BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1832. ĐẠO LUẬT CHẾ TÀI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM S. 929

Posted by adminbasam trên 10/06/2013

“… Tổng thống sẽ đóng băng và cấm chỉ tất cả các giao dịch liên quan đến tất cả các tài sản và lợi ích của một cá nhân trong danh sách được quy định ở điểm (c)(1) nếu những tài sản và lợi tức đó nằm ở Hoa Kỳ, rơi vào Hoa Kỳ, hoặc nằm ở hoặc rơi vào quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một người Mỹ.”

Bản dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders)

June 10, 2013

1Quốc Hội thứ 113, 2013-2015. Văn bản được đệ trình ngày 9 tháng 5 năm 2013.


S. 929 IS

Quốc Hội thứ 113
Phiên họp thứ 1

Nhằm áp đặt những biện pháp chế tài lên các cá nhân dính líu đến các vụ vi phạm nhân quyền chống lại người dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ, và nhằm những mục đích khác.

Tại Thượng Viện Hoa Kỳ

Ngày 9 tháng 5 năm 2013

Ngài CORNYN giới thiệu đạo luật sau đây, đạo luật đã được đọc hai lần và được trình lên Ủy ban Đối ngoại

Dự luật

Áp đặt những biện pháp chế tài lên các cá nhân dính líu đến các vụ vi phạm nhân quyền chống lại người dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ, và nhằm những mục đích khác.

Nếu dự luật được thông qua bởi Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ trong thời gian Quốc hội nhóm họp,

Phần 1. TIÊU ĐỀ NGẮN

Đạo luật này có thể được gọi là “Đạo luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam”

Phần 2. DỮ KIỆN TÌM THẤY

Quốc hội nhận thấy:

(1) Quan hệ giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam đã phát triển vững chắc từ khi lệnh cấm vận thương mại chấm dứt năm 1994, với mức trao đổi mậu dịch hằng năm giữa hai nước lên tới hơn 24 tỷ 8 trăm triệu đô la năm 2012.

(2) Tuy nhiên, quá trình chuyển tiếp của Chính phủ Việt Nam hướng tới những hoạt động kinh tế và thương mại mạnh mẽ hơn, vốn dẫn đến sự tăng cường can dự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đã không song hành với mức độ tự do chính trị lớn hơn hoặc những cải thiện thực chất về các quyền con người cơ bản cho người dân Việt Nam.

(3) Việt Nam vẫn là một Nhà nước độc tài dưới sự cai trị Đảng cộng sản Việt Nam, một chính đảng tiếp tục chối bỏ quyền được  tham gia những cuộc bầu cử công bằng và tự do của nhân dân Việt Nam.

(4) Theo Bản báo cáo quốc gia về tình hình Nhân quyền năm 2012 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “những vấn đề nhân quyền quan trọng nhất của Việt Nam vẫn tiếp tục là những hạn chế ngặt nghèo của chính quyền về các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ; các biện pháp tăng cường hạn chế các quyền tự do dân sự của công dân; và tình trạng tham nhũng trong hệ thống tư pháp và công an”.

(5) Bản báo cáo quốc gia cũng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam “ngày càng hạn chế tự do ngôn luận và báo chí, và đàn áp tiếng nói đối lập; gia tăng  giới hạn tự do Internet; liên tục dính vào những vụ tấn công các trang mạng chỉ trích chính quyền; duy trì sự dò xét các blogger bất đồng chính kiến; và tiếp tục giới hạn quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, lập hội và đi lại”

(6) Hơn nữa, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn cung cấp tài liệu rằng “những vụ bắt giữ tùy tiện, đặc biệt là đối với những nhà hoạt động chính trị, vẫn là một vấn đề nan giải”, với việc Chính phủ Việt Nam kết án “ít nhất 35 nhà hoạt động bị bắt giữ trong suốt năm 2012 tổng cộng 131 năm tù và 27 năm quản chế vì họ đã thực hành quyền của mình”.

(7) Cuối năm 2012, nhà cầm quyền Việt Nam được cho là giam giữ hơn 120 tù nhân chính trị, và các nguồn tin ngoại giao khẳng định rằng 4 trung tâm cải tạo ở Việt Nam giam giữ khoảng 4000 tù nhân.

(8) Ngày 24 tháng 9 năm 2012, 3 blogger Việt Nam nổi tiếng – Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) – đã bị kết án tù dựa trên các bài viết trên blog 3 năm trước đấy với nội dung chỉ trích chính quyền và các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam.

(9) Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc Navi Pillay đã phản ứng trước các bản án dành cho các blogger vào ngày 25 tháng 9 năm 2012 rằng “các bản án tù nặng nề được tuyên cho các blogger minh chứng những hạn chế ngặt nghèo về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam” và gọi những bản án này là “diễn biến bất lợi làm xói mòn những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia… nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận”.

(10) Vào ngày 21 tháng 3 năm 2013, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Daniel B. Baer đã điều trần trước Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện rằng “chúng ta đã thất vọng trong mấy năm gần đây khi chứng kiến sự thụt lùi ở Việt Nam, đặc biệt là trong các vấn đề tự do ngôn luận… mọi người bị sách nhiễu vì những gì họ nói trên mạng theo những điều luật về an ninh quốc gia rất hà khắc… đây là vấn đề mà chúng tôi đang tiếp tục nêu lên, cả trong đối thoại nhân quyền với Việt Nam lẫn trong những cam kết song phương khác”.

