BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Ba 6th, 2013

Việt Nam 1945-1995 – Lời kết

Posted by adminbasam trên 06/03/2013

LỜI KẾT

GS Lê Xuân Khoa

Không có một chủ nghĩa chính trị nào là chân lý tuyệt đối. Mọi học thuyết hay chủ nghĩa do con người lập ra, dù của những đầu óc siêu việt đến đâu, cũng chỉ có giá trị tương đối trong những hoàn cảnh xã hội nhất định, hoặc chỉ có một số yếu tố tồn tại với thời gian vì chúng phản ánh những nguyên lý cơ bản về đạo đức và trí tuệ của loài người… Bởi vậy, bất cứ một học thuyết hay chủ nghĩa chính trị nào tự tuyên dương mình là chủ nghĩa duy nhất có giá trị vĩnh viễn thì sẽ hoàn toàn sai lầm, và sẽ gây nên hậu quả vô cùng tai hại. Đúng như một câu danh ngôn đã nói: “Làm thầy thuốc mà lầm thì có thể giết chết một bệnh nhân, làm chính trị mà lầm thì có thể giết hại một dân tộc, làm văn hoá tư tưởng mà lầm thì có thể giết hại nhiều thế hệ.” Độc tôn về chính trị và tư tưởng sẽ đưa đến độc tài, bắt mọi người phải tuân phục một chủ nghĩa duy nhất và một chế độ duy nhất, loại trừ tất cả những người có những suy nghĩ khác biệt. Rốt cuộc, vì sai lầm chồng chất, các chế độ độc tài đều sẽ phải sụp đổ. Điều này đã được chứng minh quá rõ ràng qua kinh nghiệm của nhiều nước độc tài trên thế giới, cộng sản hay không cộng sản, trong những thập kỷ vừa qua.

….

Quyền lực và lợi lộc nếu biết chia sẻ thì nhà cầm quyền vẫn có phần một cách chính đáng. Quyền lực và lợi lộc không thể mãi mãi giữ độc quyền, và điều chắc chắn là không thể đem theo sang thế giới bên kia. Đã có nhiều trường hợp cho thấy hậu quả tai hại xảy ra cho những chế độ độc tài, cộng sản hay không cộng sản, trong khi những người cầm quyền còn tại chức. Thành tích tốt hay xấu của những người lãnh đạo sẽ được nhân dân đánh giá công minh và được lịch sử ghi chép thành văn hay truyền khẩu cho đến muôn đời sau. Có những nhà lãnh đạo nào đã tự hỏi mình: Nên để lại tiếng thơm hay tiếng xấu cho hậu thế? Bách thế lưu phương hay Lưu xú vạn niên?

 Khi kiểm điểm các sự kiện lịch sử trong hơn nửa sau của thế kỷ XX như đã được trình bày trong sách này, ngoài việc nhận biết được những quyết định sai lầm và những cơ hội bỏ lỡ của những nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Pháp, Hoa Kỳ, Việt Nam cộng sản và Việt Nam quốc gia, chúng ta còn có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm và bài học thực tế về các chính sách đối nội và đối ngoại của mỗi phe liên hệ. Vì mục tiêu giới hạn của cuốn sách, tác giả sẽ chỉ chú trọng đến những bài học có lợi ích cho Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Thật ra, những bài học này không hoàn toàn mới lạ vì đều là những sự thật khá hiển nhiên, nhưng những sự kiện và trường hợp chúng xảy ra hay được áp dụng ở Việt Nam là những kinh nghiệm mới có hiệu lực cảnh giác rất mạnh mẽ.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: