BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1027. CÁC TOAN TÍNH HIỆN ĐẠI HÓA LỰC LƯỢNG HẠT NHÂN CỦA TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 24/05/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CÁC TOAN TÍNH HIỆN ĐẠI HÓA LỰC LƯỢNG HẠT NHÂN CỦA TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ tư, ngày 23/5/2012

TTXVN (Niu Yoóc 20/5)

Viện “Jamestown Foundation” của Mỹ đánh giá chương trình hiện đại hóa lực lượng tên lửa hạt nhân của Trung Quốc đang đặt ra cho các nhà phân tích một câu hỏi: Trung Quốc sẽ hiện đại hóa lực lượng hạt nhân ở mức nào thì đủ? Một số nhà phân tích dự đoán Trung Quốc có thể chiếm ưu thế khi số lượng vũ khí hạt nhân trong các kho của Mỹ và Nga giảm bằng các cường quốc hạt nhân. Nhưng một số người khác nhận định Trung Quốc có thể bí mật phát triển số lượng vũ khí hạt nhân lớn hơn các cường quốc khác. Nhận định này được dựa trên cơ sở các tài liệu của Trung Quốc cho biết lực lượng hạt nhân của Trung Quốc đang xây dựng các hầm ngầm quy mô lớn nhằm hỗ trợ các hoạt động của Lực lượng Pháo binh II (SAP). Như Báo cáo hàng năm mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ về những sự phát triển quân sự và an ninh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khẳng định Trung Quốc đang hướng tới một lực lượng lớn hơn và khả năng tồn tại lâu hơn, thành phần gồm có các tên lửa đạn đạo cơ động trên đường và được đặt dưới hầm ngầm; các tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN).

Không có gì đáng ngạc nhiên về nhũng sự phát triển hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc đang diễn ra. Từ lâu Trung Quốc đã tìm kiếm khả năng trả đũa mạnh mẽ để thay thế lực lượng hạt nhân yếu kém nhiều năm qua. Nhưng gần đây hơn, Trung Quốc đã và đang hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân theo hướng răn đe hạt nhân có hiệu quả. Sách Trắng quốc phòng năm 2006 của Trung Quốc mô tả chiến lược hạt nhân đòi hỏi Trung Quốc xây dựng một lực lượng hạt nhân có khả năng đáp ứng các nhu cầu an ninh quốc gia, nhưng các nguồn tin chính thức không nói rõ Trung Quốc cần bao nhiêu vũ khí hạt nhân hoặc cơ cấu tổ chức lực lượng như thế nào để có thể đạt được mục tiêu này. Các chuyên gia phi chính phủ của Mỹ ước tính hiện nay Trung Quốc có vài trăm đầu đạn hạt nhân. Ai cũng biết Trung Quốc không minh bạch, nhưng các nhà phân tích có thể dự đoán Trung Quốc cần bao nhiêu vũ khí-hạt nhân đủ để cho phép nước này đạt được các mục tiêu răn đe trong tương lai.

Tài liệu của các nhà chiến lược Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện đại hóa và phát triển lực lượng tên lửa chiến lược. Nhưng họ khẳng định Trung Quốc sẽ không thể giành ưu thế nếu đạt được số lượng vũ khí hạt nhân ngang bằng Mỹ và Nga. về lực lượng tên lửa hạt nhân, Trung Quốc quyết tâm duy trì khả năng phát động đòn tấn công thứ hai mạnh mẽ và điều đó đòi hỏi Trung Quốc phải có lực lượng răn đe chiến lược tin cậy. Nhưng các nhà chiến lược Trung Quốc kiên quyết đề nghị Chính phủ phải đạt được khả năng trả đũa để ngăn chặn hiệu quả các đòn phản công hoặc trong trường hợp mất ổn định chiến lược. Ví dụ, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc, nhà phân tích nổi tiếng về các vấn đề hạt nhân của Học viện khoa học quân sự (AMS) thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cho biết Trung Quốc ủng hộ quan điểm của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, theo đó Bắc Kinh sẽ không tăng số lượng vũ khí hạt nhân mà tăng khả năng tồn tại và hiệu quả của các loại vũ khí hạt nhân trong việc răn đe. Hơn nữa, kinh nghiệm từ cuộc cạnh tranh Mỹ-Xô trong thời Chiến tranh Lạnh cho thấy theo đuổi chiến lược chiến tranh mà không đẩy mạnh hiệu quả răn đe hạt nhân là sai lầm bởi vì nó đòi hỏi một kho vũ khí hạt nhân rất lớn và tiêu tốn nhiều nguồn kinh tế và công nghệ. Tệ hơn nữa, các kho vũ khí hạt nhân lớn và các chiến lược chiến tranh sẽ dẫn đến mất ổn định chiến lược và tăng thêm rủi ro của cuộc chiến tranh hạt nhân.

Các đánh giá trên dường như phản ánh quan điểm lâu dài của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Nhiều tài liệu gần đây của Trung Quốc cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận định, về cơ bản các loại vũ khí hạt nhân không thể sử dụng thường xuyên trên chiến trường và một khi đạt được khả năng răn đe lẫn nhau, việc phát triển một kho vũ khí hạt nhân lớn hoặc chạy đua vũ trang sẽ tốn kém, phản tác dụng và cuối cùng tự chuốc lấy thất bại. Vì vậy, Trung Quốc không hề có ý định vượt Mỹ hoặc Nga về số lượng các loại vũ khí hạt nhân. Nhưng có lý do để tin rằng Bắc Kinh sẽ tăng quy mô của kho vũ khí hạt nhân khi cần thiết nhằm đạt được khả năng phản công mạnh mẽ để đối phó với các thách thức an ninh tiềm tàng. Chủ trương này có thể khiến số lượng và chất lượng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tăng đáng kể.

Thực tế, nhiều nhà quan sát dự đoán Trung Quốc sẽ tăng lực lượng hạt nhân hiện đại hơn và lớn hơn trong 10-15 năm tới. Đánh giá về mối đe dọa toàn thế giới hàng năm năm 2012 của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) giúp Quốc hội nhận thức rõ điều này. Năm ngoái, trong buổi điều trần trước Quốc hội, Giám đốc DIA, Trung tướng Ronald L. Burgess Jr, cho biết hiện nay Trung Quốc sở hữu chưa đến 50 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng tấn công nước Mỹ, nhưng có thể con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025.

Ít nhất có ba nhân tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến quyết định của Trung Quốc trong việc thúc đẩy cơ cấu tổ chức lực lượng hạt nhân: thứ nhất, ở mức rộng lớn, nhận thức của Trung Quốc về môi trường an ninh bên ngoài và mối quan hệ của Bắc Kinh với các cường quốc là một lý do quan trọng; thứ hai, ở mức chiến dịch, Trung Quốc cũng phải xem xét các mối đe dọa hạt nhân và thông thường tiềm tàng đối với lực lượng hạt nhân có căn cứ trên biển và cơ động trên đường đặt căn cứ dưới hầm ngầm; thứ ba, Trung Quốc cũng sẽ cân nhắc trước những sự phát triển phòng thủ tên lửa tương lai trên thế giới có thể phá hủy khả năng của Trung Quốc trong việc duy trì sức mạnh trả đũa mạnh mẽ nhằm ngăn chặn các kẻ thù tiềm tàng.

Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng phòng thủ tên lửa là nhân tố quan trọng nhất trong việc xác định các nhu cầu vũ khí hạt nhân trong tương lai của Trung Quốc. Ví dụ, nhà phân tích Diêu Vân Trúc khẳng định các kế hoạch triển khai phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến các toan tính hạt nhân của Trung Quốc. Do đó, để đạt được khả năng răn đe hạt nhân nhằm đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD), Trung Quốc có thể tăng kho vũ khí hạt nhân lớn gấp đôi, lên 200 đầu đạn hạt nhân và tương lai có thể lên tới 300 hoặc 400 đầu đạn. Trước mắt, Trung Quốc phải đánh giá lại hiệu quả của kho vũ khí hạt nhân hiện có để đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và nâng cao khả năng trả đũa. Nhưng đánh giá như vậy sẽ chỉ dẫn đến sự khác biệt về quy mô của kho vũ khí hạt nhân chứ không thay đổi bản chất cơ bản của chính sách hạt nhân của Trung Quốc. Nói cách khác, mục tiêu hiện đại hóa lực lượng tên lửa hạt nhân của Bắc Kinh là tiếp tục duy trì giá trị chính sách hạt nhân lâu dài của Trung Quốc.

Ảnh hưởng của những sự phát triển lực lượng tên lửa hạt nhân của Trung Quốc

Những năm gần đây, SAF đạt nhiều tiến bộ về phát triển các khả năng răn đe hạt nhân. Việc triển khai các ICBM cơ động trên đường sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng trả đũa mạnh mẽ mà Trung Quốc tìm kiếm lâu nay cho lực lượng tên lửa hạt nhân ngày càng phát triển, nhưng vẫn tương đối nhỏ. Trong 10 năm tới, Trung Quốc có thể tiếp tục tăng lực lượng tên lửa hạt nhân của SAF, bởi vì lực lượng này hiện vẫn là thành phần quan trọng nhất của sức mạnh răn đe hạt nhân. Có lẽ sự phát triển quan trọng nhất của Trung Quốc trên lĩnh vực này là việc triển khai các ICBM cơ động trên đường mang đầu đạn hướng vào nhiều mục tiêu độc lập.

Trung Quốc gần như chắc chắn không có kế hoạch sản xuất hàng nghìn vũ khí hạt nhân, nhưng việc phát triển các khả năng hạt nhân của Trung Quốc vẫn gây nên những ảnh hưởng to lớn. Thứ nhất, kho vũ khí hạt nhân ngày càng tăng của SAP sẽ biến Trung Quốc thành chủ đề quan trọng hơn trong các cuộc đàm phán về các thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân trong tương lai. Hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ trở thành vấn đề quan trọng hơn đối với Nga và Mỹ khi hai nước cắt giảm quy mô các kho vũ khí hạt nhân của họ. Hơn nữa, việc Trung Quốc tham gia tiến trình cắt giảm hạt nhân toàn cầu mà Tổng thống Obama đề ra trong bài diễn văn năm 2009 tại Praha, Cộng hòa Séc, cũng như của các cường quốc hạt nhân khác, cuối cùng sẽ bị đòi hỏi phải đạt tiến bộ hơn nữa tiến tới mục tiêu lâu dài nhằm xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân một mục tiêu đã được Chủ tịch Hồ cẩm Đào nhắc lại gần đây. Đánh giá tư thế hạt nhân năm 2010 của Mỹ thể hiện rõ thách thức này, trong đó nhấn mạnh Mỹ cũng sẽ can dự với các nước có vũ khí hạt nhân khác, kể cả Trung Quốc, bằng nhiều cách để mở rộng tiến trình cắt giảm hạt nhân trong tương lai.

Các học giả Trung Quốc dự đoán sắp tới Trung Quốc sẽ đối mặt với sức ép lớn hơn. Ví dụ, nhà phân tích Đằng Kiến Quần của Viện Nghiên cứu Quốc tế trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhận thấy các biện pháp của Mỹ chủ yếu vẫn tập trung vào Nga, nhưng ông khẳng định sớm muộn Mỹ sẽ ngày càng chú trọng vào các chính sách kiểm soát vũ khí của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không muốn rút khỏi tiến trình này, bởi vì kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tương đối nhỏ so với các kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ. Ngoài những tác động đên kiểm soát vũ khí, những thách thức ngày càng tăng do các khả năng và học thuyết phát triển của SAF cũng là lý do quan trọng. Đặc biệt một số tư tưởng của Trung Quốc về sử dụng lực lượng tên lửa để phát đi những tín hiệu nhằm đe dọa một kẻ thù làm tăng khả năng của những tính toán sai lầm hoặc làm tình hình leo thang trong một cuộc khủng hoảng. Một số hoạt động được diễn tả trong các tài liệu của Trung Quốc không những thể hiện quyết tâm hoặc cảnh báo mà còn chuẩn bị tiến hành các đòn tấn công tên lửa hạt nhân thực sự, từ đó làm giảm khả năng của các nhà hoạch định chính sách trong việc quản lý thành công một cuộc khủng hoảng hoặc thậm chí khiến một cuộc xung đột leo thang chứ không thể giảm bớt sự phá hủy của cuộc xung đột đó.

Thực tế một số chuyên gia Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại trước những tính toán sai lầm có thể làm tăng tính răn đe trong một cuộc khủng hoảng hạt nhân hoặc một cuộc xung đột thông thường. Ví dụ một tài liệu của SAF cho rằng các đơn vị thuộc lực lượng tên lửa của Trung Quốc có thể có ý định răn đe đối phương bằng cách phóng các tên lửa giả. Đối với các hệ thống tên lửa hạt nhân cơ động sử dụng nhiên liệu rắn của Trung Quốc, điều này sẽ bao gồm việc triển khai lực lượng tên lửa cơ động đến các khu vực huấn luyện và các bãi phóng giả ngay trước khi các vệ tinh do thám của đối phương bay qua đầu. Sau đó các đơn vị tên lửa cơ động có thể chuẩn bị các thiết bị, đặt tên lửa thẳng đứng và kiểm tra trước khi phóng. Các tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng của Trung Quốc cũng có thể tiến hành chuẩn bị phóng giả. Mục đích làm cho đối phương tin rằng các lực lượng tên lửa của Trung Quốc chuẩn bị tấn công các mục tiêu của đối phương nhằm thuyết phục đối phương từ bỏ những hành động đe dọa Trung Quốc. Theo tài liệu của SAF, những vụ phóng tên lửa giả như vậy khiến đối phương tin rằng lực lượng tên lửa của Trung Quốc đang sẵn sàng chờ cơ hội hoặc tiến hành các cuộc diễn tập trước khi tấn công. Vì vậy, đối phương sẽ xem xét hậu quả và từ bỏ một số hành động đe dọa Trung Quốc.

Mặc dù nhận thấy nguy hiểm, từ những hành động có ý đồ răn đe đối phương, có thể đẩy tình hình leo thang, nhưng giới phân tích Trung Quốc ít thảo luận các rủi ro. Ví dụ, nhà phân tích Triệu Hi Tuấn cho rằng SAF phải xác định mức độ răn đe để phát huy tối đa các cơ hội nhằm đạt được các kết quả mong đợi. Nếu mức độ đe dọa quá thấp, nó sẽ không ảnh hưởng đến đối phương. Nhưng nếu mức độ răn đe quá lớn, kẻ thù có thể có phản ứng tuyệt vọng. Ông Triệu cũng, lưu ý, các hoạt động răn đe bất ngờ có thể đẩy căng thẳng leo thang nếu những hành động răn đe đó không đúng thời điểm. Ông khẳng định lựa chọn chính xác thời điểm răn đe của lực lượng tên lửa sẽ tác động trực tiếp đến tiến bộ và kết quả của răn đe. Nếu lựa chọn thời điểm thích hợp, lúc đó răn đe sẽ ngăn chặn đối phương, ngăn chặn bùng nổ chiến tranh và đạt được mục tiêu hòa bình. Ngược lại nếu lựa chọn thời điểm răn đe không phù hợp, lúc đó răn đe có thể làm tình hình xấu đi, thậm chí dẫn đến bùng nổ xung đột và mở rộng chiến tranh. Nhưng chưa rõ các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ xác định thế nào là thời điểm rõ ràng. Quan trọng hơn, họ dường như không đánh giá tỉ mỉ các đôi phương tiềm tàng sẽ phản ứng ra sao trước những hành động có khả năng gây nên một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột và đây là vấn đề cực kỳ thách thức và rất nguy hiểm cho Trung Quốc./.

5 bình luận to “1027. CÁC TOAN TÍNH HIỆN ĐẠI HÓA LỰC LƯỢNG HẠT NHÂN CỦA TRUNG QUỐC”

  1. wh0cd729285 Augmentin Antibiotic Clomid Over The Counter allopurinol online

  2. http://hatinh24h.com.vn Mời bạn đọc và theo dõi

  3. công dân suy tư said

    ABS ơi, hình như đoạn này chưa dịch: Mặc dù cả hai gần như đã giảm một nửa kho vũ khí hạt nhân của họ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tổng số vũ khí hạt nhân của họ là vẫn còn lớn hơn gấp nhiều lần so với của các quốc gia với các lực lượng hạt nhân nhỏ. Chỉ khi hai cường quốc hạt nhân đã giảm kho vũ khí của họ đến một mức độ thích hợp Trung Quốc sẽ theo ” Tuy nhiên, cần lưu ý, các nhà phân tích có liên hệ với Chính phủ Trung Quốc đã không nêu ra số lượng sẽ được coi là” mức độ thích hợp.” Điều này cho thấy rằng Bắc Kinh sẽ vẫn còn miễn cưỡng khi tham gia vào các cuộc đàm phán như vậy.

    Thứ hai, ngoài các tác động của việc kiểm soát vũ khí, thách thức đối với quản lý sự leo thang mà phát sinh từ năng lực ngày càng tăng của SAF và học thuyết phát triển cũng phải xem xét. Đặc biệt, một số người của Trung Quốc suy nghĩ với việc sử dụng các lực lượng tên lửa để gửi tín hiệu nhằm gây ảnh hưởng đến đối thủ sẽ làm tăng khả năng tính toán sai lầm hay sự leo thang khủng hoảng do sơ xuất.
    Nguy cơ tính toán sai lầm có thể gia tăng do sự không chắc chắn về thông điệp mà một bên đang cố gắng truyền đạt cho bên kia hoặc do quá tự tin trong khả năng kiểm soát sự leo thang. Một số các hoạt động truyền tín hiệu được mô tả trongcác ấn phẩm Trung Quốc có thể dễ dàng được giải thích không phải là thể hiện một quyết tâm hay một cảnh báo, mà là một sự chuẩn bị để tiến hành các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân thực tế, điều này có thể làm giảm khả năng hoạch định chính sách để quản lý thành công một cuộc khủng hoảng đang diễn ra hoặc thậm chí leo thang cuộc xung đột hơn là hạn chế sự phá hoại của nó.
    lấy tại đây:
    http://gocsan.blogspot.com/2012/05/chinese-nuclear-force-modernization-how.html

  4. Đình said

    Y như 1 bệnh nhân vừa lành bệnh với ảo tưởng sẽ đi tập tạ,Như 1 người mới học võ biết sơ dăm ngón nghề,TQ với ảo vọng thay thế Mỹ,Nga để thống lĩnh thế giới bằng sức mạnh hạt nhân,trước mắt là bành trướng lãnh thổ,thổi phồng khả năng.TQ đang dọa nạt cả thế giới.Ỷ thế đông dân nhất hành tinh,TQ có 1 vài nước chư hầu mà không có đồng minh,ào tưởng phát động chiến tranhcua3 TQ sẽ sớm bị đè bẹp trong trò chơi thử lửa dại dột.Mông ,Hồi ,Mãn ,Tạng xé nát TQ y như Liên bang Xô Viết xưa vậy

  5. Văn Đức said

    Răn đe và bị răn đe

    Phân tích của các chuyên gia quân sự Tàu về cung cách và hiệu quả của “răn đe” là hợp lý; Nhưng việc tiến hành “thực địa” chứng tỏ không đơn giản như phương châm “tri kỷ, tri bỉ”.
    Thao diễn lực lượng trước Philippine là đã muốn răn đe; Nhưng Tàu đã chưa biết được hậu quả mà họ đang phải gánh chịu. – Tham thì thâm, lầm thì … lụi!

Bình luận về bài viết này