BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

807. IXRAEN CUỐN THEO LÀN GIÓ “MÙA XUÂN ARẬP” (Phần 2)

Posted by adminbasam trên 14/03/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

IXRAEN CUỐN THEO LÀN GIÓ “MÙA XUÂN ARẬP”

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 13/3/2012

(phn cuối)

TTXVN (Angiê 4/3)

Xích lại gần Libi

Tạp chí “Statafrik” dẫn lời ông Ahmed Chaâbani, người phát ngôn của Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libi (NTC), cho biết Libi thấy cần phải thiết lập quan hệ ngoại giao với Ixraen, đồng thời bằng “mẹo” đó thăm dò dư luận ở các nước Arập. Đối với Ixraen, sự có mặt của họ tại Libi sẽ giúp kiểm soát được chặt chẽ hơn tình hình buôn lậu vũ khí, mối đe dọa của khủng bố trong vùng, nhưng chủ yếu vẫn là củng cố vị thế của nước này về phương diện ngoại giao.

Theo tạp chí này, Libi luôn có thái độ mập mờ đối với Ixraen, lúc thế này lúc thế khác trong quan hệ với Nhà nước Do Thái. Cả chế độ Gaddafi lẫn quân nổi dậy đều đến với Ixraen để được hỗ trợ về chính trị và vật chất. Sau khi chế độ Gaddafi sụp đổ, Chính phủ Ixraen hy vọng xích lại gần với NTC. Điều oái oăm là trong suốt 40 năm cầm quyền, đại tá Gaddafi tỏ ra là một trong những người phê phán Nhà nước Do Thái quyết liệt nhất. Đấy là vị đại tá trẻ tuổi trước đó đã nhận được một bài học từ Tổng thống Tuynidi Bourguiba, người đã khuyên ông nên quay sang với Ixraen.

Tuy nhiên, cái chết của đại tá Gaddafi báo hiệu một kỷ nguyên mới giữa nước Libi mới và Ixraen, đồng thời cho thấy Ixraen sẽ thực hiện chính sách xích lại gần nước này. Cata đã dùng mọi ảnh hưởng của mình trong thế giới Arập để cải thiện hình ảnh của Ixraen trong các nước Arập và làm cho Ixraen hấp dẫn hơn trong con mắt của người dân Libi. Về phần mình, Ixraen cam kết tạo điều kiện và làm tăng ảnh hưởng của Cata, đặc biệt giúp nước này thực hiện được ước muốn từ lâu: đó là đóng một vai trò thiết yếu trong tái thiết và phát triển ở dải Gada.

Ngay từ mùa Hè 2001, Bernard-Henry Lévy, triết gia người Pháp gốc Do Thái, đã nói rằng các nhà lãnh đạo tương lai của Libi ủng hộ việc thiết lập mối quan hệ với chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Đây là thời cơ lớn đối với Ixraen để trở lại thiết lập mối quan hệ thân thiện với Libi. Chính phủ Ixraen đang chuẩn bị mở đại sứ quán tại Libi và đại sứ Ixraen tương lai ở Tripoli có thể sẽ là ông Raslan Abu Rukun, một người Ixraen gốc Arập, hiện là Phó lãnh sự Ixraen tại Atlanta.

Ixraen từng thất vọng với những gì đã xảy ra với Irắc. Ixraen giúp phe đối lập nước này với hy vọng thiết lập quan hệ ngoại giao sau khi Saddam Hussein sụp đổ. Nhưng chế độ mới sau khi được thành lập ở Irắc lại trở lại với lập trường cũ dựa trên luận thuyết của Liên đoàn Arập. Còn Ixraen vẫn bị cô lập với các dân tộc khác.

Do vậy, Ixraen đã từ chối đưa ra lập trường chính thức đối với bên này hay bên kia vì cả hai bên đều đòi trước hết phải chính thức công nhận họ. Kinh nghiệm cho Ixraen thấy lời hứa thường không được thực hiện. Một số đoàn đã bí mật đến Giêruxalem, nhưng không một thỏa thuận nào được quyết định.

Tháng 3/2011, mạng Inyan Merkazi cho biết một công ty của Ixraen tiến hành tuyển mộ lính đánh thuê ở nhiều nước châu Phi cho đại tá Gaddafi. Công ty này nằm dưới sự lãnh đạo của một số sĩ quan quân đội Ixraen đã về hưu. Nguồn tin Ai Cập cho biết giám đốc công ty này trước đó đã gặp Thủ tướng Ixraen, Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng, Ehud Barak, và-Giám đốc Cơ quan tình báo quân sự, Aviv Kokhavi. Tất cả dường như đều ủng hộ việc giúp đỡ trực tiếp đại tá Gaddafi. Các nhà lãnh đạo Ixraen sợ Gaddafi bị lật đổ sẽ dẫn đến sự ra đời một chế độ Hồi giáo cực đoan.

Mối quan hệ giữa Libi và Ixraen trở nên hòa dịu trong năm 2010 khi Ixraen cho phép Libi tài trợ dự án tái xây dựng 1.250 nhà định cư ở dải Gada. Một ngày trước khi nhận được giấy phép, ngày 9/8/2010, đại tá Gaddafi muốn cho thấy thiện chí của mình nên đã trả tự do cho nhà nhiếp ảnh Ixraen Raphael Haddad, bị giam giữ bí mật trong 5 tháng ở Libi sau khi bị kết tội làm gián điệp cho Mossad. Ngày hôm sau, Liên hợp quốc công bố chương trình tái thiết Gada với khoản tài trợ của Tripoli trị giá 34,6 triệu euro.

Tuy nhiên, Chính phủ Ixraen chưa bao giờ lơ là tiếp xúc với Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libi. Một số thành viên thể chế này đã được tiếp đón tại Giêruxalem để thảo luận và dường như đã đạt được thỏa thuận cụ thể. Ixraen tuyên bố ủng hộ quân nổi dậy với hy vọng phe này sẽ thành công trong việc thành lập ở Libi một chính phủ dân chủ.

Hy vọng hiện nay vẫn còn khi chế độ ở Libi thay đổi. Chính quyền Ixraen tuy nhiên tỏ ra lo ngại khi thấy các tổ chức khủng bố chiếm đoạt một phần kho vũ khí của Libi. Các cơ quan tình báo Ixraen cho biết một khối lượng lớn vũ khí được vận chuyển từ miền Nam Libi đến dải Gada qua bán đảo Sinai, trong đó có cả súng cối và tên lửa.

Chính vì vậy, Ixraen muốn kiểm soát các hoạt động này bằng cách lập một đầu cầu ở Libi. Cơ quan tình báo Ucraina đã công bố một tài liệu tối mật nói đến một thỏa thuận được ký giữa NTC và Chính phủ Ixraen. Các nhà lãnh đạo mới của Libi cam kết cho phép lập một căn cứ quân sự của Ixraen ở vùng Núi Xanh trên lãnh thổ mình. Tài liệu nói trên có tiêu đề “Israel Defense Forces’’ nói rõ rằng để đổi lại, Ixraen cam kết yêu cầu NATO tăng cường không kích vào lực lượng Chính phủ Libi và vận động các nước Arập ủng hộ sự nghiệp của NTC. Hợp đồng này đã bắt đầu được thực hiện.

Các nước Arập, đặc biệt là Angiêri, không thích thú khi thấy Ixraen có mặt ở biên giới của mình, bởi lẽ Al-Qaeda tại Bắc Phi (AQIM) có thể lấy đó làm cái cớ để vũ trang và tăng cường tấn công trong khi tổ chức khủng bố này đã bị quân đội Angiêri giáng cho nhiều thất bại.

Mặc dù các cuộc thảo luận diễn ra trước khi triết gia người Pháp gốc Do Thái Bernard-Henri Lévy đến Giêruxalem, song dường như thỏa thuận này đạt được là nhờ nhân vật này làm trung gian. Có thể ông Bernard-Henri Lévy- đã chuyển một thông điệp của quân nổi dậy Libi tới Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong một cuộc gặp tại Giêruxalem. Phó Chủ tịch NTC, Abdul Hafiz Ghoga, nói rằng không có thông điệp này, song ông Bernard-Henri Lévy vẫn khẳng định thông tin đó là đúng. Ông tuyên bố: “Tôi đã chuyển tới Thủ tướng (Benjamin Netanyahu-TTXVN) một thông điệp miệng của Hội đồng (NTC-TTXVN) này, trong đó điểm chủ chốt là chế độ tương lai ở Libi sẽ là một chế độ ôn hòa và chống khủng bố, quan tâm đến công lý cho người Palextin và an ninh cho Ixraen.”

Chính phủ của Thủ tướng Netanyahu đã đầu tư nhiều về vật chất và chính trị để được Libi công nhận vì đây là một nước Arập.

Hơn nữa, Tổng thống Ixraen Shimon Pérès đã khẳng định thêm lập trường này của Ixraen khi hoan nghênh quân nổi dậy Libi chống chế độ của đại tá Gaddafi, gọi cuộc đấu tranh của họ là “cuộc chiến vì tự do” và cuộc nổi loạn của họ là “cuộc nổi dậy của dân chúng vì tự do của nhân dân Libi”.

Palextin hay ẩn số của phương trình

Sau khi thất bại trong việc đề nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận Nhà nước Palextin, Tổng thống Mahmoud Abbas tiếp tục cuộc đấu tranh giành quyền thành lập Nhà nước Palextin cho người Palextin. Ngày 31/10, Palextin chính thức trở thành thành viên thứ 195 của Tô chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO). Ngày 13/12, lá cờ Palextin lần đầu tiên được kéo lên tại trụ sở tổ chức này ở Pari, trong khi chờ đợi một Nhà nước Palextin có chủ quyền ra đời và tồn tại bên cạnh Nhà nước Ixraen.

Phát biểu tại trụ sở UNESCO ở Pari, Tổng thống Nhà nước Palextin, Mahmoud Abbas, tuyên bố: “Ngày hôm nay, chúng tôi là thành viên của UNESCO. Chúng tôi hy vọng cũng bằng cách này, nhân dân Palextin sẽ có một Nhà nước độc lập, một Nhà nước có thể sống hòa bình bên cạnh Ixraen và chúng tổi hy vọng điều đó sẽ không còn xa nữa.” Theo nhận xét của chuyên gia Fares Chahine, như vậy, người Palextin đã bắt đầu chuyển sang một chính sách khác, đó là một kiểu đấu tranh chính trị và tuyên truyền, và đã chính thức từ bỏ đấu tranh vũ trang.

Phân tích trên tạp chí,“Arabies”, ông Fares Chahine cho rằng sau một thời gian dài là người đối thoại chính của Palextin, sau sự kiện trên, Tổng thống Mahmoud Abbas giờ không còn được Ixraen và phương Tây ưa thích nữa. Thậm chí Chính phủ Ixraen còn muốn loại ông khỏi sân khấu chính trị. Không phải vì đột nhiên ông trở thành người ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang mà chỉ vì ông đã dám lên tiếng trước thế giới tại Liên hợp quốc đòi dân tộc mình được quyền độc lập và có chủ quyền tại các vùng lãnh thổ Palextin bị chiếm đóng từ năm 1967.

Trả lời câu hỏi liệu chủ trương đó có dẫn đến cái gì không, chuyên gia Fares Chahine khẳng định là “có”. Người Palextin đang làm điều mà Ixraen đã từng làm. Khi David Ben Gourion tuyên bố thành lập Nhà nước Ixraen vào tháng 5/1948, ông làm được điều đó là nhờ có Liên hợp quốc. Nhưng tình hình và bối cảnh bây giờ khác.

Làm sao trừng phạt Tổng thống Chính quyền Palextin đây? Câu hỏi này xuất hiện trong đầu các nhà lãnh đạo cánh hữu Ixraen, đứng đầu là Thủ tướng và thủ lĩnh đảng Likud, Benjamin Net nyahu, và Bộ trưởng Ngoại giao của ông, Avigdor Lieberman, đồng thời là thủ lĩnh đảng cực hữu Ixraen Beitenou. Liệu có nên bao vây về quân sự không? Người tiền nhiệm của Tổng thống Mahmoud Abbas là cố Tổng thống Yasser Arafat đã từng bị như vậy và qua đời vào tháng 11/2004 trong hoàn cảnh chưa rõ ràng, sau hơn 3 năm bị “cầm tù” tại văn phòng của ông ở Ramallah trong vùng bờ Tây sông Gioócđan bị chiếm đóng. Những tuyên bố của Ngoại trưởng Avigdor Lieberman được Chính quyền Palextin đánh giá thực sự là lời kêu gọi thủ tiêu con người Tổng thống Abbas. Nhưng kịch bản này xem ra khó thực hiện do có những thay đổi sâu rộng trong các nước Arập sau các cuộc cách mạng của dân chúng.

Điều này lại càng đúng ở Ai Cập, với sự sụp đổ của Tổng thống Hosni Mubarak và chế độ của ông vốn nhắm mắt làm ngơ trước hành động của Ixraen. Vậy tại sao không tận dụng sự chia rẽ giữa phong trào Fatah của Tổng thống Abbas và phong trào Hamas của Khaled Meshaal để giáng một đòn để ông không bao giờ gượng dậy được nữa? Đối với một số nhà

quan sát, việc thúc đẩy nhanh cuộc thương lượng để người lính Ixraen Gilaad Shalit được trả tự do đổi lấy 1.027 tù nhân Palextin, chủ yếu là nhằm chống lại Tổng thống Abbas. Việc ấy lại diễn ra trong bối cảnh sự ủng hộ của dân chúng đối với ông đã suy giảm đáng kể trong các vùng lãnh thổ Palextin bị chiếm đóng, sau khi ông phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, chính thức đề nghị công nhận Palextin là thành viên chính thức của tổ chức quốc tế này. Một trong những mục đích của cuộc thương lượng giữa Chính phủ Ixraen và phong trào Hamas, đang kiểm soát dải Gada từ tháng 6/2007 và một “đồng minh khách quan” của Ixraen, là đánh vào độ tin cậy của Tổng thống Abbas bằng cách làm tăng độ tin cậy của phong trào Hamas và các nhà lãnh đạo phong trào này.

Hơn nữa, Thủ tướng Ixraen tiếp tục khai thác chia rẽ trong nội bộ người Palextin để gây ngờ vực đối với tính đại diện của Tổng thống Mahmoud Abbas với tư cách là tổng thống của tất cả người Palextin và qua đó là đối tác đáng tin cậy của Palextin trong mọi tiến trình hòa bình với Ixraen. Đối với Ngoại trưởng Ixraen, Avigdor Lieberman, người có thể được coi là người phát ngôn của phái cực hữu Ixraen, Nhà nước Do Thái thích nhất là nói chuyện và thương lượng với những người Palextin sinh ra và lớn lên ở bờ Tây sông Gioócđan. Như vậy, ông Lieberman muốn chọn các nhà lãnh đạo Palextin theo ý mình để chắc chắn họ sẽ không bao giờ nói không với chính sách bành trướng hiện nay của Chính phủ Ixraen tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, để cuối cùng ngăn chặn mọi ý đồ thành lập một Nhà nước Palextin xứng đáng với tên gọi của nó.

Trong khuôn khổ loại bỏ Tổng thống Mahmoud Abbas về mặt chính trị, nhưng lần này là trên phương diện quốc tế, Chính phủ Ixraen đệ trình một kiến nghị lền Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Tổng thư ký tổ chức này, Ban Ki-Moon, chính thức phản đối Tổng thống Chính quyền Paiextin vì điều mà ông nói (gọi đó là “dấu ấn của mình”) về việc tên tửa được bắn từ dải Gada sang Ixraen, cho dù ngay lúc đó ông thừa nhận người chịu trách nhiệm an ninh ở vùng đất này là phong trào Hamas.

Theo một chuyên gia khác, Antoine Sfeir, tình hình là rất nghiêm trọng, theo nghĩa Chính phủ Ixraen hiện nay dường như sẵn sàng làm điều xấu nhất để loại bỏ Tổng thống Abbas mà họ coi là mối nguy hiểm chiến lược. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với người Palextin phải chấm dứt chia rẽ nội bộ và đối với thế giới Arập phải tạo điều kiện cho Palextin thực hiện chính sách của mình.

Mặt khác, trên thực địa, Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu đang tiến hành một chiến dịch lấn dần lãnh thổ thực sự. Sau chuyến công du Trung Đông, ông Antoine Sfeir cho biết có đến một số làng mới thấy là không thể vào được và điều khủng khiếp, theo nghĩa đó, là Ixraen đang khép chặt vận mệnh của người Palextin. Theo ông, một người không có được vận mệnh có thể trở thành một kẻ khủng bố vì lúc đó họ không còn gì để mất nữa. Chẳng hạn, một người được học hành và trở thành thầy thuốc, nhưng bệnh nhân không đủ tiền để trả cho thầy thuốc. Vậy là phải cho người bệnh chịu và đến lượt người thầy thuốc đó cũng phải mua chịu của người bán hàng dược phẩm, người bán hàng dược phẩm lại mua chịu của nhà cung cấp, cứ thế đến một lúc nào đó chiếc vòng đó sẽ bị phá vỡ và vận mệnh của con người sẽ bị hủy hoại.

Được hỏi về khả năng thiết lập hòa bình ở Trung Đông và liệu Ixraen có quan tâm đến việc làm lành với Palextin hay không, hay đợi xem các quân bài được phân chia trong vùng như thế nào, chuyên gia Antoine Sfeir nhận xét trong vài năm trở lại đây, vùng Trung Đông đã bị “băm nhỏ”, có thể nói rằng bị chia thành từng cộng đồng. Trong hồi ký của Moshé Sharett, cựu Ngoại trưởng Ixraen, có một câu nói rằng “Ixraen chỉ có thể có tương lai ở vùng này trong khuôn khổ các thực thể cộng đồng, sắc tộc hay tôn giáo”. Giờ đây, điều này đã xảy ra. Irắc là ba nước trong một, thực chất là các bang, do Quốc hội quyết định. Vật hy sinh là các tín đồ Thiên chúa giáo. Tại sao? Bởi vì họ có mặt ở khắp vùng, nhưng lại không có vùng lãnh thổ của riêng mình. Libăng cũng vậy. Tại Bâyrút, tín đồ Thiên chúa giáo có một thực thể của riêng họ, cộng đồng Druze cũng vậy, tín đồ dòng Sunni sống ở vùng ven biển. Những người duy nhất không có vùng lãnh thổ của riêng mình chính là tín đồ dòng Shiite bởi lẽ 40% dân số ở Nam Libăng không theo dòng Shiite và 55% dân số vùng Bekaa cũng vậy. Như vậy là quá nhiều và ở một xứ rộng lớn như vậy, không thể di chuyển dân chúng theo tiêu chí tôn giáo được.

Ngay từ đầu, người ta nói chiến tranh ở Libăng là một cuộc nội chiến. Nhưng 8 năm cho thấy điều đó là không đúng vì luôn có một yếu tố bên ngoài. Đó là người Palextin vào năm 1975, người Xyri vào năm 1976, người Arập vào năm 1977 với lực lượng răn đe Arập, nghĩa là người Arập Xêút, người Xuđăng, người Libi và người thuộc Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Năm 1978 đến lượt người Ixraen rồi tiếp đó là năm 1982. Chỉ đến tháng 9/1983 mới nổ ra đối đầu giữa dân quân Druze và dân quân Thiên chúa giáo. Ngoài ra còn lực lượng dân quân bao gồm 30.000 người có vũ trang, tính cả người Palextin, và chiếm 1% dân số. Hiện nay, kết quả là người bên này sợ người bên kia, Nếu mai kia Xyri thay đổi, với người Alawite kiểm soát dải ven biển, và nếu việc phân chia Libăng được thể chế hóa thì sẽ là dấu chấm hết.

Chuyên gia Antoine Sfeir cho rằng rõ ràng là Ixraen đã thắng vì ông chủ trương Nhà nước Do Thái và đề nghị Tổng thống Mahmud Abbas công nhận Ixraen như một Nhà nước chỉ riêng của người Do Thái. Điều đó có nghĩa là cái mà họ gọi là người Ixraen gốc Arập là không đúng, mà thực tế đó là người Ixraen nhưng không phải Do Thái. Song Thủ tướng Benjamin Netanyahu muốn như vậy để khiến người khác hiểu rằng không thể là người Ixraen nếu không phải là Do Thái. Tất cả những điều đó cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nhưng chuyên gia Antoine Sfeir sợ sự việc sẽ không tiến triển. Xyri sẽ làm gì trong tương lai nếu Tổng thống Bashar al Assad lại làm chủ được tình hình an ninh? Hiện ông đang bị cô lập, đang bị suy yếu. Để thoát khỏi tình trạng đó, ông sẽ làm lành với Ixraen. Theo đà đó, Libăng ngay lập tức cũng “ký cả hai tay” vì người dân ở vùng Chebaa hay cao nguyên Gôlan đã nói họ “không cần thứ gì cả” miễn là để cho họ làm việc của họ. Cộng đồng người Druze ở cao nguyên Gôlan, tuy chiếm đa số trong vùng, cũng đang đề nghị được trở lại làm người Xyri.

Điều đó, theo chuyên gia Antoine Sfeir, có nghĩa là người Xyri sẽ xóa bỏ tình đoàn kết giữa họ với người Palextin vì tình đoàn kết của người Xyri đối với người Palextin chỉ được coi là một thứ công cụ. Đó chính là khả năng gây hại của Xyri. Nếu sau này Xyrivà Libăng làm lành với Ixraen, Tổng thống Bashar al Assad sẽ được xem như một Sadate mới. Ông sẽ thoát khỏi tình trạng bị cô lập và sẽ không còn bị suy yếu nữa. Đến lúc đó, người Palextin sẽ trở thành vật hy sinh.

Các con bài hiện nay đúng là đang được chia lại. Hiện Ixraen đang thắng thế về phương diện triết lý. Iran là một cường quốc vùng. Cường quốc vùng này, lần đầu tiên từ thế kỷ 10 đến nay, đã thành công trong việc sử dụng dòng Shiite, tức là tôn giáo, làm công cụ để làm sao để chế Ba Tư dịch biên giới về phía không gian Arập. Đó là điều chưa bao giờ xảy ra. Đó là một cuộc chiến tranh nghìn năm giữa nguời Ba Tư và người Arập. Cuộc chiến tranh ở Irắc là cuộc chiến giữa tín đồ dòng Sunni và dòng Shiite, giữa người Ba Tư và người Arập. Đó cũng là một cuộc chiến chiến lược nhằm kiểm soát vùng Vịnh, nơi 65% lượng dầu mỏ đi qua để đến các nước phương Tây, kể cả Nhật Bản. Ngày nay, không thể có hòa bình nếu bỏ qua Iran.

Giải pháp nào cho phù hp?

Trong khoảng một năm trở lại đây, nhiều bài phân tích nói về “Mùa Xuân Arập” hay các cuộc nổi dậy của dân chúng ở nhiều nước Arập chủ yếu tập trung vào diễn biến tình hình, thực trạng chính trị, kinh tế và xã hội ở các nước có liên quan, song ít đề cập đến một khía cạnh quan trọng của các cuộc cách mạng này hơn. Đó là tương lai của mối quan hệ giữa thế giới Arập và Ixraen. Trong bài viết đăng trên tờ “Le Quotidien d’Oran” dưới đây, chuyên gia Amine Esseghir phân tích vị thế của Ixraen cũng như của các nước Arập, quan điểm của mỗi bên để qua đó dự báo mối quan hệ giữa hai bên trong bối cảnh mới do “Mùa Xuân Arập” tạo ra.

Cho dù tính hợp pháp của họ đã và vẫn luôn luôn được đề cập đến, song phần lớn các Nhà nước Arập vẫn luôn biết cách thích nghi với dư luận ở nước mình liên quan đến vấn đề Palextin. Tuy được thể hiện bằng những lời hô hào và tuyên bố nhiều hơn là bằng hành động cụ thể, song không thể không nhận thấy về vấn đề đó, cả Nhà nước lẫn dân chúng ở các nước này đều có cùng một quan điểm. Như vậy, chính quyền các nước này – được thiết lập sau cách mạng ở hầu hết các nước Arập và về nguyên tắc sẽ nhận được bảo đảm về dân chủ và tôn trọng ý chí của dân chúng – dĩ nhiên sẽ phải đưa ra quan điểm về tương lai của mối quan hệ đối ngoại của nước

mình. Tuyên bố và hành động cụ thể của họ bắt buộc phải tính tới yếu tố Palextin. Và như vậy, đề cập đến vấn đề Palextin cũng có nghĩa là phải nói đến yếu tố Ixraen và tương lai của mối quan hệ giữa các Nhà nước Arập và Nhà nước Ixraen.

Trước mắt, dường như điều đó không phải là hiển nhiên bởi lẽ dân chúng ở các nước Arập, do từ tháng 1/2011 bận bịu với những vấn đề cấp bách về chính trị và xã hội nên dành ít thời gian và sức lực hơn cho sự nghiệp của tất cả các dân tộc Arập, đó là Palextin. ít thời gian cũng không có nghĩa là trong bối cảnh hiện nay không có một chút thời gian nào, bằng chứng là dịp kỷ niệm sự kiện Nakba, ngày diễn ra thảm kịch của người Palextin khi họ bị chiếm đất và bị đuổi đi sống lưu vong cách đây 63 năm Trong lịch sử loài người, sự kiện này chắc chắn cần được đưa vào danh sách các vụ bất công tồi tệ nhất mà thế giới được chứng kiến.

Hệ quả đáng nhớ là lễ kỷ niệm sự kiện này diễn ra với người chết và người bị thương. Năm nay, 12 người Palextin bị giết ở cao nguyên Gôlan và biên giới Libăng. Các vụ đối đầu nổ ra ở gần biên giới Palextin, Libăng và trên phần cao nguyên Gôlan thuộc Xyri bị chiếm đóng, trong lúc các cuộc biểu tình bị đàn áp khốc liệt bởi quân đội Ixraen khi họ không ngần ngại xả súng vào người biểu tình. Để trốn tránh trách nhiệm, quân đội Ixraen đổ lỗi cho Chính phủ Xyri đã tổ chức cuộc biểu tình bạo lực này nhằm đánh lạc hướng dư luận về những gì đang xảy ra tại các thành phố của nước này. Tuy nhiên, kể cả khi tình hình xấu đi ở Xyri, những hành động bất công của Ixraen cũng sẽ không rơi vào lãng quên và dĩ nhiên sẽ lại càng không bị lãng quên khi chế độ của Tổng thống Bashar al Assad bị thay thế.

Tại Ai Cập, nơi cuộc cách mạng đang diễn ra, có ít nhất 353 người bị thương vào cùng ngày hôm đó trước Đại sứ quán Ixraen tại Cairô trong một cuộc biểu tình đánh dấu sự kiện người Palextin bị chiếm đất. Cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán đám đông định vượt qua hàng rào dựng lên trước cơ quan đại diện của Ixraen. Hơn bao giờ hết, dân chúng ở các nước Arập biết và nhận thức được ý nghĩa của cuộc nổi dậy, Một khi lật đổ được những kẻ độc tài ở nước mình, họ sẽ tính sổ với những bất công mà họ đang phải chịu đựng. Nhưng chắc chắn là sẽ còn nhiều người chết trước khi người Palextin được công nhận có quyền được là chính mình ở trên mảnh đất của chính mình.

Tuy lúc này chưa thể xác định được rõ ràng hình thái tương lai mối quan hệ giữa các nước Arập và Ixraen, song đã có thể phác thảo được câu trả lời của Ixraen. Nước này không hoan nghênh các cuộc nổi dậy ở các nước Arập. Nước này cũng không tỏ ra hứng thú như người ta đã thấy và nhận thấy ở phương Tây. Các cuộc cách mạng hiện nay hay “Mùa Xuân Arập” khiến người ta lo sợ vì đã biết được thế nào là chính kiến của dân chúng. Chính những người dân đó đã từng bị cấm phát ngôn ngoài khuôn khổ quy định. Quả thực là cho đến lúc đó, Ixraen ở trong thế có thể nói mình là nền dân chủ thực sự duy nhất giữa các chế độ độc tài. Tuy nhiên, cũng chính những chế độ độc tài đó đã chơi con bài an ninh của Ixraen khi đánh đổi lấy sự côns nhận hoặc tôn trọng của phương Tây, thậm chí lấy viện trợ kinh tế như trường hợp Ai Cập. Nhưng sẽ khó áp đặt chính sách đối ngoại cho các nước này khi họ được tôn trọng nhờ trở thành người đại diện chân chính hơn cho nhân dân nước họ và dân chủ hơn. Lúc đó Ixraen sẽ đưa ra lập luận gì đây? Giương ra mối đe dọa hạt nhân Iran để đánh lạc hướng dư luận chăng? Hay ký ngay một thỏa thuận hòa binh với Xyri?

Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng AFP hồi tháng 4/20 11, Thủ tướng Ixraen, Benjamin Netanyahu, tuyên bố: “Mùa Xuân Arập có thể biến thành “Mùa Đông Iran”. Như vậy, đối với Ixraen, nguyện vọng dân chủ của các dân tộc Arập và gây mất ổn định các chế độ hiện tại có nguy cơ phục vụ cho cuộc chơi của Iran và phái Hồi giáo chính trị, cụ thể ở Ai Cập. Nói rất nhanh và hành động cũng rất nhanh, Iran ngay lập tức thấy ngay hệ quả. Đó là hành động phá hoại và thao túng nhằm làm gia tăng tình trạng chia rẽ trong chính giới Iran. Ông Oded Eran, Giám đôc Viện nghiên cứu an ninh quốc gia Ten Avíp, đã nói như vậy trong một lần trả lời phỏng vấn hồi tháng 2/2011.

Còn về Xyri, ông Eyal Zisser, Hiệu trưởng trường Đại học Ten Avíp và chuyên gia về Xyri, nói rằng không gì cho thấy những gì sẽ xảy ra trong tương lai sau Tổng thống Bashar al Assad sẽ tồi tệ hơn, dưới hình thức như Al-Qaeda hay một tình hình hỗn loạn như ở Irắc.

Tại Ai Cập, chỉ riêng tuyên bố của ông Nabil al Arabi, lúc đó là Ngoại trưởng trong chính phủ chuyển tiếp, về giá khí đốt của Ai Cập bán cho Ixraen hay vấn đề phong tỏa dải Gada đã khiến Thủ tướng Ixraen, Benjamin Netanyahu, phải công khai bày tỏ mối lo ngại.

Trong bối cảnh nhiều mối nguy như vậy, ngoài việc chuẩn bị quân đội để tiến hành một cuộc chiến trên nhiều mặt trận, liệu Ixraen có còn giải pháp nào khác không? Một cuộc chiến được minh chứng bằng tổng của tất cả các nỗi sợ. Ixraen, nước dựa vào một sự bất công không có giới hạn, và ngoài việc minh chứng sự tồn tại của mình bằng một mối đe dọa cũng không có giới hạn, rốt cuộc liệu có thể làm cách khác được không? Lúc đó, Ixraen sẽ phải tiến hành chiến tranh mà vẫn phải tiếp tục nói đến hòa bình./.

6 bình luận trước “807. IXRAEN CUỐN THEO LÀN GIÓ “MÙA XUÂN ARẬP” (Phần 2)”

  1. centplay said

    nice info, keep posting bro
    wow, nice blog.. where i can get this template?

  2. Chubalap said

    Địa cầu là của chung của nhân loại,mỗi dân tộc trên hành tinh này có quyền tìm nơi thích hợp để sinh sống và sinh tồn.Dân tộc Do Thái đ4a có một lịch sử lâu đời định cư tại vùng đất mà bây giờ là lãnh thổ và là Tổ quốc của họ,từ trước Công nguyên.Anh nhân danh cái gì anh đòi xóa sổ một dân tộc khác.Loài người,các dân tộc,NN trên thế giới phải nhân danh công lý đưa đưa tên TT Iran lên tòa án công lý QT xét xử,và buộc hắn phải xin lỗi NN Do thái(Israel).Xin cảm ơn.

  3. Tèo Em said

    Từ những ngày tháng đầu tiên sau Thế Chiến thứ 2, Ben Gurion cùng với Đội Quân Do Thái Phục Quốc của mình, đã phải “gồng mình” dữ dội trước một Lực Lượng không nhỏ của những Quốc Gia Hồi Giáo Ả Rập xung quanh mình rồi mà.
    Do Thái chiến thắng là do Thánh Ý của Chúa Trời, chứ làm sao mà địch nổi với một Lực Lượng Đối Phương Đa Quốc Gia hùng hậu như vậy được.
    Thời kỳ này họ đâu đã nhận được sự Hậu Thuẫn đáng kể nào của Mỹ và Tây Phương.
    Sĩ Quan Do Thái tử trận rất nhiều, vì họ luôn quyết tâm đi đầu để nâng cao Tinh Thần Chiến Đấu cho Binh Sĩ của mình.
    Do Thái sẽ mãi mãi là Một Tiền Đồn Hùng Mạnh của Mỹ tại Trung Đông. Có những Bài Toán Quốc Tế khá tế nhị tại Khu Vực này, mà Mỹ phải cần đến Do Thái, khi họ cảm thấy tốt nhất là không nên ra tay trực tiếp…

  4. F 361 said

    Chừng nào hết những luận điệu, “xóa sổ nhà nước Israeel” của Nasser từ 1952 đến các ông Araphat (1969) Mahmoud Ahmadinejad (2006), thì Israel mới có quan điểm khác được.
    Khi còn người chỉ muốn quét một nước có 6 triệu dân trôi xuống Địa Trung Hải, thì nước đó, không thể nào ôm hôn các nước láng giềng và bạn các nước láng giềng chỉ chực băm vằm mình muôn mảnh. Làm sao cho các anh thịt nhau, để dân tôi dễ thở hơn là điều tất nhiên phải làm.

    Năm nay tại Jerusalem!

    F 361

  5. Người Do Thái rất thông minh,đặc biệt nền giá dục đã đào tạo nhiều nhân tài.Một đất nước có nền khoa học công nghệ phát triển hiện đại toàn diện,mà nước nào cũng cần đến .Nhưng tôi thấy họ rất cực đoan trong bảo vệ và phát triển dân tộc và đất nước họ .Xuất phát từ đặc điểm đó,đường lối ngoại giao của họ không có trách nhiệm với con người và dân tộc khác.Và ,đó cũng là xu hướng các nước mạnh trong từng vùng trên châu lục.Do vậy ,các cuộc chiến giửa các dân tôc khác nhau ,giửa các tôn giáo khác nhau sẻ tiếp diển !

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: