BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1513. IXRAEN VỚI “MÙA XUÂN ARẬP”

Posted by adminbasam trên 30/12/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ năm, ngày 27/12/2012

IXRAEN VỚI “MÙA XUÂN ARẬP”

TTXVN (Niu Yoóc 26/12)

Nhân hai năm n ra sự kiện “Mùa Xuân Arập ”, Tạp chí “Middle East ” vừa có bài phân tích khá đầy đủ về những đánh giá của Ixraen về sự kiện này cũng như các tác động của nó đi với Nhà nước Do Thái. Nội dung như sau:

Đương nhiên là tại Ixraen không thiếu các chuyên gia nghiên cứu về thế giới Arập, thế mà các cuộc cách mạng, được cả thế giới gọi là “Mùa Xuân Arập”, diễn ra vào đầu năm 2011 tại thế giới Arập lại không được dự báo trước ở đây, Nếu người dân Ixraen vui mừng về sự sụp đổ của những chế độ độc tài, ở những mức độ khác nhau, đều chống Ixraen, thì họ lại lo ngại về tình trạng bất ổn do các cuộc nổi dậy của người dân và do những người Hồi giáo trở nên hùng mạnh gây ra. Giờ đây, khi cơn bão cách mạng tạm thời lắng xuống, nhìn lại “Mùa Xuân Arập”, họ mới ngộ ra được nhiều điều…

Bối cảnh Ixraen của “Mùa Xuân Arập”

Sự kiện “Mùa Xuân Arập” diễn ra tại nhiều nước Arập trong một bối cảnh Ixraen đang nắm trong tay một chính phủ liên minh cực hữu khá rộng lớn và vững chắc do Benjamin Netanyahu lãnh đạo.

Liên minh đó gồm Đảng Likud – Beiteinu (Ngôi nhà của chúng ta là Ixraen – Đây là hai đảng riêng biệt, nhưng mới sáp nhập với nhau-TTXVN) gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc – tôn giáo, Đảng Shas của những người theo tư tưởng chính thống lập thành chính phủ có một thái độ phòng thủ đối với thế giới Arập. Các lực lượng chính trị này cho rằng thế giới Arập luôn muốn tiến hành phả hủy hoàn toàn Ixraen, và không có gì thay đổi từ năm 1948 (trong quan hệ với Ixraen), rằng không một bước tiến nào diễn ra sau Hiệp định Ôxlô hoặc với sáng kiến hòa bình của Liên đoàn Arập dựa vào kế hoạch của Arập Xêút năm 2002 và rằng cần phải dè chừng và thận trọng trước các vấn đề nội bộ tại các nước Arập này. So với tất cả các chính phủ trước, êkíp cầm quyền hiện nay ở Ixraen đặc biệt thụ động và có thái độ chờ thời, không muốn mạo hiểm một chút nào. Chính sách đối ngoại hoàn toàn tĩnh. “Không làm gì cả” dường như là nét chủ đạo của Ixraen. Vào lúc những sự kiện đầu tiên của “Mùa Xuân Arập” diễn ra ở Tuynidi, tiến trình hòa bình Ixraen – Palextin đang ở ngõ cụt và những triển vọng khôi phục tiến trình này dường như là không có. Từ lâu nay, không có một “sức ép” thực sự nào, cả từ phía Tổng thống Mỹ lẫn từ phía châu Âu, đối với Chính phủ Ixraen buộc họ phải nhúc nhích. Thủ tướng Ixraen rất được người dân ủng hộ vì họ cho rằng ông hành động theo chiều hướng tốt và nếu cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra thì chính phủ này chắc chắn sẽ giành chiến thắng.

Và thực sự là tình hình diễn ra ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi không khiến Chính phủ Ixraen quan tâm bằng vấn đề Iran. Tất cả những nỗ lực của Ixraen trong những năm qua đều. tập trung vào vấn đề hạt nhân của Iran và nhìn chung là vào cuộc đấu tranh chống sự bành trướng chính trị của Iran tại khu vực Trung Đông.

Sự bất ngờ!

Tại Ixraen, các chuyên gia về khu vực Trung Đông, các nhà nghiên cứu tại các trung tâm chiến lược, các nhà báo và các thành viên của bộ chỉ huv quân sự và cơ quan tình báo thường xuyên phân tích những sự tiến triển chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội diễn ra tại các nước xung quanh Ixraen: sự phát triển của các phong trào Hồi giáo, những thay đổi về chính sách của các chính phủ, những thay đổi trong các êkíp cầm qụyền, các cuộc tập trận và những yêu sách của người dân đều được theo dõi chặt chẽ.

