BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1455. Giáo sư Đặng Hùng Võ nói lại về vụ Văn Giang

Posted by adminbasam trên 10/12/2012

TuanVietnam

(Đã bổ sung thêm phần 2, cuối bài)

Giáo sư Đặng Hùng Võ nói lại về vụ Văn Giang

10/12/2012 02:00

Thực hiện lời hứa với bà con Văn Giang trong cuộc đối thoại cách đây một tháng, GS Đặng Hùng Võ viết bài trả lời những khúc mắc của người dân.

LTS: Chiều ngày 8/11/2012, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, người đã ký 2 Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ vào Quý II năm 2004 về bổ sung kế hoạch sử dụng đất 2004, 2005 tỉnh Hưng Yên và về giao đất, thu hồi đất đối với dự án xây dựng hạ tầng đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng, đã chấp nhận gặp gỡ với đại diện một số người dân bị thu hồi đất mà đang còn những kiến nghị tại dự án Văn Giang, thắc mắc theo đề nghị của họ.

Tại cuộc gặp gỡ, luật sư trợ giúp pháp lý cho những người dân nói trên cho rằng 2 Tờ trình của ông Võ đã trình lên Thủ tướng CP là trình lên nơi không đúng thẩm quyền, nội dung đề nghị phê duyệt Dự án chưa phù hợp quy hoạch sử dụng đất, không có quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân, như vậy trái với quy định của Luật Đất đai 1993.

Ghi nhận ý kiến của luật sư và nhận lỗi với những người dân Văn Giang, GS Võ hứa sẽ kiểm tra, rà soát lại chi tiết toàn bộ quá trình xem xét Dự án này, tham khảo ý kiến các chuyên gia, đối chiếu lại với những quy định của pháp luật. Ông cũng hẹn sẽ viết bài chi tiết gửi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để trả lời những khúc mắc của người dân đã nêu ra.

Tôn trọng tính đa chiều của thông tin, VietNamNet xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Gs. Đặng Hùng Võ.

Phần 1: Lộ trình dự án và thẩm quyền phê duyệt

Không chạy dự án vì tư lợi

Cuối năm 2003, quy hoạch vùng Thủ đô đã được đưa ra với những kỳ vọng quy hoạch mới về kết cấu hạ tầng giữa Hà Nội và các tỉnh ngoại vi. Cầu Thanh Trì và con đường nối thẳng Hà Nội – Hưng Yên đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên và Chính phủ coi là một dự án trọng điểm, cần sớm triển khai và đưa vào sử dụng. Mặt khác, thời điểm này cũng là giai đoạn chuyển tiếp từ Luật Đất đai 1993 sang Luật Đất đai 2003. Chính phủ đã chỉ đạo dừng phê duyệt những dự án chưa đủ điều kiện để thực hiện theo Luật Đất đai 2003 và đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, triển khai các dự án đã đủ điều kiện để thực hiện theo Luật Đất đai 1993.

Dự án đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên thực hiện theo phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng với quỹ đất đổi gần 500ha tại 3 xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên (sau này gọi là Dự án Văn Giang) thuộc diện được Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phê duyệt. Đây là một cơ hội rất lớn để thực hiện đô thị hóa ở  Hưng Yên và cả vùng phía Đông thủ đô Hà Nội.

Trong hoàn cảnh các địa phương không có ngân sách để phát triển hạ tầng, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” đã được coi như một sáng kiến và được áp dụng rộng rãi trong suốt giai đoạn 1993 – 2003. Sáng kiến này bắt đầu từ Bà Rịa – Vũng Tàu từ 1992. Sau khi cơ chế này được luật hóa tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, hầu hết các tỉnh, thành đã đồng loạt áp dụng theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tỉnh Hưng Yên, một tỉnh rất yếu kém về hạ tầng, lại chậm hơn cả, khá “lúng túng” trong việc tiến hành các thủ tục để triển khai các dự án. Đối với từng khâu công việc, UBND tỉnh Hưng Yên đều đã có công văn đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành ở trung ương, học tập kinh nghiệm triển khai dự án của Nam Định, Hải Dương, v.v.

Mãi tới tháng 10/2003, Tỉnh ủy và UBND Hưng Yên mới trình chính thức các dự án đổi đất lấy hạ tầng, trong đó Dự án đổi đất lấy đoạn đường Văn Giang – Khoái Châu trên tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên là Dự án đầu tiên.

Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành giúp Hưng Yên đẩy nhanh tiến độ đối với Dự án đầu tiên này để thực hiện thành công. Bộ TN và MT cũng đã tham gia trao đổi, làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng CP để giúp tỉnh nghèo Hưng Yên phát triển hạ tầng.

Từ cuối tháng 10/2003 tới cuối tháng 6/2004, tất cả các thủ tục về thẩm định dự án đổi đất lấy hạ tầng, thẩm định hồ sơ đất đai đã được thực hiện đúng quy trình với Tờ trình Thủ tướng CP của UBND Hưng Yên, của Bộ TN và MT, ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thủ tướng CP đã ban hành Quyết định 303/QĐ-TTg ngày 30/03/2004 về phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của Hưng Yên và Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 30/06/2004 về giao đất.

Trong các văn bản nêu trên, có 3 văn bản được ký trong 3 ngày cuối trước khi Luật Đất đai 1993 hết hiệu lực thi hành làm mọi người lưu ý. Đó là Tờ trình 704/TT-UB ngày 28/6/2004 của UBND Hưng Yên lên Thủ tướng CP về việc thu hồi đất, giao đất cho Công ty CP Việt Hưng để xây dựng hạ tầng khu đô thị Văn Giang và tuyến đường liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội đoạn từ Văn Giang đến Khoái Châu; Tờ trình 99/TTr-BTNMT ngày 29/06/2004 của Bộ TN và MT lên Thủ tướng CP về việc giao đất cho dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị Văn Giang và tuyến đường liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội đoạn từ Văn Giang đến Khoái Châu theo phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 30/06/2004 của Thủ tướng CP về giao đất để thực hiện dự án xây dựng đường từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên đoạn từ huyện Văn Giang đến Khoái Châu theo phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

Khi nhìn vào mốc thời gian được ghi trên các văn bản, nhiều người nghi vấn “liệu việc phê duyệt được tiến hành nhanh chóng như vậy có yếu tố tiêu cực, tham nhũng, chạy dự án hay không?”.

Thực chất, mốc thời gian thể hiện trên các văn bản trên chỉ mang tính hình thức. Hơn nữa, thực hiện nhanh các thủ tục không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Việc thẩm định dự án, đất đai cho dự án là một quá trình hơn 8 tháng, đã thực hiện đúng nội dung và trình tự.

Tôi đã kiểm tra và rà soát lại, trong quá trình hơn 8 tháng các cơ quan có liên quan đã thực hiện đầy đủ các thủ tục về dự án đầu tư như: lập báo cáo nghiên cứu khả thi; lập dự án đầu tư; thẩm định dự án; ý kiến thẩm định các mặt của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; lập hồ sơ đất đai phục vụ thu hồi đất, giao đất cho dự án, v.v. theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu không trình và phê duyệt kịp thời hạn, Dự án có thể bị kéo dài thêm khoảng 2 năm nữa. Việc áp dụng Luật Đất đai mới cần tới một thời gian nhất định để ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Dự án đầu tư phải chuẩn bị lại theo các quy định mới của Luật Đất đai 2003 về phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong ngữ cảnh này, cơ hội đầu tư có thể bị mất. Chính vì vậy mà Chính phủ và tỉnh Hưng Yên đã quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, muốn phê duyệt kịp Dự án “đổi đất lấy hạ tầng” đầu tiên của Hưng Yên theo các quy định pháp luật hiện hành. Tôi ý thức rất rõ việc này khi ký các tờ trình.

Từ chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy và UBND Hưng Yên, Huyện ủy và UBND huyện Văn Giang, tới ý kiến các chuyên gia và cá nhân tôi đều khẳng định rằng dự án tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên qua cầu Thanh Trì và Khu đô thị Văn Giang tiếp giáp ranh giới Hà Nội có vai trò chiến lược để phát triển kinh tế vùng phía Đông Thủ đô, của tỉnh Hưng Yên, của huyện Văn Giang và của 3 xã vùng Dự án.

Chắc chắn, không thể vì bất kỳ lý do gì mà dừng lại dự án đầu tư. Việc phát hiện và chống tham nhũng, việc giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của dân phải thực hiện triệt để, nhưng không vì thế mà dừng lại quá trình đầu tư phát triển. Đây chính là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

6

Phù hợp pháp luật

Trong khoảng vài tháng nay, dư luận bắt đầu nổi lên rằng các văn bản hành chính liên quan tới Dự án Văn Giang nói trên là trái pháp luật và tập trung vào 2 Tờ trình do tôi ký. Theo Luật Đất đai phải trình Chính phủ nhưng lại trình Thủ tướng CP. Thế là sai với Luật Đất đai.

