BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1834. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO HAI NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG-MỸ TẠI CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH SUNNYLANDS

Posted by adminbasam trên 11/06/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 8/6/2013

TTXVN (Niu Yoóc 6/6)

Đề cập đến những thách thức và hy vọng ở Mỹ và Trung Quốc trước khi hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung Quốc có cuộc gặp thượng đỉnh ngày 7-8/6 ở dinh thự Sunny lands, tạp chí “The National Interest” của Mỹ ngày 6/6 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không phải là các nhân vật đầu tiên dừng chân tại dinh thự tư nhân Sunnylands sang trọng ở thành phố nghỉ dưỡng Rancho Mirage phía Nam bang California để trò chuyện riêng tư mà một số chính khách và những người nổi tiếng khác như Nữ hoàng Elizabeth, Bob Hope và Frank Sinatra từng có mặt ở đó. Nhưng các cuộc đàm phán ngày 7-8/6 giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, đại diện cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ là sự kiện quan trọng nhất từ trước đến nay được tổ chức tại dinh thự Sunnylands để giúp 2 nhà lãnh đạo – hiện đang vật lộn với những khó khăn và đạt được những thành công khác nhau – có cơ hội hiểu biết về chính phủ hai nước cũng như hình thành các chính sách chỉ đạo các mối quan hệ bất chấp các khó khăn ở mỗi nước.

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung lần này dự kiến được tổ chức như một “cuộc gặp đơn giản” bỏ qua các nghi thức ngoại giao và Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố họ gặp nhau tại một “thời điểm quan trọng” của mối quan hệ và kết quả có thể lớn hơn một thông cáo chung nhạt nhẽo bình thường và tạo ra các đường lối chỉ đạo vững chắc hơn cho các mối quan hệ của hai nước trong tương lai. Mục đích của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Trung ngày 7-8/6 không nhằm đàm phán các thỏa thuận cụ thể về các vấn đề chiến thuật mà đạt được sự hiểu biết chung về việc hai chính phủ có ý định đối xử với nhau thế nào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh chiến lược. Một số nhà phân tích lo ngại hai nhà lãnh đạo đã và đang hướng tới một kỷ nguyên gia tăng căng thẳng hoặc thậm chí đối đầu. Cuộc gặp Sunny lands sẽ làm sống lại các vấn đề nhưng không sa lầy vào chi tiết. Như Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho biết cuộc gặp “sẽ không có một danh sách dài các hoạt động” nhưng hai bên “xác định hai nhà lãnh đạo sẽ hợp tác với nhau để xây dựng một kiểu quan hệ mới”. Hai nhà lãnh đạo đứng đầu hai chế độ chính trị sẽ chia sẻ việc mất lòng tin lẫn nhau, nhưng cũng ngày càng nhận thấy họ cần nhau vì những lý do riêng của mỗi người. Khi các cuộc đàm phán đang đến gần, ai cũng biết nhũng khó khăn mà Tổng thống Obama đang đối mặt như: một Quốc hội Mỹ hành động khác thường, trong đó các thành viên Cộng hòa tại Hạ viện kiên quyết ngăn chặn gần như tất cả những gì Tổng thống Obama đề xuất; vụ bê bối tại Sở Thuế Vụ, các cuộc tấn công rõ ràng quyền tự do báo chí và một nền kinh tế tăng trưởng ì ạch… Ngoài ra, hiện ông Obama cũng đang vấp phải không ít khó khăn trên mặt trận đối ngoại: tình trạng bạo lực ở Xyri và khắp Trung Đông xuất hiện nổi bật trên các phương tiện truyền thông khiến nhiều người Mỹ đổ lỗi cho ông không hành động nhiều hơn để ổn định tình hình, trong khi nhiều người khác lại lo ngại ông Obama sẽ nỗ lực quá mức. Nếu Trung Quốc giúp đỡ Tổng thống Obama thay đổi tình hình có lợi cho ông thì đó là điều rất quý. Tuy nhiên rất ít người, nhất là công chúng Mỹ, biết rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thậm chí đang đứng trước những thách thức lớn hơn mặc dù các thách thức đó không phải các vấn đề mang tính chất chính trị như kiểu dân chủ.

Là người đúng đầu một nhà nước độc đảng, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình không hề có bất cứ đối thủ cạnh tranh nào trong Quốc hội dám công khai gây khó khăn hoặc chống lại ông, bởi vì ông Tập Cận Bình vừa giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản vừa là Chủ tịch nước. Nhưng những sức ép trong nước đang hạn chế ông Tập thực hiện các sáng kiến táo bạo, mặc dù các sáng kiến đó cũng kích thích nhu cầu thể hiện thành tích của ông. Sự hoài nghi ngày càng tăng của công chúng về nạn tham nhũng trong Đảng Cộng sản và những hành động phi pháp khác buộc ông Tập Cận Bình phải quan tâm và nỗ lực tạo ra những gì được ông gọi là “kiểu quan hệ cường quốc mới” để có thể mang lại uy tín lớn cho ông ở Trung Quốc. Có lẽ thách thức lớn nhất của Tập Cận Bình là tình trạng bất bình ngày càng tăng của dân chúng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc – vấn đề mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo sợ cuối cùng có thể dẫn đến nguy cơ mất ổn định xã hội và không thể kiểm soát chính trị. Chủ nghĩa bình quân của di sản Mao Trạch Đông bị từ bỏ đã lâu – hiện nay cháu gái của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc – và hệ thống lãnh đạo đang bị suy yếu vì nạn tham nhũng, chủ nghĩa bè phái và gia đình trị. Các quan chức cấp cao trong Đảng và Chính quyền thường thông đồng với bạn bè và người thân hiện đang kiểm soát các công ty trực thuộc nhà nước hoặc tư nhân. Ví dụ, họ thường ra quyết định thu hồi các khu chung cư, nhà ở hoặc đất nông nghiệp để phục vụ mục đích phát triển thương mại mà không phải bồi thường hoặc bồi thường rất ít cho những người bị tịch thu nhà cửa, cho phép các công ty xây dựng tuyển dụng công nhân tạm thời, hoặc giao các hợp đồng béo bở cho các đồng minh để được hưởng tiền hoa hồng. Điều này giúp tạo ra hai trăm nghìn cuộc biểu tình của dân chúng mỗi năm ở các địa phương trên cả nước. Cuối tháng trước, công ty tư vấn có tên “Kiểm soát Rủi ro” thông báo các du khách kinh doanh phải cẩn thận hơn khi đến thăm Quảng Châu, thành phố lớn nhất ở miền Nam Trung Quốc, sau khi dân chúng ở một khu vực ngoại ô biểu tình và xung đột với cảnh sát để phản đối các kế hoạch của chính phủ phá hủy nhà cửa của họ, tố cáo các quan chức thông đồng với nhà thầu trả tiền bồi thường không thích hợp cho người dân bị mất nhà hoặc đất nông nghiệp. Nói chung, dân chúng nhận thức được tất cả các vấn đề này là nhờ các phương tiện truyền thông xã hội và Internet, do đó người dân ngày càng tỏ ra khó chịu. Các công dân không có kênh chính trị hiệu quả để tìm kiếm bồi thường đã tổ chức biểu tình và bị cảnh sát bắt giữ đưa vào các trại cải tạo lao động hoặc bỏ tù trái phép mà không xét xử. Tất nhiên, Chính quyền Bắc Kinh cũng nhận thấy đó là mối nguy hiểm tiềm tàng. Chủ tịch Tập Cận Bình và nhiều quan chức khác từng lên tiếng cảnh báo tình trạng bất bình của dân chúng có thể làm xói mòn uy tín chính trị của Đảng và Chính quyền.

Thực tế nhiều người Trung Quốc nhận thấy vấn đề không khí, nước uống và thực phẩm không an toàn đang làm tăng thêm tình trạng bất mãn trong dân chúng. Những thập kỷ gần đây, Chính quyền Bắc Kinh cố gắng xoa dịu sự bất mãn của dân chúng bằng cách tăng thu nhập cho người lao động. Nhưng nhiều người nghi ngờ hành động đó khó có thể kéo dài. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm dưới 8% và những lời hứa trước đây của Chính phủ nhằm mở rộng khu vực tiêu dùng của nền kinh tế đến nay không thành công. Thực tế năm ngoái, tỷ trọng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế tăng nhẹ trong khi khu vực tiêu dùng lại giảm trong những tháng đầu năm 2013 – ngược lại chính sách đã tuyên bố. Các số liệu thống kê khác nhau cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đang tiếp tục giảm. Các quan hệ kinh tế đã phát triển và cân bằng hơn giữa hai nền kinh tế: GDP của Trung Quốc đạt 8.300 tỷ USD và GDP của Mỹ đạt 15.700 tỷ USD, sẽ giúp ích hai quốc gia nhung vẫn còn nhiều trở ngại lớn. Trung Quốc muốn tiếp tục thâm nhập các thị trường Mỹ, nhưng các giới chức Nhà Trắng và Quốc hội đòi hỏi tiếp tục hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc, chẳng hạn các tấm pin năng lượng mặt trời. Trung Quốc cũng muốn mua các công nghệ của Mỹ hiện đang bị Oasinhtơn hạn chế do một số công nghệ có thể ứng dụng trong quân sự. Bắc Kinh cũng mong muốn Oasinhtơn và các nước khác tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc, nhưng các công ty Mỹ cho biết các quan chức có đầu óc bảo thủ của Trung Quốc đang sử dụng sân chơi chống lại họ. Đặc biệt Mỹ phàn nàn nhiều năm qua rằng Trung Quốc gây tổn thất cho các công ty Mỹ hàng tỷ USD bởi vì Bắc Kinh không ngăn chặn nạn ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ. Bắc Kinh cam kết sẽ thẳng tay trừng trị hành động này kể cả một số bộ của Chính phủ tiếp tục sử dụng phần mềm lậu. Các nhà xuất khẩu Mỹ cũng phàn nàn về các quy định kinh doanh của Trung Quốc, chẳng hạn các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đôi khi loại bỏ hàng hóa của các công ty nước ngoài nhưng các quy định tương tự đó lại được áp dụng bừa bãi và có lợi cho các công ty Trung Quốc. Đây không phải là ý đồ mà do cơ chế thực hiện chính sách yếu kém của chính phủ trung ương và các nhà chức trách địa phương thường bỏ qua các nghị định của Chính phủ. Ngoài ra, các công ty Mỹ còn phải đối phó với quan chức tham nhũng. Oasinhtơn cũng muốn Bắc Kinh nhanh chóng có một đồng tiền chuyển đổi, tăng nhập khẩu và mở cửa các thị trường dịch vụ tài chính, mặc dù một số vấn đề này có thể đang diễn ra. Thủ tướng Lý Khắc Cường, người giám sát nền kinh tế, gần đây trích dẫn các số liệu thống kê hiện nay cho biết: “Chúng ta cần dựa vào cơ chế thị trường” và “xóa bỏ những quy định không càn thiết”.- Ông cũng bác bỏ các gói kích thích kinh tế mới tốn kém. Ông nói: “Thị trường là người tạo ra của cải xã hội. Đó là nguồn phát triển kinh tế trong nước, mặc dù đầu tư nước ngoài nhiều hơn cũng quan trọng”. Nếu Chủ tịch Tập Cận Bình thuyết phục Tổng thống Obama rằng quan điểm sẽ hình thành chính sách trong tương lai, hai bên có thể giải quyết những khác biệt kinh tế.

Nhưng việc tìm kiếm nền tảng chung về các vấn đề an ninh sẽ khó khăn hơn và có thể cản trở sự đồng thuận về các mối quan hệ tổng thể. Một chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa mạnh mẽ sẽ gây khó khăn cho các quốc gia châu Á khác, Mỹ và đôi khi cho bản thân ông Tập Cận Bình. Lịch sử thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 của Trung Quốc có những thất bại và bị cô lập bởi các cường quốc bên ngoài. Mặc dù trước kia tự coi mình là trung tâm của nền văn minh nhân loại, nhưng Trung Quốc trở thành một quốc gia yếu kém và bị bóc lột. Sau đó, đặc biệt khi tư tưởng Mao Trạch Đông phát triển, Trung Quốc gặp khó khăn trong việc điều chỉnh các mối quan hệ bình thường với nước khác. Đôi khi chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa giúp thúc đẩy chủ nghĩa Xôvanh nước lớn được các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khuyến khích hoặc hạn chế vì những lý do chính trị. Các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc thường nhận thấy chủ nghĩa dân tộc có lợi cho việc tập hợp sự ủng hộ nhưng cũng lo sợ không kiểm soát được chủ nghĩa dân tộc thái quá. Hiện nay chủ nghĩa dân tộc hồi sinh thúc đẩy Bắc Kinh khẳng định chủ quyền các đảo không người do Nhật Bản quản lý từ năm 1895, và đưa ra các tuyên bố vô lý gần như toàn bộ Biển Đông. Hậu quả là, Trung Quốc đang theo đuổi chính sách bên miệng hố chiến tranh, kéo theo việc tăng cường các loại tàu chiến và máy bay của Trung Quốc, đồng thời Nhật Bản, Philíppin và Việt Nam cũng đẩy mạnh hiện đại hóa vũ khí trang bị, từ đó gây nên nỗi lo ngại khắp châu Á về ý đồ của Trung Quốc. Dư luận lo ngại một cuộc xung đột không mong muốn có thể xảy ra nếu một bên nào đó có hành động quyết đoán quá mức. Vì vậy, hầu hết các chính phủ khu vực hoan nghênh chính sách “trở lại” hoặc “tái cân bằng” hiện nay của Mỹ đối với châu Á. Họ muốn Mỹ tiếp tục hiện diện để chống lại khả năng Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng. Nhưng điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng bất lợi cho các mối quan hệ Trung-Mỹ. Bắc Kinh cho rằng mục đích thực sự của Mỹ là phủ nhận vai trò toàn cầu thích hợp của Trung Quốc và ngăn chặn Trung Quốc như Mỹ tìm cách ngăn chặn Liên Xô trong những thập kỷ của cuộc Chiến tranh Lạnh. Ngược lại, các quan chức Mỹ cho rằng một Trung Quốc đang lên không thể bị ngăn chặn, nhưng Trung Quốc cần tham gia quản lý toàn cầu đầy đủ hơn và chịu trách nhiệm lớn hơn với hành động của mình. Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama sẽ thảo luận tất cả các vấn đề này. Bên cạnh đó, vấn đề Bắc Triều Tiên và an ninh mạng là các cuộc thử nghiệm trước mắt của hai nhà lãnh đạo. Hai bên đều mong muốn một bán đảo Triều Tiên hòa bình và phi hạt nhân nhưng trong con mắt người Mỹ, Trung Quốc hành động quá ít để kiềm chế người hàng xóm và đôi khi là đồng minh. Gần đây ông Tập Cận Bình cảnh báo Bắc Triều Tiên chấm dứt những hành động gây rắc rối và Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp trừng phạt thương mại của Liên hợp quốc chống Bình Nhưỡng mà trước đây Bắc Kinh chỉ ủng hộ bằng lời nói chứ không hành động. Tất nhiên không ai có thể biết rõ Trung Quốc sẽ hành động đến đâu với Bắc Triều Tiên. Nhưng nếu ông Obama kết luận ông Tập Cận Bình không sẵn sàng làm tất cả những gì có thể, cuộc gặp Sunnylands có thể trở nên căng thẳng hơn dự kiến, về vấn đề an ninh mạng, có thể nói tất cả các nước lớn đều có một số hoạt động gián điệp điện tử ở nước khác, nhưng Mỹ tin rằng Trung Quốc đã biến vấn đề đánh cắp các bí mật thương mại cũng như an ninh thành chính sách của nhà nước để giúp các công ty Trung Quốc đánh bại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc đó và tuyên bố đã sẵn sàng đàm phán với Mỹ về vấn đề an ninh mạng. Không có các thỏa thuận rộng rãi về quy định không gian mạng, tiến bộ hơn nữa về quan hệ kinh tế Mỹ-Trung có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính quyền Obama cho rằng thịnh vượng trong tương lai của Mỹ phụ thuộc các mối quan hệ chặt chẽ với châu Á, đặc biệt với Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh nhận thấy cần tiếp tục thâm nhập thị trường Mỹ và mong muốn thu hút hơn nữa- các nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm của Mỹ và các nước. Nhưng để thành công, hai chính phủ phải khắc phục những khác biệt về an ninh và đạt được sự hiểu biết rõ ràng hơn nữa về việc làm thế nào để chung sống với nhau. Cuộc gặp Sunnylands có thể gây tiếng vang trên thế giới nếu hai nhà lãnh đạo đạt được những kết quả như mong đợi./.

 

6 bình luận trước “1834. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO HAI NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG-MỸ TẠI CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH SUNNYLANDS”

  1. […] có cách bày tỏ “bất tín nhiệm” Vô cảm quan chức và cái chết vì nghèo NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO HAI NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG-MỸ TẠI CUỘC GẶP THƯỢNG Đ…   Tin thứ Tư, 12-06-2013   CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   – Quốc hội nghe báo cáo tình […]

  2. NẮNG HẠ said

    T ổng thống Mỷ hay chủ tịch Trung quốc cũng chỉ là con người ,tuy ông tổng thống muốn đối thoại không đối đầu ,hay ông chủ tịch muốn được biến giấc mộng Trung quốc thành hiện thực .cứ như ánh sáng và bóng tối ,như ngày và đêm ,đó là lẻ sống còn của địa cầu ,NGUYỄN TRẢI cũng nhìn ra như vậy khi kháng chiến chống quân Minh xâm lăng .
    Nhật nguyệt hối rồi lại minh
    càn khôn bỉ rồi lại thái .[ bnđc]
    Trục xoay qua Á CHÂU như là áng sáng ,và đường chín đoạn như sự xâm lăng bất chính ,ánh sáng đang như bình minh và bóng tối cộng sản đang như hoàng hôn .không có đối thoại hay đối đầu là lẻ sinh và diệt .
    -Đảng cộng sản đã không còn ,nhưng còn lại những bám víu , những thành phần núp bóng ,TRung cộng không đứng nổi làm sao che cho ai ,LIÊN BANG SÔ VIẾT giải tán đảng cộng sản ,trả độc lập cho những lân bang ,để tồn tại ,Trung cộng cũng phải vậy thôi ,bắc Hàn nỉu vào nam Hàn để sống ,hy vọng Tây Tạng ,TÂN CƯƠNG ,V.V…cũng được độc lập hay tự trị ,
    Việt Nam cũng vậy thôi ,hảy nhìn lại các ngươi có ai là cộng sản ?hay chỉ là bọn cướp ,?giải thể đảng cộng sản là cách cứu đảng viên bị lừa dối ,bị mù quáng tin tưởng những thiên đường không có ,lòng dân như ban mai thức giậy ,như ánh sÁng chiếu dọi muôn nơi ,

  3. Phải được sống như tổ tiên ngày xưa said

    Trước kia, chỉ cần một hành động lưu manh khiêu khích nhỏ kiểu TQ là có thể bùng ra chiến tranh. Có thể một động thái trả đu ã sẽ làm bùng ra chiến sự, nhưng cũng có thể làm TQ chùn tay. Nay TQ ngang nhiên hành xử như một thằng vừa điên vừa du côn trước toàn nhân loại mà Mỹ và nhiều nước vẫn chấp nhận như những hành xử bình thường để đối thoại, vuốt ve. Kết quả là TQ ngày càng ngang ngược như ngày nay. Điều đó chứng tỏ gì? Chứng tỏ sự lệ thuộc của Mỹ và nhiều nước vào TQ, TQ đã nắm được thóp của các cường quốc, vai trò của Mỹ đã yếu đi nhiều, không còn uy lực như xưa, hoặc suy tính của Mỹ với tư cách thủ lĩnh thế giới đã không còn tự tin và hào phóng như xưa. Hoặc giả nhân loại bây giờ vừa hèn vừa ích kỷ. Vì thế, Đảng CSVN có cớ để ve vãn TQ, vì nghĩ rằng chẳng tin được thằng nào, tốt hơn hết là chơi với Tàu để vừa có tiền vừa đỡ phải đánh nhau. Cho nên tụi nó vừa chổng đít vào thế giới, học TQ lưu manh nhưng toàn lưu manh vặt với đời sống quốc tế, lại vừa đùa dai với dân tộc, độc ác với dân. Trong bối cảnh đó thì việc có một dự luật chế tài bọn độc tài VN là cần thiết, làm cho thế giới trở nên còn hy vọng. Song nếu không có những thứ tương tự như thế thì sao? Thì phải học các cụ xưa, các cụ có dựa vào nước nào đâu mà vẫn đánh thắng bọn Tàu trong bao cuộc xâm lược của chúng. Vì các cụ không có đảng cs. Vậy bây giờ phải làm thế nào để không phải sống với đảng cs như các cụ ngày xưa thì VN mới trường tồn được. Ta hy vọng vào cuộc sửa HP sẽ giúp ta thoát khỏi vấn nạn này, nhưng cuối cùng hai thằng Hùng, Lú cũng đái vào hy vọng đó. Câu trả lời bây giờ đã rõ, không hy vọng đảng csvn tự tử hay tự túm tóc nhấc mình lên.

  4. Ẩn danh said

    “TQ can tham gia quan ly toan cau day du hon va chiu trach nhiem lon hon voi hoat dong cua minh…” co nghia la doi voi VN , TQ phai chiu trach nhiem boi thuong nhung ton hai trong cuoc chien xam luoc 1979 tren cac tinh bien gioi VN, boi thuong ngu dan VN trong cac vu cuop, pha… tau thuyen danh ca tren bien Dong… tra lai Hoang sa, Truong sa va su yen binh lam an cua VN tren bien Dong.

  5. Ẩn danh said

    TapCB ban dau tuong co long nhan dao vi chong su qua doc ac voi Phap luan cong… nhung nay ban chat THAM AC+ GIAN LAN BAN THIU cua thang khong lo chan dat set trang tron lo ro tren bien Dong. Neu khong co doi trong My hien dien, TCB se khong chi cuoi co dan Dong Nam A ma se tien toi toan the gioi cho thoa long THAM AC BAN THIU VO HAN = TRUYEN THONG CUA DCSKHUA!

  6. […] NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO HAI NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG-MỸ TẠI CUỘC GẶP THƯỢNG Đ… […]

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: