BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1777. Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?

Posted by adminbasam trên 19/05/2013

Hoàng Xuân Phú

Lẽ ra ta không cần phải tốn quá nhiều thời gian để bàn luận về quốc hiệu, bởi đó là một chuyện đơn giản. Không gì đơn giản hơn việc chọn một tên thật… đơn giản và mộc mạc, để dễ được đa số Nhân dân chấp nhận, và bền vững với thời gian. Vấn đề chỉ trở nên rắc rối khi muốn dùng quốc hiệu để trang điểm, hay cố gói ghém vào đó thiên hướng chính trị, và trở thành phức tạp hơn vì phải né tránh những tì vết của lịch sử. Khi đã lâm vào trạng thái rắc rối và phức tạp, thì gỡ ra cũng không dễ. Mục đích của bài viết này là chia sẻ mấy ý kiến, nhằm góp phần lựa chọn một quốc hiệu hợp lý.

1.  Tiêu chí cho quốc hiệu

Để nội dung thảo luận không quá tản mạn, xin đề xuất bốn tiêu chí, mà quốc hiệu cần thỏa mãn.

Tiêu chí 1: Quốc hiệu không được chứa đựng những khái niệm trái ngược với thực trạng của Đất nước. Yêu cầu tưởng chừng hiển nhiên này thường bị vi phạm, khi người ta muốn dùng quốc hiệu để trang điểm cho chế độ. Chọn tên thế nào cho hay là một chuyện thường tình, nhưng khi tên hay đến mức… trái ngược hẳn với thực trạng thì lại trở thành trớ trêu. Cũng giống như việc bố mẹ đặt tên con là “Thiên Tài” hay “Hoa Hậu”, trong khi đứa trẻ lại không may bị thiểu năng trí tuệ, hay bị dị tật giữa mặt, thì cái tên quá hay kia chỉ khiến nó càng hay bị người đời châm chọc mà thôi. Hai mĩ từ được ưa dùng để đưa vào tên nước là “Dân chủ” và “Nhân dân”. Oái oăm thay, ở những quốc gia mà dân chủ đã trở thành hiển nhiên và Nhà nước thực sự là “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, thì hai từ “Dân chủ” và “Nhân dân”không xuất hiện trong quốc hiệu – Điều đó cũng chẳng cần thiết vì “hữu xạ tự nhiên hương”. Ngược lại, ở nhiều quốc gia mà tính từ “Dân chủ” hay danh từ “Nhân dân” được gán vào quốc hiệu, thì dân chủ hay bị chà đạp và Nhân dân hay bị coi thường, mà một trong những ví dụ điển hình là chế độ diệt chủng mang tên Camphuchia Dân chủ của Khmer Đỏ. Những mĩ từ kiểu ấy không lừa được ai, không thể ngụy trang để che lấp thực tế phũ phàng. Chúng không chỉ gây cảm giác mỉa mai, mà còn làm cho người dân cảm thấy bị xúc phạm, như thể bị nhà cầm quyền coi thường và thách thức.Đưa vào tên nước những giá trị không tồn tại trên thực tế là giả dối. Khi giả dối tràn lan đến mức phơi ra cả tên nước, thì đạo đức càng dễ lụn bại, giáo dục càng dễ suy đồi, và Đất nước càng khó phát triển lành mạnh.

Tiêu chí 2: Quốc hiệu không được gây ảnh hưởng xấu cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân. Tiêu chuẩn này rõ ràng đến mức không cần phải giải thích thêm. Chỉ xin nhấn mạnh rằng: Để sớm đạt được mục tiêu Dân giàu, Nước mạnh, thì phải thực tâm đoàn kết toàn Dân, nhằm huy động sức mạnh của toàn thể cộng đồng người Việt. Chính vì vậy,quốc hiệu không được gây cản trở cho quá trình hòa giải và hòa hợp Dân tộc.

Tiêu chí 3: Quốc hiệu cần tránh gây phản cảm. Phản cảm không phải do nó chứa đựng những từ có nghĩa xấu, vì thông thường chỉ những khái niệm được coi là tốt đẹp mới được lựa chọn để đưa vào quốc hiệu. Thế nhưng, nếu khái niệm đẹp đẽ nào đó đã bị gắn với một giai đoạn lịch sử bi thương, thì nó gợi lại những kỷ niệm buồn. Mặc dù “Nhân dân”là một trong những danh từ được trân trọng nhất, nhưng người dân các nước Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri… chẳng muốn tiếp tục lưu giữ nó trong tên nước, sau khi đã xóa bỏ các chế độ mang tên Cộng hòa Nhân dân Ba LanCộng hòa Nhân dân Bun-ga-riCộng hòa Nhân dân Hung-ga-ri… Mặc dù “Dân chủ” là một trong những tính từ đẹp nhất, nhưng người Camphuchia khó có thể chấp nhận để nó tái xuất hiện trong tên nước của họ, sau khi đã trải qua thảm họa diệt chủng dưới chế độ Khmer Đỏ man rợ mang tên Camphuchia Dân chủ“Xã hội chủ nghĩa” vốn là một từ đẹp, thể hiện giấc mơ về một xã hội công bằng, nhưng trên thực tế thì nó lại bị bôi nhọ bởi các chế độ độc tài chuyên chế, và bị nhuốm máu của hàng chục triệu người đã chết oan ức dưới thời Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot… Trải qua những cơn ác mộng như vậy, các nạn nhân sẽ cảm thấy rùng mình khi phải nghe lại những mĩ từ đã từng bị lạm dụng để hóa trang cho tội ác. Vì vậy, cần tránh dùng những từ đã trở nên phản cảm để đặt tên nước.

Tiêu chí 4: Quốc hiệu cần được Nhân dân chấp thuận. Đất nước là của chung, chứ không phải của riêng ai. Vì vậy không ai có đặc quyền đơn phương quyết định tên nước. Hiển nhiên là khó có thể chọn được một cái tên để tất cả mọi người đều thích, nên không thể cầu toàn. Nhưng nếu chỉ đưa vào quốc hiệu những giá trị phổ cập, những khái niệm mang tính hiển nhiên, thì dễ được đa số Nhân dân chấp nhận (ít nhất là không phản đối). Ví dụ: Có thể coi “Cộng hòa” là một khái niệm mang tính hiển nhiên (vì đa số nhân dân Việt Nam không muốn trở lại chế độ quân chủ), nhưng “Xã hội chủ nghĩa” thì không thuộc vào phạm trù ấy. Có thể “Xã hội chủ nghĩa” là tình yêu chân thành của một số người, nhưng tên nước không phải là nơi để thể hiện tuyên ngôn tình yêu của họ. Không nhất thiết phải trưng ra mọi thứ mình yêu, bởi điều đó cũng ngộ nghĩnh như việc in lên danh thiếp danh sách tình nhân. Mặt khác, họ yêu gì thì cứ việc yêu, nhưng không thể ép toàn Dân phải cùng yêu thứ đó, bởi điều ấy cũng phi lý như việc họ ép tất cả mọi người phải cùng yêu vợ hay tình nhân của riêng họ vậy.

Thiết nghĩ, bốn tiêu chí kể trên là hợp lý, không hề quá cao, mà có thể coi là tiêu chuẩn tối thiểu đối với quốc hiệu. Sau đây, ta sẽ dựa vào chúng để đánh giá quốc hiệu hiện thời và đề xuất quốc hiệu thay thế.

2.  Quốc hiệu hiện thời

Năm 1976 nước Việt Nam tái thống nhất, lấy quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ “Xã hội chủ nghĩa”được sao chép từ tên của một số quốc gia, như Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viếtCộng hòa Xã hội chủ nghĩa RomaniaCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc… Điều đó không chỉ để phân biệt với ba quốc hiệu đã từng tồn tại trên đất Việt là Việt Nam Dân chủ Cộng hòaViệt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, mà còn để thể hiện con đường do giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã chọn cho Dân tộc.

Có lẽ khi ấy không có nhiều người công khai phản đối sự lựa chọn này. “Bên thắng cuộc” thì tin tưởng vào sự sáng suốt của những người đã lãnh đạo thắng lợi hai cuộc chiến tranh chấn động địa cầu, và cuộc sống no đủ ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu (như đã được truyền tụng) là niềm mơ ước của hàng triệu người đã phải chịu đói khổ suốt mấy chục năm chiến tranh. “Bên thua cuộc” thì nghĩ mình buộc phải chấp nhận, chứ không được quyền tham gia lựa chọn.

Cuộc sống khắc nghiệt đằng đẵng những năm 80 của thế kỷ 20 khiến người người bừng tỉnh khỏi giấc mộng, và thảng thốt tự hỏi: Chẳng nhẽ “Xã hội chủ nghĩa” là thế này sao?

Rồi Liên Xô và hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đồng loạt sụp đổ. Chính Nhân dân (của các nước đó) đã đứng lên xóa bỏ cái chế độ mà họ từng kỳ vọng, nhưng rồi quá thất vọng. Đối với hầu hết các nước trên Thế giới, cuộc thí nghiệm quy mô, tốn kém mồ hôi và xương máu có một không hai trong lịch sử nhân loại đã kết thúc. Mấy chế độ mang danh “Xã hội chủ nghĩa” còn sót lại bơ vơ với câu hỏi “đi đâu, về đâu”.

Thực tế phũ phàng có sức thuyết phục mạnh hơn mọi lý thuyết, khiến những người bảo thủ nhất trong bộ máy cầm quyền ở Việt Nam cũng phải nhận ra rằng lối thoát duy nhất là phải “đổi mới”, tức là phải dứt khỏi những ràng buộc lý luận quá giáo điều. Như người mới tập bơi, lúc đầu chỉ dám mon men cạnh con tàu đang chìm dần. Nhưng rồi chới với trong sóng nước, đành phải bám vào bất cứ vật nào trôi nổi trong tầm với, miễn là còn có thể lềnh bềnh trên mặt nước. Sau hơn hai mươi năm trôi dạt, giờ đây đã mất hút bóng tàu xưa, chỉ còn lại kẻ ngơ ngác kiếm tìm “định hướng”. Tuy điệp khúc “Xã hội chủ nghĩa” vẫn còn vang lên đâu đó, nhưng với lý lẽ vu vơ như trong cơn mê sảng. Nếu tỉnh táo tìm kiếm từ Bắc vô Nam, thì không thể tìm được bất cứ biểu hiện tích cực nào trong thực tế cuộc sống, để chứng tỏ rằng xã hội này cũng có những nét tốt hơn so với xã hội tư bản phát triển. Những giá trị tốt đẹp từng được gán cho “Xã hội chủ nghĩa”ngày càng vắng bóng, dần bị triệt tiêu. Thay vào đó, những biểu hiện vốn được coi là đặc trưng xấu của chế độ phong kiến và của chủ nghĩa tư bản hoang dã ngày càng lấn át: Tham nhũng lộng hành, bất công ngự trị, bóc lột trắng trợn, thất nghiệp tràn lan… Quốc hiệu hiện thời trở nên cô đơn giữa lòng Dân tộc, vì nó chứa đựng tính từ “Xã hội chủ nghĩa”, đã trở nên xa lạ và hoàn toàn trái ngược với thực trạng của Đất nước. Vì vậy, theo Tiêu chí 1, đã đến lúc chúng ta phải chia tay với quốc hiệu “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, để sống thật hơn với lòng mình. Nếu ai đó thực tâm yêu Chủ nghĩa xã hội với tư cách một lý tưởng tốt đẹp, thì lại càng phải đấu tranh đòi bỏ quốc hiệu hiện thời, bởi việc gắn tính từ “Xã hội chủ nghĩa” với tình trạng tệ hại hiện nay chỉ có tác dụng bôi nhọ Chủ nghĩa xã hội mà thôi.

Có ý kiến chỉ đạo rằng cần tiếp tục duy trì quốc hiệu hiện nay để “thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội”. Mục tiêu nào? Nếu là mục tiêu cuối cùng của ĐCSVN thì là tiến lênCộng sản chủ nghĩa, vậy thì tại sao không đổi tên nước thành “Cộng hòa Cộng sản chủ nghĩa Việt Nam”? Nếu là mục tiêu trước mắt thì chỉ là “quá độ” hay “định hướng Xã hội chủ nghĩa”, vậy thì tại sao không đổi tên nước thành “Cộng hòa Quá độ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay “Cộng hòa Định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”? Thực ra, mục tiêu hiện nay của giới cầm quyền chỉ đơn thuần là duy trì chế độ độc đảng bằng mọi cách. Vậy thì, nếu muốn “thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu của Đảng”, tại sao không chọn quốc hiệu là “Cộng hòa Độc đảng Việt Nam” cho trung thực? Đặt các câu hỏi như vậy để thấy rõ hơn sự ngụy biện, khi vin vào mục tiêu phấn đấu để duy trì quốc hiệu hiện thời.

Mục tiêu càng cao xa thì càng có thể sai, có thể nhầm. Nếu muốn thì cứ việc âm thầm mà theo đuổi, như người lính ra trận giữ bí mật mục tiêu. Tại sao cứ phải bô bô, nói thay làm, rồi gán cái mục tiêu đã lộ rõ là vô vọng vào cả tên nước, tạo cớ trói buộc quyền tìm tòi, lựa chọn và khả năng sáng tạo của Nhân dân, cản trở bước tiến của Dân tộc?

Chủ nghĩa xã hội chỉ là mục tiêu phấn đấu của ĐCSVN, nhưng lại được gán bừa cho nguyện vọng của Nhân dân. Đó là một sự xúc phạm, thể hiện tập quán coi thường Nhân dân. Khi cuộc thử sức đã ngã ngũ trên phạm vi Thế giới, mà vẫn dai dẳng bám lấy ảo vọng “Xã hội chủ nghĩa” được cóp nhặt từ con tàu đã chìm nghỉm mang tên Liên Xô, thì chẳng thể hiện được lòng trung thành, mà chỉ chứng tỏ sự trì trệ, bảo thủ và khả năng nhận thức thời cuộc quá kém cỏi. Điều đó chỉ khiến Dân thêm xa và càng coi thường giới lãnh đạo, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả điều hành của chính quyền.

Giờ đây, bao người sinh ra, lớn lên và được đào tạo trong chế độ này đã mất hẳn niềm tin vào Chủ nghĩa xã hội. Những người từng ở bên kia chiến tuyến và con em họ lại càng khó chia sẻ với lý tưởng “Xã hội chủ nghĩa”. Do đó, việc duy trì quốc hiệu hiện nay chỉ làm cho lòng người thêm li tán, gây cản trở cho quá trình hòa giải và hòa hợp Dân tộc.

Khi “Xã hội chủ nghĩa” đã trở nên tai tiếng, cả Thế giới chỉ có hai nước Việt Nam và Sri Lanka còn giữ tính từ ấy trong quốc hiệu, thì sự kiên định duy trì quốc hiệu hiện thời chỉ làm cho Đất nước thêm cô đơn trên trường quốc tế, và chứng tỏ rằng chính quyền này thuộc loại “khó hội nhập”.

Trong thuyết minh về ý kiến đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòaBáo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 11 tháng 4 năm 2013 viết rằng:

“Tên gọi này có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn cho ta trong quan hệ hợp tác với các nước trên Thế giới, góp phần phát huy và tranh thủ được các nguồn lực trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước.”

Đánh giá như vậy, trong mối so sánh với phương án tiếp tục duy trì tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thì có nghĩa là thừa nhận rằng quốc hiệu hiện thời không có những tác dụng ấy. Vậy thì, chiểu theo Tiêu chí 2, còn chần chừ gì nữa mà không chia tay với quốc hiệu “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, để “đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội”, để “thuận lợi hơn cho ta trong quan hệ hợp tác với các nước trên Thế giới”, và để “phát huy và tranh thủ được các nguồn lực trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước”?

Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống Xã hội chủ nghĩa, khái niệm “Xã hội chủ nghĩa” đã vương phải cái dớp đại bại. Đối với người Việt, từ “Xã hội chủ nghĩa” hay hiện hữu trong ký ức về những sai lầm của cuộc cải tạo tư sản ở miền Nam, về những năm tháng bế tắc và túng quẫn trước thời kỳ “đổi mới”, và đặc biệt hằn sâu trong tâm khảm của bao người đã bị cầm tù không án, vì từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, và những người đã phải mạo hiểm cả mạng sống để vượt biên đi tìm kiếm tự do. Mấy chục năm qua, từ “Xã hội chủ nghĩa” đã bị lạm dụng, để tô vẽ và biện hộ cho chế độ phi dân chủ, bị tham nhũng lộng hành từ trên xuống dưới. “Xã hội chủ nghĩa” bị gán cho một nền kinh tế lâm cảnh “cha chung không ai khóc”, với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc… phung phí của cải của Nhân dân và dìm Đất nước ngập sâu trong nợ nần. “Xã hội chủ nghĩa” vang lên như một lời nói dối trơ trẽn đối với bao số phận bị vùi dập bất công, quanh năm lang thang vật nài công lý… Vậy là bốn chữ “Xã hội chủ nghĩa” không còn tạo ra được hưng phấn cho những tâm hồn đã một thời tràn trề hy vọng, mà trở nên phản cảm đối với hàng triệu trái tim. Thế thì, theo Tiêu chí 3, tại sao không tránh nhắc tới nó trong quốc hiệu cho đỡ đau lòng?

Với những điều đã được trình bày ở trên, có lẽ đa số Nhân dân sẽ không chấp thuận gắn bó mãi với quốc hiệu hiện thời, tức là nó không thỏa mãn Tiêu chí 4. Nếu nhà cầm quyền muốn chứng minh điều ngược lại, thì phải tiến hành trưng cầu dân ý một cách thật sự dân chủ, thông qua hình thức bỏ phiếu kín, để người dân dám bầy tỏ chính kiến của mình, thay vì ép buộc họ phải điền hai chữ “đồng ý”, hay làm ngơ trước thực tế rồi kết luận bừa như mấy chục năm qua. Trước khi trưng cầu dân ý, giới lãnh đạo và bộ máy lý luận hãy ngồi lại với nhau, thảo luận cho ra nhẽ, để xác định rõ thứ “Xã hội chủ nghĩa” mà họ theo đuổi thực ra là cái gì. Chắc hẳn nó không thể là thứ “Xã hội chủ nghĩa quốc gia” (National SocialismNationalsozialismus), cái lý tưởng của tổ chức phát xít mang tên “Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa quốc gia Đức” (Nationalsozialistischen Deutschen Arbeiterpartei, mà người Việt quen gọi tắt là “Đức Quốc Xã”), đã gây bao tội ác ngút trời trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Liệu thứ mà họ theo đuổi có phải là kiểu “Xã hội chủ nghĩa” thuần túy lý thuyết của Marx và Engels, hay là kiểu “Xã hội chủ nghĩa” đã được hiện thực hóa bởi trường phái Lenin và Stalin? Tại sao càng phát triển theo định hướng “Xã hội chủ nghĩa” thì càng khác lạ so với nguyên mẫu? Xét cho cùng thì điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam có phù hợp với sản phẩm nhập ngoại ấy hay không? Cái gọi là “vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx – Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam” chẳng qua là cố “gọt chân cho vừa giày”. Sư phụ có “chân vừa giày” mà còn phải“treo giày”, giữa đường bỏ cuộc, vậy thì đệ tử “gọt chân” có thể tập tễnh được bao lâu? Khi không còn ai thí thân đi trước làm hoa tiêu, thì kẻ mò mẫm cô đơn biết lẫm chẫm về đâu? Lấy đâu ra cái quyền để bắt cả Dân tộc phải lẽo đẽo đi theo trong cuộc tìm kiếm vô định, mịt mù tương lai? Bằng nào các nhà lý luận của ĐCSVN chưa tìm được câu trả lời thuyết phục cho chính bản thân mình, thì không nên đem câu hỏi lựa chọn hay không con đường “Xã hội chủ nghĩa” để đặt ra cho muôn dân, những người vốn chỉ lo làm ăn kiếm sống, chứ chẳng quan tâm đến chủ nghĩa này hay chủ nghĩa khác.

Vậy là quốc hiệu hiện thời vi phạm cả bốn tiêu chí đã đặt ra trong Phần 1. Cho nên, tốt nhất là sớm đổi quốc hiệu “cho lành”.

3.  Quốc hiệu đã qua

Vốn dĩ, trong cả hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIII và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2 tháng 1 năm 2013, chỉ có một phương án duy nhất về tên nước, là tiếp tục duy trì quốc hiệu “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ấy là thể hiện sự kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa XI.

Sau ba tháng lấy ý kiến Nhân dân, trong Báo cáo gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 11 tháng 4 năm 2013, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đề xuất thêm phương án thứ hai cho quốc hiệu là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa“.Đây là một động thái tích cực, không chỉ thể hiện thái độ tiếp thu ý kiến Nhân dân của những người tham gia viết Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà còn chỉ ra rằng tên nước không phải là thứ bất di bất dịch, và mọi người đều có thể tham gia góp ý để thay đổi cho hợp lý.

Có dư luận cho rằng một trong những nơi đề nghị lấy quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, do nhóm 72 người ký ngày 19 tháng 1 năm 2013, nên thường được gọi tắt là Kiến nghị 72. Đó là một sự nhầm lẫn, bởi vì Kiến nghị 72 không hề đề cập đến tên nước! Có lẽ nhầm lẫn ấy bắt nguồn từ việc hiểu sai rằng Dự thảo Hiến pháp 2013 là một bộ phận của Kiến nghị 72. Thực ra, hai văn bản này hoàn toàn độc lập với nhau, và việc ký Kiến nghị 72 không có nghĩa là tán thành với nội dung của Dự thảo Hiến pháp 2013.*

Là một trong những người đầu tiên đặt bút ký tên vào Kiến nghị 72bản thân tôi không ủng hộ phương án lấy quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặc dù chia sẻ quan điểm cho rằng đó là một giải pháp khả thi để giới cầm quyền chấp nhận bỏ từ “Xã hội chủ nghĩa” ra khỏi quốc hiệu. Xét theo bốn tiêu chí đã trình bày ở Phần 1, lý do khiến tôi không tán thành lấy quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là như sau:

Thứ nhất, hiện nay và cả trong thời gian tới xã hội này vẫn chưa có dân chủ, vì giới cầm quyền chưa sẵn sàng chấp nhận quyền dân chủ của Nhân dân, trong khi đa số người dân cũng chưa quen thực hiện và bảo vệ quyền dân chủ. Tức là phương án Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chứa đựng yếu tố giả dối, trái ngược với thực trạng của Đất nước. Vậy là vi phạm Tiêu chí 1. Vả lại, kể cả khi xã hội đã thực sự có dân chủ, thì cũng chẳng cần phải khoe khoang, mà nên chọn quốc hiệu khiêm tốn như các nước dân chủ hàng đầu Thế giới.

Thứ hai, nếu dùng tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” để đặt cho nước Việt Nam thống nhất, thì hàng triệu người đã từng gắn bó với chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu cho quá trình hòa giải và hòa hợp Dân tộc. Hơn nữa, nếu sử dụng tên trùng thì nước Việt Nam thống nhất có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả xấu của những ký kết hay cam kết ngoại giao mà lãnh đạo của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòađã tiến hành trong hoàn cảnh bị lệ thuộc thời chiến tranh. Như vậy, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân, tức là vi phạm Tiêu chí 2.

Thứ ba, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gợi lại những sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, mà cho đến nay các nạn nhân vẫn chưa được xin lỗi và bồi thường một cách thỏa đáng. Nó cũng gợi lại những đau thương và mất mát mà nhiều gia đình miền Nam đã từng phải hứng chịu trong cuộc chiến “nồi da nấu thịt”. Đối với những nạn nhân như vậy, quốc hiệu này đã trở nên phản cảm. Vậy là vi phạm Tiêu chí 3.

Thứ tư, vì những lý do kể trên, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khó có thể được đa số người dân chấp thuận.Vậy là có thể vi phạm cả Tiêu chí 4.

Khi đã phải tránh quốc hiệu một thời của quốc gia phía bắc, thì cũng khó mà chấp nhận quốc hiệu của quốc gia ở phía nam vĩ tuyến 17. Quốc hiệu Việt Nam Cộng hòa tuy không vi phạm Tiêu chí 1 (vì không chứa từ nào trái ngược với thực trạng Đất nước), nhưng lại vi phạm Tiêu chí 2 (vì cũng gây bất lợi cho hòa hợp Dân tộc), Tiêu chí 3 (vì gây phản cảm với những nạn nhân của chế độ Việt Nam Cộng hòa) và Tiêu chí 4 (vì chắc nó không được giới cầm quyền và một bộ phận Nhân dân thuộc “bên thắng cuộc” chấp nhận). Vì vậy cũng không thể chọn Việt Nam Cộng hòa làm tên nước Việt Nam thống nhất.

Có ý kiến đề nghị lấy lại tên Đại Việt. Đó là quốc hiệu của nước ta hơn 700 năm, trong khi tên nước “Việt Nam” mới có từ năm 1804. Tuy nhiên, tên xưng “tự đại” đó có thể gây phản cảm trong quan hệ quốc tế, và việc chọn tên Đại Việt đầy tự hào giữa thời buổi khủng hoảng trầm trọng về chính trị, kinh tế và xã hội dễ gây ra cảm giác khôi hài trong cộng đồng người Việt. Nó cũng tạo thêm duyên cớ để bên “Đại Bá” lên án chúng ta là “Tiểu Bá”. Do đó, theo Tiêu chí 3, không nên lấy lại tên Đại Việt.

4.  Quốc hiệu thay thế

Trong hai phần trên, ta đã đi đến kết luận là không nên dùng lại mấy quốc hiệu đã hoặc đang được sử dụng ở nước ta. Vậy thì chọn quốc hiệu nào? Hãy cùng nhau tham khảo danh sách tên (tiếng Anh) của các quốc gia trên Thế giới để tìm lời gợi ý.

Trong số 206 nhà nước có chủ quyền được thống kê, thì có 153 nước (chiếm 74%) đưa danh từ (chỉ thể chế) “Cộng hòa” (Republic) hay “Vương quốc” (Kingdom) vào quốc hiệu. Trong số 136 quốc hiệu có danh từ “Cộng hòa”, thì 107 (chiếm 79%) chỉ kèm thêm địa danh, ví dụ như Cộng hòa ÁoCộng hòa Ấn ĐộCộng hòa PhápCộng hòa Italia. Nếu noi theo đa số này, ta có thể chọn quốc hiệu là “Cộng hòa Việt Nam”. Phương án này ngắn gọn, giản dị, hòa nhập và không chứa khái niệm nào trái với thực trạng đất nước (tức là thỏa mãn Tiêu chí 1). Nhưng phải chăng “Cộng hòa Việt Nam” chỉ là cách viết ngược của quốc hiệu Việt Nam Cộng hòa? Băn khoăn này được củng cố khi dịch “Cộng hòa Việt Nam” ra các ngoại ngữ thông dụng, chẳng hạn như tiếng Anh hay tiếng Đức, và thu được Republic of Vietnam hay Republik Vietnam – đó chính là quốc hiệu (tiếng Anh hay tiếng Đức) của Việt Nam Cộng hòa. Nếu quả như vậy thì không nên chọn quốc hiệu “Cộng hòa Việt Nam”, vì những lý do như đã trình bày ở Phần 3 đối với quốc hiệu Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, có thể tránh yếu tố nhạy cảm do lịch sử để lại, nếu phân biệt giữa danh từ và tính từ. Trong số 107 quốc hiệu được tạo bởi danh từ “Cộng hòa” đi kèm với địa danh, thì 94 trường hợp (chiếm 88%) có địa danh xuất hiện với tư cáchdanh từ, ví dụ như Republic of Austria (Cộng hòa Áo), Republic of India (Cộng hòa Ấn Độ), và 13 trường hợp (chiếm 12%) có địa danh xuất hiện với tư cách tính từ, ví dụ như Argentine Republic (Cộng hòa Argentina), Czech Republic(Cộng hòa Séc), French Republic (Cộng hòa Pháp)Hellenic Republic (Cộng hòa Hy Lạp), Italian Republic (Cộng hòa Italia)Portuguese Republic (Cộng hòa Bồ Đào Nha). Như vậy, nếu coi “Việt Nam” là danh từ, thì tên tiếng Anh của “Cộng hòa Việt Nam” mới là Republic of Vietnam. Còn nếu coi “Việt Nam” là tính từ (thuộc về Việt Nam), thì tên tiếng Anh của“Cộng hòa Việt Nam” sẽ là “Vietnamese Republic”, không còn bị trùng với Republic of Vietnam, và đây là một phương án có thể chấp nhận được.

Nếu không hài lòng với phương án vừa rồi, mà vẫn muốn ghép danh từ “Cộng hòa” với danh từ “Việt Nam”, thì phải bổ sung thêm vào đó một vài từ. Tất nhiên, không thể thêm những từ không phù hợp với hoàn cảnh của nước ta, như“Federal” (thuộc về liên bang), hay “Islamic” (thuộc về Islam), và cần chừa ra tính từ “Socialist” (Xã hội chủ nghĩa) mà ta đã xác định là nên chia tay với nó. Vậy thì, trong kho từ vựng của 206 quốc hiệu đang được sử dụng, chỉ còn lại danh từ“People” (Nhân dân) và hai tính từ “Democratic” (Dân chủ), “United” (Thống nhất, Liên hiệp, Hợp nhất…) là thích hợp.

Nếu gia nhập cái gia đình gồm 5 quốc hiệu chứa danh từ “People” (Nhân dân), bao gồm AlgérieBangladeshLàoTriều Tiên và Trung Quốc, thì quốc hiệu ngắn nhất của nước ta sẽ là “Cộng hòa Nhân dân Việt Nam” (People’s Republic of Vietnam). Phương án này vi phạm Tiêu chí 1, vì Nhà nước này quá xa Nhân dân, chưa phải là “của Nhân dân”, nên nếu nói “Cộng hòa (của) Nhân dân” (People’s Republic) là trái với thực trạng Đất nước. Nó cũng vi phạm Tiêu chí 3, vì bằng nào Nhân dân ta còn bị ức chế triền miên bởi cách cư xử của láng giềng phương bắc, thì bằng ấy tên gọi “Cộng hòa Nhân dân Việt Nam” còn gây phản cảm. Thậm chí, có thể nhiều người sẽ coi việc lựa chọn quốc hiệu này như một biểu hiện của sự theo đuôi ngoại bang để gây phương hại cho lợi ích của Dân tộc.

Nếu gia nhập cái quần thể của 10 quốc hiệu chứa tính từ “Democratic” (Dân chủ), bao gồm AlgérieCộng hòa Dân chủ CongoĐông TimorEthiopiaLàoNepalSão Tomé và PríncipeCộng hòa Dân chủ Sahrawi Ả RậpSri Lanka và Triều Tiên, thì quốc hiệu ngắn nhất của nước ta sẽ là “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”. Khi “Việt Nam” là danh từ, thì “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam” chỉ là cách viết giao hoán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và nếu dịch ra tiếng Anh, thì kết quả của hai cách viết hoàn toàn trùng nhau: Democratic Republic of Vietnam. Kể cả khi coi “Việt Nam” là tính từ, để có tên tiếng Anh khác đi là “Vietnamese Democratic Republic”, thì phương án biến báo này vẫn vi phạm Tiêu chí 1, bởi vì trong thời gian tới xã hội ta vẫn chưa có dân chủ, nên từ “Dân chủ” trái với thực trạng của Đất nước.

Ở trên, tôi đã cố ý chép ra đầy đủ danh sách của 5 quốc gia có danh từ “Nhân dân” và 10 quốc gia có tính từ “Dân chủ”trong quốc hiệu. Tại sao? Để bạn đọc có thể dễ dàng kiểm nghiệm điều đã được viết trong Phần 1: Những quốc gia mẫu mực về dân chủ và Nhà nước thực sự là của Nhân dân thì trong quốc hiệu không có hai từ “Dân chủ” và “Nhân dân”. Ngược lại, ở nhiều quốc gia mà tính từ “Dân chủ” hay danh từ “Nhân dân” được gán vào quốc hiệu, thì dân chủ hay bị chà đạp và Nhân dân hay bị coi thường. Nếu đã ngộ ra điều đó, thì chắc không mấy ai còn cảm thấy tự hào khi thấy hai từ“Dân chủ” và “Nhân dân” xuất hiện trong quốc hiệu của nước mình.

Có 5 quốc hiệu chứa tính từ “United”, đó là: United Arab Emirates (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất), United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), United Mexican States (Liên bang Mexico), United Republic of Tanzania (Cộng hòa Thống nhất Tanzania) và United States of America (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ). Nếu gia nhập gia đình này, hẳn ta sẽ không phải thấy xấu hổ vì các quốc gia “cùng hội cùng thuyền”. Lúc đó, quốc hiệu tiếng Anh của ta sẽ là “United Republic of Vietnam”, và quốc hiệu tiếng Việt sẽ là “Cộng hòa Thống nhất Việt Nam”. Rõ ràng là phương án này thỏa mãn Tiêu chí 1, vì Đất nước đã thống nhất. Nó thỏa mãn Tiêu chí 2, vì không gây ảnh hưởng bất lợi cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân. Nó cũng thỏa mãn cả Tiêu chí 3, vì nó không chứa yếu tố nào gây phản cảm. Vì vậy, có thể hy vọng rằng nó sẽ được Nhân dân chấp thuận, tức là thỏa mãn Tiêu chí 4. Có thể bây giờ một số người không thích quốc hiệu “Cộng hòa Thống nhất Việt Nam”, nhưng nếu nó được chọn ngay sau khi thống nhất Đất nước vào năm 1976 thì có lẽ đã được đa số Nhân dân tán thành, và bây giờ cũng không cần phải bàn chuyện thay đổi tên nước.

Để xét hết mọi trường hợp, cần nhắc tới tính từ “Co-operative” (Hợp tác) được ghép với danh từ “Republic” (Cộng hòa), đó là trường hợp của Co-operative Republic of Guyana (Cộng hoà Hợp tác Guyana). Phương án này cũng tương tự nhưtính từ “United”, nhưng không hay bằng.

Bây giờ ta xét đến các trường hợp quốc hiệu không chứa danh từ (chỉ thể chế) “Cộng hòa” (Republic) hay “Vương quốc”(Kingdom). Trong số này, nhóm đông đảo nhất là 25 quốc gia  có quốc hiệu chỉ bao gồm địa danh, không kèm theo danh từ hay tính từ nào nữa (chiếm 12% của 206 quốc gia được thống kê). Mấy nước tiêu biểu thuộc nhóm này là Canada,HungaryJapan (Nhật Bản), Malaysia  Ukraine (Ukraina). Hiển nhiên, ta cũng có thể chọn phương án đơn giản như vậy, nghĩa là chọn quốc hiệu “Việt Nam”. Rõ ràng là quốc hiệu này thỏa mãn cả bốn tiêu chí được đề ra ở Phần 1.

Có 14 quốc hiệu chứa danh từ “State” (Nhà nước). Trong đó, có 3 trường hợp chữ “States” (được dùng ở dạng số nhiều) đi với tính từ “United” hay “Federated”, để tạo thành nghĩa “Liên bang” hay “Hợp chúng quốc”. Trong các trường hợp còn lại, chữ “State” (được dùng ở dạng số ít) thể hiện nghĩa “Nhà nước”, ví dụ như State of Israel (Nhà nước Do Thái), State of Kuwait (Nhà nước Kuwait) và State of Libya (Nhà nước Libya). Theo cách này, ta có thể đặt quốc hiệu là“Nhà nước Việt Nam” (State of Vietnam). Tiếc rằng, ở nước ta giới cầm quyền đã quen với quan niệm cho rằng ĐCSVN đứng trên tất thảy, trên cả Tổ quốc và Nhân dân, và coi Nhà nước này thuộc về ĐCSVN, là cấp dưới của ĐCSVN. Cho nên, nếu chọn quốc hiệu – với tư cách là tên của Nước – là “Nhà nước Việt Nam”, thì họ dễ đồng nghĩa “Nước Việt Nam”với “Nhà nước Việt Nam”, và vì thế coi “Nước Việt Nam” cũng là của ĐCSVN… Ngộ nhận kiểu ấy sẽ gia tăng mức độ lộng quyền, chắc chắn không có lợi cho Dân tộc, cho Nhân dân. Nghĩa là phương án này không phù hợp với Tiêu chí 2.

Có hai quốc hiệu dùng tính từ “Độc lập” (Independent) phối hợp với danh từ “Nhà nước” (State), đó là Nhà nước Độc lập Papua New Guinea” (Independent State of Papua New Guinea) và Nhà nước Độc lập Samoa” (Independent State of Samoa). Mặc dù ta đã xác định là không nên đưa danh từ “Nhà nước” vào quốc hiệu nước nhà, nhưng vẫn nẩy sinh câu hỏi là: Có nên phối hợp tính từ “Độc lập” (Independent) với danh từ “Cộng hòa” (Republic) để tạo ra quốc hiệu “Cộng hòa Độc lập Việt Nam” (Independent Republic of Vietnam) hay không? Câu trả lời là không! Một mặt, việc đưa tính từ “Độc lập” vào quốc hiệu thể hiện sự tự ti hơn là tự tin. Mặt khác, sự nhún nhường của giới lãnh đạo trước những hành động lấn át triền miên của nhà cầm quyền Trung Quốc khiến dư luận hay phải đặt câu hỏi về tính độc lập của Nhà nước Việt Nam. Cho nên, tính từ “Độc lập” có thể trở thành phản cảm, tức là vi phạm Tiêu chí 3.

Như vậy, ta đã rà xét hết danh sách 206 quốc hiệu đang được sử dụng và lọc ra được ba phương án cho quốc hiệu nước nhà. Tất nhiên, có thể dùng cả một số danh từ và tính từ không xuất hiện trong 206 quốc hiệu đã xét để tạo thêm những phương án mới. Nhưng điều đó là không cần thiết và cũng không nên, bởi từ nào mà các chính trị gia của 206 nước trên Thế giới không lựa chọn thì ta cũng không nên dùng. Không nên đem cả quốc hiệu ra làm thí nghiệm, vì Dân ta đã quá khổ vì các cuộc thí nghiệm rồi.

*

*      *

Tóm lại, theo tôi thì quốc hiệu cần thỏa mãn bốn tiêu chuẩn tối thiểu sau đây:

–       Tiêu chí 1: Quốc hiệu không được chứa đựng những khái niệm trái ngược với thực trạng của Đất nước.

–       Tiêu chí 2: Quốc hiệu không được gây ảnh hưởng xấu cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân, đặc biệt là không được gây cản trở cho quá trình hòa giải và hòa hợp Dân tộc.

–       Tiêu chí 3: Quốc hiệu cần tránh gây phản cảm.

–       Tiêu chí 4: Quốc hiệu cần được Nhân dân chấp thuận.

Khi đã tán thành như vậy, thì hai hệ quả tất yếu là:

–       Cần sớm chia tay với quốc hiệu Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam“.

–       Không lấy lại các quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòaViệt Nam Cộng hòa và Đại Việt.

Dựa trên vốn từ và các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong 206 quốc hiệu trên Thế giới, ta chỉ chọn được ba phương án quốc hiệu sau đây phù hợp với ba tiêu chí đầu và có thể thỏa mãn cả Tiêu chí 4:

–       Phương án 1: Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam).

–       Phương án 2: Cộng hòa Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnamese Republic).

–       Phương án 3: Cộng hòa Thống nhất Việt Nam (tên tiếng Anh: United Republic of Vietnam).

Phương án 1 chỉ sử dụng địa danh “Việt Nam” làm quốc hiệu, giống như 25 nước khác (chiếm 12% quốc hiệu trên Thế giới). Phương án này ngắn gọn, giản dị và dễ được mọi người chấp nhận, vì nó không chứa bất cứ yếu tố nào khiến người ta phải tranh luận hay phản đối.

Phương án 2 chỉ ghép danh từ “Cộng hòa” (Republic) với địa danh “Việt Nam” để tạo ra quốc hiệu, giống như 107 nước khác (chiếm 52% quốc hiệu trên Thế giới). Để tránh ấn tượng cho rằng “Cộng hòa Việt Nam” chỉ là cách viết ngược củaViệt Nam Cộng hòa, cần xác định rằng hai quốc hiệu này khác nhau cả về thứ tự sắp xếp từ và cả về ngữ pháp: Từ“Việt Nam” trong “Cộng hòa Việt Nam” là tính từ, trong khi từ “Việt Nam” trong Việt Nam Cộng hòa là danh từ. Do đó, tên tiếng Anh của “Cộng hòa Việt Nam” là “Vietnamese Republic”, trong khi tên tiếng Anh của Việt Nam Cộng hòa làRepublic of Vietnam. Cách vận dụng ngữ pháp như vậy không phải là bất thường, vì trong số 107 quốc hiệu được ghép bởi danh từ “Cộng hòa” và địa danh, có 13 trường hợp mà địa danh là tính từ (giống như “Vietnamese”).

Phương án 3 sử dụng tính từ “Thống nhất” để tạo ra một quốc hiệu có chứa hai danh từ “Cộng hòa” và “Việt Nam”, nhưng không trùng với hai quốc hiệu đã tồn tại ở hai miền Tổ quốc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” và Việt Nam Cộng hòa. Tính từ “Thống nhất” không trái ngược với thực trạng, vì nước ta đã thống nhất. Tiếc rằng, đó mới chỉ là thống nhất theo nghĩa thông thường, tạm gọi là thống nhất về mặt vật chất, vì non sông tuy đã liền một dải, chịu sự quản lý của cùng một chính quyền, nhưng lòng người vẫn chia lìa trăm mối. Quốc hiệu “Cộng hòa Thống nhất Việt Nam” có thể là một lờinhắc nhở, thúc dục mọi người nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu hòa giải và hòa hợp Dân tộc, để sớm thống nhất Tổ quốc cả về mặt tinh thần.

Vậy thì nên lựa chọn quốc hiệu nào để thay thế quốc hiệu hiện thời? Mỗi người đều có thể đề xuất và trao đổi ý kiến của mình. Nhưng quyền quyết định cuối cùng thuộc về tập thể Nhân dân, thông qua biểu quyết dân chủ, để đảm bảo rằng quốc hiệu thực sự được Nhân dân chấp thuận (Tiêu chí 4). Khi đã khẳng định rằng Nhà nước này là của Nhân dân, thì không ai, không một nhóm người nào có quyền đơn phương quyết định thay cho Nhân dân.

Hy vọng rằng những lý lẽ và tư liệu được trình bày trong bài viết này sẽ có ích cho mọi người trong quá trình tham gia thảo luận và lựa chọn cho nước nhà một quốc hiệu hợp lý, đáp ứng yêu cầu tối thiểu là: Quốc hiệu phải hội tụ lòng Dân!

Hà Nội, ngày 05-17/05/2013

 H.X.P.

Chú thích

*  Phần cuối của Kiến nghị 72 viết:

“Vì vậy chúng tôi kiến nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia.”

Để minh họa cho ý “khuyến khích đề xuất các dự thảo khác”Kiến nghị 72 có thêm chú thích như sau:

“Theo tinh thần đó, một số chuyên gia luật ở trong nước đã soạn một dự thảo hiến pháp được gửi kèm Kiến nghị này như một tài liệu để tham khảo và thảo luận.”

Nghĩa là Dự thảo Hiến pháp 2013 được gửi kèm “như một tài liệu để tham khảo và thảo luận”, chứ nó không phải là một bộ phận cấu thành của Kiến nghị 72.

Nguồn: Blog Hoàng Xuân Phú

Cùng tác giả:

Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?

Một ngày để nhớ

Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!      

Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp

Hai tử huyệt của chế độ

Viễn tưởng từ chức

Bài học tồn vong từ thảm họa

Nhận thức mới: Lấy là bỏ, bỏ là lấy

Lực cản Nhà nước pháp quyền

Trải bốn nghìn năm còn chậm lớn

Chiến binh cầm bút

Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!

Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng

Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ

Quyền biểu tình của công dân

Phiêu lưu điện hạt nhân

Về huyền thoại điện hạt nhân giá rẻ

Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân

Nỗi buồn Quốc hoa

Một nhà khoa học đích thực

Bàn về qui mô đào tạo đại học từ góc độ chất lượng giảng viên

144 bình luận to “1777. Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?”

  1. Excellent beat ! I wish to apprentice even as you amend your website, how can i subscribe for a blog website? The account aided me a appropriate deal. I had been a little bit acquainted of this your broadcast offered vivid clear idea

  2. Cảm ơn về bài viết của bạn, nó rất hay và ý nghĩa. Mình đang cần nó

  3. Hello my friend! I wish to say that this post is amazing, nice written and come with almost all significant infos. I would like to see extra posts like this .

  4. Xin lạm bàn về quốc hiệu nước ta.Hiện nay là CHXHCNVN,thật sự nhóm chử này không thể hiện đúng ý nghỉa của nó.Nói về hai chử Cộng Hòa.Thực tế cho thấy đâu có hòa hợp giửa người VN với nhau đâu(bao gồm Kinh và Thượng) mà dùng hai chử này?(ngay cả trong lòng đảng mà còn chưa hòa hợp còn nói gì đến sự đối sử giửa đảng,nhà nước và nhân dân,tệ hơn nửa là đối sử giửa phe thắng và thua cuộc,ngay cả người đả chết bên phe thua cuộc củng không bỏ qua,thậm chí còn đập phá bia tưởng niệm những người Việt tỵ nạn đả bỏ mình ở các trại tỵ nạn khắp vùng đông nam á này.Như thế danh từ cộng hòa không thể dùng trừ khi có sự thay đổi hoàn toàn về vấn đề trên. Còn về nhóm chử XHCN hay CNXH là một chủ thuyết có mục đích tạo,lập phúc lợi,công bình cho nhân dân.Nhưng thật ra ở VN với danh xưng XHCN thì không hợp vì sao? Các dịch vụ như bệnh xá,trường học và nhiều thủ tục hành chánh đều phải trả lệ phí thậm chí là cao nửa làm tầng lớp lao động nghèo khổ càng thêm khổ,ngay cả đảng ta giờ củng bỏ rơi tầng lớp nghèo khổ này mà chính đảng khởi đầu củng đả chủ trương tranh đấu đòi công bình,bình đẳng,dân chủ,tự do,hạnh phúc cho họ .
    Nếu danh xưng của VN được đổi lại là VNDCCH thì càng không ổn vì danh từ Dân Chủ ,tại VN hiện nay đâu có dân chủ,đảng và nhà nước mới là chủ những ai không nói theo,làm theo đảng ngay cả yêu nước cũng bị giệt cho là tội phạm.Nhà nước làm luật mà vi phạm luật ràng ràng mà lại bao che,dung quyền lực và thủ đoạn đê tiện để có bị miêng dân.Thế cho nên cả hai quốc hiệu :CHXHCNVN và VNDCCH đều dung không phù hợp .Chỉ có danh xưng VIỆT NAM ĐỘC ĐẢNG ĐỘC QUYÊN là phù hợp .Tôi tin rằng các nước trên thế giới sẻ nhìn nhận VN đúng là như vậy.
    Phạm Thượng

  5. Hp Thang said

    Vua Bảo Đại sau khi thoái vị được HCM mời làm cố vấn. Được ít lâu, ông ngán ngẩm nói với Trần Trọng Kim: “Chúng mình tất cả trẻ già, hóa ra bị lũ trẻ ranh nó lừa”. Sau đó ngài phải bỏ của chạy lấy người. Đâu có riêng Bảo Đại mà cả triệu người dân bị lừa tưởng được đưa lên thiên đàng hóa ra bị kẻ mộng du dẫn quàng xiên vào bụi rậm. Cách đây ít lâu người dân Việt bao gồm cả “các thế lực thù địch” đã khấp khởi mừng vui khi nghe tin sửa đổi hiến pháp. Nhiều ông tí tởn góp ý này nọ, thay đổi tên nước, bỏ hoặc thay đổi điều 4 v.v….. tưởng rằng những cái đầu lú đã thực tâm muốn thay đổi. Thế rồi chỉ ngay ngày thứ nhất của kỳ họp QH mọi người lạc quan tếu đã ngã ngửa ra mà thốt nên: “Ôi, lại bị lừa rồi”! Lú đang cùng đảng của minh đưa dân tộc đi lên “Chủ Nghĩa Xã Hội” mà đến bố ông Lú sống lại, thậm chí cả ông Mác, ông Lê Nin và ông Hồ Chí Minh hồi sinh cũng không thể nói được chủ nghĩa xã hội nó là cái gì, hình thù ra làm sau, có cái mô hình nào trên thế giới chưa. Thôi, nếu không làm được cái gì ra hồn, ít nhất như Uyên, Kha…để mà thay đổi thì hãy văng ra một câu thật tục cho đỡ bức xúc rồi đi mà mưu sinh chứ đừng bao giờ mảy may trông mong bè lũ độc tài này tự thay đổi nhé.

  6. tam Hoang said

    Quốc hiệu một nước đâu có thể nói thay là thay được khi mà tất cả các nước trên thế giới đều đã công nhận và quen thuộc với quốc hiệu ” Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ” vì vậy mà bài viết này chẳng có ý nghĩa gì cho thấy tác giả là kẻ nhàn rỗi sinh nông nổi mới nghĩ ra cái ý tưởng điên rồ này .

  7. Cựu quân nhân said

    Tôi cam đoan một GS toán học viết bài trên nhưng cả hội đồng lí luận không ai nghĩ ra và viết được như thế! vì ngành học của họ là thuộc bài rồi cóp nhặt lại và sao chép ra mà thôi. Họ chỉ có cách suy luận duy nhất là định hướng theo cấp trên.

  8. Một người hà nội said

    Đang bơi đến con tàu trên biển khơi, bất ngờ nó chìm mất, nhưng hi vọng cuối cùng là định hướng để đến với nó! hu hu.

  9. andanh said

    Bai viet hay va cong phu, phan anh dung tinh trang dat nuoc hien nay. Cam on GS Hoang Xuan Phu.

  10. […] là mất nước, mất đảng Trương Tấn Sang, hãy nhớ anh là “con nhà luật”! Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân? “PHẠM TỘI GÌ ĐÂY? TA THỬ HỎI: TỘI TRUNG VỚI NƯỚC, VỚI DÂN À?” MỘT BÀI […]

    • 1, Thời HÙNG VƯƠNG : Cờ NGŨ SẮC ” Kim Mộ C THÙY HÒA THÔ’
      2, Cờ Việt MINH : Sao Năm Cánh Vàng. Màu ĐỎ,Từ 1945….
      Hiện nay trong nước/ Có Mặt Trận Việt Minh/…Dành Quền Độc Lập……
      3, Cờ Pháp Trang Bi Cho Chinh Quyền Bảo va KI TÔ Giáo .
      Thiễn Ý, Cờ HÙNG VƯƠNG, cụ Phan Thanh Giãn, đả dung . Lúc đi SỨ QUA PHÁP, Chuộc Lại Sáu Tỉnh Nam BỘ.

  11. hồ gươm said

    Thế nào là hướng không tích cực hả nguyễn thắm? À,mà nguyễn thắm còn quy nhẹ hều chứ không dám hàm hồ chụp cho là chống đối nhà nước.Cảm ơn nhé!!!!!!

  12. đá xanh said

    Đúng giọng nói của ông chủ nhiệm văn phòng Quốc hội họp báo công bố.Hãy đọc bài “Quốc hội nào hội tụ lòng dân” của GSTS Hoàng Xuân Phú để thấy các cơ sở,căn cứ và tình khoa học nhân văn của việc đặt tên nước như thế nào và bài Về tên nước trên bauxitevn để hiểu hơn lòng người dân. Sao bích ngọc không bỏ nghề “như lợn viên” để đi bán trà chén, dân quý hơn tuy thu nhập có thấp.

  13. Ẩn danh said

    Lieu co chac rang thax doi QH moi se mat duoc nan tham o tham nhung cua nhung lao dung dau bo may nha nuoc k haz la dan den van kho .cai dieu qwan trong la nhung ai dang lm cha me cua dan thi fai cuu vot cai doi song kho cuc ma dan ta dangganbh chiu voi t the la du.con QH thi nen cho ngan gon laj ma van co ynghia.vd nhu CH viet .Vietland .CHviet nam .viet nam.ok

  14. kiến càng said

    có nghe thấy t[…]

  15. chim sẻ said

    theo ý kiến của tác[…]

  16. MachKhon said

    Theo tôi, chỉ cần tiêu chí 4 :”Quốc hiệu cần được Nhân dân chấp thuận” là đủ, vì có đạt cả 3 tiêu chí trên thì nhân dân mới chấp thuận. Khó là ở chỗ làm thế nào để xác định được đúng là Nhân dân đã chấp thuận thực sự chứ không phải giả tạo.

    • Người Sài gòn said

      Nhưng phải có 2,3 hoặc 4 để DÂN bàn thảo và quốc hội lựa chọn,chứ không thể như ông Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội nói : chỉ có 2 phương án là CHXHCNVN và VNDCCH.Ít ra thì cũng 3 đề xuất như của GSTS HXP,chưa nói đến các đề xuất khác mà có 1 đề xuất nghĩ ra cũng đường được,hay hay,có lý:CỘNG HÒA VIỆT. Tên này nó trung tính lại hòa đồng thế giới ,nghe xuôi tai kiểu như CỘNG HÒA PHÁP……

  17. minh châu said

    quốc hiệu đất […]

  18. hòa bình said

    đúng vậy, quốc hiệu đ[…]

  19. bạch đằng said

    đúng vậy, quốc hiệu […]

  20. x said

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CÔN ĐỒ VIỆT NAM

  21. Ông Hoàng Xuân Phú thiệt là sáng suốt ! Phải chi ông có một vị trí như chủ tịch phường thì ít ra dân phường đỡ cũng đỡ khổ, khốn cái là toàn bọn trâu chó Lú lẩn nắm vị trí lãnh đạo thôi.

  22. Chukho said

    Chúng ta có quyền mơ tưởng về một Quốc hiệu TỐT LÀNH cho đất nước và dân tộc Việt nam! Nhưng hiện tại “họ” đã kiên định “điều 4 trong dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992”, và quốc hiệu “cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam”. Ây…dà… Mơ ước vẫn là mơ ước, không lẻ… Việt nam mình còn bất hạnh thế sao! (Trích báo cáo dự thảo… hiến pháp 1992 của quốc hội khai mạc sáng nay 20.5.2013).

  23. Dân đen Sài thành said

    Bác Phú vì trăn trở đến tương lai dân tộc mà bỏ công nghiên cứu viết ra một bài phân tích, đánh giá hay / dở các mặt về chủ đề ‘Quốc hiệu’ rất phong phú và logic.

    Mới hôm qua, khi đăng bài này thấy anh Basàm bắc loa kêu ‘Alô, alô…’ những tưởng nó sẽ được nhà nước và QH nghiên cứu, ai dè chiều nay đài tiếng nói VN đã tung ra bài này, theo đó sẽ không có chuyện đổi tên nước!

    “Nên giữ nguyên tên nước là Cộng hòa XHCN Việt Nam”
    http://vov.vn/Chinh-tri/Nen-giu-nguyen-ten-nuoc-la-Cong-hoa-XHCN-Viet-Nam/262675.vov

    Sự ‘nghiêm trọng’ là họ lại tiếp tục dựa vào kiểu lập luận ‘sáo rỗng’ để duy trì cái rất mơ hồ “Việc giữ nguyên tên nước là nhằm khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên CNXH” (VOV)

    ‘Xã hội chủ nghĩa’ nào nữa đây? Mẹ kiếp! vậy là họ nhà Sản chúng nó lại tiếp tục ‘treo đầu dê bán thịt chó’ cho 90 triệu dân ăn tiep. ‘Góp ý kiến’ với chúng nó có khác nào ‘đàn khẩy tai trâu’ thôi bác Phú ơi!

  24. Xích Tử said

    Chọn Cộng hòa Việt Nam là phù hợp nhưng không với cách dịch sang tiếng Anh Vietnamese Republic mà là Republic of Vietnam. Phương án này không vi phạm tiêu chí phản cảm trực tiếp từ cấu trúc tiếng Việt; còn với việc dịch ra ngoại ngữ, không có chuyện phản cảm đặt ra, mà chỉ là vấn đề lịch sử và pháp lý. Về phương diện pháp lý, một số người còn phản đối cả phương án Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì có khả năng bị lạm dụng để tái hiệu lực hóa Công hàm 14/9/1958 của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

  25. Lạc Việt said

    VIỆT NAM, chỉ cần hai chữ VIỆT NAM thôi! Đó là tên gọi xứng đáng nhất cho tên gọi nước ta. “VIỆT NAM, VIỆT NAM nghe từ vào đời, VIỆT NAM – hai tiếng nói trên vành môi… VIỆT NAM, VIỆT NAM, VIỆT NAM, hai tiếng nói sau cùng khi lìa đời”.

  26. […] là mất nước, mất đảng Trương Tấn Sang, hãy nhớ anh là “con nhà luật”! Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân? “PHẠM TỘI GÌ ĐÂY? TA THỬ HỎI: TỘI TRUNG VỚI NƯỚC, VỚI DÂN À?” MỘT BÀI […]

  27. dân lành said

    CỘNG HÒA LẠC VIỆT. nói lên cội rễ của dân tộc. mà lại thoát được ảnh hưởng tàu phù

  28. minhr said

    Theo tôi khi nào loại được cái đảng cs bẩn thỉu ra khỏi chính trường VN thì ta mới tính chuyện đổi tên nước .Lúc đó ta nên đặt tên nước làCỌNG HÒA VẠN XUÂN

  29. Nguyễn Hữu Phước said

    phuoc saigon

    Tên nước là CỘNG HÒA ĐẠI VIỆT

    Đại Việt có nghĩa là đại đoàn kết các dân tộc Việt.

    Cờ nền vàng với ngôi sao trống đồng nhiều cánh màu đỏ.

  30. Tôi đồng ý PA1, PA2:
    – Phương án 1: Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam).
    – Phương án 2: Cộng hòa Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnamese Republic).
    – Phương án 3: Cộng hòa Thống nhất Việt Nam (tên tiếng Anh: United Republic of Vietnam).

