BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

781. Đấu đá nội bộ và bất ổn ở Trung Quốc – Cơ hội cho các giá trị Canada

Posted by adminbasam trên 02/03/2012

Epoch Times

Đấu đá nội bộ và bất ổn ở Trung Quốc – cơ hội cho các giá trị Canada

Tác giả: Matthew Little

Người dịch: Thủy Trúc

23-2-2012

Không thể nào biết được liệu Thủ tướng Stephen Harper có thực sự biết rõ mình sẽ phải đương đầu với cái gì trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây của ông hay không. Đã nảy sinh những câu hỏi dành cho Thủ tướng về việc ông có hay không biết đến những mối quan hệ đẫm máu của một nhân vật mà ông sẽ gặp, hay những bất ổn đang bắt đầu nhấn chìm Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời gian ông ở đó. Đáp lại các câu hỏi này, chỉ là lời từ chối bình luận về tình hình chính trị nội bộ của chính quyền Trung Quốc.

Thủ tướng cũng không xác nhận là ông có biết về những vụ bất ổn ngày càng gia tăng ở Trung Quốc hay không.

Gần đây Đại sứ Mỹ Gary Locke đã mô tả tình hình ở Trung Quốc là “rất, rất nhạy cảm”, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của NPR. “Tôi tin rằng có một sức mạnh nào đó từ nhân dân, và có sự bất mãn dâng tràn trong nhân dân về hoạt động của chính phủ, về tham nhũng, sự thiếu minh bạch, và về các vấn đề gây ảnh hưởng hàng ngày tới nhân dân Trung Hoa, mà người dân cho là những vấn đề đó đang bị lãng quên” – ông Locke nói trong cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 1.

Hiện tại, mỗi ngày Trung Quốc chứng kiến tới 500 cuộc biểu tình quy mô lớn như thế, tức khoảng 180.000 cuộc mỗi năm, theo Niu Wenyuan, thành viên Ủy ban Cố vấn Chính trị Quốc dân Trung Hoa. “Hiện tượng này cho thấy rằng trật tự công cộng ngày nay thật dễ bị đảo lộn, và tâm lý của đám đông có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất cân bằng” – ông Niu nói trong một bài diễn văn trước các cán bộ trong đảng, tại lễ khai mạc Hội nghị Đô thị Quảng Châu lần thứ 10, hôm 8-2, theo tin do tờ New Express Daily đưa.

Nhưng những vấn đề đó dường như ở rất xa danh sách các vấn đề cần ưu tiên giữa Canada và Trung Quốc hiện nay. Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Ed Fast dành một phần thời gian hôm thứ ba (21-2) tán dương những thành tích phái đoàn thương mại sang thăm Trung Quốc gần đây đạt được, nhưng ngấm ngầm thừa nhận những vấn đề tồn đọng ở Trung Quốc.

Phát biểu tại Vancouver, Fast nhấn mạnh những thỏa thuận sẽ làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng cường đối thoại và “đưa quan hệ kinh tế và thương mại Canada-Trung Quốc lên một tầm cao mới”.

Hình thành được một Hiệp định Bảo vệ và Xúc tiến Đầu tư Nước ngoài (FIPA) giữa Canada và Trung Quốc đã là ghi được điểm cao nếu như hiệp định có thể bảo vệ các doanh nghiệp Canada trước nạn tham nhũng đen tối trong hệ thống tòa án Trung Quốc. Giới doanh nhân ở Đài Loan biết điều đó rõ hơn ai hết, với việc các tập đoàn của Đài Loan phải hỗ trợ cho những doanh nhân bị trắng tay trong những liên doanh với công ty Trung Quốc.

Hiện nay Đài Loan đang triển khai một hiệp định mới – Hiệp định Bảo vệ Đầu tư Xuyên eo biển – mà có vẻ như đang bị tắc ở khâu làm sao tạo ra một cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp. Một số người Đài Loan phản đối thỏa thuận này, với lý do nó sẽ tạo cho doanh nhân Đài Loan cảm giác an toàn giả mạo và gây nguy hại cho những tập đoàn lớn. Cho đến tận bây giờ, hệ thống tòa án Trung Quốc vẫn gần như thờ ơ hoàn toàn với các vụ việc do những doanh nhân Đài Loan bị thiệt hại nêu ra.

Tuyên bố hôm thứ tư (22-2) về chuyến đi của Fast nói rằng hiệp định của Canada ký với chính quyền Trung Quốc sẽ mang lại “một môi trường ổn định và an toàn hơn cho các nhà đầu tư ở hai bên bờ Thái Bình Dương”.

Nhưng tồn tại một mâu thuẫn thú vị giữa FIPA và một hiệp định khác – hiệp định này hứa hẹn tăng cường thảo luận về thực thi pháp luật và hợp tác về pháp lý giữa Canada và Trung Quốc.

Mặt khác, giá trị của FIPA là ở chỗ nó đưa các tranh chấp của doanh nhân Canada thoát khỏi hệ thống tòa án ở Trung Quốc, và chuyển tranh chấp đó về cơ quan trọng tài, nơi mà doanh nhân Canada có cơ hội được điều trần công bằng, bình đẳng. Việc ngầm thừa nhận sự tha hóa của tòa án Trung Quốc như thế khiến người ta nghi vấn về bất kỳ dự định hợp tác nào với hệ thống đó.

Tăng cường đối thoại

Một tuyên bố đưa ra hôm 9-2, khi ông Harper đang ở Trung Quốc, nêu rõ các chi tiết của một kế hoạch nhằm tăng cường đối thoại và trao đổi trong lĩnh vực quản lý-điều hành, bao gồm cả hợp tác về pháp lý, tư pháp, hành pháp, nhà nước pháp quyền và nhân quyền.

Trong khi hầu như không có gì rõ ràng ở khía cạnh nhân quyền, thì tuyên bố lại tái khẳng định cam kết của Canada là sẽ hợp tác với bộ máy an ninh của Trung Quốc, trong đó có việc hồi hương người tị nạn và thúc đẩy hợp tác giữa cảnh sát Canada (RCMP) và Bộ Công an Trung Quốc.

Nhưng Bộ Công an Trung Quốc khác biệt một cách sâu sắc với cơ quan đồng nhiệm ở Canada.

Một ví dụ là thành phố Trùng Khánh – điểm dừng chân cuối của Thủ tướng Canada trong chuyến thăm Trung Quốc. Tại đây ông Harper gặp Bí thư Tỉnh ủy địa phương Bạc Hy Lai (Bo Xilai).

Chiến dịch trấn áp tội phạm có tổ chức mà Bạc phát động ở Trùng Khánh đã giải quyết hết các đối thủ chính trị chính của ông ta và lấy đi tài sản của các doanh nhân thành đạt.

Điện tín ngoại giao của Mỹ, bị WikiLeaks cho rò rỉ, ghi rằng những hoạt động như thế lại là bình thường chứ không phải bất thường.

“Tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của tỉnh, đến nỗi chính trị là công cụ chủ yếu để xác định các mục tiêu cần điều tra” – một nguồn trong điện tín nêu rõ. Nguồn này khái quát hóa một quan điểm phổ biến trong những người đã cung cấp thông tin cho lãnh sự quán Mỹ ở Quảng Châu vào tháng 5-2009.

Một điện tín vào năm 2007, từ lãnh sự quán Mỹ ở Thượng Hải, nói rằng cán bộ Đảng Cộng sản, đặc biệt ở các địa phương, “sống trong nỗi sợ triền miên rằng họ sẽ trở thành mục tiêu xử lý của nhân dân – những người đã bị thiệt hại vì các chính sách, vì những công chức cấp thấp muốn leo lên cao hơn, vì những quan chức cấp cao vốn coi dân như mối đe dọa tiềm tàng cho quyền lực của mình”.

Đó là tình trạng của quy trình pháp lý ở Trung Quốc ngày nay. Hiện tại, ranh giới giữa công lý và đấu đá chính trị trong nội bộ đặc biệt mong manh.

Trong khi Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân (Wang Lijun) – trước kia vốn là cánh tay phải của Bạc và là người đứng đầu Sở Công an Trùng Khánh – sử dụng quyền lực ở địa phương để đánh một phe cánh khác trong đảng, thì một vị quan chức cấp cao hơn – Hà Quốc Cường (He Guoqiang) – lại đang sử dụng Ủy ban Trung ương về Thanh tra Kỷ luật (CCDI), cơ quan cao nhất, để truy tìm quan chức tham nhũng, trong số đó có chính bản thân ông Bạc.

Có tin cho rằng đồng minh của ông Bạc là Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) thì đang dùng một cơ quan được cho là hùng mạnh hơn – Ủy ban Pháp luật và Chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – để che đỡ cho Bạc.

Đấy là một sự hỗn loạn mà Canada cần nhạy cảm nắm bắt trong bất kỳ giao dịch, vụ việc nào với Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là khi mà đấu đá trong nội bộ đảng đã đạt tới mức độ không thể nhận ra được trong suốt một thế hệ.

Quan hệ với chính quyền Trung Quốc ngày nay phức tạp hơn bao giờ hết, bởi lẽ các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực đều không có những gương mặt triển vọng rõ ràng, và chọn đứng về phe nào đó có nghĩa là lựa chọn giữa những phe cánh đều có liên quan đến hoạt động tội ác và vi phạm tàn tệ nhân quyền.

Điều thú vị là, chính quyền lại nhạy cảm hơn bao giờ hết đối với những lời phê phán nhằm vào tội ác của họ. Tấn công vào cái sai của các đối thủ chính trị là điểm cốt lõi trong những vụ đấu đá nội bộ đảng, với việc các phe cánh cố sức phanh phui cái xấu của nhau và tổ chức điều tra tội lỗi của đối thủ. Tuy vậy, những phê phán xuất phát từ các tiếng nói bên ngoài đảng vẫn đóng vai trò chính.

Theo một điện tín ngoại giao của tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thượng Hải, do WikiLeaks tung ra, thì đợt họp Quốc hội Trung Quốc năm 2007, Bạc Hy Lai bị giáng chức xuống làm bí thư Trùng Khánh, thay vì được thăng lên chức Phó Thủ tướng, chính xác là do ông ta đã gây ra nhiều khiếu nại từ cộng đồng quốc tế, liên quan đến hành động ngược đãi tín đồ Pháp Luân Công.

Với việc Canada tìm cách đưa kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc lên một tỷ lệ lớn hơn trong nền kinh tế quốc dân, thì bây giờ là thời điểm tốt hơn bao giờ hết để công khai thúc đẩy cải cách – những cuộc cải cách sẽ có ích cả với doanh nghiệp lẫn người dân Trung Quốc.

Nguồn: Epoch Times

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

11 bình luận trước “781. Đấu đá nội bộ và bất ổn ở Trung Quốc – Cơ hội cho các giá trị Canada”

  1. […] 781. Đấu đá nội bộ và bất ổn ở Trung Quốc – Cơ hội cho các giá trị Canada […]

  2. MỘT BẠN ĐỌC said

    SATELITE NHẬT TIẾT LỘ BẰNG CHỨNG UY TÀU HIẾP NGƯ DÂN VIỆT
    http://finance.591hx.com/article/2012-02-26/0000129482s.shtml

  3. hương sen said

    Thời cơ, theo như Marc, là khi giai cấp thống trị ko còn có thể cai trị theo cách cũ nữa và kẻ bị trị cũng ko thể chịu được kẻ thống trị mình nữa. Chúng ta đã đến thời cơ chưa ?

  4. Nongvanden said

    AI LA PHAN DONG LA THE LUC THU DICH? AI LA NHUNG KE LAM MAT UY TIN CUA DANG LAM MAT LONG TIN CUA NHAN DAN ? DO CHINH L BE LU THAM NHUNG TU THAP LEN CAO CHUNG SAN SANG SU DUNG QD-CA SUNG DAN DE CHIEM DOAT MOI THANH QUA LAO DONG CUA NHAN DAN NUP DUOI CHIEU BAI (CHINH QUYEN NHAN DAN).NHAN DAN DA DEN LUC PHAI CHONG LAI NAN CUOP BOC NAY BANG MOI CACH.

  5. MINH HẰNG said

    IRISH SONG : You Raise Me Up (Celtic Woman)

  6. Kiều Trung Ánh said

    LB Nga, nhìn chính quyền của Putin cũng đang muốn vỡ tung ra rồi, nhân dân phản đối kaka, đoàn người đi như nước vỡ bờ, như sóng biển cấp 10, đòan người kéo dài 16 km, t6àng tầng lớp lớp, vậy mà VTV nhà mình biểu là cử tri ủng hộ Putin. . . . dối trá wen rùi, còn chú Ba (cuba) nhà mình thì sao ? sẽ khó mà kiên định như lời tổng trọng nói, còn nhà ta ? thiên thời – địa lợi – nhân hòa đã có đủ, nhưng chửa có ai dám lãnh, vì 82 năm wa, tủi nhục wen rùi !!!

    • cslykhai said

      trong thời đại net và điện thoại cầm tay này thì điều quan trọng nhất không phải có người nào cầm đầu mà cái quêt định là ở nhân dân cùng khổ tự phat đồng loat vùng lên đến gadafi độc ác và mạnh đến thế còn phải rúc cống mà chêt nữa là….

      • hoacomay said

        Cuba đang thay đổi, chậm nhưng chắc theo hướng xích gần với Phương Tây và lấy Vatican làm người môi giới hòa giải cũng như lấp các khiếm khuyết của hệ tư tưởng Marxit đang hình thành. Vốn dĩ có gốc gác là văn hóa Tây ban nha và đạo Thiên Chúa , không bị Khổng giáo , Nho giáo hay đạo Hồi chi phối nên sớm hay muộn Cuba sẽ trở lại vòng tay của thế giới dân chủ. Miến Điện cũng đang chuyển mình theo xu hướng dân chủ hóa trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc được thức tỉnh. Tuy thời gian qua Miến thân Trung quốc nhưng họ không cùng hệ tư tưởng Cộng sản với TQ do đó dễ chuyển mình hơn Việt Nam. Nhìn ra thế giới mới thấy VN ta như con quạ trắng cùng TQ và Bắc Triều Tiên.

  7. Khách said

    Như vậy đúng là chúng đang đấu đá lẫn nhau, chứ làm gì có sự can thiệp của thế lực thù địch nước ngoài nào.
    Tư bản Đỏ đang trong cơn vơ vét và đấu đá, mà không biết rằng chúng đang tự đào mồ chôn mình.
    “Cơ hội cho các giá trị Canada” – cơ hội cho nhân dân TQ.
    Cũng là cơ hội cho nhân dân VN.

    • cslykhai said

      đôi bạn 4 tốt 16 cục …y chang như nhau mà,cũng cươp nươc của dân ,thế lưc thù địch của đảng cs và chế độ chính là nhân dân đấy

    • bagan3 said

      “…cơ hội cho nhân dân VN” (trích).

      Cơ hội nào, nếu Nhân Dân không đoàn kết và nắm lấy THỜI ; (và) CƠ là mọi tầng lớp quần chúng phải đứng lên dành lấy chính quyền về tay mình.

      TBT đảng csvn đang đưa ra “Cơ Hội” chỉnh đốn. Nếu các đảng viên không “tự chỉnh” thì…
      Nhân Dân sẽ nhân THỜI CƠ này mà…đốn!

      Đốn cái gì, ông TBT có hàm ý gì chăng ?

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: