1526. CHÂU Á ĐANG TRẢI QUA QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?
Posted by adminbasam trên 03/01/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ bảy ngày 29/12/2012
CHÂU Á ĐANG TRẢI QUA QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?
TTXVN (Angiê 28/12)
Theo đánh giá mới đây của mạng tin “Chân trời chiến lược”, một “siêu liên hiệp” châu Á đã hình thành. Chúng ta đang chứng kiến siêu liên hiệp này qua mô hình tăng cường gia nhập các tổ chức liên chính phủ châu Á, cùng sự xuất hiện các chính sách đối trọng với Trung Quốc, nhất là dựa vào Ấn Độ. Cam kết của Mỹ đối với Đông Á và Nam Á cũng góp phần củng cố siêu liên hiệp này. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh từ năm 2008 đang giúp Oasinhtơn gia tăng ảnh hưởng tại châu Á bất chấp Mỹ đang trong giai đoạn suy tàn trên trường quốc tế.
Từ gần 10 năm nay, giới phân tích luôn nhấn mạnh đến khái niệm liên hiệp an ninh khu vực. Chúng ta đang đề cập đến sự xuất hiện của giả thiết một siêu liên hiệp tam giác nổi Nam Á và Đông Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. 5 xu hướng lớn bao trùm quá trình tái cấu trúc địa chính trị của châu Á 10 năm qua gồm: sự phát triển của Trung Quốc, Ấn Độ, sự suy yếu của Mỹ, các cuộc tranh giành ảnh hưởng để xác định một bản sắc khu vực châu Á và sự xuất hiện các chính sách đối trọng với Trung Quốc.
Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ
Chúng ta đã ghi nhận những số liệu về sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Sự phát triển này là điều hiển nhiên và hết sức ấn tượng. Phần lớn người Trung Quốc bày tỏ niềm tự hào. Tuy nhiên, cũng xuất hiện hai thái độ khác nhau: một mặt là chủ nghĩa quốc tế ở cấp độ nào đó và dự định hành động tích cực với phần còn lại của thế giới; mặt khác là chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, trong đó những người bảo vệ xu hướng này cho rằng Bắc Kinh cần phải sử dụng quyền lực mới đạt được của mình để áp đặt quy chế cường quốc, yêu sách lãnh thổ và để làm lợi cho sức mạnh kinh tế bao trùm. Vì vậy, chúng ta đang chứng kiến hai nước Trung Quốc: một muốn hội nhập với cộng đồng quốc tế và cải cách bên trong, trong khi số khác từ chối và bảo vệ một khái niệm thực dụng, có tính truyền thống và tự điều hòa quan hệ hơn là một cường quốc phải duy trì với các đối tác khác của cộng đồng quốc tế. Theo diện mạo mà Trung Quốc muốn thể hiện, đất nước bị chứng “tâm thần phân liệt” này có thể xuất hiện một cách vô hại hơn là đe dọa. vẫn cần phải tìm hiểu xem hai xu hướng trên sẽ tiến triển trong lòng đất nước này như thế nào và mức độ chúng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với môi trường châu Á và với cộng đồng quốc tế một cách tổng thể. Chúng ta hãy phác thảo một bản tổng kết quá trình tiến triển của đất nước này trong 10 năm qua. Các điểm tích cực cũng nhiều. Trung Quốc đang hội nhập với các thể chế Đông Á xoay quanh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trung Quốc đã đóng vai trò hàng đầu trong các thể chế khu vực khác, nhất là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và các cuộc đàm phán 6 bên về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Trung Quốc cũng ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước Đông Nam Á láng giềng và cho rằng đã thực hiện một chính sách có trách nhiệm trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990. Những mối quan hệ căng thẳng với Đài Loan đã giảm, về mặt quốc tế, Trung Quốc từ nay đóng góp một phần quan trọng vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình; tham gia các chiến dịch chống cướp biển ngoài khơi Xômali và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tại nhiều nước, đầu tư và các sản phẩm của Trung Quốc được chào đón. Trung Quốc đã đóng vai trò bình ổn khi mua trái phiếu kho bạc Mỹ để đổi lại Mỹ mở cửa thị trường cho lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc. Những điểm tiêu cực cũng không ít. Bắc Kinh đã công khai chứng tỏ tham vọng tăng cường khả năng quân sự và trấn áp mạnh tay đối với các phe đối lập trong nước, những phần tử đòi tự do trong xã hội hay những người dân không thuộc dân tộc Hán tại Tây Tạng hay Tân Cương. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản luôn căng thẳng: tranh chấp lịch sử lại được khơi lại; đa số người Trung Quốc vẫn nung nấu tinh thần chống Nhật; những tranh chấp lãnh hải làm tăng mối hận thù giữa hai nước. Một vấn đề báo động khác là thái độ hung hăng của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và với Ấn Độ. Viện trợ mà Bắc Kinh dành cho Pakixtan trong lĩnh vực hạt nhân cũng là một mối quan tâm. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng công khai cùng các nước khác ngăn cản Nhật Bản đạt được quy chế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Lập trường của Trung Quốc trong các chủ đề toàn cầu, nhất là khí hậu trái đất nóng lên, đã cho thấy một sự thụt lùi trước nước Mỹ do những lợi ích quốc gia. Trung Quốc cũng từ chối đảm đương vai trò lãnh đạo hay làm theo những thỏa thuận mà các nước khác đưa ra. Việc dự báo những tác động mà cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ ảnh hưởng đến địa vị của nước này trong nền kinh tế thế
giới là điều vẫn còn khó khăn, song sự ủng hộ kiên định của Chính phủ Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nhà nước nắm quyền kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực kinh tế dự báo một sự tăng cường chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, là điều đáng lo ngại.
Liệu Trung Quốc có thực sự là một cường quốc nguyên trạng?
Tất cả những điều trên đang làm xói mòn sự tin cậy về một nước Trung Quốc muốn trở thành cường quốc nguyên trạng, gắn với một sự phát triển hòa bình và duy trì quan hệ hài hòa với các đối tác. Liệu đó chỉ là những tuyên truyền nhạt nhẽo hay một sự lừa bịp rõ rệt? Mối nghi ngờ được củng cố bởi một sự tương quan bề ngoài giữa thái độ cương quyết của Trung Quốc trước sự suy yếu của Mỹ và phương Tây kể từ năm 2008. Kịch bản thích hợp với nhừng hành động thực dụng, dự báo rằng các cường quốc khu vực sẽ trờ nên khiêu khích hơn trong quá trình phát triển và tìm cách đảo lộn quy chế nguyên trạng, Sự sợ hãi và lo ngại, được tạo ra bởi sự tăng cường sức mạnh của Trung Quốc, đã gia tăng do ảnh hưởng đáng kể từ tư duy thực dụng tại nhiều nước, từ các môi trường đại học đến các tầng lớp chính trị. Nếu Bắc Kinh đang tìm cách hưởng lợi từ sự suy yếu của Mỹ và nếu sự suy yếu này là hiện thực, các nước láng giềng của Trung Quốc có cái để mà lo ngại. Và nếu thái độ đe dọa của Trung Quốc làm các nước láng giềng lo ngại thì cũng sẽ khiến Ấn Độ tham gia một chính sách đối trọng với Trung Quốc cho dù có Mỹ hậu thuẫn hay không.
Giả thiết về một nước Trung Quốc có thể trỗi dậy một cách hòa bình được đưa ra, song không dễ như vậy. Vi điều này, Bắc Kinh sẽ phải thực hiện một chính sách rất thận trọng và dè dặt trước các nước láng giềng. Đó không phải là trường hợp của ngày hôm nay và tình hình hiện nay sẽ có thể tiến triển một cách thực dụng. Thất bại trong cách phát triển hòa bình của Trung Quốc đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển một siêu liên hiệp châu Á yà đè nặng lên mối quan hệ Bắc Kinh – Oasinhtơn.
về phần mình, Ấn Độ hiện không nổi lên một cách ấn tượng và không đạt được mức độ phát triển bằng Trung Quốc song hưởng một tốc độ tăng trưởng kinh tế khá đều đặn. Tham vọng cường quốc mới nổi của Ấn Độ sẽ vượt ra khỏi không gian Nam Á. Nếu tiến triển dân chủ của Ấn Độ không khiến phương Tây lo ngại bằng Trung Quốc thì một số nước biên giới, hiển nhiên có Pakixtan, đang cảm thấy bị đe dọa bởi gã láng giềng khổng lồ này. Việc Ấn Độ thắt chặt quan hệ với Mỹ đã cho phép nước này gần đạt được mục đích, đó là quy chế cường quốc trên trường quốc tế. Ấn Độ đã đạt được một bước nữa theo hướng trên nhờ vào thỏa thuận với Oasinhtơn khi chính thức gia nhập Câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân. Ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự của Niu Đêli đang được thiêt lập tại nhiều khu vực trên thế giới. Nếu Ấn Độ đang cho thấy tham vọng trở thành cường quốc châu Á cai quản Ấn Độ Dương thì nước này cũng sẽ có một lý lẽ bổ sung để đạt quy chế cường quốc. Trung Quốc cũng đã bắt đàu các bước đi như vậy, nhất là tăng cường phát triển hải quân. Một số nhà phân tích ít nghiêng về giả thiết coi Ấn Độ là một cường quốc. Tuy nhiên, chừng nào Ấn Độ còn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nước này sẽ có được những dự báo lạc quan để tiếp cận quy chế mong muốn trên, như điều Trung Quốc đã làm từ lâu.
Trung Quốc và Ấn Độ là các cường quốc mới nổi trong khi Mỹ đang đứng bên bờ dốc, kèm với sự suy yếu toàn cầu của phương Tây. Theo chu kỳ, chúng ta đang chứng kiến thảm kịch suy tàn của Mỹ – mô hình đã hoành hành đầu những năm 1970 và cuối những năm 1980. Sự suy tàn hiện nay bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và là thách thức đối với Oasinhtơn. Chủ nghĩa đơn cực của Chính quyền Bush cùng những cách thức trong “cuộc chiến chống khủng bố” đã giáng một đòn mạnh vào tính hợp pháp của Oasinhtơn trong vai trò lãnh đạo cộng đồng quốc tế. Siêu cường duy nhất này cũng đã thiệt hại trong các cuộc chiến tranh dài hạn và tốn kém tại Irắc và Ápganixtan. Nếu Mỹ đang bị tụt hơi trên trường quốc tế thì họ vẫn đang đóng vai trò trọng tài và là người điều tiết quan trọng hơn tại Đông Á và Nam Á. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và thái độ ngày càng hung hăng của nước này đối với các nước láng giềng đã cho phép Mỹ củng cố địa vị tại châu Á. Việc thiết lập lại quan hệ với Ấn Độ được bắt đầu từ những năm 1990 và vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Liên minh quân sự với Nhật Bản và Ôxtrâylia cũng đã được củng cố.
Bản sắc khu vực như thế nào cho châu Á: cạnh tranh và cuộc chiến giành ảnh hưởng?
Sự phụ thuộc của các nước Đông Nam Á theo các cấp độ khác nhau vào các tổ chức liên chính phủ (IGO) châu Á là một dấu hiệu nữa chứng tỏ sự tương tác gia tăng giữa hai phức hệ an ninh và đặt ra vấn đề nóng bỏng liên quan tới bản sắc của châu Á với tư cách là một khu vực. Loại hình tổ chức này đã được tăng cường trong những năm 1990. Như nhà phân tích T.J. Pempel nhận xét, Đông Á khác với các khu vực khác bởi có nhiều IGO với quy mô khiêm tốn và tồn tại không chồng lấn lên nhau. Không một IGO khu vực nào tập hợp đầy đủ các Nhà nước như tại Đông Á. Diện mạo Đông Á đặc biệt này được gọi là “cuộc chạy đua gia nhập hiệp hội”, nơi các Nhà nước khu vực đang lao vào một cuộc cạnh tranh dữ dội để xác định nước muốn trở thành thành viên của tổ chức hay nhóm nước nào qua cách mà nước đó thể hiện quan niệm về bản sắc, vai trò khu vực và địa vị của mình trong một cộng đồng quốc tế được phương Tây sắp xếp và quản lý.
ASEAN+3 (APT) và các cơ quan gắn với tổ chức này có tính đại diện nhất cho Đông Á, song không bao gồm Bắc Triều Tiên hay Đài Loan. Khởi nguồn, ASEAN có sự phân biệt giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á, song hiện tổ chức này tập hợp hai khu vực trên từ những năm 1990. về phần mình, Đông Bắc Á không bao giờ được tính vào các IGO khu vực, ít nhất là đến năm 2008 khi Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc đưa ra nguyên tắc nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh ba bên độc lập với APT. Bảng tổng kết các hội nghị trên sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 năm 2011 cho thấy vẫn còn khiêm tốn. Sự xuống cấp của mối quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc đã xếp lại dự định đối thoại thành yếu tố thứ yếu. Ban đầu Bắc Kinh mong muốn Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tập hợp các Nhà nước trong khu vực, song Nhật Bản đã gây sức ép thành công để việc tổ chức EAS mở rộng ra ngoài phạm vi Đông Á. Bắc Kinh và Tôkyô đã lao vào một cuộc đấu không khoan nhượng trong hậu trường để nắm quyền thành lập và cơ cấu các IGO khu vực và thông qua các tổ chức này thể hiện tầm nhìn khu vực cũng như các tham “vọng của mình trong bối cảnh cộng đồng quốc tế bị ảnh hưởng bởi phương Tây. Trước nguy cơ đơn giản hóa IGO, chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc thường thể hiện sự đề cao các tổ chức liên chính phủ Đông Á hơn số khác bởi có thể áp đặt sự bá quyền. Chiến lược này tiếp nối khuynh hướng tiêu biểu của các cường quốc ủng hộ chủ nghĩa đa phương: Đó là tham gia các IGO khác nhau trong khi bảo đảm rằng mỗi một tổ chức bị chia tách với số khác. Trung Quốc hoàn toàn ý thức được sự cần thiết phải thể hiện ít đe dọa đối với các nước láng giềng và đánh giá những rủi ro gắn với hành động gia tăng cạnh tranh chống Tôkyô. Cam kết của Trung Quốc với ASEAN diễn ra theo chiều hướng ôn hòa, nhưng Bắc Kinh luôn thể hiện lập trường là nòng cốt cứng rắn của Đông Á, được hoàn thành bởi một hệ thống hợp tác khu vực rộng hơn, ví dụ trong khung cảnh EAS hay Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Ấn Độ và Nhật Bản có thể hỗ trợ nhau ở phạm vi khu vực cũng như quốc tế trong “cuộc chạy đua” giành một ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bản an Liên hợp quốc. Nhật Bản, cũng như nhiều nước thành viên ASEAN khác, muốn kết nạp Ấn Độ và các Nhà nước khác vào HĐBA LHQ để một mặt giảm tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh và mặt khác tạo mối quan hệ mạnh hơn giữa khu vực với cộng đồng quốc tế – phương Tây. Có hai yếu tố mang tính quyết định ở đây, đó là sự thiếu vắng mọi IGO-có tầm vóc là đầu cực gắn kết toàn bộ các Nhà nước Đông Á và mô hình khu vực bao gồm các IGO phạm vi hẹp. Các yếu tố trên giải thích sự tồn tại của một số lượng lớn IGO xung quanh Đông Á, gồm một hay nhiều Nhà nước Đông Á và kết nối các nhà nước này với một tình hữu nghị rộng hơn. Các IGO trên đang cho phép các nước thành viên Đông Á thiết lập các mối quan hệ đặc biệt với một khu vực láng giềng. Thông qua đó, các Nhà nước Đông Á đôi khi phối hợp
hành động trực tiếp với cộng đồng quốc tế – phương Tây. Cũng cần thiết đánh giá các IGO là khu vực để chứng kiến sự lặp lại của mô hình xã hội trên và phải thừa nhận rằng mô hình này cho phép thiết lập các mối quan hệ mạnh mẽ và đông đảo giữa các khu vực khác nhau.
Ở phía Bắc, chúng ta chứng kiến “các cuộc đàm phán 6 bên” và SCO. Mỹ, Nga, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc đang tham gia các cuộc đàm phán để thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. SCO gồm các nước thành viên Trung Quốc, Nga, Udơbêkixtan, Tátgikixtan, Cadắcxtan và Cưrơgưxtan, cùng các nước quan sát viên Ấn Độ, Pakixtan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông cổ và Tuốcmênixtan. Mục đích của SCO là nhằm loại bỏ vai trò của Mỹ, dựa vào Nga và gắn kết Trung Quốc với Trung Á. Các nước quan sát viên đang thiết lập mối quan hệ đan chéo với Nam Á và Trung Đông. Ở phía Đông và Nam Á trải dài đến tận hai bờ Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tập hợp đa số-các Nhà nước Đông Á, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và một số Nhà nước Nam Mỹ. Các diễn đàn ba bên khác nhau bao gồm cả APEC, có tham vọng thông qua các thỏa thuận an ninh song phương với Mỹ: Nhóm Giám sát và Phối hợp ba bên (TCOG) gồm Mỹ, Nhật Bàn và Hàn Quốc; một mô hình khác như trên gồm Mỹ, Ôxtrâylia và Nhật và một hội nghị thượng đỉnh mới đây gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Oasinhtơn qua các điều kiện trên đã chen một chân vào khu vực và chúng ta tự hỏi châu Đại Dương có thực sự thuộc về châu Á không hay trước tiên là tiền đồn của đầu cực quốc tế – phương Tây. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Đại Tây Dương (TPP) vừa góp phần tăng vai trò vào đầu cực này. Ôxtrâylia, Brunây, Chilê, Malaixia, Niu Dilân, Pêru, Xinhgapo, Mỹ và Việt Nam đang tập hợp xung quanh một kế hoạch thỏa thuận mậu dịch tự do. Canada, Nhật Bản và Mêhicô sẽ có thể gia nhập. Nếu một hiệp định hoàn chỉnh và có chiều sâu ra đời, mối quan hệ đối tác trên sẽ trở nên rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để dự báo sự ra đời của dự án này. Nếu Bắc Kinh vẫn đứng ngoài TPP thì nước này có thể sẽ trở thành một công cụ chính trị đối trọng mới do nhiều nước lập ra dưới sự hô hào của Mỹ để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Với giả thiết ngược lại nếu Trung Quốc cuối cùng gia nhập TPP, mọi ý định của nước này nhằm cô lập Đông Á trong một khu vực chặt chẽ hơn để dễ cai trị, cũng sẽ bị cản trở. Khả năng cuối cùng, TPP sẽ có thể trở thành một “vỏ ốc trống rỗng”, ít có hiệu lực như những diễn đàn đa phương khác trước đó. Ở phía Nam cũng như phía Tây gần Ấn Độ Dương, chúng ta có Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), tập hợp toàn bộ các Nhà nước Nam Á và đã trao quy chế quan sát viên cho Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mianma và Ôxtrâylia. SAARC ở phạm vi nào đó là tổ chức sóng đôi với SCO, nơi Ấn Độ và Pakixtan là quan sát viên. Cuối cùng, ARF và EAS đảm bảo mối quan hệ cấp thế giới khi củng cố quan hệ liên khu vực cấp cao. ARF cũng kết nối các Nhà nước từ Đông Á đến châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu (EU). EAS cũng gồm các thành viên như Ôxtrâylia, Niu Dilân, Ấn Độ, Nga và Mỹ. Hình ảnh lưu lại từ những tổ chức trên là một phạm vi rộng lớn các đầu cực, các tổ chức hợp tác đang mở rộng tâm ảnh hưởng xa hơn và chồng lấn nhau từng phần, xích lại gần Đông Á và Nam Á, đôi khi kết nối hai khu vực này với Nga và phương Tây. Một số lượng lớn các Nhà nước Nam Á đang gia nhập các IGO Đông Á và các IGO này lại mở ra cho các nước thành viên ngoài châu Á. Tính thích đáng của quy mô khu vực đã bị chất vấn, hoặc bị mất đi bởi những tương tác trên và những mối quan hệ cắt ngang, hoặc mở rộng. Ý tưởng một “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” đôi khi được Chính quyền Obama bảo vệ đang làm cho khái nhiệm về khu vực trở nên phi lý. Như đã từng đề cập, ý tưởng trên nằm trong chiến lược linh hoạt chống lại khu vực mà Mỹ triển khai từ nhiều năm qua. Nguyên tắc của chiến lược là Mỹ tham vọng tham gia nhiều tổ chức khu vực (Đại Tây Dương, châu Á-Thái Bình Dương, châu Mỹ) để hợp pháp hóa sự can dự của mình vào công việc của các nước và tạo một sự ảnh hưởng cần thiết để chống lại việc hình thành các tổ chức mà Mỹ bị cách ly (tại châu Âu, Đông Á, Mỹ Latinh). Xu hướng trên nằm trong các chiến lược đối trọng cấp siêu liên hiệp châu Á.
“Siêu liên hiệp” châu Á đã hình thành. Chúng ta thấy mô hình này qua sự gia nhập tăng cường đan chéo các tổ chức liên chính phủ châu Á với sự xuất hiện các chính sách đối trọng chống Trung Quốc, đặc biệt dựa vào Ấn Độ. Mỹ cam kết tại Đông Á và Nam Á cũng tham gia siêu liên hiệp này. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh từ năm 2008 đang giúp Oasinhtơn gia tăng ảnh hưởng tại châu Á bất chấp Oasinhtơn đang trong giai đoạn suy tàn trên trường quốc tế. Việc lôi kéo một số Nhà nước láng giềng của Trung Quốc làm đối trọng là chiến lược làm hài lòng giới diều hâu tại Oasinhtơn, song đang cho thấy mối lo ngại rằng thái độ cương quyết mới đây của Trung Quốc liên quan tới những tranh chấp lãnh thổ cũng như trong các vấn đề nội bộ dự báo còn tồi tệ hơn. Mối lo ngại này đến từ các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Philíppin hay Ôxtrâylia, đang đẩy các nước này củng cố liên minh với Mỹ, nước đóng vai trò chiến lược tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ấn Độ và nhiều Nhà nước Đông Nam Á đang tìm cách liên minh với nhau, cả với Nhật Bản và Mỹ để hình thành một mặt trận chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Đó chính là một món quà ngoại giao và chiến lược thực sự mà những phe phái theo đường lối cứng rắn tại Trung Quốc ban tặng cho Mỹ. Vừa mới đây, Oasinhtơn đã chuyển hướng chiến lược đặt châu Á là trọng tâm chính sách an ninh của Mỹ. Việc tăng cường quan hệ chiến lược giữa Nam Á và Đông Á sẽ chủ yếu phụ thuộc vào cách thức trỗi dậy lần lượt của Ấn Độ và Trung Quốc. Từ nay chúng ta có thể nhận thấy được những dấu hiệu của một sự tương tác chiến lược, dù còn hạn chế song là thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Hai nước này đang đối đầu trực tiếp – tranh chấp biên giới và nguồn nước, đối đầu gián tiếp – cam kết của mỗi nước vào phạm vi ảnh hưởng của đối phương. Theo các nhà phân tích I. Rehman và D. Scott, Ấn Độ và Trung Quốc đang lao vào một cuộc chơi ngăn chặn và chống ngăn chặn, bị vướng vào những mối đe dọa an ninh. Nhìn chung, những phe phái theo chủ nghĩa thực dụng của Ấn Độ và Trung Quốc lo ngại về sự phát triển của một chủ nghĩa đối kháng sâu sắc giữa hai cường quốc mới nổi này mà theo họ là không thể tránh khỏi do những tranh chấp biên giới, việc sở hữu vũ khí nguyên tử, cạnh tranh hải quân, kinh tế và quy chế quốc tế.
Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật phân tán sự tập trung của Ấn Độ khi hỗ trợ các Nhà nước láng giềng; đang tăng cường sự hiện diện tại Nam Á – Pakixtan, Mianma và Xri Lanca. Trung Quốc đang cố gắng kiềm chế Ấn Độ tham gia các IGO Đông Á và HĐBA LHQ. Bắc Kinh cũng tăng cường sức mạnh quân sự tại Ấn Độ Dương, nhất là xây dựng các cơ sở hạ tầng cầu cảng và giao thông tại Pakixtan, Mianma và Xri Lanca; ưu tiên thúc đẩy trao đổi thương mại để triển khai sự hiện diện quân sự. Những kết quả từ việc gia tăng đáng kể trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với Ấn Độ còn chưa rõ ràng. Theo nhà phân tích B.R. Nayar, hiện tượng trên có tác động đổi mới tại Trung Quốc, làm giảm sự kích động các Nhà nước Nam Á thù nghịch với Ấn Độ. Tuy nhiên, đó không phải là những điều chúng ta thấy ngày nay. Trung Quốc đang thông qua một chiến lược cứng rắn hơn bao giờ hết liên quan tới những tranh chấp biên giới với Ấn Độ và cũng đang cung cấp các lò phản ứng hạt nhân cho Pakixtan. Giống như Mỹ, Ấn Độ đang tìm cách hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực nhạy cảm như năng lượng hay viễn thông.
Ấn Độ xích lại gần Oasinhtơn
Yếu tố chính trong chính sách đối trọng của Ấn Độ với Trung Quốc là xích lại gần Mỹ, và được bắt đầu năm 2000. Chính sách này đã cho phép Niu Đêli được thừa nhận là cường quốc hạt nhân. Tuy nhiên, Ấn Độ không dự định liên kết hay khép kín trong cuộc cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc. Ấn Độ nuôi dưỡng một kế hoạch với tham vọng tăng cường các lực lượng, ví dụ một lực lượng hải quân hoạt động tầm xa được trang bị 3 tàu sân bay để khẳng định tư cách một cường quốc hàng hải tại Ấn Độ Dương. Niu Đêli cũng đã phát triển “chính sách hướng Đông” trước tiên nhằm đưa đất nước trở thành đầu tàu tăng trưởng kinh tế của khu vực tới cam kết tổng thể hơn tại Đông Á. Ấn Độ và Trung Quốc đang lao vào một cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại Mianma. Ấn Độ duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống chặt chẽ với Việt Nam với hy vọng biến Hà Nội thành một đồng minh trung thành giống Pakixtan đối với Trung Quốc. Tại Đông Nam Á, Ấn Độ đang thiết lập quan hệ tốt đẹp với Xinhgapo và Inđônêxia. Hải quân Ấn Độ thường xuyên có mặt trong khu vực và tham gia các cuộc tập trận hải quân với các nước khu vực. Điều này đóng vai trò làm đối trọng trước sự hiện diện của Trung Quốc. Niu Đêli cũng đang đóng vai trò gia tăng ảnh hưởng trong khai thác tài nguyên tại Biển Đông, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ven biển.
Từ những năm 2000, quan hệ giữa Ấn Độ với Nhật Bản đã được cải thiện, nhất là với Tuyên bố chung về hợp tác an ninh năm 2008. Mối quan hệ mới này trước tiên phục vụ mục đích chính trị, nhưng đến nay vẫn còn chưa được tăng cường, chưa có một thỏa thuận quân sự hay chưa thúc đẩy trao đối thương mại. Tuy nhiên, hải quân Ấn Độ đã mở rộng khu vực tập trận đến vùng lãnh hải của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ấn Độ mong muốn có được công nghệ phòng thu tên lửa đạn đạo (DAMB), trong đó Nhật Bản hoặc Mỹ có thể là các đối tác cung cấp. Ấn Độ và Nhật Bản đă biết lựa chọn đứng về một phe trong cuộc chiến bá quyền giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh. Bên cạnh đó, ngay từ năm 2007 một trục dân chủ đã từng bước được xây dựng tại châu Á giữa các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Mỹ. Điều này cũng làm Trung Quốc lo ngại. “Quân bài dân chủ” cho phép Ấn Độ tiến xa hơn mà không phải vội vàng và giúp liên kết với hệ thống các liên minh khu vực được xây dựng xung quanh Mỹ. Các mối quan hệ chính trị, quân sự và trong một phạm vi nào đó là kinh tế ngày càng chặt chẽ giữa Đông Á và Nam Á đang mở ra một siêu liên hiệp mới tại châu Á. Bị đặt bên ngoài lục địa châu Á, Nga trở nên quá yếu đến mức không thể gây ảnh hưởng thực sự từ sự năng động của mình. Việc Nga bị gạt ra khỏi khu vực dẫn đến khả năng Mátxcơva sẽ tăng cường phát triển quan hệ một cách nhanh chóng với các nước châu Á trong thời gian tới. vấn đề còn lại là các cuộc xung đột mở: giữa Trung Quốc và Đài Loan; hai miền Triều Tiên; Ấn Độ với Pakixtan. Từ lâu Trung Quốc là đối tác ủng hộ Pakixtan trong khi Ấn Độ không tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới hai miền Triều Tiên hay giữa Trung Quốc với Đài Loan. Thời gian tới có thể Ấn Độ sẽ thực hiện điều này. Hai trung tâm căng thẳng trên có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào song lại không ảnh hưởng đáng kể đến những biến động tổng thể của siêu liên hiệp.
Từ nay, sự tồn tại của một siêu liên hiệp châu Á là thực tế chứ không còn phôi thai nữa. Quan hệ giữa Đông Á và Nam Á về chính trị và an ninh đang được củng cố. Ấn Độ và Trung Quốc đang duy trì một sự liên quan chiến lược trong đó hai nước nhận biết rõ những thách thức. Trung Quốc mạnh hơn Ấn Độ và cảm thấy ít bị de dọa bởi đối thủ trong khi Ấn Độ thì ngược lại. Vị trí của Trung Quốc tại Nam Á có tính lâu đời và vững chắc hơn là vị trí của Ấn Độ tại. Đông Á. Tuy nhiên, Ấn Độ có một quân át chủ bài, đó là liên minh với Mỹ. Trung Quốc quả thực đang trên con đường phát triển song lại không liên kết với một cường quốc nào khác. Các nước láng giềng của Ấn Độ ủng hộ cam kết của Trung Quốc tại Nam Á, cũng như các nước Đông Á – Nhật Bản, Hàn Quốc không tin tưởng vào Mỹ – ủng hộ vai trò của Ấn Độ trong khu vực mình. Hầu như toàn bộ các nước Đông Á và Nam Á đang tìm cách tự bảo vệ mình trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một liên minh đang hình thành mở rộng từ Nhật Bản tới Ấn Độ, đi qua Việt Nam và Ôxtrâylia với sự hỗ trợ từ Mỹ.
Liệu có hình thành một liên minh chống lại Bắc Kinh?
Nếu Trung Quốc duy trì chính sách cứng rắn kể từ năm 2008, liên minh sắp được hình thành trên sẽ cứng rắn hơn. Các nước khu vực sẽ tìm cách tự bảo vệ chống lại mối đe dọa của Trung Quốc bằng cách củng cố sức mạnh quân sự trong khi hợp tác hơn nữa về an ninh và tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ. Một cuộc chiến tranh khu vực là ít có khả năng bởi nhiều nước có vũ khí hạt nhân trong khi Oasinhtơn đã cam kết trong khu vực và tất cả các nước châu Á đồng thuận cần thiết bảo vệ tăng trưởng. Tại Đông Á, sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau đang đóng vai trò điều hành trong dài hạn bằng cách ngăn cản mọi cuộc xung đột chính trị phát sinh. Trừ những thay đổi cấp tiến, sự phụ thuộc kinh tế sẽ cần phải giữ chức năng là sứ giả hòa bình. Yếu tố này không có thế mạnh tại Nam Á và tầm ảnh hưởng còn yếu trong quan hệ giữa Đông Á và Nam Á. Tuy nhiên, có khả năng các nước châu Á đang lao vào một cuộc chạy đua vũ trang và thực hiện các chính sách đối trọng. Mong muốn của Trung Quốc là bảo vệ hay đạt được những mục tiêu của một cường quốc hàng đầu – vũ khí nguyên tử, khả năng không gian, hải quân tầm xa – là điều hợp lệ, song Bắc Kinh cần trông chờ những điều mà các nước láng giềng hành động. Nhật Bản, Đông Nam Á và Ấn Độ liên quan tới sức mạnh quân sự gia tăng từ Trung Quốc. Các nước đang đáp trả bằng các phương tiện tương tự. Đó là một thế tiến thoái lưỡng nan an ninh cổ điển dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang nếu Trung Quốc không quay trở lại với thái độ ôn hòa và gắn kết hơn với ý tưởng phát triển hòa bình, song trước hết lại đang là một nền “hòa bình lạnh” có vũ trang.
Siêu liên hiệp châu Á từ nay bao gồm toàn bộ các hoạt động tương tác giữa Đông Á và Nam Á về an ninh và hội nhập cùng sự tham gia trước đây và hiện nay của Mỹ vào những biến động khu vực. Lúc này, Đông Á và Nam Á gắn nhiều với những biến động an ninh hơn là quan hệ kinh tế; còn cần phải xem xét sự cân bằng hay mất cân bằng sẽ đi đến đâu. Sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ được coi như một chất xúc tác hòa trộn giữa những biến động an ninh khu vực châu Á với những biến động của thế giới, bắt đầu với Ấn Độ và Trung Quốc. Do sự đan chéo trên, các nước châu Á khác đang bị cuốn vào một cuộc chơi của chủ nghĩa cân bằng để tự bảo vệ mình trước một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và có tiềm năng đe dọa, trở nên chín muồi trước một nước Mỹ đang trong giai đoạn suy tàn; tránh mọi sự lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc, nước sẽ không phục vụ cho lợi ích của khu vực. Hai yếu tố, động lực giải thích cho những biến động trên: sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như tương lai phát triển khó đoán định của nước này và cách thức Trung Quốc sẽ sử dụng trên vai trò là cường quốc mới. Bắc Kinh đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục rằng mình khát khao một sự phát triển hòa bình và thái độ của nước này chỉ có thể khiến các nước láng giềng lo ngại. Đó là một mối lợi bất ngờ cho Mỹ, nước đang suy yếu và xem đây là dịp để bảo vệ và củng cố vị trí của mình tại châu Á. Thật nghịch lý là trong khi trấn an các nước láng giềng châu Á thì Bắc Kinh lại đặt Oasinhtơn vào thế khó…
***
Thời kỳ đô hộ 500 năm của phương Tây đối với thế giới đã chấm dứt. Đó là luận điểm của nhà sử học người Anh và giáo sư Trường Đại học Havard, Niall Ferguson. Phân tích vấn đề này trên tạp chí “Statafrik”, ông cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ năm 2011 chỉ là những triệu chứng của việc sức mạnh kinh tế được chuyển từ Tây sang Đông.
Hai cuộc khủng hoảng nói trên cũng không phải là chu kỳ kinh tế đơn thuần, mà là triệu chứng và chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình thay đổi về cơ bản tình trạng cân bằng sức mạnh thế giới với trọng lực dường như ít nhiều dịch chuyển từ phương Tây sang châu Á. Các cường quốc kinh tế tương lai sẽ không phải là Mỹ và châu Âu nữa, mà là Trung Quốc và Ấn Độ.
Năm 1913, của cải rõ ràng nằm trong tay các nước thực dân. Tại các nước Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nga, Anh và Mỹ, tập trung tới 61% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, trong khi các nước thuộc địa chỉ nắm giữ 18%. Trong khi đó, về diện tích, các nước thuộc địa bao phủ tới 48% tổng diện tích thế giới và có 31% dân số thế giới.
Người ta nhận thấy rằng từ năm 1500, cán cân hầu như không thay đổi: các cường quốc phương Tây nắm giữ tới 43% GDP thế giới. Nếu tính theo GDP theo đầu người, vào năm 1600, tình trạng mất cân đối còn nặng nề hơn giữa các nước phương Tây và các nước khác. Dân chúng ở các nước phương Tây giàu hơn rất nhiều so với người dân ở các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, đến thế kỷ 20 diễn ra chu trình đuổi bắt với tốc độ rất nhanh. Tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người ở Ấn Độ, vào năm 1600 chỉ bằng 2% so với của Anh, sau tăng lên mức 10%. Ở Mỹ so với ở Trung Quốc cũng như vậy. Vào thế kỷ 20, cuộc đuổi bắt diễn ra ở các nước châu Á với nhịp độ nhanh hơn ở các nước phương Tây trước đây. Tăng trưởng GDP trong cả thời kỳ Cách mạng công nghiệp là 4,4% ở Anh, 5,3% ở Mỹ, 7,7% ở Nhật Bản và 10,3% ở Trung Quốc. Tăng trưởng trung bình hàng năm GDP trong các thời kỳ “cách mạng công nghiệp” này là 2,2% ở Anh (từ năm 1830 đến năm 1900), 3,9% ở Mỹ (1870-1913), 9,3% ở Nhật Bản (1950-1973) và 9,4% ở Trung Quốc (1978-2004).
Tăng trưởng đều đặn ở các nước phương Đông dĩ nhiên dẫn đến hệ quả là phần GDP thế giới của các nước Khu vực đồng euro, Canađa, Nhật Bản, Anh và Mỹ suy giảm hay chững lại. Tỷ lệ đóng góp trong GDP thế giới của Trung Quốc, trái lại, tăng lên kể từ đầu những năm 2000. Tăng trưởng ở Trung Quốc dường như vẫn chưa dừng lại. Mức tăng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ bỏ xa mức tăng ở các nước phương Tây. Chỉ có Mỹ là sẽ giữ được mức tăng trưởng GDP tương đối đều đặn sau năm 2025. Theo dự báo của Goldman Sachs, Trung Quốc có thể sẽ trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, vượt lên trước Mỹ bắt đầu từ thời kỳ 2026- 2027. Kể cả ở các nước có số dân ít hơn, mức độ chênh lệch giữa các nước Đông và Tây cũng thể hiện rõ. Tăng trưởng mạnh ở các nước châu Á còn hiển thị trong so sánh tiến triển GDP của Anh và Nhật Bản trong thời kỳ 1870-2008. Từ đầu những năm 1960, tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản cao hơn hẳn so với của Anh.
Liệu đó có phải là tiến trình phi công nghiệp hóa thế giới phương Tây không? Khái niệm này lúc này đang được nói đến nhiều, theo đó, về sản xuất công nghiệp, Trung Quốc là nước duy nhất có được tăng trưởng từ đầu những năm 1990, còn tất cả các nước khác chững lại hay giảm đáng kể, chẳng hạn như ở Mỹ. Có thể coi Trung Quốc giống như một chiếc xe khỏe trong thế kỷ 21. Sự phát triển mạnh mẽ của nước này được khẳng định qua các con số về GDP so với của Mỹ. Cụ thể là GDP của Trung Quốc, Hồng Công và Đài Loan cộng lại đạt xấp xỉ 90% GDP của Mỹ vào năm 2009 so với hơn 10% một chút vào năm 1950.
Phương Tây suy thoái không phải chỉ về kinh tế mà cả về dân số. số dân của các nước phương Tây trong dân số thế giới giảm từ 20% vào năm 1950 xuống còn 10% vào năm 2050. Trong khi tăng trưởng dân số ở các nước phương Tây đang trục trặc, món nợ của các nước được gọi là phát triển ngày càng lớn… Theo con số của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, món nợ của các nước đứng đầu trong số các nước thuộc nhóm G20 từ nay đến năm 2015 sẽ lên tới gần 120% GDP của các nước này so với 66% vào năm 2000. Số nợ của các nước đang phát triển giảm từ hơn 80% GDP vào năm 2000 xuống còn chưa đến 40% vào năm 2015. Tệ hơn thế là món nợ đó ngày càng tăng… Theo kịch bản tồi tệ nhất, món nợ đó có thế lên tới hơn 300% GDP của Bồ Đào ,Nha, Tây Ban Nha hay Ai Len vào năm 2040, 400% GDP của Hy Lạp, 450% GDP của Mỹ và hơn 500% GDP của Anh…
Những món nợ chồng chất như vậy không thể không gây hậu quả đối với sự ổn định chính trị của thế giới. Vì chưa bao giờ có một cuộc khủng hoảng nợ nào kết thúc mà không gây ra tình trạng tiền tệ hóa và/hay lạm phát, nên Trung Quốc ý thức rõ nguy cơ mà các nước phương Tây gây ra đối với sự ổn định kinh tế của thế giới. Bộ trưởng Thương mại nước này Trần Đức Minh từng tuyên bố rằng Mỹ in tiền mà không hề kiểm soát và giá nguyên liệu tiếp tục tăng khiến Trung Quốc phải chịu lạm phát nhập khẩu. Tình trạng không chắc chắn đó gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Liệu điều đó có dẫn đến một cuộc chiến tranh tỷ giá không? Bởi lẽ các nựớc phương Tây cho rằng chính chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế thế giới. Đồng nhân dân tệ được định giá thấp về phương diện cơ cấu. Cách đây vài tháng, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, tuyên bố tại Liên hợp quốc rằng nếu Trung Quốc không có biện pháp – để chấm dứt thao túng đồng tiền của mình, Mỹ sẽ có cách khác để bảo vệ lợi ích của mình. Liên quan đến một cuộc “chiến tranh ngoại tệ” có thể xảy ra, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phản ứng lại khi nói rằng không nên gây áp lực về tỷ giá đồng nhân dân tệ. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã phải đóng cửa và công nhân phải trở về quê hương mình. Nếu Trung Quốc phải chịu một cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế, đó sẽ là thảm họa đối với thế giới. Trên thị trường hối đoái, tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ và đồng nhân dân tệ đã giảm từ năm 2005.
Trước nguy cơ mất ổn định xã hội và chính trị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra một kế hoạch đơn giản: tiêu thụ nhiều hơn nữa. Số xe hơi Trung Quốc bán được tăng từ 2 triệu chiếc/năm vào năm 2005 lên 14 triệu chiếc hiện nay (so với 11 triệu ở Mỹ). Và mức cầu xe hơi ở Trung Quốc có thể tăng gấp 10 lần. Năm 2035, Trung Quốc sẽ sử dụng 20% năng lượng của thế giới, tăng 75% so với năm 2008.
Mức tiêu thụ đó cũng dẫn đến tăng hàng nhập khẩu. Trung Quốc trở thành một trong những nước nhập khẩu nhiều nhất thế giới. Trung Quốc là khách hàng lớn của Braxin (12,5% hàng xuất khẩu của nước này vào năm 2009), Nam Phi (]0,3%), và Ôxtrâylia (21,8%). Mức tăng trưởng đó phải được duy trì: theo Viện than thế giới, Trung Quốc tiêu thụ 46% sản lượng than của thế giới. Năm 2009, mức tiêu thụ thép thô của nước này cao hơn hai lần so với của Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cộng lại.
Trung Quốc cũng thực hiện chính sách đầu tư và mua hàng chiến lược của nước ngoài. Chẳng hạn châu Phi thư hút tới 41% tổng lượng đầu tư của Trung Quốc, chỉ đứng sau các nước châu Á (44%). Tháng 1/2010, các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư trực tiếp 2,4 tỷ USD vào 420 doanh nghiệp nước ngoài của 75 nước, chủ yếu trong các lĩnh vực viễn thông, vận tải và công nghiệp hóa dầu. Gần 800.000 người Trung Quốc ra làm việc ở nước ngoài – không tính số người di cư – trên khắp thế giới để quản lý số vốn đầu tư này.
Tại Pháp, người ta không có dầu mỏ, song có ý tưởng. Khẩu hiệu của những năm 1970 này liệu có còn giá trị đối với các nước phương Tây trước thực trạng này không? Có, gì mới về sáng chế ở các nước phát triển không?
Nhật Bản đứng đầu, Mỹ đứng thứ hai nhờ “nhập khẩu” ồ ạt chất xám của nước ngoài. Tiếp đó là Hàn Quốc. Các nước có tỷ lệ bằng phát minh sáng chế cao nhất là Nhật Bản với số bằng tăng từ 180.000 (năm 2005) lên 240.000 (năm 2008), và Trung Quốc tăng khoảng 100% trong ba năm (từ 25.000 lên 50.000 trong cùng thời gian trên).
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự phân bố bằng phát minh sáng chế trên thế giới đó cũng phản ánh năng lực của các hệ thống giáo dục. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Anh và Italia là hai nước có tỷ lệ cao nhất số thanh niên không có trình độ hay có trình độ thấp. Đứng đầu các nước có số thanh niên có trình độ cao nhất là Hàn Quốc. Học sinh châu Á là những người lập được nhiều kỷ lục cao nhất trong các kỳ thi quốc tế. Chẳng hạn về toán học trong số học sinh ở độ tuổi 14 tuổi, trong Top 5 hoàn toàn là các nước châu Á, theo thứ tự là Đài Loan, Hàn Quốc, Xinhgapo, Hồng Công và Nhật Bản. Trong các kỳ thi về khoa học cũng gần như vậy, với Xinhgapo đứng đầu, sau đó là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Như vậy, các nhà khoa học và nghiên cứu của tương lai phải chăng chắc chắn sẽ hoàn toàn là người của phương Đông?
Trong cuốn sách của mình xuất bản vào tháng 11/2012, Niall Ferguson cho rằng sự sụp đổ của các nền văn minh lớn diễn ra rất nhanh. Đế chế La Mã “vỡ tan chỉ trong vòng một thế hệ”, “cuộc chuyển tiếp thảm họa giữa cân bằng Khổng Tử và tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời nhà Minh diễn ra chỉ trong gần một thập kỷ và Liên Xô rơi thẳng từ vách đá xuống. Các nền văn minh là những hệ thống rất phức tạp dựa trên tác động tương hỗ của một số rất cao yếu tố cấu thành nhưng được sắp xếp một cách phi đối xứng khiến cấu trúc của chúng giống như một tổ mối ở Namibia hơn là một kim tự tháp ở Ai Cập. Các hệ thống đó có thể hoạt động ổn định trong một thời gian nhất định, bề ngoài có vẻ cân bằng nhưng trên thực tế lại luôn phải điều chỉnh. Nhưng đến một thời điểm quyết định nhất định, một rối loạn nhỏ cũng có thể dẫn đến một giai đoạn chuyển tiếp giữa tình trạng cân bằng bề ngoài đó và một cuộc khủng hoảng sâu rộng. Chỉ cần một hạt cát nhỏ cũng đủ để làm cho cả tòa lâu đài đó đổ sụp./.
Cong Dong Hai Ngoai said
[…]
1234 said
Đồng ý với quan điểm này. Tôi cũng tin như vậy và hy vọng TQ sẽ sụp đổ sớm hơn!
Nothing said
Cộng Sản Việt Nam : Cơ Hội Ngàn Vàng Để Trổi Dậy !
Một chính đảng mất lòng dân hiện nay như Đảng CSVN , việc trổi dậy ngoạn mục là chuyện rất cần thiết ! Hãy nhìn xem Miến Điện ! Không vì thấy TQ mạnh và phát triển mạnh mẽ mà không nhìn ra ngày tàn của TQ ! Đây là tầm nhìn chiến lược và sáng suốt của Miến Điện !
Kinh nghiệm lịch sử nhìn lại như sau :
– Đầu Thế Kỷ 20 cho đến giữa Thế Kỷ này ( 1917- 1965 ) : Chủ Nghĩa CS tung hoành và 2 nước lớn là LX và TQ bắt tay nhau làm Hoa Kỳ và Phương Tây bị lép vế ! Hầu hết các nước nhỏ , trong đó có VN rất kỳ vọng vào Chủ nghĩa CS là sẽ đem lại phú cường , hùng mạnh vì lúc đó LX đã phóng được vệ tinh , đưa người vào quỹ đạo trước Mỹ , chụp được hình cả phía bên kia của Mặt Trăng… Nói chung theo Chủ Nghĩa CS lúc bấy giờ có thể là điểm nhắn của các nước đang phát triển !
VN rất hãnh diện là theo LX và trở thành Tiền Đồn của Phe Xã Hội Chủ Nghĩa !
Nhưng nếu biết phân tích có bản lĩnh , có tầm nhìn xa như Thái Lan , Hàn Quốc , Singapore , Mã Lai , Indonesia thì VN đã không theo LX , mà sẽ theo Hoa Kỳ !
Chúng ta phân tích lý do như sau :
– Đồng ý là lúc đó LX rất mạnh , khoa họ và kỹ thuật phát triển , nhưng về kinh tế , dân vẫn còn nghèo ! Hoa Kỳ tuy lép vế , nhưng qua kinh nghiệm của 2 cuộc chiến tranh Thế Chiến 1 và 2 , từ một nước thua xa Anh , Pháp , Hoa Kỳ lại bật dậy thành Siêu Cường !
Trong Chiến Tranh Lạnh , Hoa Kỳ lúc đầu cũng thua LX , nhưng vẫn bật dậy để hạ đo ván LX và làm tan rã Khối Đông Âu để trở lại vị thế siêu cường số 1 !
Bây giờ cũng vậy : Trong khi TQ hoành hành về kinh tế và quân sự , nhiều nước trở cờ theo TQ , VN cũng e ngại và lưỡng lự , nếu không muốn nói là ngã về phía TQ ! Nhưng nếu có tầm nhìn xa , thì TQ sẽ không tồn tại như LX bao lâu !
Hoa Kỳ cũng sẽ bật dậy và hạ gục TQ để trở thành Siêu Cường !
Đừng ngại là theo Hoa Kỳ sẽ bị bỏ rơi hay bán đứng như Miền Nam trước kia ! Hoa Kỳ ngày nay đã khác xưa rồi : Khi tham chiến ( như Iraq , Á Phú Hãn ) là sẽ đánh gục đối thủ chứ không đánh cầm chừng như VN ! Hoa Kỳ ngày nay , vì bị mang tai tiếng nhiều trong Chiến Tranh Lạnh , đã thay đổi quan niệm là phải bảo vệ đồng minh của mình bất cứ giá nào ! Cứ đụng đến Đồng Minh của Hoa Kỳ như Hàn , Nhật , Thái , Phi , Đài Loan , Sing là bị đánh trả ngay ! Các Đồng Minh của Hoa Kỳ bây giờ rất tin vào điều này không như bỏ rơi Miền Nam bị tai tiếng thất hứa !
VN theo Hoa Kỳ có lợi là khi đánh bại TQ , Hoa Kỳ sẽ trao lại các đảo HS , TS cho VN ngay ! Nếu theo TQ hay đứng Trung lập , khi TQ thua trận và bị hạ gục như LX , VN sẽ không có phần vì HS sẽ giao lại cho Đài Loan , TS sẽ giao lại cho Phi , Mã Lai và Brunei ! VN sẽ mất trắng !
Khi Hoa Kỳ đang gặp khó khăn vế tài chính là lúc Hoa Kỳ sẽ có cách bật dậy như kinh nghiệm trước kia ! Khi TQ trổi dậy mạnh mẽ như hiện nay , tức là đang đi vào cửa chết ! Hoa Kỳ có thể giúp TQ vươn dậy thì Hoa Kỳ cũng có khả năng làm TQ…. chết lâm sàng !
CSVN hãy sáng suốt như Miến Điện ! Người lãnh đạo đất nước là người có tầm nhìn xa và đoán trước được tương lai để dẫn dắt dân tộc mình !