BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

667. Trí thức

Posted by adminbasam trên 27/01/2012

Người dịch: Trong khi xã hội chúng ta đang phải đối diện với hàng loạt các vấn đề sôi động liên quan đến đời sống cá nhân và cộng đồng, xuất hiện trên các diễn đàn thông tin nhiều bài viết và những tranh luận xoay quanh khái niệm vị thế và trách nhiệm của người trí thức trong xã hội hiện nay. Dĩ nhiên xã hội không chỉ thuộc về những người được cho là trí thức – khái niệm còn phải xem lại – mà nó là của tất cả những thành viên sống và thuộc về nó. Nhưng dù vậy, vẫn tồn tại trong xã hội những  nhóm “tinh hoa” có khả năng dẫn dắt hướng đi cho đám đông. Để thêm tính sinh động cho diễn đàn, chúng tôi dịch và giới thiệu bài viết của Pierre Berlan về giới trí thức Pháp thế kỷ XX.

DICTIONNAIRE DES MOTS

Trí thức

Pierre Berlan

Thuật ngữ trí thức xuất phát từ tiếng La-tinh intellectualis (« cái liên quan đến trí tuệ, trí óc », gần với từ intellĭgĕre (« nhận thức được », « nắm bắt được », « hiểu biết được »).

Tính từ này trở thành danh từ dưới ngòi bút của Clémanceau trong thời điểm xảy ra vụ Dreyfus *. Với nhan đề « Tuyên ngôn của các trí thức », tờ báo L’Aurore (Bình minh) của ông công bố ngày 14 tháng 1 năm 1898 đoạn viết như sau : « Những người ký tên kháng nghị chống lại sự vi phạm pháp luật của bản án năm 1894 và phản đối những bí ẩn xung quanh vụ Esterhary, vẫn kiên trì yêu cầu xét lại ». Xuất hiện trong bản danh sách, đứng đầu có Émile Zola * và Anatole France *. Tiếp theo là Marcel Proust *, Gabriel Monod, Léon Blum, Lucien Herr… Danh từ này được Barrès sử dụng lại để chế nhạo các nhà văn, giáo sư và bác học theo phe Dreyfus.

Sau vụ Dreyfus, danh từ « nhà trí thức » được sử dụng rộng rãi để chỉ những người dấn thân trong lãnh vực chung bảo vệ các giá trị, đặc biệt trên các vấn đề tinh thần và chính trị, bằng cách dựa trên danh tiếng của mình.

Như vậy hình ảnh nhà trí thức hiện đại ra đời ở Pháp vào giai đoạn đầu thế kỷ XX.  Từ đó, hình ảnh nhà trí thức đồng hành cùng những sự kiện quan trọng trong lịch sử đất nước. Họ đã ký những tuyên ngôn, những kiến nghị, công bố các tạp chí, tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành hay các uỷ ban bảo trợ. Mounier với tạp chí Esprit, Sartre * với les Temps modernes, Mauriac và tập sổ tay Bloc-notes de France-Observateur, mỗi người đều phân tích, đánh giá và nhận định các sự kiện.  Các trí thức ủng hộ phái Cộng hoà Tây Ban Nha chống lại Franco*, họ chống lại liên minh phát xít của những năm 1930. Vichy và sự chiếm đóng của Đức đã làm xáo trộn các nền tảng, và một số người như Brasillach đã chọn hợp tác. Sau 1945, các trí thức nổi dậy chống lại các cuộc chiến tranh thực dân tại Đông Dương và Algéri. Họ lo ngại về sự đe dọa của vũ khí hạt nhân. Năm 1950, Frédéric Joliot-Curie *, Louis Aragon *, Simone Signoret *, Marcel Carné và nhiều người khác cùng ký bản kêu gọi Stockholm, kiến nghị phỏng theo cộng sản chống lại vũ khí hạt nhân. Sartre gắn bó với Đảng Cộng sản Pháp, trong khi đó Raymond Aron đả kích chủ nghĩa độc tài Staline. Năm 1951, Picasso * phác họa Massacre en Corée (Cuộc tàn sát ở Triều Tiên), bức họa được đặt hàng bởi Đảng Cộng sản Pháp nhằm mục đích tố giác chủ nghĩa Đế quốc Mỹ ở Châu Á. Ngay năm 1955, tạp chí Esprit đã tỏ ra phẫn nộ trước sự tra tấn của quân đội Pháp tại Algéri. Simone Beauvoir * dấn thân trong phong trào phụ nữ và liên kết vơí những thành viên hỗ trợ Mặt Trận giải phóng quốc gia (F.L.N). Năm 1961, họ ký tuyên ngôn 121 với mục đích chấm dứt chiến tranh Algéri. Căn hộ của Sartre bị Tổ chức quân đội mật phá nổ, Malraux bắt đầu phong trào dân chủ văn hóa bên cạnh tướng Charles de Gaulle *. Sự kiện tháng Năm 1968 diễn ra : Sartre biểu tình trước nhà máy Renault de Billancourt. Họ chống lại chiến tranh tại Việt Nam. Sau đó vào cuối những năm 1980, sự kiện sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, xảy ra chiến tranh ở Bosnia, xuất hiện những người không giấy tờ tùy thân… danh sách dài thêm với những thông cáo phản kháng, những kiến nghị, những ủy ban và tụ họp. Chừng ấy những hoạt động và sự kiện đã góp phần và tham gia vào sự hình thành căn tính quốc gia trong suốt chiều dài của thế kỷ XX.

Như vậy, trên bình diện thế giới, Pháp luôn được xem như miền đất tiêu biểu của giới trí thức. Hầu như không cần thiết phải nói đến các nhà trí thức Pháp tại Đức hay tại Mỹ. Là nhà trí thức có thể là một «trò chơi kiểu Pháp ». Điều đó còn phải xem lại, nhưng một lúc nào đó nó củng cố cho những kiểu nói : những « cuộc đấu gà » trên truyền hình Pháp, những tranh cãi muôn thuở, những phẫn nộ, những tuyên bố, tất cả những thứ đó khiến người nước ngoài nghĩ rằng người Pháp nói để chẳng diễn đạt gì cả, và có lẽ chỉ vì thích thú bàn luận. Dù thế nào đi chăng nữa, và dù cho những ảnh hưởng thực tế của các nhà trí thức Pháp, thì tính đặc thù của quốc gia hình lục lăng ngày nay có vẻ như đang bị đe dọa. Trọng lượng của giới trí thức Pháp hình như bị xói mòn. Với khoảng thời gian theo quy tắc, nó đang báo hiệu sự kết thúc của mình. Năm 2000, nhà sử học Pierre Nora, trong trang đầu của số ra mừng 20 năm tạp chí Le Débat (Bàn luận) đã đặt tựa đề cho bài viết là « Vĩnh biệt các trí thức ? ». Régis Debary cũng vậy, đã dự báo sự lâm chung sắp đến của giới trí thức. Người ta cho rằng các trí thức Pháp đã không thực hiện những điều đáng lẽ họ phải làm. Họ ứng phó không tốt, đi lầm đường và phản bội. Vì thế, họ sẽ biến mất. Vẫn tồn tại theo mỗi thời kỳ những cá thể tạo dấu ấn, nhưng giai điệu thì hình như vẫn thế. Các nhà trí thức không còn chỉ là một đám ranh mãnh, tự phụ, kiêu căng, bị lóa mắt và hay quên lú. Những người theo phe Dreayfus hôm qua và những kẻ lợi dụng hôm nay. Nền Cộng hòa mỹ văn có thể phải nhường chỗ cho một nền Cộng hòa biến chất, nơi mà người ta tranh giành nhau các miếng bánh ngọt.

Sự hủy diệt này, được nhận định sẽ đến, chưa bao giờ xảy ra. Từ khi mà tại nước Pháp các nhà văn can thiệp vào sự thật, công lý và chính trị, từ Voltaire đến Sartre, qua Zola, vẫn luôn có các nhà trí thức tiếp tục bảo vệ cho người yếu kém trước kẻ quyền lực, cho thiểu trước đa số, cho quyền con người trước sự tàn bạo, để đặt lý lẽ hay đạo đức phổ quát lên trên những lợi ích trước mắt của cộng đồng quốc gia.

Như một tựa đề bài báo mới đây của C. Prochasson[1] đã nhấn mạnh, các nhà trí thức Pháp, ở nhiều góc độ khác nhau, là hồn của quốc gia Pháp.

Pierre Berlan

Giáo sư sử-địa, trường Trung học Prévert de Saint-Christol-lès-Alès (Pháp)

 Nguồn : DICTIONNAIRE DES MOTS

 Người dịch: Quang, độc giả trang Ba Sàm


[1] Christophe Prochasson, « L’intellectuel, cette âme de la nation », Cahiers français, 342, tháng 2 và 3 năm 2008, tr. 58-62.

* Ba Sàm bổ sung từ Wikipedia:

Alfred Dreyfus: sinh ngày 9 tháng 10 năm 1859 ở Mulhouse, măt ngày 12 tháng 9 năm 1935 ở Paris, là một sĩ quan người Pháp gốc Alsace và theo đạo Do Thái, nạn nhân của một vi phạm tư pháp năm 1894 vốn là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng những năm đầu của Đệ tam cộng hòa Pháp được biết dưới tên vụ Dreyfus(1898-1906), trong đó hầu như toàn thể người dân Pháp thời ấy chia làm hai phe : những người ủng hộ Dreyfus (dreyfusard) và những người chống Dreyfus (anti-dreyfusard).

Émile Zola: Émile Édouard Charles Antoine Zola (2 tháng 4 năm 1840 – 29 tháng 9 năm 1902), thường được biết đến với tên Émile Zola, là một nhà văn nổi tiếng của văn học Pháp trong thế kỉ 19, người được coi là nhà văn tiên phong của chủ nghĩa tự nhiên (naturalism). Bên cạnh những tiểu thuyết nổi tiếng, Zola còn được biết tới như là một trong những nhân vật quan trọng dẫn tới việc xét xử lại Vụ Dreyfus.

Anatole France: sinh ở Paris, là con của một chủ cửa hàng sách, từ nhỏ đã ham mê văn học, nghệ thuật. Học ở trường Collège Stanislas. Trong thập niên 1860, France tiếp xúc với nhóm Parnasse và xuất bản tập thơ đầu tiên (1873). Sau đó ông chuyển sang viết văn xuôi và thật sự có tiếng tăm khi cuốn tiểu thuyết Le crime de Sylvestre Bonnard (Tội ác của Sylvestre Bonnard, 1881) ra đời và được nhận giải thưởng Viện Hàn lâm Pháp. Trong thập niên 1890, ông viết nhiều bài phê bình văn học cho Le Temps (Thời báo) và in thành 4 tập sách với tên La vie littéraire (Đời sống văn học) …

Marcel Proust: Valentin Louis Georges Eugène Marcel Proust (10 tháng 7, 1871-18 tháng 11, 1922) là một nhà văn người Pháp được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất (À la recherche du temps perdu). Graham Greene đánh giá “Proust là nhà văn vĩ đại nhất thể kỷ 20, cũng như Tolstoy với thế kỷ 19” và “những nhà văn sinh ra cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 hầu như không ai tránh được hai nguồn ảnh hưởng lớn: Proust và Freud”.

Tạp chí Time từng bầu chọn Đi tìm thời gian đã mất đứng thứ 8 trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại. Năm 1995, tuần báo Pháp L’Évènement du Jeudi cùng Đài phát thanh và Trung tâm văn hóa Pompidou ở Paris đã tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến để chọn lấy 10 cuốn sách hay nhất trong văn học Pháp cho thế hệ năm 2000. Kết quả là cuốn Đi tìm thời gian đã mất đã xếp thứ nhất …

