BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1083. Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 16/06/2012

Wall Street Journal

Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc

Tác giả: Paul Mozur

Người dịch: Dương Lệ Chi

14-06-2012

Được chứng minh rõ ràng là các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để kiểm soát thông tin lan truyền trên các mạng xã hội, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy, phòng tuyến cuối cùng của chính phủ là một đội quân kiểm duyệt, những người cắt bỏ các bài viết, đang hoạt động khác hẳn so với những gì chúng ta nghĩ trước đây.

Thay vì đơn giản là kiểm duyệt các chủ đề quan trọng của chính phủ hoặc các chủ đề làm cho Trung Quốc trông có vẻ xấu đi, nghiên cứu này tìm thấy, những người kiểm duyệt ở Trung Quốc đặc biệt nhắm vào mục tiêu là các bài viết có thể dẫn đến biểu tình hoặc các hình thức hành động tập thể khác, [ngoài sự kiểm duyệt các bài viết đó], một không gian rộng lớn còn lại dành cho những người sử dụng mạng ở Trung Quốc chỉ trích chính phủ.

Một nghiên cứu gần đây đã được Institute for Quantitative Social Science, thuộc Đại học Harvard công bố, đã tiến hành các bước đầu tiên, sử dụng các xu hướng kiểm duyệt để dự đoán hành vi của chính phủ Trung Quốc, kiểm tra các trường hợp mà các sự kiện chính trị lớn xảy ra, được báo trước bởi những thay đổi quyết liệt trong cách thức kiểm duyệt.

Nghiên cứu này do ông Gary King, là một nhà khoa học chính trị của trường ĐH Harvard, cùng với hai ứng viên tiến sĩ là Jennifer Pan và Margaret Roberts thực hiện, nghiên cứu tập trung vào các blog và các bản tin, bỏ qua các tiểu blog nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, giống như Twitter, được gọi là Weibo. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cung cấp kiến thức hữu ích mới về các biện pháp Trung Quốc kiểm duyệt thông tin trên mạng và mối quan hệ của cách thức kiểm duyệt đó đối với các hành động của chính phủ ở thế giới bên ngoài.

Ông King nói trong một cuộc phỏng vấn: “Đây là một chương trình rất lớn. Hàng trăm ngàn người tham gia để giúp chính phủ giữ bí mật… và nghịch lý thú vị là một chương trình to lớn như thế đã được thiết kế để không cho mọi người thấy những điều mà chính nó đã thực sự phơi bày. Một con voi để lại các dấu chân lớn“.

Ông King chỉ ra rằng, nghiên cứu này dựa vào các dữ liệu do công ty phân tích việc giám sát mạng truyền thông xã hội Crimson Hexagon thu thập, đã không xem xét các trang web mà Trung Quốc chặn thông qua hệ thống lọc Internet, được nhiều người biết đến như “Vạn Lý Hỏa Thành” hoặc kiểm duyệt nhiều  từ khóa nhạy cảm dùng để kiểm soát những điều mà người sử dụng ở Trung Quốc tìm kiếm và đăng bài trên các mạng truyền thông xã hội.

Ông King nói rằng, một cư dân mạng Trung Quốc bình thường có thể sử dụng lối chơi chữ khéo léo và mưu kế để đi vòng qua hai kỹ xảo đầu tiên, ông King lập luận rằng, mối đe dọa thực sự về tự do ngôn luận ở Trung Quốc đến từ đội quân kiểm duyệt, được cả chính phủ và các công ty Internet sử dụng, những người đã kiểm tra và xóa các bài viết đăng trên mạng xã hội.

Sau khi kiểm tra hơn 11 triệu bài đã được đăng trên 1.382 trang mạng truyền thông xã hội ở Trung Quốc, nghiên cứu này ước tính rằng khoảng 13% trong số tất cả các bài đăng trên blog ở Trung Quốc bị kiểm duyệt.

Tìm kiếm để xác định mối quan hệ giữa nội dung của một bài viết và khả năng bài đó sẽ bị kiểm duyệt, nghiên cứu này chia các bài thành ba nhóm, dựa vào độ nhạy cảm chính trị. Thể loại nhạy cảm nhất gồm các cụm từ như “Trần Quang Thành” (nhà hoạt động pháp lý khiếm thị, người mà gần đây đã trải qua sáu ngày ẩn trú bên trong Đại Sứ quán Hoa Kỳ ở TQ) và “Thiên An Môn”, các cụm từ bị xếp loại nhạy cảm trung bình như “chính sách một con” và “môi trường và ô nhiễm“, trong khi các cụm từ bị xếp loại ít nhạy cảm nhất, gồm các cụm từ như “giao thông ở Bắc Kinh” và tên của các trò chơi video phổ biến.

Tỷ lệ kiểm duyệt ở ba loại này chính xác hơn dự kiến, nghiên cứu cho thấy: các từ ở mức độ nhạy cảm nhất đã bị kiểm duyệt 24% thời gian, trong khi các từ nhạy cảm trung bình thì bị kiểm duyệt 17% và 16% cho những từ ít nhạy cảm nhất.

Kiểm tra lại dữ liệu, các nhà nghiên cứu tìm thấy, không phải tất cả các bài viết có vẻ nhạy cảm đã bị kiểm duyệt như nhau. Chẳng hạn như, khiếu nại về tình trạng thiếu điện trong mùa xuân năm 2011 và dự đoán về chấm dứt chính sách một con trong thời gian Quốc hội [đang họp] năm 2011, nói chung không bị ảnh hưởng.

Chính quyền thành phố này đối xử khinh miệt, các quan chức chính phủ ở đây lồng lên như những kẻ điên, chính quyền thành phố mà không có công bằng, chính quyền thành phố khoái chuyện thô bỉ, nơi mà tất cả các quan chức đều có người tình“, một người sử dụng Internet nói huyên thiên trong một bài không kiểm duyệt, đã được bản nghiên cứu trích dẫn.

Nghiên cứu lưu ý: “Các bài mang tính tiêu cực không thể ngẫu nhiên vuột khỏi một hệ thống có kẻ hở hoặc không hoàn hảo. Bằng chứng cho thấy, kiểm duyệt không có ý định ngăn cản các bài viết, mà kiểm duyệt tập trung vào việc loại bỏ các bài có khả năng dẫn đến hành động tập thể, bất kể các bài đó có đánh ngã ban lãnh đạo Trung Quốc và các chính sách của họ ra ánh sáng hay không” .

Nghiên cứu phát hiện, sau vụ đánh bom phản đối việc cưỡng bức trục xuất tại tỉnh Phúc Kiến hồi tháng 5 năm 2011, các bài viết phê bình chính phủ đã bị cắt – kể cả những bài viết ủng hộ chính phủ [liên quan đến chủ đề này] cũng bị cắt. Nghiên cứu cũng tìm thấy rằng, các trang mạng truyền thông xã hội trong nước, chẳng hạn như các dịch vụ cung cấp thông báo ở địa phương cho dân chúng, giống như các bản tin trực tuyến, đang ngày càng bị kiểm duyệt sau khi các sự kiện cụ thể xảy ra ở một số khu vực nhất định.

Ví dụ như, sau trận động đất ở Nhật Bản năm 2011, các bài viết về i-ốt – mà nhiều người sai lầm đã tin rằng có thể giúp chống lại bức xạ – dẫn đến việc mọi người đổ xô mua muối ở các cửa hàng tạp hóa, đã được gỡ bỏ khỏi các dịch vụ địa phương, nhưng vẫn còn trên các diễn đàn quốc gia.

Bản nghiên cứu lập luận rằng, do “tổ chức tập thể và địa phương thì không được phép, nên kiểm duyệt, bất kể ủng hộ hay chỉ trích chính phủ”.

Nghiên cứu tìm thấy chỉ có hai trường hợp ngoại lệ: Các bài viết với nội dung khiêu dâm hoặc những lời chỉ trích sự kiểm duyệt internet ở Trung Quốc hầu như hoàn toàn bị cắt, bất kể khi nào người sử dụng đăng tải, hoặc mức độ của những lời chỉ trích.

Có lẽ không ngạc nhiên khi ông King lưu ý trong cuộc phỏng vấn rằng, kiểm duyệt dường như khắc nghiệt hơn về những lời chỉ trích sự kiểm duyệt hơn là chỉ trích chính phủ.

Ngạc nhiên hơn nữa là kết quả cho thấy, những thay đổi trong kiểm duyệt có thể được sử dụng để dự đoán các hành động chính trị quan trọng của các nhà chức trách Trung Quốc. Trong ba trường hợp — một hiệp ước với Việt Nam về tranh chấp ở Biển Đông (Nguyên văn: biển Hoa Nam), việc cách chức Vương Lập Quân, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh và việc bắt giữ nhà bất đồng chính kiến họa sĩ Ngải Vị Vị – nghiên cứu cho thấy, có những thay đổi mạnh mẽ về cách kiểm duyệt diễn ra vài ngày trước khi các sự kiện xảy ra.

a) Việc bắt giữ Ngải Vị Vị; b) Hiệp ước hòa bình ở Biển Đông; c) Cách chức Vương Lập Quân (sự kiện Bạc Hy Lai).

Trường hợp ông Ngải, các nhà nghiên cứu để ý thấy rằng, xóa các bài viết về họa sĩ này bắt đầu gia tăng năm ngày trước khi ông bị bắt, trước cả bất kỳ dấu hiệu hoặc cảnh báo nào đưa ra công chúng về việc ông sẽ bị bắt giữ. Kiểm tra sự gia tăng trong việc xóa bỏ so với tốc độ kiểm duyệt các cuộc thảo luận của Ngải Vị Vị trong suốt cả năm, ông King tìm thấy, việc gia tăng kiểm duyệt theo thống kê là cao nhất trong năm.

Ông King viết: “Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã (nếu không ai để ý) quyết định hành động khoảng năm ngày trước và chuẩn bị cho điều đó bằng cách thay đổi mức độ kiểm duyệt để nó khác với điều lẽ ra phải như vậy”. Ông viết thêm rằng, hành vi kiểm duyệt “có vẻ tiên đoán được các hành động xảy ra sau đó, ở bên ngoài Internet, chuyện kiểm duyệt cung cấp thông tin cho dù các phương tiện truyền thông truyền thống im lặng”.

Ông King nói, các phát hiện của nhóm nghiên cứu ở Harvard trong việc tiên đoán sức mạnh của kiểm duyệt chỉ là sơ bộ, nhưng đó là chủ đề ông đang tiếp tục theo đuổi.

Nguồn: Wall Street Journal

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

19 bình luận to “1083. Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc”

  1. […] 06-07-2… on 1123. Tìm hiểu cách thức Trung…1123. Tìm hiểu cách … on 1083. Nghiên cứu mới tiết lộ c…KTS Trần Thanh Vân on Tin thứ Sáu, 06-07-2012Dân Việt on Tin thứ […]

  2. […] xem lại: Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc (WSJ/ Ba Sàm). Share this:TwitterFacebookPrintEmailLike this:LikeBe the first to like […]

  3. Thanhbinh said

    Bài này của Ông Dương Lệ Chi dịch tối nghĩa, văn phong lủng củng,câu cú dài dòng như rau muốn, Basam nên cho dịch lại đi .

  4. Ha Le said

    Tôi đọc, nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu, xin bác nào rành hơn giải thích thêm cho tôi với:

    – Nói nhà chức trách TQ có một đội ngũ khổng lồ chuyên “kiểm duyệt” và “xóa”, nghĩa là sao nhỉ? Có phải ở đây chỉ nói về những nội dung trên các trang truyền thông chính thức của nhà nước? Ví dụ ở VN: bộ phận an ninh mạng chỉ có thể can thiệp vào các tờ báo mạng chính thống, chứ làm sao kiểm duyệt hay xóa bài trong (chẳng hạn) trang Ba Sàm, một blog “phi chính thống” được? Và nếu điều vừa nói là đúng, thì chẳng lẽ nhà nước TQ không tin vào các Tổng biên tập của những trang chính thống à? Chỉ cần tăng cường “chỉ đạo sát sao” mấy ông TBT là xong (VN mình hình như làm cách này), cần gì phải mất công thế? Hay báo chí chính thống ở TQ họ… cứng đầu hơn báo chí bên mình?

    – Bây giờ giả dụ nhóm nghiên cứu ở Harvard trên muốn nghiên cứu đề tài tương tự nhưng ở VN, họ sẽ chú ý đến cái gì? Tôi nghĩ có lẽ họ sẽ chú ý nhiều hơn đến: Thứ nhất là “tường lửa”, một cách kiểm duyệt các thông tin “lề trái”. Theo tôi thì chính chúng ta cũng quan sát và dự đoán được những động thái của Nhà nước qua các đợt tăng hay giảm tường lửa của ngành an ninh mạng. Tuy nhiên cách này khó có thể kéo dài vì có thể gặp sự phản đối của các dịch vụ mạng quốc tế. Chẳng hạn chặn toàn bộ hệ thống Facebook hay WordPress hay Blogspot một thời gian dài, các hãng này nó kiện rùm beng thì sao?

    – Một hướng nghiên cứu thứ hai là sự xuất hiện, có lẽ mới gần đây thôi, của các blog hay web cũng “phi chính thống” nhưng ta có thể đoán là của ngành an ninh Nhà nước. Theo dõi nội dung của các nguồn này thì cũng có thể tiên đoán các hành động xảy ra tiếp theo của ngành an ninh chăng?

    Mong được nghe các bác bàn thêm cho tôi học hỏi với.

  5. […] 6 tháng (RFI). – Đông Á và chiến lược “hai gọng kiềm” của Ấn Độ (TVN). – Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc (WSJ/ Ba Sàm). – Ép phá thai gây phẫn nộ ở Trung Quốc (BBC).  – Người Thiên […]

  6. dân đen said

    Khi sự thật được lộ diện thì Châu Long và giai cấp của Châu Long lúc 09:52 vỡ mật và :TOI ! Trời cũng không cứu được nổi vài mươi ngày .

  7. […] Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012 Comments […]

  8. […] Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc (WSJ/ Ba […]

  9. Hp said

    Bs biên tập bài bên “quan làm báo sang trang nhà cho dộc giả đọc với, vì trang qlb không truy cập được. Cảm ơn .

  10. Hp said

    “Châu lông“ là “chông lâu“đến mức không trở về trang thái bình thường được nữa nên phát ngôn nhảm.

  11. Châu Long said

    Tôi nghĩ là cứ cho các báo internet hoạt động tự do, nhưng Nhà nước quy định nghiêm ngặt đối với các blogger, nếu anh đăng tin sai sự thật, vu cáo, kích động hận thù dân tộc, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, tham gia các tổ chức vi hiến, cỗ súy cho bạo lực, cho buôn lậu, mại dâm, làm tay sai cho ngoại bang để lật đổ chính quyền rồi nhận tiền của các tổ chức ngoại bang đó đều bị xử nghiêm…thì tôi tin nhưng tên lưu manh lạm dụng internet sẽ hoang hốt và dựng lại trước vạch vàng thôi…

    • F 361 said

      Ngây thơ như náng Chạu Long, “hể chưa thi đỗ thì chưa đợng phòng”!

      f 361

    • dân đen said

      Nhà nước ta tồn tại tới khi nào hết bọn lưu manh đăng tin sai sự thật và vu khống .Khi nhiều tờ báo chính thống chỉ đăng sự thật thì trong vòng 1 tuần là vỡ cái bọp như bong bóng xà phòng .Sự thật với ta cực kỳ nguy hiểm .

  12. Yên chí, trò này là :lấy thúng úp voi
    Không lòi chỗ nọ, cũng lòi chỗ kia!

  13. […] Paul Mozur, Wall Street Journal Dương Lệ Chi, trích từ basamnews […]

  14. truc said

    Tôi mừng quá vì lâu rồi không vào được BASAM nay vô tình tìm được mừng vô cùng. Mong BASAM có cách nào khôi phục lại địa chỉ củ để mọi người cùng xem, chứ nhìn vào lượng người đang ghé thăm biết là nhiều người vào không được.

  15. […] 1083. Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc […]

  16. Knife said

    … Ha ha ! Một đoàn tàu đang lao đến và một chiếc xe ‘bò kéo’ đang mắc kẹt trên đườn ray …

Gửi phản hồi cho Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc | Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ - Viet Youth For Democracy Hủy trả lời