Thế nhưng, kỳ lạ thay, không ai ở Ixraen lại dự đoán được “Mùa Xuân Arập”. Cả các tờ báo lớn, tầng lớp chính trị Ixraen, các thành viên của phe đa số chính phủ thuộc cánh hữu lẫn phe đối lập (đảng Kadima, Công đảng, Meretz) cũng đều bị bất ngờ và không hề nghĩ tới việc sẽ có ngày cuộc cách mạng như vậy lại nổ ra tại các- nước Arập. Dường như không ai dự đoán được một sự sụp đổ nghiêm trọng và mang tính dây chuyền của các chế độ độc tài kề sát với Ixraen.

Tất nhiên, các trường đại học của Ixraen đều có các chuyên gia am hiểu tường tận về thế giới Arập, những nhà “Hồi giáo hóa” tuyệt vời và các chuyên gia về thế giới Arập. Từ lâu nay, những gì kém cỏi của thế giới Arập vẫn được nói đến và mô tả trên các phương tiện thông tin đại chúng Ixraen. Tính chất độc đoán, trấn áp và phản dân chủ của các chế độ này, khía cạnh độc tài của các chính quyền Ben Ali (Tuynidi), Hosni Mubarak (Ai Cập) và Al – Assad (Xyri), nạn nghèo đói của các tầng lớp nhân dân, sự bất công và chia rẽ trong xã hội, nạn tham nhũng tràn lan của các tầng lớp lãnh đạo, bộ máy quan lại và chính sách gia đình trị của những người thân với chế độ, sự cha truyền con nối (Hafez Al – Assad truyền ngôi cho con trai Bashar, Gamal Mubarak chuẩn bị kế tục cha Hosni Mubarak), vai trò của cảnh sát chính trị và những sắc lệnh độc đoán bỏ tù hàng loạt các nhà chống đối thường không qua xét xử, tra tấn v.v… của các chế độ Arập xung quanh Ixraen đều đã được mô tả trọn vẹn và phân tích tỉ mỉ trong nhiều bài báo khoa học do các chuyên gia giỏi của Ixraen viết (cũng như do các chuyên gia châu Âu hoặc Mỹ viết). Nhưng, cũng giống như trong trường hợp Bức tường Béclin sụp đổ và Liên Xô bị tan rã vào cuối những năm 1980, không ai trong số các nhà Liên Xô học uyên bác nhất dự báo được sự sụp đổ đó diễn ra “khi nào”, “ở đâu” và “như thế nào”, và giờ đây các nhà Arập học của Ixraen cũng như giới Đông phương học trên toàn thế giới cũng ngạc nhiên như vậy về sự chạy trốn của Tổng thống Tuynidi Ben Ali, về sự kết thúc của Chế độ Mubarak và về “cuộc nội chiến” hiện nay ở Xyri.

Sự mập m bản về quan điểm của Ixraen: dân chủ hay sự ổn định?

Tất nhiên, trong thời gian qua, Ixraen vẫn là mục tiêu của những sự chỉ trích gay gắt, nhất là sau một loạt những đạo luật phản dân chủ do đảng Likud – Beiteinu khởi xướng. Các đạo luật này nhằm vào Tòa án tối cao của Ixraen cũng như các hiệp hội của phái tả và bảo vệ nhân quyền hay quyền tự do báo chí. Và chính sách do Ixraen tiến hành trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng năm 1967 cũng bị chỉ trích gay gắt ngay cả ở Ixraen và người ta đang than phiền về sự vi phạm nhân quyền của Ixraen ở khu Bờ Tây sông Gioócđan.

Tuy nhiên, bất chấp những điều trên, việc coi Ixraen là Nhà nước dân chủ duy nhất ở khu vực Trung Đông là hoàn toàn chính xác. Người dân Ixraen vẫn rất tha thiết với những tính chất hình thức của nền dân chủ nghị viện truyền thống: chế độ nhiều thể chế của các đảng chính trị, quyền tự do ngôn luận, sự phân chia quyền lực, chính phủ dựa vào đa số được bầu lên, bầu cử tự do và dân chủ, tôn trọng các quyền tự do cơ bản dưới sự kiểm soát của quyền tư pháp ở cấp cao trong đó có tòa án tối cao.

Ngay từ đó, đúng là nhiều người dân Ixraen đã cảm thấy rất hài lòng khi chứng kiến sự sụp đổ của các chế độ độc tài Arập. Dù đó là Saddam Hussein, Ben Ali, Hosni Mubarak, Muammar Gaddafi hay sắp tới là Bashar al – Assad, sự sụp đổ của các chế độ độc tài tham nhũng và tàn bạo đều được nhiều người dân Ixraen đón nhận một cách vui mừng và tràn đầy hy vọng: hy vọng rằng đối với Ixraen, châu Âu và toàn bộ thế giới dân chủ, các nước này đã trải qua một sự tiến triển tới chủ nghĩa đa nguyên chính trị, các chính phủ được dân bầu ra và tôn trọng nhân quyền. Nhất là nhiều người Ixraen cho rằng việc thiết lập một nền hòa bình chân chính chỉ có thể thực hiện được với các chế độ dân chủ.

Ngoài ra, một số kẻ độc tài này (Saddam Hussein, Muammar Gaddafi hay Al – Assad) đều chống Ixraen quyết liệt. Trong trường hợp Saddam Hussein, thái độ thù địch này càng mạnh mẽ hơn vì trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ Nhất, Irắc đã bắn tên lửa Scud tới Ixraen, được Ixraen coi như một hành động chiến tranh thực sự. Ngoài ra, Saddam Hussein còn trợ giúp các tổ chức khủng bố thù địch với Ixraen.

Trong trường hợp Al – Assad, mối quan hệ rất chặt chẽ của chế độ này với Iran, việc Xyri cho tới tận mới đây vẫn chứa chấp các tổ chức Palextin, vốn bị Ixraen coi là cực đoan nhất, và nhất là sự ủng hộ mà Xyri dành cho phong trào Hezbollah của Libăng chắc chắn không khiến cho Ixraen “lấy làm tiếc” về sự sụp đổ có thể sắp xảy ra của Al – Assad. Cũng cần phải nhắc lại rằng Ixraen đã từng ném bom một cơ sở bị coi là cơ sở “hạt nhân” của Xyri, được xây dựng với sự hợp tác của Bắc Triều Tiên. Tóm lại, không một chế độ đã bị hoặc sắp sụp đổ nào trong “Mùa Xuân Arập” được coi là “người bạn” của Ixraen.

Tuy nhiên, các chế độ độc tài này, về quan điểm thực dụng chính trị, có lợi thế đáng kể từ sự ổn định trong quan hệ với Ixraen. Thực tế là từ cuộc chiến tranh Kippur năm 1973, Ixraen đã được hưởng một “sự bình yên” tương đối và một sự “ổn định” nào đó ở các đường biên giới của mình.

về phía Ai Cập, các triều đại Anwar El – Sadat và Mubarak đã được đánh dấu bằng một sự ổn định đặc biệt trong mối quan hệ với Ixraen. Hiệp ước hòa bình Ixraen – Ai Cập đã được Sadat và Menachem Begin ký vào năm 1979 và Mubarak đã tôn trọng một cách hoàn hảo tất cả những qui định của hiệp ước này. Như mọi người đều biết, đây là một nền “hòa bình lạnh”, thậm chí là băng giá. Ngoại trừ mối quan hệ ngoại giao, sự tồn tại các sứ quán và cơ quan lãnh sự, còn hoàn toàn không có một sự “bình thường hóa” thực nào giữa hai nước: cả thương mại, quan hệ du lịch lẫn trao đổi văn hóa và nghệ thuật v.v… Tóm lại, đây thuần túy chỉ là mối quan hệ ngoại giao mang tính chất hình thức. Đã nhiều lần xảy ra các rắc rối nghiêm trọng giữa hai nước: các vụ bắt bớ tùy tiện công dân Ixraen ở Ai Cập, các vụ đụng độ ở biên giới, các vụ triệu hồi đại sứ V.V.., nhưng đó chỉ là những sự kiện nhỏ theo cách nhìn về tình hình hòa bình hay đúng ra là không phải chiến tranh. Tất nhiên, cũng như các nước khác thuộc Liên đoàn Arập, Ai Cập vẫn tiếp tục chỉ trích và lên án mạnh mẽ chính sách của Ixraen và tán thành tất cả các nghị quyết chống Ixraen tại Liên hợp quốc và trong các tổ chức quốc tế khác. Nhưng theo quan điểm chặt chẽ về nền an ninh của Ixraen, 35 năm đã trôi qua kể từ chuyến thăm lịch sử tới Ixraen của cựu Tổng thống Ai Cập Sadat vào năm 1977, về tổng thể là những năm tháng hòa bình và bình yên ở biên giới giữa hai nước. Tình trạng bất ổn và nguy hiểm tại bán đảo Sinai của Ai Cập, các nhóm thánh chiến khác nhau hoạt động và tấn công các đường ống dẫn dầu nối liền Ai Cập với Ixraen, đã dẫn đến việc suy giảm sau đó là hủy bỏ hầu như hoàn toàn các tour du lịch của Ixraen tới bán đảo Sinai của Ai Cập. Đồng thời, các hoạt động tội phạm, buôn bán ma túy và mại dâm, trong đó các bộ tộc người Bédouin ở bán đảo Sinai hoạt động đặc biệt tích cực đã khiến người dân Ai Cập cũng như Ixraen phẫn nộ. Ngoài ra, Ixraen không thể thực sự buộc tội Ai Cập về hiện tượng nhập cư bất hợp pháp ồ ạt người tị nạn châu Phi đi qua bán đảo Sinai để thâm nhập vào Ixraen tìm kiếm nơi cư trú chính trị hoặc công ăn việc làm. Việc hàng nghìn người Êritơria, Êtiôpi, Xuđăng thâm nhập Ixraen qua đường bán đảo Sinai là một hiện tượng mà Ai Cập có thể khó mà chống lại được. Cuối cùng, mặc dù không có sự bình thường hóa, Ai Cập vẫn cung cấp và sẽ tiếp tục cung cấp dầu lửa cho Ixraen thông qua đường ống dẫn dầu từ El-Arish (đường ống dẫn dầu này thường xuyên bị các bộ tộc người Bédouin phá hoại).

Tuy không thực sự nói đến “mối quan hệ thân thiện”, nhưng đúng là nhiều nhà chính trị Ixraen như Tổng thống Shimon Peres hoặc Fouad Ben – Eliezer thuộc Công đảng trong nhiều năm qua vần chiếm được lòng tin của Tổng thống Mubarak và thường tiến hành các cuộc gặp gỡ khá thân thiện. Mubarak thường được phỏng vấn trên các kênh truyền hình Ixraen và luôn chứng tỏ là con người đáng tin cậy. Thêm vào đó, Mubarak đã nỗ lực, với ít nhiều kết quả, ngăn chặn nạn buôn lậu vũ khí của phong trào Hồi giáo Hamas qua các đường hầm được đào sâu trong lòng đất dẫn tới dải Gada từ bán đảo Sinai. Điều này không phải là mục tiêu của một chính sách kiên định và nghiêm ngặt nhưng nói chung là các chính phủ Ixraen đều tương đối hài lòng về thái độ của Ai Cập trong lĩnh vực này. Ngay cả trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng do cuộc can thiệp của Ixraen vào dải Gada gây ra, mối quan hệ giữa hai nước vẫn không bị ảnh hưởng sâu sắc. Chính quvền của ông Mubarak, mặc dù với nền hòa bình băng giá và các vụ rắc rối khác nhau với Ixraen, cũng vẫn được các chính phủ kế tiếp nhau ở Ixraen coi là tích cực.

về phía Xyri, tình hình khác hẳn. Ba sự chỉ trích chính của Ixraen gửi tới Chế độ của ông Bashar al – Assad là:

– Trước hết là sự ủng hộ về quân sự và chính trị mà Chế độ Đamát dành cho phong trào Hezbollah của Libăng và sự chuyển giao vũ khí cho tổ chức này thông qua Xyri vào Libăng. Chỉ cần chú ý nỗi hoảng sợ của quân du kích Shiite thuộc Hezbollah khi sự sụp đổ của chế độ Xyri đang tới gần là hiểu được kẻ thù này của Ixraen đã được Xyri nuôi dưỡng tới mức nào. Al – Assad đã đích thân can dự vào chính sách viện trợ hàng loạt này cho phong trào Hezbollah. Người lãnh đạo các hoạt động của phong trào Hezbollah, Imad Mughnieh, sống ở Đamát và đã bị sát hại (có thể do các điệp viên Ixraen) ở đó.

– Tiếp theo là việc Xyri tiếp nhận các tổ chức Palextin mà Ixraen cho là có tư tưởng cực đoan, như Mặt trận nhân dân giải phóng Palextin (PFLP), Mặt trận dân chủ giải phóng Palextin (DFLP), phòng trào Hamas v.v… Chính tại Đamát, lãnh tụ chính trị của phong trào Hamas và là kẻ thù không đội trời chung của Ixraen là Khaled Mashal đã chỉ đạo chính sách và các hoạt động chống Ixraen của phong trào này tại dải Gada. Cũng chính tại Đamát, Mashal đã phát đi lệnh bắn tên lửa Scud hoặc rốc két vào Ixraen. Xyri đã cung cấp địa điểm và ủng hộ về hậu cần cho tất cả các tổ chức Palextin bác bỏ Hiệp định Ôxlô.

–  Cuối cùng, Xyri đã tự coi mình là đồng minh chính của Chế độ Iran, cùng với Iran tạo nên một “trục ma quỷ” theo quan điểm của Ixraen, vì bất cứ chế độ nào ủng hộ Iran và những tham vọng hạt nhân của Iran đều bị Ixraen, và cả Mỹ nữa, coi là xấu xa.

Mặc dù vậy, biên giới Ixraen – Xyri tại cao nguyên Gôlan luôn trong tình trạng yên bình. Tất nhiên, năm nay đã chúng kiến vài vụ rắc rối trong đó các nhóm người Palextin đã mưu toan vượt qua các hàng rào và các trạm kiểm soát để thâm nhập vào các ngôi làng người Druze ở cao nguyên Gôlan. Các vụ đụng độ này, chưa gây ra hậu quả, bị Ixraen coi là các biện pháp nghi binh của một chế độ trong cơn tuyệt vọng chứ không phải là một sự thay đổi cơ bản thái độ của Đamát đối với vấn đề biên giới với Ixraen. Trên thực tế, từ năm 1973 Al – Assad Cha và con trai ông là Tổng thống Bashar bây giờ đã bảo vệ tuyến đường ranh giới này giữa hai bên và không gây tổn hại đến tình hình an ninh trên thực địa. Yêu sách đòi lại cao nguyên Gôlan thuần túy vẫn chỉ là mang tính chất chính trị và ngoại giao. Chính vì thế, cũng như trong trường hợp Mubarak, Chế độ Đamát không thực sự bị coi là “khó chịu” theo quan điểm của Ixraen.

Ixraen trước “Mùa Xuân Arập”: ch thi và bất động

“Mùa Xuân Arập” đã lan tới 5 nước là Tuynidi, Libi, Yêmen, Ai Cập, Xyri và ảnh hưởng đến các nước Arập khác như Baranh, và trong một chừng mực ít hơn là Gioócđani, nơi một phong trào phản đối đang phát triển.

Theo quan điểm của Ixraen, các nước này không có tầm quan trọng như nhau về mặt chiến lược và chính trị. Tuynidi, Yêmen và Libi không có đường biên giới chung với Ixraen và chưa bao giờ gây nguy hiểm cho Ixraen. Vì vậy, Ixraen ít quan tâm đến các nước này. Trong trường hợp Chế độ Gaddafi của Libi, chính Mỹ, Liên minh châu Âu và cộng đồng quốc tế là người đã hành động buộc kẻ độc tài này phải từ bỏ các dự án vũ khí hạt nhân sinh học và hóa học. Chỉ có sự ủng hộ mà Chế độ Gaddafi công khai dành cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế là khiến Ixraen khó chịu. Trái lại, chính các phong trào cách mạng diễn ra tại Ai Cập và Xyri, hai nước nam ở “cửa ngõ” của Ixraen. lại khiến Ixraen và người dân tại nước này rất lo ngại.

Nhìn chung, tất cả các nhà quan sát ở Ixraen đều cho rằng đây là các phong trào cách mạng nhân dân chân chính trong đó quần chúng giữ vai trò trung tâm. Những người dân này bị thúc đẩy bởi các động cơ về kinh tế và xã hội, nạn nghèo đói, khoảng cách giàu nghèo, sự rối loạn chức năng của xã hội và cả bởi những động cơ về chính trị: bác bỏ nền độc tài, khát vọng dân chủ và tự do, tôn trọng nhân quyền, tố cáo nạn tham nhũng và lạm quyền v.v…

Thế nhưng, người ta nhận thấy rằng chính trong các cuộc cách mạng này, quần chúng Arập lại thù địch với Nhà nước Do Thái hơn là các nhà lãnh đạo của họ. Các nhà lãnh đạo Arập, sau khi đã tiến hành chiến dịch chống lại sự tồn tại của Ixraen từ khi Nhà nước này được thành lập năm 1948, trên thực tế đã chấp nhận “sự đã rồi” của Ixraen. Không phải là do họ có tình cảm với Ixraen, mà vì họ hiểu rằng họ không thể đánh bại được Ixraen, hơn nữa còn có những mối nguy hiểm khác cấp bách hơn. Cũng là do hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và Gioócđani với Ixraen và nhất là do lập trường chính thức của Liên đoàn Arập, trên cơ sở đề nghị của Arập Xêút nói rằng tất cả các nước Arập sẽ sẵn sàng công nhận Ixraen và bình thường hóa quan hệ với Ixraen nếu nước này từ bỏ toàn bộ các đường biên giới sau năm 1967 và rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, kể cả Đông Giêruxalem. Nhưng điều quan trọng là lập trường tương đối ôn hòa và thực dụng này của Liên đoàn Arập chỉ là lập trường của tầng lớp lãnh đạo, chứ không phải ý nguyện của dân chúng. Các tầng lớp lãnh đạo này quan tâm trước hết đến việc bảo vệ quyền lực của họ và họ biết rằng một cuộc xung đột vũ trang mới và một thất bại mới trước Ixraen có thể sẽ khiến họ nguy hiểm và họ cũng biết rằng quyền lực của họ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và xã hội, tình hình này sẽ xấu đi nếu tiến hành xung đột với Ixraen. Nhất là các tầng lớp này khao khát thân thiện với Mỹ và châu Âu mà đối với Mỹ và châu Âu thì an ninh của Ixraen là không thể bị xâm hại. Thêm vào đó là nỗi lo sợ của các chế độ Arập đối với Iran, và nỗi lo sợ này tất nhiên đã góp phần làm giảm bớt, dưới con mắt của họ, tầm quan trọng của cuộc xung đột với Ixraen.

Nhưng dân chúng Arập lại không hoàn toàn chấp nhận thái độ ôn hòa như thế, hoặc đúng hơn là thái độ thực dụng này đối với Ixraen như người ta đã nhận thấy điều đó trong các cuộc cách mạng Arập. Những thập niên tiến hành chiến dịch tuyên truyền chống Ixraen mạnh mẽ và liên tục, thường là với nội dung rõ ràng là chống Ixraen, của các chế độ độc tài Arập, đã gây ra những hậu quả nặng nề. Các chế độ độc tài này thường lợi dụng sự căm ghét Ixraen để lẩn tránh sự bất bình và chỉ trích của nhân dân đối với tình hình kinh tế và xã hội trong nước. Ngoài ra, để chống lại các phong trào nhân dân, mới đây các nền độc tài lại ra sức lôi kéo vấn đề Ixraen vào để lẩn tránh các yêu sách của dân chúng. Hình ảnh về Ixraen và về người Do Thái như những kẻ thù khủng khiếp của đạo Hồi và của người dân Hồi giáo và Arập đã ăn sâu trong tâm thức của những người dân này. Hai hiệp ước hòa bình đã được ký giữa Ai Cập và Gioócđani với Ixraen và sự tiến triển tích cực trong quan điểm của Liên đoàn Arập đối với Ixraen không làm thay đổi chút nào sự căm ghét Ixraen của những người dân này. Vì vậy, các phong trào nhân dân, do quần chúng kích động, chắc chắn không thể được coi là điều gì đó tốt lành đối với Ixraen. Dù quần chúng Arập hoan nghênh kết quả của các cuộc cách mạng này thì đó cũng không hề có nghĩa là họ đã thay đối lập trường đối với Ixraen theo chiều hướng tốt lên, mà là ngược lại, còn tồi tệ hơn.

Cần phải nhấn mạnh rằng cũng như nhiều nơi khác, người dân Ixraen lo ngại việc người Hồi giáo lên cầm quyền. Trong dân chúng, các lực lượng vũ trang Arập và các đảng Hồi giáo là những nhân tố chống đối Ixraen và người Do Thái nói chung mạnh mẽ nhất. Các đảng càng có tư tưởng cực đoan thì càng chống Ixraen mạnh mẽ. Thế nhưng, việc thay thế các chính quyền độc đoán bằng các đảng Hồi giáo lại chính là điều mà hiện nay đang diễn ra tại nhiều nước Arập. Thắng lợi của đảng Ennahda ở Tuynidi, cuộc tranh chấp của người Hồi giáo ở Gioócđani và nhất là kết quả của cuộc bầu cử ở Ai Cập trong đó tố chức Anh em Hồi giáo và những người Salafi đã giành được số phiếu kỷ lục, cùng với việc tổng thống đắc cử tại nước này là người thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo là những báo hiệu rất xấu đối với Ixraen.

Trường hợp Ai Cập là nguy hiểm nhất đối với Ixraen. Việc lật đổ Chế độ Mubarak đặt ra hai vấn đề lớn. Trước hết, hiệp ước hòa bình Ixraen

– Ai Cập sẽ như thế nào? Tại Ixraen, rõ ràng là tổ chức Anh em Hồi giáo lên nắm quyền thì rất có thể là đến một ngày nào đó, chứ tất nhiên là không phải ngay bây giờ, họ sẽ hủy bỏ hiệp ước này. Những hậu quả của việc đoạn tuyệt ngoại giao và hủy bỏ hiệp ước hòa bình là rất nghiêm trọng, nhất là về mặt quân sự. Ixraen sẽ phải xem xét lại toàn bộ khái niệm chiến lược ở mặt trận phía Nam, tập hợp quân dọc biên giới với bán đảo Sinai và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Cũng may đối với Ixraen là một quyết định như vậy của một chính phủ Hồi giáo ở Ai Cập không phải là điều dễ dàng. Mỹ đã cho Ai Cập biết rõ là điều đó sẽ dẫn đến việc chấm dứt ngay lập tức viện trợ kinh tế của Mỹ cho Ai Cập, một nguồn viện trợ mà Ai Cập hoàn toàn không thể bỏ qua, bởi vì tình trạng kinh tế của Ai Cập thật là thảm hại. Chính quyền mới ở nước này sẽ, phải tái thiết lập càng nhanh càng tốt nền kinh tế, tái thiết toàn bộ cơ cấu kinh tế của đất nước, cải thiện nhanh chóng mức sống của người dân, khôi phục ngành du lịch trong một bầu không khí hòa bình, xây dựng lại lòng tin của quốc tế và sự ổn định.

Tóm lại, số phận hiệp ước hòa bình giữa Ixraen với Ai Cập chưa thực sự bị lâm nguy.

Phong trào Hamas vẫn là một kẻ thù

Vấn đề thứ hai là vấn đề về quan hệ giữa chính quyền mới ở Ai Cập và phong trào Hamas. Theo quan điểm chính thức của Ixraen, phong trào Hamas vẫn là một kẻ thù nguy hiểm, kẻ thù này muốn Ixraen “biến mất”, không công nhận một hiệp định nào được ký giữa Tổ chức Giải phóng Palextin (PLO) với Ixraen và không từ bỏ chủ nghĩa khủng bố. Chính phong trào Hamas từ thành trì của mình ở dải Gada, thường xuyên bắn tên lửa sang lãnh thổ Ixraen. Đối với phần lớn người dân Ixraen, (trừ phe hòa bình), sự hòa giải giữa Chính quyền Palextin và triển vọng một chính phủ đoàn kết dân tộc Palextin không làm thay đổi tính chất khủng bố của phong trào Hamas. Vì vậy, vấn đề quan hệ giữa chính phủ mới ở Ai Cập với phong trào Hamas có tầm quan trọng hàng đầu. Cả Mubarak lẫn hội đồng quân sự do Thống chế Hussein Tantawi lãnh đạo đều đã rất cố gắng giữ cân bằng trong mối quan hệ với Ixraen và phong trào Hamas. Chính nhờ chính quyền quân sự mà thỏa thuận về việc thả binh sĩ Gilad Shalit của Ixraen đã được ký. Vấn đề lớn là liệu chính phủ mới ở Ai Cập và Tổng thống Morsi có tiếp tục vai trò trung gian hòa giải ít nhiều công minh này không, hay họ lại ủng hộ hoàn toàn sự nghiệp của phong trào Hamas ở dải Gada. Nếu khả năng thứ hai xảy ra thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, nhất là khi họ chuyển giao vũ khí hạng nặng và tinh vi cho dải Gada.

Phản ứng về thái độ ch thi

Đa số người dân Ixraen, lúng túng trước những sự phát triển của tình hình trong khu vực, đều tán thành thái độ chờ thời của Chính quyền Netanyahu, đơn giản là vì họ nghĩ rằng Ixraen là một ốc đảo hòa bình và bình yên ở giữa biển cả dậy sóng với những cơn bão tràn vào từ mọi phía. Những mối đe dọa của phong trào Hezbollah ở Libăng, cuộc nội chiến ở Xyri, Quốc vương Gioócđani cầm quyền trong tình trạng bất ổn, ẩn số lớn về chính sách của chính quyền mới ở Ai Cập và mối quan hệ với Ixraen, sự tiến triển bấp bênh của tình hình ở Irắc, tình hình căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng thù địch và khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran,v.v đã dẫn đến thái độ chờ thời và bất động của Ixraen.

Nhưng không nên bỏ qua một bộ phận người Ixraen, nhất là trong số các nhà trí thức và học giả, lại suy nghĩ khác. Thay vì từ chối mọi giải pháp và mọi sự thay đối, Ixraen cần phải lợi dụng những sự thay đối diễn ra ở các nước láng giềng để “tiến lên”: có nghĩa là phải bằng mọi giá tìm cách khởi động các cuộc thương lượng Ixraen – Palextin với Mahmoud Abbas và tìm cách phác thảo ra những giải pháp cho các vấn đề do cuộc xung đột gây ra. Cho dù chỉ là một thiểu số, các nhà trí thức này, cũng như một số nhà chính trị, vẫn cho rằng Ixraen phải chấp nhận ngừng tạm thời việc xây dựng các khu định cư tại tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, điều mà Chính quyền Palextin yêu cầu, để tiếp tục các cuộc thương lượng. Đối mặt với một thế giới Arập đang đầy biến động, nơi những người dân khát khao nền dân chủ và sự phồn vinh về kinh tế, Ixraen phải tiến lên phía trước, hành động và đưa ra những đề nghị, dù chỉ là để thoát khỏi thế cô lập. Một số người Ixraen cho rằng thay vì từ chối mọi cuộc thảo luận với chính phủ đoàn kết dân tộc Palextin tương lai. Ixraen phải ghi nhận sự tiến triển của phong trào này tới việc từ bỏ khủng bố.

Thật không may, rõ ràng là một hành động như vậy để Ixraen thoát khỏi thế cô lập và thế bất động lại rất khó có thể xảy ra, nhất là trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay tại nước này và các nước lân bang./.

5 bình luận to “1513. IXRAEN VỚI “MÙA XUÂN ARẬP””

  1. […] 1513. IXRAEN VỚI “MÙA XUÂN ARẬP” […]

  2. Idebenone said

    Tuy nhiên, chính quyền Tehran muốn thể hiện sức mạnh quân sự của mình thông qua đồng minh ở Gaza, để đề phòng trường hợp phải tấn công trả đũa. Các tướng của Israel đã coi Gaza là chiến trường Iran.

  3. […] 1513. IXRAEN VỚI “MÙA XUÂN ARẬP” […]

  4. gold price said

    Phân tích của Wells-Dang cũng có thể được sử dụng để hiểu về một vụ tranh cãi nổ ra từ năm 2009, xoay quanh kế hoạch cho công ty Trung Quốc khai thác bauxite ở miền Trung Việt Nam. Lại một lần nữa, một liên minh dân sự được thành lập trên cơ sở tình bạn lâu năm, mối quan hệ trong công việc, và trên cơ sở sử dụng hiệu quả một phương tiện tuyên truyền mới – các blog chính trị. Liên minh này thu hút các nhà môi trường học, quân nhân, cuối cùng là những người đối lập đang tìm cách khai thác những tranh cãi và mâu thuẫn làm xói mòn niềm tin vào chế độ. Phong trào đã không thể ngăn được dự án bauxite do sự tham gia đáng chú ý của những người bất đồng chính kiến đã tạo cho cơ quan an ninh cái cớ tốt để đàn áp.

  5. vinhvu11 said

    O HO ! AI TAI , NEU TOI LA DONG CHI X TOI SE TONG GIAM LAP TUC NHUNG AI THUOC TTXVN VI BAI NAY CO TINH CACH ‘ PHAN DONG ‘ NO BAO HIEU CHO NGAY TAN CUA CAC CHE DO DOC TAI CON LAI TAI A CHAU TRONG DO CO DANG CUA CHINH DONG CHI X , SAU MUA THU TAN TA VA MUA DONG BANG GIA SE LA MUA XUAN DAY CAC DONG CHI ! HA HA !!!!!!!!

Bình luận về bài viết này