BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1642. GS PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP NGÀY 12-03-1992

Posted by adminbasam trên 24/02/2013

GÓP Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP

Phát biểu của ông Phan Đình Diệu tại Hội nghị ủy ban Trung ương Mặt trận Tồ quốc Việt nam ngày 12 tháng 3 năm 1992.

Kính thưa Đoàn chủ tịch,

Kính thưa tất cả các vị đại biều,

Tôi xin phép có một số ý kiến tham gia cuộc thảo luận kỳ này – tức là về dự thảo Hiến pháp.

Ý KIẾN THỨ NHẤT: Chúng ta đang sống trong một tình hình mà đất nước và thế giới có rất nhiều vấn đề cần được nhận thức và lý giải một cách tỉnh táo. Về những khó khăn của đất nước, tôi xin không phải nói lại. Nhưng vấn đề cốt lõi là hiện nay đất nước đòi hỏi gì? Theo tôi nghĩ, cái lớn nhất mà đất nước đòi hỏi là phải phát huy được tất cả mọi năng lực của tất cả các thành viên cùa dân tộc trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, tự cường để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và tiến kịp với thế giới. Phải trên cơ sở phát huy thật sự mọi năng lực của dân tộc thì mới có thể tận dụng được những thành tựu của thế giới hiện đại, tận dụng được những khả năng hợp tác với bên ngoài, và do đó, mới có thể sử dụng được mọi thuận lợi để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, có cuộc sống no ấm hạnh phúc trong cộng đồng thế giới đang bước sang một giai đoạn văn minh mới.

Tôi nói điều đó bởi vì hiện nay, trong điều kiện mở cửa, nhiều khi ta hy vọng quá nhiều vào những quan hệ với nước ngoài, đầu tư của nước ngoài, v.v… Điều đó là hết sức quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn nữa, cái cốt lõi nhất là phài làm sao phát huy được mọi năng lực của chính bản thân chúng ta. Bởi vì dân tộc ta, nếu không phát huy được năng lực của chính mình, thì dù người nước ngoài có ồ ạt đầu tư vào, chúng ta cũng chỉ đóng vai trò của những kẻ đầy tớ hèn mọn mà thôi. Cho nên vấn đề làm chủ, vấn đề phát huy thật sự năng lực của mọi thành phần của dân tộc, không phân biệt đối xử, không có hận thù, hòa giải, hòa hợp, mới là cái cốt lõi, cái cơ bản nhất. Năng lực ấy chúng ta có. Còn thi hành bất kỳ một chính sách phân biệt nào, bất kỳ sự chia rẽ nào, bất kỳ sự duy trì tình trạng đối địch thù hận nào, cũng đều nguy hiềm cho quá trình đoàn kết để chấn hưng đất nước. Vì vậy, Hiến pháp, theo tôi nghĩ, cần phải được bàn trên tinh thần đó, tạo điều kiện cho xã hội Việt nam tiến theo hướng đó. Và cũng cần nói thêm rằng với tư cách một bộ luật cơ bản, cao nhất, thì hiến pháp phải thực sự là bộ luật cơ bản và cao nhất, không có bất kỳ một thứ luật nào khác, thành văn hay không thành văn, cao hơn nó.

Ý KIẾN THỨ HAI: Vậy những đòi hỏi đó của đất nước hiện nay cần được phản ánh trong thể chế xây dựng nhà nước, tức là được phản ảnh trong Hiến pháp, như thế nào?

Như chúng ta đã biết, qua sự vận động của đất nước ta cũng như trên thế giới vừa qua, thì điều đã rõ là chúng ta phải từ bỏ mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ để xây dựng một đất nước, một thể chế có nền kinh tế thị trường thật sự (dĩ nhiên là có sự điều tiết của nhà nước) và một chế độ chính trị dân chủ đoàn kết dân tộc, có nghĩa là một xã hội dân sự và một nhà nước dân chủ pháp quyền. Vì thế, ở đây có nhiều vấn đề cần phải dứt khoát và phải có những quan điểm rõ ràng. Bởi vì, nếu theo hướng đó thì rõ ràng chế độ xã hội chủ nghĩa với tư cách là một thể chế xã hội, tức là một hình thái tổ chức xã hội trong đó chế độ sở hữu công cộng là cơ bản hay gần như là duy nhất, trong đó nền kinh tế được quản lý tập trung bằng kế hoạch thống nhất của nhà nước, trong đó có một chế độ chính trị do một đảng lãnh đạo theo mô hình chuyên chính vô sản, đã chứng tỏ là không thể duy trì được nữa và là sự cản trở cho mọi tiến bộ của dân tộc. Và cũng như đã được chứng tỏ, nó là sự cản trở và đã bị phá bỏ ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm để nhận thấy rằng chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình đó, tức là theo chủ nghĩa Mác – Lênin, không còn đáp ứng được mục tiêu phát triển của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Một vấn đề đặt ra là có thể chăng cố gắng kết hợp một nhu cầu không thể bác bỏ được là phát triển nền kinh tế thị trường với một ý đồ duy trì thể chế chính trị “xã hội chủ nghĩa” kiểu chuyên chính vô sản do một đảng lãnh đạo? Tôi nghĩ, ở đây mỗi thể chế, mỗi cách tổ chức xã hội có logic của nó và trong mỗi logic đó có những yêu cầu về tính nhất quán của nó. Không thể dễ dàng từ bỏ một số yếu tố này mà lại giữ nguyên một số yếu tố khác. Thực tế mấy năm qua cho thấy trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhưng vẫn giữ sự độc quyền lãnh đạo, thì không phải chúng ta phát huy được tính tích cực của cả hai thể chế đó, mà thật ra xã hội đồng thời chịu tác động tiêu cực của cả hai thể chể. Bởi vì, trong một nền kinh tế không có hàng hóa thì người ta không thể dùng quyền để bán đi được. Nhưng một nền kinh tế thị trường mà vẫn giữ độc quyền thì quyền cũng là một thứ hàng hóa. Và trong mấy năm qua, nạn tham nhũng không thể trị được chính là hình thức kết hợp sự độc quyền và nền kinh tế hàng hóa. Vì không có thứ hàng hóa nào lại dễ ăn dễ lãi như quyền lực. Tham nhũng về thực chất là việc biến một cách phi pháp quyền lực thành hàng hóa. Cho nên không thể kết hợp những yếu tố không thể dung hòa được của hai thể chế để hy vọng tạo ra một hình thái tích cực được. Chúng ta cần nhanh chóng khắc phục những yếu tố cộng lại cái tiêu cực như vậy.

Thật ra, kinh tế thị trường không phải cái gì cũng tốt cả. Kinh tế thị trường cũng có nhiều mặt tiêu cực của nó. Chính vì vậy, để phát triển được nền kinh tế thị trường và để nó có thể phát huy được mặt tích cực và hạn chế được mặt tiêu cực, thì đòi hỏi phải tăng cường luật pháp, đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp thật đầy đủ và có khả năng điều chỉnh mọi mối quan hệ phức tạp trong một xã hội có kinh tế thị trường. Do đó, phải tăng cường luật pháp, tăng cường dân chủ, phải xóa bỏ độc quyền. Để làm được như vậy phải bảo đảm quyền tự do dân chủ, đặc biệt những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do phê phán của nhân dân. Trong điều kiện đó, tôi đề nghị phải dũng cảm nhìn vào sự thật và có sự lựa chọn khoa học và logic. Trong sự lựa chọn này, tôi hoàn toàn đồng ý với nhiều ý kiến đã được phát biểu là: khi khái niệm chủ nghĩa xã hội theo kiểu cũ không còn thích hợp nữa, còn theo một kiểu mới nào đó thì chúng ta chưa hề định hình được, thì không nên ghi những từ như vậy trong một văn bản pháp luật có tính chất bắt buộc đối với toàn dân trên đất nước này. Chúng tôi đề nghị những thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội”, “chủ nghĩa Mác – Lênin”, v.v… trong Hiến pháp đều nên tạm gác lại. Có bỏ vĩnh viễn hay không, chuyện đó ta hãy xét sau, nhưng ít nhất là nên tạm gác lại. Tổ quốc này chưa phải là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, tài sản công cộng cũng không phải là “tài sản xã hội chủ nghĩa”, những chữ ấy không mang một nội dung gì cả. Vì vậy chỉ cần nói chúng ta bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, chúng ta xây dựng đất nước Việt Nam, chúng ta bảo vệ tài sản công cộng trên đất nước này, thế là đủ. Ban nãy, Linh mục Vương Đình Bích có nói: vì có sự khác biệt tư tưởng giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và tôn giáo, do đó nếu ghi chủ nghĩa Mác – Lênin vào Hiến pháp thì rất khó xử đối với đồng bào tôn giáo. Tôi không theo một tôn giáo nào, tôi là một người làm khoa học, nhưng vì là một người làm khoa học, tôi hiểu rằng trong học thuyết của Mác và cả trong sự phát triển về sau của Lênin có những yếu tố tích cực cần giữ, đồng thời có rất nhiều yếu tố mà thời đại chúng ta đã vượt qua, khoa học đã bác bỏ. Với tư cách là một nhà khoa học, tôi cũng không thể đội lên đầu một chủ nghĩa, xem như nó là một thứ ánh sáng bất biến, một ánh sáng vạn năng chiếu rọi cho mọi tư duy của mình. Chúng ta cũng không nên bắt cả dân tộc ta phải đội lên đầu bất kỳ một chủ nghĩa nào, bất kỳ một cá nhân nào. Dân tộc phải trên hết.

Trên tinh thần đó, tôi nghĩ rằng nếu đặt vấn đề đổi tên nước, thì tôi hoàn toàn đồng ý với anh Lê Đình Hoan phát biểu ban sáng là nên lấy một cái tên cực kỳ đơn giản, nhưng phản ánh mọi tình cảm tha thiết nhất của mọi người dân đất nước này, dù ở bất kỳ góc trời nào, đó là tên NƯỚC VIỆT NAM. Việt nam thôi, không cần có mĩ từ nào bên cạnh cả.

Ý KIẾN THỨ BA: Dẫu biết rằng nhiều người không muốn nói đến một vấn đề khá tế nhị và không phải dễ phát biểu, tôi cũng xin mạnh dạn đề cập. Đó là vấn đề đảng lãnh đạo.