(11) Mặc dù Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền tự do tôn giáo, Báo cáo Quốc gia về Tình hình Nhân quyền Việt Nam năm 2012 của Bộ Ngoại giao vẫn khẳng định rằng “những người Việt Nam thực thi quyền tự do tôn giáo vẫn tiếp tục chịu sự sách nhiễu, sự giải thích và áp dụng luật pháp khác biệt và sự bảo vệ pháp lý không nhất quán, đặc biệt là ở cấp tỉnh và làng xã”.

(12) Tương tự, Báo cáo Thường niên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ năm 2013 nói rằng “tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn tồi tệ” và “ chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục bỏ tù các cá nhân vì hoạt động tôn giáo hoặc tranh đấu cho tự do tôn giáo” bằng cách sử dụng một  ”lực lượng công an tôn giáo chuyên trách… và những điều luật an ninh quốc gia mơ hồ để trấn áp các sinh hoạt  tôn giáo độc lập của các tín hữu Phật giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài, và tìm cách chặn đứng sự phát triển cộng đồng thiểu số Tin lành và Công giáo thông qua sự kỳ thị, bạo lực và ép buộc từ bỏ đạo”.

(13) Báo cáo Thường niên 2013 lưu ý rằng trong năm 2004 Hoa Kỳ đã xếp Việt Nam là quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo theo phần 402(b)(1) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (22 U.S.C. 6442(b)(1)), và Việt Nam lúc đó đã phản ứng bằng cách trả tự do cho các tù nhân, cấm chỉ chính sách cưỡng ép từ bỏ đạo, và mở rộng các biện pháp bảo vệ các nhóm tôn giáo, và rằng “các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam cho rằng những thay đổi tích cực này là do Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC và do sự ưu tiên dành cho những quan ngại về tự do tôn giáo trong quan hệ song phương Mỹ- Việt”.

(14) Tuy nhiên, Báo cáo Thường niên 2013 lại kết luận rằng từ khi Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo vào năm 2006, “ tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn phức tạp” và vì thế bản báo cáo đề nghị với Bộ Ngoại giao rằng Việt Nam cần được đưa trở lại danh sách các quốc giao cần quan tâm đặc biệt.

(15) Phó Trợ lý Ngoại trưởng Baer cũng đã khẳng định tương tự rằng “ở Việt Nam quyền tự do tôn giáo, vốn dường như được cải thiện cách đây vài năm, đã bị đình trệ trong vài năm trở lại đây”.

Phần 3. ÁP ĐẶT CÁC BIỆN PHÁT CHẾ TÀI LÊN MỘT SỐ CÁ NHÂN NHẤT ĐỊNH DÍNH LÍU TỚI CÁC VỤ VI PHẠM NHÂN QUYỀN CHỐNG LẠI NGƯỜI DÂN VIỆT NAM HOẶC THÂN NHÂN CỦA HỌ

(a) Các định nghĩa trong phần này:

(1) Các từ: “được thừa nhận”, “người nước ngoài”, “luật nhập cư”, “người dân”, “người phối ngẫu” có nghĩa như đã được đưa ra trong phần 101 của Đạo luật về Quốc tịch và nhập cư (8 U. S. C. 1101)

(2) CÁC ỦY BAN QUỐC HỘI THÍCH HỢP – Thuật ngữ “các ủy ban Quốc hội thích hợp” có nghĩa là :
(A) Ủy ban Tài chính, Ủy ban về các vấn đề đô thị, nhà ở và ngân hàng”, và Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện; và
(B) Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, Ủy ban Dịch vụ Tài chính và Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện.

(3) CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN – Thuật ngữ “Công ước chống tra tấn” có nghĩa là Công ước của Liên Hiệp quốc chống tra tấn và sự đối xử hay chế tài độc ác, vô nhân đạo hay đồi bại khác, được thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1984 ở New York.

(4) NGƯỜI MỸ – Từ “người Mỹ” có nghĩa là:
(A) Một công dân Hoa Kỳ hoặc một người nước ngoài được cấp quy chế thường trú nhân ở Hoa Kỳ; hoặc
(B) Một thực thể được tổ chức theo luật pháp của Hoa Kỳ hoặc của bất cứ khu vực pháp lý nào bên trong nước Mỹ, kể cả chi nhánh nước ngoài của một thực thể như thế.

(b) Việc áp đặt biện pháp chế tài – Ngoại trừ những trường hợp được đưa ra ở điểm (e) và (f), Tổng thống sẽ áp đặt các biện pháp chế tài được mô tả trong điểm (d) liên quan đến mỗi cá nhân nằm trong danh sách được quy định bởi điểm (c)(1)

(c) Danh sách các cá nhân dính líu đến một số vụ vi phạm nhân quyền nhất định

(1) TỔNG QUAN – Sau không quá 90 ngày từ ngày ban hành Đạo luật này, Tổng thống sẽ đệ trình lên những Ủy ban quốc hội thích hợp danh sách của các cá nhân, là công dân Việt Nam, mà Tổng thống xác định là dính líu đến những vụ vi phạm nhân quyền chống lại nhân dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ, bất kể việc những vụ vi phạm đó có xảy ra ở Việt Nam hay không.

(2) CẬP NHẬT DANH SÁCH – Tổng thống sẽ đệ trình lên các ủy ban quốc hội thích hợp một danh sách cập nhật theo đoạn (1) khi các thông tin mới đã sẵn có và các thông tin này phải cập nhật ít nhất là hằng năm.

(3) KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA CÔNG CHÚNG – Danh sách được quy định trong đoạn (1) sẽ được công khai cho công chúng và được đăng trên các trang web của Bộ Ngân khố và Bộ ngoại giao.

(4) XEM XÉT DỮ LIỆU TỪ CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ KHÁC – Khi chuẩn bị danh sách quy định trong đoạn (1), Tổng thống sẽ xem xét dữ liệu từ các quốc gia khác và các tổ chức phi chính phủ (kể cả các tổ chức ở Việt Nam) chuyên theo dõi các vụ vi phạm Nhân quyền của chính quyền Việt Nam.

(d) Các biện pháp chế tài

(1) CẤM NHẬP CẢNH VÀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP CẢNH VÀO HOA KỲ – Cá nhân nào nằm trong danh sách được quy định ở phần (c)(1) có thể không:

(A) được cho phép để nhập cảnh vào hoặc quá cảnh qua Hoa Kỳ;
(B) nhận bất cứ quy chế nhập cư hợp pháp nào vào Hoa Kỳ theo luật nhập cư, gồm bất cứ sự miễn giảm nào theo Công ước chống tra tấn; hoặc
(C) nộp bất cứ đơn hoặc đề nghị nào để được cấp giấy phép, được nhập cảnh hoặc được cấp quy chế như thế.

(2) NHỮNG BIỆN PHÁP CHẾ TÀI TÀI CHÍNH – Tổng thống sẽ đóng băng và cấm chỉ tất cả các giao dịch liên quan đến tất cả các tài sản và lợi ích của một cá nhân trong danh sách được quy định ở điểm (c)(1) nếu những tài sản và lợi tức đó nằm ở Hoa Kỳ, rơi vào Hoa Kỳ, hoặc nằm ở hoặc rơi vào quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một người Mỹ.

(e) Những trường hợp ngoại lệ tuân thủ các hiệp ước quốc tế – Theo quy định luật pháp,Tổng thống có thể cho phép những trường hợp ngoại lệ đối với việc áp đặt các biện pháp chế tài trong phần này nhằm cho phép Hoa Kỳ tuân thủ Hiệp ước giữa Liên hiệp quốc và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ liên quan đến Trụ sở Liên hiệp quốc, ký kết ngày 26 tháng 6 năm 1947, và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 11 năm 1947, và những hiệp ước quốc tế phù hợp khác.

(f) Khước từ – Tổng thống có thể khước từ yêu cầu áp đặt hoặc duy trì biện pháp chế tài liên quan đến một cá nhân theo điểm (b) hoặc yêu cầu đưa một cá nhân vào danh sách theo quy định ở điểm (c)(1) nếu Tổng thống:
(1) quyết định rằng sự khước từ như thế là vì quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ, và
(2) đệ trình một bản báo cáo lên các Uỷ ban quốc hội thích hợp trình bày những lý do đưa đến quyết định như thế.

(g) Chấm dứt chế tài – Các điều khoản của phần này sẽ chấm dứt vào ngày Tổng thống quyết định và xác nhận với các uỷ ban quốc hội thích hợp rằng chính quyền Việt Nam đã:
(1) phóng thích các tù nhân chính trị vô điều kiện;
(2) dừng việc thực hành những biện pháp bạo lực, giam giữ bất hợp pháp, tra tấn và chà đạp người dân Việt Nam trong khi những người dân đó tiến hành hoạt động chính trị ôn hoà; và
(3) chỉ đạo những cuộc điều tra minh bạch về các vụ giết người, bắt bớ và chà đạp các nhà hoạt động chính trị ôn hoà ở Việt Nam và truy tố những người có trách nhiệm.

PHẦN 4. NHẬN THỨC CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ VỀ VIỆC XẾP VIỆT NAM VÀO DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CẦN QUAN TÂM ĐẶC BIỆT VỀ TỰ DO TÔN GIÁO

Nhận thức của Quốc hội là
(1) Quan hệ của  Hoa Kỳ và Việt Nam không thể tiến bộ khi hồ sơ nhân quyền của chính quyền Việt Nam và nền pháp trị tiếp tục xấu đi.
(2) Việc xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo theo phần 402(b)(1) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (22 U.S.C. 6442(b)(1)) sẽ là một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả trong việc làm nổi bật các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam và trong việc khuyến khích cải thiện nhân quyền ở Việt Nam; và
(3) Ngoại trưởng Hoa kỳ, theo khuyến nghị của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, cần đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

Quý vị đang đọc văn bản mới nhất của dự luật. Văn bản dự luật có thể thay đổi trong uỷ ban hoặc qua quy trình sửa đổi.

