BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1170. Đằng sau sự tan vỡ của ASEAN

Posted by adminbasam trên 28/07/2012

Asia Times

Đằng sau sự tan vỡ của ASEAN

Tác giả: Carlyle A Thayer

Người dịch: Thủy Trúc

27-7-2012

Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã thực hiện một chuyến công du ngoại giao con thoi cấp tốc, tới Campuchia, Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia, để bảo vệ thỏa thuận của khối về Nguyên tắc Sáu Điểm Trên Biển Đông của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Khi được hãng truyền thông Australia (ABC) đề nghị tóm lược kết quả công việc, ông trả lời: “Trở lại với công việc như bình thường thôi”.

Ý ông Natalegawa là, ông đã vượt qua được tình trạng lộn xộn bề ngoài của ASEAN, khi bộ trưởng ngoại giao của các nước trong khối này không thể đạt được thỏa thuận về bốn phần (paragraph) trong vấn đề Biển Đông, cần phải được đưa vào một dự thảo tuyên bố chung để tóm lược kết quả hội nghị của khối. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, sự kiện do Campuchia chủ trì này đã bộc lộ việc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) không đồng thuận được với nhau về một tuyên bố chung.

Natalegawa đứng bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong khi ông công bố tuyên bố sáu điểm của ASEAN. Tuy nhiên, Hor Namhong thì không thể cưỡng lại chuyện đổ hết mọi tội lỗi trong việc ASEAN không ra được tuyên bố chung cho Việt Nam và Philippines, hai quốc gia ASEAN có đụng độ rõ ràng nhất với Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Brunei, Malaysia và Indonesia cũng có tranh chấp với Trung Quốc về một số địa điểm cụ thể trong khu vực biển này.

Tuy vậy, biên bản Hội nghị Hẹp của ASEAN (AMM Retreat) lại ghi một câu chuyện khác hẳn. Theo các bản ghi nhớ về những cuộc thảo luận do một thành viên tham dự soạn thảo (mà tác giả có viết bài nhận định), Campuchia đã hai lần bác bỏ đề nghị của Philippines, Việt Nam và các thành viên ASEAN – đề nghị có một tham chiếu đến các diễn biến gần đây trên Biển Đông. Lần nào Campuchia cũng đe sẽ hủy tuyên bố chung. Vấn đề Biển Đông đã được thảo luận trong suốt phiên toàn thể của Hội nghị Hẹp của ASEAN. Philippines lên tiếng đầu tiên và sau đó là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Lào, Myanmar, Singapore và Campuchia.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario kể lại những ví dụ trong quá khứ và hiện tại về “sự bành trướng và thái độ hung hăng” của Trung Quốc, đã ngăn cản Philippines “thực thi luật pháp và buộc Philippines phải rút lui khỏi Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của chính mình”.

Ông Del Rosario hùng hồn: “Đâu là giá trị thực sự của bộ Quy tắc Ứng xử (COC) nếu chúng ta không thể gìn giữ DOC [Tuyên bố về Ứng xử của Các bên]?” – văn bản này đã được chính Trung Quốc tán thành đầu tiên vào năm 2002. Del Rosario chấm dứt bài diễn văn can gián của mình với tuyên bố “rất cần phải phản ánh được cam kết tập thể của ASEAN trong tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN”.

Bốn nước khác cũng trực tiếp đề cập tới vấn đề này. Việt Nam gọi việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa gần đây trên các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, và việc Công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời các công ty nước ngoài thầu thăm dò khai thác ở những vùng biển tranh chấp khác, là “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở EEZ và thềm lục địa của Việt Nam”.

Việt Nam cho rằng tuyên bố chung phải phản ánh được thực tế này. Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ASEAN hành động theo một tiếng nói thống nhất, và lưu ý các bên rằng những diễn biến gần đây đều gây lo ngại cho tất cả các thành viên ASEAN. Indonesia tán thành ký bộ Quy tắc Ứng xử, và hứa sẽ “lưu hành một bản ghi không chính thức các yếu tố khả thi, bổ sung cho COC”.

Malaysia ủng hộ bình luận của Indonesia và nhấn mạnh: “Chúng ta phải nói một tiếng nói duy nhất; ASEAN phải thể hiện tiếng nói đoàn kết [của mình]; [nếu không] chúng ta sẽ bị mất tín nhiệm”. Malaysia kết luận: “Chúng ta phải nhắc đến tình hình ở Biển Đông, đặc biệt là bất kỳ hành động nào vi phạm luật quốc tế về EEZ và thềm lục địa. Dứt khoát không thể chấp nhận được, nếu chúng ta không đưa được điều đó vào tuyên bố chung. ASEAN cần phải thể hiện rõ ràng quan ngại của mình về Biển Đông, trong bản tuyên bố chung”.

Singapore lưu ý rằng “các diễn biến gần đây đặc biệt đáng lo ngại” bởi vì chúng làm gia tăng “sự diễn giải kỳ lạ luật pháp quốc tế, một sự diễn giải có thể phá hoại hoàn toàn cơ chế UNCLOS”. Singapore kết luận bằng câu nói: “ASEAN cần phải thể hiện rõ ràng quan ngại của mình về Biển Đông, trong bản tuyên bố chung… [Sẽ là] tổn hại cho chúng ta nếu chúng ta không nói gì cả”.

Đồng thuận tan vỡ

Trước khi Campuchia cất tiếng thì không có nước nào phản đối các diễn văn can ngăn của Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore. Khi đến lượt Campuchia phát biểu, Bộ trưởng Ngoại giao của họ hỏi, tại sao lại cần phải nhắc đến chuyện bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc và Philippines gần đây có cuộc đụng độ kéo dài hai tháng.

Sau đó, ông bất ngờ tuyên bố: “Tôi phải nói thẳng với các vị, trong trường hợp chúng ta không thể tìm được lối ra, Campuchia không còn lý do gì để đưa vấn đề này ra nữa. Khi đó, sẽ không có văn bản nào hết. Chúng ta không nên cố gắng áp đặt quan điểm quốc gia; chúng ta nên cố gắng phản ánh các quan điểm chung, trên tinh thần dung hòa”.

Đến lúc này, cuộc thảo luận nóng hẳn lên, cả Philippines lẫn Việt Nam đều tiếp tục tranh cãi. Malaysia, Indonesia và Singapore có thêm diễn văn bổ sung. Hội nghị Hẹp của ASEAN kết thúc bằng tuyên bố của Hor Namhong: “Chúng ta không bao giờ có thể đạt được thỏa thuận, cho dù chúng ta có ngồi đây thêm 4 hay 5 tiếng nữa cũng vậy… Nếu các vị không thể nhất trí về nội dung của tuyên bố chung; chúng tôi không còn lý do gì để đưa vấn đề này ra, trên cương vị Chủ tịch ASEAN”.

Natalegawa đã chỉ ra rất đúng, rằng mặc dù không ra được tuyên bố chung, nhưng các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN đã đạt được thỏa thuận về “các yếu tố chủ chốt” của một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Kết quả của chuyến ngoại giao con thoi là, ông nói rằng các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN đã nhất trí với “bản đầu của một Bộ Quy tắc Ứng xử Khu vực trên Biển Đông”.

Campuchia, với quyền hạn của mình trên cương vị chủ tịch ASEAN, đã tổ chức hai hội nghị không chính thức giữa quan chức cấp cao ASEAN với Trung Quốc để thảo luận con đường trước mắt tiến tới COC. Trung Quốc công khai tuyên bố rằng họ sẵn sàng bước vào thảo luận chính thức với ASEAN “khi các điều kiện chín muồi”.

Nếu tất cả đều đúng theo kế hoạch, quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về các phương thức (thể thức) cho những cuộc thảo luận sắp tới. Họ vẫn còn cần phải xác định sẽ tiếp xúc với nhau ở cấp nào, thường xuyên hay không, và sẽ báo cáo cho ai. Theo kế hoạch, thảo luận chính thức sẽ bắt đầu vào tháng 9, và giới chức ASEAN hy vọng sẽ kết thúc đàm phán trước tháng 11.

Hoạt động ngoại giao con thoi của ông Natalegawa đã tạo ra một cú hích tinh thần rất cần thiết cho ASEAN. Các nỗ lực của ông cũng đã giúp xua tan khỏi Đông Nam Á quan niệm cho rằng các thành viên ASEAN không thể đoàn kết khi bàn về cách giải quyết vấn đề Biển Đông.

Quan trọng hơn, sự hòa giải (can gián) của Indonesia đã lưu ý Campuchia rằng, với tư cách chủ tịch ASEAN năm 2012, Campuchia không thể đơn phương kiểm soát chương trình nghị sự của ASEAN. Sự can thiệp của Natalegawa là chưa từng có tiền lệ: đảm nhận vai trò lãnh đạo mà thông thường là thuộc về nước chủ tịch ASEAN, và là tín hiệu cho thấy Indonesia sẵn sàng đóng một vai trò chủ động hơn trong các vấn đề khu vực. Điều này trái ngược với những năm tháng dưới thời Suharto, khi Indonesia, vốn được nghiễm nhiên coi là nhà lãnh đạo của Đông Nam Á, giữ một vai trò kiềm chế “mềm yếu” hơn.

Tuy nhiên, đằng sau sự thể hiện của Natalegawa cũng có thể có một ý nghĩa khác, rằng ASEAN đang “trở lại với công việc như bình thường thôi”. Nghĩa thứ hai này có thể là một cách ám chỉ mơ hồ tới thái độ tiếp tục hung hăng của Trung Quốc khi họ tìm cách thực thi quyền tài phán trên Biển Đông.

Có ba hình thức thể hiện. Thứ nhất là, Trung Quốc đã nâng cấp Tam Sa từ một hạt cấp huyện lên cấp tỉnh, và cho nó quy chế hành chính, quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa (bãi Macclesfield) và Trường Sa. Quả thật, chính quyền tỉnh Hải Nam đã khẩn trương chỉ định quan chức địa phương đến đơn vị mới này công tác, và sẽ tổ chức bầu cử để lựa chọn đại biểu vào Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức là Quốc hội – ND).

Thứ hai là, Hải Nam – tỉnh miền nam Trung Quốc – không bao lâu sau đó đã phái 30 tàu cá và bốn tàu hộ tống đến vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa. Lúc đầu đội tàu này đánh cá ngoài khơi dải Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), sau đó di chuyển đến dải Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), cả hai đều là vùng biển đang có tranh chấp.

Thứ ba, và quan trọng nhất, là Ủy ban Quân sự Trung ương của Trung Quốc đã ra chỉ thị xây một khu nhà tù quân sự tại đơn vị hành chính Tam Sa. Nhà tù này, với trụ sở đóng tại đảo Phú Lâm (Woody Islands) sẽ có chức năng quốc phòng, bảo vệ cho một khu vực biển có diện tích bao trùm 2 triệu dặm vuông.

Do đó, trở lại công việc như thường lệ, theo nghĩa thứ hai, còn có thể có nghĩa là trong khi ASEAN đàm phán COC với Bắc Kinh, Trung Quốc có lẽ sẽ đồng thời, tiếp tục gây áp lực và đe dọa cả Philippines và Việt Nam, và tìm các cách khác để gieo rắc bất đồng trong 10 nước thành viên của khối ASEAN.

Carlyle Thayer là Giáo sư Danh dự tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra.

Nguồn: Asia Times

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

25 bình luận to “1170. Đằng sau sự tan vỡ của ASEAN”

  1. NTTrung said

    Tổng hợp: ASEAN đồng sàng dị mộng, cái ao làng, họp như họp chợ để cãi vã, …

  2. dân ngu nói said

    ASEAN tan vỡ là do ai và nước nào góp phần làm tan vỡ,các bạn cứ vào trang
    http://webwarper.net/ww/~av/www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/50/50/199608/Default.aspx
    Xem màn hài kịch “nhường cơm sẻ áo” đọc và suy ngẫm, các bạn sẽ hiểu thế lực thù địch nào có khả năng làm tan vỡ khối ASEAN?

  3. […] ĐAMÁT CÓ TẠO RA BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG? 28/07/2012Tin Chủ Nhật, 29-07-2012 28/07/20121170. Đằng sau sự tan vỡ của ASEAN 27/07/20121169. Chủ tịch Vũ, ông vua cà phê ở Việt Nam […]

  4. Dế Mèn said

    Chúng ta cứ lôi vấn đề công lao cứu nạn ra để trách cứ Campuchea và chính quyền Hunsen – Hor Namhong. Thật sự, năm 1979, nếu quân đội Polpot không xâm phạm biên giới, giết hại đồng bào VN; nếu chúng ta không lo âu về việc tấn công của TQ ở phía Bắc, liệu chúng ta có tiến sang phía Tây xóa bỏ chính quyền Polpot? Cuối thập niên 1980, chúng ta rút quân khỏi Campuchea là do áp lực của thế giới, của Mỹ, kể cả của TQ; chúng ta không rút quân một cách tự nguyện. Chúng ta vẫn có công lao giúp Campuchea thoát khỏi họa diệt chủng, nhưng đó không phải là động lực chính của cuộc chiến biên giới Tây-Nam. Đúng ra, chính xác hơn, chúng ta đã giúp đỡ nhân vật Hunsen và chính quyền của ông này rất nhiều, từ trước đến nay. Tuy vậy, sự giúp đỡ này không phải không có ý đồ có lợi cho VN.

    Chính trị luôn luôn là vậy. Trên bình diện quốc gia từ ngữ “bạn bè” mang ý nghĩa tương đối, rất tương đối. Mặt khác, nếu muốn nói đến tình lân bang hiếu nghị, chúng ta chưa xóa bỏ được sự lo âu trong tiềm thức người Miên, về tham vọng lấn chiếm đất đai của họ. Campuchea có lẽ lo ngại về chúng ta, còn hơn chúng ta lo ngại về anh Tàu. bởi chúng ta đã từng đánh thắng anh Tàu nhiều lần trong lịch sử. Còn người Miên thì chưa hề đánh thắng ta. Việc ngoại giao với dân tộc láng giềng là Campuchea của chính phủ VN, từ hơn 50 năm nay, có thể nói vắn gọn: không có thể coi là thành công!

    Mặt khác, ASEAN với bản chất là một nhóm những nước nhỏ, tiềm lực yếu. Mỗi nước đều chưa thỏa mãn hoàn toàn được nhu cầu tồn tại và phát triển đất nước của mình (kể cả Singapore), nếu chỉ có quan hệ trong khối. Thực chất, quan hệ mậu dịch giữa từng nước đối với các nước còn lại trong khối ASEAN chưa vượt quá 30% GDP của nước đó. Quan hệ kinh tế như vậy, giữa các nước trong cùng khối rất “lỏng lẻo” là điều tất nhiên. Trong khi đó mậu dịch của các nước trong ASEAN với TQ chắc chắn lớn hơn rất nhiều – ví dụ tỉ trọng mậu dịch giữa TQ và Campuchea sẽ lớn hơn rất nhiều so với tỉ trọng mậu dịch giữa VN – Campuchea. Ảnh hưởng của TQ do vậy sẽ mạnh hơn. Đó là chưa kể các khoản viện trợ của TQ (nếu cần trong chính sách chia để trị) sẽ còn gây ảnh hưởng vô cùng lớn.

    Trên bàn cờ đối ngoại kể cả trong và ngoài khu vực, CSVN đang ở thế rất cam go!

  5. Gloomy 1721979 said

    Qua sự việc này mới biết bản lĩnh những người lãnh dạo Campuchia . Họ sẵn sàn đặt quyền lợi Dân tộc lên trên hết . Hãy nhớ lai hiệp định Thành đô năm 1990 giữa VN và TQ . Đó có phải sự mặc cả trên lưng của một Dân tộc ? Làm sao có thể tin được lối ngoại giao ” đi đêm” , ” dưới gậm bàn ” của CP Việt nam được !
    Trong đám ” bè ” ASEAN những người lương thiện có một vài kẻ lưu manh thì làm sao có thể làm ” bạn ” được . Nên có người nói ASEAN như một cái chợ chẳng sai . Khi Việt nam nhập vào ASEAN ông Lý Quang Diệu đã từng nói : Đó là một sai lầm lớn của ASEAN ! Chúng ta nên nhìn thẳng vào thực tế để đánh giá lại mình .

  6. NEWS YOU CAN USE said

    NG. TẤT THÀNH CÓ ĐẾN PARIS NĂM 1917NHƯ T.D.TIÊN VIẾT KHÔNG ? .

    Trần Dân Tiên viết: Thế giới đại chiến bùng nổ (1914)Anh Ba đến nói với tôi : “Xin từ biệt anh Nam”… Tôi đi Pháp…”…Việc Thành sang Pháp năm 1914, quá khó tin nên trong cuốn “Thời thanh niên cuả bác Hồ“, Hồng Hà (đuợc lệnh ?) sưả lại như sau:” Anh bỏ …sang Pháp, đấy là vào cuối năm 1917.””Vưà tới Paris, anh Nguyễn Aí Quốc đến ở nhà số 6 phố vi-la đề Gô-bơ-lanh(6villa des Gobelins), …Đây là nha cuả luật sư Phan Văn Truờng. Cùng ở có Phan Chu Trinh mà anh Nguyễn Ái Quốc có thư từ thăm hỏi luôn khi anh con ở Luân Đôn…
    Sự thực :
    -Một mật báo cua Pierre Guesde(tổng thanh tra quân đội Đông duơng ) báo cáo:” Nguời có tên gọi là Nguyễn Ái Quốc, 27 tuổi…từ Luân đôn đến Paris tháng 6 vưà qua (báo cáo cuối năm 1919)…cư trú tai 6 Villa des Gobelins, ở với ngừơi đồng hung có tên là Phan Văn Truờng…, luật sư toà Phúc thẫm Paris.
    – Đặc biệt câu :” Vưà tới Paris, anh Nguyễn Aí Quốc đến ở nhà số 6 phố vi-la đề Gô-bơ-lanh(6villa des Gobelins), …Đây là nha cuả luật sư Phan Văn Truờng.”… Chính câu này đã xác định , một lần nưã , ngày tháng Nguyễn Tất Thành đến Paris :Bỡi vì căn nhà số 6 Villa des Golebins , Phan Văn Truờng chĩ ở sau khi giãi ngũ, tức là từ tháng 4/1919, khi ông (Truờng) về sống tại Paris.(Xem Phan Văn Truờng, Une histoire de conspirateurs annamites à Paris ou la vérité sur l’Indochine-L’Insomniaque, 2003)Tóm lại, nếu Nguyễn Tất Thành đến Paris ở ngay nhà Phan Văn Truờng (như Trần Dân Tiên kể ) thì chĩ có thể là sau tháng 4/1919, thời điễm PV Truờng đã giãi ngũ, lên Paris. Khi đã xác định đuợc đúng thời điễm Nguyễn Tất Thành đến P{háp (sau 4/1919)thì tta có thể đi sâu vào các tổ chức Việt kiều, vào sự phát sinh cái tên Nguyễn Aí Quấc/ và nhũng công trình Hồ Chí Minh nhận là cuả ông nhưng lúc đó ông chưa có mặt tại Paris! (trang 473)…

    Sự thực :
    -Nử sử gia Sophie Quinn-Judge trích dẫn trong “Hồ Chí MInh , the missing years “… xác định Thành đến Paris ngày 7/6/1919 từ Luân Đôn.
    Sự thực :
    -Năm Nguyễn Tất Thành từ Anh sang Pháp cũng thế , theo Héméry, Tất Thành đến Pháp năm 1919, nhưng lại chính thức chọn 1917, vì năm này (1917) có những cột mốc lịch sử gắn liền : nhũng cuộc binh biến trong quân đội Pháp và cuộc cách mạng tháng muới cuả Nga.(theo Pierre Brocheux trong HoChi Minh , trang 15)
    Sự thực :
    Như thế thì làm gì có chuyện” dựng ra nhóm nguời An nam yêu nuớc“, làm gì có chuyện “ khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Truờng viết thay “,” làm gì có chuyện đưa Thĩnh Nguyện Thư cho Hội Nghị Versaille khai truơng từ tháng 1/1919” như Trần Dân Tiên kể ? NHÂN VĂN GIAI PHẪM & VẤN ĐỀ HCM Thụy Khuê
    ———————————————-
    Một cuốn sách đang làm xôn xao dư luận nguời Việt hãi ngoại. Đó là cuốn”Nhân Văn Giai Phẫm & Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” cuả Nữ Biên Khảo Thụy Khuê. Sau đây là copy lai những phần liên hệ tới Trần Dân Tiên mà có thể giới trí thức , nhất là thanh niên sinh viên đang quan tâm sưu tầm tham khảo .

    • Gloomy 1721979 said

      Thỉnh nguyện thư cho hội nghị Versaille 1919 là do một nhóm người yêu nước Việt nam do cụ Phan châu Trinh đứng đầu viết . Sau này có kẻ lưu manh nhận xằng đó bác ơi !

      • anh bốn sàm said

        người này sau đó lấy luôn cái tên chung của nhóm , nói chung nghi vấn người này rất lớn là 1 cuộc tranh cãi không bao giờ kết thúc giữa ranh giới công và tội, cực kỳ mơ hồ , ngay cả cái tên của người này cũng không có cái nào là thật họ tên thay đổi theo từng thời kỳ, thật thật giả giả lẫn lộn , ngay cả hình chụp nhiều lúc thấy khác nhau rất xa theo từng thời kỳ lúc mập lúc phương phi .
        Một thời người này là thần tượng của tôi nhưng sau này càng già tôi càng phải nghĩ lại, chỉ khi trải qua đủ nhiều thứ và tiếp xúc nhiều dữ kiện người ta sẽ giật mình xem lại những gì mình đã từng cho là đúng thì có nguy cơ thành giả rất cao … thế gian thật hỗn loạn hỡi ôi

  7. anh bốn sàm said

    asean hay thậm chí asia cũng chỉ là 1 cái ao làng, khi tư duy kèn cựa nhau và sẵn sàng đá nhau sau lưng ngoài mặt nói chuyện đãi bôi .
    phương tây luôn đi trước châu á một bước về cái tư duy đó . muôn đời châu á đặc biệt khối đông nam á không sao thoát được cái tư duy kẻ chợ buôn tôm bán cá , manh mún cái mà phương tây gọi là không có hệ thống, manh mún, tư duy hẹp và cực kỳ cơ hội

  8. Nhan said

    TQ đang nặn một quái thai pôn pốt mới!
    Nhưng theo TW công bố thì VN chính trị ổn định – Kinh tế phát triển mạnh – Môi trường đầu tư hấp dẫn… Uy tín của VN trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao- VN là hổ, là rồng của Đông Nam Á- có Đảng tiền phong lãnh đạo. Nhân dân ta không lo. Cứ OK- lạc quan đi.

  9. Ôi Quê Hương Tôi !!!! said

    Nhìn vào đặc thù chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử của từng quốc gia trong khối; quan hệ giữa các quốc gia trong khối ( lịch sử và hiện tại); vấn đề mà nhiều quốc gia trong khối đang phải đối mặt (bạo loạn, tôn giáo, chia rẽ sắc tộc,…); sự khác biệt và chênh lệch ( chính trị, kinh tế, nhận thức,…) giữa các quốc gia trong khối; ta có thể thấy rằng, ASEAN chưa thể là một khối mạnh ( nói chính xác là quá yếu) cũng là lẽ thông thường.
    Sự kiện Cambodia ngả theo Tàu khiến ASEAN không ra được tuyên bố chung trong bối cảnh này lại là một may mắn để từng quốc gia trong ASEAN thay đổi về nhận thức về một TQ tham tàn, có dã tâm bành trướng đòi thống trị khu vực.
    Để đương đầu với dã tâm của TQ, không còn cách nào khác, chắn chắn ASEAN sẽ lựa chọn liên minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU để đương đầu với TQ.
    Rất có thể một nước sẽ rời khỏi khối ASEAN nhưng chắc chắn đó không phải là Cambodia.
    Bình luận hoang đường. Hehe.

  10. Văn Đức said

    Nhóm lợi ích và đồng thuận xét trên bình độ của văn hóa và hội nhập

    Xin trình bày đôi điều nhận xét.

    „Hội nhập“ là những bước đi dần tới toàn cầu hóa không thể đảo ngược; Về ý tưởng, nó giống cái gọi là „thế giới đại đồng“, nhưng bản chất xét theo tinh thần văn hóa và văn minh thì khác nhau. Giao tiếp của con người chỉ trên 2 hình thức là „giao tranh“ và „giao thương“; Văn hóa càng cao thì „giao tranh“ càng nhường chỗ dần cho „giao thương“ (thương thảo, thương mại, kinh tế, …).
    Xu hướng hội nhập có thể thấy rõ như việc thành lập khối Liên minh châu Âu (EU) và Asean cũng theo chiều hướng đó. Cả 2 khối này đều gặp vấn đề thống nhất hệ thống chính trị là nền tảng cho hệ thống kinh tế (tiền tệ) và ngoại giao. Tiến tới sự „thống nhất“ chắc chắn phải vượt qua những khó khăn về lợi ích cục bộ gọi là „lợi ích nhóm“ thì mới dần tới đồng thuận trên cơ sở giác ngộ quyền lợi và trách nhiệm đối với lợi ích chung. Asean là khối tương tự EU xét theo địa chính trị; Indonesia thể hiện vai trò và nhận thức rất đúng đắn của một nước lớn là thành viên gốc của Asean. Bước đi và kết quả (trong việc quan tâm đến vấn đề sống còn là an ninh toàn vùng, từ Biển Đông) là tất yếu thể hiện trình độ văn hóa, tri thức chưa đồng đều của các nước thành viên.

    Xét trở lại Việt Nam thì vấn đề thống nhất ý chí để có sức mạnh vệ quốc và kiến quốc cũng đang bị chi phối bởi những „nhóm lợi ích“: Đảng, chính quyền versus Nhân Dân. Và như vậy cũng chỉ có thể kết luận trình độ văn hóa về chính trị của lãnh đạo là còn yếu kém, chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và xu thế hội nhập.
    Ý nghĩa của „không người lớn“ và „vẫn trẻ con“ cần hiểu trên bình diện văn hóa. Không vượt lên được thì còn tranh giành, đánh nhau (vì đất, vì tiền, …) dài dài. Con đường đi lên là tất yếu; Thông tuệ thì đi nhanh mà thiểu năng tri thức thì phải chấp nhận đau thương, mất mát.

    Thân mến.

    • támtangf said

      suốt chiều dài lịch sử việt nam , từ cổ đại đến đương đại , việc lập quốc và trị quốc là việc hoàn toàn khác nhau . có những triều đại lập quốc rất hào hùng nhưng trị quốc thì bạc nhược , điển hình là triều nguyễn huệ , còn gia long tuy cõng rắn , nhưng triều đại của ông trải qua hơn trăm năm , từ đó cho thấy , tề gia trị quốc bình thiên hạ , làm an lòng dân thì mang đến hòa bình thịnh vượng . một quốc gia mạnh , lòng dân đoàn kết . thì không kẻ thù nào dám xâm lược . trong nước còn lo chưa xong nói gì đến khối asean ,

  11. Lee said

    Nói về ASEAN, tôi nhớ ông S. Huntington nói “ASEAN là một cái chợ cãi vã” (nguyên văn: a talking market), có nghĩa chỉ đến đó tranh cãi như một cái chợ rồi chẳng giải quyết được gì. Làm sao nó có thể thành một khối đoàn kết khi trong đó có sự đối nghich bên trong giữa hai khối dân chủ (dù còn non trẻ) và khối độc tài trong đó có VN vừa mới vào ASEAN. Đây chẳng qua là bữa cỗ giữa những anh khi đến ăn ai cũng mang chai nước lã mà đều khen là … rượu ngon.

  12. KTS Trần Thanh Vân said

    Tôi không nghĩ phải dùng từ nghĩ ASEAN tan vỡ, mà phải nói rằng ASEAN chưa trưởng thành, ASEAN chưa vững mạnh, ASEAN chưa có đủ lòng tự tin.
    Thật tội nghiệp cho ASEAN ( trong đó có Việt Nam ) nói thì có vẻ lắm, nhưng hành động thì nhút nhát lệ thuộc, “nước lớn” chỉ ho một cái đã sợ rồi,
    Đúng là đồ hèn.

    • hosiphu said

      Đồng ý với ý kiến của Chị Trần Thanh Vân !
      Tôi thấy ASEAN đúng là 1 tổ chức… “đồng sàn dị mộng” , chẳng làm nên tích sự gì ! Khổ nỗi VN cũng chẳng ra gì nên mới cố giữ lấy nó, theo kiểu “có còn hơn không” .
      Ngay từ khi mới kết nạp Mianma , Lào ,Campuchia (và cả VN ),ông Lý Quang Diệu đã nóithẳng ra rằng kết nạp nhóm nước này vào Asean là NGU !?

  13. Tư Lan said

    Tầu đang rặn đẻ một quái thai pôn pốt mới!

  14. caoson said

    Việt Nam nên có đại biểu quốc hội là người đang công tác tại Trường Sa.
    Khẩn trương nâng cấp Trường Sa- Hoàng Sa thành khu vực trực thuộc trung ương.

    • tontu said

      BỘ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM ĐÃ HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC VỚI TRỤC HOÀNH ĐỒNG MINH MỸ NHẬT ẤN ÚC PHI ! NHƯNG VIỆT NAM ĐƯỢC MIỄN THAM CHIẾN TRÊN BIỂN ĐÔNG KHI THẾ CHIẾN ĐÔNG Á BÙNG NỔ ! HẢI QUÂN VIỆT NAM QUAY SÚNG VÀO BỜ YỂM TRỢ CHO TỔNG CỤC 2 BỘ QUỐC PHÒNG MỞ CHIẾN DỊCH PERESTROIKA LOẠI TRỪ PHE THEO TRUNG QUỐC

    • Gút said

      Tôi không đồng ý . Để về Đà Nẵng cho ông Bá Thanh hay hơn . Về Trung Ương chắc chắn mất .

  15. Yêu nước said

    Chưa bao giờ thấy một Chủ tịch ASEAN kém cỏi và tham tiền như Campuchia lần này. Sự “lộn xộn”, bất đồng chính kiến trong khối vừa qua ở Phnompenh là do chính Campuchia gây ra, thế mà ông Hor Nam Hong lại còn đổ vấy cho VN và Philippin.
    Đành rằng Campuchia tham tiền của Tầu nhưng công luận vẫn không hiểu nổi tại sao họ lại quay ngoắt 180 độ nhanh đến thế, hằn học và cay cú với VN đến thế.
    Tháng 11 này hội nghị thượng đỉnh ASEAN lại diễn ra ở Campuchia, trước đó, chắc chắn Tầu lại tìm mọi cách mua chuộc Campuchia. Chúng ta lại một lần nữa hãy chờ xem thái độ của chính những nạn nhân của Tầu xem sao

    • Cũng yêu nước said

      Đầu tiên là phải xem lại chính mình !?
      Chính phủ mình có tử tế với dân Việt Nam yêu nước hay không ?
      Đã đàn áp dã man dân tộc mình khi họ thể hiện lòng yêu nước thì chắc gì không là đồ tể khi tiến vào Căm pu chia .
      Đừng nên nói xấu dân tộc Khơ-me . Hãy tự xem lại chính mình : Tại sao mình cứu họ khỏi họa diệt chủng (như Đảng vẫn tuyên truyền vậy) mà họ lại căm thù mình như thế .
      Mong các nhà sử học chân chính sẽ nói lên sự thật .

      • Yêu nước said

        Chúng ta chưa bao giờ nói xấu dân tộc Khơ me và cả dân tộc Trung Hoa nữa, bởi họ cũng là nạn nhân của một chính quyền tham lam, tàn ác và vô cảm, cũng giống như dân tộc Việt chúng ta vậy. Chúng ta chỉ phê phán, lên án và căm thù bọn người được gọi là lãnh đạo nhưng chỉ mưu cầu hạnh phúc riêng, bất chấp nỗi thống khổ của người dân, mà chính những người dân này đã sinh ra chúng.

Gửi phản hồi cho Yêu nước Hủy trả lời