    PA3: không thỏa mãn Tiêu chí 1: không phản ánh đúng thực trạng đất nước:
    – Hoàng Sa và nhiều đảo ở Trường Sa vẫn bị xâm lược.
    – Dù 38 năm “thống nhất” nhưng lòng người vẫn ly tán.

    Tôi là người ủng hộ phương án Đại Việt. Nếu là Trung Quốc hoặc Mỹ thì họ sẽ dùng những cái tên bớt “hung hăng” để che giấu tham vọng của họ. Nhưng ta là một nước bé đứng trước gã khổng lồ là Trung cộng, hơn 2000 năm nay họ luôn lăm le xâm lược, ngày xưa khi nhà Đinh thống nhất đất nước, diện tích nước ta chỉ nhỏ hơn nửa hiện nay mà đã xưng là Đại Việt chẳng lẽ bây giờ? Cái tên Đại Việt chỉ muốn nói rằng chúng ta là nước nhỏ về diện tích nhưng không chịu lép vế trước các siêu cường. Tên Đại Việt còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, với cái tên này các vương triều ta đã nhiều lần đập tan mưu đồ xâm lược của giặc Hán.

  31. Xưa nay VIỆT NAM là hay rồi nhưng mới biết tên đó lại do vua Thanh đặt ,không phải tổ tiên ta đặt thế thì còn hân hạnh a . Mặc cảm với “viêtnam” rồi

  32. […] là mất nước, mất đảng Trương Tấn Sang, hãy nhớ anh là “con nhà luật”! Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân? “PHẠM TỘI GÌ ĐÂY? TA THỬ HỎI: TỘI TRUNG VỚI NƯỚC, VỚI DÂN À?” MỘT BÀI […]

  33. hát xẩm xứ nghệ said

    Cảm Ơn GS Hoàng Xuân Phú ,anh đã hết lòng hết tâm viết lên những ý kiến của mình ,để giup sức cho Nhân Dân ta , Đồng Bào ta hiểu hết những giá trị thực mà vốn là người Dân Việt được biết,được hiểu và được hưởng. Là một người công dân bình thường tôi chỉ ước ao khi khai vào cái giấy tờ tuỳ thân của mình chỉ với hai từ đơn giản nhất là: VIỆT NAM . Rất cảm ơn GS H X PHU.

  34. Ẩn danh said

    Lãnh đạo “sung độ” nhờ Bảo Long, vậy mà khi Bảo Long gặp nạn hổng thấy ai cứu?

    http://tranhung09.blogspot.com/2013/05/lanh-ao-sung-o-nho-bao-long-vay-ma-khi.html

  35. Lemnhem said

    Chả dám khen, chả dám ca ngợi như thế đâm ra thành vô duyên khi “khen Phò mã tốt áo”. Chỉ xin bỏ phiếu đặt quốc hiệu theo phương án 2 là Cộng hòa Việt nam.

  36. Biển Đông said

    Tên nước là VIỆT NAM thì có lợi hơn trong việc “hòa hợp dân tộc”, và nhân dân toàn thế giới cũng dễ đọc,dễ nhớ hơn dù viết bằng chữ Việt.
    Tôi mong tên nước ta là VIỆT NAM, Tổ quốc yêu dấu của tất cả những người có dòng máu Lạc Hồng ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

  37. Chu Minh Hải said

    Cảm ơn, GS Hoàng Xuân Phú: Bài viết tâm phục khẩu phục.
    Tôi nghĩ lấy tên: VIệt Nam là hơn cả

  38. dân lành said

    CỘNG HÒA LẠC VIỆT hay LẠC VIỆT DÂN QUỐC

  39. Bác Phú luận coi như hết nhẽ,Mọi người bàn cũng coi như đủ Song không thấy nhắc đến Văn Lang nhỉ,đây là tên khai sinh,nay lấy tên CỘNG HÒA VĂN LANG có lẽ hài hòa hơn cả .sau này dù có ra sao cũng không thể bác bỏ

  40. binh hoang phuoc said

    ĐÚNG NHƯNG CHƯA ĐỦ !
    Hoan nghênh tác giả HXP với bài phân tích rất sâu sắc về tên nước ! Song t/g quên mất lịch sử tủi nhục của hai chữ VN ra đời năm 1804 khi mà triều đình nhà Nguyễn ( ? ) lấy quốc hiêu là Nam Việt nhưng lại bị nhà Thanh áp đặt tên nước là Việt Nam ! Bao giờ dân Viêt mới dám và quyết gột nỗi nhục này , nếu không phải là bây giờ ? Nước Viêt ta một ngàn năm Bắc thuộc chưa đủ ư mà đến tận bây giờ vẫn phải dùng tên nước do người Trung hoa đặt cho ? Phải có ý thức không lệ thuộc vào phương Bắc ngay từ việc xưng danh quốc hiệu . BCT ĐCSVN phải sang trình diện và phê chuẩn của người ta rồi mới được phép công bố UV mới , nhưng nhân dân ta cương quyết không muốn họ phê chẩn tên nước ta nữa ! Ô HXP ơi ! Xin ông và tất cả mọi người hãy bớt giận mà tỉnh trí , đừng ham hố cái tên VN đầy nhục nhã ấy đi ! Một ngàn năm sau , con cháu chúng ta sẽ tự hào là con dân nước Việt và cái tên VN quái gở kia sẽ bị chôn vùi trong dĩ vãng . Thiển ý chỉ cần trong tên nước có thể chế Cộng hòa là đủ : CỘNG HÒA VIỆT .

    • Hoa Cải said

      Đề nghị quốc hiệu mới: “Cộng Hòa Nguyễn Trãi”. Nguyễn Trãi không là vua cho nên không sợ vua tái xuất hiện. Tất nhiên điều 4 phải được đốt bỏ trước khi ghi “Cộng Hòa Nguyễn Trãi” – Danh nhân văn hóa thế giới. Được như vậy, nước ta sẽ nổi danh theo Người!

  41. Chukho said

    Khi nào VIỆT NAM sạch bóng quân cs. Khi đó hãy là CỘNG HOÀ VIỆT NAM!

  42. Hoa Cải said

    Ôi trời, Bác Phú ơi! Em đọc 4 tiêu chí của bác đến tiêu cái bụng của em mất, vì phải ăn cơm nguội. Nể bác, em đọc không bỏ chữ nào, nhưng mà bác “tiêu chí” chi với họ mà dài thế? Bác nói chọn quốc hiệu sao cho không phản cảm với 4 tiêu chí và bác ưng ý “Cộng Hòa Thống Nhất Việt Nam”. Bác nghĩ QH đó không phản cảm sao? Phản cảm tất tần tật! Dưới sự lãnh đạo thượng vàng hạ cám của đảng CSVN, thì chỉ có một quốc hiệu như bác đã ví dụ là hoàn toàn phù hợp: “Cộng Hòa Cộng Sản Việt Nam”. Trên có đảng CS, dưới có nước cộng sản, mới gọi là tâm đầu ý hợp. Tất nhiên, dân không có phần trong cái tiêu chí ấy. Ngược lại, để chọn một QH ưng ý đa số dân Việt, trí thức Việt, hồn Việt, non sông gấm vóc Việt, thì trước hết phải tống cổ đảng CSVN ra khỏi vũ đài chính trị nước nhà!

  43. NGU said

    Theo tôi thi bây giờ ta nên lấy lại quốc hiệu từ thời Hồ Quí Ly là hay nhất (“Đại Ngu”).

  44. Xóa Điều Bốn Hiến pháp said

    Sống theo hiến pháp, CHỈ CÓ “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” (theo điều 4 hiến pháp), mới có QUYỀN ra lệnh cho quốc hội, với hơn 91% đại biểu thuộc “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”, đổi tên nước.

    Sống theo hiến pháp, DÂN chỉ có QUYỀN CHẤP NHẬN, mà không có quyền quyêt định!

  45. Dân đen said

    Tên nước là CỘNG HÒA VIỆT NAM. Vừa đúng ngữ pháp, đủ ý nghĩa và không đụng hàng, ngắn gọn cho dân khi phải viết đơn kiện nhà nước.

    • Hoa Cải said

      Để phù hợp với 4 tiêu chí GS Phú gợi mở, dân ta nên yêu cầu quốc hội đổi quốc hiệu nước ta thành “Nước X”, hay “Nước Lú” hoặc “Nước Tư Sâu”…chưa ưng thì chọn “Nước Hói”.
      Bác @ Dân đen ưng CHVN không được đâu, vì đụng 4 tiêu chí, bởi khi dịch sang tiếng Anh lại có nghĩa “Việt Nam Cộng Hòa”, giống Tổng thống, nên “bên thắng cuộc” không thích (ý bác Phú).

  46. Võ Danh Gia said

    Tôi đã nghĩ như Ô. Phú nên tôi trân trọng cảm phục Ông, đã dày công phân tích những rối rắm của dân tộc và đất nước để thống nhất ý chí nhân dân cả nước qua danh xưng quốc hiệu để gầy dựng lại niềm tin chung vốn có, đã bị li tán vì ngộ độc non một thế kỷ qua. Tôi đã mạo muội đề nghị QUỐC GIA VIỆT NAM vừa uy nghiêm vừa hàm tàng nhiều ý nghĩa ‘thống nhất’ nhứt : địa lý, lịch sử, nhân tâm. QGVN là một quốc hiệu cũ dưới thời Quốc Trưởng
    Bảo Đại, vị Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, Người đã vì quyền lợi của
    dân tộc, vì giang sơn của Tổ tiên,sẵn sàng thoái vị, hy sinh Chính phủ Trần Trọng Kim, trao ấn kiếm,…với kỳ vọng đất nước sẽ khá hơn. Nhưng… !
    Quốc hiệu có tính trường cửu.Thể chế chính trị có thể thay đổi. Nếu muốn, nền Cộng hòa sẽ minh định riêng trong hiến pháp. “QUÔC GIA VIET NAM” cũng có thể thỏa đáp bốn tiêu chí mà tác giả hết sức nhiệt tình đề ra. Con dân Việt ghi ơn Ông Phú, một người có lòng với non sông đang chao đổ.
    Nhân tiện, dân Việt xin ghi ơn những ‘lưu ý’ cùa Ô. Nguyễn Quang A , đúng là ” sĩ khẩu vị chi CÁT “. Dân tộc đang cần những cái ‘khôn lớn’, còn ‘khôn
    vặt’ thì đã quá thừa.

    • Hoa Cải said

      Khi nhân dân VN thoát khỏi chế độ độc tài, thì “Quốc Gia Việt Nam” sẽ là lựa chọn đúng, đủ và bền vững cho tương lai. Tôi cũng thích “QGVN” như bác. Cộng sản thì cho đó là “thế lực thù địch”. Cho nên thời miền Nam từng có câu: “Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”, để chỉ mấy cha nhầm lẫn một thời.

  47. Xabi Alonso said

    Theo tôi, chúng ta nên trở lại với tên đầu tiên đã đặt khi mới giành được độc lập. Tên gọi này thể hiện đúng bản chất của chế độ là Cộng hòa Dân chủ. Thể chế Xã hội chủ nghĩa cũng là một kiểu nhà nước dân chủ, tuy nhiên tên Cộng hòa Dân chủ khái quát và phổ biến hơn. Lúc khối Xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh nhất, trên thế giới cũng chỉ có 5 nước có tên Xã hội chủ nghĩa là Liên Xô, Anbani, Nam Tư, Rumani và Tiệp Khắc; còn các nước Xã hội chủ nghĩa khác lấy tên là Cộng hòa Nhân dân, Cộng hòa Dân chủ hoặc Cộng hòa Dân chủ nhân dân.
    Trở lại với tên gọi đầu tiên, giống như nhiều nền dân chủ khác trên thế giới, Việt Nam sẽ tranh thủ được sự đồng tình, thiện cảm của bạn bè quốc tế hơn. Những ai muốn đến với Việt Nam nhưng cảm thấy xa lạ vì cái tên thì nay sẽ không e dè nữa.

  48. Bùi Hường said

    Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao; biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc.

  49. Chuẩn không cần chỉnh !!!
    Bài viết chặt chẽ như Toán học !
    Cảm ơn Bác Hoàng Xuân Phú,
    Cộng Hòa Việt Nam – Republic of Vietnam

  50. Cạp đất said

    Tiên sư bố thằng này, lãi nhải mấy cái câu này từ dưới lên trên khiến ông bấm chuột mỏi cả tay mà vẫn cứ thấy. Biến con mẹ mày đi cho nước nó trong. Xin lỗi ABS vì phải chửi thô tục như vậy đối với những thằng óc bả đậu

  51. […] GS Hoàng Xuân Phú: Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân? (HXP/ […]

  52. Trần Thân said

    Rất tiêc tác giả cũng như nhiều trí thức nhân sĩ đã quá tốn nhiều công sức tâm huyết bàn về bản HP trong tương lai của VN. Ban soạn thảo HP của QH vẫn không để ý tới. Lý do, đảng CS, gồm 16 ủy viên bộ CT và gần 200 ủy viên trung ương vẫn là những thành phần nồng cốt “ấn định” bản HP cho VN trong tương lai. Cả nước và toàn dân VN đã bị một cú lừa ngoạn mục..
    Phải hiểu, khi còn điều 4, có nghĩa nhân dân VN được lãnh đạo bằng các nghị quyết của đảng, không phải bằng luật HP.
    Dầu sao, tôn vẫn trân trọng những ý kiến và quan điểm của tác giả

  53. Trần Tiến said

    Đất nước ta đã có nhiều lần đổi tên. Khi Nguyễn Ánh dẹp xong Tây Sơn và lên ngôi vua Gia Long, ông đã cho làm một lễ cực kỳ hoành tráng đề nhận thụ phong của vua nhà Thanh. Gia Long xin được đặt tên nước là Nam Việt, nhưng vua Thanh sợ nó trùng với tên nước của Triệu Đà khi xưa nên đổi lại là Việt Nam. Như vậy cái tên của nước ta nay đang phải cõng trên lưng nó cái nhục lệ thuộc ngoại bang rồi (tên là do vua Thanh đặt cho). Có nhiều cách giải thích về nguồn gốc chữ “Việt” nhưng rõ ràng nó xuất sứ từ từ Hán Việt. “Nam” thì rõ ràng là chỉ phía nam (Trung Quốc) rồi. Tuy vậy, đã có vài lần cái tên nước ta không gắn với “Việt”. Đó là “Vạn Xuân” của Lý Nam Đế, người Việt đầu tiên xưng đế trong lịch sử nước ta và “Đại Ngu” của Hồ Quý Ly. Cái tên “Vạn Xuân” theo tôi là hay hơn vì không dính dáng gì đến Tầu. Van Xuân gắn với Cộng Hòa, Dân Chủ hay Cộng Hòa Dân Chủ Vạn Xuân gì đó cũng được.