Chúng tôi nghĩ đã đến lúc cần lựa chọn: Một Hiến pháp theo mô hình chuyên chính vô sản, do Đảng cộng sản lãnh đạo, hay một Hiến pháp dân chủ pháp quyền? Nửa vời thì sẽ tự mâu thuẫn. Tôi không có thì giờ phân tích kĩ ở đây, nhưng rõ ràng có rất nhiều mâu thuẫn trong bản dự thảo Hiến pháp hiện nay. Không chỉ là mâu thuẫn, mà còn có nhiều chỗ phản ảnh không thật và nhiều điều bị che giấu đằng sau những ngôn từ của văn bản. Vì, nếu đã giữ điều 4, tức là giữ điều nói đảng là lực lượng lãnh đạo của Nhà nước và xã hội, thì cần có một chương qui định rõ ràng về đảng lãnh đạo. Để trung thực với dân tộc thì cần nói rõ đảng lãnh đạo là như thế nào? Trong điều kiện đó, quốc hội có còn là cơ quan quyền lực cao nhất nữa không? Hay đảng là cơ quan quyền lực cao nhất, còn quốc hội chỉ là cơ quan thể chế hóa các nghị quyết của đảng? Những điều như vậy cần được ghi rõ thành những điều trong Hiến pháp, có vậy mới sòng phẳng và trung thực với nhân dân. Nếu không làm như vậy, thì Hiến pháp sẽ là hình thức và sự chuyên quyền tùy tiện sẽ thực tế ngự trị như ta đã biết từ trước đến nay. Còn nếu quả thực đã thừa nhận Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì để không mâu thuẫn, phải không có điều 4. Trong trường hợp đó đảng phải giành quyền lãnh đạo bằng sự tín nhiệm, bằng cách ra ứng cử Quốc hội trong cuộc bầu cử thực sự tự do và bình đẳng, và giành đa số trong Quốc hội. Đảng lãnh đạo, như vậy, là phải đứng trong dân tộc, nằm trong dân tộc, cùng với dân tộc để tranh quyền lãnh đạo, chứ không phải tự đặt mình đứng trên dân tộc, đứng ngoài dân tộc, đứng trên Nhà nước để tự áp đặt quyền lãnh đạo của mình. Thế là công minh và minh bạch. Như thế, tôi chắc rằng uy tín của đảng sẽ cao hơn. Biết bao thời kỳ trước đây, làm gì có điều qui định trong Hiến pháp là đảng lãnh đạo, mà đảng vẫn được nhân dân thừa nhận, và rõ ràng uy tín của đảng hồi đó cao hơn cả thời kỳ mà sự lãnh đạo được ghi vào Hiến pháp. Tôi không chống lại sự lãnh đạo của đảng. Tôi mong muốn có một đảng với tư cách là một lực lượng chính trị có tổ chức và có kinh nghiệm, có trí tuệ và có năng lực tập họp, giành được sự tín nhiệm của nhân dân và lãnh đạo đất nước trong một thể chế dân chủ. Nhưng tôi cũng không mong có một đảng tự áp đặt quyền lãnh đạo tối cao, bất chấp mọi luật pháp, đứng trên Nhà nước. Điều đó chỉ làm giảm uy tín của đảng và đưa thiệt thòi đến cho dân tộc mà thôi.

Ý KIẾN THỨ TƯ: Vấn đề quyền con người và quyền công dân. Trong bản dự thảo có một chương dài, nhưng sắp xếp chưa thỏa đáng lắm.

Mỗi chúng ta ở trong xã hội đều có quyền con người và quyền công dân, bởi vì mỗi cá nhân sống trong xã hội với hai tư cách: tư cách là một cá nhân cần được bảo vệ, cần được tôn trọng để tồn tại như một con người cá thể và tư cách thứ hai là như một thành viên của cộng đồng dân tộc. Quyền con người là quyền để tồn tại như một cá thể, quyền công dân là quyền để tồn tại và để góp phần như một thành viên của cộng đồng dân tộc. Những quyền như bất khả xâm phạm, tự do cư trú, tự do tư tưởng, tự do đi lại, v.v… là những quyền con người. Còn quyền công dân cơ bản là quyền tham gia công việc của cộng đồng: tham gia lựa chọn những người xứng đáng vào bộ máy cai quản cộng đồng, tức là quyền bầu cử, ứng cử, quyền hội họp, quyền lập hội.

Nhưng nên nhớ rằng nhân dân không chỉ thực hiện quyền dân chủ thông qua các cơ quan dân cử, nghĩa là cứ 4-5 năm đi bầu một lần là xong. Nhân dân còn có quyền tham gia quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động hàng ngày và thường xuyên của nhà nước và của xã hội. Nhưng tham gia bằng cách nào? Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng tập hợp dân lại để lấy phiếu về từng vấn đề. Cũng không phải lúc nào cũng có thể tập họp dân lại để bàn chuyện này, chuyện khác. Vì vậy, quyền cơ bản của dân trong việc thường xuyên phê phán và góp phần vào việc quản lý Nhà nước là thông qua dư luận, tức là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền này cực kỳ quan trọng. Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí không chỉ nằm trong phạm vi quyền con người, mà đây là quyền của nhân dân góp phần vào công việc của cộng đồng. Cho nên chúng tôi đề nghị phải thật sự tôn trọng những quyền này và tạo điều kiện cho những quyền này có vị trí thích đáng. Một xã hội sẽ hoàn toàn tê liệt nếu như không có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, tức là những quyền mà danh từ khoa học gọi là tạo ra những “feedback”, những liên hệ ngược. Trong hệ điều khiển của xã hội, không có nó thì xã hội bị tê liệt và sự thao túng của quyền lực là điều không thể tránh khỏi. Những chuyện tham nhũng, những chuyện đặc quyền, đặc lợi, trong đó có những chuyện tày đình như đã xảy ra trong thời gian vừa qua, sẽ không thể nào khắc phục được, là bởi vì nếu chỉ giao cho những cơ quan quyền lực thì làm sao chống được những tệ nạn mà nguồn gốc chính là từ quyền lực? Những chuyện như hóa giá nhà ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, tại sao không công bố trên báo chí danh sách những người được hưởng nhà hóa giá? Nếu công bố như thế thì sẽ rõ ra ai là người tham nhũng và cần phải chống tham nhũng như thế nào. Cho nên, mối liên hệ ngược, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tự do phát biểu của nhân dân trong đời sống hàng ngày, quyền tạo ra dư luận là quyền cơ bản, rất cơ bản, nằm trong các quyền công dân của chúng ta. Tôi đề nghị trong Hiến pháp các quyền công dân đó được ghi thành một nhóm, còn các quyền con người thì ghi thành một nhóm khác.

Ý KIẾN THỨ NĂM: Về Quốc hội. Muốn quốc hội trở thành cơ quan quyền lực cao nhất, phải có hai điều kiện: 1) đại biểu quốc hội phải có năng lực thật sự để hiểu được quyền lực cao nhất đó và có khả năng thực hành quyền lực đó. 2) đại biểu phải có thì giờ để làm công việc đại biểu của mình. Còn nếu quốc hội chỉ gồm cho đủ thành phần, kể cả những người không hiểu gì về công việc Nhà nước, xuân thu nhị kỳ ngồi với nhau để gọi là có ý kiến về những vấn đề trọng đại của đất nước thì làm sao có “ý kiến” được. Tôi đồng ý đại biểu quốc hội phải có những tiêu chuẩn về kiến thức, năng lực, nhưng cũng phải có tiêu chuẩn này nữa: đại biểu quốc hội phải bảo đảm dành hoàn toàn thì giờ lo việc của quốc hội trong nhiệm kỳ cùa mình. Nếu tự xét thấy không đủ điều kiện đó, thì không nên ứng cử đại biểu. Một Quốc hội làm việc thường xuyên thật sự đại diện cho trí tuệ của dân tộc là hết sức cần thiết để bảo đảm cho Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hiện nay, khi chuyển sang kinh tế thị trường, cần có hệ thống luật pháp thật đầy đủ và hoàn chỉnh, nếu cứ như hiện nay, mỗi năm Quốc hội họp hai lần, mỗi lần chỉ thông qua vài ba luật một cách không đầy đủ trí tuệ lắm, tất nhiên sẽ không bao giờ có đủ luật cho một nền kinh tế phát triển lành mạnh. Mà không có luật đầy đủ và hoàn chỉnh thì chỉ có thể có một nền kinh tế què quặt, chứa đựng rất nhiều tiêu cực hoành hành mà thôi.

Do đó, tôi đề nghị cần thực sự đổi mới việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đặc biệt là việc tôn trọng quyền tự do và bình đẳng trong ứng cử. Quyền ứng cử là quyền bình đẳng của mọi công dân. Chỉ cần thỏa mãn một số điều kiện qui định là đều có quyền ứng cử. Điều kiện đó có thể là người ứng cử phải hội đủ một số chữ ký đề cử của cử tri (có thể là 5 nghìn chữ ký chẳng hạn). Những chữ ký đó có thể là của cử tri trong một đoàn thể hay trên địa bàn dân cư. Việc hiệp thương có thể được tiến hành giữa các đoàn thể để giới thiệu các ứng cử viên chung. Sau đó, cần nộp đơn ứng cử cho ban bầu cử, chứ không phải nộp đơn cho ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận là một tổ chức của các đoàn thể, không phải là một cơ quan nhà nước để tổ chức bầu cử. Việc lập danh sách bầu cử là của cơ quan Nhà nước về bầu cử ở trung ương và địa phương.

Ý KIẾN THỨ SÁU: Về tổ chức Nhà nước. Đó là vấn đề phức tạp. Chúng ta dường như thích phê phán cái gọi là “tam quyền phân lập” (tức quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp) như là một cái gì đó của chế độ tư bản. Thật ra đó là một hình thức tổ chức nhà nước tiến bộ của loài ngườỉ. Dĩ nhiên, chúng ta có thể theo hoặc không theo, có thể chế biến theo cách này hay cách khác. Theo tôi, trong điều kiện thực tế của chúng ta hiện nay, cần tôn trọng tính chất độc lập của các quyền đó, nhưng có thể không theo một hình thức tổ chức hoàn toàn phân lập. Về quyền hành pháp nên có qui định trách nhiệm cá nhân thật rõ ràng và đầy đủ của thủ tướng. Còn về Quốc hội, tôi đồng ý với những ý kiến như của giáo sư Lý Chánh Trung vừa rồi. Nếu Quốc hội làm việc thường xuyên thì không cần có ủy ban thường vụ Quốc hội, mà chỉ cần có chủ tịch và các phó chủ tịch. Các kỳ họp không nên cách nhau sáu tháng mà phải ngắn hơn. Do đó, cũng không cần ủy ban thường vụ Quốc hội. Chức chủ tịch nước như bản dự thảo trình bày là hoàn toàn cần thiết. Hệ thống hành pháp thì rõ ràng cần phải có sự chỉ đạo tập trung và thống nhất. Do đó, phải bổ nhiệm những viên chức chịu trách nhiệm hành pháp tại các địa phương. Có thể tham gia ý kiến người này, người khác, nhưng phải bổ nhiệm. Và người được bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước cấp bổ nhiệm mình.

Ý KIẾN THỨ BẢY: Về vai trò của Mặt trận và các đoàn thể. Tôi đề nghị cần xem xét nghiêm túc là có nên tiếp tục nhà nước hóa các đoàn thể như hiện nay không ? Bởi vì hiện nay, chúng ta cái gì cũng dựa vào nhà nước cả. Thật đau lòng là mỗi khi Mặt trận làm gì, cũng nghe kêu Nhà nước đối xử với Mặt trận như thế này, như thế kia, nhà nước cần có chế độ thế này, thế kia, v.v… Nếu chúng ta là tổ chức quần chúng, tức là một tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của quần chúng, thì cái rễ của chúng ta là quần chúng, chứ không phải nhà nước. Và như vậy, sức mạnh của chúng ta là sức mạnh phản ảnh nguyện vọng, tâm tư, đề nghị của quần chúng, chứ không phải là cái đuôi nhạt nhẽo của bộ máy nhà nước. Tôi đề nghị: trong việc chuyển biến nhà nước thành một nhà nước dân chủ pháp quyền, các tầng lớp nhân dân, các thành phần nhân dân có quyền thành lập các đoàn thể, các hội đoàn của mình một cách hoàn toàn tự nguyện, và điều đó cần được bảo đảm trong hiến pháp về quyền lập hội, thế là đủ. Cũng không cần nêu trong Hiến pháp là có những đoàn thể nào. Đặc biệt, không nên xem các đoàn thể của nhân dân là nằm trong cơ cấu của hệ thống nhà nước, là những thành phần của một hệ thống chính trị chịu sự điều khiển của Đảng và Nhà nước. Dĩ nhiên, như vậy thì các đoàn thể chúng ta cũng phải dũng cảm không ăn lương của Nhà nước. Tôi đề nghị ngân sách Nhà nước chỉ chi cho bộ máy Nhà nước, không chi cho bất kỳ đoàn thể nào. Vì vậy, các cơ quan đảng, các cơ quan đoàn thể không ăn lương từ ngân sách nhà nước.

Cuối cùng, tôi không hy vọng những điều trình bày nói trên sẽ được xem xét phân tích trong một thời gian ngắn, cũng như ý kiến của nhiều vị đã trình bày trong hội nghị này chắc chắn sẽ còn được nghiên cứu kĩ. Như nhiều vị đã phản ảnh, việc thảo luận dự thảo Hiến pháp lần này quá vội vàng, nhân dân chưa có điều kiện góp ý đầy đủ. Do đó, nên chăng lần này chỉ nên đưa ra một số điều sửa đổi Hiến pháp 1980 để tạo thuận lợi cho những công việc trước mắt, ví dụ như những điều khoản về chế độ kinh tế, những điều khoản về vấn đề bầu cử quốc hội, v.v… Còn việc sửa đổi toàn diện để xây dựng một Hiến pháp mới thì giao cho Quốc hội mới tiến hành trong cả nhiệm kỳ sắp tới./.

Nguồn: Dropbox

——

Tác giả: Ông Phan Đình Diệu là giáo sư, nhà toán học của Việt Nam. Mời xem thêm: Phan Đình Diệu – Nhà khoa học và khát vọng phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam (ĐHQG HN).

132 bình luận to “1642. GS PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP NGÀY 12-03-1992”

  1. Car Dealers

    1642. GS PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP NGÀY 12-03-1992

  2. good Driving

    1642. GS PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP NGÀY 12-03-1992

  3. cha lua ngon

    1642. GS PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP NGÀY 12-03-1992

  4. Delmar said

    Nicee blog here! Also your web site rather a lot up very fast!
    What host are yoou the usage of? Can I am getting your affiliate hyperlink
    to your host? I desire my weeb site loaded up aas fast as yours lol http://premiumsoftwaresales.net/

  5. My printer got promoted to its own office while I still have a cubicle, the Raise3D PLA had a stronger
    odor than some PLA filaments, not a bad odor but I’m still trying to
    keep the company in good spirits about a privately owned printer in the.

    Women’s Swimwear dresses sale rhpyhu30851

  6. nước mắm an toàn

    1642. GS PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP NGÀY 12-03-1992

  7. […] Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2013/02/24/gs-phan-dinh-dieu-gop-y-kien-ve-du-thao-hien-phap-ngay-12-… […]

  8. […] Nguồn: Ba Sàm […]

  9. […] trong một phiên họp góp ý cho Hiến pháp 1992, GS Phan Đình Diệu đã có một phát biểu rất gây tiếng vang ở Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ông đề nghị “tạm gác lại” việc đưa vào Hiến pháp các thuật ngữ […]

  10. […] Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2013/02/24/gs-phan-dinh-dieu-gop-y-kien-ve-du-thao-hien-phap-ngay-12-… […]

  11. […] Nguồn: Ba Sàm […]

  12. Dân đen said

    Thật tuyệt vời ! Tôi cũng tự hiểu lẽ phải mà giáo sư Phan Đình Diệu đã chỉ ra, nhưng để phân tích chỉ ra những mâu thuẫn một cách sâu sắc và chính xác như giáo sư thật là bái phục. Vậy mà 14 cái đầu ….kia sao không hiểu ra chứ ?
    Thật đáng nguyền rủa !

  13. Nguyễn said

    Lại thêm một ông Nguyễn Trường Tộ nữa!
    Lịch sử sẽ đưa cháu cụ Phan Đình Phùng nầy vào để con cháu thế hệ sau chúng học biết thời xa xưa cũng có những người dũng cảm ra phết, và rồi chúng cũng lại than: phải chi chế độ hồi đó nghe theo lời mấy ổng thì bây chừ tụi mình đỡ biết mấy.
    Cứ như thế lịch sử vẻ vang chúng ta sẽ sản sinh nhiều Nguyễn Trường Tộ hơn bất cứ lịch sử của nước nào trên trái đất.

  14. Đưa Điều 4 vào HP 1992 không phải là do Đảng CSVN mất uy tín mà do sự đánh phá của các thế lực thù địch và bọn phản bội, chiêu hồi
    .
    Người ta ca ngợi “Tam quyền phân lập” là tốt, nhưng họ quên mất rằng: Ở dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN quyền lợi của Tổ Quốc, của Nhân dân của Phát luật là thống nhất, bởi vì đảng CSVN là đảng kiểu mới, nhà nước CHXHCNVN là nhà nước kiểu mới. Đảng này, nhà nước này đã đưa dân tộc này từ nô lệ trở thành người của Lịch sử, nhiều nhân vật có danh “Nhà toán học” cũng từ kiếp nô lệ, mù lòa được đảng đưa làm người. Xin đừng ăn cháo đái bát, vong ơn bội nghĩa nhé.

    Mọi âm mưu lật đổ Nhà nước CHXHCNVN thông qua lý luận bác bỏ Hiến Pháp 1992 là một trò cười…

  15. LPTrong said

    Có bác nào tự hỏi tại sao các ý kiến của ông giáo sư Phan Đình Diệu này lại rất “giống” với những đòi hỏi của giới trí thức hiện tại không? Theo tôi thì rất đơn giản: họ đều lấy mô hình các nước dân chủ phương Tây làm “mục tiêu hướng đến”, chỉ khác có một điều là ông Diệu (và có thể có vài người khác nữa) chỉ là một “đám đông” quá ít ỏi so với đám đông trí thức ở thời điểm hiện tại (…)

    Giá như Lú tôi mà là “dân thường” thì cũng có lời “tán thưởng” với ý kiến của các bác trí thức thôi! Chỉ có điều “đáng buồn” là Lú tôi không phải là “dân thường” mà lại là “lãnh tụ” của băng đảng này, việc “xả thân dốc sức” phục vụ lợi ích cho băng đảng đã “nuôi nấng” mình bao năm nay cũng là việc… bình thường, phải không các bác?!?!

    Vì vậy, tôi tuyên bố: xếp tất cả các bố trí thức và đám dân đen, những kẻ có cùng suy nghĩ như ông Diệu, vào nhóm “thế lực thù địch” với băng đảng Lú tôi, thề “không đội trời chung” với các vị, nhé!!!!

  16. vanhienhasy said

    TÁN THÀNH CÁC QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG ÔNG ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI 20 NĂM .

  17. Quốc Dân said

    “Thực tế mấy năm qua cho thấy trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhưng vẫn giữ sự độc quyền lãnh đạo, thì không phải chúng ta phát huy được tính tích cực của cả hai thể chế đó, mà thật ra xã hội đồng thời chịu tác động tiêu cực của cả hai thể chể. Bởi vì, trong một nền kinh tế không có hàng hóa thì người ta không thể dùng quyền để bán đi được. Nhưng một nền kinh tế thị trường mà vẫn giữ độc quyền thì quyền cũng là một thứ hàng hóa. Và trong mấy năm qua, nạn tham nhũng không thể trị được chính là hình thức kết hợp sự độc quyền và nền kinh tế hàng hóa. Vì không có thứ hàng hóa nào lại dễ ăn dễ lãi như quyền lực. Tham nhũng về thực chất là việc biến một cách phi pháp quyền lực thành hàng hóa.”

    Qua 21 năm, Trọng lú là giáo sư mà không hiểu nổi nguyên nhân của các hiện tượng tham nhũng quyền lực lặp đi lặp lại nhiều lần về số lượng, ngày càng tăng nặng về mức độ lên tận thượng tầng, đó là việc mua bán quyền lực mà dân gian còn gọi là chạy, như chạy chức, chạy hàm, chạy án, chạy dự án, chạy sổ đỏ, chạy tội, chạy phiếu bầu, chạy thành tích…

    Có phải Trọng lú cũng dùng các mối quan hệ thày trò và dùng điểm số khi làm giáo sư học viện NAQ để tích lũy mua bán và trao đổi với các cá nhân khác trong BCHTW, BCT…để có chức Tổng Bí Thư ngày nay?

    • LPTrong said

      Bác này hỏi gì mà lạ?!?! Không “mưu mô” một tí, “xảo quyệt” một tí, “thủ đoạn” một tí, “giả câm giả điếc” một tí… thì chẳng thằng nào, dù có tài năng đến mấy, có thể “leo” lên được vị trí “đáng mơ ước” như vị trí của Lú tôi đây!!!

      Hahahaha!!!!!

  18. Dân chủ là sức mạnh said

    Dưới chế độ “xã hội chủ nghĩa”, thực chất nhân dân không phải là người “chủ sở hữu” đất nước mà là đảng cộng sản là chủ sở hữu duy nhất. Tại sao? vì: (1) Nhân dân không được quyết định Hiến pháp – đạo luật gốc của đất nước, (2) Nhân dân không được sở hữu tài sản, mà chỉ được quyền “sử dụng”. Thực chất, đảng cộng sản sở hữu tất cả và chỉ ban phát cho Nhân dân một số quyền rất hạn chế là quyền sử dụng, chuyển nhượng, cho tặng … (3) Nhân dân không được trực tiếp bầu và phế truất lãnh đạo đất nước (4) Nhân dân không có quyền con người, vì quyền con người của nhân dân cũng đã bị đảng cộng sản “sở hữu”, “kiểm soát” bằng các đạo luật chuyên chính vô sản …

    Tóm lại, chừng nào Nhân dân chưa có quyền (1) sở hữu tài sản (2) Lập Hiến và quyết định Hiến pháp, thì Nhân dân vẫn không có Tổ Quốc, vẫn là VONG QUỐC NÔ. Từ thời Phong Kiến, đến khi Thực dân Pháp nhảy vào chiếm đóng, đến tận bây giờ, Nhân dân Việt Nam vẫn thực sự là dân không có Tổ Quốc vẫn là VONG QUỐC NÔ trên chính mảnh đất của mình.

    Trân trọng.

  19. Tôi đọc bài này rất thú vị. Tuy nhiên, Phầ cuối nói về Đoàn thể và các hội chưa ổn lắm. Trong một xã hội tiến bộ và phát triển, Người thất nghiệp còn được hưởng lương thất nghiệp. Vậy thì không có lý gì các hội, đoàn thể lại không có lương. Suy cho cùng tất cả tài sản, đồng thuế và mọi đóng góp khác là do dân và tài nguyên đất nước mà có. Ông gây ảnh hưởng môi trường ông phải đóng phí bảo vệ môi trường. Và phí đó để chi vào việc khắc phục môi trường. Theo tôi, một số đoàn thể và hội, nhất là Mặt trận tổ quốc rất cần thiết duy trì và có quyền hạn độc lập. Với trách nhiệm phản biện của mình phài được bảo vệ bằng luật pháp và kính phí hoạt động. Tiếc rằng Tổ chức này luôn bị trói buộc bởi các nghị quyết, nghị định, thông từ vi hiến, cản trở đến sức hoạt động và lan tỏa. Tôi đề nghị: Hiến pháp cần nói rõ về nhiệm vụ , quyền hạn của tổ chức này, phải tách biệt ra khỏi các tổ chức khác, không phủ thuộc vào những điều tôi nói ở trên. Không thể, nếu có yêu cầu mới được phản biện. Phải có trách nhiệm phản biện ở tất cả những lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội, nếu thấy cần thiết theo hướng tích cực. Nhà nước phải có trách nhiệm trích % ngân sách theo tỷ lệ GDP phát triển để trả cho tồ chức này và các thành viên của họ như phí môi trường, phí bảo hiểm xăng dầu, phí hoạt động văn hóa thể thaov.v.

    • các đoàn thể, các hội được lập ra là do tự nguyện, do nhu cầu chính đáng của những người có chung sở thích, ý chí, nhưng chưa chắc đã chung với tất cả mọi người. Như vậy, chi phí cho các hội này là do đóng góp của các thành viên và của những người ủng hộ, không thể nào bắt người bất đồng ý kiến phải trả họ chi phí. Trên danh nghĩa, nhà nước là của toàn dân, không phải của riêng đảng phái, tổ chức nào, vậy nhà nước tách biệt hoàn toàn với các tổ chức, các đảng phái về sự cung cấp tài chính, chi phí. Không có lý do gì tổ chức này được nhà nước bao cấp nhiều, tổ chức kia ít, đảng phái này nhiều, đảng phái kia không có. kể cả một đảng hay nhiều đảng, tổ chức lớn hay nhỏ họ phải hoạt động một cách chính đáng có ích cho nhiều người, mới mong có được lượng ủng hộ dồi dào và tổ chức của họ mới có thể lớn mạnh. Như vậy các các đảng, các tổ chức có thể sống còn phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của người dân. Nhà nước chỉ đơn thuần hoạt động quản lý xã hội chung. Như Ngọc Ước nói, vậy bất cứ tổ chức đảng phái nào sinh ra đều có quyền yêu cầu nhà nước phải có trách nhiệm sao? trách sao bộ máy nhà nước việt nam hiện nay quá cồng kềnh mà ít hiệu quả, bởi những tổ chức, những đảng phái ăn bám thì nhiều, nhưng đối với người dân chỉ là gánh nặng. Họ hoạt động không cần phải vì ý chí của những người trong tổ chức, họ hoạt động vì ý chí của những người đứng đầu bộ máy nhà nước, của đảng cộng sản. Như vậy, ý nghĩa, tôn chỉ mục đích ban đầu của các hội (nếu có) đã mất, hoàn toàn phụ thuộc vào đảng cộng sản, vào nhà nước. Họ không còn gọi là đoàn thể, hay hội của nhóm nào nữa, họ là nhân viên của nhà nước, thành viên của đảng cộng sản.
      đây là thiển ý (ý nghĩ đơn giản của riêng tôi) Nếu có gì chưa đúng, xin Ngọc Ước chỉ giáo thêm.

  20. Dân chủ là sức mạnh said

    Chủ nghĩa xã hội:

    + Chủ thuyết: Mác và Lê – giáo mác và lưỡi lê;

    + Logo: Búa và liềm – búa để đập đầu, liềm để cắt cổ (nhân dân);

    + Màu chủ đạo: Đỏ tươi – máu tươi vừa phọt ra từ vết đập và cắt (cổ nhân dân);

    + Chuyên chính vô sản: Đảng cộng sản giành chính quyền bằng bạo lực và giữ chính quyền bằng bạo lực. Đảng cộrng sản đang hoá bộ máy chính quyền và các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương;

    + Hiến pháp kiểu Xô – Viết: Hiến pháp kiểu Xô – Viết khiến đảng cộng sản ngồi trên Hiến pháp, Tổ Quốc và Nhân dân, triệt tiêu hoàn toàn các quyền tự do của nhân dân;

    + Công hữu: Sở hữu toàn dân và đảng cộng sản tự đứng làm “đại diện chủ sở hữu”, nên dẫn đến nạn cướp bóc, xin-cho, ban phát, tham nhũng, cửa quyền … tràn lan. Công hữu là cha chung không ai khóc, nên tài sản bị sử dụng bừa bãi, bị ăn cắp, bị đục khoét, bị vứt bỏ như phế liệu …;

    + Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu: làm triệt tiêu cạnh tranh. Vì không có cạnh tranh, nên kẻ ngu cũng bằng người tài, các doanh nghiệp và người dân không có động lực vươn lên để đạt được những thành tựu mới, nhân dân bị nhồi sọ và tẩy não nên bị biến thành một ĐÀN LỢN suốt ngày ụt ịt …

    Còn nhiều vấn đề lắm, tôi chỉ tạm nêu ra vài điểm “củ chuối” nổi trội của chủ nghĩa xã hội. VẬY CỚ GÌ ĐẢNG CSVN VẪN BÁM VÀO CÁI CHỦ NGHĨA THỐI THA, TỒI TỆ ĐÃ BỊ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI PHỈ NHỔ ĐẤY???

  21. Đất nước đã vụt bỏ qua sự tiến bộ cách đây 21 năm! sau khi đọc bài này của GS PĐ Diệu.
    Liệu đất nước lần này (Sửa HP) thay đổi hay lại vẫn chìm đắm trong tăm tối?!

  22. Vu Tuan said

    Cám ơn ABS đã đưa tin. Tôi khâm phục GS Phan Đình Diệu. Rất tiếc… ý kiến của GS đã không được chú ý cách đây 21 năm. Tiếc, buồn, xót xa… cho Việt Nam.

    • vulan said

      GS Phan Đình Diệu xin ông vui lòng chính thức gởi GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP tới Ủy Bạn thảo hiến pháp.

  23. Vu Hong Phong. said

    Ý kiến đóng góp này của GS Phan Đình Diệu (21 năm trước) vẫn còn nguyên giá trị cho ngày hôm nay.

  24. cảm ơn GS Phan Đình Diệu đã nói rõ ràng cho đảng những việc quan trọng. vấn đề bây giờ là đảng có nghe hay không? có tự sút banh vào khung thành của ta hay không? đọc các ý kiến của GS tôi thấy mát ruột và bớt bi quan cho đất nước VN của tôi.

  25. Minh said

    Giáo sư nói rất hay và chính xác, nhưng tiếc là “đàn gảy tai trâu”.

  26. Mới đây nghe VTV1 đưa tin góp ý dự thảo hiến pháp mà buồn, họ chỉ đưa lên rặt một thứ rác rưởi phát nôn mửa. Toàn một lũ giá áo túi cơm chúng nó đã đè chết hết nhân tài Việt.
    Chúng không tiếp thu ý kiến như của ông Phan Đình Diệu. Tất cả đều ôm chân đảng như thể rời đảng ra là chúng nó sẽ đi ăn mày cả lũ!
    Tội lỗi-tội lỗi, cả đất nước này đang ăn bùa mê, thuốc lú của ai vậy?

  27. ddtd said

    Đúng là một GS “thứ thiệt”, Ông suy nghĩ từ 21 năm trước chứ không phải hôm nay, nhưng vẫn nóng hổi như hôm nay.

  28. […] 1642. GS PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP NGÀY 12-03-1992 […]

  29. Dien Vu said

    Một nườc VN hiện tại cò bao nhiêu ong PHAN Đ Diệu ? côn đâu trău mặt ngưạ bao nhiêu ? 38 năm plus 40 năm miền bằc làm được gì cho dân tộc hay chỉ nòi phèt ôi dân tộc Việt Nam chùng ta sao mà

  30. FAQ said

    Lại thêm một cơ hội nữa bị bỏ lỡ!

    Sẽ chẳng ai phải chịu trách nhiệm hết, vì đã có một cái lọng dù che chắn là Đảng rồi, dù rằng đã từng có câu “Không phải chỉ có người Cộng sản mới yêu nước” ! (chữ CS này nên dành nhiều hơn cho những thế hệ trước – dù họ cũng nhiều lỗi lầm nhưng còn có điểm dương điểm âm – chứ không dành cho thế hệ ba rọi cơ hội lũ lượt vào Đảng đi mua chức như đi hội chợ ở hiện tại!

  31. Dân mất Nác said

    Năm 1992 ông Phan Đình Diệu đã dám nghĩ, dám viết và dám nói lên đựơc những điều này thì quả thực là đáng kính trọng.

  32. PhiViet said

    Đọc xong bài viết của Gs Toán Phan Đình Diệu mới thấy câu nói của thi hào Ức Trai Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo thật chí tình chí lý:

    “Vận nước có lúc thịnh lúc suy, nhưng hào kiệt thì đời nào cũng có…”

    Cách đây 21 năm, đã có những con người như Gs Toán Phan Đình Diệu đã dám nói lên tâm tư của mình đối với vận mệnh của đất nước, sự cường thịnh yếu suy của dân tộc trong thế giới của cs tàn ác, tham quyền vị lợi (như đã được phản ánh trong Bên Thắng Cuộc của Osin Huy Đức). Tiếng nói của Gs Toán Phan Đình Diệu giống như tiếng kêu trong sa mạc của vị thánh Gioan Tẩy Giả trong kinh thánh kêu gọi những con người u mê quyền lực, tước vị, tiền bạc, vinh thân phì gia không thèm đếm xỉa đến vận mệnh của cả dân tộc, của cả đất nước. Tiếc là Thuyết cs Mác- Lê không có tình thương yêu, lòng vị tha như trong giáo lý tôn giáo nên “tiếng kêu” của Gs Diệu đã bị lãng quên, không thèm đoái hoài tới. Nhớ lại, trước Gs Diệu cách nay tròn 151 năm, vào tháng 5/1863 một người con uyên bác khác của đất nước là Nguyễn Trường Tộ đã trình ba văn bản là Tế Cấp Luận, Giáo Môn Luận, và Thiên Hạ Phân Hợp Đại Thế Luận lên Triều Đình nhà Nguyễn mong muốn cải cách, chấn hưng, phát triển đất nước. Nguyễn Trường Tộ viết về Tế cấp luận, ông đã khẳng định: “Tế cấp luận thâu tóm trí khôn của thiên hạ 500 năm nay… bài Tế cấp luận của tôi nếu đem ra thực hành hàng trăm năm cũng chưa hết” . Tuy nhiên rất tiếc ở chỗ, thời thế không thuận bậc hiền tài, trong tình cảnh đất nước loạn lạc thời bấy giờ, lại thêm đám quan lại đầu triều mang cái não trạng bảo thủ, hạn hẹp, không biết nhìn xa trông rộng đã làm cho đất nước mất đi cơ hội thịnh cường. Tiếc cho Nguyễn Trường Tộ, Phan Đình Diệu, … sinh ra không đúng thời vận hay chúng ta thương tiếc cho đất nước có những kẻ lãnh đạo đầu óc bã đậu, hạn hẹp, hèn nhát, nhu nhược nhưng kiêu căng, hợm hĩnh, tham quyền cố vị mà bỏ qua hết lần này đến lần khác những bức tâm thư, những đóng góp tâm huyết trăn trở vì vận mệnh của đất nước, của dân tộc Việt Nam chúng ta, những cơ hội “ghi bàn” để đất nước được đổi mới được thăng hoa, biến hình “thành rồng” và các vị lãnh đạo nếu có đủ can đảm để dám “phá vòng vây” hầu “giải thoát” cho đất nước, cho dân tộc khỏi thứ chủ nghĩa xã hội cộng cản man ri, mọi rợ thì lịch sử sẽ goi tên các vị là những “vị minh quân” của đất nước. của dân tộc thế kỷ 21, và cho dù biết rằng đây chỉ là “nằm mơ giữa ban ngày” thì cũng tin rằng “anh linh của tiền nhân” sẽ không để đất nước một lần nữa, lại bị bỏ lại phía sau các dân tộc khác trên thế giới trong cuộc đua hòa nhập vào thế giới của tự do, dân chủ, công bằng, thịnh vượng, chắc chắn sau Miến Điện sẽ là Việt Nam chúng ta. Và nếu chúng ta để ý rằng, cách nay 151 năm chỉ có một tiếng nói của Nguyễn Trường Tộ, cách đây 21 năm chỉ có tiếng nói trong “hang hùm” của Phan Đình Diệu thì ngày nay năm 2013 này, đã có tiếng nói của 72 vị nhân sỹ hàng đầu đất nước cùng hơn 5000 chữ ký của con dân nước Việt đại diện cho dân tộc Việt Nam và tin rằng sẽ còn nhiều nữa, nhiều nữa những tiếng nói đang vang lên trong “sa mạc khô cằn, sỏi đá” và nhiều tiếng nói cùng vang lên thì lẽ nào những cái đảng cs đang vật vờ, lâm chung này không nghe cho được. Nhớ đến câu đạo lý răn dạy làm người của cha ông:

    “Nói phải củ cải cũng nghe”
    thì tin chắc rằng họ không thể “đánh lận con đen” đổi trắng thay đen dễ dàng như thời thế này được nữa. Với niềm tin chính nghĩa phải thắng hung tàn, thì một xã hội dân sự, một đất nước đa nguyên đa dảng, phồn vinh thịnh vượng đang đến gần, tuy nhiên, vẫn phải nói rằng, cơ hội để có một xã hội dân sự, đất nước dân chủ thật sự cho nhân dân Việt Nam ta sẽ bị bỏ lỡ một lần nữa nếu quần chúng nhân dân, và nhân sỹ trí thức không cùng đồng loạt “lên tiếng” bằng cách này hay cách khác mà chỉ phó thác cho một nhóm người đại diện, xin mượn lại câu nói của Osin Huy Đức “không thể cứ trú ngụ trong sự sợ hãi”.

    • Người Hà Nội said

      Những người có tư tưởng tiến bộ như Kim Ngọc, Trần Độ, Trần Xuân Bách .v.v bị những người cộng sản bảo thủ (kiên định) “đánh” cho thân bại danh liệt. Chủ nghĩa Mác Lê đã làm cho lãnh đạo VN mê muội, đã phá hoại đất nước và dân tộc VN. Hồ Chí Minh mà còn sống chắc chắn sẽ ân hận. Cả thế giới loài người căm thù và lên án chủ nghĩa cộng sản.

  33. Thành said

    Vở tuồng cứ diễn, thật uổng công biết bao con người đã rút ruột rút gan viết ra những điều tâm huyết cho non sông gấm vóc này.
    Đến bao giờ Nhân Dân sẽ được làm chủ đất nước Việt Nam, đến bao giờ bộ máy cộng sản giả cày này đi xuống mồ lịch sử?

  34. csan bac han said

    cu nhin cs bac han va hoi huong csan sy ri thi biet chang co thay doi ji dau

  35. Thì ra cách đây 21 năm đã có những tư tưởng lớn mà tôi không nhận ra, giá như lúc đó, những lời này được phát đi và thấm vào lòng từng ngưỡi dân thì bây giờ Việt Nam đã thay đổi ngoạn mục rồi .
    Tiếc thay, thời thế không chiều lòng người

    • meomuop said

      Có thể lịch sử lặp lại thêm lần nữa (đảng vẫn cứng đầu ngoan cố, bỏ ngoài tai kiến nghị của các vị nhân sĩ). Nghe những phát ngôn “ấn tượng” của các đồng chí bênh vực đảng như của Nguyễn Thanh Tú (Thanh Lú?) “Bỏ điều 4 đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc” là biết ý đảng (dân chửi chứ không phải lòng dân) ra sao rồi. Tình hình bây giờ gay hơn so với năm 1992 nhưng có thể vì quyền lực, quyền lợi của mình đảng có thể hy sinh quyền lợi dân tộc như kiểu “vì tương lai con em chúng ta kệ cha tương lai con em chúng nó” quá.

      Lẽ nào chúng ta sẽ tiếc nuối thêm lần nữa “thời thế không chiều lòng người” ?

      Thật sự ngưỡng mộ và kính trọng GS Phan Đình Diệu ngay từ 21 năm về trước đã có tầm nhìn sâu sắc. Nhưng nó cũng là nỗi buồn vì cho đến bây giờ, những phát biểu của GS vẫn là đề tài nóng hổi, điều đó nói lên nước ta đã tụt hậu 21 năm (bỏ phí 21 năm) cho nền dân chủ rồi.

    • Vu Tuan said

      Cám ơn Bạn, tôi: “Tiếc, buồn, xót xa… cho Việt Nam”! Hôm nay tôi mới được biết tư tưởng cách đây hơn 20 năm của thầy Phan Đình Diệu và tôi thấy vui, có niềm tin hy vọng. Lịch sử sẽ tôn vinh Thầy.

  36. Nho que said

    Lúc mới đọc, tôi chỉ để ý nội dung, cứ tưởng là góp ý mới nhất cho dự thảo hiến pháp, đọc thấy quá đã, trong hoàn cảnh ngôn luận bị o ép như HÔM NAY mà phát biểu được như vậy là quá tài và phải dụng tâm nhiều lắm. Khi đọc các còm mới biết hóa ra là góp ý này đã có 21 năm trước đây, sự khâm phục còn tăng gấp bội. Lúc đó tôi là một viên chức trong chính quyền, thuộc loại khá thạo tin, nhưng chẳng biết gì về phát biểu trên, vậy mới thấy ABS thật giỏi khi vẫn moi nó ra được vào dịp này. Xin cảm ơn ABS và nhất là cảm ơn Giáo sư Phan Đình Diệu.
    Tôi quen biết không ít giáo sư, tiến sỹ nhưng những người tôi khâm phục nhất lại là những người tôi chưa hề gặp mặt là Thày Hoàng Tụy, TS Hà Sỹ Phu, GS Hoàng Xuân Phú và hôm nay thêm GS Phan Đình Diệu – những trí thức thực sự.

  37. Tp Hà Giang said

    Tôi tin đảng cs quá biết quá hiểu về những phát biểu của gs Phan Đình Diệu là cực kỳ chuẩn xác nhưng họ chỉ biết đến quyền lợi của mình mà vô cảm giẫm đạp lên nhân dân. Thật là buồn cho dân tộc tôi!

  38. […] by Basamnews on […]

  39. Hung Pham said

    đảng cộng sản đã tự chối bỏ những tinh hoa của dân tộc, đã tự đào hố chôn mình…thương thay đất nước tôi

  40. noileo said

    “Thực tế mấy năm qua cho thấy trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhưng vẫn giữ sự độc quyền lãnh đạo, thì không phải chúng ta phát huy được tính tích cực của cả hai thể chế đó, mà thật ra xã hội đồng thời chịu tác động tiêu cực của cả hai thể chể.

    Bởi vì, trong một nền kinh tế không có hàng hóa thì người ta không thể dùng quyền để bán đi được. Nhưng một nền kinh tế thị trường mà vẫn giữ độc quyền thì quyền cũng là một thứ hàng hóa.

    Và trong mấy năm qua, nạn tham nhũng không thể trị được chính là hình thức kết hợp sự độc quyền và nền kinh tế hàng hóa. Vì không có thứ hàng hóa nào lại dễ ăn dễ lãi như quyền lực.

    Tham nhũng về thực chất là việc biến một cách phi pháp quyền lực thành hàng hóa.

    Cho nên không thể kết hợp những yếu tố không thể dung hòa được của hai thể chế để hy vọng tạo ra một hình thái tích cực được.”

    (Phan Đình Diệu)

    • Hoa Cải said

      “Vì không có thứ hàng hóa nào lại dễ ăn dễ lãi như quyền lực”. Món này bố Lã Bất Vi (ông nội Tần Thủy Hoàng) đã mớm cho ông ta hơn 2.000 năm trước. Từ đây, bệnh nghiện quyền lực, buôn vua, bán chúa ngấm sâu tủy não suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa và chảy qua ngấm hôn mê não trạng CSVN.

      • quần chúng said

        Vì vậy chỉ khi nào có một thiết chế xã hội chống được độc quyền quyền lực thì xã hội đó mới phát triển tốt đẹp được. Đó là thiết chế tiến bộ.

        ĐCSVN đang ra sức níu kéo chế độ độc đảng, độc trị để độc tài. Rõ ràng là chỉ muốn độc quyền quyền lực. Cực kỳ phản tiến bộ.

        Tuy vậy nhân dân phải giành lại quyền lực trong tay Đảng để rồi thiết kế lại thiết chế xã hội mới bằng HP mới chứ Đảng chắc chắn không tự nguyện trao lại quyền lực cho dân. Vì Đảng luôn đối lập với dân chứ không phải ‘Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân’ như đảng luôn Tuyên truyền, lừa dối.

        Chỉ có một thiết chế xã hội hợp lý, đó là đa nguyên, đa đảng, cạnh tranh chính trị lành mạnh, bình đẳng mà thôi.

  41. an said

    nhung trung than co tam nhin nhu phan dinh dieu ma khong biet dung ,lai dung loai nhu hoang huu phuoc .dat nuoc nay dan toc nay bao gio moi ngang dau len duoc??

  42. Phước Khùng said

    Tôi có một ước muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn tự do, độc lập, nhân dân ai cũng có nhà cửa, ruộng vườn, cán bộ ai cũng gương mẫu, đặt lợi ích của Tổ quốc, Dân tộc lên trên.
    Trước giờ nhà nước nói gì cũng toàn phải đảo ngược 180 độ hay nói cách khác ta thêm chữ “không” vào đầu câu thì nghe mới đúng.
    Thí dụ:
    “Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật”,
    “… do dân và vì dân”,
    “quyết chống tham nhũng”,
    “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
    … vân vân và vân vân…
    Thử hỏi ông nội thằng dân đen nào dám vào công trường bau xít Tân Rai, Nhân Cơ hay bất kỳ công trình thi công nào dính dáng đến ngân sách quốc gia để mà kiểm tra xem, nó wuýnh cho bỏ mẹ.

  43. Tưởng Cán said

    Cụ Diệu tư duy trước nhưng cụ không đoạt được quyền thì làm được gì? Giỏi chính trường như Cụ Đoàn Duy Thành, cụ Võ Nguyên Giáp còn chả.
    Bao giờ có đảng kinh doanh thay đảng CS thì sẽ có HP hay hơn.

    • KhóHiểu said

      Đảng kinh doanh? Chính là đảng CS chứ còn đòi đảng nào nữa?
      – Kinh doanh đạo đức tác phong. Kinh doanh y tế. Kinh doanh giáo dục. Kinh doanh văn hóa. Knh doanh chức quyền. Kinh doanh lao động. Kinh doanh BIỂN ĐẢO.

      • Bán Hoa said

        Đảng kinh doanh cả quyền lực, với đảng cộng sản Việt Nam thì quyền lực cũng trở thành hàng hóa. Ngày còn đi học được thầy giáo dạy rằng: dưới chủ ngĩa tư bản lương tâm cũng trở thành hàng hóa, và rằng chế độ tư bản là xấu xa, đến mức họ bán cả lương tâm. Nhưng ngày nay đảng cọng sản Việt Nam bán cả quyền lực thì thật là ghê tởm, gái mại dâm bán cái ấy còn sạch sẽ hơn bán quyền lực nhiều.

        • ơ, thế à, ra là chủ nghĩa tư bản kinh doanh lương tâm, còn bọn tàu khựa thì kinh doanh cái gì, việt nam ta nhất nhất đi theo chủ nghĩa tàu cộng đó, mà từ thức ăn cho chí đồ chơi trẻ em người lớn, đến máy móc mà nói đến tàu khựa chỉ có là độc, cực độc và tuyệt độc, chả phải toàn bọn bán lương tâm, bán nhân phẩm thì còn bọn nào vào đây. Thế sao lại bảo tàu khựa là cộng sản thứ thiệt, việt nam luôn có chung một ý thức hệ, vậy phải hiểu cái kinh doanh lương tâm của tư bản là loại lương tâm gì, trái ngược với loại lương tâm tàu khựa tàu cộng sao?

  44. Vô danh said

    Xin bái phục Tiến sĩ khoa học Phan Đình Diệu.

    • Thị Nở said

      Đồng chí Vô Danh biết gì về Ngài giáo sư Tiến sĩ Phan Đình Diệu mà bái phục? Phan Đình Diệu là sinh viên của trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov. Mà ở nước Nga (Liên xô trước đây) bất cứ người VN nào qua đó học cũng trở về với bằng tiến sĩ. Thậm chí một con bò qua Liên xô trở về VN cũng là tiến sĩ! He he!!!

  45. freedomisnotfree said

    Đã 21 năm trôi đi, chiếc xe XHCN mà đảng bắt toàn dân phải chen lấn xô đẩy leo lên, rồi đảng tự lèo lái đã không có một bước tiến nào cả, thậm chí còn lùi lại khi nhìn sang các nước khác. Tôi buồn và chắc chú Diệu cũng đang buồn khi đọc lại bài viết cũ mà BS điểm lại hôm nay.

    • kyquac said

      Ngac nhien vi bai viet qua sang suot day tinh thoi su nong hoi ma lai da duoc viet tu 21nam truoc! The ma bi luc luong chuc quyen im di??? de keo lui lich su? xa hoi nay van tri tre lac hau doi ngheo va dac biet no nuoc ngoai ngay cang lon, dao duc xuong cap o khap moi noi, buc xuc cua dan ngay cang bi don nen

  46. D.Nhật Lệ said

    Gs.Phan Đình Diệu qua bài này đã chứng tỏ một trí thức có nhân cách và khả năng suy luận đáng kính trọng.
    Ngược lên từ năm 1992 về trước,tức những năm ông Võ Văn Kiệt làm bí thư thành ủy Sài Gòn thì một trong những người
    trí thức VNCH.cũ ở lại được ông VVK.thu dụng là kỹ sư Dưong Kích Nhưỡng đã từng nói thẳng với ông Kiệt là phải cai trị
    đất nước bằng PHÁP LUẬT,chứ không phải bằng Nghị Quyết và chỉ tiêu !
    Tất nhiên,ý kiến của ông DKN,cựu Thứ trường Công Kỹ Nghệ (VNCH) là pháp luật là pháp luật dựa trên Hiến Pháp,tức luật mẹ rồi từ đó luật mẹ đẻ ra luật con,chứ không phải thứ luật tùy tiện của đảng !

  47. Yêu nước said

    Trời ơi !
    Bài viết đã 21 năm mà vẫn như còn nóng hổi.

    Đọc lại mới thấy rằng trí thứ VN đã thấy rõ những ung thối tởm lợm của đảng CSVN nhưng đã không dám hành động, hành động không đủ để chỉ đường tổ chức cho người dân xoá bỏ tai hoạ CS cho đất nước và dân tộc.

    Hôm nay đọc lại mỗi người có nghĩ rằng mình sẽ tiếp tục hụp lặn trong bùn thối nhơ nhớp thêm bao nhiêu năm nữa ???

    • Hoa Cải said

      Người CSVN thề nguyền đi theo con đường của bác và đảng đã chọn. Vì thế, họ còn thì con đường đó còn. Con đường đó còn, thì tư tưởng đối lập chưa hòa quyện cùng thời gian và, vì vậy, tính thời sự và bức bối đòi hỏi cháy bỏng thay đổi con đường oan nghiệt này ngày càng sôi sùng sục. Bạn nờ!

      • người cộng sản thề nguyền đi theo con đường của bác và đảng đã chọn. Cứ từ từ mà đi, ai cấm, nhưng sao lại tròng dây vào cổ dân việt nam, xiềng chân những người dân việt nam vô tội và không cộng sản. Bác và đảng của bác cứ đi, nếu đi cùng đường với dân tộc thì hoan nghênh, nếu đi vào địa ngục thì xin lỗi, bác và đảng của bác cứ đi một mình, cứ từ từ mà đi.

  48. Hà Huy said

    Nhà lý luận , nhà giáo Nguyễn Phú Trọng , đỉnh cao trí tuệ , luận án tiến sỹ Mac-Lê không thấy có bài nào góp ý cho dự thảo HP nhỉ .

  49. xo viet said

    Vị Giáo sư này phát biểu y hệt giọng ông GS Hoàng Xuân Phú. Mạch lạc, khúc triết rõ ràng và đặc biệt logic không cãi vào đâu được. Đúng là các nhà toán học làm chính trị. Sao Đảng không sử dụng những nhân tài này nhỉ? Những ông như ông này mà làm lãnh đạo thì tốt biết bao. Thật là tiếc quá, tiếc quá! Giá như mấy ông lãnh đạo đương chức có được cái tâm và tài như thế có phải dân tộc Việt nam may mắn và hạnh phúc biết bao.

    • quần chúng said

      Chẳng nhẽ bạn chưa biết lãnh đạo ĐCSVN có một tâm hồn bẩn thỉu, một đầu óc thiển cận, một lòng tham vô đáy và một trái tim độc ác, vô cảm với đồng bào như thế thế nào à?

  50. Lân Thẩn said

    21 năm, ý kiến vẫn hợp thời đại. ABS nên gửi bản góp ý này cho ban sửa đổi HP, coi những người vào trang ABS ủng hộ kiến nghị này

  51. ncphuong said

    Có lẽ đó là suy nghĩ của ông thôi, chứ vào thời điểm đó thì nói thế là khó đấy…

    • Thanh said

      Không, đúng là ông Phan Đình Diệu có phát biểu góp ý về hiến pháp như thế, do ông phát biểu như vậy nên là khi ông ứng cử vào Đại biểu quốc hội thì Ông đều bị ĐCSVN gạt ra, báo chí nước ngoài phỏng vấn ông vào tháng 9/1992 cũng trả lời đúng như thế trên một tinh thần của một trí thức yêu nước, các bác có thể tham khảo ở (Gs. Phan Đình Diệu bàn về Toán học và Dân chủ) đường link:

      http://hieuminh.org/2012/02/04/gs-pddieu-ban-ve-dan-chu/

  52. Thành Ca said

    Bọn đầu đất nghe bài này mà hiểu được a?. Giờ đọc còn không hiểu huống gì cách đây 21 năm.

  53. quần chúng said

    21 năm trước, nếu HP được viết theo tinh thần như góp ý của GS Phan Đình Diệu thì hôm nay VN chúng ta đã ở mốc…Hàn Quốc bây giờ. Tiếc thay điều đó không xảy ra.
    Điều đáng lo ngại là hiện nay nguy cơ xảy ra việc tương tự như 21 năm trước khi bản kiến nghị 72 đang bị ĐCSVN lờ đi.
    Liệu 21 năm sau, chúng ta lại than vãn với nhau như bây giờ?
    Hãy cùng nhau khẳng định rằng điều đó không thể xảy ra! Không thể lãng phí ngần ấy thời gian nữa! Hãy cùng nhau quyết tâm xây dựng một HP mới, HP 72!
    Vì một VN mới!

    • kyquac said

      Chac chan chung no mong tiep tuc giu ghe dac quyen dac loi an tren ngoi troc tha ho hut mau hut mu nhan dan, nen se LAI IM DI KN72 + HPsd2013 VA CAC Y KIEN DONG GOP SANG SUOT KHAC CUA DAN

  54. Nhân văn Quả said

    Nên thông cảm rằng, dù là ông Diệu hay bất cứ ai, phát ngôn lúc này đều phải thận trọng, vòng vo để tồn tại. Đụng vào nhà Lú luận không dễ đâu!. Nói như ông Diệu (giảm bớt tội cho Lú) còn có thể được tha bổng. Nói quyết liệt như TS Cù Huy Hà Vũ, dù là con đẻ của thầy ông Lú, ông Cù Huy Cận, vẫn bị ném bao cao su, tống vào tù. Chúng ta chưa thật mãn nguyện với cách diễn đạt của ông Quốc, ông Thuyết, ông Sỹ Dũng… nhưng cần học ở họ cách giữ cái đầu mà không chống lại dân tộc, cần vận dụng chiến thuật “một chút vô cảm” của các quan chức thời nay.

    • Nói vòng nói vo chẳng qua dối trá, Tại sao ở nhiều nước được công nhận là văn minh hơn, bất cứ một ai ở cương vị gì, nếu bị dư luận, báo chí, hoặc luật pháp phanh phui ra có sự dối trá, bịa đặt hoặc dấu diếm tội lỗi đều phải từ chức, đều bị quy tội nghiêm túc. ở việt nam thì sao, cho dù phạm lỗi, cho dù vướng vào rất nhiều việc sai trái, chỉ cần đội cái chữ đảng yêu cầu làm, do đảng điều khiển, tận tình vì đảng… là thông suốt, là hạ cánh an toàn, có một số kẻ mặt dầy hơn đít thớt thì vẫn nghiễm nhiên đương chức hoặc leo cao hơn nữa. nếu không có những người như ông Diệu, thử hỏi còn ai ngoài những người tưởng như đức cao vọng trọng, ngồi ghế tót vời nhưng có khác nào tượng đất, hoặc loại tham tàn nhưng mặt mày vẫn thơn thớt nói cười, lừa mị dân tộc. Nhân sĩ, trí thức có tầm nhìn cao nhờ học rộng, nhưng nếu không nói thẳng, nói thật, nói bằng cả nhiệt tâm cho dân tộc, thì có khác nào bọn tham tàn, bọn tượng đất kia.

  55. Nguyễn Văn Dũng said

    Xin được bày tỏ lòng biết ơn và kính phục tâm và trí của Phan Đình Diện!

  56. Hoa Cải said

    Thẳng thừng hối bỏ Kiến nghị 72 hợp thời, hợp lòng người của giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam. Ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, quyết ôm dự thảo sửa đổi HP 92 của mình như là một niềm tin sáng ngời chân lý, mà không thấy rằng, đó chính là điếu văn đang thúc giục ban lãnh đạo đảng sớm đến nghĩa địa buồn!

  57. viethung said

    Doc can than y kien dong gop ve sua doi Hien phap cua bac PHAN DINH DIEU toi thay rom rom nuoc mat vi qua y kien cua bac toi thay dan ta chiu bao nhieu noi kho suot may chuc nam qua. Toi duoc sang mat sang long them rat nhieu. Chi mot bai phat bieu cua bac cung lam cho toi khon hon 5 hoc ky hoc cac thu ly luan o truong dai hoc. Toi kinh chuc Bac manh khoe va truong tho.Nhan dan Viet Nam Mong duoc doc nhieu y kien nua cua Bac !

  58. Đảng viên said

    Đọc bài phát biểu của GS Phan Đình Diệu cách đây 21 năm mà cứ như ông đang phát biểu ngày hôm nay vậy. Từ năm 1992 mà ông đã dám nói thẳng thắn và rõ ràng mọi vấn đề như vậy mà đảng ta có thèm nghe đâu, để đến bây giờ đất nước mới lâm vào cảnh khốn cùng thế này. Tội đảng ta lớn quá! Vậy mà bây giờ chưa thấy đảng ta có biểu hiện gì là sẽ lắng nghe ý kiến của nhân dân, đặc biệt là giới trí thức tâm huyết với đất nước. Không biết dân ta sẽ còn phải chịu cảnh lầm than đến bao giờ đây?

  59. […] https://anhbasam.wordpress.com/2013/02/24/gs-phan-dinh-dieu-gop-y-kien-ve-du-thao-hien-phap-ngay-12-0… […]

  60. Quốc Dân said

    Ý kiến của bác Phan Đình Diệu quá tuyệt vời!
    Đảng cộng sản VN có đủ khả năng và bản lĩnh nghe hay không?
    Tôi rất đồng ý với bác phải loại bỏ 4 cụm từ, “đảng lãnh đạo”, “CNXH”, Chủ nghĩa Mác Lê, Tư tưởng HCM trong Hiến pháp.
    Việt Nam muốn dân chủ, muốn vì dân, muốn tổ quốc trên hết, muốn chống tham nhũng, muốn không giả dối, muốn phát triển kinh tế thị trường thì hiến pháp phải quy định rõ:

    1. Đa đảng
    2. Tam quyền phân lập
    3. Tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do chính trị, tự do lập hội, tự do sinh sống… phải được Hiến pháp đưa vào một chương quan trọng, mọi luật không được vi phạm các điều về nhân quyền này.
    4. Phải tôn trọng đối lập chính trị.
    5. Các đảng, đoàn thể phải là tự nguyện và không dùng ngân sách nhà nước cho hoạt động của mình.
    6. Quân đội, tòa an, công an không đảng phái.

  61. Dân đen SG said

    Ủng hộ ý kiến của ông Phan Đình Diệu.
    Không biết trọng lú, 3d, chí vịnh … đọc có hiểu không, dù rằng rất là cơ bản. Vì đầu óc đã bị nhiệm đỏ mất rùi.

    • sỹ Nguyễn quốc said

      Hiện nay sức khỏe của Ông Phan Đinh Diệu rất bi đát.Có ai biết vì sao không?

      • Khách said

        Bác sang trang hieuminh có nhiều bài viết về bác Diệu xem sẽ rỏ hơn, bác Diệu là người anh lớn là thấy của tổng Cua, năm trước thấy nói bác Diệu đột quị.

        • kyquac said

          Dot qui=tim mach, an nhieu moc nhi rat tot, tap Phat thu Dat Ma dich can kinh dung cung rat tot (o bv Vietxo ca fong tim mach chet het roi,di linh thuoc con co 1 cu ke song sot nho tap vay tay (=phat thu cham chi hang ngay)

      • kyquac said

        Mong VIAHETTX3S nay moi nguoi quan tam fat huy nang luc tham tu, theo doi quan sat bao ve tinh hoa, nguyen khi dan toc VN PDD, TRANH VIEC tu nhien bien mat nhu nguoi yeu nuoc cuc hot F361!

  62. Xóa §4HP-1992 said

    Bài phát biểu góp ý cho HP 1992 của GS Phan Đình Diệu nó tuyệt vời ở chỗ, như một lời tiên tri cho đảng CS, qua thời gian 21 năm vẫn còn nguyên gía trị.
    Ông đã chỉ ra mối liên quan giữa “độc quyền lãnh đạọ” và kinh tế thị trường, kết qủa tất yếu là nảy sinh ra bè lũ tham nhũng – nhưng kẻ như đồng chí X cùng bè lũ hiện nay.
    Sau chiến tranh biên giới 1979 với TQ, lũ độc đảng VN vớ được thuyết “mèo trắng, mèo đen” của Đặng Tiểu Bình như vớ được cái phao cứu hộ. Đó là thời kỳ “đổi mới”, thời kỳ vàng son của chúng, khi mà chúng bắt đầu có cơ hội dùng quyền lực để biến thành tiền bạc, của cải tư hữu của chúng. Vì tài nguyên, nhân lực, vốn liếng chúng không phải bỏ ra, – thua lỗ thì xã hội chịu, còn lợi nhuận thì kẻ có quyền luôn luôn có.
    Đó cũng là lý do chúng nhất định bám lấy “16 chữ vàng, 4 tốt” do quan thày TQ tặng.

    Cách đây 21 năm, GS Phan Đình Diệu không hy vọng là đảng sẽ thay đổi.
    Hiện nay, qua 21 năm HP 1992, nhiều người cũng vẫn không hy vọng gì đảng sẽ thay đổi.
    Cái mà chúng ta hy vọng, là Nhân dân ta càng ngày càng nhiều người nhận ra sự độc đoán, tham lam, phản dân, hại nước, hèn với giặc của lũ độc tài – độc đảng.
    Cám ơn bác Phan Đình Diệu.

  63. Mẹ Đốp said

    GS Phan Đình Diệu là một trí tuệ và nhân cách lớn của dân tộc .

  64. […] Nguồn: Dropbox/ Ba Sàm […]

  65. Bài phát biểu của ông Phan Đình Diệu quá tuyệt vời, vì nó chưa được gọt rũa, thêm bớt cho đầy đủ nên chưa thể nói đại diện đủ cho ý chí của tất cả mọi người, nhưng bài phát biểu của ông rất cụ thể, rõ ràng, chi tiết về những vấn đề nhiều người cho là nhạy cảm. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản, chủ nghĩa mác lê, nền kinh tế thị trường và nhà nước xã hội chủ nghĩa… Chỉ rõ hiến pháp dân chủ phải tách bạch được mọi thành phần mơ hồ, không cố định, hiến pháp là hiến pháp của dân tộc Việt Nam chứ không phải Hiến pháp của đảng cộng sản. Như vậy quyền lợi của dân tộc Việt Nam mới chính đáng được đặt lên hàng đầu. Không một đảng phái nào, không một tổ chức nào có thể đại diện cho toàn bộ dân tộc Việt Nam. Bài phát biểu tuyệt vời. một lần nữa xin cám ơn ông Phan Đình Diệu.

    • Tuy viết góp ý cho hiến pháp 1992, nay tôi thấy ý kiến của ông Phan Đình Diệu vẫn giữ nguyên ý nghĩa, hừng hực tinh thần dân tộc, chỉ cần dựa vào dàn ý này, có thể viết một hiến pháp dân chủ nhất của việt nam.

  66. Người Việt Yêu Nước said

    Các bác hoan hô bác Phan Đình Diệu là đúng, em cũng hoan hô và khâm phục bác ấy vô cùng, vì cách đây 10 năm, khi bắt đầu sửa đổi hiến pháp năm 1992 bác đã có những lời quá đúng đắn để góp ý cho dảng và nhà nước VN.
    Nhưng cái đáng buồn hay đúng hơn là cái đáng KINH TỜM là cái đảng và nhà nước này đếch thèm nghe bác ấy…hậu quả là sau 10 năm đất nước rơi vào thảm họa như bây giờ, kinh tê suy thoái do tham nhũng, lãnh đạo ngu dốt, đảng thì chia phe chia phái tranh nhau quyền lực, đất nước thì bán, dân thì lầm than.
    Nói thực em chỉ muốn chửi thề và muốn cầm súng thảm sát bọn này không khoan nhượng.

    • Người Việt Yêu Nước said

      Em nhầm : đã 21 năm qua rồi…sao mà đau đớn thế.

    • Người Việt Yêu Nước said

      Xin lỗi người quá cố, nhưng nói lại chuyện này:
      Nếu ông Võ Văn Kiệt bị giết như lời đồn đoán, thì cũng đáng. Lúc đó uy tín của ông gần như số một trong hàng lãnh đạo bấy giờ dù ông chỉ là Thủ Tướng. Nhưng ông đã vì quyền lợi đảng của ông, vì quyền lợi cá nhân của ông mà không nghe theo lời khuyên xương máu này của ông Phan Đình Diệu mà làm một cuộc CM đưa đất nước tiến bộ……thì ông bị chính tay đồng chí, đồng rận hay đệ tử của ông giết là hậu quả của ông đã gieo ra thì phải gặt mà thôi.

      • Người Việt Yêu Nước said

        Qua đây em có nhã ý góp với bác Nguyễn Quang A và các bác khác trong viện IDS. Sau này ghi chức danh các bác ghi trưởng- phó hay gì gì đó của viện thôi, đừng ghi là ban cố vấn của TT Võ Văn Kiệt…có khác nào “thờ vua” đâu..
        Có gì kính các bác bỏ qua vì thực lòng em rất trân trọng các bác.

        • Chích Chòe said

          CS cũng có người này người nọ, Võ Văn Kiệt là một thủ tướng đáng kính trọng

          • Người Việt Yêu Nước said

            Thế ư, sao ông không nghe ý kiến của ông Phan Đình Diệu vá nhiều người khác. Cái hiến pháp đang kiến nghị ra đời vào thời TT “đáng trọng” của bạn đấy., và hậu quả đất nước như ngày nay.

          • Hoa Cải said

            Người cộng sản cũng từ nhân dân mà ra. Nhưng do họ theo cộng sản ác độc, bạo tàn và vì vậy tất cả họ đều phải biến thành bạo tàn, độc ác. Sự thật không thể chối bỏ!

  67. quần chúng said

    Giáo sư Phan Đình Diệu đã nói những điều trên cách đây những 21 năm! Vậy mà đến nay ĐCSVN vẫn không hề có nhận thức nào tiến bộ hơn. Thật là kinh khủng.

  68. Nhị Mai said

    Ý kiến của GS Phan Đình Diệu hết sức tâm huyết, hết sức đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tế của VN và tiến bộ của nhân loại. Nhưng chúng ta đừng hy vọng vào sự thay đổi của ĐCSVN. Trên thực tế chưa có ĐCS nào tự giác từ bỏ quyền lực. Rõ ràng họ biết rằng Hệ thống của họ đã hư hỏng và họ đang có vớt vát lại không phải vì lợi ích dân tộc mà vì lợi ích của Đảng. Nhưng lịch sử cũng chứng mình chế độ độc tài dù sớm hay muôn cũng đều dẫn tới sự diệt vong kể cả Trung Quốc, đó là chân lý. Dư luận xã hội trong thời gian này chỉ nói lên một điều: Xã hội VN đang thay đổi và sẽ thay đổi nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn GS. Phan Đình Diệu, GS Hoàng Xuân Phú và các nhân sỹ trí thức Việt nam.

    • Dân Văn Giang said

      Đã hơn 10 năm rồi, đảng có nghe ai đâu? và ngày càng xuống dốc, lao xuống dốc như ông TBT đã khẳng định.
      Mong lần này họ sẽ nghe ra, ấy là hồng phúc của đất nước.

      • Xuan Tu said

        Toi khang dinh DCSVN khong bao gio vao tai nhung y kien dong gop cua GS Phan Dinh Dieu, vi ho lanh dao dat nuoc nay theo kieu an tren ngoi troc va nhu nhieu nguoi da noi ho ngoi xom len phap luat. Nen chac chan mot dieu chi khi nao nhan dan vut ho vao sot rac thi ho moi bi tuoc mat quyen lanh dao ma thoi.

        • Dân Văn Giang said

          Tôi đã nhầm, 21 năm rồi, chứ không phải hơn 10 năm. Trời ơi, từ 21 năm rồi mà như là hôm nay!

  69. Người yêu nước said

    Ngày đầu Xuân mới, đọc bài góp ý của GS Phan Đình Diệu, trong tôi bỗng lóe lên một niềm hy vọng vào tương lai tươi đẹp của đất nước ta. Nếu những ý kiến của GS được tiếp thu thì triển vọng Việt Nam cất cánh trong hòa bình rất sáng sủa. Tôi tự nhiên thấy cảm hứng mấy vần thơ:

    DÁNG BƯỚC VIỆT NAM
    Ngàn năm văn hiến, hùng thiêng núi sông,
    Việt Nam đẹp tươi, xanh biếc Biển Đông,
    Vượt bao gian khó dựng nền độc lập,
    Bảo vệ Tổ Quốc toàn dân một lòng,
    Ra sức chung xây đất nước giàu mạnh,
    Quyết giành tự do, công bằng cho đời,
    Đem yêu thương đến với mọi con người,
    Mang chân lý rạng soi đường thời đại,
    Việt Nam tiến bước về tương lai sáng ngời.