(Defend the Defenders)

Nguồn: GovTrack.us

32 bình luận trước “1832. ĐẠO LUẬT CHẾ TÀI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM S. 929”

  1. Xin gởi đến quý vị video clip vừa được subtitled
    thêm tiếng Việt, mời nghe và phổ biến.

    ChủTịch UBĐN/QHHK chất vấn PhụTá ThứTrưởng BNG
    về 2 em NPUyên và ĐNKha

    Chủ Tịch UBĐN Quốc Hội Hoa kỳ chất vấn Phụ tá Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về hai bạn trẻ yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị đảng và nhà nước Việt Nam kết án tù nhiều năm.
    Ông yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải đòi hỏi đảng và nhà nước Việt Nam trả tự do cho hai bạn trẻ yêu nước.

    View on YouTube

  2. Tuonglep said

    Là một quốc gia hùng mạnh bậc nhất thế giới, Mỹ tự cho mình cái quyền đề ra tiêu chuẩn ứng xử cho các quốc gia. Nhưng Mỹ lại thể hiện cái xấu của mình qua hàng loạt hành động thách thức luật pháp quốc tế” Bốn năm liền, Viện dân chủ và hợp tác ở New York công bố báo cáo về các hành vi thô bạo của cảnh sát chống người nhập cư, các vụ xâm phạm quyền tự do ngôn luận, bất bình đẳng về giai cấp ở Hoa Kỳ. Tất nhiên, Hoa Kỳ là một quốc gia với nhiều truyền thống dân chủ. Nhưng, nếu nhìn kỹ cách tổ chức đời sống xã hội, thì rất tiếc sẽ thấy rõ nhiều vấn đề không cho phép Hoa Kỳ coi mình như thầy giáo giới thiệu mô hình lý tưởng về việc bảo vệ quyền con người. Bản thân Hoa Kỳ cũng vi phạm không ít quyền con người ở trong và ngoài nước. Có thể kể ra ở đây trường hợp các nhà tù CIA bí mật ở Trung Ðông và Ðông Âu, trường hợp thiệt hại thường dân Afghanistan trong các hoạt động quân sự do Mỹ và NATO thực hiện ở nước này, cũng như nhiều khía cạnh khác.

    • Trần giả Tiên said

      @Tưởng Lợn còn gì để tuyên truyền và xuyên tạc thêm nữa không?
      Với VẸM HỦI thì người dân Việt và thế giới đã biết quá nhiều rồi, không còn bao nhiêu tin nữa đâu, ngoài lũ bầy đàn chó sản và lũ bại não dư lợn viên thôi, cố gắng nhiều lên nữa dư lợn dziên nhá.

  3. Bomthoidai said

    Nếu nhận thức của Quốc hội HK là “Quan hệ của Hoa Kỳ và Việt Nam không thể tiến bộ khi hồ sơ nhân quyền của chính quyền Việt Nam và nền pháp trị tiếp tục xấu đi”? Trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, dân chủ, nhân quyền đang là một vấn đề cần giải quyết, nhưng đó không phải là một trở ngại không thể vượt qua. Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người của người dân Việt Nam. Hoa Kỳ có thể đóng góp thiết thực hơn để giải quyết những vấn đề nhân quyền trong “tầm tay” của mình: chẳng hạn, Mỹ có thể đóng góp nhiều hơn vào việc giúp đỡ nạn nhân chất độc dioxin/da cam; xóa bỏ rào cản thương mại cho cá basa Việt Nam được tiếp cận thị trường Mỹ dễ dàng. Thiết nghĩ, những nỗ lực của Việt Nam có thể xem là “đủ” đối với những người có thiện chí, thật sự mong muốn Việt Nam thịnh vượng, người dân được hưởng các quyền con người một cách thiết thực. Tất nhiên, điều đó sẽ không bao giờ là “đủ” đối với những người luôn mang sẵn định kiến đối với “chính quyền Cộng sản Việt Nam”, hy vọng dùng áp lực chính trị, kinh tế và các thủ đoạn khác hòng xóa bỏ chế độ xã hội hiện hữu, đưa Việt Nam sang con đường khác.

  4. Le Minh Thanh said

    Nếu TS Cù Huy Hà Vũ chết vì tuyệt thực trong nhà tù, thì sẽ gây chấn động dư luận ở khắp nơi, dĩ nhiên cũng ở tại Mỹ, và cái chết đó sẽ là yếu tố thuyết phục để giúp thông qua dự luật trên.Cám ơn Huỳnh Thục Vy đã dịch bài.
    Việc TS Hà Vũ tuyệt thực, theo tôi không phải để đối đầu với cai tù như ông Hạ Đình Nguyên đã viết trong 1 thư gởi TS Vũ, nhưng là trực diện với chế độ cai trị hiện tại tại VN.
    Ông H.Đ.Nguyên đem kinh nghiệm bản thân của cuộc đời ông ấy để khuyên TS Vũ, nhưng thiết nghĩ cuộc đời của 2 ông là khác nhau và không thể rút kinh nghiệm gì nhiều đâu.
    Ông H.Đ.Nguyên đã trãi qua gần cả đời đấu tranh có cả lao tù, và kết quả, và mục đích, và ước nguyện … của ông thì giờ đây còn ở tít chân trời xa.
    Phong cách của TS Vũ thì khác.
    Con nhà luật, dùng luật để đánh thẳng vào cái thứ luật rừng, và vạch cho thế giới thấy sự thật đó, mà kẻ ngoan cố chày cối nhất sẽ phải câm họng trước chứng cứ hiển nhiên là sinh mệnh của một trí thức VN.
    Tôi không muốn TS Vũ chết. Tôi cảm phục ông.
    Ông Hạ Đình Nguyên khen TT Dũng về niềm tin chiến lược, và gởi thư tâm sự với TS Vũ. Thiết nghĩ như vậy cũng đã đủ rồi, cho ông và cho độc giả, trong đó có tôi.
    Tôi cầu mong hồn thiêng sông núi phù hộ TS Cù Huy Hà Vũ.