    • Khách said

      Tôi cũng ủng hộ nên bỏ tên Việt nam đi vì nó là di sản thời thuộc quốc. Nên đổi tên thành Việt quốc (nước Việt) để nhấn mạnh tính độc lập quốc gia, nếu vẫn nhắm định hướng XHCN thì gắn đuôi XHCN vào : Việt Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa gọi tắt là Việt Quốc Xã nghe cũng rất hào hùng.

    • Cầu Vồng said

      Đúng là cái tên Việt Nam là do nhà Thanh đặt cho nên thực sự không hay ho gì. Nghe nói trong chữ Hán Việt Nam được viết theo bộ chữ thể hiện ý nghĩa ” vượt xuống phía Nam” để chỉ tộc người trốn chạy, di cư xuống phương Nam vì bị người Hán xua đuổi khỏi Nam Dương Tử.

  54. hnn said

    Toi cho rang chang co QH nao co y nghia va gia tri neu con bon cs lua dao , ban nuoc,. tham nhung tan bao cai tri

  55. Thức tỉnh said

    Một bài viết khá công phu, phân tích ngọn ngành vấn đề, cám ơn GS HXP.
    Tôi tán đồng tên nước Cộng hoà Việt Nam.
    Đề nghị Anh Ba có mục lấy ý kiến giữa 3 phương án:
    – Việt Nam.
    – Cộng hoà Việt Nam.
    – Cộng hoà Thống nhất Việt Nam.

    • BALY said

      Như 8 giờ 28 sáng nay tôi đã comment,tôi đã đề xuất thêm 1 phương án nữa là : Cộng hòa VIỆT. Sẽ rất đúng với 4 tiêu chí,nhất là tiêu chí 1.Biểu hiện tính ĐỘC LẬP một cách rõ ràng,đĩnh đạc,hùng hồn nhất,không lệ thuộc vào nước nào ở phía bắc nên ta cứ phải là NAM (phí nam) của họ mãi từ đời này sang đời khác

  56. said

    Hãy dẹp đi những tên gọi sáo rỗng, không những thế đã có biết bao người ( trong lịch sử) đã lê bước như những xác chết nhưng gánh trên thân mình cái Quốc hiệu đao to búa lớn và cả sự mỹ miều nhưng dối trá ấy. Giả sử cái Quốc hiệu là: Tèo, nhưng mọi người dân mang cái quốc hiệu đó đều rạng ngời niềm vui sống, đặng kiến tạo cái Quốc gia mang cái tên khiêm nhường ấy, còn hơn là vác trên vai và lê bước một cách đau khổ rằng ta là Cộng hòa, là Xã hội , là Dân chủ, là Xã hội , Xã nghĩa VN ?

  57. Nguyễn Thật said

    Đề nghị Anh Ba Sam chọn lọc khi com các ý kiến phản hồi, phải có thiện chí xây dựng, đừng thù hận, hằn học, và các ý kiến nội dung giống nhau rồi thì nên loại bớt, ví như ý kiến của Cháu ông Hồ Sĩ Tạo./.

  58. BÌNH LUẬN said

    Cảm ơn Viện sỹ Hoàng Xuân Phú. Tôi bỏ phiếu cho Phương án: Cộng Hòa Thống Nhất Việt Nam.
    Tôi thắc mắc là tại sao Nhà nước không mời những người tinh hoa như Viện sỹ HXP, TS Nguyễn Quang A,… làm cố vấn cho Ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp 1992.
    Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, chỉ nên tổ chức một nhóm thật tinh hoa, ít mà tinh để soạn thảo sửa đổi hiến pháp, tiết kiệm cho ngân sách. Không nên tổ chức một ban soạn thảo cồng kềnh, tốn tiền của dân.

    • dân đất việt said

      “Nhà nước không mời những người tinh hoa như Viện sỹ HXP, TS Nguyễn Quang A,… làm cố vấn cho Ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp 1992”. Bởi lẽ HXP, NQA là trí tuệ hình thức làm sao so với 175 vị trí tuệ đích thực . he he!

  59. Quốc Hiệu said

    Chỉ hai chữ Việt Nam là đủ. Khi ủng hộ VN trong chiến tranh chống Mỹ, nhân dân thế giới chỉ hô 2 chữa Việt Nam. Như vậy, đủ biết thế giới phân biệt ta với các nước khác bằng 2 chữ Việt Nam ngắn gọn và giản dị.
    Không nên gắn thêm 2 chữ cộng hòa, vì ở ta cũng chưa có nền cộng hòa đúng nghĩa. Nếu nói gắn cộng hòa là để làm mục tiêu phấn đấu đạt tới thì mấy ông CS giáo điều lại tranh thủ nhét vào cụm từ XHCN.

  60. phan cao thien said

    Nêu quay lai tên nuoc Viet Nam dan chu cong hoa , vo hinh trung hop thuc hoa cong ham cua co thu tuong Pham van Dong nam 1958 ha cac bac.

  61. ThelD said

    Đề nghị Anh Ba Sàm cho mở mục thăm dò ý kiến về các quốc hiệu Việt Nam do Giáo sư Hoàng Xuân Phú đề xuất:
    1- Việt Nam
    2- Cộng hòa Việt Nam
    3- Cộng hòa Thống nhất Việt Nam

    • toi yêu viet gain ngu ngóc lọn said

      TÊN NƯỚC DUY NHẤT MANG ĐẦY ĐỦ Ý NGHĨA NHẤT VN CHỈ VỚI 2 TỪ
      VIỆT NAM
      Nước VIỆT NAM khẳng định chủ quyền khát vọng tụ do sức mạnh đòan kết tòan dân không phân biệt giai cấp tầng lớp trình độ tiếp nối truyền thng cha ông đánh đuổi ngiii xâm không khuất phục trơơc bất cứ thế lực nào, ở VIỆT NAM tổ quốc là trên hết nhân dân thục sự làm chủ quê hương mình tình yêu quê hương là một thứ tình cảm bất klhả xâm phạm, ở VIỆT NAM quyền tự do của mọi người được tôn trọng triệt để – ở VIỆT NAM quyền lợi của Tổ Quốc và Nhân Dân được đặt lên trên hết không thể để bất cứ tổ chức đảng phái nào vượt qua –
      Làm sao để hai chữ VIỆT NAM là một điểm sang trên thế giói được mọi dân tộc tin yêu – không để mất một tấc đất nào vào tay giặc ngoaii xâm – đó chính là tinh than dân tộc VIỆT NAM

      TÊN NƯỚC CHỈ CẦN HAI CHỮ VIỆT NAM MẠNH MẺ QUẬT CƯỜNG THÔNG MINH TRÍ TUỆ

    • toi yêu viet gain ngu ngóc lọn said

      XIN NÓI THÊM HAI TỪ VIỆT NAM BẢN THÂN NÓ ĐÃ NÓI LÊN SỰ TỰ DO KHIÔNG LỆ THUÔCVÀO BẤT CỨ THANH PHẦN KÉO THEO NÀO VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM CŨNG ĐỦ THÔNG MINH ĐỂ KHÔNG BỊ LÃNH ĐẠO BỞI BẤT CỨ ĐẢNG PHÁI NÀO

  62. quoc hieu gi thi quoc hieu nhung neu dang cs Vn lanh dao thi deu tro thanh mot nuoc no le, chu hau cua Trung quoc, do la mot thuc te khong the tranh cai said

    quoc hieu gi thi quoc hieu nhung neu dang cs Vn lanh dao thi deu tro thanh mot nuoc no le, chu hau cua Trung quoc, do la mot thuc te khong the tranh cai

  63. Ẩn danh said

    nuoc do dau vit ,bac phu a.

  64. Ẩn danh said

    viet nam la dung nhat

  65. Duy Châu said

    Tên nào cũng được, miễn là ko còn cụm từ XHCN

  66. Phu_Quy said

    Tôi rất kính nể bác Phú với những suy tư về tình trạng đất nước.Nhưng thực tinh mà nói tôi vẫn, băn khoăn: Đôi tên để làm gì khi mà ĐCS vẫn tuyên bố mãi độc quyền lãnh đạo khi mà các ông “Kẹ” nhà ta vẫn cố sống cố chết “ôm Điều 4”.Ông cha ta đã từng khuyên”tấm áo cà sa không biến kẻ cướp thành vị hòa thượng”.Phải chăng nó lại là cái chiêu để cho bọn vô lại “lừa bịp”: đối ngoại thì la lối ôm sồm”VN đang đổi mới,đang lột xác:cộng hòa,dân chủ tùm lum”,đôi nội thì có lý do “đổi tiền” tranh thủ vơ vét…Đây chẳng qua là chiêu: Bình mới rượu cũ. Rượu đã đến thời thối nát,biến thành rượu độc thì phải chăng đảo thành“bình mới” chỉ để đánh bóng,để lừa bịp,nguy hại còn gấp nhiều lần.Tôi nghĩ chỉ đổi tên nước theo hướng tiên tiến khi chế độ chính trị kèm theo phải tương thích.Nếu không được như vậy thì không thể nói gì khác hơn là “BỊP BỢM”Còn nếu chưa có những điều như vậy thì thôi “cố gắng” mà dồn sức lực vào những điều có thực chất hơn,ví dụ,đấu tranh cho một bản HP tiến bộ,dân chủ ,thấm đượm tính chất cọng hòa,cố gắng thức tỉnh dân trí,…Dân mình đã khổ quá rồi,khổ lâu rồi,đừng chồng chất thêm những đau khổ nữa cho họ với những cái bánh vẽ ,mà “nhân” của nó chứa đựng toàn các chất độc.

  67. Chuông Báo said

    Từ lâu, tôi nghĩ quốc hiệu nước ta lẽ ra phải là Cộng hoà Việt Nam chứ không thể một tên nào khác. Tại sao? Bởi lẽ cũng tương tự như ý kiến của anh Phú. Nhưng thêm :

    – Trên thế giới, chỉ có 2 loại tên nước : Vương quốc (theo chính thể quân chủ – có vua) & Cộng hoà (theo chính thể dân chủ – không vua).
    – Bản chất của một nhà nước thể hiện ở Hiến pháp & pháp luật chứ không phải ở cái tên. Càng lồng ghép các tính từ vào tên nước càng làm cho quốc hiệu trở nên rối rắm, dài dòng, rắc rối, lắm sự nhiễu nhương. Đó thực sự là sai lầm.
    – Trở lại tên VNDCCH là thằng Tàu sẽ lại cãi chày cãi cối là VN đã công nhận HS, TS là của chúng (trở lại với tên cũ Tàu sẽ cãi rằng rõ ràng VN xưa nay chỉ là một Nhà nước).
    – Cái tên CHXHCNVN làm đại đa số người Việt Nam và toàn thế giới dị ứng.
    – CHVN không thể là VNCH.
    – “Bên thắng cuộc” đã có một chính thể với quốc hiệu là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam rồi đó thôi. Vậy thì Cộng hoà Việt Nam với Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng như một, bỏ từ Miền Nam thì CHMNN thành CHVN. Thế thì còn gì mà phải ngại ngần.

    Thế thì các vị ngồi trên cao còn ngần ngại nỗi gì ???

    Hay là lấy tên Cộng hoà Nam Việt vậy? Ý muốn nói là một tộc bách Việt còn lại ở phía Nam.

    Tuy nhiên, nói thế thôi, tôi đề nghị đừng nên thay đổi quốc hiệu làm gì nữa. Giờ đây, đất nước đang ngụp trong khủng hoảng, dân tình nghèo quá, cái gì cũng rối như mớ bòng bong, lại thay đổi một loạt mẫu mã mới hồ sơ giấy tờ, con dấu, tiền bạc… thế thì cuộc khủng hoảng này sẽ dìm hẳn nền kinh tế tư nhân và đời sống nhân dân mất!

    Việc gì phải bàn đổi tên nước bây giờ? Hãy để đến khi có dân chủ, tự khắc cái tên nước sẽ được đặt lại.

    Trở lại cái tên cũ VNDCCH phải chăng là âm mưu nối giáo cho Tàu cộng ??? (mở ngoặc: nếu không phải thì xin lỗi! hề hề!)

    • Chuông Báo said

      Xin nói thêm:
      – Đại đa số các nước trê thế giới đều chỉ ghép tính từ “cộng hoà” (hoặc Vương quốc) vào trước tên nước. Nó hàm ý dân chủ, tự do là điều hiển nhiên, là bản chất của chế độ của họ, việc gì còn phải điền vào cho dài dòng.
      – Cứ để tên CHXHCNVN nhưng có dân chủ, tự do (bởi bản thân cái tính từ này lẽ ra nó cũng bao hàm các điều đó rồi, chỉ khi thực hiện, các đảng cầm quyền thế nào mà nó bị vặt trụi đó thôi) còn hơn vạn lần khoác lên quốc hiệu các mĩ từ dân chủ, tự do nhưng lại bưng bít thông tin, bịt mồm dư luận, hạn chế tự do…

  68. Vệ said

    nước Vệ

  69. Mèo Con said

    “Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?.
    Nếu giải quyết được vấn đề: “Chính thể nào hội tụ được lòng dân” thì quốc hiệu, quốc ca, quốc kỳ …chỉ là chuyện nhỏ.

  70. Nguyễn said

    Phân tích sắc sảo cách thức đổi tên nước theo bài viết thì rất hay nhưng rất khó.
    Vì theo Boss Trọng thì làm gì hiến pháp cũng phải theo cương lĩnh của đảng CSVN.
    Có người bảo loại điều 4 khỏi hiến pháp, thì càng khó hơn. “Bỏ điều 4 là tự sát”.
    Người ta muốn “luyện” thuốc trường sanh để muôn năm trường trị.
    Họ quên câu giản dị “quan nhất thời dân vạn đợi”. KHỏi cần ghi vào hiến pháp thì họ cũng đã lãnh đạo toàn diện rồi, ghi vào hiến pháp nghe nó “chướng” quá.
    Vả người Việt ta bịnh sĩ lắm. Nhất là các cụ lãnh đạo. “Xã hội chủ nghĩa ” là chọn lựa của dân tộc và cụ Hồ. Con sao dám bận áo quá đầu.
    Nhưng những người tự gọi là “làm cách mạng” lại sợ cách mạng. Peaceful revolution,là diễn biến hoà bình, mới nghe họ đã như đĩa phải vôi.
    Nếu thực sự là “cách mạng” thì tại sao phải chần chừ trước những đổi thay có tính tiến hoá, như những đề nghị của các vị thức giả về thay đổi hiến pháp?
    Không thấy,trước, họ lên án tư sản dữ dằn, thậm chí nhiều ngừơi bị giết vì tư sản, nay, lại vinh danh các doanh nghiệp, vì cực chẳng đã phải chấp nhận “đổi mới”.
    Nên mới có những người “tuẫn tiết” như Kim Ngọc, Trần Xuân Bách, Trần Độ…
    Nay, họ cố bám cái hệ thống cai trị cũ kỹ là điều dễ hiểu.
    Chúng ta phải làm sao nói càng thật tâm, càng nhiều, càng kiên nhẫn, về những lợi ích của “đổi mới chính trị”(thực sự đã cũ mềm với thế giới), để ngày càng thêm những Nguyễn Văn An, Võ Văn Kiệt…
    Phải thành thật nói rằng chỉ những người “cộng sản” mới có thể tự chôn họ chứ không thể ai khác trong giai đoạn này;
    Nếu họ dũng khí “chôn” cái quá khứ nào ‘xâu xa” mà họ trung thực muốn đoạn tuyệt thì không những phúc cho chính họ mà còn phúc cho tổ quốc này.
    Xin một đề nghị nhỏ: Ông Ba sàm hãy dành một góc nhỏ làm một trưng cầu dân ý bỏ túi về tên gọi của quốc gia theo tiêu chí của ông Phú đã phân tích.
    Tôi thì chọn : Cộng hoà Việt Nam (Vietnamese Republic).
    (Thực sự Republic of Viet Nam nghe hay hơn, nhưng lại “nhạy cảm” nên thôi)

  71. người HN said

    Đúng ông HXP là người uyên bác, có bộ óc như Einstein. Mấy ông lãnh đạo nhà ta đâu có hiểu gì những lời nói trên của ông. Nào thế nào là tính từ, thế nào là danh từ. Vì thế nên nói với bọn người nầy chỉ như nói với đầu gối mà thôi.

  72. nguoiyeunuoc said

    Tại sao ông Hoàng Xuân Phú không đòi trưng cầu dân ý về độc đảng hay đa đảng mà lại đòi trưng cầu dân ý về tên nước? Kiếm tiền nuôi con và đặt tên cho con, cái nào quan trọng hơn chắc ông HXP và mọi người đều biết rõ. Về chuyện đặt tên nước: chừng nào còn từ “Nam” trong cái tên “Việt Nam” thì chừng nó dân tộc ta còn mang tâm lý lệ thuộc, nhược tiểu đối với bọn Tàu. Vì nó là nước Việt ở phương Nam, còn “Trung Quốc” có nghĩa là quốc gia ở trung tâm. Tạm đặt tên là “Việt quốc” và “Hán quốc” cho nó lành.

  73. Cháu ruột ông Hồ Sĩ Tạo said

    NHỚ AI […]

  74. dinh thanh nguyen said

    Bác Phú nhận định từ Việt nam trong tên Việt nam Cộng hòa là danh từ theo tôi là không chính xác.Trước 1975,người ta thường ghép chữ theo lối Hán Việt.Thí dụ :cộng sản chủ nghĩa,tư bản chủ nghĩa,sau 1975 được gọi là chủ nghĩa cộng sản,chủ nghĩa tư bản.Thí dụ :quốc văn toàn thư,trường quốc gia nghĩa tử,trường quốc gia hành chánh(sau này gọi là trường hành chánh quốc gia.).Dù vậy CHVN hoặc VNCH dều được dịch ra tiếng Anh là Republic of Vietnam,không ai dùng tĩnh từ như vietnamese trong quốc hiệu vì không trang trong.

  75. Cháu ruột ông Hồ Sĩ Tạo said

    NHỚ AI […]

  76. Phi Cộng said

    Nên lấy quốc hiệu của ta là

    VIỆT NAM PHI CỘNG SẢN

  77. BALY said

    GS Hoàng Xuân Phú viết thật “tâm phục khẩu phục” ! Kiến thức uyên bác,số liệu rõ ràng,lập luận chặt chẽ,có lý lẽ có tình nghĩa,có đề xuất của bản thân; nhưng vẫn để ngỏ cho các ý kiến khác,thế mới THỰC TÂM TÔN TRONG DÂN chứ đâu như hàng ngũ “dư luận viên cấp cao” nói như nhét vào tai mà còn đe nẹt người nghe nữa chứ!Họ thường càm ràm,lảm nhảm,nhai đi nhai lại một mớ những cái không thể là rác được nữa,ấy thế mà vẫn đủ nhãn nọ nhãn kia,vẫn tự nhận là đỉnh cao trí tuệ.Thật lố bịch hết nói!Thưa GS,dân không chỉ : điền 2 chữ “đông ý” như GS viết mà họ còn in sắn 2 chữ “đồng ý ” nữa cơ!Họ lo cho dân đến mức đó, quý hóa không?Những ý tưởng như thế này; nhưng họ dám lại gán vào loại “suy thoái”và “cần xử lý” lắm đấy !Tôi đề nghị quốc hiệu là :CỘNG HÒA VIỆT. Như vậy thỏa mãn cả 4 tiêu chí. Bỏ chữ Nam để khẳng định ;Nước ta không phải là NAM (phía nam) đối với nước nào cả.Mà thực tế nước ta ở BẮC bán cầu rõ ràng mà! Nhiều người sẽ lại bật lên như lò xo cho mà coi,vì như vậy “vuốt mặt không nể mũi” cái “anh bạn 16 chữ vang và 4 tốt”Phải “dã từ dĩ vãng” thôi, cứ phải là NAM của một nước nào đó mãi sao? Hóa ra ta cứ lấy một nước làm mốc,làm địa chí để phải xưng là NAM mãi sao?Sao lại cứ lệ thuộc cả từ vị trí địa lý vậy?! Đấy chẳng phải là biểu hiện của ý thức ĐỘC LẬP Một cách hùng hồn,đĩnh đạc đó sao?Cho nên,nếu được thêm vào tiêu chí tôi đề nghị thêm tiêu chí thứ 5: tên quốc hiệu gắn với,nói lên,vị trí địa lý của đất nước trên địa cầu,lấy xích đạo làm chuẩn.Như vậy bỏ chữ Nam là hoàn toàn có lý;nhưng ….e rằng lại “phi chính trị” không lọt lỗ tai ít nhất là 200 “quý vị”.

  78. […] ← Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân? […]

  79. ongngoaitho said

    Chỉ đổi tên không thôi thì chưa đủ.Nước Nga và Đong Âu chỉ đổi tên sau khi giải thể chế độ cs,sau đó còn nhiều thứ rác rưởi mà phải nhiều nămsau mới dọn dẹp hết ,đặc biệt là đa số đả bị tiêm chat độc csngấm vào xương tủy mấy chục năm rồi,bài của bácHXP nhung,mơ mộng,nhưng thôi hay cứ mơ đi dã

  80. phương said

    khi mà khó quá có khi cờ bạc lại giải quyết thỏa đáng ,little Saigon có một tí mà đã ầm ỷ…
    1 tên do lảnh đạo nhà nước lựa chọn
    một tên nữa do đồng bào hải ngoại
    một nữa do nhân dân và trí thức lựa chọn
    làm ba phiếu thăm rồi tổ chức một ngày lể tại đền Hùng, chủ tịch nước sẽ làm nghi lể và bốc quẻ ,,,quẻ nào được chọn thì tên đó được lấy…còn không thì cãi nhau tới già…

  81. […] ← MỘT BÀI BÁO CÓ HẠI CHO ĐẢNG Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân? → […]

  82. […] Press This […]

  83. tai sao vao luc nay said

    Tại sao lại muốn đổi tên nước vào lúc này ?
    _ Để đòi lại HS ? Chắc là không.
    _ Để cứu Nhóm Lợi Ích ? . . .

    • toi yêu viet gain ngu ngóc lọn said

      để tiếp tục mị dân chứ để làm gì – vì tên nước luôn luôn gắn lien với chính thể hiện hành của nước đó, đổi tên gì thì cũng là chính thể cộng sản trị cũng vẫn là độc tài đảng trị – vậy đổi làm gì khi cái đảng này còn nguyên si nền kinh tế thị trơờng định hướng xhcn với chính quyền song trùng (đảng & nhà nước) lúc đó người dân cfng thấy mún ói them mà thôi – guiữ nguyên tên co đến khi nào chính thể cgg sản này chết dii rồi đổi lun cho nó có ý nghĩa

  84. Nên chọn tên CỘNG HÒA DÂN CHỦ VIỆT NAM THỐNG NHẤT said

    Theo tôi phương án tốt nhất để ông Nguyễn Phú Trọng và thân hữu cũng chấp nhận được là

    CỘNG HÒA DÂN CHỦ VIỆT NAM THỐNG NHẤT
    THE PEOPLE UNITED REPUBLIC Of VIETNAM

    Tại sao như vậy?

    1. Nó dựa trên cái tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa: nên các ông bảo thủ trong Đảng không phản đối quyết liệt

    2. Nó thể hiện chủ trương đại đoàn kết, thống nhất toàn thể người Việt cũng là chủ trương của Đảng

    3. Nó có nhiều hàm nghĩa tốt cho việc đấu tranh chủ quyền về sau này, ví dụ, là tên mới hoàn toàn, là sự thống nhất của VNDCCH và CHVN trước đây nên kế thừa cả quyền của VNCH về HS-TS

    Nói chung là nó hay và chấp nhận được cho cả lề trái và lề phải

    • khách said

      Không nên phụ thuộc vào Ông Trọng vừa thiếu hiểu biết, lại suy thoái toàn tập ấy được. BACS PHÚ phân tích rất chí lý chọn quốc hiệu nào là tùy nhân dân ta phương án mọi người cảm nhận được.

      Trong điều kiện hiên nay thì chưa cần đổi làm gì, vì mọi người đang thời kỳ giao thời chưa đủ nhân thức bảo thủ, dùng dằng, không để ý…
      cứ để CH XHCN VN chứ đổi các ông lại đổi lại VNDCCH thì dở.

  85. vncs said

    Cộng Hòa là gi?
    Nền cộng hòa là một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân trong nước đó.
    – VN được lãnh đạo dựa vào SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA ĐCSVN.
    – Nhân dân KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT được ĐCSVN.
    Do đó kết luận: VN hiện thời không phải là nước CỘNG HÒA.
    Cho dù có Quốc Hội – Chủ Tịch Nước – Thủ Tướng, nhưng do Đảng Cử Dân Bầu.
    Tên nước do Hiến Pháp quy định, tất nhiên phải phù hợp với các quy định khác của Hiến Pháp.
    Hiến Pháp quy định:
    – Nước VN do ĐCSVN lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối.
    – ĐCSVN lấy chủ nghĩa Mác – Lê làm kim chỉ nam.
    do đó chỉ có tên nước là VIỆT NAM CỘNG SẢN là phù hợp với Hiến pháp và thực tế chính trị tại VN hiện nay, cho dù nó phản cảm và không đoàn kết được dân tộc.
    Muốn không phản cảm, phù hợp với thực tế và đoàn kết dân tộc thì trước hết phải THAY ĐỔI TRIỆT ĐỂ Hiến Pháp. Nhưng ĐCSVN không cho phép thay đổi triệt để nên phương án tối ưu vẫn là :
    nước VIỆT NAM CỘNG SẢN!

    • nếu không có hiến pháp mới như kiến nghị 72 đưa ra thì tốt nhất nên đặt tên nước là nước việt nam cộng sản (việt nam của cộng sản) cho nó đúng ý nghĩa thực chất. said

      đúng thế, nếu không có hiến pháp mới như kiến nghị 72 đưa ra thì tốt nhất nên đặt tên nước là nước việt nam cộng sản (việt nam của cộng sản) cho nó đúng ý nghĩa thực chất: đảng cs độc tài toàn trị, tất cả là của đảng.
      đừng vẽ vời làm gì (thay vỏ bình đựng thuốc độc) thì có làm gì tốt hơn được đâu.

  86. Huỳnh Tấn - Cựu HS QGNT Saigon said

    Phương án 1: Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam).
    Phương án 2: Cộng hòa Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnamese Republic).
    Phương án 3: Cộng hòa Thống nhất Việt Nam (tên tiếng Anh: United Republic of Vietnam).
    – Đề nghị Anh Ba sàm nếu không phản biện được bài của Giáo sư Phú, nên làm một bảng thăm dò cho bạn đọc lựa chọn.
    – Tôi ủng hộ PA1, và có thể những ai còn nhớ bài hát này đều ủng hộ:

    Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời
    Việt Nam hai câu nói bên vành nôi
    Việt Nam nước tôi.
    Việt Nam Việt Nam tên gọi là người
    Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời

    Việt Nam đây miền xinh tươi
    Việt Nam đem vào sông núi
    Tự do công bình bác ái muôn đời
    Việt Nam không đòi xương máu
    Việt Nam kêu gọi thương nhau
    Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu

    Việt Nam trên đường tương lai,
    Lửa thiêng soi toàn thế giới
    Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời
    Tình yêu đây là khí giới,
    Tình thương đem về muôn nơi
    Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người

    Việt Nam! Việt Nam!
    Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
    Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời.

    Nghe nhạc
    P/s: Bài này làm quốc ca cũng rất hùng tráng.

    • Minhhoang said

      Trời ơi, lâu lắm Vịt tui mới nghe được một danh xưng thân thương ngày nào.

      “Quốc Gia Nghĩa Tử” là nơi được Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chu cấp cho các con cái của những người lính chiến vừa đền xong nợ nước được ăn học đàng hoàng.

      Rất xúc động khi được tin nhau.

      http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/bay-gio-anh-o-dau-dang-cap-nhat.ML7k6zyHju.html

      • Huỳnh Tấn - Cựu HS QGNT Saigon said

        Các bạn Quốc Gia Nghĩa Tử vẫn có hội ngộ hàng năm tại Sài Gòn, bạn có thể vào trang QGNT để biết thêm thông tin về bè bạn, thầy cô…
        Mến.

    • dulu said

      “Vietnamese Republic” có ai mà dùng tên nầy?
      Nước VN mới là điểm nhấn quan trọng chớ đâu phải “Republic-cộng hòa” là quan trọng?
      Chưa từng thấy ai đề nghị tên yếu xìu như vậy! Hết biết đề nghị nầy!

  87. Nguyễn Quang A said

    Anh Phú còn quên một ý mà những người chắp bút bản “dự thảo HP 2013” đính kèm KN72 đã để ý (đáng tiếc Quốc hiệu “XXX” trong bản thảo cuối cùng đã được thay bằng “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” khi đưa ra công bố).
    Việt Nam sẽ không chấp nhận những thứ mà VNDCCH hay CHXHCNVN đã làm trái pháp luật (hoặc dấu diếm) với các nước khác. Vì thế dưới đây tôi bỏ cụm “Dân chủ Cộng hòa” trong Điều 5. của bản dự thảo HP 2013 để mọi người hiểu rõ việc hoàn toàn không nên lấy lại quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”:

    Điều 5. Các điều ước quốc tế

    1. Việt Nam thừa nhận, kế thừa và tôn trọng các điều ước quốc tế đã được các chính quyền Việt Nam trước đây ký kết và ban hành không trái với các hiến pháp tương ứng và các quy tắc chung được luật pháp quốc tế công nhận vào thời điểm đó.

    2. Việt Nam không thừa nhận bất cứ điều ước, thỏa thuận hay tuyên bố nào mà các chính quyền Việt Nam trước đây đã ký kết hoặc đưa ra một cách bí mật, không đúng thẩm quyền hoặc không đúng theo các thủ tục pháp luật vào thời điểm đó.

    3. Việt Nam không thừa nhận bất cứ điều ước, thỏa thuận hay tuyên bố do bất cứ đảng phái chính trị, tổ chức phi nhà nước hay cá nhân nào đã ký kết hoặc đưa ra, một cách bí mật hay công khai, liên quan đến chủ quyền hay lãnh thổ Việt Nam.

    • ThelD said

      Cám ơn bác Quang A bổ xung một ý RẤT quan trọng

    • Nguyễn Hữu Quý said

      Cảm ơn bác Nguyễn Quang A, em nhớ lại, trong lần góp ý với Dự thảo HP2013 do nhóm 72 trí thức, thì em thích nhất điều này. Hôm nay được bác nhắc lại, một lần nữa em lại thấy yên tâm hơn, vì có Điều 5 này để mai này con cháu ta sẽ sòng phẳng với bọn cướp nước và bán nước.
      Một lần nữa cảm ơn bác!

    • Người Việt Yêu Nước said

      Hay quá.
      Cám ơn bác Nguyễn Quang A , cám ơn bác Hoàng Xuân Phú. Bài này phân tích cực kỳ tỉ mỉ, dễ hiểu, hợp tình, hợp lý.
      Nhưng nếu họ không chịu sửa đổi hiến pháp, thì đổi kiểu gì cũng phạm vào 1 trong 4 tiêu chí của bác HXP, như tiêu chí 4 là rõ nhất:.
      Tiêu chí 4: Quốc hiệu cần được Nhân dân chấp thuận

    • Chuông Báo said

      Rất vô cùng cực kỳ cảm ơn anh Nguyễn Quang A.
      Vậy thì anh có chấp nhận cái tên là Cộng hoà Việt Nam không ? Cái tên này nó hoà đồng với thế giới dân chủ, nó xác định VN là một nước dân chủ (cộng hoà-không vua) chứ không phải quân chủ (vương quốc – có vua). Vừa ngắn gọn mà vừa rõ ràng. Còn dân chủ và tự do là quyền phổ quát rồi, chả việc gì phải ghi vào với tên nước cho thêm dài dòng rắc rối. Xem mấy cái quốc hiệu của các nước XHCN thấy kỳ cục thật sự. Các tính từ mà nó đi kèm cứ như toàn được dùng trái nghĩa. Thế mới cười chứ! Các nước Âu, Mỹ, họ chẳng ghi thêm từ “dân chủ”, “tự do”, “nhân dân” gì sất mà người dân thực sự được tự do, dân chủ, nhân dân được công quyền cúc cung tận tuỵ phục vụ. Lạ thật! Sao thế, anh A ?

  88. Nước VIỆT-NAM DÂN-CHỦ XÃ-HỘI (đây là một bản thảo góp ý)
    (do sự thỏa thuận và đoàn kết giữa nhiều đoàn thể ái quốc (kháng chiến, cần lao, tôn giáo và chánh trị)
    VIỆT NAM DÂN CHỦ XÃ HỘI (VNDCXH) một quốc gia tranh thủ sự tự chủ hoàn toàn của dân tộc , cũng cố nền độc lập quốc gia và cần lao xã hội Việt Nam mới.
    Sở dĩ đặt vấn đề độc lập quốc gia trước các vấn đề khác là vì :
    1/- Trên lập trường quốc tế , nước Việt Nam có được độc lập , dân tộc Việt Nam mới được sống bình đẳng với dân tộc khác ; dân tộc bình đẳng nhau mới chủ trương được dân tộc hiệp lực , mới kiến thiết được hòa bình xác thực cho thế giới.
    2/- Dân tộc Việt Nam được tự chủ và mạnh mới tránh khỏi sự chi phối của đế quốc chủ nghĩa để thi hành một cách có hiệu quả những biện pháp chính trị và kinh tế , đem lại đem lại hạnh phúc cho các tầng lớp dân chúng.
    VIỆT NAM DÂN CHỦ XÃ HỘI là một nước dân chủ , chủ trương thực thi triệt để nguyên tắc chính trị của chủ nghĩa dân chủ “chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân”
    Đã chủ trương “toàn dân chính trị” thế nên nước VNDCXH chống độc tài bất cứ hình thức nào.
    Nước VIỆT NAM DÂN CHỦ XÃ HỘI là một nước dân chủ xả hội chủ trương tổ chức nền kinh tế theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội : Tuyệt đối không để giai cấp mạnh cướp công quả của giai cấp yếu , làm cho mọi người đều được hưởng phúc lợi cân xứng với tài năng và việc làm của mình ; những người tàn tật yếu đuối thì được nuôi dưỡng đầy đủ.
    Đặc điểm của nước VNDCXH là trong giai đoạn lâm thời , không chủ trương giai cấp đấu tranh giữa dân tộc Việt Nam , vì lẻ ở xã hội Việt Nam hiện thời , 83 năm bị trị dưới chế độ CSCN, chỉ có một giai cấp mạnh độc tài độc tài độc đảng bóc lột.
    Muốn tranh khỏi giai cấp tranh đấu về sau, thì sự cấu tạo “xã hội Việt Nam mới” phải căn cứ nơi những yếu tố tuyệt đối không cho sanh trưởng giai cấp bóc lột tồn tại , mà chỉ trợ trưởng một giai cấp một , tức là giai cấp sanh sản đào tạo tài năng chân chính.

  89. Nguyễn Kim said

    Quốc hiệu là “Cộng hòa Việt” là đủ. Thêm từ Nam vô tình chúng ta tự
    coi như một thuộc quốc chư hầu của Tàu

    • nguoiyeunuoc said

      Giống ý tui. Còn phải đổi cái tên “Trung Quốc” cho đủ cặp, vì nó có nghĩa là “quốc gia ở trung tâm”.

      • HP said

        Đồng ý với bác Nguyễn Kim, tên này cũng đã có một số người đề cập trên các blog khác. Đây là tên đơn giản, cho thấy sự độc lập của nước ta và cũng đáp ứng 3 tiêu chí đầu do bác HXP đưa ra, còn tiêu chí 4 nếu giải thích rõ hi vọng cũng được đa số chấp nhận.

        Vấn đề ở đây chỉ là do quen tai, quen mắt nên một số người có thể cảm thấy ‘thiếu thiếu’ khi thấy chỉ có từ VIỆT đứng một mình trong ‘Cộng hoà Việt’ nhưng lại không có cảm giác như vậy khi nói/nghe Cộng hoà Pháp, Vương quốc Anh, CHLB Đức, CHDCND Lào…

        Nếu bác HXP có suy nghĩ này chắc bác không nhọc công tìm các tên như CH ĐLVN, rồi CHTN VN…

    • BALY said

      Xin lỗi bác Nguyễn Kim,tôi đã post comment của mình lên lúc 8 giờ 28 phút sáng nay và vừa rồi lại nhắc lại lần nữa nhân có bác Thức tỉnh comment lúc 11h20.Chiều nay rảnh, tôi mở đọc lại bài của GS HXP và các comment khác cho tỉnh táo đầu óc,mới biết bác Nguyễn Kim đã có ý một đề xuất khác như bác đã viết.Khi đọc đến đây tôi mới biết bác đã đề xuất sớm hơn tôi,lúc 6h25.Vì vậy,mong bác thông cảm cho,đây hoàn toàn là “ý tưởng lớn” gặp nhau! Đùa cho giải xì trét thôi, bác thì không biết ra sao,còn tôi thì “hết đát” rồi làm gì được nữa!Mong bạn đọc lượng thứ;song tôi nghĩ cũng có cái hay là ít nhất có 2 ý tưởng giống nhau,cũng được an ủi.

  90. Phạm Đức said

    Cảm ơn bài viết công phu của GS Phú.

    Theo thiển ý của tôi, thì chỉ 2 chữ VIỆT-NAM là đủ , khi viết sang tiếng Anh-Pháp-Đức hay tiếng ngoại quốc nào (dùng mẫu tự abc) cũng dễ viết hay dễ gọi là Vietnam như hiện nay. Và là người VN thì không ai có thể chối bỏ 2 chữ này, dù chính kiến của họ như thế nào. Cũng như GS Phú đã viết, nếu VN có…hữu xạ tự nhiên hương, thì cũng chẳng cần thêm thắt gì thêm, và gây phản cảm hay tranh cãi.

    Còn vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc, con đường còn dài, là VẾT THƯƠNG KHÓ LÀNH BỞI NHỮNG THẢM HỌA ĐÃ GÂY RA, nhưng không có nghĩa là không chữa lành được! Nhưng không chỉ 1 việc thay đổi quốc hiệu, bình mới rượu cũ (đã lên men?) mà thu lòng dân được. Nếu một chính quyền nào tốt, NHÂN BẢN (tôn trọng quyền con người), làm cho dân giàu NƯỚC MẠNH, thì chẳng cần hô hào, tô vẽ hay đóng kịch, tự khắc lòng dân sẽ về một mối…

  91. […] http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/19/quoc-hieu-nao-hoi-tu-long-dan/ […]

  92. Nguyễn Minh Tâm said

    Theo tôi chỉ cần đặt tên nước một cách đơn giản và trang trọng là VIỆT NAM.

    • Tâm Đức tự said

      Tôi cũng mong muốn tên nước mình là ” VIỆT NAM”, dễ khắc sâu trong tim mỗi con người chúng ta.

  93. Trần Thiện Nhân said

    Chúng ta cảm thấy may mắn có một người như GS Hoàng Xuân Phú. GS đã có tiếng nói đúng lúc thức tỉnh con người ra khỏi cơn mê (nhưng chưa chắc giới cầm quyền có tỉnh nổi không !).

    • Nguyễn Hữu Quý said

      Đồng ý với còm này của bác, và cảm ơn bác Hoàng Xuân Phú, người mà hầu hết chúng ta ngưỡng mộ.

  94. Nhị Mai said

    Quá tuyệt vời và khâm phục Bác Hoàng Xuân Phú. Bài viết của bác là một công trình nghiên cứu tầm cỡ KX01. Bao nhiêu viện, bao nhiêu GSTS cỡ Hoàng Chí Bảo,… là sao có trình độ uyên bác như anh Phú được. Nhân dân Việt nam tự hào về Viện sỹ Hoàng Xuân Phú. Trân trọng cám ơn anh. Quan điểm của tôi tên nước là Cộng hòa Việt nam.

  95. Cục Đất said

    Cám ơn bác Phú đã viết công phu và có lý. Chỉ góp một ý nhỏ về ngôn ngữ:
    Bác cho là: Từ“Việt Nam” trong “Cộng hòa Việt Nam” là tính từ, trong khi từ “Việt Nam” trong “Việt Nam Cộng hòa“ là danh từ.
    Bác nói vậy khi mặc định dùng ngữ pháp Việt cho chữ Việt Nam Cộng Hòa. Thật ra thời điểm 1955 người ta còn sính dùng ngữ pháp Hán Việt lắm. Tương tự trong “đại gia đình”, thì trong “Việt Nam Cộng Hòa”, “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”, từ Việt Nam cũng có thể dùng như tính từ lắm chứ (theo cách hiểu thời đó- tương tự Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc của TQ)
    Còn đề xuất “Cộng hòa Việt Nam” thì tiếng Anh cứ là Republic of Vietnam, chứ dùng chữ Vietnamese nghe yếu lắm.

    • Thức tỉnh said

      Tôi cũng hiểu “VNCH” hay “VNDCCH” là đặt tên theo ngữ pháp Hán-Việt, còn theo ngữ pháp tiếng Việt phải là CH…VN.

  96. moi said

    Du ban cho tuong lai thoi vi neu thay quoc hieu se phai in tien moi het suc lang phi HAI DAN HAI NUOC, bai hoc qua dau kho trong lich su lam phat cua dcsvn doc tai moc tui toan dan, ban cung hoa toan dan! Va thay quoc hieu se con phai thay moi thu cho dong bo, khong rieng thay quoc hieu la xong.

  97. NGUYỄN TRỌNG LÚ said

    QUỐC HIỆU LÀ GÌ CŨNG ĐƯỢC, MIỄN LÀ ĐẤT NƯỚC SẠCH BÓNG ĐẢNG CỘNG SẢN.

  98. Qua phân tich rất khoa học và có tình có lý , nhưng tôi biết bác Phú vẫn để dành một phương án nào đó vì sau này chắc chắn không ai dùng cái tàn dư cộng sản

  99. Dulu said

    Chọn tên mới là NAM VIỆT để thể hiện tính đoàn kết là một bang của Chệt cho kịp năm 2010 theo hiệp nghị Thành Đô chứ! Quên sao? Chệt cho đảng csvn quên được à? Chẳng phải đảng csvn đã trưng cờ mới của Chệt là 5 sao nhỏ vây quanh sao lớn hay sao?

  100. Chien sy said

    Đại biểu QH chắc ” choáng ” sau khi đọc bài này…thực sự kính nể tài năng, sự cẩn trọng và tư duy logic của GS.

    • BALY said

      Giỏi lắm có được 10% quý dzị đại biểu đọc được bài này, vì số còn lại……không biết computer là gì.Số hiểu bài này có lẽ giỏi lắm 5%.

  101. NguNgơ said

    Vẫn là giấc mơ…đặt tên cho đứa bé chưa ra đời, trong khi ông bố đã chết thối còn nằm đó mà vẫn không được chôn.
    Hàng xóm họ xì xào.

  102. Nếu thuận buồn xuôi gió tôi mong rằng bản kiểm điểm này của tôi sẽ được đọc vào ngày 19/08/2020 và khi đó Quốc hiệu là CỘNG HÒA VIỆT NAM

    Say thuốc lào đê mê về “tam phê, thất khoái” hay tự phê trong tương lai

  103. CỘNG HÒA VIỆT NAM

    Đó là quan điểm nhất quán của tôi.

    THƯ GÓP Ý CHO BẢN HIẾN PHÁP 1992 THEO TINH THẦN DÂN TỘC CHỦ NGHĨA

  104. […] GS Hoàng Xuân Phú: Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân? (HXP/ […]

Gửi phản hồi cho Nguyễn Quang A Hủy trả lời