  70. MUÔN NĂM said

    Trong tình hình hiện nay VN không có nhu cầu PHÁP TRỊ – DÂN CHỦ, chỉ có nhu cầu ĐẢNG TRỊ – ĐẢNG CHỦ .
    vì:
    1. Tất cả đảng viên chóp bu mới có cơ hội tham nhũng thoải mái.
    2. Tất cả con cháu họ hàng đảng viên chóp bu mới có cơ hội kế thừa quyền lực để tham nhũng thoải mái tiếp tục.
    3. Trung cộng mới có cơ hội thâu tóm biển đảo, đất đai thông qua bọn tay sai đảng trị này.
    ĐẢNG CHỦ – ĐẢNG GRIJ MUÔN NĂM!

  71. nguyenvuongdu said

    ngắn gọn,ý tứ,uyển chuyển…cạn lý ,cạn tình ! thật ngưỡng mộ !

  72. Nguoi HN said

    Đúng là các nhà toán học. Các nhà toán học phát biểu rất chính xác, cứ như phương trình hoặc đẳng thức toán học vậy. Rất chính xác. Không thừa không thiếu. Rất logic. So sánh phát biểu của các vị này với phát biểu ĐBQH như ông HHPhước chẳng hạn thì thấy cách nhau một trời một vực, cứ như trên thẳm trời xanh với đáy bùn đại dương vậy. Lại so sánh phát biểu các vị này với các nhà lãnh đạo nước ta thì mới thấy khổ đau cho cái đất nước này. Cả một cỗ xe với anh chàng xà ích ngu xi lì lợm. Buồn . Quà buồn . Còn biết nhiêu ý kiến của trí thức chưa nói ra vì lý do này, lý do khác. Nếu Hiến pháp này chưa đủ độ chín thì đừng sửa vội, đợi ít lâu nữa. Làm cho triệt để. Làm cho chiếu lệ thì thôi đừng làm, để con cháu chúng ta làm, còn làm như xây…hầm chú ẩn thì …có tội với dân đấy mấy ông ạ.

  73. gia văn said

    dân tộc đời đời nhớ ơn thầy PHÚ ,thầy DIẸU

  74. Hoa Cải said

    Phát biểu góp ý HP tại hội thảo công khai của GS Phan Đình Diệu như liều thuốc bổ quý, giúp dân ta bớt suy nhược, hồi phục tinh thần. Đọc, thấy rất nhiều điểm tích cực, thẳng thắn như tát vào chế độ độc trị vậy. Bản thân tâm phục, khẩu phục ý này: “Đảng trung thực với dân tộc thì cần nói rõ đảng lãnh đạo là như thế nào? Trong điều kiện đó, quốc hội có còn là cơ quan quyền lực cao nhất nữa không? Hay đảng là cơ quan quyền lực cao nhất, còn quốc hội chỉ là cơ quan thể chế hóa các nghị quyết của đảng?”. Và, “còn nếu quả thực đã thừa nhận QH là cơ quan quyền lực cao nhất thì để không mâu thuẫn, phải không có điều 4”.

    Theo ngụ ý của GS Phan Đình Diệu thì lâu nay đảng không có trung thực với dân, với quốc hội, mà chỉ toàn có láo không hà! Hãy mời tòa án sự thật thế giới xét xử vụ đảng có láo với dân hay không. Nếu không có láo, còm đây vui vẻ chịu cắt bỏ cái đầu của mình!

  75. Dang Hien said

    Dung la tri thu thuong noi.
    Tuyet voi.

  76. […] 1642. GS PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP NGÀY 12-03-1992 24/02/2013 […]

  77. Oanh Yến Thị Phạm said

    NGŨ THÔNG HOÁN TỨ TƯƠNG.
    Vận nước thịnh suy,
    thác trí thức.
    Dân tráng, Quốc cường,
    uỷ sỹ khí.
    Dân mạt, Nước tận.
    Duy chí ngã,
    Hỷ nộ ái ố,
    Tham sân si.
    Cá nhân duy lý tại.
    Quốc Dân viễn Thái An.
    Thiện Hạ nan Thái Bình.
    Vô tư, vô ngã.
    Hữu trí, hữu nhân.
    Vị công, vô lợi.
    Dụng tâm, suy lý.
    Sỹ, Nông tương thông.
    Công, Thương thông hợp.
    Nhân, Trí khởi thông.
    Dân, Quốc thông niệm.
    Nội, Ngoại liên thông.
    Nhất quyết phân ly.
    Tứ tương Bắc thuộc.(1)
    Đồng tâm hiệp dạ.
    Tiêu trừ điều tứ,(2)
    Hiến pháp hiện hành.
    Quốc gia dĩ cường
    Dân tộc tất phát.
    VIỆT NAM QUẬT KHỞI.
    Sài Gòn 22/02/2013
    Oanh Yến Thị Phạm
    1-4 điểm tương đồng mà Hồ Cẩm Đào ban tặng Việt Nam trong chuyến viếng thăm chính thức 11/2006: Sơn thủy tương liên. Văn hóa tương đồng. Lý tưởng tương thông. Vận mệnh tương quan.
    2-Điều 4 Hiến Pháp 1992. Không hiểu có sự tính toán tâm linh gì ở đây? Vì những nước chịu ảnh hưởng Văn hóa TQ, đều rất kỵ số 4. Cách phát âm của nó đồng âm với chữ Tử trong các từ ghép, tỷ dụ như tử hình, tử huyệt, tử chiến…. Ngay tại TQ, Nhật, Hàn thang máy trong các cao ốc, không có tầng thứ tư, thứ chín (âm chín đồng âm với chữ khổ).

  78. Che do cs chi can ke luu manh, thua nguoi co tai co duc, vi vay dat nuoc VN dang sup do khong the cuu van duoc, chung nao dang cong san VN con" lanh dao" said

    Viet vao nam 1992, song bai nay van dang giu nguyen gia tri voi tinh hinh dat nuoc hien nay,
    Ro rang, nhung nha khoa hoc VN da tro len thieu dat dung vo o cai dat nuoc doc tai dang tri nay

  79. Thành Đô said

    Bạn Quetrac54 à, hãy đốt lên dù chỉ một que diêm còn hơn cứ ngồi mà nguyền rủa bóng tối – có ai đã nói đại ý như thế.

  80. HP said

    Bác Phan Đình Diệu và bác Hoàng Xuân Phú (có lẽ do ưu thế về tư duy của người làm Toán) đều có những ý kiến đóng góp hết sức sâu sắc, rất tuyệt vời.

  81. Người Hà Nội said

    Ông Diệu nói: “chúng ta phải dũng cảm để nhận thấy rằng chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình đó, tức là theo chủ nghĩa Mác – Lênin, không còn đáp ứng được mục tiêu phát triển của dân tộc trong giai đoạn hiện nay” điều ông nói đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Thực tế trên thê giới và cả ở VN đã chứng minh hùng hồn rằng ở xã hội XHCN chưa bao giờ phát huy được quyền làm chủ của người dân, ở xã hội đó con người ta sống giả tạo, không phát triển được khả năng cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Tóm lại là chủ nghĩa Mác – Lê nin chưa bao giờ đáp ứng được mục tiêu phát triển củ dân tộc. Thậm chí ngược lại, chủ nghĩa Mác lê và con đường chủ nghĩa xã hội luôn là lực cản, trói buộc sức lao động và sức sáng tạo của con người. Vì vậy Đảng ta cần dũng cảm từ bỏ chủ nghĩa xã hội, vì thực tế bây giờ nó chỉ còn có cái áo cái vỏ bên ngoài thôi.
    Tôi cũng nhiệt liệt ủng hộ ý kiến cho rằng: Tên nước chỉ đơn giản mà đầy kiêu hãnh thân thương, hai tiếng VIỆT NAM không cần một mỹ từ kèm theo nào hết. Từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, Đảng hãy trở về với nhân dân bằng việc đổi tên cũ ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM – Đảng của những người lao động.

    • lao You said

      Đổi tên Đảng về lại là Đảng Lao động? Có đồng chí đảng viên nào lao động chân chính nữa đâu mà đổi ?

    • buinhatquang said

      Em đọc chữ “đảng ta” mà bác dùng thấy rất dị, đọc thấy rất phản cảm ghét nhất các comment trên trang basam dùng chữ đảng ta, vì đây ko phải là diễn đàn của đảng cộng sản, hãy gọi cho đúng tên riêng của nó bác nhé!
      Kính bác

      • Thanh said

        Tiện thể mình nói luôn tại sao mấy ông trong đảng CS hay trong chính phủ không bao giờ nói là đảng cộng sản của chúng ta, hoặc đi theo định hướng mới của đảng cộng sản, đảng cộng sản là nan chỉ đường mà chỉ nói chữ đảng thôi , đảng thì phải có tên của nó chứ, thưa cái bạn vì các ông ấy xấu hổ với cái tên CS, do là các ông ấy cũng biết là cái chữ CS ấy nó nặng nề và tội lỗi thế nào với nhân loại trong suốt quá 1 thế kỉ qua. Và đồng thời mấy ông ấy cũng biết lý tưởng cộng sản của mấy ông ấy là viển vông ,cho nên cứ nói chữ cộng sản là đâm ra ngượng, chỉ nói cho những trường hợp bắt buộc thôi, còn không thì các vị ấy chỉ dùng chữ Đảng ” định hướng của đảng”, ” đảng chỉ đường” thôi, cho nó nhẹ , 🙂

  82. ngày càng chứng minh giá trị tuyệt vời của ông nhà trí thưc uyên thâm, một tiên tri , MỘT HIỀN TÀI CỦA ĐẤT NƯƠC ,
    vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ,
    nguyễn công hệ, thuyền trưởng viễn dương

  83. Anh Tuấn said

    Xin cảm ơn Giáo sư Phan Đình Diệu về những góp ý giá trị. Chúng ta có thể thấy những tư tưởng lớn của Giáo sư đều được thể hiện trong Bản góp ý sửa đổi Hiến pháp do 72 Nhân sĩ đưa ra. Chúng ta còn đợi chờ và sợ hãi gì nữa mà không hưởng ứng Bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của 72 Nhân sĩ? Việc hưởng ứng này hoàn toàn hợp pháp và là việc mà những người con Việt Nam cần phải làm. Xin cảm ơn.

  84. Quetrac54 said

    Đàn hay hát ngọt… để cho ” TRÂU ” nghe cũng bằng phí mà thôi ông diệu ơi ???
    DÂN đen tôi rất trân trọng những tâm huyết của BÁC !!! Thương Bác nhiều ????

  85. kieuhung said

    Một bản góp ý hiến pháp đầy tâm huyết, đầy tính khoa học & nhân văn vẫn còn nguyên giá trị thời sự nóng bỏng & mãi mãi trường tồn. Chỉ tiếc rằng nhân tài nước Việt không có đất sống!

    • Đề nghị chủ Blog gửi bản góp ý hiến pháp này cho ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp năm 2013, xem như đây là ý kến chung của cộng đồng những người đang tham gia xem & bình hàng ngày trên Blog này (Blog Ba Sam).

  86. nguoi ha noi said

    Hoan hô ông Phan Đình Diệu! Tuyệt vời!

Gửi phản hồi cho Nhân văn Quả Hủy trả lời