  5. Nguyễn văn Lịch said

    Rất cảm ơn H.T.V về bản dịch

  6. […] Basamnews […]

  7. TRAN MAI said

    TÔI, BẰNG HỮU CỦA TÔI và NHÂN DÂN VIỆT THÀNH TÂM CẢM ƠN:
    – “120 tù nhân chính trị”
    – “Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn)”
    – Các “tín hữu Phật giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài”
    – Các “blogger bất đồng chính kiến”
    – Huỳnh Thục Vy
    CẢM ƠN QUÝ VỊ

  8. Đạo luật Mỹ cho nhân dân VN said

    Cảm ơn nhân dân Mỹ, nhân dân yêu chuộng tự do, công bằng, dân chủ. Nhân dân Mỹ, một lần nữa chứng tỏ cho nhân dân thế giới thấy rằng: luôn bảo vệ nhân quyền, quyền làm người cho mọi người trên trái đất này, nhân dân Mỹ làm tất cả để bảo vệ nhân quyền cho nhân dân thế giới bị độc tài thống trị. Cảm ơn nhân dân Mỹ, quốc hội Mỹ, Tổng thống Mỹ các vị đã không quên VN, nhân dân VN bị độc tài cộng sản thống trị, cầu chúa phù hộ cho nước MỸ. Để có được đạo luật này nhân dân yêu nước, trong và ngoài nước đã đấu tranh bền bỉ, chịu bao cay đắng, tù đầy để cho nhân dân các nước yêu chuộng tự do, dân chủ, đặc biệt nhân dân, chính phủ Mỹ biệt bộ mặt thật của cộng sản VN, chống lại nhân dân, chống lại dân tộc, chống lại tổ tiên người Việt, bán nước, chống lại loài người,

  9. An said

    các quan lớn nào đã chuyển tiền qua Mỹ rồi , tưởng là chắc ăn , bây giờ lại tìm cách chuyển đi nơi khác thôi .

  10. CP said

    Nhẹ tay quá. Cần có toà án quốc tế để xét xử bọn này như xét xử Khmer Đỏ.

  11. vn said

    Good, let it be!

  12. Bến đời said

    Qua việc làm của Người Mỹ chúng ta thấy rõ chính quyền VN là một chính quyền Ngụy quyền, chẳng vì nhân dân, vì quyền con người đương nhiên của mỗi chúng ta. Cảm ơn Người Mỹ tốt đẹp. Thật nhục nhã cho VN khi mà ở thế kỷ này rồi vẫn bị cai trị bởi một lũ điếm nhục!

  13. […] ĐẠO LUẬT CHẾ TÀI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM S. 929 […]

  14. Trần Liềm said

    Tôi được biết Chính quyền CSVN đã có tiến bộ vượt bậc về mặt tôn trọng nhân quyền của những người bị cướp đất cho các dự án kinh tế .Cụ thể từ nay việc ” cướp đất của người nghèo, chia cho người giàu ” sẽ không được dùng quân đội và công an để cưỡng chế . Đây là một bước tiến ngoạn mục của CSVN , nhưng lại không do sự tài tình sáng suốt của Đảng , mà nhờ tiếng súng chống bọn cướp đất lấn biển của gia đình anh Đoàn văn Vươn ở Tiên lãng – Hải phòng , làm thức tỉnh những đầu óc CS tham lam ,ngu dốt và tàn ác. Chúng ta đã biết trước đó bao người mất đất , mất nhà ,mất phương tiện kiếm sống….ở bao miền, bao tỉnh, bao năm…nằm hè, nhặt rác …kiếm sống ở Hà nôi để khiếu kiện ,mà CQCS vẫn bỏ mặc, thậm chí còn đánh đập.
    Tôi tin đạo luât ” Chế tài nhân quyền Việt nam S 929 ” cua Quốc hội Mỹ ,còn mạnh hơn hàng nghàn lần tiếng súng của gia đình anh Đoàn văn Vươn .
    Cảm ơn người Mỹ , còn biết đến khổ đau của đồng loài tuy không cùng đất nước . Cảm ơn ông Hồ và CSVN đã mang CNMác- Lê nin về VN làm cho mất nước, dân thất nghiệp đói nghèo, bất công, suy đồi đạo đức, cả nước tàn tật, có mắt như mù, có tai như điếc, có mồm như câm .

  15. Năm Darwin said

    Người Mỹ chỉ ũng hộ việc làm của chúng ta chứ không làm thay cho chúng ta.

    Muốn thực sự có tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN, cho mỗi người, cho con cháu chúng ta mai sau, mỗi chúng ta phải làm và cùng làm.

    Đây là cố gắng rất lớn của đồng bào hải ngoại và người Mỹ đối với dân tộc chúng ta. Phần còn lại là của chúng ta, người Việt trong và ngoài nước.

    Hãy cùng làm hôm nay để năm sau tới Hoàng Sa.

  16. Dân đất Việt said

    Vậy là chúng ta sẽ có luật chơi cho những kẽ coi thường quyền con người.
    Thế giới văn minh tiến bộ không có chỗ cho lũ vừa ngu vừa ác lấy cưỡng bức làm nền tảng bảo vệ chế độ.
    Hy vọng sau Mỹ sẽ là Châu âu.

  17. Nguyễn Hữu Quý said

    Cảm ơn Huỳnh Thục Vy, Vy giỏi quá, chúc thành công!

  18. Mongun said

    Nếu được thông qua, không biết 16 vua, bọn tướng công an có trong danh sách này không nhỉ? chỉ sợ toàn bọn tép riu ở trong danh sách thì cũng như không!

  19. Ẩn danh said

    Nếu được thông qua, không biết 16 vua, bọn tướng công an có trong danh sách này không nhỉ? chỉ sợ toàn bọn tép riu ở trong danh sách thì cũng như không!

  20. trả đũa said

    Nếu dự luật chế tài này được thông qua, VN sẽ trả đũa!
    1. VN cấm không cho kiều bào tại Mỹ chuyển USD về nước!
    2. VN rút toàn bộ DU HỌC SINH về nước.
    3. VN ngưng viện trợ nhân đạo cho Mỹ và ngưng các khoản tài chính cho Mỹ vay.
    4. Không xuất khẩu vào Mỹ các nông hải sản áo quần giày dép để trừng phạt Mỹ!
    5. Đặc biệt đuổi đại sứ Mỹ về nước, nếu chậm trễ bắt nhốt làm con tin!

    • Cóc Nhái said

      Nếu VN trả đủa kiểu nầy thì chỉ càng thiệt hại cho VN mà thôi. Đồ ngu.

      • Trần giả Tiên said

        Bạn nầy nên suy nghĩ chút, nên có môt chút đầu óc hài hước trước khi chửi người ta ngu nhá, suy nghĩ chút đi “đồ ngu”.
        Hic! Hic.

  21. Cục Đất said

    Cám ơn ông CORNYN. Ủng hộ hoàn toàn. Dự luật được thông qua thì ít nhất một bộ phận không nhỏ đồng chí sẽ được lưu xú danh. Hà hà…

  22. Tap can Binh said

    qweo com Nguyễn Chí Vịnh he he

  23. Hung Trần said

    Tôi mong cho luật đạo này, sớm được quốc hội Mỹ thông qua ! nếu nó đuợc thông qua thì các đồng chí X,Y, T, Z, K, D ..v.v..v. và bọn cảnh sát, an ninh lũ thú vật hãy bớt tay chân, hành động cơ bắp lại đi ! dù đã muộn nhưng cũng có phần giảm tội cho tụi bay !!!

  24. Đồng Y said

    Mong sớm đạo luật được thông qua

  25. binhloanvien said

    Không biết đ/c X có nằm trong danh sách này không nhỉ? Riêng việc ký mấy cái Nghị định hạn chế quyền tự do hội họp là đã vi phạm nhân quyền rồi!

  26. Lý Quốc Việt said

    Nếu Huỳnh Thục Vy, là em Vy ở Tam Kỳ – QN thì giỏi qúa ! nhưng nếu có nguyên bản tiếng anh kèm thoe thì hay hơn Vy ạ ! vì trong này tối thấy đoạn, xét về thuật ngữ chuyên ngành thì chưa chuẩn lắm !

    Tôi mong cho luật đạo này, sớm được quốc hội Mỹ thông qua ! nếu nó đuợc thông qua thì các đồng chí X,Y, T, Z, K, D ..v.v..v. và bọn cảnh sát, an ninh lũ thú vật hãy bớt tay chân, hành động cơ bắp lại đi ! dù đã muộn nhưng cũng có phần giảm tội cho tụi bay !!!

    • Cục Đất said

      Tiếng Anh đây bác:
      S 929 IS

      113th CONGRESS

      1st Session

      S. 929

      To impose sanctions on individuals who are complicit in human rights abuses committed against nationals of Vietnam or their family members, and for other purposes.

      IN THE SENATE OF THE UNITED STATES

      May 9, 2013

      Mr. CORNYN introduced the following bill; which was read twice and referred to the Committee on Foreign Relations

      A BILL

      To impose sanctions on individuals who are complicit in human rights abuses committed against nationals of Vietnam or their family members, and for other purposes.

      Be it enacted by the Senate and House of Representatives of the United States of America in Congress assembled,

      SECTION 1. SHORT TITLE.

      This Act may be cited as the ‘Vietnam Human Rights Sanctions Act’.

      SEC. 2. FINDINGS.

      Congress makes the following findings:

      (1) The relationship between the United States and the Socialist Republic of Vietnam has grown substantially since the end of the trade embargo in 1994, with annual trade between the countries reaching more than $24,800,000,000 in 2012.

      (2) However, the transition by the Government of Vietnam toward greater economic activity and trade, which has led to increased bilateral engagement between the United States and Vietnam, has not been matched by greater political freedom or substantial improvements in basic human rights for the people of Vietnam.

      (3) Vietnam remains an authoritarian state ruled by the Communist Party of Vietnam, which continues to deny the right of the people of Vietnam to participate in free and fair elections.

      (4) According to the Department of State’s 2012 Country Reports on Human Rights Practices, Vietnam’s ‘most significant human rights problems . . . continued to be severe government restrictions on citizens’ political rights, particularly their right to change their government; increased measures to limit citizens’ civil liberties; and corruption in the judicial system and police’.

      (5) The Country Reports also state that the Government of Vietnam ‘increasingly limited freedoms of speech and press and suppressed dissent; further restricted Internet freedom; reportedly continued to be involved in attacks against Web sites containing criticism; maintained spying on dissident bloggers; and continued to limit privacy rights and freedoms of assembly, association, and movement’.

      (6) Furthermore, the Department of State documents that ‘arbitrary arrest and detention, particularly for political activists, remained a problem’, with the Government of Vietnam sentencing ‘at least 35 arrested activists during [2012] to a total of 131 years in jail and 27 years of probation for exercising their rights’.

      (7) At the end of 2012, the Government of Vietnam reportedly held more than 120 political prisoners, and diplomatic sources maintained that 4 reeducation centers in Vietnam held approximately 4,000 prisoners.

      (8) On September 24, 2012, 3 prominent Vietnamese bloggers–Nguyen Van Hai (also known as Dieu Cay), Ta Phong Tan, and Phan Thanh Hai (also known as Anh Ba Saigon)–were sentenced to prison based on 3-year-old blog postings criticizing the Government and leaders of Vietnam and the Communist Party of Vietnam.

      (9) United Nations High Commissioner for Human Rights Navi Pillay responded to the sentencing of the bloggers on September 25, 2012, stating that ‘[t]he harsh prison terms handed down to bloggers exemplify the severe restrictions on freedom of expression in Vietnam’ and calling the sentences an ‘unfortunate development that undermines the commitments Vietnam has made internationally . . . to protect and promote the right to freedom of expression’.

      (10) On March 21, 2013, Deputy Assistant Secretary of State for Democracy, Human Rights, and Labor Daniel B. Baer testified before the Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs of the Committee on Foreign Relations of the Senate that ‘in Vietnam we’ve been disappointed in recent years to see backsliding, particularly on . . . freedom of expression issues . . . people are being prosecuted for what they say online under really draconian national security laws . . . that is an issue that we continue to raise, both in our human rights dialogue with the Vietnamese as well as in other bilateral engagements’.

      (11) Although the Constitution of Vietnam provides for freedom of religion, the Department of State’s 2012 Country Reports on Human Rights Practices maintains that ‘Vietnamese who exercise their right to freedom of religion continued to be subject to harassment, differing interpretations and applications of the law, and inconsistent legal protection, especially at provincial and village levels’.

      (12) Likewise, the United States Commission on International Religious Freedom 2013 Annual Report states that ‘[r]eligious freedom conditions remain very poor’ in Vietnam and the ‘Vietnamese government continues to imprison individuals for religious activity or religious freedom advocacy’ using a ‘specialized religious police force . . . and vague national security laws to suppress independent Buddhist, Protestant, Hoa Hao, and Cao Dai activities, and seeks to stop the growth of ethnic minority Protestantism and Catholicism via discrimination, violence and forced renunciations of their faith’.

      (13) The 2013 Annual Report notes that in 2004 the United States designated Vietnam as a country of particular concern for religious freedom pursuant to section 402(b)(1) of the International Religious Freedom Act of 1998 (22 U.S.C. 6442(b)(1)), and that Vietnam responded at that time by releasing prisoners, prohibiting the policy of forced renunciations of faith, and expanding protections for religious groups, and that ‘[m]ost religious leaders in Vietnam attributed these positive changes to the [country of particular concern] designation and the priority placed on religious freedom concerns in U.S.-Vietnamese bilateral relations’.

      (14) However, the 2013 Annual Report concludes that since the designation as a country of particular concern was lifted from Vietnam in 2006, ‘religious freedom conditions in Vietnam remain mixed’, and therefore recommends to the Department of State that Vietnam should be redesignated as a country of particular concern.

      (15) Deputy Assistant Secretary of State Baer likewise testified that ‘[i]n Vietnam the right to religious freedom, which seemed to be improving several years ago, has been stagnant for several years’.

      SEC. 3. IMPOSITION OF SANCTIONS ON CERTAIN INDIVIDUALS WHO ARE COMPLICIT IN HUMAN RIGHTS ABUSES COMMITTED AGAINST NATIONALS OF VIETNAM OR THEIR FAMILY MEMBERS.

      (a) Definitions- In this section:

      (1) ADMITTED; ALIEN; IMMIGRATION LAWS; NATIONAL; SPOUSE- The terms ‘admitted’, ‘alien’, ‘immigration laws’, ‘national’, and ‘spouse’ have the meanings given those terms in section 101 of the Immigration and Nationality Act (8 U.S.C. 1101).

      (2) APPROPRIATE CONGRESSIONAL COMMITTEES- The term ‘appropriate congressional committees’ means–

      (A) the Committee on Finance, the Committee on Banking, Housing, and Urban Affairs, and the Committee on Foreign Relations of the Senate; and

      (B) the Committee on Ways and Means, the Committee on Financial Services, and the Committee on Foreign Affairs of the House of Representatives.

      (3) CONVENTION AGAINST TORTURE- The term ‘Convention against Torture’ means the United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment, done at New York on December 10, 1984.

      (4) UNITED STATES PERSON- The term ‘United States person’ means–

      (A) a United States citizen or an alien lawfully admitted for permanent residence to the United States; or

      (B) an entity organized under the laws of the United States or of any jurisdiction within the United States, including a foreign branch of such an entity.

      (b) Imposition of Sanctions- Except as provided in subsections (e) and (f), the President shall impose the sanctions described in subsection (d) with respect to each individual on the list required by subsection (c)(1).

      (c) List of Individuals Who Are Complicit in Certain Human Rights Abuses-

      (1) IN GENERAL- Not later than 90 days after the date of the enactment of this Act, the President shall submit to the appropriate congressional committees a list of individuals who are nationals of Vietnam that the President determines are complicit in human rights abuses committed against nationals of Vietnam or their family members, regardless of whether such abuses occurred in Vietnam.

      (2) UPDATES OF LIST- The President shall submit to the appropriate congressional committees an updated list under paragraph (1) as new information becomes available and not less frequently than annually.

      (3) PUBLIC AVAILABILITY- The list required by paragraph (1) shall be made available to the public and posted on the Web sites of the Department of the Treasury and the Department of State.

      (4) CONSIDERATION OF DATA FROM OTHER COUNTRIES AND NONGOVERNMENTAL ORGANIZATIONS- In preparing the list required by paragraph (1), the President shall consider data already obtained by other countries and nongovernmental organizations, including organizations in Vietnam, that monitor the human rights abuses of the Government of Vietnam.

      (d) Sanctions-

      (1) PROHIBITION ON ENTRY AND ADMISSION TO THE UNITED STATES- An individual on the list required by subsection (c)(1) may not–

      (A) be admitted to, enter, or transit through the United States;

      (B) receive any lawful immigration status in the United States under the immigration laws, including any relief under the Convention Against Torture; or

      (C) file any application or petition to obtain such admission, entry, or status.

      (2) FINANCIAL SANCTIONS- The President shall freeze and prohibit all transactions in all property and interests in property of an individual on the list required by subsection (c)(1) if such property and interests in property are in the United States, come within the United States, or are or come within the possession or control of a United States person.

      (e) Exceptions To Comply With International Agreements- The President may, by regulation, authorize exceptions to the imposition of sanctions under this section to permit the United States to comply with the Agreement between the United Nations and the United States of America regarding the Headquarters of the United Nations, signed June 26, 1947, and entered into force November 21, 1947, and other applicable international agreements.

      (f) Waiver- The President may waive the requirement to impose or maintain sanctions with respect to an individual under subsection (b) or the requirement to include an individual on the list required by subsection (c)(1) if the President–

      (1) determines that such a waiver is in the national interest of the United States; and

      (2) submits to the appropriate congressional committees a report describing the reasons for the determination.

      (g) Termination of Sanctions- The provisions of this section shall terminate on the date on which the President determines and certifies to the appropriate congressional committees that the Government of Vietnam has–

      (1) unconditionally released all political prisoners;

      (2) ceased its practices of violence, unlawful detention, torture, and abuse of nationals of Vietnam while those nationals are engaging in peaceful political activity; and

      (3) conducted a transparent investigation into the killings, arrest, and abuse of peaceful political activists in Vietnam and prosecuted those responsible.

      SEC. 4. SENSE OF CONGRESS ON DESIGNATION OF VIETNAM AS A COUNTRY OF PARTICULAR CONCERN WITH RESPECT TO RELIGIOUS FREEDOM.

      It is the sense of Congress that–

      (1) the relationship between the United States and Vietnam cannot progress while the record of the Government of Vietnam with respect to human rights and the rule of law continues to deteriorate;

      (2) the designation of Vietnam as a country of particular concern for religious freedom pursuant to section 402(b)(1) of the International Religious Freedom Act of 1998 (22 U.S.C. 6442(b)(1)) would be a powerful and effective tool in highlighting abuses of religious freedom in Vietnam and in encouraging improvement in the respect for human rights in Vietnam; and

      (3) the Secretary of State should, in accordance with the recommendation of the United States Commission on International Religious Freedom, designate Vietnam as a country of particular concern for religious freedom.

  27. Hai Lúa said

    Hay quá!!!!
    Cảm ơn Hùynh Thục Vy

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: