BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1093. Cách mạng blogger ở Việt Nam?

Posted by adminbasam trên 21/06/2012

BTV: Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của bà Marianne Brown, nói về công lao đóng góp của các blogger, giúp thay đổi việc chuyển tải thông tin của các cơ quan truyền thông trong nước như thế nào. Các blogger, những nhà báo mạng, những người được mệnh danh “ăn cơm nhà vác ngà voi”, mặc dù không được lãnh lương, không được cấp kinh phí, không được chính thức trao quyền tác nghiệp, thế nhưng tiếng nói của các blogger đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện thông tin của báo chí nước nhà.

Việc viết blog, đưa tin của các blogger với tinh thần trách nhiệm, đứng về quyền lợi của người dân, bênh vực những người cô thế, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, mặc dù không được đảng và nhà nước vinh danh, khen ngợi, nhưng các blogger thật sự trở thành nơi tin tưởng, gửi gắm, không những cho người dân, mà còn là nơi để các quan chức chính quyền địa phương nhớ tới, khi cần được giúp đỡ. Xin mọi người hãy cùng vinh danh các blogger, các nhà báo mạng, những nhà báo công dân, những “chiến sĩ thông tin”, đã âm thầm, lặng lẽ làm việc trong thời gian qua và trong tương lai sau này.

———–

The Diplomat

Cách mạng blogger ở Việt Nam?

Tác giả: Marianne Brown

Người dịch: Dương Lệ Chi

20-06-2012

Giới blogger Việt Nam đang ngày càng thúc đẩy việc đưa tin trong nước. Tin tức mạnh mẽ hơn sẽ tốt cho sự phát triển ở Việt Nam.

Khi lực lượng an ninh cố đuổi một gia đình nông dân nuôi cá khỏi mảnh đất của họ ở huyện Tiên Lãng, miền bắc Việt Nam, họ không nghĩ sẽ bị đáp trả lại bằng súng đạn và mìn. Trận chiến sau đó đã kết thúc với sáu viên công an vào bệnh viện và bốn người đàn ông bị buộc tội âm mưu giết người.

Vụ việc này đã bùng nổ ở nhiều mức độ khác nhau. Trong một hành động hiếm hoi ở một đất nước mà tin tức bị chính phủ kiểm duyệt nghiêm ngặt, các phóng viên được phép điều tra kỹ lưỡng sự việc này. Thật vậy, một cựu viên chức ngoại giao phương Tây cho biết, lúc đó ông không hề thấy các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin về câu chuyện này với cùng chiều sâu như các blogger.

Dần dà, càng có nhiều chi tiết hơn được đưa ra ánh sáng, tiết lộ nguyên nhân sự việc là do chính quyền địa phương đã không giữ lời hứa, cũng như sự điều hành yếu kém của họ. Một số quan chức đã bị xử lý kỷ luật do sự tham gia của họ.

Việc đưa tin tức như vậy là rất bất thường ở Việt Nam, đất nước được xếp hạng 172 trên tổng số 179 nước về chỉ số tự do báo chí năm 2011-2012 của tổ chức Phóng viên Không biên Giới. Các biên tập viên phải gặp Bộ Truyền thông vào thứ Ba hàng tuần để được “hướng dẫn” những điều có thể và không thể đưa tin. Mặc dù có một số tờ báo đi xa hơn những báo khác trong việc đưa tin về các vấn đề về tham nhũng, nhưng chuyện tự kiểm duyệt là phổ biến. Do đó, sự kiện [Tiên Lãng] đã làm cho một số người hy vọng rằng mọi thứ có thể thay đổi, nhưng chỉ vài tháng sau đó, vào ngày 24 tháng 4, một cuộc phản kháng khác ở tỉnh Hưng Yên, ngoại ô Hà Nội, đã cho thấy bằng chứng ngược lại.

Hình ảnh hàng trăm cảnh sát được trang bị dụng cụ chống bạo động đối mặt với người dân Văn Giang đã được đăng tải trên blog, lan truyền ngay lập tức. Những người phản đối yêu cầu được bồi thường cao hơn cho mảnh đất đã bị chính quyền địa phương lấy để xây một thành phố vệ tinh ở vùng ngoại ô Hà Nội. Nhưng bất chấp những tin tức nóng bỏng, báo chí địa phương vẫn im bặt.

Một tổ chức phi chính phủ, Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (Red Communication), hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo chí ở Việt Nam. Giám đốc Trần Nhật Minh cho biết, các phóng viên không có được tự do để đưa tin về các cuộc phản kháng ở Văn Giang như họ đã có ở Tiên Lãng.

Ông nói: “Trước đó, các nhà chức trách Văn Giang đã tổ chức một cuộc họp báo. Chính quyền địa phương yêu cầu các phóng viên đưa tin về câu chuyện này theo tài liệu của họ (chính quyền) và không được đến hiện trường vì lý do an toàn“.

Trong vài tuần sau đó, một số thông tin được lọc qua. Tuy nhiên, khi hai người đàn ông xuất hiện trong video bị công an ở chỗ phản kháng (Văn Giang) đánh đập, được nhận diện là các nhà báo của một đài phát thanh nhà nước, sự cố này bắt đầu trở thành tiêu đề của các bài báo.

Một nhà báo Việt Nam, Nguyễn Thị Hung* cho biết: “Sự kiện Văn Giang cho thấy, chính phủ đã thất bại trong việc bịt miệng các phương tiện truyền thông trong nước. Đã có lệnh là không đưa tin về vụ việc này, nhưng chuyện hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh đập là cái cớ để mọi người đưa tin về sự việc đó“.

Việc đưa tin về cuộc tấn công kéo dài khoảng một tuần, và đã không đi sâu vào các chi tiết về những lý do đằng sau cuộc phản kháng [của người dân]. Nhưng mặc dù tin tức về trường hợp Văn Giang đã bị kềm chế, giám đốc Minh nói rằng chuyện thay đổi không phải là viễn vông (**). Ông nói: “Tình hình hiện nay không giống như vài năm trước đây. Trước kia, nếu có một dự án mà nhà nước phải lấy đất của dân, thì các nhà báo chỉ có thể đưa tin từ quan điểm của nhà nước“.

Ông nói rằng, các cuộc biểu tình phản đối tịch thu đất là phổ biến và đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng báo chí hiếm khi nói tới. Thường chỉ có [người dân] trực tiếp ở địa phương đó quan tâm, nhưng đa số độc giả sống ở các thành phố, nên đơn giản là hầu hết các tổ chức thông tin không quan tâm đến các vấn đề của nông dân.

Tuy nhiên, cuộc chiến giữa những người nông dân và các nhà chức trách ở Tiên Lãng đã thay đổi điều đó. Trước tiên, độc giả bị thu hút do mức độ bạo lực, và rồi sau đó độc giả kinh hoàng trước mức độ điều hành yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền.

Ông Minh cho biết: “không gian cho các cuộc biểu tình [chống tịch thu] đất đai trên báo chí hiện nay lớn hơn nhờ sự việc Tiên Lãng”. Ông nói thêm rằng, sự kiện này đã làm cho vấn đề “nóng”, có nghĩa là sẽ có nhiều trường hợp như thế sẽ được đưa tin.

Đại sứ Anh ở Việt Nam nói, việc đưa tin như thế, nếu thành hiện thực, cũng có thể giúp thúc đẩy nỗ lực phát triển cho Việt Nam.

Anh quốc là nước tài trợ hàng đầu về chống tham nhũng ở Việt Nam, cũng như tài trợ các chương trình đào tạo cho truyền thông trong nước. Đại sứ Antony Stokes cho biết, vai trò của truyền thông là đưa thông tin ra ánh sáng một cách chuyên nghiệp và độc lập. Đây là điều cơ bản trong đấu tranh chống tham nhũng.

Ông nói: “Có một chút thách thức và chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để giải quyết thách thức đó“.

Ông Stokes nói rằng, ông hy vọng sẽ giúp các phương tiện truyền thông tự do hơn, không bị các ảnh hưởng chính trị, điều này sẽ giúp thúc đẩy phát triển.

Ông nói thêm: “Các phương tiện truyền thông có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định các cá nhân tham nhũng. Tuy nhiên, có khả năng là các cá nhân cảm thấy bị đe dọa bởi điều này“.

Phạm Văn Linh*, hiện làm việc cho một tờ báo Việt Nam, cho biết, ông tin rằng hệ thống kiểm duyệt không thay đổi và thậm chí có thể trở nên nghiêm ngặt hơn.

Linh nói: “Tin tức phụ thuộc vào các nhóm lợi ích của chính phủ và những người mà các biên tập viên nhận được sự hỗ trợ từ [họ]”. Ông tin rằng chính phủ hạn chế các phương tiện truyền thông bởi vì họ sợ mất kiểm soát ý kiến của công chúng.

Ông nói: “Nếu chính quyền mất kiểm soát thì chế độ sẽ mất“.

Nhà báo [Nguyễn Thị] Hung nói, cô nghĩ rằng hạn chế vẫn còn nằm trong từng trường hợp cụ thể, nhưng lực lượng thực sự cần cho sự thay đổi là viết blog. Điều thú vị trong sự kiện Văn Giang là nó đã được kích hoạt gần như toàn bộ, nhờ quy mô đưa tin của các blogger.

Cô nói: “Blog đang thúc đẩy việc đưa tin trong nước bằng cách đưa thêm nhiều thông tin hơn vào các diễn đàn công cộng. Chính phủ không thể đảo ngược các thông tin đã công bố trên internet“.

Một số phóng viên tiếp cận các hạn chế bằng cách viết blog dưới bút danh. Tuy nhiên, ảnh hưởng gia tăng của dạng truyền thông này đã không được chính phủ bỏ qua. Nội dung trên các blog ngày càng được sử dụng trong các bản cáo trạng ở tòa án mà có thể kết thúc bằng các bản án tù.

Blogger Lê Đức Thích* cho biết, anh thường xuyên bị cảnh sát đi theo và công việc của anh bị giám sát chặt chẽ. Anh nói: “Họ cố gây áp lực để tôi không viết về các vấn đề nhạy cảm”. Cũng đã có các tin tức cho biết, blogger Nguyễn Xuân Diện ở Hà Nội, là một trong những người đầu tiên loan tin về các cuộc biểu tình ở Văn Giang, đã bị sách nhiễu và buộc phải đóng blog của anh.

Theo một số nhà phân tích, luật pháp Việt Nam có thể phục vụ cho việc đàn áp hoặc nuôi dưỡng sự phát triển chất lượng báo chí. Một tài liệu của phía lập pháp đã làm dấy lên mối quan ngại trong cộng đồng quốc tế là dự thảo Nghị định về sử dụng internet, trong đó dự kiến sẽ được phát hành trong tháng này. Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã đưa ra ý kiến riêng về dự thảo trong một bức thư gửi cho chính phủ Việt Nam, công bố hôm thứ năm ngày 7 tháng 6. Nghị định có thể buộc những người sử dụng internet đăng ký sử dụng với tên thật và bắt buộc các trang tin tức phải được sự chấp thuận của chính phủ trước khi đăng tải.

Đại Sứ quán [Mỹ] cho biết, các quy định về hành vi bị cấm trên internet làquá bao la và mơ hồ, và do đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền cá nhân về tự do ngôn luận ở Việt Nam“.

Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan về các quyền của nhà báo và của các blogger ở Việt Nam. Ông Minh, Giám đốc Red Communication nói rằng, có những quy định của luật pháp hiện hành có thể giúp cải thiện việc đưa tin, nhưng hiếm khi được thực hiện. Ông nói, theo điều 6 và điều 8 của Nghị định 02, “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và xuất bản“, các nhà báo có quyền không bị cản trở, và các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho họ.

Ông Minh nói: “Sau sự kiện Hưng Yên, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nói rằng, chúng ta nên chờ xem các phóng viên có hành động đúng theo quy định của pháp luật hay không. Nhưng điều này là sai. Theo quy định của pháp luật, các phóng viên được phép tác nghiệp ở tất cả mọi nơi trong lãnh thổ Việt Nam, nên họ có mặt ở đó là đúng“.

Trong khi viết blog giúp thúc đẩy việc đưa tin lên các mức độ mới, ông Minh nói rằng mọi người sẽ đưa tin nhiều hơn khi họ biết các quyền của họ.

Ông nói: “Khi các nhà báo hiểu luật pháp, họ sẽ tự tin hơn và họ sẽ ít tự kiểm duyệt hơn“.

Tác giả: Bà Marianne Brown là phóng viên cho báo DPA – Deutsche Presse-Agentur (báo Đức), chi nhánh Hà Nội. Bà cũng có các bài viết ở báo Guardian và VOA News, ngoài các tờ báo khác.

* Tên đã được đổi để tránh bị nhận diện.

————–

(**) Ghi chú của BTV: Dựa vào ngữ cảnh của đoạn văn, có lẽ câu này phải là “change is not in the air.”

Nguồn: The Diplomat

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

48 bình luận to “1093. Cách mạng blogger ở Việt Nam?”

  1. […] – Đề nghị nâng cấp giải báo chí TP.HCM thành giải khu vực (PLTP).  – Cách mạng blogger ở Việt Nam? (Diplomat/ Ba Sàm). – Nguyễn Đình Ấm: Thách thức mới của báo “lề […]

  2. Lanh The said

    Nhân dịp này cũng xin chúc mừng các nhà báo vỉa hè nhưng không lá cải, không chui chuồng vịt (đầu đầy cứt vịt – câu của Ba Sàm nói đã lâu, từ hồi chưa blog gơ).
    Xin quay lại với bài báo, chưa thấy ngon lắm!
    Nỗ lực lớn nhất của một xã hội chuyên quyền (tyrrany), gia đình trị, tham nhũng (cái nọ đẻ cái kia) BAO GIỜ cũng là bưng bít, lấp liếm (to kip a lid on), trấn áp…
    VN gọi là, xin lỗi, đánh trịn…
    Vì các nhà báo vỉa hè lại là những người vệ sinh, nên luôn chống lại trò này.
    Blogger chỉ là một phương tiện thôi…

  3. Hang said

    Sorry Anhbasam và ban biên tập, cả năm nhờ anh điểm báo dùm lại còn có những lời bình sắc sảo; Lại còn bắc thang giúp để thỉnh thoảng vào nhà Bác Đào, Bọ Lập hóng chuyện văn chương…thế mà ngày báo chí VN lại quên không một tiếng cảm ơn, thật là xấu hổ. Sorry thật nhiều và cầu chúc cho các anh luôn khỏe mạnh, bình an.

  4. Hai Lúa said

    Ngày 21/06 sắp đi qua….ước gì mình là một “bờ lốc gơ” mà không phải là “còm gơ”. Thấy mọi người chúc mừng các bờ lốc gơ mà…thèm.
    Viết lách khó thật!

  5. Chến Binh dự bị said

    Tui thấy có ông nhà văn VN không chỉ kêu khơi khơi là blogger mà đường hoàng kêu là “chiến binh blogger”.
    http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/LuuThuyHuong/MienHuAo/MienHuAo-TAB.htm

    Nghe quá đã! (Nhưng không đọc vì quá… dài). Định bụng, mở cái blog để thành “chiến binh blogger” sát cánh với Ba Sàm.

  6. Xe Dap Dia Hinh said

    Trước đây là blog anh Osin – Huy Đức, chỉ tham gia viết comment, nhưng đôi khi, trước khi nhấn nút post, đã chuẩn bị sẵn tinh thần để có thể được đưa đi “phục hồi nhân phẩm”. Mỗi lần viết comment, ngoài việc cẩn thận để an toàn cho bản thân, còn phải nghĩ đến sự an toàn cho chủ blog …

    Người viết blog hay người viết comment, ít nhiều cũng có những tính chất của người làm báo.

    Chúc các nhà báo, các blogger sức khỏe, niềm vui trong khi chơi blog.

  7. […] blogger ở Việt Nam? Published on June 21, 2012   ·   No Comments BTV trang tin anhbasam: Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc […]

  8. tam said

    Từ ngày có anh Ba Sàm
    Tớ bỏ lá cải, lá răm ra ngoài

    Chúc các blogger VN vai sắt chân đồng trên đường ngàn dặm.

  9. Nhân dân said

    Chúc mừng các anh ngày nhà báo VN. Những thông tin của các anh đã kịp thời giúp người dân theo dõi sát tình hình đất nước. Các anh thực sự là những người đóng góp thật sự cho những thay đổi tích cực của đất nước khác hẳn với thông tin các nhiều tờ báo khác.

  10. TRỰC NGÔN said

    CHÚC MỪNG NGÀY BÁO CHÍ “CÁCH MẠNG” 21/6

    ( Gửi đến 17 ngàn nhà báo có thẻ ( trừ 1% vị còn có lương tâm) của 786 cơ quan báo chí, với 194 báo giấy và hơn 590 tạp chí, 61 báo điện tử và 67 kênh phát thanh, truyền hình chính thống ở VN…. nhưng chỉ có duy nhất một Siêu Tổng Biên Tập)

    Thưa với hàng ngàn anh nhà báo có LƯƠNG mà không có TÂM. Từ sự lảnh đạo của “đỉnh cao trí tuệ” mà trong năm 2010, VN hân hạnh là xứ đứng thứ 165 / 178 về tự do báo chí. Còn trong năm 2011, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vẫn xếp Việt Nam vào danh sách 38 nước không có tự do báo chí. Nhờ mấy anh mà Việt Nam cũng là nước thứ hai trên thế giới ( sau TQ), có một khái niệm quái đản là báo chí Lề Đảng vs báo Lề Dân.
    Gần hai trăm tờ báo thuộc hệ thống Đảng, đoàn thể TW, cho đến các tờ báo Đảng thuộc các tỉnh thành là những cái máy nuốt tiền thuế của dân, mà Nhà nước đã sưu cao thuế nặng. Mấy anh tưởng tiền đó là ngân sách Nhà nước nên mấy anh xài thoải mái, rồi mấy anh toàn là cung cấp thông tin “ con vịt”, đầy rẫy sự dối trá cho dân chúng .Nhà báo cách mạng mấy anh chỉ chuyên dùng các chiêu trò TUYÊN TRUYỀN mà không có THÔNG TIN SỰ THẬT. Chỉ đơn cử như vụ ngày 12/01/2011, Thông Tấn Xã Việt Nam tung ra bài báo “Tác giả Đức ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”! Rồi hàng loạt các báo in, báo điện tử đồng đăng lên như một dàn nhạc rầm rộ. Rốt cuộc ai cũng biết cái danh hiệu ấy xuất phát từ một hãng tư nhân làm nghề dọn vệ sinh ở Đức. Sau vụ này, không biết cái mặt của mấy anh TBT có dày lên bằng xấp USD mà mấy anh được nhận hay không.
    Luôn tự hào “ báo chí và hoạt động báo chí ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân” ( lời của Hồng Vinh –tác giả bài “Tự do báo chí ở VN’ đã đăng trong các báo Hà nội mới, QĐND, Sài gòn GP…). Nhưng khi được “ cho phép’, mấy anh chỉ rón rén đứng cạnh anh Vươn Tiên lãng- Hải Phòng. Nhưng mấy anh ‘ngoảng mặt” vội vã ở vụ dân oan bị đàn áp ở Văn Giang- Hưng Yên, vụ dân oan Thủ thiêm- Sài Gòn, trước đó là vụ dân oan Thái Bình… mà không dám đứng cạnh người dân để thông tin người dân đang “hạnh phúc” ? Hay là bị đánh bầm dập như Nguyễn Ngọc Năm của VOV, vẫn giữ lập trường lề Đảng, vừa bịt viết thương vừa có một bản tin lúc chợ chiều,vuốt ve chính quyền tỉnh Hưng yên? Đã có nhà báo nào lên tiếng bênh vực được cho đồng nghiệp Hoàng Khương – trừ chính tờ Tuổi Trẻ ? Còn trước đó Hội nhà báoTW có tiếng nói công tâm nào cho Nguyễn Việt Chiến, Trần Hải… trong vụ PMU18 ? Phải có hàng ngàn “lá nho” mới che được mặt mấy anh trong những vụ này. Nên mấy anh đừng có đả kích mấy tờ báo “ lá cải”. Các loại tin cướp hiếp giết, người mẫu bán dâm… nó cũng “ có công với cách mạng” là phân tán sự chú ý của dư luận vào tình hình chính sự của đất nước.
    Nhật trình thì vậy. Hệ thống truyền hình còn tệ hơn. Một tầng lớp “ quan báo” nảy nòi từ các ngành khác về làm vẩn đục môi trường báo chí. Như lảnh đạo Vũ Văn Hiến của VTV, một tay tham nhũng các dự án đầu tư cho hệ thống truyền hình, trong đó có cả Trung tâm Thông tin, lợi dụng chức quyền để đưa con là Kiều Trinh đi nước ngoài như đi chợ, cùng Trần Bình Minh kết bè cánh, đẩy Trần Đăng Tuấn ra khỏi Đài. Còn tay Vũ văn Hiền của VOV thì lạm dụng quyền lực, đưa con mình lên chức Phó TGĐ của Đài, cứ như là chuyện vua truyền ngôi cho con kiểu anh Ủn và anh Ỉn của Triều Tiên. Chỉ riêng ở cái đài truyền hình tỉnh lẻ phía Nam là VT đã thâm lạm hàng tỷ đồng tiền mua sắm thiết bị máy móc, mất đoàn kết để bị kỷ luật cả tập thể ban lảnh đạo. Rồi ở cái đài biên giới TN, một anh kế toán hưu trí cho biết : có một tay lưu manh bên ngành giáo dục, tên là N.V.D, nhờ bợ đít bà bí thư nên được cử sang làm phó giám đốc. Như mèo rơi chảo cá, thế là “ “nó” bắt đầu âm mưu đẩy tay gíam đốc cũ đi chổ khác, để ăn dự án làm phim trường, bán sóng đài cho bọn quảng cáo để bỏ túi hoa hồng, rồi hăm dọa để hủ hóa với hai, ba nữ nhân viên của đài…vv.
    Vì mấy anh đa số xuất thân từ lũy tre làng, được đào tạo trường lớp cao cấp hệ tư tưởng DỐI TRÁ, nên mấy anh đem cả sự ĐỂU CÁNG lên sóng truyền hình để LỪA BỊP người xem hết năm này qua năm khác. Tàu chiến TQ ức hiếp ngư dân thì mấy anh gọi là “ tàu lạ”. Điệp vụ TQ vào quân cảng Cam Ranh thì mấy anh gọi là “ người nước ngoài”. Đem cờ Lục Tinh công khai cho bàn dân xem, thì mấy anh gọi là ‘nhầm lẫn” . Bao nhiêu người hy sinh trong trận chiến 1979 thì mấy anh không nhắc đến, chỉ “ nhăm nhăm” các tin tức về bang giao với TQ hết đoàn này đến đoàn khác. Những gì người dân cần xem như bộ phim “Hoàng sa nỗi đau mất mát” của Andre Menras, thì ba đời ông tổ của mấy anh cũng không dám chiếu! Rồi chuyện biểu tình yêu nước từ Nam tới Bắc, dân oan khiếu kiện khắp nước, đố thấy mấy anh đưa được đoạn tin nào. Bà con chỉ được xem mấy cái clip cắt xén vu khống của mấy anh làm ra về TGM Ngô Quang Kiệt, về Cù Huy Hà Vũ, về nhà văn Nguyên Ngọc, mới đây là về tiến sĩ Diện, bà Lê Hiền Đức.., đánh “ hội đồng” những công dân trong tay không có tất sắc, không có phương tiện để biện minh cho mình, thì mấy anh ơi, mấy anh trên cả sự BỈ ỔI và HÈN HẠ.

    Vậy thì nhiều anh ( như đại úy Minh của QĐND, đại tá chém Gió của Petro, TGĐ Minh của VTV chẳng hạn…) đừng bao giờ có phản ứng xấu hổ khi đồng bào Việt nam gọi mấy anh là BỒI BÚT. Cũng đừng lấy làm buồn vì dân không thèm đọc, không cần xem cả hệ thống báo chí đồ sộ của mấy anh nữa. Họ đã có hệ thống báo chí của người dân trên xa lộ thông tin rồi! Và lòng dân luôn nhớ ơn những nhà báo chân chính không có thẻ ( hay không còn thẻ ) như Huy Đức, như Huỳnh Ngọc Chênh, Võ Văn Tạo, Phạm Viết Đào, Tống Văn Công, Tâm Chiến, Duy Nhất…, nhớ những trang báo dũng cảm như danlambao, Basam, quan lambao, Xuandien…“ đâm mấy thằng gian- bút chẳng tà”. Những người mà báo chí cách mạng mấy anh cứ lườm nguýt là “thế lực thù địch, phản động ” lại được chúc mừng nhiều nhất trong ngày Báo chí cách mạng Việt Nam!

    (P/S : Còm quá dài. Xin BTV và mấy còm sĩ thông cảm. Trăn trở quá, chứ không muốn chém gió làm gì)

    BS: Cám ơn bác.

    • Mạt vận said

      Rất cám ơn bài còm của bác, xin gửi lời chúc, tri ân và cảm tạ đến những blogger, những nhà báo thực sự của nhân dân nhân ngày kỷ niệm và tri ân công ơn của các nhà báo

  11. Lầm Than said

    Nhân ngày nhà báo cách mạng 21/06 ,Trăm ngàn lần cám ơn các anh, chị ,em đã trung thực ,dũng cảm, đấu tranh cho lẽ phải. Tôi không biết nói gì chỉ một lần nửa, cầu mong cho các anh,chị,em chân cứng đá mềm giữ vững ngọn cờ chính nghĩa !!!

  12. BocphetCaoDo said

    Đại Sứ quán [Mỹ] cho biết, các quy định về hành vi bị cấm trên internet là “quá bao la và mơ hồ, và do đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền cá nhân về tự do ngôn luận ở Việt Nam“
    Không có gì là lạ ở Việt Nam về kỹ thuật quản lý các xung đột tiềm ẩn và Internet chỉ là một phần nổi trội mà thôi. Một trong những kỹ thuật kiểm soát là dựng khung và chặt chém ngang sườn ở một khung khác, cùng với kỹ thuật đưa các vấn đề che lấp phủ mờ vô trong một thứ ràng buộc khác. Hầu hết nhiều nước trên thế giới đều sử dụng chiêu trò này chứ không phải không có, quan trọng là nó có hay không một con đường, một bệ đỡ cho sự thay đổi, phát triển mà thôi.

  13. Nguyen thuy said

    Vo cung cam on nhung nha bao cua nhan dan.

  14. Nếu không có những nhà báo như anh, Anh Ba Sàm ạ thì cuộc đời này tăm tối đến tận cùng. Các anh xuất hiện như ánh sáng soi rọi khắp muôn nơi làm cho loài rơi hốt hoảng chập choạng dưới chân các anh. Chúng quyết phá các anh nhưng không tường lửa nào ngăn nổi.

    • Chắc anh BS cũng biết các báo gọi là “cách mạng” đường rộng thênh thang nhưng chăng chó nào thèm vào, tôi dùng từ đúng như dân quê tôi thường nói. Ngược lại các anh cũng như báo gọi là lề trái bị tường lửa giăng đầy nhưng chúng tôi vẫn vào hàng ngày để hít thở bầu không khí trong lành đấy anh BS ạ. Chúc các anh mạnh khỏe mãi là niềm tin của cư dân mạng.

  15. Khách said

    Kính gửi đến anh Ba và các cộng tác viên lời chào trân trọng cho những đóng góp không hề nhỏ của các anh chị góp phần vào công cuộc phát triển đất nước. Kính chúc các anh chị sức khoẻ, sự kiên định và vững vàng để duy trì hoạt động của blog anhbasam

  16. thuongdanviet said

    Tôi không cho là “độc giả kinh hoàng trước mức độ điều hành yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền”.
    Hầu hết những người đọc báo mạng thì chỉ sau một thời gian ngắn tìm hiểu đã có thể hiểu được vấn đề không phải chỉ là sự điều hành yếu kém của cơ quan có thẩm quyền.
    Đây là sự cấu kết một cách có chủ đích và có hệ thống của những người có thẩm quyên và bọn chủ đầu tư nhằm chia chác lợi nhuận khổng lồ từ các vụ chiếm đoạt đất đai của người dân tội nghiệp thông qua cái vỏ bọc gọi là dự án.
    Hay là sự bao che lẫn nhau có sự hổ trợ đắc lực của phương tiện truyền thông lề phải khi bọn chúng vì tham lam hay quá hấp tấp mà phạm sai lầm khi một bộ phận người dân phản ứng đã vượt tầm kiểm soát.
    Ví dụ rất nhiều vụ công an hay những người đang thi hành nhiệm vụ đã dùng bạo lực với người dân đã không được công bố hay phản ánh theo hướng bẻ cong sự thật (ví dụ đoạn phim quay bà cụ LHĐ trên bản tin thời sự VTV1) cho tới khi có những bằng chứng không thể chối cãi (bằng hình ảnh, clips của các blogger) thì một số độc giả báo mạng mới biết sự thật. Tuy nhiên nhiều khi các bác lãnh đạo nhà ta cũng chối bay và cho rằng đó là sản phẩm của các thế lực thù địch, các tổ chức chống phá nhà nước dựng lên.
    Đây không phải sự điều hành kém cỏi tất cả mọi người đều biết và tôi tin tác giả bài viết cũng biết nhưng có lẽ đây là một cách nói lách nhẹ đi nhằm tránh rắc rối gây ảnh hưởng công việc của bà.
    nhân ngày nhà báo VN xin kính chúc Anh Ba & CTV, những blogger dũng cảm những lời chúc tốt đẹp nhất. Mong lắm thời gian tới sẽ càng có nhiều bộ phận nhân dân đến được với báo mạng (Tôi nghĩ hiện tại ngoại tầng lớp trí thức thì sự tiếp xúc của đại đa số dân chúng với báo mạng còn hạn chế) để giúp nhân dân hiểu bộ mặt thật của đảng cầm quyền hiện nay mà qua đó cũng nâng cao dân trí biết cách đấu tranh cho quyền lợi của bản thân, đất nước .

  17. Bác Ba Phi said

    BÁC BA PHI GỬI CÁC BLOGGER VÌ DÂN LÊN TIẾNG
    ( Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21/06/2012 )

    Chúc mừng ngày của Blogger,…
    Đưa tin nhanh nhạy từng giờ đổi thay
    Giúp dân chẳng quản đêm ngày
    Dân oan kêu cứu là bay đến liền

    Tác nghiệp không phải vì tiền
    Mà vì chung một tổ tiên giống nòi
    Tinh thần cầu thị hẳn hoi
    Nội dung phong phú xem rồi dân mê

    Oách hơn lá cải trăm bề
    Bảy trăm đài báo dân chê chán phèo
    Tin bài lá cải lèo tèo
    Vài ba vụ cướp,… em nghèo bán dâm

    Nghề báo mà chẳng có tâm
    Viết theo định hướng dưới tầm thắt lưng
    Siêu sao người mẫu tuột quần
    Hot girl khoe váy ngắn chừng gang tay,..

    Chúc cho tháng rộng năm dài
    Bảy trăm tờ báo có bài khá hơn
    Nếu còn bổn cũ chập chờn
    Thà rằng nghỉ khỏe còn hơn bám nghề

    Chúc cho nhà báo chỉnh tề
    Mài gươm, luyện bút đứng về nhân dân.

  18. […] 1093. Cách mạng blogger ở Việt Nam? 20/06/2012Tin thứ Năm, 21-06-2012 20/06/20121092. Giải thưởng nào cho “nhà báo trong […]

  19. Hp said

    Báo nhà nước mục đích ngu dân hóa để thừa nhận chỉ có chế độ độc đảng, tập quyền. Báo mạng cho dân hiểu ra rằng nhà nước đa nguyên, tam quyền phân lập mối là nhà nước của dân .vì thế nhà nưốc VN sợ báo mạng như dơi sợ ánh ánh

  20. khách said

    Mình không có khả năng, chứ nếu có trình độ mình cũng làm một cái blog như Basam, NXD,…

  21. nguyenhuycan said

    cam on basam va cac nha bao vi nhan dan chong cuong quyen va doc doan cai tri

  22. Lucky said

    Nhân ngày nhà báo VN xin kính chúc Anh Ba Sàm & các Cộng tác viên, những blogger dũng cảm những lời chúc tốt đẹp nhất. Quý vị đã không quản ngại nguy hiểm đưa những thông tin trung thực đến cho mọi người, khai thông dân trí, Quý vị rất xứng đáng là những Chiến sĩ thông tin trên mặt trận Văn Hoá hiện nay…..đồng thời cảm ơn các còm sĩ trên trang Blog này, một bài viết được đưa lên, Quý vị vào phân tích mổ xẻ cho tôi vỡ ra được nhiều điều, nếu nói không quá phóng đại nơi đây hội tụ tinh hoa của đất nước( đây là ý nghĩ của riêng tôi) . Xin chân thành cám ơn tất cả…. vài lời, câu Văn có lủng củng mong Quý vị bỏ qua cho…

  23. Ơn Chúa, nhờ có các Bloger mà tôi mở rộng được tầm nhìn. Khi cuộc cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ không một lực lượng nào có thể ngăn nổi sự xuất hiện của các Bloger, các trang báo mạng lề trái, các trang mạng của VOA, BBC, CNN v..v. Nhờ đó tôi như đang được sống trong thời kỳ con người từ thế giới mông muội ăn lông ở lỗ sang giai đoạn trí tuệ. Thời kỳ đó trong lịch sử loài người diễn ra hàng triệu năm nhưng nay chỉ diễn ra trong vài năm. Tôi tin chắc rằng cộng sản dù gian ngoan xảo quyệt đến đâu cũng không thể ngăn cản được các Bloger những người mang lại ánh sáng cho nhân loại. Qua đây tôi kêu gọi những nhà báo có lương tri quyết không bẻ cong ngòi bút để phục vụ cho chế độ cộng sản thối nát, các bạn nên hiểu rằng ngày nay không ai còn thèm đọc báo mà nhà nước cộng sản gọi là lề phải nữa.

  24. nguyễn trung thành said

    ANH BA HOM NAO RA MIEN TRUNG NHAU CHOI MOT BUA

    BS: Từ HN thì phải vô.

    • Lầm Than said

      Nhân ngày báo chí chúc các anh, chị những con người dũng cảm luôn được sự bình an và hạnh phúc.

  25. Đào Tiến Thi said

    Nhân ngày báo chí cách mạng VN xin gửi đến anh Ba Sàm tất cả sự ngưỡng mộ và kính trọng. Tôi chưa từng gặp anh, chỉ biết anh trên trang blog có tên Ba Sàm. Tôi thấy các bloger VN (tất nhiên loại trừ số ít bồi bút như bloger Beo) thật sự là những chiến sỹ cách mạng, toàn ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, trong đó anh BS lững lững như một hiệp sỹ thời trung cổ. Hỡi các nhà lãnh đạo, xin các ngài từ bỏ dần lối nghĩ coi các bloger là kẻ thù. Thử tưởng tượng bây giờ tất cả các blog bị đánh sập thì cả dân tộc chúng ta sẽ chìm đắm trong sự ngu tối, dã man, dối trá, thậm chí loạn lạc mà chính các vị không sao kiểm soát nổi. Vì hệ thống báo chí nhà nước gần như đã bị tê liệt, vô cảm từ lâu rồi. Các vị làm sao có thông tin trung thực nữa. Khi ấy các chúa đất địa phương, ban ngành sẽ tha hồ tác oai tác quái và người dân sẽ chống trả trong một tình thế tuyệt vọng thì điều gì sẽ xảy ra? Tôi hy vọng đến một ngày Chính phủ sẽ vinh danh những bloger có đóng góp tích cực cho đất nước trên con đường phát triển.

    • nguyễn trung thành said

      DE NGHI NEU DANH SC CU THE,TOI DE NGHI CHU TICH NUOC KHEN : PHAM VIET DAO,NGUYEN XUAN DIEN.BA SAM ,BO XITE,QUE CHOA,TRAN NHUONG,NGUYEN QUANG VINH.

  26. Lụa said

    Tác giả Marianne Brown viết “Trước tiên, độc giả bị thu hút do mức độ bạo lực, và rồi sau đó độc giả kinh hoàng trước mức độ điều hành yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền”. Đúng vậy, nhờ các blogger, chúng tôi đã hiểu được những sự thật kinh hoàng đang diễn ra trên đất nước này.
    Nhân ngày nhà báo VN, xin được bày tỏ sự biết ơn đến tất cả các Nhà Báo Nhân Dân – các blogger – những người đã dũng cảm đem đến những thông tin trung thực cho bạn đọc.

  27. Phạm Hồng Oánh said

    Chúc anh Ba mạnh khỏe để luôn có sức đâm mấy thằng gian ấy, đừng đâm nhầm…

  28. Đồng Bào said

    Nhân ngày báo chí, chúc nhà báo “ANHBASAM” luôn khỏe mạnh, luôn tỉnh táo và vì nhân dân phục vụ! Cảm ơn anh rất nhiều trong công tác thông tin đại chúng thời gian qua.

  29. Đảng viên hưu trí said

    Cảm ơn các Bloger trong thời gian qua đã đưa tin trung thực, chính xác, đẩy lùi kiểu đưa tin một chiều cuả các báo lề đảng.
    Chính các Bloger đang góp phần không nhỏ vào việc xây dựng xã hội Việt Nam minh bạch, dân chủ.
    Chúc các bác luôn mạnh khoẻ, chân cứng đá mền.

  30. Nhị Mai said

    Nhân ngày 21/6 ngày báo chí Việt nam, trong khi báo mạng chưa có một ngày riêng để kỷ niệm, tôi xin gửi tới trang Ba Sàm, cơ quan ngôn luận của thông tấn xã vỉa hè lời chúc mừng tốt đẹp và lời biết ơn chân thành của bạn đọc trong và ngoài nước. Kể từ năm 1975 tới nay, báo chí Việt nam chỉ có các báo thuộc hệ thống của Đảng và nhà nước, nên thông tin đưa ra mang nặng tính tuyên truyền cho chủ trương đường lối của Đảng, bảo vệ lợi ích của các nahf tư bản đỏ, mà không nói tiếng nói của cuộc sống, tức là tiếng nói của Nhân dân và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt nam. Đứng trước tình hình đó, hệ thống báo mạng ra đời. Các báo mạng đã nói lên tiếng nói của nhân dân, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền của người dân được pháp luật bảo hộ. Nếu không có báo mạng, nhân dân trong nước và thế giới không biết được khí thế hào hùng của nhân dân Việt nam yêu nước qua 11 cuộc biểu tình. Không có báo mạng đưa tin về các vụ cướp đất ở Tiên lãng, Văn giang, Vụ bản, vụ khỏa thân giữ đất của mẹ con bà Lài … sẽ không có không khí xã hội như ngày hôm nay. Nhà nước và nhân dân dù nói ra hay không nói ra nhưng đều phải thừa nhận ảnh hưởng to lớn của báo mạng trong đời sống xã hội hôm nay. Nhân dân đã có chỗ để bày tỏ ý kiến của mình, nhà cầm quyền cũng phải hết sức dè chừng khi thực hiện ý đồ của mình và thời kỳ áp đặt nội dung thông tin một chiều cho nhân dân đã chấm dứt, đó chính là nhờ báo mạng.
    Là bạn đọc thường xuyên của các trang báo mạng, một lần nữa xin cám ơn các bloger Việt nam đã rất dũng cảm, đầy trách nhiệm với nhân dân, với đất nước mạnh khỏe, làm tốt hơn nữa công việc đầy khó khăn, nguy hiểm và vất vả này. Theo gợi ý của anh Nguyễn Tường Thụy tôi cũng đề nghị lấy ngày 24/4/2012, ngày cướng chế đất ở Văn giang và là ngày hai phóng viên VOV bị đánh đạp dã man làm ngày Bloger Việt nam.
    Trân trọng
    Nhị Mai

    BS: Hic! Chắc phải coi lại ngày 24/4 đó có … trùng những ngày kỷ niệm (quá nhiều) của nhà nước không?

  31. Ngàn lần xin cám ơn Ba Sàm và các cộng tác viên những người đã đấu tranh không mệt mỏi cho tương lai một nền báo chí tự do của Việt Nam. Thông tin của anh Ba Sàm đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của cư dân mạng trong và ngoài nước.

  32. CÁC BLOGER LÀ NHỮNG CHIẾN SĨ THÔNG TIN THỜI @ said

    Các Blogers “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” là những chiến sĩ đích thực của thời đại @, đang làm thay đổi thể chế độc quyền, độc đảng, độc trị thông tin. Những vụ việc Đảng ta thông đồng cướp đất của dân vừa qua như ở Văn Giang, Vũ Bản, Cần Thơ…các trang thông tin của chính phủ và Đảng ta không đưa tin, các bồi bút hưởng lộc của Đảng và thuế của dân không được sủa (ẳng), nhưng các nghị trong kỳ họp quốc hội vừa qua nhờ ai mà có những thông tin phán biên đôi chút vậy? Chúc các blogers thành công và bảo trọng, vì Đảng ta đang là kẻ thù của thời đại @.

  33. he ..he.. said

    Dân Việt yêu nước mình có câu “nói phải củ cải cũng nge…”

  34. Nhân ngày báo chí CM VN xin kính chúc thông tấn anh BS cùng các chủ blog…báo mạng của ta – từ quan đến dân- dồi dào sức khỏe và phát triển không ngừng để dân mạng được đọc những tin hay, ấn tượng , trung thực!

  35. […] tiếng Việt © Ba Sàm 2012 Share this:StumbleUponDiggRedditTwitterEmailPrintFacebookTumblrLinkedInLike this:LikeBe the […]

  36. Mr.gia said

    Báo quốc doanh chỉ đưa tin một chiều phục vụ lãnh đạo(cai trị)bây giờ rất it người đọc, kể cả cán bộ đảng viên,báo để gói hàng chứ không phải để đọc.Cám ơn giới blogger, nếu không thì làm sao người dân biết được cảnh công an bắtđánh người biểu tình,quân đội nhân dân tấn công đoàn văn Vươn và dân Văn giang…vậy nên có ngày blogger cách mạng Việt nam

  37. Thanh Nghị said

    Xin cám ơn anh BS và các cộng tác viên. Xin vinh danh tất cả các bloggers. Các anh chị tuy khác cung cách, chính kiến, mục tiêu, với bao nhiêu khó khăn, nhưng đều là các chiến sĩ đấu tranh không mõi mệt cho một quê hương VN tự do dân chủ giàu mạnh.

    TB với BTV: Re: Dựa vào ngữ cảnh của đoạn văn, có lẽ câu này phải là “change is not in the air.” Không phải vậy, “change is in the air” mới đúng với ngữ cảnh câu văn trước. DLC dịch như vậy là đúng ý tác giả. Cám ơn lần nữa.

    ———

    BTV: Cám ơn bác Thanh Nghị. Nguyên văn tiếng Anh: “director Minh says change is in the air.”
    Dịch sang tiếng Việt là: “giám đốc Minh nói rằng chuyện thay đổi là viễn vông“.
    Nhưng khi ráp với đoạn trên “Nhưng mặc dù tin tức về trường hợp Văn Giang đã bị kềm chế

    giám đốc Minh nói rằng chuyện thay đổi là viễn vông“.

    Và đoạn dưới “Ông nói: ‘Tình hình hiện nay không giống như vài năm trước đây. Trước kia, nếu có một dự án mà nhà nước phải lấy đất của dân, thì các nhà báo chỉ có thể đưa tin từ quan điểm của nhà nước’.” thì nghĩa không hợp.

    Theo tôi, ý trong bài (đã sửa trong bản dịch) là: Mặc dù bị kềm chế thông tin, nhưng có sự thay đổi. Bởi ngày trước họ lấy đất của dân, báo chí chỉ có thể đưa tin theo quan điểm của nhà nước, nhưng bây giờ thì khác. Nên ” chuyện thay đổi không phải là viễn vông”.

    • Thanh Nghị said

      Các anh/chị BTV, “in the air” là thành ngữ Anh văn, vì vậy “change is in the air”, dịch theo nghĩa đen là “sự thay đổi trong không gian”, có nghĩa là sự thay đổi đang đến, đã có; chứ không phải là “viễn vông”. Vì vậy nếu dịch thoát là “không viễn vông” là đúng ý tác giả. Kính chúc các anh chị nhiều sự tốt đẹp.

  38. Oh ! said

    Cách mạng blogger ở Việt Nam? – * Tên đã được đổi để tránh bị nhận diện.

    Như con ngựa kéo xe bị che hai bên mắt !

  39. […] 1093. Cách mạng blogger ở Việt Nam? […]

    • Tối qua,tình cờ,gặp và phiếm đàm với một người họ hàng đang là cộm cán.Chuyện trên trời,dưới đất rồi cũng dẫn đến chuyện thời sự,báo chí.Mình có lời thật thà khen những trang viết của Quechoa,Basam…hết sức sâu sắc và có trách nhiệm.Người họ hàng ấy buông gọn một câu:”Các ông ấy PHỨC TẠP lắm!”Mình như bị xúc phạm,giả vờ mệt rượu và bỏ đi nằm.Sáng sớm nay,chuông điện thoại reo,người họ hàng ấy mời cà phê.Mình từ chối và không quên nhắc:từ nay cậu đừng gặp mình nữa,PHỨC TẠP.Cái từ này hình như mới được sản xuất ở đâu đó trong chốn quyền lực an ninh.Rất đa nghĩa và nguy hiểm.Mẹ kiếp,nhà mà gọi là lều,an ninh chìm mà gọi là quần chúng tự phát,cướp bóc trấn lột tàu cá mà gọi là bắt giữ,bầu thì bầu người đã chọn…thế mới
      PHỨC TẠP.Còn thấy sao nói vậy,ruột để ngoài da,công nhiên giữa bàn dân thiên hạ mọi cái khuất tất của cuộc sống mà gọi là phức tạp.Thì ra ,tráo trở đến vô liêm sĩ.Phức tạp đang ở nhóm sản xuất từ!

Gửi phản hồi cho nguyễn trung thành Hủy trả lời