Nói riêng về Tờ trình thì trình lên người đứng đầu Chính phủ để Chính phủ giải quyết theo quy trình cũng đâu phải là trái luật. Nhưng tôi biết rằng các luật sư muốn hướng tới việc Thủ tướng CP thực hiện thẩm quyền của Chính phủ, đó mới là việc quan trọng. Tôi cho rằng, cần phải cảm ơn các luật sư đã phát hiện vấn đề, vậy cần làm rõ để nhân dân không hiểu sai.

Trước đây, tôi luôn chắc chắn rằng các Quyết định của Thủ tướng CP là đúng pháp luật.

Luận cứ rất đơn giản: kể từ Luật Đất đai 1993 tới nay, thẩm quyền quyết định của cấp trung ương về đất đai luôn thuộc Chính phủ nhưng quy trình thực hiện của Văn phòng CP và Tổng cục Địa chính (sau này là Bộ TN và MT) lại do Thủ tướng CP giải quyết và trình tự, thủ tục đối với Dự án Văn Giang đã được thực hiện giống như tất cả quyết định giải quyết về đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong suốt 10 năm từ 15/10/1993 tới 30/06/2004.

Hơn nữa, Dự án Văn Giang đã được Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra ít nhất 2 lần, phối hợp với tất cả các Bộ, ngành có liên quan, đều đã có kết luận rằng các văn bản pháp lý của Dự án là đúng pháp luật. Ý kiến này càng được khẳng định trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xử lý sau thanh tra dự án Văn Giang vào tháng 05/2010.

Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, Ngành chức năng, và ý kiến của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Thủ tướng CP đã có ý kiến kết luận cuối cùng, được thể hiện tại thông báo số 127/TB-VPCP ngày 20/05/2010 của Văn phòng Chính phủ.

Nếu các văn bản của Dự án Văn Giang là trái pháp luật thì có nghĩa là hơn 3.000 Quyết định về đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong suốt 10 năm đó cũng trái pháp luật. Nếu điều này xẩy ra thì quả đây là một vụ tai tiếng hành chính hy hữu cấp quốc tế. Hậu quả gây ra sẽ vô cùng phức tạp, thậm chí làm mất ổn định xã hội. Đây chính là việc cần minh giải cho thật rõ ràng.

Các luật sư trợ giúp pháp lý cho một số người dân bị thu hồi đất ở Văn Giang đã căn cứ vào Điểm 1.10 Khoản 1 Điều 1 của Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 11/1998/NĐ-CP ngày 24/01/1998 về quy định “Chính phủ quyết định tập thể những công việc”, trong đó có “Những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ”. Khi Luật Đất đai quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì phải được Chính phủ quyết định tập thể.

Sau khi thảo luận với một số luật sư chuyên về pháp luật hành chính, chúng tôi rút ra được những căn cứ pháp lý chắc chắn của việc Thủ tướng CP được quyền thực hiện thẩm quyền của Chính phủ về đất đai dựa trên Luật tổ chức Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ. Hãy lưu ý tới Điều 2 của Quy chế làm việc của Chính phủ nói trên về “Phạm vi giải quyết công việc của Thủ tướng CP”. Điểm 1.1 Khoản 1 của Điều 2 này quy định “Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc”, trong đó có “Những vấn đề được Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, các văn bản pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng và những vấn đề được Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, nhưng không do Chính phủ quyết định tập thể”.

Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết các việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ khi pháp luật quy định hoặc Chính phủ tự thấy không cần quyết định tập thể.

Mặt khác, theo Luật Đất đai 1993 với sửa đổi, bổ sung 2 lần vào năm 1998 và 2001 luôn quy định thẩm quyền giải quyết các công việc về đất đai ở Trung ương thuộc Chính phủ nhưng không nói cần phải có quyết định tập thể của Chính phủ hay không. Luật Tổ chức Chính phủ 1992 có Điều 19 quy định về những việc mà Chính phủ phải quyết định tập thể, trong đó không có các công việc về đất đai.

Sau 10 năm, Luật Tổ chức Chính phủ 2001 cũng có Điều 19 với các quy định tương tự về những việc mà Chính phủ phải quyết định tập thể, cũng không bổ sung các công việc về đất đai. Như vậy, có thể hiểu rằng các công việc về đất đai ở Trung ương thuộc thẩm quyền Chính phủ nhưng do Thủ tướng Chính phủ giải quyết và Chính phủ không cần phải quyết định tập thể.

Tại sao Chính phủ lại quy định như vậy cũng là điều dễ giải thích. Thứ nhất, các văn bản về đất đai đều dưới dạng quyết định như quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, quyết định giao đất, thu hồi đất, v.v. nhưng hình thức văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ chỉ có Nghị định và Nghị quyết, Quyết định là hình thức văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng CP.

Thứ hai, đất đai là một yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư ở địa phương, UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp, nếu phải chờ Chính phủ họp mỗi tháng một lần thì thủ tục hành chính nặng nề ở Trung ương sẽ gây khó khăn cho địa phương. Chính vì lý do này mà Luật Đất đai 2003 đã chuyển toàn bộ thẩm quyền quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất về địa phương.

Thứ ba, trong lịch sử hoạt động của Chính phủ nước ta, thẩm quyền riêng của người đứng đầu Chính phủ và thẩm quyền chung của Chính phủ chưa được phân định rõ ràng như hiện nay. Trước đây, chỉ sử dụng một con dấu chung của Chính phủ, mãi đến năm 2005 mới chính thức có con dấu riêng của Thủ tướng CP để phân định rành mạch về thẩm quyền.

Phù hợp quy hoạch

Về điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 về thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai có quy định “Hàng năm UBND cấp tỉnh lập và trình Thủ tướng CP phê duyệt kế hoạch sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng”, không quy định thời hạn trình. UBND tỉnh Hưng Yên và Bộ TN và MT đã trình Thủ tướng CP phê duyệt kế hoạch sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho 2 năm 2004, 2005 như một điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001 – 2005 (điều chỉnh cho 2 năm còn lại), không phải là điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Cách làm này cũng phù hợp với quy định về điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm tại Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tôi đã xem lại chi tiết Bản thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất Hưng Yên đã được phê duyệt. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất nói trên hoàn toàn phù hợp với diện tích đất chuyên dùng đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất Hưng Yên thời kỳ 2001 – 2010 đã được phê duyệt.

Không nhất thiết phải có quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân

Cơ chế thực hiện thu hồi đất, giao đất theo Luật Đất đai 1993 khác hẳn với quy định của Luật Đất đai 2003. Tôi đã tìm gặp nhiều chuyên gia tham gia xây dựng Luật Đất đai 1993 để hỏi về việc này. Theo Điều 28 của Luật Đất đai 1993 quy định “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó” và “Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại”.

Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất phụ thuộc thẩm quyền giao đất. Thủ tướng CP quyết định giao đất thì quyết định thu hồi đất đó trên cùng một văn bản Quyết định. Chính quyền địa phương phải thực hiện việc thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại.

Như vậy, theo Luật Đất đai 1993, không có quy định phải có quyết định thu hồi đất tới từng hộ gia đình mà chỉ có thông báo kế hoạch thu hồi đất và phương án bồi thường tới từng hộ gia đình. Nhiệm vụ thông báo này thuộc chính quyền địa phương.

Tôi đã gặp trực tiếp lãnh đạo Sở TN và MT Hưng Yên, Bí thư và Chủ tịch cả 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và nhiều người dân để hỏi thêm về việc thực hiện thông báo này. Tất cả đều xác nhận rằng đã biết trước khi có quyết định thu hồi đất, điển hình như xã Xuân Quan đã tổ chức gần 200 cuộc họp từ Đảng bộ đến các tổ chức đoàn thể, nhân dân trong xã, nhưng cũng có xã không thể họp được các thôn vì đã có một số người dân phản ứng và cố tình cản trở không cho tổ chức họp.

Sau khi xem xét và rà soát lại, tôi cho rằng các thủ tục liên quan đến việc thu hồi đất tại Dự án Văn Giang là phù hợp pháp luật, như tôi đã nghĩ trước đây, cũng như Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương đã kết luận, Thủ tướng CP đã kết luận.

GS Đặng Hùng Võ

———

Phần 2

Bài học Văn Giang và những kiến nghị

Một hệ thống pháp luật, chính sách tốt có thể tăng sức đầu tư nhưng vẫn kiểm soát được tham nhũng và hạn chế được khiếu kiện của dân. Dự án Văn Giang đã cho chúng ta những bài học đắt giá.

Được lãnh đạo ở cơ sở cho biết, lãnh đạo và đa số người dân đều đồng thuận với chủ trương đô thị hóa Văn Giang, nơi giáp với Thủ đô Hà Nội. Nhưng vì sao mà khiếu nại đông người và dài ngày ở đây vẫn không thể dứt. Tôi rất hiểu những bất bình của người dân bị thu hồi đất, chính sách bồi thường chưa thỏa đáng, sinh kế bị mất, cuộc sống bị đảo lộn. Từ đây, có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm có ích để giải quyết tận gốc khiếu nại của dân, cũng như cho quá trình hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hiện nay.

Những bài học kinh nghiệm từ Văn Giang

Bài học thứ nhất về sự tham gia của cộng đồng vào các quyết định đầu tư

Thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa là quá trình tất yếu để phát triển đất nước và tìm kiếm sự giầu có cho người dân. Đối với khu vực Văn Giang chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 10km, đô thị hóa càng sớm thì cơ hội phát triển càng cao. Nhưng tại sao người dân vẫn thể hiện không đồng tình trong triển khai thực hiện. Một trong những ý kiến chính là người dân không được biết.

Nói cho cùng là người dân đã phải thụ động tiếp nhận quyết định của lãnh đạo, không được bàn thảo và không được tham gia vào quá trình ra quyết định.

Vấn đề là làm sao để tư duy của người lãnh đạo và người dân phải tìm được tiếng nói chung, chuyển hóa nhận thức để tiến trình đô thị hóa diễn ra được thuận hơn và nhanh hơn. Cộng đồng được tham gia vào quá trình từ quy hoạch cho tới lựa chọn dự án đầu tư sẽ ý thức rõ được những bước đi mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự tham gia và sự đồng thuận của cộng đồng dân cư chính là giải pháp cốt lõi để loại bỏ khiếu kiện của dân, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa.

Cơ chế tham vấn cộng đồng và tạo đồng thuận của cộng đồng trong các quyết định về đất đai cần được quy định cụ thể trong Luật Đất đai, trước hết là tiêu chí bao nhiều phần trăm ý kiến đồng thuận được coi như cộng đồng đồng thuận.

Bài học thứ hai về chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất

Từ ban đầu, người bị thu hồi đất ở Văn Giang đã bức xúc về mức bồi thường, hỗ trợ chưa thỏa đáng. Mức này đã tăng dần từ hơn 20 triệu lên hơn 36 triệu và cho đến nay là 59 triệu đồng cho mỗi sào ruộng, cùng một suất đất dịch vụ. Tỉnh Hưng Yên nói rằng đã vận dụng mức bồi thường, hỗ trợ cao nhất cho Dự án Văn Giang mà người bị thu hồi đất vẫn bức xúc.

Từ những bức xúc về mức bồi thường, hỗ trợ chưa thỏa đáng đã dẫn tới việc người bị thu hồi đất tìm kiếm những sơ hở về pháp luật, về quy hoạch để gây khó khăn cho dự án.

Việc này không chỉ xẩy ra ở Văn Giang mà xẩy ra phổ biến ở nhiều dự án tại các địa phương khác. Hầu hết các dự án rơi vào tình trạng “giải tỏa treo” đều do quy hoạch hoặc văn bản có những sai sót về pháp luật.

Điều này cho thấy các cơ quan nhà nước phải rất chăm chút về tính pháp lý của các văn bản. Dự án Văn Giang đã được chứng minh không có sơ hở về pháp luật.

Quê hương và gia đình tôi ở xã Đa Tốn thuộc huyện Gia Lâm, tiếp giáp với xã Xuân Quan. Hầu hết các gia đình đều bị thu hồi đất để làm con đường Hà Nội – Hưng Yên nói trên thuộc địa phận Hà Nội và con đường 5 B đi Hải Phòng. Gia đình tôi cũng bị thu hồi hết đất nông nghiệp. Hầu hết mọi người đều cho rằng được bồi thường, hỗ trợ quá ít nhưng ai cũng mừng vì 2 con đường quốc lộ này sẽ đem lại lợi ích lớn cho dân trong tương lai. Không có ai mang đơn đi khiếu nại.

Sự thực, chính sách bồi thường bằng tiền một lần cho người bị thu hồi đất không phù hợp với đòi hỏi về ổn định sinh kế của người bị thu hồi đất. Người bị mất đất phải được thụ hưởng trực tiếp lợi ích từ quá trình đô thị hóa, phải đóng vai trò động lực trong quá trình đô thị hóa. Điều này có nghĩa là Nhà nước cần đổi mới toàn diện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất, ngay trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Người bị thu hồi đất cần được bảo đảm sinh kế gắn với quá trình phát triển các khu đô thị mới.

Bài học thứ ba về công khai, minh bạch tài chính

Người bị thu hồi đất ở Văn Giang luôn so sánh giá đất được áp dụng để tính bồi thường, hỗ trợ với giá nhà đất mà nhà đầu tư bán ra trên thị trường. Người dân địa phương cũng không biết giá đất đem đổi lấy hạ tầng được tính như thế nào, giá trị đầu tư hạ tầng là bao nhiêu cũng không rõ. Giá trị đầu tư hạ tầng, cây xanh tại khu đô thị Văn Giang là bao nhiêu trong giá thành nhà ở bán ra trên thị trường cũng không được biết cụ thể. Người dân địa phương cũng không biết nhà đầu tư đã bỏ bao nhiêu tiền hàng năm để đầu tư khu đô thị và nộp ngân sách bao nhiêu. Tất cả những điều này chưa được công khai, minh bạch, làm cho người dân càng nghi ngờ, bức xúc nhiều hơn. Nhà đầu tư cố gắng về vốn rất nhiều, nhất là trong lúc thị trường bất động sản trầm lắng, cũng không khỏi bức xúc.

Như vậy, công khai, minh bạch đối với các dự án đầu tư vẫn là điều cần phải làm triệt để, có như vậy mới nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương và động viên được nhà đầu tư. Chủ trương đảm bảo hài hòa 3 lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp đã đưa ra từ lâu nhưng gần như chưa được triển khai cụ thể. Chỉ có công khai, minh bạch về tài chính của quá trình đầu tư mới hy vọng thực hiện được chủ trương hài hòa 3 lợi ích. Luật Đất đai sửa đổi cần quan tâm đặc biệt tới cơ chế công khai, minh bạch về tài chính của quá trình đầu tư.

Bài học thứ tư về giảm tham nhũng và khiếu kiện đối với đất đai

Tham nhũng và khiếu kiện là 2 hiện tượng luôn được coi là đồng hành với các dự án đầu tư. Đối với các dự án lớn có tác động trên phạm vi rộng, vấn đề kiểm soát tham nhũng và chuẩn bị giải quyết khiếu nại đông người cần được đặt ra ngay từ đầu để có những giải pháp phù hợp. Những nghi ngờ, phát hiện của người dân về tham nhũng cần được xem xét, giải quyết kịp thời và công khai. Những dự án có tác động trên phạm vi rộng thường gây khiếu nại đông người. Dự án Văn Giang là một ví dụ cụ thể về khiếu nại đông người, dài ngày, rất phức tạp. Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại 2011 về khiếu nại đông người. Việc giải quyết khiếu nại đông người ở Văn Giang cần được giải quyết tận gốc theo quy định của pháp luật. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần đưa vào các quy định cụ thể về kiểm soát tham nhũng và giải quyết khiếu nại đông người.

Bài học thứ năm về nhận thực pháp luật của cán bộ quản lý đất đai

Pháp luật hiện hành về khiếu nại, về tố tụng hành chính đã cho phép luật sư tham gia vào quá trình khiếu kiện của dân với vai trò đại diện. Đây là một quy định rất tiến bộ, tạo điều kiện tốt để hoàn thiện một hệ thống pháp luật đồng bộ và nâng cao nhận thức pháp luật của các cán bộ quản lý. Các cán bộ nhà nước không chỉ cần nắm vững, hiểu sâu về pháp luật chuyên ngành và cần nắm vững cả hệ thống pháp luật chung. Cần xây dựng một hành lang pháp lý chi tiết, cụ thể để việc tham gia của các luật sư vào quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của dân mang lại hiệu quả cao.

Những kiến nghị

Từ những bài học Văn Giang nói trên, có thể đưa ra các kiến nghị cho Dự án Văn Giang, cũng như các kiến nghị chung về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai.

Kiến nghị thứ nhất: Đối với Dự án Văn Giang, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Giang phải trực tiếp tiếp xúc với người dân, sát dân hơn nữa để lắng nghe từng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, không nên “khoán trắng” cho chính quyền cấp xã và nhà đầu tư. Các vấn đề người dân khiếu nại phải được giải đáp cho tường tận, triệt để. Những thiếu sót nếu có cũng phải được giải thích rõ ràng, thấu tình đạt lý để nhân dân thông cảm. Chính các cấp từ Trung ương tới xã cần thống nhất, không được ngần ngại, né tránh, ngập ngừng, phải đối mặt với sự thật mới làm mất đi sự hoài nghi, thắc mắc của dân. Càng thiếu minh bạch càng làm cho người dân dễ hiểu lầm, làm người dân vẫn phải tiếp tục khiếu kiện kéo dài.

Sau buổi gặp gỡ với một số hộ dân bị thu hồi đất ở Văn Giang, tôi đã phải xếp lại mọi việc đang làm để tìm hiểu thật kỹ về câu chuyện Văn Giang. Các cơ quan nhà nước như Thanh tra CP, Văn phòng CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều Bộ, ngành khác đã có nhiều nỗ lực giải quyết mà mình không có thông tin. Nhìn lại mới thấy buổi gặp gỡ của mình với một số người dân tưởng như đơn giản mang tính nhân văn nhưng lại có thể gây phức tạp thêm cho quản lý. Bài viết này được viết khi tôi đã có đầy đủ thông tin về câu chuyện Văn Giang trong suốt thời gian tôi về hưu.Tôi mong rằng các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, nhà đầu tư và những người dân Văn Giang hãy coi bài viết này là ý kiến của tôi khi có đủ thông tin. Bài viết được hình thành từ tư duy của tri thức quản lý, có đủ tình người, với trách nhiệm của người quản lý trong cuộc trước đây cũng như trong vai chuyên gia hiện nay.Cuối cùng, tất cả chúng ta đều phải thực hiện đúng pháp luật. Đó là cơ sở để xây dựng một nhà nước pháp quyền tiến bộ.

 

Kiến nghị thứ hai: Cần phải thực hiện triệt để những kết luận của Thanh tra Chính phủ vào năm 2007 và 2009. Tôi đã đọc khá kỹ các kết luận của Thanh tra Chính phủ. Đây là những kết luận rất chân thực về những điểm được cũng như chưa được của Dự án Văn Giang và đưa được ra những đề nghị hợp lý về những việc phải làm. Thanh tra Chính phủ cần tiếp tục giám sát thực hiện các kết luận trên, tập trung làm rõ các dấu hiệu tham nhũng mà người dân đã phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và kịp thời công khai trước công luận.

Kiến nghị thứ ba: Dù sao, việc thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp để triển khai đầu tư xây dựng dự án Văn Giang cũng phần nào đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi trước mắt của người dân. Những quyền lợi về sinh kế mà người dân được hưởng lợi từ dự án cũng không phải một sớm một chiều đưa lại ngay được khi vẫn đang còn những nhận thức khác nhau về vấn đề triển khai dự án và những khó khăn khách quan mà cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp gặp phải. UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang cần ưu tiên thực hiện lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới tại 3 xã vùng đô thị Văn Giang có nhiều làng nghề với việc triển khai khu đô thị sinh thái Ecopark để tạo thành một vùng đô thị đa dạng, bảo đảm lợi ích cho cả nhà đầu tư và mọi người dân trong quá trình đô thị hóa. Chủ đầu tư cần trích một phần lợi ích từ dự án để phát triển hạ tầng đô thị cho phần nông thôn mới, đầu tư các công trình phúc lợi xã hội cần thiết, phát triển quỹ hỗ trợ người hết tuổi lao động, lập mới các quỹ hỗ trợ các nhóm đối tượng khác mất sinh kế cho cộng đồng dân cư thuộc vùng Dự án. Chủ đầu tư cần có những biện pháp hữu hiệu, cụ thể nhằm ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động người địa phương với một mức thu nhập tốt để người dân hưởng lợi trực tiếp từ dự án đầu tư.

Người dân 3 xã trong vùng dự án bị thu hồi diện tích lớn về đất đai để đô thị hóa, đem lại lợi ích cho cả tỉnh, cả vùng. Đó là sự hy sinh mà họ xứng đáng nhận được những sự tôn trọng của xã hội, của cả cộng đồng và họ phải được hưởng lợi ích trực tiếp và trước mắt từ dự án đầu tư.

Kiến nghị thứ tư: Cần công khai, minh bạch việc đổi đất lấy hạ tầng như xác định giá trị hạ tầng đã xây dựng, xác định giá trị đất đai đem đổi, giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã thực hiện, v.v. để những người dân bị thu hồi đất biết thông tin và có thể tham gia giám sát.

Kiến nghị thứ năm: Những bài học Văn Giang cần được nghiên cứu kỹ để hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tập trung chủ yếu vào đổi mới toàn diện cơ chế công khai, minh bạch tài chính; cơ chế tham vấn cộng đồng và tạo đồng thuận cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; cơ chế thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa để phát triển đất nước luôn là một quá trình phức tạp. Bằng mọi giá, quá trình chuyển dịch đất đai để thực hiện các dự án đầu tư phải được thực hiện. Tham nhũng trong quản lý và khiếu kiện của dân luôn đồng hành với quá trình thực hiện các dự án đầu tư nếu không được quản lý chặt chẽ. Nhưng không phải vì sợ tham nhũng và khiếu kiện mà ngừng lại quá trình đầu tư. Một hệ thống pháp luật, chính sách tốt có thể tăng sức đầu tư nhưng vẫn kiểm soát được tham nhũng và hạn chế được khiếu kiện của dân. Dự án Văn Giang đã cho chúng ta những bài học đắt giá.

Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ

Nguồn: TVN

—-

Mời xem lại: + 1425. Vụ Ecopark: Thư gửi ông Chủ tịch xã Phụng Công (Ba Sàm/ 29-11-2012).; + 1420. Văn Giang: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Nguyễn Đình Ấm/ 28-11-2012);  + 1397. Gặp gỡ Văn Giang – Sống lại tình Cá Nước (Boxit Việt Nam/ 19-11-2012);  +  TRỰC TIẾP TỪ VĂN GIANG – (Tễu); + 1396. Thăm Văn Giang sáng Chủ nhật 18-11-2012; + 1389. Đơn khiếu nại Bộ Tài nguyên & Môi trường của nông dân Văn Giang (Ba Sàm/ 16-11-2012); 1378. LS Trần Vũ Hải bình luận về những ý kiến của GS Đặng Hùng Võ; + 1377. GS Đặng Hùng Võ: vụ 3.000 văn bản sai phạm – phá luật là để đơn giản thủ tục hành chính, vì dân, vì đầu tư nước ngoài; + 1375. Vụ Ecopark: Thư ngỏ của LS Trần Vũ Hải gửi Cty Việt Hưng; + 1367. Ông Đặng Hùng Võ: ‘Vụ Văn Giang không đơn giản’; + 1366. Chính phủ có cố ý làm trái luật đất đai?; + 1362. Vụ Văn Giang-Ecopark: Giáo sư Võ nhận thiếu sót, bà con Văn Giang cảm thông; + 1325. Thư ngỏ của nông dân Văn Giang gửi GS Đặng Hùng Võ;  + ; + 1160. Kiến nghị Số 03 – Ecopark, Văn Giang; + 1094. Kiến nghị Số 02 liên quan đến dự án Ecopark;  + 999. Thư Xin ý kiến thẩm định pháp lý của LS Trần Vũ Hải liên quan dự án Ecopark;  +  982. Dự án Ecopark không xứng đáng được nhận giải Kiến trúc Xanh;  + 971. Vụ Ecopark: LS Trần Vũ Hải đề nghị Văn phòng CP cung cấp thông tin; + 963.Vụ Ecopark-Văn Giang: Đơn tố giác nghi vấn giả tài liệu của Chính phủ;+ 959. Vụ Ecopark-Văn Giang: LS Trần Vũ Hải trao đổi với GS Đặng Hùng Võ.

49 bình luận to “1455. Giáo sư Đặng Hùng Võ nói lại về vụ Văn Giang”

  1. Nhất Ngôn said

    Đặng Hùng Võ – tướng […]

  2. Nguyễn Hải said

    Ông Võ đã nhận sai sót: Nào là sai sót về thủ tục hành chính , như ông Võ nêu ra, sẽ không giải quyết được rốt ráo bản chất vấn đề. Sai hình thức thôi, hứa sẽ sửa sai ! vậy là sau khi ông Võ nhận “lỗi” thủ tục, họ chỉ cần sửa sai cái thủ tục trước đó thôi (ví dụ như, Chính phủ sẽ làm bổ sung một cái Thư Ủy quyền giao cho Thủ tướng được toàn quyền thay mặt Chính phủ để ký các QĐ vê đất đai.., hoặc ký một số QĐ vê đất đai nào đó…). Chỉ cần như thế là giải quyết xong việc ký sai thẩm quyền như ông Võ nêu ra.

    Thậm chí, họ cũng không cần làm như thế ! Qua bài viết của ông Võ hôm nay, ông lại dẫn chiếu ra một loạt các văn bản, qui định khác, Luật tổ chức chính phủ… để nói lại rằng việc Thủ tướng ký là không sai thẩm quyền như ông đã “lỡ mồm” phát biểu trong cuộc họp với dân Văn Giang !

    Trên thực tế thì Hiến pháp và Luật pháp là phải phù hợp với đạo lý, với thực tiển cuộc sống. Nếu người dân không làm sai đạo lý, đạo đức mà lại vi phạm Luật pháp, thì lúc đó Luật chưa thật sự là phục vụ người dân. Lúc đó không phải là dân sai., mà là Luật pháp sai. Lúc đó, thay vì nói người dân là “làm trái pháp luật” thì phải xem lại cái Luật pháp đó đã hợp lòng người hay chưa ?

    Các cụ xưa đã dạy: Chê kẻ ngoan cố, ai nỡ trách người vô tình. Ông Võ đã nhận lỗi rồi, thì cho qua, không bàn luận nhiều làm gì, để thời gian làm việc khác ra của cải vật chất có lợi hơn.

  3. Hùng said

    Đọc xong bài cãi ‘chày cối’ và ngụy biện này của ĐHV thì chỉ thấy tràn lên một cảm giác khinh bỉ. Không có gì hơn để nói !!!

  4. Đã là bản chất.
    Ông Võ Thổ là một “con sâu to”, thời trai trẻ người ta gọi ông là Võ Nguyên Soái vì ông nổi tiếng về buôn lậu và trốn thuế xuyên quốc gia. Sẵn có tiền ông liền mua quan bán chức và ngoi lên cấp thứ trưởng nhưng bản chất vẫn là buôn lậu và trốn thuế.
    Từ ngày ông làm Thứ trưởng người ta gọi ông là Võ Dự Án vì ông có biệt tài tự viết Dự án và tự duyệt Dự án, tất nhiên là đầy đủ thủ tục pháp lý và “rất chặt chẽ”. Ông rất yêu thích các Dự án nhập thiết bị nước ngoài. Mánh chính ông làm là gửi giá. Thường thì ông đội giá lên cao hơn giá thị trường từ 3 đến 4 lần, rồi thông qua “Đối tác” chuyễn phần chênh lệch vào công ty sân sau của ông ở nước ngoài. Tất nhiên là ông ăn chia cho các Cộng sự khá sòng phẳng. Còn ông ngoạm khúc giữa to nhất. Cứ thế ông làm giầu không mệt nghỉ.
    Tuy vậy, ông cũng không quên mình đang được phân công mảng Đất đai mà ông luôn miệng nói là “làm ăn được lắm”. Người ta lại gọi thêm ông là Võ Đất Đai hay dân dã hơn gọi là Võ Thổ. Ông không có thói quen nhận “Phong bì”, ông chỉ nhận “Bao tải” thôi. Ông giầu lắm.
    Người ta còn gọi thêm ông là Võ Đại Ca vì ông có phong cách hành xử theo giang hồ. Một lần tranh ăn với đàn em cấp dưới, ông cho thân tín mật phục, bất quả tang và cho công an tống giam liền lúc 7 – 8 người vào tù, kẻ 4 tháng, người 8 tháng. Ai ai đều rất sợ ông.
    Ở con người ông hội đủ những “Tinh Hoa Trời Phú” như thế đấy.
    Âu cũng là bản chất. Mà bản chất là khó đổi.

    • Dân Ngu nói said

      Bạn nói chính xác,loại ” sâu dân mọt nước ” như tên Đặng Hùng Võ này, càng biện hộ càng lòi ra sự “gian manh” và bản chất “sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi mà thôi?

  5. “…Luận cứ rất đơn giản: kể từ Luật Đất đai 1993 tới nay, thẩm quyền quyết định của cấp trung ương về đất đai luôn thuộc Chính phủ nhưng quy trình thực hiện của Văn phòng CP và Tổng cục Địa chính (sau này là Bộ TN và MT) lại do Thủ tướng CP giải quyết và trình tự, thủ tục đối với Dự án Văn Giang đã được thực hiện giống như tất cả quyết định giải quyết về đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong suốt 10 năm từ 15/10/1993 tới 30/06/2004…”
    Như vậy là Văn phòng Chính phủ và Tổng cục Địa chính (sau này là Bộ TN và MT) đã làm sai luật đấy ông Võ ạ.Và là sự vi phạm luật liên tục kéo dài, những 10 năm cơ đấy.

  6. Dũng Sài Gòn! said

    Kẻ hai mặt, còn ký tên GS TSHK, nhục như con cá nục, ăn nói lưỡi không xương như đứa con nít, già rồi nên để cho bọn trẻ nó kính chút, chứ kiểu này thì khinh bỉ lắm ông Võ ạ!

  7. Gửi ô. ĐHV said

    Thưa ô.ĐHV ( gọi tắt là Ô.võ),
    – ông xuật thân tử kẻ đi học ở 3lan, rổi “đánh hàng” để mà sống, để lấy “buôn” nuôi “chữ”, ô. là ngưởi tháo vát và có chí hơn kẻ buôn vặt, nên ô. buôn lớn, và khi thuận lợi , làm quan CS…
    – ô. có cảm thấy bị xúc phạm, khi thằng ttrg Hiển nói vê cuộc gập của ô. với bà con VG, chẳng muốn nhắc lại nữa, sau cuộc gập đó, dư luận có 2 chiểu : tuy nhiên, thiện ý vể ô. vân nhiểu hơn, dân cho rằng, cho dù làm quan CS, mà khi vể vườn, nhận ra lỗi, có lởi xin lôi dân…tiếng vỗ tay của bà con VG chính là tình cảm và sự bao dung mà những nạn nhân của ô. đã dành cho ô….!
    – Ô. viết dông dài, mât thời gian, vì càng đọc, ngưởi ta lại thấy hiện lên bóng ma của ô.võ làm quan CS…thói dối trá, ngụy biện, loanh quanh đã trở thành bản chất…đến mức ngưởi ta phải kết luận : không thể thay đổi, chỉ có thay thế…!
    – ô.võ nên im lặng, rút lui đi, sống với cô vợ trẻ và cậu con mới sinh…với cái hình dang mà ô, cũng tự thừa nhận là “quái nhân”….đửng để miệng thê gian phải biến thành : QUÁI VẬT !
    xin chào, chúc ô. võ luôn khỏe, sám hối, hẹn gập lại ở hội ngộ những ngưởi trên đất polska !

  8. Về Văn giang said

    Tôi đã từng còm rằng đừng bao giờ tin và tung hô Ô. Đặng Hùng Võ như quan chức có tâm và tầm. Quả là hôm nây, sau bao nhiêu ngày suy nghĩ, ông rậm râu sâu mắt này đã liếm lại bãi nước bọt của mình đã nhổ ra. Sự thật về Văn giang từ khâu trình duyệt quy hoạch, nhóm lợi ích, … Ô. Võ biết rõ, ông là một mắt xích trong cái dây chuyền ấy. Chỉ có lời xin lổi của Ông Võ đến Ô. Mai Ái Trực, thủ trưởng của Ô.Võ là chính xác mà thôi.

  9. LÊ BÌNH said

    CỨ NGẬM MIỆNG LÀM THINH VÌ SỢ THÌ CŨNG CHẲNG AI TRÁCH ÔNG ĐÂU .
    ĐÃ TỰ BIẾT KHÔNG THỂ VƯỢT QUA ÁP LỰC CỦA “THẾ LỰC ĐEN” VÌ MIẾNG CƠM MANH ÁO , VÌ VỢ VÌ CON THÌ SAO CÒN “NỔ” VĂNG MIỂNG ĐÓNG VAI “NGƯỜI HÙNG” VÌ DÂN VÌ NƯỚC?

    ÔNG VÕ NÀY HÈN VÀ KHẢ Ố KHÔNG CHỊU ĐƯỢC.
    ĐÁNG KHINH !

  10. Khánh said

    ” Miệng quan trôn trẻ “.

  11. Arnold said

    Mưu càng cao thì họa càng sâu!

  12. nông dân bị cướp đất said

    Thật đáng tiếc khi ông Võ lại viện dẫn sự mập mờ về chức năng nhiệm vụ của Thủ tướng như một sự cổ võ cho các quyết định có thể sẽ bị nhóm lợi ích lợi dụng để đàn áp, cướp bóc “hợp pháp” của người dân.

  13. Công Bằng said

    Phải thông cảm cho ông Võ . một mình làm sao chống lại “nhóm lợi ích” nhiều tiền lắm của !. Mất mạng như chơi !

    • Lê Huy. said

      Tôi xin mượn vị trí cái còm này để muốn cùng trao đổi với mọi người và 1 phần ý kiến của anh Nicecowboy..!
      Riêng tôi, không cho ông Võ có nhiều sự lắt léo, đểu giả nhằm gây hại cho người dân (bởi phần nào ông Võ vẫn là người trí thức (có hiểu biết) và là 1 chuyên gia về đất đai và bất động sản ; Ông Võ đã có các kiến nghị khách quan và đúng với giới chức cầm quyền, làm cho đại diện bộ TN-MT phải vội phản ứng , phủ nhận ý kiến chân tình của ông trong cuộc họp với dân… – Đó là thiện ý của ông Võ , chúng ta nên khách quan ghi nhận !
      Tuy vậy , các kiến nghị của ông Võ ( trong bài viết lần này) tuy gọi là ĐÚNG (nếu chính quyền thực hiện được đầy đủ) nhưng đó lại là các kiến nghị, có nhiều điểm quá xa vời thực tế Tham nhũng và nhất là với cả 1 HỆ THỐNG LỖI !
      – Tôi cho ông Võ không cố tình “tung hỏa mù” mà chỉ bị khống chế bởi nếp nghĩ công chức, chưa dám đi tận cùng cái LỖI trong “chủ trương của Đảng và Pháp luật của Nhà nước” , đó là chủ trương (như anh NCB đã chỉ ra) : Quyền sở hữu về đất đai, không nên và không thể chỉ có 1 sở hữu ( là “Toàn dân” thực ra là toàn quan Nhà nước..) mà phải có “đa sở hữu về đất đai” (như nhiều người đã góp ý, kiến nghị.) . Nên ông Võ mới viết (phần kiến nghi 5) :
      – ” Tham nhũng trong quản lý và khiếu kiện của dân luôn đồng hành với quá trình thực hiện các dự án đầu tư nếu không được quản lý chặt chẽ.” – Cái “lối hệ thống” lâu nay đã hạn chế, chi phối tư duy ông Võ, làm ông ta kiến nghi “xa vời” , bởi : Ai quản lý và quản làm sao được Tham nhũng ? Khi mà chức quyền lại nằm trong tay những kẻ vô lương, tham đến vô độ ? ! Khi mà xã hội VN không có DÂN CHỦ thực sự ! Không có 1 “Xã hội dân sự” và “Tam quyền phân lập” để cùng tham gia quản lý, phân xử mọi mặt của đời sống…???

      Ông Võ không thể nói khác và làm khác hơn…bởi ông chỉ là 1 cá nhân, 1 công chức đã về hưu ; Dù nhiệt huyết hay dã tâm gì gì đi nữa ông ta cũng không thể vượt qua cả “Hệ thống lỗi” đang ngự trị ! Tuy vậy, ông ta vẫn còn có ảnh hưởng, tác động tới việc làm lại luật Đất đai sắp tới… Chúng ta hãy chờ xem , để có thể biết thêm về vị GS này !

  14. nicecowboy said

    SÁNG ĐÚNG CHIỀU SAI,MAI LẠI ĐÚNG

    Câu này ứng vào trường hợp GS Đặng hùng Võ trong các phát biểu, quan điểm của Ông về vụ Văn Giang, thì quả thật rất thích hợp !

    Cao bồi không dám bàn luận sâu vào bài viết này của ông Võ, cũng như nhưng tranh luận của Ông trước đây với các Luật sư trong buổi họp với dân Văn Giang.

    Nhưng ngay sau buổi họp, khi được biết Ông Võ “nhận lỗi về mình” và nêu lên những sai sót của nhà nước trong thẩm quyền ký các Quyết định thu hồi đất, Cao bồi thấy khá buồn cười.

    Hình như họ (Ông Võ và ngay cả các Luật sư tranh luận với ông trong buổi họp đó) thích tung hỏa mù, đánh lạc hướng về bản chất sự kiện, lý do, động cơ gây ra sự việc Văn Giang hay sao (?), mà chỉ xoáy sâu vào mặt hình thức, vào THỦ TỤC HÀNH CHÍNH có đúng hay không ? sai chỗ nào, thiếu sót chỗ nào, thẩm quyền ký đúng không (Thủ tướng ký QĐ, hay phải là Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, hay là Thủ tướng ký dựa vào văn bản ủy quyền nào trước đó cuả Chính phủ….).

    Nhưng họ hoàn toàn lơ qua, không bàn đến bản chất của vấn đề : việc thu hồi đất tại Văn Giang như vậy có hợp tình hay không ? có đúng đạo lý hay không ? có ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân địa phương như thế nào ? tại sao dân bức xúc đến nổi phản kháng bạo lực ? (Nên nhớ trước đó chưa bao giờ có người dân nào phản đối với lý do KÝ SAI THẨM QUYỀN, dân nào có biết thẩm quyền ký đó là đúng hay sai mà phản kháng, họ chỉ phản đối vì cảm thấy oan ức, cảm thấy quyền lợi bị xâm phạm).

    Dù nhiều người đã ca ngợi Ông Võ, ngay sau khi ông tuyên bố Thủ tướng ký sai thẩm quyền trong các QĐ thu hồi đất… nhưng Cao bồi không hề bình luận chút nào về việc này lúc đó. Cao bồi lúc đấy đã liên tưởng đến cái trò xoa dịu dư luận khi chỉ nhận sai sót về mặt hình thức của chính phủ (thông qua ông Đặng Hùng Võ) để nguời dân được hả hê tưởng đâu chiến thắng trước mắt mà quên đi những nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh phản kháng của mình .

    Nhận sai sót về thủ tục hành chính , như ông Võ nêu ra, sẽ không giải quyết được rốt ráo bản chất vấn đề. Chuyện này là trò thường ngày trong các cuộc phê bình và tự phê bình, hehe, sai hình thức thôi, hứa sẽ sửa sai ! vậy là sau khi ông Võ nhận “lỗi” thủ tục, họ chỉ cần sửa sai cái thủ tục trước đó thôi (ví dụ như, Chính phủ sẽ làm bổ sung một cái Thư Ủy quyền giao cho Thủ tướng được toàn quyền thay mặt Chính phủ để ký các QĐ vê đất đai.., hoặc ký một số QĐ vê đất đai nào đó…). Chỉ cần như thế là giải quyết xong việc ký sai thẩm quyền như ông Võ nêu ra.

    Thậm chí, họ cũng không cần làm như thế ! Qua bài viết của ông Võ hôm nay, ông lại dẫn chiếu ra một loạt các văn bản, qui định khác, Luật tổ chức chính phủ… để nói lại rằng việc Thủ tướng ký là không sai thẩm quyền như ông đã “lỡ mồm” phát biểu trong cuộc họp với dân Văn Giang !

    Theo Cao bồi, Hiến pháp và Luật pháp là phải phù hợp với đạo lý, với thực tiển cuộc sống. Nếu người dân không làm sai đạo lý, đạo đức mà lại vi phạm Luật pháp, thì lúc đó Luật chưa thật sự là phục vụ người dân. Lúc đó không phải là dân sai., mà là Luật pháp sai. Lúc đó, thay vì bắt bớ cầm tù người dân vì “làm trái pháp luật” thì phải xem lại cái Luật pháp đó đã hợp lòng người hay chưa ?

    KHông phải chỉ là xem xét các THỦ TỤC (thẩm quyền ký) đó đúng hai sai rồi dông dài tung hỏa mù, lái cuộc đấu tranh của người dân sang hướng khác. Mà phải là xem lại cai LUẬT PHÁP hiện hành (cụ thể là Luật đất đai trong cuộc đấu tranh của nhân dân Văn Giang ) có thực sự là đúng đắn hay chưa ? có thật sự vì phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân, hay là còn có khe hở để cho nhóm đại gia tư bản đỏ cấu kết với bọn quan tham lợi dung vào đó để mưu đồ tước đoạt đất đai của nhân dân ? (chuyện Luật đát đai, chê độ sở hữu tập thể, toàn dân, dân chỉ có quyền sử dụng nhưng không co quyền tư hữu thì nhiều chuyên gia đã phản biện, NCB không cần nói ra ở đây).

    Vấn đề NCB muốn nêu ra trong còm này là ông Võ, và cả các Luật sư, chỉ tranh luận nhửng điều vớ vẫn mà bỏ qua tránh né bản chất của sự đấu tranh của người dân VG.
    Tếu thật, và họ đã thành công trong cái thủ thuật đơn giản đó.

    http://www.facebook.com/caoboi.luongthien?ref=tn_tnmn

  15. Bầy Hầy said

    Ông ĐHV này đúng là […]. Lúc chưa đối thoại, ông là Đặng Hùng “Hổ”. Trong lúc và sau lúc đối thoại xong, ông là Đặng “Xấu Hổ”, Đặng “Ngoài” Vỏ. Bây giờ, ông lại trở chứng, thành ra Đặng…”Bùng” Võ. Tính xin lỗi xong giờ … bùng hử cha nội???

  16. Nguyễn Xuân Đông said

    Ông Đặng Hùng Võ đừng nói lăng nhăng nữa. Ông càng nói, chắc chắn sẽ càng bị cộng đồng mạng ném đá. Từ nay, sẽ không còn ai tin ông nữa. Đối với ông chỉ còn lại một từ duy nhất để nói: khinh bỉ.

  17. […] 1255. Giáo sư Đặng Hùng Võ nói lại về vụ Văn Giang […]

  18. 3nt said

    Chính Phủ có họp để quyết định “tự thấy” là tập thể không cần quyết định một việc như thế này không Hay đây chỉ là một nọi dung được qui định trong Luật tổ chức Chính phủ? Mà nội dung của luật thì do (là) ý chí của Quốc họi, chứ đâu phải của chính phủ “tự thấy”?

  19. PHÓ 4T said

    Đã là cáo thì trước sau cũng lòi cái đuôi ra thôi!

  20. Tantruonghung said

    Không hiểu trên thế giới này có văn bản nào có ý “Chính phủ tự thấy không cần quyết định tập thể.”

    Chính phủ là một tập thể mà “tự thấy” thì phải thảo luận hay bỏ phiếu kín thì mới tự thấy được.
    Còn không có ai nói gì thì coi như chính phủ tự thấy?
    Nay mai Thủ Tướng quyết định những vấn đề quan hệ với TQ và nói rằng Chính Phủ tự thấy không cần quyết định tập thể thì thế nào?

  21. Vương Ái Quốc said

    Cái thằng […]. Giờ về đến nhà lại bị đồng chí X ép lại quay ra “phản cung”.

    Đúng là già rồi mà còn sợ chết. Loại này sống thêm cũng vô ích

  22. quang minh said

    Ông Võ có thấy ân hận, ăn năn khi những nấm mồ bị thiết bị xe máy cầy xới phơi xương trắng lên không? nếu có qui luật nhân quả chắc ông sẽ bị quả báo đầu tiên vì không trưng thực

  23. Trời ạ, ông Võ nói đi nói lại làm gì nhiều. Ông sai thì dân Văn Giang đúng, ông đúng thì họ sai (?!), chẳng biết đúng sai thế nào mà nhà cửa đất đai của họ tự dưng bị một nhóm lợi X thôn tính để biến thành dự án kiếm lời khủng (nếu như không có đợt khủng hoảng này thì bọn này trúng đậm). Như vậy nếu cái nhà nước này là của dân, do dân, vì dân như các ông rêu rao thì dù đúng hay dù sai các ông phải điều chỉnh lại. Nhân dân Văn Giang không muốn kết tội hay bỏ tù các ông họ chỉ muốn được canh tác trên mảnh ruộng của mình để có miếng ăn hàng ngày.

  24. Sư Thật said

    Không phải là ” Nếu ” mà là Thực sự các văn bản của Dự án Văn Giang là trái pháp luật. Và hơn 3.000 Quyết định về đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong suốt 10 năm đó cũng trái pháp luật. Điều này đã xẩy ra, đây là một vụ tai tiếng hành chính hy hữu cấp quốc tế. Hậu quả gây ra sẽ vô cùng phức tạp, thậm chí làm mất ổn định xã hội.
    Lịch sử sẽ ghi lại sự ….

  25. Nguyễn Quang A said

    Cái lạ là ông Võ luôn luôn nhấn mạnh “không chạy dự án vì tư lợi” (tức là KHÔNG THAM NHŨNG).
    Tại buổi đối thoại với dân ở Bộ, rồi bài viết này cũng thế!
    Đã ai đề cập đến tội tham nhũng đâu? Sao ông biết là không có ai? Mà đấy chắc phải là kết luận của tòa án, nếu bà con Văn Giang kiên quyết làm, chứ ông Võ kết luận sao được?
    Ông viết, “Từ chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy và UBND Hưng Yên, Huyện ủy và UBND huyện Văn Giang, tới ý kiến các chuyên gia và cá nhân tôi đều khẳng định rằng dự án tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên qua cầu Thanh Trì và Khu đô thị Văn Giang tiếp giáp ranh giới Hà Nội có vai trò chiến lược để phát triển kinh tế vùng phía Đông Thủ đô, của tỉnh Hưng Yên, của huyện Văn Giang và của 3 xã vùng Dự án”.
    Đến nay đã 8 năm cái con đường “có vai trò chiến lược” ấy ở đâu? Tại sao nó đã không có trong quy hoạch đường sá của Bộ GTVT lúc ấy?
    Đó là chưa bàn đến các ý khác mà chắc chắn bà con nông dân Văn Giang sẽ trả lời ông.

    • Vương Ái Quốc said

      Like

    • Đặng Hùng Ruột said

      Khổ lắm bác Quang A ơi, cha ông nói rằng Kẻ có tình thì rình trong bụi, kẻ vô tình lủi thủi mà đi. Điều đó có nghĩa là ông Võ luôn canh cánh trong lòng về vấn đề mà ông biết là có vấn đề ở đó.
      Cái mà ông Võ cần nhận ra, là dù ông có biện bạch bao nhiêu, thì sự thật vẫn là sự thật. Lẽ ra hành động của ông giờ này là để bảo vệ người dân, bảo vệ sự thật mà nhất là bảo vệ cho đạo đức xã hội, trong đó có đứa con ông mới sinh ra gần đây.
      Nhưng, tựu trung lại thì ông chỉ nhằm bảo vệ cho cái hư danh của ông ấy mà thôi. Không có gì hơn.
      Tưởng rằng ông là một người có bản lĩnh, đâu ngờ ông cũng chẳng khác mấy thằng quan tham, lì lợm và mất dạy là mấy.
      Bởi ông cũng là Cộng sản.

  26. Nhật Nguyễn said

    Tôi lại muốn ông Võ và quý độc giả đọc lại bài : ” Đủ rồi thưa ông Đặng Hùng Võ”. Với bài này của ông Võ chỉ cần câu nói mà com của Le Hung đã đủ bác bỏ hoàng toàn những ngụy biện loằng ngoằng của ông Võ: Thủ tướng chính phủ có thẩm quyền giải quyết các việc thuộc thẩm quyền của chính phhur khi pháp luật quy định HOẶC CHÍNH PHỦ TỰ THẤY KHÔNG CẦN QUYẾT ĐỊNH TẬP THỂ”. Khi chính phủ là một cá nhân (hoặc bị đại gia cá nhân chi phối) thấy 1 m2 đất ở đây chỉ cần bồi thường 1.350 đ nhưng đầu tư chút đỉnh bán ra 20-30-40 triệu m2, cả DA lãi 1.500-2.000 tỷ đ thì ” chính phủ sẽ “tự thấy” không cần quyết định tập thể, phải không ông Võ. Vấn để ông nói con đường từ cầu Thanh Trì( thực chất là từ Ecopark) đi HY là con đường chiến lược để hiện đại hóa HY là vớ vẳn, thực tế có nhiều con đường sẵn có từ HN-HY, đặc biệt tỉnh lộ 195 gần song song với cái đoạn đường mà cacds ông lấy cớ để thu gần 500 ha đất “bờ xôi, ao mật” của cả vạn bà con.Cái vô lý của các ông là HN mở lên tận Ba Vì, Sóc Sơn sao các ông không làm thành phố ở đó mà là VG? Có phải đất VG chỉ cách hồ Hoàn Kiếm 10k ngang với khu Mỹ Đình nhưng đền bù theo giá “tỉnh lẻ” nên hấp dẫn các ông? Vấn đề cốt lõi ở đây là sự chênh lệch giá đến bù và giá đất thực tế…Ông đừng nhiều lời nữa

  27. Bas said

    Pháp luật Việt Nam và hành pháp hiện tại không dùng để bảo vệ cho nhân dân, mà bảo vệ cho nhóm lợi ích chóp bu, độc tài trong nhiều năm qua đã gây ra quá nhiều vụ việc vi phạm PL, vì chúng đã tự cho mình đứng trên pháp luật để hành sử. Vì vậy vụ Văn Giang chắc chắn chìm xuồng như vụ Tiên Lãng !!!

  28. Ngô Nhi said

    Nguyên nhân để Ông Võ nói năng tiền hậu bất nhất, lá mặt lá trái cũng là do pháp luật Việt Nam thiếu chặt chẽ, hiểu như thế nào cũng được mà.Theo tôi thì ông này cũng thuộc loại thiếu dũng cảm, không dám đối mặt với sự thật.

  29. Bun Thoong said

    Vấn đề là ở chỗ chủ trương của Đảng : tước quyền “mưu cầu hanh phúc của nông dân”, vi tước ruộng đất của nông dân rồi thì nông dân có vốn riêng ( tư bản ) đâu mà mưu cầu hạnh phúc. Nên cứ loanh quanh thế thôi, ông Võ chứ trên ông Võ cũng vậy.

  30. blv said

    Các ông cứ nêu những điểm nào ông Võ sai đi,đừng vô cớ mà thóa mạ người ta như thế.Riêng tôi thấy về pháp lý thì ông ấy đúng rồi. Trong một cái com trước đây tôi cũng đã nói rằng ông Võ bị áp lực quá nên mới xin lỗi chứ ông ấy chẳng có gì sai. Cái ông Hai lúa là ai mà định đi rà soát các công trình khoa học của ông Võ nhỉ? Tôi e là ông chẳng hiểu nổi đâu nếu ko cùng chuyên môn với ông Võ. Ông Võ nhận sai, sau khi tìm hiểu kỹ hơn thì nói là đúng.Chuyện đó cũng bình thường thôi vì chân lý chỉ có một. Chẳng khác gì ông Hai Lúa tâng bốc ông Võ, bây giờ cho là mình ngộ nhận thì xin lỗi mọi người và lại quay ra chửi ông ấy. Ông Võ có cải chính đi nữa thì cũng làm một cách lịch sự,có dẫn chứng,lý lẽ đàng hoàng.Còn ông Hai Lúa thì nhận mình sai nhưng chửi bới vô văn hóa,mà chẳng có lý lẽ gì,mới chỉ có ý định đi săm soi các công trình của ông Võ thôi(chắc là mong tìm được gì đó biện minh cho vụ chửi đổng của mình ?).

    • huonggianguic said

      Áp lực gì mà tiền hậu bất nhất vây? Trước thì nói là sai, rồi thì bảo là đúng. Riết chả hiểu nỗi mấy quan nhà ta. Chém đầu mình mình vẫn khẳng định vụ này có dính tham nhũng và người ăn nhiều nhất là thủ tướng người ký duyệt dự án.

    • Sau said

      Tách người nông dân ra khỏi đất đai là sai mịa nó rồi, bênh zì

    • dân văn giang said

      ông thấy về pháp lý ông võ đúng ở chỗ nào khi ông võ dẫn chiếu nghị định 04 năm 2000 đã bị sủa đổi bổ xung và thay thế bằng nghị định 66 và nghị định 68 năm 2001, ông võ còn dẫn chiếu quy chế làm việc của chính phủ năm 1998 đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi quy chế làm việc của chính phủ được ban hành kèm theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12/03/2003, điểm l khoản 1 Điều 2 Chính phủ quyết định tập thể :
      “l) Những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ.”
      Trong quy chế này, điểm a khoản 1 Điều 4 quy định Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc sau đây:
      a) Những vấn đề được Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, các văn bản pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ và những vấn đề Chính phủ giao cho Thủ tướng Chính phủ giải quyết;
      Như vậy, đã có sự thay đổi lớn trong Quy chế làm việc của Chính phủ tại thời điểm thông qua 02 quyết định số 303/QĐ-TTg và 742/QĐ-TTg
      ông thiếu hiểu biết về pháp luật nên bị ông võ tung hoả mù rồi

  31. Bến đời said

    Kể ra có đầy đủ phần còn nữa để comt thì chuẩn hơn, nhưng các bác nông dân cũng không có hy vọng gì đâu. Bản chất luật pháp nước mình nó được xây dựng vốn là để phục vụ cho quyền và lợi ích của nhà cầm quyền chứ nó có phục vụ cho người dân đâu mà các bác bức xúc?!
    Ngay cả nếu Luật nào đó được ban hành ra mà chưa bao gồm đủ các quyền và lợi ích của nhà nước thì sẽ được bổ sung, thậm chí bẻ ghi cho đúng mục đích của chính quyền thông qua các Nghị định và Thông tư. Các bác kêu được gì?
    Ông Võ tuy là Thứ trưởng đấy nhưng chỉ đáng phận con tôm cái tép, lại là người trong cấp thừa hành, lệnh trên quyết ông không theo mà xong à? Trong lịch sử chính quyền đảng trị đã có ai dám “bật” sếp chưa? Cứ cho là giả sử bây giờ ông Võ OK hết với nguyện vọng của dân Văn Giang đi thì điều đó có làm thay đổi được gì đâu?
    Người dân Văn Giang nếu muốn kiện thì phải kiện Bộ TNMT hoặc kiện thẳng người ký ấy nó mới chuẩn, chứ ai lại đi kiện một ông giúp việc đã về hưu. Luật sư của dân Văn Giang quá hồ đồ hoặc quá hèn không dám kiện chính chủ, mà có vẻ chỉ muốn làm um để đánh bóng bản thân. Chỉ tội cho người dân được tư vấn nửa vời nên hy vọng cũng nửa vời.
    ABS cũng là người từng học luật, anh thấy tui nói vậy có sai không?

    • Le Hung said

      Vấn đề nằm ở chỗ biết mình sai rồi, đã thừa nhận sai rồi … vẫn còn cố vớt vát, cãi chày cãi cối lại sau đó…

      Còn luật pháp của Việt Nam thì nó là thằng hề, ai cũng biết như vậy rồi.

    • dân văn giang said

      cũng không hẳn như bác đã nói, chúng tôi thấy rằng đại đa số các tầng lớp chúng ta đều không hiểu biết sâu về pháp luật trong các ngành vì vậy đa số đều nghe theo lời nói từ phía những người nổi tiếng, đầu nghành giống như trường hợp của ông võ, vì vậy khi ông võ thừa nhận sai thì dư luận sẽ quan sang ủng hộ nhân dân văn giang, chính vì vậy chúng tôi cho rằng có thể nhóm lợi ích đã ép ông võ, chứ bản thân ông võ không có lợi gì trong việc nói lại này và ông cũng không hơi đâu mà ôm rơm nặng bụng. dân văn giang chúng tôi xác định đấu tranh đến cùng để lột rõ bộ mặt thật của nhóm lợi ích trong dự án văn giang, và hồ sơ vẫn còn để lại, để làm gì các bác tự hiểu.

  32. Hai Lúa said

    Xin thành thật xin lỗi mọi người về bài viết “Tôi vẫn tin ông thưa GS Đặng Hùng Võ” đăng trên trang blog Hailuablog là trang cá nhân của tôi.
    Xin khấu đầu xin lỗi tất cả bạn đọc đã từng ủng hộ cho Hai Lúa, xin lỗi tất cả bà con Văn Giang, những người đã còng lưng như bố mẹ tôi, làm ra hạt thóc để tôi được bưng chén cơm ăn. Mong nhận được sự lượng thứ của mọi người về sự ngộ nhận của tôi về một vị giáo sư hèn nhát, dối trá, khả ố và đê tiện vào bậc nhất của VN.
    Tôi sẽ xóa bài viết này ngay tức thì.
    Tôi sẽ truy tìm những thông tin cần thiết về các bài báo/ công trình khoa học của kẻ khả ố này một cách chính xác hơn. Một sự ngộ nhận đáng tiếc.

  33. dan ta said

    ông võ ạ.trước đây tôi tôn trọng ông bao nhiêu thì bây giờ tôi khinh bỉ ông bấy nhiêu.ông càng ngày càng bỉ ổi.ông hại không biết bao nhiêu nông dân vậy mà bây giờ ông còn ngụy biện.sự thật thì vẫn là sự thật ông ạ.ông nên để một chút phúc cho con cháu ông.ông aaaj

  34. Le Hung said

    “Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết các việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ khi pháp luật quy định hoặc Chính phủ tự thấy không cần quyết định tập thể.”
    Chỉ riêng với dẫn chứng rất “ngụy biện” này đã cho thấy sự vòng vo của ông Võ. Thế này thì TT nó là VUA hay là CON GIỜI.
    Từng rất kính trọng ông Võ, nhưng với luận điệu này thì niềm tin đã thực sự hoàn toàn đổ vỡ.

Gửi phản hồi cho Đặng Hùng Ruột Hủy trả lời