BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

680. Nghĩa hiện nay của từ ‘trí thức’

Posted by adminbasam trên 02/02/2012

VietnamNet

Nghĩa hiện nay của từ ‘trí thức’

Cập nhật 02/02/2012 10:59:55 AM (GMT+7)
GS Nguyễn Ngọc Lanh
Từ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó. “Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi. Đại thể, có hai hướng lớn.
Nghĩa ban đầuIntellectuel (tiếng Pháp) hay intellectual (tiếng Anh) trong từ điển vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trí  tuệ, trí thông minh). Nhưng một văn bản kháng nghị công bố năm 1906 – do nhà văn Zola ký tên đầu – lại được thủ tướng Pháp Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels).

Thế là một tính từ trở thành danh từ mới, chưa hề có trong các từ điển lớn trước đó như Larousse 1866-1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1885-1902. Ngay sau đó, thế giới đã chấp nhận một từ ngữ mới.  

Đó là bản kháng nghị nổi tiếng, của các nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng, chống lại một bản án oan cũng nổi tiếng là xấu xa trong lịch sử tư pháp (xử đại úy Dreyfuss, sau gọi là “Sự kiện Dreyfuss”).

Trên thực tế, các tác giả của bản kháng nghị đã bị chính quyền chỉ trích, phân biệt đối xử, hăm dọa, kể cả tù đầy, nhưng không nao núng, mà vẫn theo đuổi sự việc tới cùng. Nay gọi là dấn thân.

Như vậy, danh từ “trí  thức” ra đời nhân một sự kiện chống bất công nói riêng và chống mọi bất cập của xã hội nói chung.

Từ đó, một người có học vấn cao sẽ được mang danh “trí thức” nếu ông ta sẵn sàng tạm bước ra khỏi lĩnh vực chuyên sâu của mình để lên tiếng – với lập luận vững chắc – về những bất cập xã hội, với động cơ không vụ lợi. Nay gọi là phản biện.

Sau 100 năm, nghĩa gốc bị thay đổi

Từ rất lâu trước khi có từ “trí thức”, xã hội đã sử dụng nhiều từ tôn vinh dành cho những người có học vấn uyên thâm, làm nghề sáng tạo: nào là học giả, nhà văn, nào là nghệ sĩ, bác học…

Đó là bước tiến lớn khi xã hội nhận ra các sản phẩm tinh thần ngày càng đặc trưng cho văn minh nhân loại.

Từ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó… Để được gọi là trí thức, điều kiện “cần” là làm nghề sáng tạo các giá trị tinh thần; còn điều kiện “đủ” là phản biện xã hội – để xã hội tốt đẹp thêm.

“Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi. Đại thể, có hai hướng lớn:

 – Một hướng cố giữ nguyên nghĩa: tuy chỉ thoi thóp, bị chìm lấp, nhưng khi cần thiết và gặp hoàn cảnh thuận lợi vẫn cứ bùng lên – chứng tỏ nó chưa chết hẳn. Bằng chứng là cách đây 5 năm – khi mọi người thảo luận sôi nổi về vai trò trí thức – đã có những “suy nghĩ về khái niệm trí thức”. Sau đó, thêm một ý kiến khác tỏ vẻ không đồng tình (với hướng thứ hai) về sự tầm thường hóa trí thức, với nhận định “trí thức ngày càng đông, nhưng càng… không đúng nghĩa”…

– Một hướng khác, áp đảo, đã rất thành công biến “trí thức” thành một từ bao quát và gói ghém trong nó tất cả các từ cụ thể quen dùng trước đó (như: học giả, soạn giả, tác gia, bác học, văn gia…). Ở mức độ cụ thể hơn nữa, ta có các từ chỉ rõ bằng cấp và nghề nghiệp của họ (ví dụ): tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc, giáo sư, nhà văn, nhà khoa học, nhà toán học… Tất cả, đều được quan điểm này coi là trí thức.

Theo hướng thứ hai, công lao của người sáng tạo từ “trí thức” rốt cuộc chỉ là đưa ra một từ chung, để gộp vào nó các từ sẵn có về giới “có học” trong xã hội.  

Hướng thứ hai mạnh tới mức khuất phục được cả nhiều người soạn từ điển và soạn Nghị Quyết ở nước ta. Và do vậy, cũng là ý kiến của đông đảo bạn đọc trong cuộc thảo luận đầu năm 2012. Cụ thể, số người nói giống như GS Ngô Bảo Châu (và như Nghị Quyết) vẫn đông gấp bội số người đồng ý với GS Chu Hảo.

GS Ngô Bảo Châu:“Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã  hội như chỉ tiêu  để được phong hàm “trí thức”… giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”.

Nghị quyết số 27-NQ/TW (6-8-2008) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã đưa quan điểm:

Trí  thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất  định, có năng lực tư  duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.

GS Chu Hảo:

Không có  tư duy phản biện, không phải là trí thức.

Sự  thuận tiện và đắc dụng Hướng thứ hai chiếm thế  áp đảo, được xem là chính thống, vì nó đem lại nhiều cái lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Thí dụ, sự thuận tiện khi cần nói gộp. Nó giúp chúng ta gộp vào khái niệm trí thức, từ Hoàng Tụy, Ngô Bảo Châu cho tới một người thầy tốt nghiệp trường cao đẳng nay dạy Toán ở bậc trung học ( cũng như trước đây rất thuận tiện khi gộp một văn hào với viên thư ký của ông ta vào giai cấp tiểu tư sản vậy).

Nó càng thuận tiện khi cần tổng kết thành tích đào tạo. Nếu – như hiện nay – coi tốt nghiệp cao đẳng cũng là trí thức, thì số lượng giới này của chúng ta đào tạo ra đã tới vài triệu – là đông đảo, hết sức phong phú.

Đương nhiên, để phát huy sức mạnh xây dựng CNXH của đông đảo trí thức, cần phải xếp họ vào đội ngũ – đúng như nghị quyết đã chỉ rõ. Nó cũng giúp chúng ta hiểu thêm một đặc trưng lớn của trí thức XHCN.

  • N.N.L.

TRÍ THỨC LÀ GÌ?

Lời chủ nhân blog: Gần đây, có nhiều bàn tán về trí thức là gì, vai trò của trí thức, v.v. Tôi nghĩ tôi cần học thêm về vấn đề này. Có mấy bài đáng suy ngẫm nên tôi lưu lại để học hỏi. “Kẻ nào không tham gia vào việc công thì phải là súc vật hay thần thánh!”  – Triết gia Aristotle. “Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội” – Giản Tư Trung. “Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ” – GS. Cao Huy Thuần “Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền. Hạng 2 là những người cũng quan tâm đến đất nước và dân tộc, cũng bức xúc trước những bất cập của xã hội, nhưng họ không dám dấn thân; Thay vì dấn thân, họ co rút trong cái không gian và môi trường nhỏ bé là gia đình. Hạng 3 là những người không màn đến các vấn đề xã hội dù cũng có chút hiểu biết về chính trị, nhưng họ không lên tiếng, không có hành động, mà thay vào đó là thái độ xu nịnh và lo làm ăn vì quyền lợi kinh tế cá nhân; Họ là những người thiếu lập trường, không có niềm tin, nhưng lại rất hãnh diện về những học vị và học hàm (có thể là dỏm hay mua bán) của họ. Hạng 4 là những người cũng thông minh, nhạy cảm với thời cuộc, và sử dụng thông minh của mình để dèm pha người khác; họ là những con buôn chính trị” – Đào Tiến Thi “Nhưng theo cách hiểu của tôi thì chỉ có hạng 1 là những người trí thức thật sự, còn hạng 2, 3 và 4 thì ngụy trí thức là đúng hơn” – GS. Nguyễn Văn Tuấn “Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên” – Nguyễn Quang Minh “Xuất phát từ thái độ trân trọng những lo âu dằn vặt của người khác, đặc biệt của những tấm gương khả kính, tôi xin bầy tỏ thái độ trân trọng đối với những vị đã gợi ý câu hỏi “trí thức là gì?” – Phạm Việt Hưng “Nhưng gạt bỏ (việc bàn về khái niệm trí thức – NV) để khuyên người khác là nên chuyên tâm vào những việc khác (như những việc đại sự của các nhà có tầm vóc đã làm) và cho là các người (bàn về khái niệm trí thức – NV) là làm chuyện “bánh vẽ” thì tôi cho là trẻ con (nhẹ) hay khinh người, fascist học thuật (nặng)” – Nguyễn Đức Hiệp “Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội” – GS. Nguyễn Huệ Chi “Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn” – GS. Phạm Quang Tuấn “Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này“ – TS. Nguyễn Đình Đăng “Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là cái đinh gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?” – Phạm Việt Hưng “Đóng góp theo kiểu người trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà người ta đặc biệt associate với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm information, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đứng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đường phải làm gì do sự thúc đẩy của lương tâm. … Nhưng đánh đồng “trí thức” với “từ thiện” với “lao động trí óc” v.v. theo tôi, là muddled thinking” – GS. Phạm Quang Tuấn (Trích từ blog của TS Toán học Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan)

Nguồn: VietnamNet

71 bình luận to “680. Nghĩa hiện nay của từ ‘trí thức’”

  1. Ẩn danh said

    Trí thức là trí không ngũ

  2. Gia said

    Tác giả thể hiện trong bài viết của mình một hiểu biết rộng, đồng thời cũng đủ toát lên tinh thần phản biện.
    “Hậu sinh khả uý”, nhưng “tiên sinh cũng khả kính” đó chớ?.
    Tôi thích câu nhận định:của tác giả: “Trí thức XHCN có một đặc trưng là… tự nguyện xếp hàng đứng vào đội ngũ”. Thế thì còn “tư duy độc lập” cái nỗi gì?.

  3. baotrung said

    Ong Lanh la so it tri thuc o loai thu nhat

  4. Quang said

    Bài của ông Lanh không có gì mới. Tôi xin khẳng định (ý kiến cá nhân)
    Ông cũng không đưa ra quan điểm gì của riêng mình.
    Tuy vậy, do ông chịu khó tìm kiếm tư liệu, nên giúp chúng ta hiểu rằng:
    – “trí thức” xuất hiện lần đầu vào năm 1906, trong một Băn Tuyên Ngôn có tên là TUYÊN NGÔN CỦA TRÍ THỨC.
    – Người sáng tạo ra từ TRÍ THỨC là một tiến sĩ, nhà báo, thủ tướng Pháp.
    – Tác giả Bản Tuyên Ngôn là những người nổi tiếng khi đó (1906): nhà văn, nhà khoa học.
    – Nội dung của Tuyên Ngôn là phản đối một bản án bất công, vạch trần sự lộng quyền và phản dân chủ của giới quyền lực.
    Như vậy, từ Trí Thức có một nội hàm xác định, gồm 2 nội dung:
    a) người có trình độ học vấn cao, làm nghề sáng tạo;
    b) dám lên tiếng phản đối những bất cập xã hội.

    Trải 100 năm, nội hàm “trí thức” bị thay đổi. Có hai hướng chủ yếu:
    a) cố giữ nghĩa gốc (1906) và
    b) tự tiện mở rộng “trí thức” để vơ mọi người có chút học vấn vào cái rọ “trí thức” (giống như xưa kia, đảng ta vơ rất nhiều thành phần vào giai cấp tiểu tư sản.

    Thế là cãi nhau bất tận, rất vui. Vui, vì có những vị tham gia lại không nói rõ mình tán thành định nghĩa nào. Nhưng càng vui, khi nhiều vị tự ý đưa ra định nghĩa riêng của mình “trí thức là gì” (cứ như muốn sáng tạo một từ mới. Vui nhất là đả kích tác giả, dù ông ta chỉ làm cái việc thu thập tư liệu.
    Rất mong được thấy quý vị tranh luận tiếp

    • thanhtam said

      Vâng, quả là bài này chỉ cung cấp tư liệu. Nó cho chúng ta biết cái “nghĩa hiện nay” của “trí thức” (tên bài là Nghĩa Hiện nay của từ TRÍ THỨC.
      Nói “hiện nay” thì tức là có cả cái “nghĩa trước đây” (1906).

      Nhiều ý kiến lạc đề, có cả ý kiến chê cười người cung cấp tư liệu. Tha hồ chê cười (dùng nick mà) nhưng chỉ nên chê nếu phát hiện tư liệu của tác giả là sai. Thế mới là cách chê lương thiện.

      Nhưng mà… thảo luận kiểu như thế mới vui,

    • Ẩn danh said

      Tôi thấy rất thú vị với bài viết này. Dù rằng chỉ dưới dạng cung cấp tư liệu nhưng các so sánh là rất hay. Phần cuối tác giả viết rất hóm !

  5. montaukmosquito said

    GS Cao Huy Thuần còn thiếu 1 loại nữa, tồn tại đầy dẫy trên thế giới không riêng gì Việt Nam, loại trí thức bắt tay với độc tài, không những thế, ủng hộ độc tài . Không biết ô Cao Huy Thuần gọi loại trí thức này là gì ?

  6. A Cô Đa said

    Thưa ông Lanh. Đọc bài của ông tôi thấy loanh quanh nhiều chữ quá, rồi vòng đi vòng lại vẫn như rứa. Đọc mà không thấy sáng ra thêm được chút nào. Cha, ông ta từ xa xưa đã dùng hai chữ : Hiền – Tài để chỉ những người có học, có hiểu biết . Hiền rồi đến Tài gộp lại là Hiền – Tài. Nội hàm của từng chữ gồm những gì thì chắc ông Lanh cũng biết rồi khỏi cần “dạy khôn nhau” nữa. Chỉ rõ như thế rồi, Cha, ông ta nói tiếp ” Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”. Bằng việc “nói tiếp” này, các cụ ta đã dạy cả người có học, có hiểu biết và kẻ có quyền . Nói thế cho nó gọn. Một thực tế là ở ta đã và đang tồn tại rất đông đám “giả trí thức”, đám ngộ nhận mình là trí thức. Trớ trêu là đám bất tài vô dụng này lại không chịu hiểu ra mình chính là thứ trí nô mạt hạng, lại cứ hay “nên nớp” thiên hạ. Bi hài là ở chỗ đó đấy, ông Lanh ạ !

    • Chieu said

      Thwa A Cô Đa!
      Tôi thấy bài của ônc Lanh rất đơn giản.
      Khi từ “trí thức” lần đầu tiên ra đời, nó nằm trong một văn bản, có tên là TUYÊN NGÔN CỦA TRÍ THỨC (1906).
      Nghĩa gốc của từ TRÍ THỨC nằm trong cái Bản Tuyên Ngôn đó. Nhưng người ký tên là những nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng thời đó. Về sau, có thêm hàng ngàn người hưởng ứng để minh oan cho viên đại uý (khá vô danh, dù có tên là Dreyffuss).
      Đó là nghĩa gốc của từ Trí Thức.

      Nay trong NQ của đảng CSVN (tên là NQ về xây dựng đội ngũ trí thức) lại định nghĩa “trí thức” theo nghĩa… hiện nay.
      Tóm lại, tác giả đưa ra hai định nghĩa Trí Thức: Một địng nghĩa “gốc” và định nghía “hiện nay”. Cái đầu để có gì khó hiểu đâu nhỉ?

      Tác giả không nói định nghĩa nào là đúng. Tuỳ bạn đọc tự quyết định.

      Tôi học lực không cao, nhưng đọc xong hiểu ngay.

      Tôi thích định nghĩa của đảng ta. Đó là quyền của tôi. Nhờ định nghĩa này, tôi thành trí thức. Vậy thôi.

      • Ẩn danh said

        Tui cũng rứa, thích cái định nghĩa “trí thức” này của Đảng ta. Tui cũng chỉ có tấm bằng Cao đẳng hiện nay đang làm nghề lao động bằng trí óc đó là môi giới buôn bán nhà đất (người ta hay gọi là cò mồi)

        Như vậy tui không phải là lao động chân tay như mấy anh chị công nhân ở các KCN, các bác xem ôm bốc xác ngoài chợ, các cô bác đang cày ruộng ngoài đồng,…

        ơn Đảng, ơn Chính phủ. Tui cũng là “trí thức” XHCN đó nghe

    • Ẩn danh said

      Ngược với bác, tôi thấy bài viết này rất rõ ràng, lập luận chặt chẽ. tác giả xứng tầm Giáo sư

    • Sơn said

      Thưa cụ A Cô Đa
      Bài viết của ông Lanh đăng ở Vietnamnet, Anhbasam đăng lại..
      Cụ a cô đa muốn nói gì với ông ta xin Cụ cứ vào vietnamnet mà nói… thì mới hy vọng đến tai ông ta. Ông Lanh có quyền trả lời Cụ hoặc không.
      Đọc comment của Cụ, tôi vội đọc lại bài đó (tôi bị mọi người chê là chậm hiểu). Hoá ra bài của ông Lanh rất dễ hiểu.
      Hân hạnh biết Cụ và được đọc những lời vàng ngọc Cụ đã comment ở đây.

    • Ẩn danh said

      Bài dễ hiểu, cho chúng ta thấy hiện có 2 loại trí thức ở VN hiện nay. Đó là “Trí thức” và “Trí thức XHCN”

      Trí thức là những người như bác Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A,… Còn Trí thức XHCN là những người như tôi (vì cũng có tấm bằng Cao đẳng, lại đang làm nghề bằng trí óc – đó là môi giới nhà đất)

  7. Quang Dũng said

    Anh Ba Sàm vui lòng thêm phần giới thiệu về GS Nguyễn Ngọc Lanh.

    • Chieu said

      Thưa bác Quang Dũng
      Bác gõ “nguyễn ngọc lanh” (trong ngoặc kép) thì google sẽ cho bác cả “đống” bài của tác giả này.
      Cái ông Lanh này chỉ viết cho báo chí lề phải. Như vậy, ông không chịu trách nhiệm khi báo lề trái đăng lại.
      Sống trong nước, muốn phát biểu trung thức không dễ đâu. Nhưng cũng chẳng phái là quá khó.

      • Quang Dũng said

        Cảm ơn bác Chieu, cái tôi muốn góp ý là nhờ ABS giới thiệu vài dòng về GS Lanh, tôi đã google nhưng chỉ ra một số bài viết của GS chứ ko có tiểu sử ạ.

        • Sơn said

          Tôi hỏi bạn bè, chỉ biết chút ít về cái ông GS Lanh này. Ông ta đã cổ lai hy. Thầy dạy của Tôn Thất bách, Nguyễn Quốc Triệu, Nguyễn Kim Tiến (bộ trưởng).
          Bác Q Dũng quen ai ở ngành Y nên hỏi thêm

        • hung said

          toi khong biet ve ho so gs lanh nhung toi co doc mot bai viet cua ong ve khai niem “chu nghia ca nha”, trong do ong cho rang khai niem “chu nghia ca nhan” ma dcs ra suc chong thuc chat la chu nghia vi ky, con chu nghia ca nhan dung nghia can duoc hieu la quyen hop phap cua ca nhan, quyen the hien cai toi tich cuc cua con nguoi. bai nay duoc dang o danluan.

    • hung said

      ong lanh la gs y khoa, tac gia cua 17 tap “hoi dap sinh ly con nguoi chung ta”, chu bien cuon “tu dien bach khoa y hoc pho thong” va vai cuon giao khoa thuoc chuyen nganh sinh ly benh – mien dich. ong cung la tac gia cua hang tram bai bao ve cac chu de ngoai pham vi y khoa, trong do co nhung bai sac sao ve chinh tri – xa hoi, giao duc, van hoa.

  8. NONAME said

    Các phải tất cả các nhà bác học thế giới từ xưa đến nay có tham gia phản biện xã hội? Và do vậy họ không là trí thức? Nếu GS NBC và nhiều người khác chỉ lo nghiên cứu khoa học để nâng cao đời sống nhân dân thì họ không đáng được kính trọng?
    Muốn phản biện xã hội (không phải là góp ý kiến) thì phải có hiểu biết sâu về vấn đề cần phản biện. Do vậy các nhà bác học như GS NBC giỏi về tóan nhưng chưa chắc đã giỏi các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, quản lý xã hội…nên khó có thể phản biện.
    Nhiều GS của VN hiện nay tự cho mình có hiểu biết rộng, nên lĩnh vực nào cũng nhảy vào”phán” và cho mình đúng, bắt người khác làm theo. Nhiều người VN có trình độ thấp cũng nghĩ là GS thì cái gì cũng biết?? Nên GS nói là phải đúng.

    • Ẩn danh said

      Trí thức hay không trí thức chỉ là cách định nghĩa, có lẽ chúng ta không cần lạm bàn nữa.
      Vấn đề mà nhiều người phản ứng với ông NBC tôi nghĩ là ở chỗ ông NBC đã tiền hậu bất nhất trong các ý kiến và quan điễm của mình, lại có ý dè bĩu “chạy đua để được phong hàm trí thức” khi được phóng viên hỏi về một vấn đề hiện đang rất bức xúc trong thời điểm này tại Việt nam, đó là thái độ của trí thức, hiểu theo nghĩa là những người có tri thức, đối với các vấn đề lớn của đất nước. Vế mặt này, tôi đánh giá thấp ông NBC. Nhưng không vì vậy tôi đánh giá thấp tài năng toán học của ông ấy, và nếu trong tương loại, nhờ đó mà nhân loại có thể tiến hơn trên con đường khoa học thì tôi thật sự nghiêng mình khâm phục nhưng tôi vẩn đánh giá thấp ông ta vì những phát biểu như vậy vào một thời điểm nhạy cảm như thế này của dân tộc.

  9. Ẩn danh said

    Các phải tất cả các nhà bác học thế giới từ xưa đến nay có tham gia phản biện xã hội? Và do vậy họ không là trí thức? Nếu GS NBC và nhiều người khác chỉ lo nghiên cứu khoa học để nâng cao đời sống nhân dân thì họ không đáng được kính trọng?
    Muốn phản biện xã hội (không phải là góp ý kiến) thì phải có hiểu biết sâu về vấn đề cần phản biện. Do vậy các nhà bác học như GS NBC giỏi về tóan nhưng chưa chắc đã giỏi các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, quản lý xã hội…nên khó có thể phản biện.
    Nhiều GS của VN hiện nay tự cho mình có hiểu biết rộng, nên lĩnh vực nào cũng nhảy vào”phán” và cho mình đúng, bắt người khác làm theo. Nhiều người VN có trình độ thấp cũng nghĩ là GS thì cái gì cũng biết?? Nên GS nói là phải đúng.

  10. han thuyen said

    Tôi đồng tình với cách cắt nghĩa của tác giả. Nó tương tự như chữ giáo sư dùng ở miền Nam trước 75 vừa để chỉ GV trung học vừa chỉ học vị GS, hay chữ doctor trong tiếng Anh hiện dại vừa là BS vừa là TS.
    Để giải quyết sự cố ngữ nghĩa tôi cũng xin dùng lại cái mà người miền Nam đã dùng để phân biệt 2 cái giáo sư như sau: trí thức nghĩa rộng (có học) viết thường (vị chúng sanh rất đông) và trí thức dấn thân (public intellectuals) nên viết hoa: Trí Thức
    Không biết các bác nghĩ sao?

  11. Dân Việt said

    Nói kiểu CS : “trí thức là cục phân”.
    Có ai cãi không.

  12. Bờm said

    Dù có “được gọi” là trí thức hay không là trí thức em thấy không quan trọng, có thể một số người (cũng nhiều đấy, như là trong NQ) cho rằng danh từ này là chỉ những người có “tri thức”, và một số thì chỉ những người có chí và có trí.

    Dù gì thì xã hội (nhân dân) vẫn luôn có những từ tốt để chỉ những người có tri thức, dám phản biện, bênh vực và bảo vệ quyền lợi nhân dân, có điều là có nhiều người lại muốn vơ cái hão danh đó về mình.

    Đúng là nói thì dễ mà làm thì khó !

  13. Bờm said

    Dù có “được gọi” là trí thức hay không là trí thức em thấy không quan trọng, có thể một số người (cũng nhiều đấy, như là trong NQ) cho rằng danh từ này là chỉ những người có “tri thức”, và một số thì chỉ những người có chí và có trí.

    Dù gì thì xã hội (nhân dân) vẫn luôn có những từ tốt để chỉ những người có tri thức, dám phản biện, bênh vực và bảo vệ quyền lợi nhân dân, có điều là có nhiều người lại muốn vơ cái hão danh đó về mình.

    Đúng thì nói thì dễ mà làm thì khó !

  14. Xin được góp vui vào “chiếu rượu” của bác Ba Sàm bài mới viết của tôi: “Clerc-ism, trí thức trùm chăn và lưu manh giả danh trí thức” trên RFA tại link:

    http://www.rfavietnam.com/node/1032

    Bài viết này tôi cũng đã gửi cho Ngô Bảo Châu với sự trân trọng qua trên Blog của “Sổ tay thích học toán” tại link:

    Mười phân vẹn mười

  15. NQD said

    Trí thức :

    Sao không hỏi chính thể có cần trí thức không và dùng họ vào việc gì và tại sao phải để Viện IDS tự giải thể !

    Mọi tranh luận về trí thức dù hay đến mấy cũng không vượt qua được thực tại mất trí này!

  16. Trí thức nhưng mà ngại nói ra
    Ấy là trí thức của nhà ta
    Thức thời, thức thế mà chưa thức
    Còn ngủ say mèn mãi thế a !

  17. montaukmosquito said

    Eduardo Galeano nói thật chí lý: “Cái đầu mà chỉ biết suy nghĩ cho riêng nó thì quá nguy hiểm.”
    Khi những kẻ “trí thức” chỉ biết dùng cái đầu của mình để suy nghĩ cho riêng cái sự nghiệp của mình, cái danh lợi của mình, thì quả là nguy hiểm chết người, vì anh ta có thể sẵn sàng thoả hiệp, ủng hộ cho một chế độ độc tài bạo ngược, nếu chế độ ấy làm cho anh ta thoả mãn những nhu cầu bản thân về sự nghiệp và danh lợi.
    Cách đây hai năm, tôi có đọc một bài viết rất hay của Thomas Sowell, “Intellectuals and Society” [Trí thức và Xã hội]. (Tôi đã dịch được nửa bài ấy, rồi bận bịu quá nên tạm ngưng, rồi quên bẵng đi, hôm nay mới chợt nhớ lại và vừa tìm lại được. Chắc là tôi sẽ ráng tiếp tục dịch cho xong.) Trong bài viết của Thomas Sowell có đoạn:
    Hiếm khi một tên độc tài chuyên giết người hàng loạt của thế kỷ 20 mà không có những kẻ ủng hộ cho hắn, những kẻ ngưỡng mộ hắn, hay những kẻ bào chữa cho hắn trong đám trí thức hàng đầu. (Scarcely a mass-murdering dictator of the 20th century was without his supporters, admirers, or apologists among the leading intellectuals.)
    http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do;jsessionid=F579B1B6FDE0A34D09FB5AEB50EF1A2A?action=viewArtwork&artworkId=14200

    • montaukmosquito said

      Don’t know how the expansive space got there. Terribly sorry
      Please Anh Ba, can you cut out all the space. Thanks a million

  18. Ước muốn said

    Tôi nghĩ không cần phải tranh luận về định nghĩa Trí thức là gì, vì đó là một khái niệm (như cái dùng để đựng cơm ăn gọi là cái chén) mà quan trọng trong một thời điểm lịch sử nào, giai cấp nào, lớp người nào, con người nào, … làm động lực thúc đẩy xã hội phát triển đúng hướng cho đại đa số con người , mà ai ai cũng mong muốn đạt được, cũng có thể là sự sung túc nhu cầu vật chất, tinh thần cho con người, cũng có thể là quyền làm chủ mình, quyền cơ bản của con người. Tóm lại mọi tầng lớp, mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể làm được, đạt được mục đích đó: mục đích của mọi người (khác với nhóm người, cá nhân một số người, …)

    • Thanh said

      Hiện nay có nhiều định nghĩa trí thức, Các định nghĩa cứ chung sống với nhau. Không việc gì phải hục hặc. Ai theo định nghĩa nào là quyền người ta.
      Cơ dưng mà, khi viết vào Nghị Quyết và khi tranh luận về đề tài vai trò, bổn phận của trí thức với xã hội… thì (trước khi phát biểu ý kiến cá nhân) cần phải nói cho rõ: Từ “trí thức” mà tôi sử dụng là theo “nghĩa gốc” (hay là theo nghĩa của ĐCS và Ngô Bảo Châu.

      Cá nhân tôi, học xong cao đẳng, tôi thích dùng định nghĩa của đảng ta. Thế là tôi thành trí thức. Chẳng kém gì Ngô Bảo Châu.

  19. Trí đang ngủ dở said

    Trí thức là gì thì các ông bà đã học và biết rồi còn gì . Nếu quên và dốt thì tôi xin nhắc lại : Theo Lênin thì mấy người là cục c… Còn theo Mao thì mấy người là cục p …Xin lỗi vì trích nguyên văn ,nhưng mấy người vẫn đang tự hào có biết gì đâu .

    • Chinh said

      Lenin và Mao quyền lục tột đỉnh mà căm ghét trí thức thì số phân trí thức dưới chế độ CS Nga Xô và TQ ắt là mạt hạng rồi.

      Nhưng hôm nay, trí thức đã có tác phẩm vạch mặt phản động của hai nhân vật này.
      Không khó để tìm đọc các tác phẩm bày
      .
      Chân lý không thuộc kẻ nắm quyền lực độc tái.

    • Thái said

      Trí thức được ví như cục… cứt.
      Ý này vĩnh viễn trong lịch sử nhân loại sẽ gắn với đầu óc của Lenin và Mao.
      Nó chứng tỏ lenin và Mao không phải là trí thức.

  20. nicecowboy said

    Cả tháng nay cái đầu của Cao bồi cứ lùng bùng mỗi khi đọc qua các bài viết, các phản biện , tranh luận qua lại về trí thức .

    Chả biết đi chăn bò như mình, nhờ có đọc tí và có vài kinh nghiệm làm việc , nên thình thoảng còm trên các blogs thì có được gọi là “ trí thức” không nhỉ, hihi ?

    Nói đùa cho vui, chứ làm cái m-ẹ gì cái tên gọi “trí thức” mà phải nhất định xem cái nghĩa nào là đúng hơn ? Chẳng qua cũng chỉ là một cái danh từ , mà đến nay chưa có sự thống nhất về ý nghĩa. Vậy thì cứ lấy đại một định nghĩa làm chuẩn (mặc định, định đề), rồi từ cái định nghĩa mặc định này thì ta mới có thể phán xét, đánh giá người này người nọ có phải là trí thức hay không (căn cứ theo cái nghĩa đã mặc định). Và cũng tùy theo cái nghĩa mặc định, thì danh xưng trí thức có đáng được tôn trọng hay không….

    Còn hiện nay, theo như Cao bồi thấy, thì hình như mọi người đang làm ngược lại cái logic trên. Có nghĩa là hình như ai nấy cũng ngầm công nhận (trước) trí thức phải là người đáng kính, đáng trọng, và (sau đó) mới tranh cãi nhau về các thuộc tính cần có của một trí thức !!!

    Mắc mớ gì phải xét chi nghĩa đúng nhất của trí thức là có (hay không có ) bao hàm trách nhiệm phải phản biện, phải bức xúc với bất cập xã hội, phải biết thức tỉnh xã hội … ?

    Nghĩa gì thì mặc kệ nó, nhưng nếu một người có học cao, hiểu rộng, nói chung là có kiến thức khá (Cao bồi không dám nói là trí thức, sợ lại sa vào cái vụ cãi nhau về nghĩa của nó nữa) mà không thấy trách nhiệm của mình trước các bất công, các bất cập xã hội, không quan tâm đến phản biện, không cho rằng đó là chuyện của mình mà chỉ trùm chăn để chuyên sâu nghiên cứu vào chuyên môn của mình… thì người học cao hiểu rộng đó cũng không xứng đáng để cho kẻ chăn bò này tôn trọng.

    Chỉ vậy thôi, cần gì phải xét xem định nghĩa người trí thức là như thế nào mới là đúng ?

    – Nếu từ nay về sau, tất cả mọi người đều thống nhất và mặc định ý nghĩa của từ “trí thức” theo nghĩa rộng , bao hàm cả trách nhiện phản biện xã hội… thì mỗi khi gọi ai đó là một trí thức, thì phải rất cẩn trọng và xem xét người đó thực sự có ý thức, trách nhiệm phản biện trước những bất cập xã hội hay không ?….Và nếu ai cũng đồng ý hiểu theo nghĩa này, danh xưng trí thức là từ rất đáng tôn kính, không phải ai có học cũng đều được gọi như thế, và ở xã hội VN hiện nay chắc số trí thức theo nghĩa này không nhiều

    – Ngược lại, nếu đa số đều chấp nhận hiểu từ trí thức theo nghĩa hẹp, khộng bao hàm trách nhiệm phản biện xã hội (như hiểu theo Nghị quyết 27 –NQ/TW 2008), thì từ nay về sau cứ sử dụng từ này tràn lan, thoải mái, nói chung là tốt nghiệp DH trở lên có thể gọi là trí thức . Thế thì lúc này, nghĩa của ngừoi “trí thức” cũng phổ thông phổ biến như cái danh xưng PGS.TS, Th.S… Và lúc này, không phải hể ai là trí thức thì đương nhiên được tôn trọng như cách gọi ở trường hợp 1.

    Nếu đa số chấp nhận theo cách hiểu thứ nhất, thì GS. NBC (dễ bị nhầm với CS. NCB đâý) chưa chắc được tất cả mọi người công nhận là trí thức.

    Nếu đa số chấp nhận theo cách hiểu thứ nhì, thì chắc chắn anh đại biểu Quốc Hội Hoàng Hữu Phước, cũng sẽ được gọi là trí thức.

    Túm lại, ý nghĩa của từ “trí thức” thì do chúng ta định ra thôi, mắc mớ gì mà cứ tranh cãi nhau. Vấn đề nên tranh luận ở đây là : những ngừoi có kiến thức cao, học sâu hiểu rộng…(như GS, NBC chẳng hạn) nên hay không nên có trách nhiệm với phản biện xã hội ? hay là chỉ nên chuyên sâu nghiên cứu vào chuyên ngành của mình.

    • Ẩn danh said

      Ý kiến của bạn rất hay. Theo tôi, nên đặt danh hiệu cho những người sống có trách nhiệm với xã hội, có những việc làm ích nước, lợi dân bằng từ khác với từ “trí thức”, việc gì phải dành cho bằng được từ “trí thức” rồi cố định nghĩa cho được cái từ ấy

    • Hà Trung said

      Bác Nicecowboy có thể nói ngắn, rất ngắn… rằng cần thống nhất định nghĩa trước khi cãi nhau về “trí thức”.
      Sao bác không đưa ra định nghĩa cho chúng tôi đỡ khổ.
      Trong khi chờ đợi bác đưa ra quan điểm, thì chúng tôi đành phải chọn giữa Chu Hảo và Ngô Bảo Châu vậy thôi.
      Tác giả bài này không khẳng định ông Bảo Châu hay ông Chu Hảo (ai là) đúng – mà chỉ đưa ra định nghĩa “gốc” có từ năm 1906, nhưng sau cả trăm năm cái nghĩa gốc này đã thay đổi. Do vậy, mỗi khi sử dụng từ “trí thức” cần nói rõ “tôi sử dụng nó theo nghĩa gốc”… hay là “tôi coi trí thức như quan niệm của đảng hiện nay”.

    • Ẩn danh said

      9xac. các trí thức nên ₫ọc còm này cuaả a.chăn bò

    • Thanh said

      Hiện nay có nhiều định nghĩa trí thức, Các định nghĩa cứ chung sống với nhau. Không việc gì phải hục hặc. Ai theo định nghĩa nào là quyền người ta. Cơ dưng mà, khi viết vào Nghị Quyết và khi tranh luận về đề tài vai trò, bổn phận của trí thức với xã hội… thì (trước khi phát biểu ý kiến cá nhân) cần phải nói cho rõ: Từ “trí thức” mà tôi sử dụng là theo “nghĩa gốc” (hay là theo nghĩa của ĐCS và Ngô Bảo Châu. Cá nhân tôi, học xong cao đẳng, tôi thích dùng định nghĩa của đảng ta. Thế là tôi thành trí thức. Chẳng kém gì Ngô Bảo Châu.

  21. Nguyễn Trãi said

    [Cách đây gần 600 năm] Nguyễn Trãi định ngĩa về “Trí thức”: “Lưng không uốn, lộc nên từ”

  22. Đức Tuấn said

    Xin cung cấp một vài thông tin khác:
    Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô (Moskva, 1985, tr. 495), “tầng lớp trí thức” (intelligentsja) là một từ gốc Latin, được nhà văn P.DS. Boborykin đưa vào tiếng Nga từ những năm 60 của thế kỷ XIX, sau đó phổ biến sang các ngôn ngữ khác. Từ này chỉ “tầng lớp người chuyên làm những công việc lao động trí óc sáng tạo phức tạp, phát triển và truyền bá văn hoá.” Trong tiếng Nga còn có các từ intelligent và intellektual đều có nghĩa là “người trí thức”.
    Còn theo Từ điển Larousse (Paris, 1991, tr. 556) thì trong tiếng Pháp có các từ intellectuel chỉ “người mà nghề nghiệp chủ yếu là hoạt động trí tuệ hoặc người có sở thích khẳng định bằng hoạt động trí tuệ” và intelligentsia chỉ “tập hợp các trí thức của một nước”. Từ điển này còn chua rõ từ intelligentsia được vay mượn từ tiếng Nga.

  23. Lantan said

    Đôi lời cùng GS NBC: Có thể quan niệm trí thức không cần gắn liền với phản biện xã hội thì cũng đừng nên “té nước theo mưa” a dua theo cách nói của cường quyền!

  24. Paul-Hoàng (Phoenix) said

    “ Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền ” – Cao Huy Thuần
    Wow ! Một Quan Điểm thật tuyệt vời !
    Kính chúc Tất cả Anh Em yêu quí trong Nước bắt đầu từ 2012 này , sẽ liên tục đi từ Thắng Lợi này đến Thắng Lợi khác nhé !

    • @ Paul-Hoàng (Phoenix) đã nói

      Wow ! Một Quan Điểm thật tuyệt vời !

      “ Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay.

      Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền ”

      – Cao Huy Thuần

      THẾ MÀ bác ấy – Cao Huy Thuần lại là loại TRÍ NGỦ PHÒ bọn VUA ĐỎ ….

      NÓI rất dễ LÀM RẤT KHÓ !!!!

      • Laura-Hương (Florida) said

        Oh God ! Thật đáng tiếc ! Tôi hy vọng Cao Huy Thuần sẽ sớm thay đổi Quan Điểm .
        Chúc Bạn Nguyễn Hữu Viện thân thương luôn an bình và hạnh phúc nhé ! Chúng tôi rất quí mến Bạn . Cầu xin Chúa ban phước nhiều cho Bạn .

  25. nguoicungkho said

    Đất đai thuộc sở hửu “toàn dân” một chủ thể vô hình không ai xác định được, thế ai dám sửa Luật Đất Đai trong khi…Trung Quốc còn chưa sửa, thôi thì cứ để vậy “miềng” muốn hiểu sao cũng được nhiều khi như vậy lại có quyền lực cụ thể trong tay. Bùng nổ về đất đai nhiều chứ như Thái Bình, Tây Ninh với vụ việc Bàu rã,Tây Nguyên nóng lên ở Dak Nông các bố chỉ giỏi lý luận, xuông đây mà giải quyết…Vụ Tiên Lãng chỉ là lộ trình phải như thế thôi, cao trào lên đỉnh điểm khi con giun bị giày xéo…Đa số các quan chức tự ám thị mình là “cha mẹ” dân nói sao phải nghe vậy, tao đang “ban phát” cho chúng mày, lộn xộn là thu hồi…đất mày ngay! Nhóm quyền lợi sẽ có đủ trò, đủ chiêu để thu hồi đất của mày một cách “hơp pháp”. Kinh tế trang trại cũng là một trò để các “bố” sở hữu đất đai vượt hạn điền, rôi đây cổ phần hóa các nông trường (như Lam sơn-Thanh Hóa, cao su Phước Hòa-Bình Dương) lại rơi vào các cổ đông chiến lược là…các cụ. Qua vụ việc Tiên Lãng chỉ thây được sự dũng cảm của gia đình anh Vươn, ai cũngdũng cảm được một nửa như anh thì….

  26. Trí Thấp said

    Cái Box mà Vietnamnet thêm vào cuối bài, nói là trích từ Blog của TS. Lê Văn Út có địa chỉ ở đây: Trí thức là gì? – http://levanut.wordpress.com/2012/01/23/tri-th%E1%BB%A9c-la-gi/.

    Trong này tổng hợp các bài đáng chú ý cùng với phần bình luận rất hay của toàn cao thủ khét tiếng. Tui cảm tưởng cái box chèn thêm này không khác gì cái tát vào ông trí thức đi chàng hảng Ngô Bảo Châu.

    ps: những ai copy bài dài ngoằng vào phần phản hồi mà không biết chỉ cần đưa link hoặc thêm 1 vài đoạn hightlight, Bác Ba cứ thẳng tay vứt đi cho làng nhờ…

  27. Ẩn danh said

    Cả tháng nay có quá nhiều bài viết về trí thức, khái niệm, vai trò,….đọc loạn hết cả đầu

    Tui là cử nhân kinh tế, tốt nghiệp từ ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Tui có phải là trí thức không các bác???

    • Dân ngu said

      Như vậy thì bác là người học thức chứ chưa phải là người trí thức

    • Thanh said

      Bác có là trí thức hay không là tùy theo định nghĩa. Theo ông Chu Hảo (và theo định nghĩa gốc) thì bác chưa là trí thức.
      Nhưng theo định nghĩa của đảng, bác đúng là trí thức. Mới bác đứng vào hàng ngũ cho. Và phấn đấu để có cái đuôi (trí thức) XHCN.


      • ỐI GIỜI ƠI cái lũ trí ngủ XHCN nhát thỏ cáy
        =======================


        Anh Vươn mới Trí thức tuyệt vời

        Đánh mìn đạn Hoa cải phản biện chơi

        Ai như cái lũ trí ngủ nhát thỏ cáy

        Tối ngày ca ngợi ĐẢNG …. mồm đợi sung rơi

        Nguyễn Hữu Viện

        • Thanh said

          1) Mời bác Viện về nước nói vài câu “mạnh bạo” cho chúng tôi noi gương với.
          2) Nếu tôi sống ở nước ngoài, tôi sẽ nói nặng ác liệt gấp 1000 lần bác Viện.

  28. Hoa hạ said

    Tôi càng hiểu ra định nghĩa về trí thức rất rõ như trình bầy của:
    Aristotle. “Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội”
    –Giản Tư Trung. “Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ” .
    GS Chu Hảo thì có vẻ nhẹ nhàng hơn:Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức.
    Mạch lạc, rõ ràng và chính xác.
    Những người nào có tư chất và làm được như trên mới xứng đáng gọi là trí thức.
    Cám ơn các trí thức vừa qua đã giúp thức tỉnh dân thường như tôi biết lý lẽ phải trái trong cái thời này. Đó là các bloge Ba Sàm, Nguyễn Quang Vinh, Quê Choa, Châu Xuân Nguyễn, Hiệu Minh. Cua Rận….

  29. nguoicungkho said

    tất cả chỉ là bọn “trí thức quốc doanh” đang nói chuyện vĩ cuồng, mục đích cuối cùng cũng chỉ là mị dân thôi ! Trí thức,trí ngủ cũng chỉ phục vụ cho Đảng ! Nói cho lắm xem các anh làm được những gì nào ! Cuối cùng còn thua 3 đứa con anh 3D ..

    • Thanh said

      Bác nguoicungkho có khẩu khí cực oai. Có lẽ do bác dùng nick.
      Xin bác dùng tên thật, viết vài bài hùng biện đăng lên để mọi người biết bác “éo” sợ gì CS hết.

  30. Hà Trung said

    Tác giả có nhắc tới 2 bài (đều đăng từ rất lâu trên vietnatnet). Tôi vẫn lưu được. Xin cống hiến quý vị đọc chơi.

    http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/318273.aspx (cac bai thao luan ve TRITHUC)

    Suy nghĩ về khái niệm trí thức
    11:32′ 06/02/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) – Cuộc vận động thảo luận về Trí thức Việt Nam do Báo điện tử VietNamNet và Tạp chí Khoa học và Tổ Quốc phát động, bắt đầu từ bài viết của Tiến sĩ Chu Hảo đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi. Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh, nhà giáo nhân dân, giảng dạy tại Đại học Y khoa Hà Nội từ năm 1960, đã gửi đến một loạt bài thảo luận. VietNamNet xin đăng dưới đây bài đầu tiên trong loạt thảo luận của Giáo sư Lanh.

    Trí thức (tranh của MacGibeny, http://www.artistregister.com)
    “Trí thức” từ đâu ra?
    Intellectuel (tiếng Pháp) hay intellectual (tiếng Anh) trong từ điển vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trí tuệ, trí thông minh). Nhưng một văn bản công bố năm 1906 – do nhà văn Zola ký tên đầu – lại được thủ tướng Pháp Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels). Thế là một tính từ trở thành danh từ mới, chưa có trong các từ điển trước đó như Larousse 1866-1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1885-1902.
    Đó là bản kháng nghị nổi tiếng, của các nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng, chống lại một bản án oan cũng nổi tiếng là xấu xa trong lịch sử tư pháp (xử đại úy Dreyfuss, sau gọi là “sự kiện Dreyfuss”). Như vậy, danh từ “trí thức” ra đời trong một sự kiện chống bất công, còn “người trí thức” ra đời khi xã hội thừa nhận danh từ này.
    Thực ra, rất lâu trước đó đã có vô số cá nhân có phẩm chất và tiếng tăm không kém các tác giả bản tuyên ngôn nói trên, nhưng ý thức tự liên kết (ví dụ cùng ký tên vào một tuyên ngôn) và điều kiện cho phép liên kết để thực hiện những thiên chức xã hội thì chỉ xuất hiện khi xã hội có dân chủ; đồng thời người dân khi được hưởng các quyền tự do cũng bắt đầu hiểu rõ chức năng xã hội của tầng lớp trí thức và hưởng ứng họ.
    Trí thức và dân chủ
    Quả vậy, dẫu các tác giả của bản tuyên ngôn là những người uy tín lớn và đang được xã hội trọng vọng, như Emile Zola (1840-1902), Anatole France (1844-1924), Halevy, Buinot, Leon Blum… nhưng thật ra bản tuyên ngôn của họ chỉ có thể ra đời khi nước Pháp đã có chế độ dân chủ, ba quyền tối thượng đã được phân lập rạch ròi. Thủ tướng đứng đầu ngành hành pháp, quyền hành cực lớn, vẫn không được phép can thiệp vào công việc tư pháp, dẫu tư pháp đưa ra bản án oan.
    Thế mà, nhờ “bản tuyên ngôn” và tiếp đó nhờ dư luận và báo chí dấy lên, bản án oan đã phải sửa sau nhiều năm chây ỳ.
    Tương tự như vậy, học thuyết Mác cũng chỉ có thể công bố trong một xã hội đã tương đối dân chủ. Thời đó, cố nhiên nền báo chí công quyền không thể đăng những tác phẩm trong đó Mác cổ vũ quần chúng dùng bạo lực tước đoạt tư liệu sản xuất của giai cấp tư bản. Nhưng đã có báo chí và nhà xuất bản tư nhân (bản thân Mác cũng từng là tổng biên tập một tờ báo). Còn dưới thời phong kiến thì một bản án mà vua đã quyết, dù là oan thấu trời (như án Nguyễn Trãi) cũng không một ai dám phản đối. Người bị oan chỉ có một cách là “mong sao thánh thượng hồi tâm”.
    Can đảm là một tính cách của trí thức: dám nói ra và dám bảo vệ chân lý. Khổng Tử nói nho sĩ phải là người đủ ba phẩm chất: có trách nhiệm cao, có lòng tự trọng và dũng cảm. Mác còn nói rõ hơn: Trí thức, ngoài khả năng sáng tạo, còn phải “dám phê phán thẳng thừng mọi thứ cần phê phán, không lùi bước trước mọi kết luận, mọi đụng chạm – dù là đụng chạm tới thứ quyền lực nào”.
    Như trên đã nói, những cá nhân có trí tuệ cao, có phẩm cách đẹp đã xuất hiện rất sớm và được gọi bằng các tên khác nhau, tuy họ chưa tự ý thức và chưa có quyền liên kết lại. Phương Đông từ cả ngàn năm trước đã gọi họ là bậc thánh hiền (Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử…), bậc hiền tài, sĩ phu, kẻ sĩ… Ngoài tài năng, giới trí thức xưa còn được ca ngợi là “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (sách Mạnh Tử: phú quý không làm mê muội, nghèo khổ không làm lay chuyển, uy vũ không khuất phục nổi). Câu này nói lên dưới chế độ chuyên chế họ từng bị mua chuộc, bị cái nghèo hành hạ và bị trấn áp, chứ không chỉ có tôn vinh mà thôi.
    Chính do được tôn vinh, trí thức cũng có “thật” và “giả” vì có những người muốn được tôn vinh bằng công sức tối thiểu. Một xã hội có quá nhiều trí thức “giả” – như chuyện mua quan bán chức cuối thời vua Lê chúa Trịnh – là xã hội thoái hoá và hỗn loạn, vì thứ “giả” này sẽ chiếm những địa vị cao, ảnh hưởng lớn, kể cả có quyền cho phép nhiều loại “giả” khác phát sinh, phát triển và lưu hành.
    Về định nghĩa trí thức
    Có nhiều định nghĩa trí thức, rất dễ tìm trên internet. Không chỉ nhiều, mà rất nhiều, cho thấy đến nay định nghĩa trí thức vẫn chưa thật định hình. Do vậy, khi bàn về trí thức thường người ta phải xác định khái niệm trước khi bàn tiếp. Nhiều nhà trí thức lớn cũng đưa định nghĩa của mình, trong đó có những định nghĩa mới chỉ nêu tính cách đặc trưng hơn là nêu bản chất. Ví dụ: “trí thức là người phát hiện những điều thuộc bản chất sự vật mà người khác không nhìn ra được”; hoặc “Người trí thức là người luôn có khát vọng tự do”. Nhiều bạn đọc của VietnamNet khi thảo luận đề tài này cũng tự ý đưa ra những định nghĩa theo quan niệm của mình, khiến vấn đề càng phong phú, nhưng sẽ càng khó thảo luận khi khái niệm chưa thống nhất.
    Dẫu vậy, vẫn có thể phân chia các định nghĩa hiện hành thành 2 nhóm: nhóm chặt chẽ (rất hữu dụng khi bàn vấn đề ở bình diện triết lý, gồm cả thiên chức, nhiệm vụ trí thức đối với nhân quần, xã hội) và nhóm thông dụng (để dùng rộng rãi trong đời sống, dễ hiểu với trình độ chung).
    Một cách chặt chẽ, trí thức phải là người:
    1) Sáng tạo những giá trị tinh thần. Mức độ sáng tạo cho phép tách ra những trí thức lớn, tầm cỡ nhân loại; và
    2) Chỉ tôn thờ những giá trị tinh thần vĩnh hằng: Chân (chân lý, sự thật), Thiện (cái tốt), Mỹ (cái đẹp).
    Từ cái gốc này, do đặc trưng lao động, trí thức có những phẩm chất, tính cách nhất định – không bẩm sinh và cũng không phải là độc quyền của trí thức. Ví dụ, để sáng tạo, trí thức phải có một cái vốn tri thức cao hơn mặt bằng chung (đã đành) nhưng quan trọng là phải bổ sung suốt đời (để sáng tạo tiếp). Điều này rất tương đối, vì mặt bằng dân trí mỗi thời một khác: thầy giáo tiểu học là lao động trí óc (đúng với mọi thời) nhưng trước đây 60 năm có thể là trí thức – nếu có sáng tạo (ví dụ như Nam Cao, Tô Hoài…)
    Do tôn thờ chân lý, trí thức chỉ tin những gì đã được chứng minh đầy đủ và do đó bảo vệ sự thật đến cùng. Khám phá chân lý là niềm say mê cao nhất (bị cấm đoán nghiên cứu hoặc cấm nói sự thật là điều đau khổ vô tận – từ đó, suy ra trí thức căm ghét cái gì). Khám phá ra chân lý là hạnh phúc cao nhất, do vậy họ có yêu cầu bức xúc công bố và đòi hỏi được công bố (Galilê bị cấm công bố “quả đất tròn”). Tuy quyết bảo vệ kết quả nghiên cứu bằng tranh luận, nhưng trí thức cũng sẵn sàng nhận sai lầm, từ bỏ niềm tin, nếu có chứng minh đầy đủ – từ đó họ đòi hỏi tự do tư tưởng, tự do ngôn luận… Tôn thờ cái tốt (thiện), trí thức rất nhậy cảm khi cái xấu lộng hành (ví dụ bất công, áp bức, hạn chế quyền tự do, dân chủ giả hiệu…)
    Chúng ta có thể suy ra những tính cách khác nữa của trí thức nhưng không nên dùng những tính cách này để định nghĩa, vì đó chỉ là đặc trưng mà chưa phải bản chất của trí thức (và cũng không phải của riêng trí thức). Một cô giáo ở Đà Nẵng chấp nhận tiến thân bằng thi cử công bằng: Đó là thái độ của trí thức, dù cô chưa phải trí thức. Theo cụ Trường Chinh thì: “Phải nói rõ, nói hết sự thật; gọi sự vật bằng đúng tên của nó”; cụ Nguyễn Đức Bình đòi hỏi “Đặt mọi ý kiến khác biệt lên bàn tranh luận”… đều là thái độ thẳng thắn và cầu thị của trí thức, dù đây là những nhà chính trị.
    Theo cách thông dụng, trí thức được định nghĩa như những người lao động trí óc nói chung, ví dụ: trong khẩu hiệu “Liên minh Công – Nông – Trí”; hoặc trong một bản thành tích có câu: chế độ ưu việt của ta đã đào tạo được hàng triệu trí thức XHCN… Cách định nghĩa này làm số trí thức trong xã hội tăng lên rất nhiều, có mặt ở mọi lĩnh vực, ngành nghề.
    Còn theo cách chặt chẽ, thì một văn hào và người thư ký của ông đều là lao động trí óc, nhưng trong đó chỉ một người là trí thức. Cũng theo cách chặt chẽ, một tiến sĩ nếu không nghiên cứu sáng tạo gì, thì vẫn thiếu vế đầu để được coi là trí thức đúng nghĩa. Bằng cấp cao, nhưng không sống chết tôn thờ Chân, Thiện, Mỹ biểu hiện bằng biết mà không dám nói sự thật, không căm ghét độc tài, thái độ ba phải trước bất công, phản dân chủ… thì thiếu nốt cả vế thứ hai của tiêu chuẩn trí thức.
    Nguyễn Du không những sáng tác Truyện Kiều mà trong truyện ông tỏ thái độ rất rõ đối với bất công, áp bức, thân phận con người. Vua Tự Đức đọc đến câu “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” (ca ngợi Từ Hải) đã đòi phạt “đánh đòn” Nguyễn Du (khi ông đã mất). Dưới chế độ phong kiến ngạt thở như vậy, Nguyễn Du vẫn khôn khéo nói được điều cần nói, biểu lộ được thái độ cần có, đúng là trí thức lớn của dân tộc ta.
    Định nghĩ trí thức
    Định nghĩa trí thức trong từ điển:
    – Trí thức là người sử dụng trí tuệ để làm việc, nghiên cứu, phản ánh, dự đoán, hoặc để hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan về hàng loạt những ý tưởng khác nhau (Từ điển Wikipedia).
    – Trí thức: Người sử dụng trí óc một cách sáng tạo.
    – Trí thức: người thông minh, có khả năng phát triển cao độ để hiểu biết là lý giải, đặc biệt được giáo dục tốt và quan tâm đến khoa học hay nghệ thuật, hoặc yêu thích các hoạt động liên quan đến nỗ lực tinh thần một cách nghiêm túc.
    – Trí thức là người hoặc do thích thú hoặc do nghề nghiệp mà quan tâm đến những công việc tinh thần.
    – Trí thức: Người chuyên làm việc, lao động trí óc (Đại từ điển tiếng Việt, Bùi Như Ý chủ biên, nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin).
    Trí thức theo định nghĩa cá nhân:
    – Người trí thức? Là người đem lại giá trị cho những gì mà tự chúng không có (Paul Valéry).
    – Người trí thức? Tôi muốn nói đến những người suy tư, mà không sính chữ nghĩa, không lợi dụng, bịp bợm và ăn bám… (Henri Barbusse).
    – Trí thức là người phát hiện những điều thuộc bản chất sự vật mà người khác không nhìn ra được (Jean Paul Sartre).
    o GS. Nguyễn Ngọc Lanh
    ________________________________________
    Talleyrand:
    “I am more afraid of an army of 100 sheep led by a lion than an army of 100 lions led by a sheep.”

    Trí thức ngày càng đông, nhưng càng… không đúng nghĩa
    26/08/2009 10:37 (GMT + 7)

    (TuanVietNam) – Ở xã hội dân chủ, người có trình độ có thể phản biện mà vẫn an toàn; lại có nhiều nguồn kiếm sống mà không cần vào biên chế.
    Ba bài đăng liên tiếp trên TuanVietNam của Vương Trí Nhàn về thói háo danh của trí thức đã tạo được hiệu ứng xã hội. Chứng lạm phát và khoe khoang chức danh (tạm gọi chung là háo danh) được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc coi là một quốc nạn mới. Bài viết sau đây của tác giả Nguyễn Ngọc Lanh minh hoạ thêm cho căn nguyên của những vấn nạn trên, bài thể hiện quan niệm của cá nhân tác giả.

    Thời nay ta vẫn dạy, học, thi không khác bao nhiêu so với thời xưa và vẫn dùng triết lý lạc hậu nhang nhác thời xưa.
    Lỗi là ta vẫn dùng những triết lý lạc hậu
    Nếu người xưa chỉ học những thứ mà hôm nay chúng ta thấy “vô bổ” thì lỗi tại ai? Trước hết, người học không có lỗi, vì “thi thế nào, học thế ấy”. Đố thí sinh nào dám không thuộc Tứ Thư, Ngũ Kinh và đạo Khổng để rồi “hỏng thi”.
    Vậy thì, lỗi ở cách thức và nội dung thi – tức là ở cấp quyền lực? Nhưng chế độ phong kiến cũng chẳng có lỗi. Bởi vì, nó phải tuyển dụng đúng những người mà nó cần. Đó là những người đủ khả năng làm thư lại nói chung, trong đó quan văn cũng chỉ là loại thư lại cao cấp. Mà thư lại thì không có nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm. Càng không được phép “phản biện” vua.
    Nếu về sau nhiều vị trở thành những nhà chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao có tài… thì đó là do trong quá trình làm quan họ đã thể hiện một năng khiếu thiên phú, đồng thời họ may mắn được đặt đúng vị trí để trổ tài; chứ không phải do cách thức và nội dung thi cử mà đất nước có được những nhân tài ấy.
    Việt Nam có Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Phạm Thái… hay Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Nguyễn Bỉnh Khiêm… là do trời ban cho dân tộc ta những con người có năng khiếu bẩm sinh, cộng với sự ham mê sáng tạo của bản thân. Và thường đó là việc “nghiệp dư” (không lương). Nguyễn Du được trả lương không phải do đã viết truyện Kiều, mà do giữ chức Tham Tri; Phan Huy Chú hưởng lương theo ngạch bậc, chứ không có nhuận bút cho Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí. Các tác giả viết Quốc Sử Diễn Ca chỉ được thưởng lụa và tiền, chứ không nhờ thế mà thăng quan…
    Vậy thì… lỗi ở chúng ta? Phải chăng chúng ta dùng cách nhìn hôm nay để phê phán chuyện đời xưa? Có thể là thế, nhưng điều này chưa quan trọng. Quan trọng là thời nay vẫn dạy, học, thi không khác bao nhiêu so với thời xưa và vẫn dùng triết lý lạc hậu nhang nhác thời xưa (lễ và văn). Trách gì trí thức chẳng giống quan văn, chằng khoe danh, khoe tước?
    Trí thức và thiên chức phản biện
    Mời đọc thêm:

    Suy nghĩ về khái niệm trí thức
    Truy tìm căn nguyên thói “háo danh” của trí thức

    Thói háo danh và vĩ cuồng của trí thức

    Obama sẽ mở đường cho giới trí thức Mỹ toả sáng?

    Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện
    Tôi chỉ là Ashkenazy! Hay quốc nạn loạn chức danh, học vị

    Người có học vấn cao (so với mặt bằng chung) thì xã hội nào cũng có. Dưới chế độ phong kiến nước ta, họ được gọi là kẻ sĩ, nho sĩ hay sĩ phu… Nhưng học vấn mới là một tiêu chuẩn của trí thức, nếu theo những định nghĩa chặt chẽ.

    Các Mác coi trí thức là người nhìn ra (tỉnh thức) những điều cần phê phán, và dám lên tiếng phê phán để xã hội phát triển.

    Viện sĩ Nga Likhachev coi (giới) trí thức là “bộ phận độc lập về trí tuệ” của một xã hội, nên không được giới quyền lực bảo thủ ưa chuộng. Nếu xã hội là một cơ thể thì giới trí thức là cơ quan nhận thức và phát biểu của cơ thể đó.

    Nhiều bài viết của các tác giả Việt Nam coi trí thức là người có thiên chức phản biện xã hội.
    Chế độ phong kiến không thể có trí thức
    Điều nói trên càng đúng dưới chế độ phong kiến phương Đông. Chỉ xin nói vắn tắt: Những người đỗ đạt ở chế độ này chỉ có một con đường duy nhất để tiến thân: làm quan (sau này gọi là vào biên chế). Năng lực chung được đào tạo: để làm thư lại cao cấp. Chỉ có một cách hành xử: Tuyệt đối trung thành với đấng toàn quyền (vua), coi chủ thuyết của Khổng Tử như một giáo lý, bản thân xử sự như tín đồ (tuyệt đối không nói khác).
    Dũng cảm nhất là dám lễ độ can vua (chớ có dại mà “phản biện”), cương trực nhất là dám từ chức, từ quan. Khi bị oan, khôn nhất là “mong sao thánh thượng sẽ hồi tâm”…
    Mỗi chế độ xã hội quy định cách ứng xử đặc trưng của trí thức (nghĩa rộng). Từ phong kiến chuyển sang xã hội tư bản (và nhất khi tiến lên chế độ XHCN), nền dân chủ ngày càng mở rộng khiến trí thức có thể phản biện mà vẫn an toàn; lại có cơ chế thị trường đích thực – khiến người lao động trí óc có thể kiếm sống mà không cần vào biên chế; do vậy tầng lớp trí thức “đúng nghĩa” mới có thể hình thành, ngày càng lớn mạnh.
    Tàn dư phong kiến đã hết?

    Trí thức ta ngày càng đông, nhưng càng… không
    đúng nghĩa
    Khi giành độc lập năm 1945, tới 95% dân ta là nông dân của một nền nông nghiệp manh mún. Thích hợp với kinh tế tiểu nông là chế độ phong kiến. Tàn dư phong kiến cứ tồn tại và có sức sống dai dẳng là chuyện đương nhiên khi năm 2009 nông dân vẫn chiếm 3/4 dân số.
    Tra cứu bằng Google, với từ khoá “trí thức đúng nghĩa” chỉ cần 0,39’’ chúng ta được trên 60.000 kết quả, trong đó mới nhất là bài của thứ 2 của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Như vậy, trước đây đã nhiều người quan tâm thế nào là “trí thức đúng nghĩa”. Điều thống nhất là trí thức “đúng nghĩa” không háo danh; và háo danh không thể là trí thức đúng nghĩa.
    Tại sao chúng ta cứ phải nói dai, nói dài, nói mãi về trí thức “đúng nghĩa”? Vì trí thức tuy ngày càng đông đảo (triệu và triệu) nhưng cũng ngày càng… ít đúng nghĩa. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong bài 3 đã phân tích nhiều nguyên nhân của bệnh háo danh và tìm hiểu vì sao nước ta chưa có trí thức “đúng nghĩa”.
    Thế thì nguyên nhân bao trùm nhất phải chăng là tàn dư phong kiến? Chẳng cần xếp loại, cứ tiện đâu nói đấy, cũng có thể kể hàng chục đặc trưng phong kiến rất dễ để lại những tàn dư, biến thể.
    Dưới đây là ví dụ đặc trưng phong kiến rất dễ để lại tàn dư nếu chúng ta không cảnh giác.
    – Vua (và thần thánh): là nhu cầu tinh thần của tư tưởng tiểu nông (không thể quan niệm thiếu vua và thần thánh). Thực chất, đó là một đấng không thể sai lầm, đứng trên pháp luật, chỉ chịu trách nhiệm với Trời. Nước ta 7 lần có 2 vị cùng làm vua (thời hai bà Trưng, thời Hậu Ngô và thời Trần: có thái thượng hoàng).
    – Vua ban hành pháp luật (ví dụ, Luật Hồng Đức, Luật Gia Long) để xử các quan và xử dân. Nhưng các quan được xử theo “lễ”; còn dân bị xử theo “luật”.
    – Vua là nước. Trung với vua, với chế độ của vua, là đủ. Quân đội có nhiệm vụ “trung quân”, đồng nghĩa với “ái quốc”.
    – Toàn triều đình, toàn thể quan lại và dân thường phải tôn sùng duy nhất chủ thuyết của đức Khổng Tử – tức nhất nguyên.
    – Biến chủ thuyết của đức Khổng Tử thành tôn giáo (gọi là đạo Khổng – giống như nay ta gọi đạo Phật, đạo Thiên Chúa). Coi ngài như vị thánh; lập đền miếu để sĩ phu nước Việt có nơi thờ phụng, dù ngài có gốc ngoại quốc.
    – Đưa đạo Khổng thành quốc đạo (bắt buộc dạy trong trường). Muốn gia nhập biên chế quan lại nhất thiết phải học và thi giáo lý đạo Khổng.
    – Biến các nhân vật có công lớn với chế độ thành những vị thánh, có nơi thờ phụng để dân khấn vái. Ví dụ, triều Nguyễn cho thờ cụ Võ Tánh hy sinh trong cuộc nội chiến giành ngôi vua giữa phe chúa Nguyễn với phe Tây Sơn.
    – Tạo ra lớp “trí thức quan văn”, nhiệm vụ số 1 là phục vụ và ca ngợi vua và chế độ; lấy chức tước và danh hiệu vua ban làm vinh dự cả đời.
    – … đến đây, có thể “vân vân” được rồi.
    • Nguyễn Ngọc Lanh

  31. CDVNam said

    Tôi có cảm giác tác giả bài này chưa xứng đáng được gọi là trí thức XHCN.
    Có lẽ, tác giả chỉ mong được gọi là trí thức “thường” (không gắn đuôi XHCN) mà thôi.

    • lkk said

      Cái thứ trí thức XHCN là cái thứ trí thức gì vậy? À có lẽ đấy là trí trức ngàn lần thông minh hơn, giỏi hơn trí thức TBCN?
      Chỉ có như thế mới chứng tỏ XH XHCN ngàn lần dân chủ hơn, văn minh hơn, công bằng hơn, tốt đẹp hơn XH TBCN.
      Thì cứ soi XH ta hiện nay là thấy ngay điều đó. Vậy mà chưa thấy anh trí thức XHCN nào từ chối sang sống và làm việc ở cái XH TBCN thấp kém kia. Có người cho đi chỉ để học tập xem họ dãy chết ra sao, thì lại ở lại luôn không thèm về.
      À nhớ rồi, họ sang để chứng kiến, để bồi thêm khi nó còn đang dãy chết, cho nó gục hẳn. Mà những trí thức XHCN này lại còn áp dụng vào hoàn cảnh nước ta để làm cho ta cũng chuẩn bị dãy chết như XH TB. Bọn này tệ thật.

      • Hà Trung said

        Theo tác giả bài viết (nếu chúng ta đọc kỹ – ở đoạn cuối) thì một (trong những) đặc trưng lớn của trí thức XHCN là… “đứng trong đội ngũ”.

  32. Quang Dũng said

    Nguyễn Ngọc Lanh. Hành xử của trí thức chế độ cũ
    12/07/2010
    http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1699&Itemid=131

    HÀNH XỬ CỦA TRÍ THỨC DƯỚI CHẾ ĐỘ CŨ

    Nguyễn Ngọc Lanh

    “…”

    BBT: Bác chỉ cần đưa link và nhận xét là đủ, không nên copy nguyên ra đây dài quá.

    • Ẩn danh said

      Cảm ơn bác QD đã đưa link. Đây là một bài viết có giá trị!

    • Vị Nhân said

      Trích:” Xa xưa nhất có các học thuyết xử thế mà tác giả là đức Như Lai, Giê Su, A La… đã bị biến thành đạo( tôn giáo)…”

      Chỉ cần một câu này cũng nói lên tầm hiểu biết cuả Nguyễn Ngọc Lanh, nó “lôm côm” tới mức nào?

      1) Giúp cho con người thoát khỏi “vòng luân hồi” là một “học thuyết “xử thế”?
      2) Thờ phượng một đấng Thưọng Đế vì Người sáng tạo ra vũ trụ, vạn vật và vì Ngài yêu thương con người là một “học thuyết về xử thế”? Chắc theo Nguyễn Ngọc Lanh thì phải “biết điều” (cách xử thế) để xin lợi lộc từ thưọng đế. hay Thần Thánh như các “quan đỏ” đang làm.
      3)Còn cái ông A La nào nữa đây! Xin ông NN Lanh cho biết một chút về “học thuyết xử thế” cuả ông này ra sao. Tiện thể cho biết chút tiểu sử về ông ta, chẳng hạn ông ta sinh ra ở thời đại nào, vùng nào trên trái đất, thuộc chủng tộc nào .v.v…
      Thế mới biết dốt thì thường khoe chữ!!!

      • Thái said

        Tôi đồng ý câu của cổ nhân mà bác VỊ NHÂN nhắc lại để chỉ ông Lanh nào đó. Nhưng có đúng ông ta như vậy hay không, lại là chuyện khác.
        Tôi đã theo link )bác Quang Dũng đưa) để đọc bài đó. Thấy toàn bài toát lên mấy ý:
        – Chế độ hiện nay rất giống chế độ phong kiến (đảng là vua)
        – Biến chủ nghĩa mác thành một thứ “Đạo” (chỉ được “tụng niệm” không được sửa đổi
        – Dạy trong trường, bắt mọi HS phải học Mác Lê (giống như học trò thời phong kiến phải học đạo Khổng);
        … vân vân

        Cảm ơn. Biết thêm về tầm hiểu biết cao siêu của bác Vị Nhân (qua những câu hỏi bác nêu lên để căn vặn tác giả).

      • Ẩn danh said

        Dù có sơ suất, tôi không đánh giá bài viết này và tác giả của nó như bác Vị Nhân. Tôi đọc và hiểu như bác Thái vì vậy nói chung tôi thích bài viết này.
        Còn các điểm 1 và 2 bác VN đưa ra, theo tôi, còn cần tranh cãi. Những điều bác nêu ra là những điều hiện nay người ta hiểu về các tôn giáo này, có nghĩa là khi nó đã được biến thành tôn giáo và thờ phượng giáo chủ chứ không như khởi điểm.
        Đồng ý với bác VN về điểm 3.

        • Vị Nhân said

          Vậy khởi điểm cuả (1) và (2) là gì? Cụ thể “học thuyết xử thế” cuả Đức Phật và Đức Jesus Christ như thế nào, xin được lắng nghe luận giải cuả bác.

Gửi phản hồi cho CDVNam Hủy trả lời