
H. R. 1897: Nhằm thúc đẩy Tự do và Dân chủ ở Việt Nam
Tại Hạ viện Hoa Kỳ
Ngày 8 tháng 5 năm 2013
Ngài SMITH của tiểu bang New Jersey (đại diện cho chính mình, cho ngài ROYCE, ngài WOLF, bà LOFGREN và ngài LOWENTHAL) giới thiệu đạo luật sau đây, đạo luật đã được đệ trình lên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ.
DỰ LUẬT
Nhằm thúc đẩy Tự do và Dân chủ tại Việt Nam.
Nếu được thông qua bởi Thượng viện và Hạ viện Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong thời gian Quốc hội nhóm họp,
PHẦN 1. TIỀU ĐỀ NGẮN. BẢNG NỘI DUNG.
(a) Tiêu đề ngắn – Đạo luật này được gọi là “Đạo luật Nhân quyền Việt Nam năm 2013”
(b) Bảng nội dung – Bảng nội dung của Đạo luật như sau:
Phần 1. Tiêu đề ngắn; Bảng nội dung.
Phần 2. Các dữ kiện và mục đích.
Phần 3. Cấm chỉ gia tăng trợ giúp phi nhân đạo cho Chính quyền Việt Nam.
Phần 4. Ngành ngoại giao Hoa Kỳ
Phần 5. Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc
Phần 6. Báo cáo hằng năm
PHẦN 2. CÁC DỮ KIỆN VÀ MỤC ĐÍCH
(a) Những dữ kiện – Quốc hội thu thập được những dữ kiện sau:
(1) Mối quan hệ giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam đã phát triển vững chắc từ sau khi Lệnh cấm vận thương mại chấm dứt năm 1994, với mức trao đổi mậu dịch hằng năm giữa hai nước lên đến gần 25 tỷ trong năm 2012.
(2) Quá trình chuyển đổi của Chính phủ Việt Nam hướng tới nền thương mại và tự do kinh tế hơn đã không song hành với cởi mởi tự do chính trị và những cải thiện thực chất về các Nhân quyền cơ bản cho người dân Việt Nam, bao gồm Tự do tôn giáo, bày tỏ quan điểm, lập hội và hội họp.
(3) Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2006, với niềm tin rằng chính quyền Việt Nam lúc đó đang dần cải thiện hồ sơ Nhân quyền và sẽ tiếp tục như thế.
(4) Việt Nam vẫn duy trì một Nhà nước độc đảng, nằm dưới sự cầm quyền và kiểm soát của đảng Cộng sản Việt Nam, đảng này vẫn tiếp tục chối bỏ quyền thay đổi chính quyền của người dân.
(5) Mặc dù trong những năm gần đây, Quốc hội Việt Nam đã đóng vai trò ngày càng tích cực như là một diễn đàn để làm nổi bật những quan ngại ở địa phương, vấn đề tham nhũng, và sự cầm quyền không hiệu quả, Quốc hội vẫn chịu sự chỉ đạo của đảng Cộng sản và đảng Cộng sản vẫn duy trì quyền kiểm soát việc chọn lựa các ứng cử viên Quốc hội trong các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương.
(6) Chính quyền Việt Nam ngăn cấm mọi chất vấn của người dân đối với tính chính đáng của Nhà nước độc đảng, kiềm hãm quyền Tự do bày tỏ quan điểm, báo chí, lập hội và thắt chặt việc tiếp cận internet và các phương tiện viễn thông.
(7) Từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, chính quyền Việt Nam đã tùy tiện bắt bớ và giam giữ nhiều cá nhân vì họ đấu tranh ôn hòa cho Tự do tôn giáo, Dân chủ và Nhân quyền, bao gồm cha Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, và Lê Công Định, và các bloggers Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Lê Văn Sơn.
(8) Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục cầm giữ, bỏ tù, quản thúc tại gia, buộc tội, hoặc nếu không thì ngăn chặn họ không được bày tỏ quan điểm tôn giáo và chính trị đối lập một cách ôn hòa.
(9) Chính quyền Việt Nam tiếp tục giam giữ những người lãnh đạo giới công nhân lao động và giới hạn quyền thành lập các tổ chức độc lập.
(10) Chính quyền Việt Nam tiếp tục giới hạn quyền Tự do tôn giáo, kiềm chế hoạt động của các tổ chức tôn giáo độc lập, và sách nhiễu các tín đồ nào có các hoạt động tôn giáo bị chính quyền coi là mối đe dọa tiềm tàng cho vị trí độc tôn quyền lực của họ.
(11) Mặc dù những tiến bộ đã được báo cáo trong việc thành lập nhà thờ và việc đăng ký hợp pháp các địa điểm hội họp tôn giáo, chính quyền Việt Nam đã ngăn tất cả các hành động tích cực nhất kể từ khi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “quốc gia cần đặc biệt quan tâm” (CPC) vào tháng 11 năm 2006.
(12) Các hội thánh Tin lành sắc tộc thiểu số không được đăng ký, đặc biệt là những người Thượng ở Cao nguyên Trung phần và Tây Bắc phải chịu những hành động chà đạp khắt nghiệt của chính quyền Việt Nam, bao gồm việc bị cưỡng bách từ bỏ niềm tin, bị bắt giữ, bị sách nhiễu, bị từ chối các chương trình xã hội vốn dĩ cấp cho toàn dân, bị tịch thu và hủy hoại tài sản, bị đánh đập tàn nhẫn và chết theo như báo cáo.
(13) Nhà cầm quyền đã có những phản ứng bạo lực đối với những buổi thức trắng cầu nguyện và những cuộc biểu tình ôn hòa của giáo dân Công giáo đòi chính quyền trả lại những tài sản của giáo hội đã bị chính quyền tịch thu. Những người biểu tình đã bị sách nhiễu, đánh đập, giam giữ và tài sản của Giáo hội đã bị hủy hoại. Những người Công giáo cũng tiếp tục đối mặt với tình trạng giới hạn trong việc lựa chọn chức sắc, giới hạn việc thành lập các chủng viện và lựa chọn chủng sinh, và nhiều trường hợp cá nhân bị giới hạn quyền đi lại và đăng ký thành lập Nhà thờ.
(14) Vào tháng 5 năm 2010, làng Cồn Dầu, một giáo xứ ở thành phố Đà Nẵng, đã đối mặt với tình trạng bạo lực leo thang trong một đám tang khi công an cố gắng ngăn cấm một lễ mai táng theo nghi thức tôn giáo ở nghĩa trang của làng; hơn 100 dân làng đã bị thương, 62 người bị bắt giữ, 5 người bị đánh đạp và có ít nhất 3 người chết.
(15) Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (UBCV) bị ngược đãi vì chính quyền Việt Nam tiếp tục giới hạn những liên hệ và vận động của chức sắc tăng ni của Giáo hội vì họ từ chối việc hợp nhất với Giáo hội quốc doanh, chính quyền giới hạn việc bày tỏ quan điểm và hội họp, và chính quyền cũng tiếp tục sách nhiễu và đe dọa tăng ni cùng chức sắc trẻ.
(16) Chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp những sinh hoạt của các tín đồ tôn giáo khác, gồm Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo, thông qua việc sử dụng các biện pháp giam giữ, bỏ tù và giám sát nghiêm ngặt, những tín đồ này ở trong tình trạng thiếu sự công nhận chính thức hoặc đã chọn cách liên kết với các nhóm tôn giáo khác bị chính quyền chế tài.
(17) Nhiều người Thượng và những người thuộc các sắc tộc khác vẫn đang chịu những án tù dài hạn vì liên quan đến những cuộc biểu tình ôn hòa năm 2001, 2002, 2004 và 2008. Những người Thượng vẫn tiếp tục đối mặt với việc bị đe dọa, giam giữ, đánh đập, ép buộc bỏ đạo, hủy hoại tài sản, giới hạn hoạt động và chết như trong báo cáo, trong tay các giới chức chính quyền.
(18) Người H-mông thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, Cao nguyên Tây bắc, và Cao nguyên Trung phần của Việt Nam cũng bị kiềm chế, tịch thu tài sản, chà đạp, và ngược đãi bởi chính quyền Việt Nam.
(19) Chính quyền Việt Nam giới hạn việc bày tỏ quan điểm, hội họp, lập hội của người Khmer Krom, chính quyền đã tịch thu gần như tất cả các chùa chiền Phật giáo Nam tông, kiểm soát tất cả các tổ chức Phật giáo của người Khmer Krom và cấm chỉ hầu hết các cuộc biểu tình phản đối ôn hòa.
(20) Chính quyền Việt Nam kiểm soát gần như tất cả các phương tiện truyền thông điện tử và báo giấy, bao gồm kiểm soát việc tiếp cận mạng Internet, làm nhiễu sóng của một số đài phát thanh nước ngoài, trong đó có đài Á châu Tự do, và đã giam giữ cũng như bỏ tù những cá nhân đăng tải, xuất bản, gởi hoặc phổ biến các tài liệu liên quan đến Dân chủ.
(21) Những người bị bắt ở Việt Nam vì hoạt động và gia nhập các tổ chức chính trị – tôn giáo, thường không nhận được thủ tục pháp lý thích hợp vì họ khó có thể tiếp cận với luật sư theo sự lựa chọn của mình, phải trải qua những phiên tòa đóng kín, thường bị giam giữ nhiều năm mà không được xét xử, và bị hành hạ để phải nhận những tội mà họ không phạm hoặc là phải tố cáo những người lãnh đạo tổ chức họ.
(22) Việt Nam tiếp tục là nước cung cấp hoạt động kinh doanh tình dục và cưỡng bách lao động đối với phụ nữ và các cô gái, cũng là nước xuất khẩu lao động trong đó đàn ông và phụ nữ tham gia một cách hợp pháp vào những hợp đồng lao động quốc tế nhưng sau đó họ phải đối mặt với tình trạng bị ràng buộc bởi nợ nần hoặc cưỡng bách lao động, và là điểm đến của nạn buôn bán trẻ em và tiếp tục xảy ra tình nạn buôn người.
(23) Có nhiều báo cáo về việc các quan chức Việt Nam và cấp dưới của họ tham gia, tạo điều kiện, bỏ qua hoặc đồng lõa với các hình thức buôn người nghiêm trọng.
(24) Các chương trình tái định cư người tỵ nạn của Hoa Kỳ, bao gồm Chương trình Tái định cư Nhân đạo (HR), Chương trình ra đi trật tự (ODP), Chương trình Cơ hội tái đinh cư cho người Việt hồi hương, việc tái định cư thông thường dành cho các thuyền nhân từ các trại tỵ nạn khắp Đông Nam Á, Đạo luật đón người Mỹ gốc Á về Mỹ năm 1988, và Hạng mục tái định cư người tỵ nạn Ưu tiên 1, đã giúp cứu vớt những người dân Việt Nam đã bị ngược đãi vì cộng tác với Hoa Kỳ, hoặc, trong nhiều trường hợp, vì vợ chồng, cha mẹ, người thân của họ có cộng tác, cũng như những người Việt Nam bị ngược đãi vì sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị, hoặc vì là thành viên của các tổ chức xã hội cá biệt.
(25) Trong khi những chương trình trước đây đã hoàn thành mục đích, một số lớn người tỵ nạn Việt Nam đã bị từ chối hoặc loại bỏ một cách bất công, bao gồm người Mỹ gốc Á, trong vài trường hợp là vì các giới chức Việt Nam – những người có trách nhiệm kiểm soát việc tiếp cận các chương trình này – tham nhũng hoặc thù hận, và trong những trường hợp khác là vì nhân sự phía Hoa Kỳ đã áp đặt những cách giải thích thu hẹp quá mức về tiêu chuẩn của chương trình. Thêm vào đó, chính quyền Việt Nam đã từ chối cấp hộ chiếu cho những người mà phía Hoa Kỳ đã chấp nhận là đủ tiêu chuẩn để nhận được quy chế tỵ nạn.
(26) Chính quyền Việt Nam, như trong báo cáo, đang giam giữ hàng ngàn người, trong đó có một số người mới 12 tuổi, trong các trung tâm cai nghiện của nhà nước và đối xử với họ như nô lệ lao động.
(27) Trong năm 2012, hơn 150.000 người đã ký vào một thỉnh nguyện thư kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ không mở rộng với mậu dịch với nước Việt Nam cộng sản với cái giá phải trả là tình trạng đàn áp nhân quyền.
(28) Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua nhiều nghị quyết lên án tình trạng chà đạp nhân quyền ở Việt Nam, cho thấy rằng mặc dù có sự mở rộng quan hệ ngoại giao với chính quyền Việt Nam, nhưng không nên hiểu điều đó như là sự chấp thuận cho tình trạng vi phạm các nhân quyền căn bản nghiêm trọng và vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam.
(b) MỤC ĐÍCH- Mục đích của Đạo luật này là nhằm thúc đẩy sự phát triển Tự do và Dân chủ ở Việt Nam.
PHẦN 3. NGĂN CẤM TĂNG THÊM CÁC VIỆN TRỢ PHI NHÂN ĐẠO CHO CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM.
(a) VIỆN TRỢ –
(1) TỔNG QUAN – Trừ những trường hợp đã đưa ra ở khoản (b), Chính quyền Liên bang sẽ không đưa ra bất cứ viện trợ phi nhân đạo nào cho chính quyền Việt Nam trong suốt năm tài chính với tổng số vượt quá số lượng viện trợ như thế đã được đưa ra cho năm tài chính 2012, trừ khi:
(A) liên quan đến những giới hạn cho năm tài chính 2014, Tổng thống quyết định và xác nhận với Quốc Hội rằng, không quá 30 ngày sau ngày ban hành đạo luật này, những quy định từ điểm (A) tới điểm (G) trong điều (2) phải được đáp ứng trong suốt thời gian 12 tháng kết thúc vào ngày phê chuẩn; và
(B) liên quan đến giới hạn cho những năm tài chính tiếp theo, Tổng thống quyết định và xác nhận với Quốc Hội, trong bản báo cáo hằng năm gần nhất được đệ trình lên theo phần 6, rằng những quy định từ điểm (A) đến điểm (G) của điều (2) phải được đáp ứng trong suốt thời gian 12 tháng được tường trình bởi bản báo cáo.
(2) NHỮNG QUY ĐỊNH– Những quy định trong điều như sau:
(A) Chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và tôn giáo, tình trạng quản thúc tại gia, và các hình thức cầm giữ khác.
(B) Chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ thực chất trong việc –
(i) Tôn trọng quyền tự do tôn giáo, bao gồm quyền tham gia vào các định chế và sinh hoạt tôn giáo mà không bị cản trở, sách nhiễu, hoặc can thiệp bởi chính quyền, dành cho tất cả các cộng đồng tôn giáo khác nhau của Việt Nam; và
(ii) Trả lại đất đai và tài sản đã tịch thu của các giáo hội và cộng đồng tôn giáo.
(C) Chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ thực chất trong việc tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm, hội họp và lập hội, bao gồm việc trả tự do cho các nhà báo và blogger độc lập và các nhà hoạt động vì dân chủ và giới lao động.
(D) Chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ thực chất trong việc bãi bỏ hoặc xem xét lại các điều luật hình sự hóa các hoạt động bất đồng chính kiến ôn hòa, truyền thông độc lập, hoạt động tôn giáo không được cấp phép, và các cuộc tập hợp và biểu tình bất bạo động, theo các tiêu chuẩn và công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.
(E) Chính quyền Việt Nam đã đạt được những tiến bộ thực chất trong việc cho phép người dân Việt Nam được tự do tiếp cận với các chương trình tỵ nạn của Hoa Kỳ.
(F) Chính quyền Việt Nam đã đạt được những tiến bộ thực chất trong việc tôn trọng nhân quyền của những người thuộc các nhóm sắc dân thiểu số.
(G) Không một quan chức chính quyền Việt Nam lẫn các cơ quan và thực thể nào do chính quyền Việt Nam sỡ hữu toàn bộ hoặc một phần được đồng lõa vào những hình thức buôn người nghiêm trọng, hoặc Chính quyền Việt Nam đã tiến hành những bước thích hợp để chấm dứt những sự đồng lõa như thế và buộc các quan chức, cơ quan hoặc thực thể đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm giải trình cho những hành xử của họ.
(b) NHỮNG NGOẠI LỆ –
(1) VIỆC TIẾP TỤC CÁC KHOẢN VIỆN TRỢ VÌ QUYỀN LỢI QUỐC GIA HOA KỲ- Không chấp nhận việc Chính quyền Việt Nam không đáp ứng được những quy định ở khoản (a)(2), Tổng thống có thể bãi bỏ việc áp dụng khoản (a) trong năm tài chính nếu –
(A) Tổng thống xác định rằng việc cấp cho chính quyền Việt Nam những khoản viện trợ phi nhân đạo ngày càng gia tăng sẽ thăng tiến mục đích của Đạo luật này hoặc nếu không thì vì quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ; và
(B) Chính quyền Liên bang đưa ra những khoản viện trợ, ở mức độ tương thích với, hoặc vượt quá, bất cứ sự gia tăng viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam, đều hỗ trợ cho việc-
(i) huấn luyện cho chính quyền Việt Nam về bổn phận tôn trọng các quyền được liệt kê trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị;
(ii) lập chương trình mang tính pháp quyền phi thương mại; và
(iii) áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng chính quyền Việt Nam phá sóng của Đài Á châu tự do.
(2) THỰC HIỆN THẨM QUYỀN KHƯỚC TỪ- Tổng thống có thể thực hiện thẩm quyền này theo điều (1) liên quan đến–
(A) Tất cả những khoản viện trợ phi nhân đạo của Hoa Kỳ cho Việt Nam; hoặc
(B) Một hoặc nhiều chương trình, dự án, hoặc hoạt động viện trợ như thế.
(c) CÁC ĐỊNH NGHĨA- Trong phần này:
(1) VIỆN TRỢ PHI NHÂN ĐẠO – Từ “viện trợ phi nhân đạo” có nghĩa là –
(A) Bất cứ khoản viện trợ nào theo Đạo luật Viện trợ nước ngoài năm 1961 (bao gồm các chương trình theo mục IV, chương 2, phần I của Đạo luật đó, liên quan đến Hợp tác đầu tư tư nhân hải ngoại), ngoại trừ –
(i) Viện trợ để khắc phục thảm họa, bao gồm bất cứ khoản viện trợ nào theo chương 9, phần I của Đạo luật đó;
(ii) Viện trợ liên quan đến việc cung cấp lương thực (bao gồm việc quy đổi lương thực thành tiền) hoặc dược phẩm;
(iii) Viện trợ để khắc phục vấn đề môi trường ở những khu vực nhiễm Dioxin và những khoản viện trợ liên quan đến hoạt động y tế;
(iv) Viện trợ để đối phó với các hình thức buôn người nghiêm trọng;
(v) Viện trợ để đối phó với bệnh dịch;
(vi) Viện trợ cho người tỵ nạn; và
(vii) Viện trợ để đối phó với bệnh HIV/AIDS, bao gồm bất cứ khoản viện trợ nào theo phần 104A của Đạo luật đó; và
(B) Việc buôn bán, hoặc cấp vốn trong bất cứ điều kiện nào theo Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí.
(2) HÌNH THỨC BUÔN NGƯỜI NGHIÊM TRỌNG- Từ “hình thức buôn người nghiêm trọng” có nghĩa là bất cứ hoạt động nào được mô tả trong phần 103(8) của Đạo luật bảo vệ nạn nhân buôn người năm 2000 (Luật công 106-386 (114 Stat. 1470); 22 U.S. C. 7102 (8)).
(d) THỜI HIỆU- Phần này sẽ có hiệu lực vào ngày ban hành đạo luật này và sẽ áp dụng cho việc cung cấp các khoản viện trợ phi nhân đạo cho chính quyền Việt Nam trong năm tài chính 2014 và những năm tài chính sau đó.
PHẦN 4. NGOẠI GIAO NHÂN DÂN CỦA HOA KỲ.
(a) VIỆC PHÁT THANH CỦA ĐÀI Á CHÂU TỰ DO VỀ VIỆT NAM – Nhận thức của Quốc hội là Hoa Kỳ sẽ thực hiện những biện pháp khắc phục việc chính quyền Việt Nam phá sóng đài Á châu tự do và Broadcasting Board of Governors [ND: BBG là cơ quan truyền thông độc lập được bảo trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ] không nên cắt giảm nhân viên, tài chính, hoặc giờ phát thanh của Ban Việt ngữ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Đài Á châu Tự do, những biện pháp này sẽ được thực hiện hơn là giảm hoạt động của các Ban phát thanh ngoại ngữ khác.
(b) NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC CỦA HOA KỲ VỚI VIỆT NAM – Nhận thức của Quốc hội là bất cứ chương trình giao lưu văn hóa và giáo dục nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nên tích cực thúc đẩy tiến những tiến bộ hướng tới tự do và dân chủ ở Việt Nam bằng cách cung cấp những cơ hội đa dạng cho người dân Việt Nam, từ cơ hội nghề nghiệp cho tới triển vọng được nhìn thấy tự do và dân chủ được thực thi và, cũng bằng cách đảm bảo rằng những công dân Việt Nam, đã biểu hiện cam kết của họ đối với những giá trị này, sẽ được bao gồm trong những chương trình như thế.
(c) HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC – Nhận thức của Quốc hội là Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ phản đối mạnh mẽ, và khuyến khích những thành viên khác của Liên Hợp quốc phản đối, việc ứng cử làm thành viên của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc trong nhiệm kỳ bắt đầu vào năm 2014.
PHẦN 5. TỰ DO TÔN GIÁO VÀ NẠN BUÔN NGƯỜI.
(a) Quốc gia cần đặc biệt quan tâm – Nhận thức của Quốc hội là nên đưa VN vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về Tự do tôn giáo theo phần 402(b) của Đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế năm 1998 (22 U.S.C. 6442(b)).
(b) Tiêu chuẩn tối thiểu cho việc loại trừ nạn buôn người – Nhận thức của Quốc hội là Chính quyền Việt Nam không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc loại trừ nạn buôn người và không có những nỗ lực nghiêm túc để tuân thủ, và sự xác quyết này sẽ được phản ánh trong bản báo cáo hằng năm trình lên Quốc hội theo quy định của phần 110(b) trong Đạo luật bảo vệ nạn nhân buôn người năm 2000 (22 U.S.C. 7107(b)).
PHẦN 6. BÁO CÁO HẰNG NĂM.
(a) TỔNG QUAN – Không quá 6 tháng sau ngày ban hành Đạo luật này và mỗi 12 tháng sau đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ đệ trình lên Quốc hội một bản báo cáo về những việc sau:
(1) Việc xác định và phê chuẩn của Tổng thống rằng những quy định từ điểm (A) đến điểm (G) của phần 3 (a)(2) đã được đáp ứng, nếu có thể áp dụng.
(2) Nếu Tổng thống bãi bỏ việc áp dụng phần 3(a) theo phần 3(b) trong suốt thời gian báo cáo –
(A) Việc bãi bỏ dựa trên nền tảng lợi ích quốc gia Hoa Kỳ ;
(B) Số lượng viện trợ phi nhân đạo được cấp cho chính quyền Việt Nam; và
(C) Mô tả loại viện trợ và số lượng các khoản viện trợ tương xứng được cấp theo phần 3(b)(1)(B).
(3) Những nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ nhằm đẩy mạnh việc tiếp cận của người dân Việt Nam đối với các chương trình phát thanh của đài Á châu Tự do.
(4) Những nỗ lực nhằm đảm bảo rằng các chương trình như thế do chính phủ Hoa Kỳ thực hiện cùng với Việt Nam sẽ thúc đẩy chính sách được đề xuất trong phần 102 của Đạo luật chu cấp về Nhân quyền, người tỵ nạn, và các chính sách nước ngoài khác năm 1996 liên quan đến việc tham gia vào các chương trình giao lưu văn hóa và giáo dục.
(5) Danh sách những người được tin là đang ở tù, bị giam cầm, hoặc bị quản thúc tại gia, bị hành hạ, hoặc nếu không, thì bị ngược đãi bởi chính quyền Việt Nam vì họ theo đuổi các Nhân quyền được quốc tế công nhận. Trong quá trình thu thập những danh sách như thế, Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ có những cứu xét thích hợp, bao gồm việc lưu tâm đến sự an toàn và tình trạng an ninh, và phúc lợi của những người được đưa vào danh sách cũng như gia đình họ. Thêm vào đó, Ngoại trưởng sẽ lập một danh sách các cá nhân như thế và gia đình họ, những người này có thể đủ tiêu chuẩn ra đi dưới các chương trình tỵ nạn của Hoa Kỳ.
(6) Mô tả sự tiến triển của pháp quyền ở Việt Nam, bao gồm –
(A) Nhưng tiến bộ hướng đến việc phát triển các định chế quản trị dân chủ;
(B) Tiến trình mà các điều luật, quy định, nguyên tắc và các hành vi pháp lý khác của chính quyền Việt Nam phát triển và trở nên có tính ràng buộc ở Việt Nam;
(C) Mức độ mà các điều luật, quy định, nguyên tắc, các quyết định tư pháp và hành chính, và các hành vi pháp lý khác của Chính quyền Việt Nam được ban hành và có thể tiếp cận đối với công chúng;
(D) Mức độ mà các quyết định tư pháp và hành chính phù hợp với văn bản lý giải dựa trên những điều luật, quy định, nguyên tắc đã được lập thành văn bản và các hành xử pháp lý khác của Chính quyền Việt Nam;
(E) Mức độ các cá nhân được đối xử công bằng theo luật pháp Việt Nam không phân biệt tư cách công dân, sắc tộc, tôc giáo, quan điểm chính trị, hoặc việc tham gia tổ chức hiện tại hoặc trước đây;
(F) Mức độ các quyết định tư pháp và hành chính được độc lập khỏi những áp lực chính trị hoặc sự can thiệp của chính quyền và được xem xét lại thông qua các cơ quan có thẩm quyền phúc thẩm; và
(G) Mức độ luật pháp Việt Nam được soạn thảo và thực hiện bằng những phương cách phù hợp nhất quán với các tiêu chuẩn Nhân quyền quốc tế, bao gồm các quyền được liệt kê trong Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.
(b) LIÊN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHÁC – Trong quá trình chuẩn bị báo cáo theo khoản (a), Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bằng những cách thích hợp, sẽ tìm cách liên hệ và giữ liên lạc với các tổ chức phi chính phủ và những nhà đấu tranh cho Nhân quyền (gồm có những người Mỹ gốc Việt và nhà đấu tranh cho Nhân quyền ở Việt Nam), bao gồm việc nhận báo cáo và những thông tin cập nhật từ các tổ chức như thế và đánh giá những bản báo cáo đó. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng sẽ tìm cách hội ý với Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ trong những phần thích hợp của bản báo cáo.
Người dịch: Huỳnh Thục Vy
Nguồn: GPO/ Defend the Defenders
http://toiac.wordpress.com/Kho lưu trữ tội ác chống lại nhân dân said
Kho lưu trữ tội ác chống lại nhân dân của bọn ác ôn còn đảng còn mình đây, mời bà con xem và cung cấp tư liệu bổ sung hoàn thiện để hỏi tội chúng sau này:
http://toiac.wordpress.com/
diệu nguyên said
Ngày 28-6, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật nhân quyền Việt Nam (HR 1897) do hai nghị sỹ Ed Royce, đảng Cộng hòa, bang California; và Chris Smith, đảng Cộng hòa, bang New Jersey, khởi xướng. Dư luật HR 1897 còn phải chờ đưa ra Hạ viện xem xét vào tháng 10 tới, và nếu được thông qua ở Hạ viện mới trình lên Thượng viện. Tuy nhiên các dự luật tương tự trước đó của Hạ viện Mỹ đệ trình đã nhiều lần bị Thượng viện nước này bác bỏ.
Tuy nhiên, những vấn đề mà Dự luật HR 1897 nêu ra đã phản ánh một cách phiến diện, sai trái, không khách quan về vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam. Bởi những gì mà Nhà nước Việt Nam thực hiện kể từ sau ngày kết thúc cuộc chiến tranh đến nay là đều hướng tới một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; từng bước thực hiện xóa đói, giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đồng bào có đạo và không có đạo được tự do tín ngưỡng.
Về vấn đề tôn giáo, các số liệu được đưa ra tại cuộc tọa đàm về tự do tôn giáo được Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức ngày 20-6 vừa qua tại Washington cho thấy số người theo tôn giáo đã tăng từ 22 triệu lên 25 triệu chỉ trong vòng 2 năm qua, trong khi số tôn giáo được công nhận đã tăng từ 6 lên 13 trong vòng 8 năm. Rất nhiều tôn giáo có đại diện trong Mặt trận Tổ quốc và Quốc hội, góp phần củng cố chính sách đại đoàn kết dân tộc. Việt Nam luôn cố gắng xây dựng luật pháp về tôn giáo phù hợp với thông lệ quốc tế, trong trường hợp có xung đột giữa luật trong nước và quốc tế thì áp dụng các điêu luật quốc tế mà Việt Nam đã ký. Phát biểu tại cuộc đối thoại, Tiến sỹ Chris Seiple, Chủ tịch Viện Can dự Toàn cầu (IGE), môt tổ chức phi chính phủ Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam, đánh giá cao những tiến triển về tự do tôn giáo tại Việt Nam đã nêu rõ : “Tại khu vực Tây Bắc đã có hơn 300 nhà thờ được đăng ký và con số này tại Tây Nguyên là hơn 2000. Ngay trong tuần này, một chủng viện Tin lành đã lần đầu tiên được đăng ký tại Việt Nam. Lần đầu tiên kể từ năm 1975, Chính phủ Việt Nam sẽ tài trợ 150.000 USD cho công tác nghiên cứu về vấn đề tôn giáo và pháp quyền. Chúng tôi đồng hành với những gì Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang thực hiện. Nếu không có những quyết định tích cực của Việt Nam thì chúng tôi sẽ không thể hoạt động tại đây”.
Thế nhưng, Dư luật HR 1897 đã bám theo những thông tin lỗi thời, sai sự thật để chắp nối cho mục đích không thân thiện, nhằm cản trở công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam, cũng như tiến trình hội nhập quốc tế. Một ví dụ cụ thể cho thấy , phần 2 của Dự luật HR 1897 , trong mục Các dự liệu và mục đích số (14) có nêu: “Vào tháng 5 năm 2010, làng Cồn Dầu, một giáo xứ ở thành phố Đà Nẵng, đã đối mặt với tình trạng bạo lực leo thang trong một đám tang khi công an cố gắng ngăn cấm một lễ mai táng theo nghi thức tôn giáo ở nghĩa trang của làng; hơn 100 dân làng đã bị thương, 62 người bị bắt giữ, 5 người bị đánh đạp và có ít nhất 3 người chết ?!” là xuyên tạc hoàn toàn một thực tế tại Đà Nẵng lúc bấy giờ. Dù rằng sự việc diễn ra đã lâu, nhưng thời gian qua, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi để đại diện Sứ quán Mỹ tại Việt Nam, cũng như một số nghị sĩ , các nhà hoạt động xã hội Mỹ đến tìm hiểu tình hình thực tế tại Cồn Dầu. Qua những gì mắt thấy tai nghe thực tế tại Cồn Dầu là chính quyền thành phố tiến hành quy hoạch, xây dựng khu du lịch sinh thái, sắp xếp dân cư, ổn định cuộc sống cho người dân ngày một tốt hơn. Còn vụ việc gọi là “đàn áp tôn giáo” thực chất là hành động quá khích của một số người cố tình chống lại chủ trương của chính quyền, đã vi phạm pháp luật , gây rối trật tự công cộng chứ không hề có chuyện đàn áp tôn giáo như một số phương tiện truyền thông của Mỹ và phương Tây đã xuyên tạc.
Cũng cần nhắc lại, cách đây gần hai năm – năm 2011- nhân 100 năm ngày Tin Lành đến Việt Nam, thì tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ kỷ niệm trang trọng thu hút gần 3 vạn đồng bào các hệ phái Tin Lành từ khắp mọi miền đất nước, các vị khách quốc tế đến tham dự. Mọi người rất hài lòng về sự an toàn , bình yên, sự tôn trọng của chính quyền và cộng đồng cư dân của thành phố trong những ngày diễn ra sự kiện này. Nếu đó không phải là sự tự do tôn giáo thì là cái gì vậy?
Rõ ràng, Dự luật HR 1897 vẫn bám giữ một cách nhìn kỳ thị, cổ hủ đối với một nước Việt Nam đang nỗ lực đổi mới và hội nhập quốc tế. Bởi, việc đánh giá tự do tôn giáo phải dựa trên tình hình khách quan về đời sống tôn giáo ở một quốc gia, vùng, lãnh thổ, bao gồm cả đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần. Tự do tôn giáo không thể bị đánh lận với một số đối tượng cố tình lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phạm pháp, bị các cơ quan bảo vệ pháp luật tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. Khi phạm một tội quy định trong Bộ luật Hình sự, thì dù công dân đó có theo hay không theo tôn giáo nào đều chịu sự trừng phạt của pháp luật một cách bình đẳng. Luật pháp bất kỳ quốc gia nào cũng nhằm bảo vệ thể chế chính trị của quốc gia đó và trong Bộ luật Hình sự, nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chống chính quyền nhân dân (như phản bội Tổ quốc; hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân…) đều bị coi là trọng tội. Ví dụ như cựu nhân viên CIA (Mỹ) Edward Snowden do phạm tội tiết lộ bí mật an ninh quốc gia, nên hiện đang bị chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama tiến hành các biện pháp gắt gao nhất để bắt giữ, xét xử theo pháp luật nước này. Luật pháp Việt Nam cũng quy định các điều luật trong Bộ luật Hình sự trên quan điểm pháp lý đó.
Đúng như Luật sư Lauren Homer đã phát biểu tại cuộc tọa đàm về tự do tôn giáo được Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức ngày 20-6 vừa qua tại Washington : “Cách đây 18 năm, tôi đến Việt Nam để thảo luận về một dự án dinh dưỡng cho trẻ em và có cơ hội đi thăm rất nhiều làng xã quanh khu vực Hà Nội. Khi đó, lương thực cũng như các điều kiện y tế, giáo dục còn rất thiếu thốn, và hầu như không có sự hiện diện của các tổ chức tôn giáo hay phi chính phủ nước ngoài nào. Một số hội thánh chính thức được thành lập ở các đô thị lớn nhưng không có nhiều hoạt động. Nhìn lại thời điểm đó, chúng ta mới thấy Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong mọi lĩnh vực. Người ngoài cuộc khó có thể hình dung được Việt Nam thiếu thốn các nguồn lực như thế nào để có thể giải quyết biết bao vấn đề như vậy. Chính vì thế mà tôi muốn được chúc mừng những thành tựu của Việt Nam trong vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo”.
Việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền, không ngừng chăm lo cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho các tầng lớp nhân dân là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đây là một quá trình phấn đấu đầy khó khăn, gian khổ, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội; sự cổ vũ giúp đở của cộng đồng quốc tế. Trải qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất trân trọng những đóng góp mang tính xây dựng để ngày càng hoàn thiện hơn; nhưng đồng thời cũng kiên quyết chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, cố tình xuyên tạc sự thật để phục vụ cho những toan tính đen tối làm cản trở công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vì thế, HR 1897 là một Dự luật sai trái, kỳ thị và lỗi thời không chỉ làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân Việt Nam, mà còn làm tổn hại đến lợi ích của cả nhân dân Mỹ và uy tín của chính những người thông qua nó.
Ha Le said
Hic, còm của bác Diệu Nguyên “hay” như một… bài tuyên giáo vậy, tiếc là sao chưa được báo Nhân Dân chọn đăng nhỉ? Tôi tò mò tìm thử trên Google, thì ra có một bài giống y chang bài này, ký bút danh Tuyết Minh, hiện tôi chỉ tìm thấy có một bản đăng trên Blog “leminhhung” ngay hôm nay, ở đây
Khách said
Ý bạn muốn nói khi Mỹ vi phạm nhân quyền được thì đảng ta có quyền chà đạp quyền làm người dân VN tiếp tục chứ gì, tội nghiệp tốn sức viết cái gì dài lòng thòng.
Việt dân said
Nhân dân VN nhìn thấy bóng dáng của tiền nhân trong phát ngôn của Philippines. Có lẽ lãnh đạo Việt là Philippines chứ không phải nhà Sản. Vì người Việt không có những lãnh đạo yếu hèn đến thế.
SOS: Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Trần Huỳnh Duy Thức bạo loạn sáng 30/6/2013. said
SOS: Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Trần Huỳnh Duy Thức bạo loạn sáng 30/6/2013.
i
Rate This
Nguyễn Lân Thắng(facebook)
SOS Có thông tin gấp:
Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Trần Huỳnh Duy Thức vừa xảy ra bạo loạn toàn phân trại từ lúc 7-8h sáng nay 30/6/2013.
Nguyên nhân: anh em tù nhân bị đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, v.v…
Hiện đang anh em tù nhân đang giữ làm con tin ông Hồ Phi Thắng là giám thị trại Xuân Lộc phía bên trong.
Các anh em tù vừa dùng số điện thoại: 0962467908 (tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Cường) để liên lạc ra ngoài.
Hiện anh em tù nhân đang làm chủ tình hình bên trong, công an không xâm nhập vào được. Cần sự lên tiếng gấp từ truyền thông hải ngoại để hỗ trợ và tránh bị đàn áp.
Các bạn share thông tin gấp cho các đài RFA, BBC, VOA và các media bên ngoài gọi vào số điện thoại này để phỏng vấn và đưa tin hổ trợ gấp…
cấp báo bà con gần xa said
SOS: Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Trần Huỳnh Duy Thức bạo loạn sáng 30/6/2013.
i
Rate This
Nguyễn Lân Thắng(facebook)
SOS Có thông tin gấp:
Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Trần Huỳnh Duy Thức vừa xảy ra bạo loạn toàn phân trại từ lúc 7-8h sáng nay 30/6/2013.
Nguyên nhân: anh em tù nhân bị đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, v.v…
Hiện đang anh em tù nhân đang giữ làm con tin ông Hồ Phi Thắng là giám thị trại Xuân Lộc phía bên trong.
Các anh em tù vừa dùng số điện thoại: 0962467908 (tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Cường) để liên lạc ra ngoài.
Hiện anh em tù nhân đang làm chủ tình hình bên trong, công an không xâm nhập vào được. Cần sự lên tiếng gấp từ truyền thông hải ngoại để hỗ trợ và tránh bị đàn áp.
Các bạn share thông tin gấp cho các đài RFA, BBC, VOA và các media bên ngoài gọi vào số điện thoại này để phỏng vấn và đưa tin hổ trợ gấp…
Nothing said
Nhân Dân Hoa Kỳ không là gì hết nhưng là thầy , là cha , là ông cố nội về nhân quyền nên có quyền nói về nhân quyền và phán xét về nhân quyền !
Chỉ cần nghe lén điện thoại và đọc Email người khàc như Cơ Quan NSA An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là bị báo chí , dân chúng phản đối ngay tức khắc !
Chính quyền Hoa Kỳ , cũng như Nhà Nước VN , phải đặt dưới sự giám sát của nhân dân thông qua Quốc Hội để tránh lạm quyền !
Các dân biểu và thuợng nghị sĩ Hoa Kỳ đưa ra Dự Luật Nhân Quyền cho VN không phải là đại diện của Chính phủ Hoa Kỳ , mà là đại diện cho dân Hoa Kỳ !
Chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không can thiệp vào nội bộ VN qua Bộ Ngoại Giao hay bất cứ cơ quan chính quyền nào khác , mà chính là nhân dân Hoa Kỳ !
Trước kia , chính phủ Hoa Kỳ can thiệp vào VN , nhưng dân Hoa Kỳ phản đối và bênh vực VN thì cũng giống như bây giờ họ phản đối chính phủ Hoa Kỳ bang giao vời một nước vi phạm nhân quyền : tên Dư Luận Viên thô bỉ này hiểu chưa?
Le Chieu Thong said
Nhân Dân Hoa Kỳ không là gì hết nhưng là thầy , là cha , là ông cố nội về nhân quyền nên có quyền nói về nhân quyền và phán xét về nhân quyền !
Chỉ cần nghe lén điện thoại và đọc Email người khàc như Cơ Quan NSA An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là bị báo chí , dân chúng phản đối ngay tức khắc !
Chính quyền Hoa Kỳ , cũng như Nhà Nước VN , phải đặt dưới sự giám sát của nhân dân thông qua Quốc Hội để tránh lạm quyền !
Các dân biểu và thuợng nghị sĩ Hoa Kỳ đưa ra Dự Luật Nhân Quyền cho VN không phải là đại diện của Chính phủ Hoa Kỳ , mà là đại diện cho dân Hoa Kỳ !
Chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không can thiệp vào nội bộ VN qua Bộ Ngoại Giao hay bất cứ cơ quan chính quyền nào khác , mà chính là nhân dân Hoa Kỳ !
Trước kia , chính phủ Hoa Kỳ can thiệp vào VN , nhưng dân Hoa Kỳ phản đối và bênh vực VN thì cũng giống như bây giờ họ phản đối chính phủ Hoa Kỳ bang giao vời một nước vi phạm nhân quyền : tên Dư Luận Viên thô bỉ này hiểu chưa?
Khách said
Tới nay mới có hơn 1700 “ủng hộ” trên:
http://www.change.org/petitions/members-of-the-us-congress-vote-for-vietnam-human-rights-act-hr-1897
Trong lúc bên Ai cập hôm nay phe đối lập đã tập hợp dược 15 triệu chữ ký đòi TT Morsi từ chức.
dinhdung said
cám ơn đã đăng toàn văn để thấy rõ: Sự hứa hẹn của Hoa Kỳ dựa trên tiêu chí nào. Việt Nam đã có bước tiến nào. Cũng để cảm thấy cộng đồng những người chiến đấu vì tự do dân chủ không bỏ rơi hàng trăm hàng ngàn người Việt Nam hôm nay tưởng như đơn phương trên chiến hào: như Cù Huy Hà Vũ, như hai bạn Phương Uyên và Nguyên Kha, như các bloge Điếu Cày, Phạm Viết Đào…Nếu ngày mai tôi đơn độc xuống đường dâng lên biểu ngữ: Tự do dân chủ cho Việt Nam, Tàu cộng cút khỏi Việt Nam, tôi biết cạnh mình có rất nhiều con mắt đồng cảm dõi theo.
Vina Nhân Quyền said
DB Ed Royce Củ tịch y Ban Đối Ngoại Hạ Viện:
Là vì ai cũng phải sửng sốt và quan ngại trước cách hành xử của chính phủ Việt Nam. Chỉ trong vòng sáu tuần lễ đầu năm nay, nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ 40 người bất đồng chính kiến, buộc tội họ bằng những phiên tòa nặng phần trình diễn hơn là công lý. Chỉ hơn sáu tuần lễ thôi mà số người bất đồng chính kiến bị bắt giữ đã ngang bằng con số toàn năm ngoái. Nhà nước cộng sản Việt Nam đánh đập hành hung những ai dám lên tiếng bảo vệ nhân quyền.
Dân biểu Chris Smith phát biểu tại buổi đệ trình lên Quốc Hội bản dự thảo “Đạo luật Nhân Quyền VN năm 2013” ở tòa nhà Hạ viện Rayburn hôm 8/5. RFA PHOTO.
Một lý do nữa mà tôi muốn trình bày là dự luật phải được thông qua bởi vì ở Việt Nam đề cập đến tự do tôn giáo là một cái tội, nói những gì nhà nước không thích cũng là phạm tội mà hậu quả là nhiều năm bị giam cầm. Đã có nhiều buổi điều trần tại quốc hội Mỹ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, bằng chứng, hình ảnh và danh sách tên tuổi những người bị hành hạ bị đánh đập được trưng lên cho các vị dân biểu thấy.
Cộng đồng thế giới từng nói về những điều tệ hại này, và bây giờ chúng tôi cảm thấy đến lượt quốc hội phải lên tiếng, bước tiếp nữa là trình dự luật, đã được Ủy Ban Đối Ngoại nhất trí thông qua hôm nay, ra trước hạ viện để biểu quyết.
——————–
Vina Nhân Quyền:
Thưa ông DB Ed Royce Củ tịch y Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ,
CSVN chúng tôi cũng chỉ làm như CS tàu thôi mà, có gì ghê gớm đâu.
biện pháp cấm vận KT cần thực hiện said
Tôi còn muốn cộng đồng quốc tế tiến bộ cấm vận kinh tế hoàn toàn đối với VN cho đến khi những kẻ cầm quyền Vn biết tôn trọng nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận,tự do biểu tình ôn hòa, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng. chứ không được áp đặt nhồi sọ cái chủ thuyết cộng sản lừa đảo gian trá và lưu manh vào đầu người dân (nhất là với giới trẻ)VN.Để cho bọn cầm đầu đảng cướp này nó hết chỗ lừa láo, xem nó dựa vào thằng bố nó là cs trung cẩu để nó sống dặt dẹo như thời trước 1995 cho nó mở mắt ra.
NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ SÁU 28-6-2013 | Ngoclinhvugia's Blog said
[…] TÂY CAN THIỆP VÀO QUÂN SỰ XYRI LIỆU ẤN ĐỘ CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC LỚN? ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897 Tin thứ Sáu, 28-06-2013 CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT – Cầu truyền hình Hát cùng […]
thu bit tong said
trông cái thằng nguyễn phú […]
Lê Bình Nam said
Thế giới trong thế kỷ thứ 21 đang dần trở thành một ngôi làng nhỏ. Người dân ở mọi nước đều được tiếp cận thông tin trung thực đa chiều từ nhiều nguồn khác nhau, do đó nhận thực của người dân trước mọi diễn biến trên thế giới càng ngày càng trung thực và đánh giá mọi sự kiện càng chính xác hơn. Vì vậy quyền lực “cứng”: xung đột vũ trang có nhiều khả năng giảm dần và thay vào đó là quyền lực “mềm”: ngoại giao, giáo dục và thông tin…
Chế độ “đảng là vua tập thể” ở Việt Nam hiện nay còn tệ hại hơn chế độ vua quan phong kiến thời xưa mà chính nhân dân Việt Nam đã đánh đổ. Vì nó là con đẻ của ” đảng là vua tập thể” phong kiến TQ. Ngày xưa, một cổ nhân dân chỉ có một tròng vua quan. Ngày nay, một cổ nhân dân chịu đến ba bốn tròng: Đảng, nhà nước, tham quan và lưu manh tư bản đỏ tư bản xanh…
Tuy nhiên, lực lượng trí thức chân chính của Việt Nam ngày nay tuy vẫn còn ít nhưng sức mạnh của họ cũng thật phi thường. Các trang mạng Bô Xít Việt Nam, anh Ba Sàm, Quê Choa…và các blogger tự do đã khiến bộ mặt thật của “một bầy sâu” và một “cơ chế đã mắc lỗi hệ thống”, lần lần bị vạch trần, không còn làm mưa làm gió như trước và đang rơi rụng trước ánh sáng văn minh của thông tin toàn cầu. Vì đã mất hết khả năng tối thiểu để lý luận, cái mà “một bầy sâu” ấy còn mạnh chỉ duy nhất là còng 2 số 8.
Hoan nghênh lực lượng trí thức trẻ đã xông pha hy sinh trên mặt trận mới để chuyển hóa xã hội Việt Nam theo hướng tự do – dân chủ – hiến định – pháp trị với tam quyền phân lập: Phạm Hồng Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Quốc Quân, Đỗ Nam Hải, Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vi, Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha…
Con soí xâm lược đại Hán Bắc Kinh, qua tập đoàn tay sai Lê Chiêu Thống tân thời, đang đang từng giờ, từng ngày giuơng móng vuốt nuốt trọn Việt Nam!
Thế giới văn minh loài người đang ủng hộ chúng ta! Lòng dân sẽ quyết định!
Đạo luật đã được Uỷ ban đối ngoại của Hạ viện thông qua said
Xin xem chi tiết trong machsong.org
Mõ Làng Chờ said
Gửi các bác quá khích.
Các bác k nên có những bình luận tục tĩu thái quá. Hôm rồi tôi có vào blog Gúc Gồ tiên lãng thấy trong đó rặt những người vô văn hoá khi chửi Nguyễn Xuân Diện, Ba sàm, Bùi Hằng, …bằng những lời thô tục Hả hê trước cái chết của Nguyễn Vũ Vĩ…
Chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta khác bọn họ. Tôi biết rất nhiều người vì quá bức xúc do chịu oan ức, bị cq ngược đãi nên k giữ đc bình tĩnh có những lời nặng nề. Như ng các bác thử nghĩ xem nếu ai đó vào Ba sàm rồi vào nhũng chốn như gúc gồ tiên lãng sẽ thấy thế nào? Hai phe chửi nhau. Vậy có tốt k?
Tôi k dám lên mặt dạy ai, chỉ có đôi lời tâm huyết vì tôi coi những ai thường vào trang này đã là những người bạn. Mong các bác thông cảm.
Blue said
Nếu bạn thấy hàng xóm đập con của họ khi họ say rượu thì xin hỏi bạn có báo công an không? Nếu bạn thấy hàng xóm của bạn đập con của họ để dạy con thì bạn có báo công an không? Hay khi bạn đọc báo thấy một đứa trẻ phải chăm sóc người thân (người lớn) và em nhỏ thì bạn có nghĩ ngay đến cơ quan công quyền về quyền trẻ em không?
Nếu bạn không nghĩ ngay đến vấn đề quyền trẻ em ngay lập tức chứng tỏ việc thực thi nhân quyền là rất xa lạ tại Việt Nam. Đến quyền lợi trẻ em cần được bảo vệ cơ bản như trên còn chưa được thực hiện thì bạn có nghĩ quyền phát biểu các quan điểm trái ngược với chính phủ sẽ được đối xử đúng luật?
Nói đơn giản, nếu một người cha đau bệnh vì làm việc nặng nhọc nuôi con nhưng cuộc sống vẫn khó khăn thì đứa trẻ sẽ biết ơn, nhẫn nhịn, cố gắng. Còn một người đau bệnh vì rượu chè, nợ nần vì đánh bạc, lại sẵn sàng đập đứa nào lên tiếng thì bạn nghĩ bạn có cái quyền đó sao!
NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ NĂM 27-6-2013 | Ngoclinhvugia's Blog said
[…] MỸ (Bùi Văn Bồng). – Cảnh sát biển Việt-Hàn diễn tập chung (BBC). – Hoa Kỳ: ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897 (Defend the Defenders/ BS). <- Top 20, sự dọa dẫm không làm ai sợ (RFA). “Danh […]
ha van noi said
Ha vien hoa ky la cai gi ma ap dat cho viet nam phai the nay phai the kia
hoa ky chi co the tac dong de the gioi giup viet nam duoc tu do dan chu hon va tranh doc tai doc dang chu dung vien tro de bat ep mot nuoc khac theo minh hoac theo tu duy tu tuong cua minh thi khong the chap nhan duoc ?
Đừng hậm hực cay cú khi người khác không tiếp tục cho tiền said
Bạn nên tìm hiểu vấn đề và hiểu vấn đề trước khi comment. Hoa Kỳ không can thiệp gì vào Việt Nam trong chuyện này. Họ chỉ chấn chỉnh nội bộ của họ, theo luật pháp của họ để đè nghị ra đạo luật theo đó họ phải tuân thủ các quy định về quan hệ với Việt Nam trong đạo luật đó một khi QH biểu quyết thông qua. Tôi nghĩ Đảng CSVN và những người đang bảo vệ đảng quá mức như bạn đâu cần hậm hực với mọi phản ứng của Hoa Kỳ trong luâjt pháp q của họ. Nếu họ nhất trí thấy rằng không thể cho tiền VN vì VN vi phạm nhân quyền theo quan điểm của họ, thì VN hậm hực làm gì? Anh không đáp ứng được những chuẩn mực đạo lý và pháp lý đã thông nhất với tôi thì tôi có quyền không cho anh thêm tiền. Có thế thôi mà cũng quy kết họ can thiệp nội bộ VN. Họ chỉ căn cứ vào những công uwosc QT mà VN ký thôi! Tôi thấy trên BASAM và trên RFA nhiều người cay cú chửi bới doạ dẫm kiểu lưu manh.y hệt bọn xin đểu không được thì chửi và doạ dẫm.Còn doạ Tổng thống Mỹ sẽ không được sang VN đàng hoàng như trwosc nữa. Nó ỉa vào sang cái xứ sở của bọn lưuu manh giả danh đạo lý, sớm đầu tối đánh, không xin được người này thì chửi chạy sang người kia, hết sức lưu manh, nhục nhã và đê tiện. Tôi không chỉ nói đảng cs, cha đẻ của những thứ lưu manh đê tiện đó, mà tôi nói cả những người VN như bạn, cr những thói xấu của dân tộc đã được d đảng cs đẩy lên đỉnh cao như hôm nay.
hahien said
Hạ viện của họ đang ép Thượng viện của họ và ép Tổng thống của họ. Đây là chuyện nội bộ của họ với nhau. Họ có ép gì chính phủ VN đâu. Chính phủ VN không đồng ý thì thôi.
Giả sử bác muốn vay tiền nhà hàng xóm. Bên nhà hàng xóm có ông chồng thì muốn cho vay nhưng bà vợ ông ta thì phản đối với lý do bác chẳng chịu làm ăn gì mà chỉ say rượu ăn tàn phá hại rồi đánh vợ đánh con suốt ngày. Bên nhà ấy người ta dân chủ nên ông chồng dù muốn cho bác vay cũng không thể tự quyết định nếu bà vợ không đồng ý, không giống như bên nhà bác là mọi việc bác đều độc đoán quyết định cả. Giả sử bác bảo đấy là lề thói của nhà bác và bác đòi người ta không có quyền can thiệp vào chuyện riêng nhà bác. Thì người ta cũng có nguyên tắc, luật lệ riêng của nhà người ta, mà bác phải tôn trọng.
Le said
Nhân Dân Hoa Kỳ không là gì hết nhưng là thầy , là cha , là ông cố nội về nhân quyền nên có quyền nói về nhân quyền và phán xét về nhân quyền !
Chỉ cần nghe lén điện thoại và đọc Email người khàc như Cơ Quan NSA An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là bị báo chí , dân chúng phản đối ngay tức khắc !
Chính quyền Hoa Kỳ , cũng như Nhà Nước VN , phải đặt dưới sự giám sát của nhân dân thông qua Quốc Hội để tránh lạm quyền !
Các dân biểu và thuợng nghị sĩ Hoa Kỳ đưa ra Dự Luật Nhân Quyền cho VN không phải là đại diện của Chính phủ Hoa Kỳ , mà là đại diện cho dân Hoa Kỳ !
Chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không can thiệp vào nội bộ VN qua Bộ Ngoại Giao hay bất cứ cơ quan chính quyền nào khác , mà chính là nhân dân Hoa Kỳ !
Trước kia , chính phủ Hoa Kỳ can thiệp vào VN , nhưng dân Hoa Kỳ phản đối và bênh vực VN thì cũng giống như bây giờ họ phản đối chính phủ Hoa Kỳ bang giao vời một nước vi phạm nhân quyền : tên Dư Luận Viên thô bỉ này hiểu chưa?
Le Chieu Thong said
Nhân Dân Hoa Kỳ không là gì hết nhưng là thầy , là cha , là ông cố nội về nhân quyền nên có quyền nói về nhân quyền và phán xét về nhân quyền !
Chỉ cần nghe lén điện thoại và đọc Email người khàc như Cơ Quan NSA An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là bị báo chí , dân chúng phản đối ngay tức khắc !
Chính quyền Hoa Kỳ , cũng như Nhà Nước VN , phải đặt dưới sự giám sát của nhân dân thông qua Quốc Hội để tránh lạm quyền !
Các dân biểu và thuợng nghị sĩ Hoa Kỳ đưa ra Dự Luật Nhân Quyền cho VN không phải là đại diện của Chính phủ Hoa Kỳ , mà là đại diện cho dân Hoa Kỳ !
Chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không can thiệp vào nội bộ VN qua Bộ Ngoại Giao hay bất cứ cơ quan chính quyền nào khác , mà chính là nhân dân Hoa Kỳ !
Trước kia , chính phủ Hoa Kỳ can thiệp vào VN , nhưng dân Hoa Kỳ phản đối và bênh vực VN thì cũng giống như bây giờ họ phản đối chính phủ Hoa Kỳ bang giao vời một nước vi phạm nhân quyền : tên Dư Luận Viên thô bỉ này hiểu chưa?
Ẩn danh said
Đọc xong chưa cha nội ha van noi, đã thủng lổ tai chưa? Mai mốt muốn viết gì thì phải nhơi chín lần, nghe hôn cha.
Thị Sở said
Đé… [ …]
-ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897 « ttxcc6 said
[…] by basamnews on June 27th, […]
Anhbasam Điểm Tin thứ Năm, 27-06-2013 | doithoaionline said
[…] Hoa Kỳ: ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897 (Defend the Defenders/ […]
max said
Em HTV giỏi thật,ngưỡng mộ!
Cửu Vạn Hà Tây said
Thật là nhục nhã cho cái chủ thuyết; đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước là tiên quyết !
Đỉnh cao chết tiệt. . . lũ chó chết, bay có biết nhục là gì ko ?
Ẩn danh said
Đề nghị Thái Lan nghiên cứu Đạo luật trên, sớm ra QĐ thu hồi lại bằng TS danh dự đã cấp cho – Sát thủ TỰ DO BÁO CHÍ – Nguyễn Phú Trọng !!!
Chừng nào lũ cướp vẫn còn dám huyênh hoang, công khai với cả Thế giới là chúng đang ngồi trên đầu nhân dân VN – bằng Điều 4 trong HP – Thế giới còn phỉ nhổ vào mặt chúng !
Nhục!
Người Việt Yêu Nước said
Chúng nó còn phải tự gọi nhau là SÂU, mà có thằng nào không phải là SÂU đâu thì biết nhục là cái gì.
Dân VN để bầy sâu lúc nhúc cầm quyền mà không có biện pháp, thức tỉnh và đoàn kết đấu tranh thì…thế thôi.