Jean-Paul Sartre: Jean-Paul Charles Aymard Sartre (21 tháng 6 năm 1905 – 15 tháng 4 năm 1980) là nhà văn, nhà triết học hiện sinh Pháp]. Các tác phẩm phong phú cùng những hoạt động sôi nổi trong cuộc đời ông đã có một tác động sâu rộng trong đời sống xã hội Pháp thập niên 1950-1960, khiến ông là thần tượng của thanh niên Pháp một thời. Ông cũng được biết đến cùng với người bạn đời Simone de Beauvoir, văn chương và triết học đặc sắc của hai người ảnh hưởng lẫn nhau. Suốt đời mình ông đã từ chối những danh hiệu được tặng(trừ bầng tiến sĩ danh dự của Đại học Jerusalem), bao gồm cả giải Nobel Văn học năm 1964 …

–  Francisco Franco: Francisco Paulino Hermenegildo Teódulo Franco y Bahamonde (4 tháng 12 năm 1892 – 20 tháng 11 năm 1975), thường được gọi là Francisco Franco phát âm: [fɾanˈθisko ˈfɾaŋko], phiên âm tiếng Việt là Francô) hay Francisco Franco y Bahamonde là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và một trùm phát xít của Tây Ban Nha.

Chế độ phát xít của ông được xem là một trong những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Tây Ban Nha thời hiện đại …

Frédéric Joliot-Curie: Jean Frédéric Joliot-Curie (19.3.1900 – 14..8.1958) là nhà vật lý học người Pháp, đã đoạt Giải Nobel Hóa họcnăm 1935.

Ông sinh tại Paris, Pháp và tốt nghiệp Trường lý hóa công nghiệp Paris. Năm 1925 ông làm phụ tá cho Marie Curie ở Viện Curie tại Paris.

Năm 1926 ông kết hôn với Irène Curie. Ngay sau đám cưới cả hai vợ chồng đều đổi tên họ thành Joliot-Curie.

Theo yêu cầu của Marie, Joliot-Curie đã thi đậu thêm bằng tú tài thứ hai, bằng cử nhân và bằng tiến sĩ khoa học với bản luận án về điện hóa của các nguyên tố phóng xạ …

–  Louis Aragon nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị Pháp, thành viên của Viện hàn lâm Goncourt.  Sinh ở Paris, là con ngoài giá thú của Marguerite và Andrieux. Học Đại học Y ở Paris. Sau này, Aragon chọn bút danh cho mình lấy tên của một vùng đất lịch sử ở Tây Ban Nha. Thời trẻ Aragon gần gũi với các nhóm Dada và Surrealism. Năm 1927 gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực tham gia các hoạt động báo chí. Năm 1932 cùng đoàn các nhà văn Quốc tế đến thăm vùng Ural của Liên Xô. Ấn tượng của chuyến đi này được Aragon thể hiện trong tập thơ Hourra l’Oural, (Hoan hô Ural, 1934). Vợ của Aragon là Elsa Triolet, một cô gái Liên Xô gốc Do Thái. Elsa Triolet là chị gái của Lilya Brich, vợ của nhà thơ Nga nổi tiếng Vladimir Mayakovsky, bản thân Elsa Triolet cũng là một nhà văn nổi tiếng. Thời kỳ Thế chiến II, Aragon tham gia phong trào Kháng chiến, là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào này. Các tập thơ Le Crève-Cœur, (Dao trong tim, 1941); Les Yeux d’Elsa, (Đôi mắt Elsa, 1942); thể hiện lòng yêu nước và sự quay về với những đề tài tình yêu cổ điển. Ngoài thơ ca, Aragon còn là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm có giá trị về những vấn đề của văn học hiện đại. Louis Aragon mất ở Paris năm 1982.

Simone Signoret: (phát âm: [simɔn siɲɔˈʀɛ] trong tiếng Pháp) (25 tháng 3 năm 1921 – 30 tháng 9 năm 1985) là một nữ diễn viên điện ảnh thường được biết đến như một trong những minh tinh màn bạc vĩ đại nhất của nước Pháp. Bà là người Pháp đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar năm 1959 nhờ vai diễn trong Room at the Top. Trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật của mình, Signoret cũng giành được giải BAFTA, giải Emmy, giải Quả cầu vàng, Liên hoan phim Cannes và Giải Gấu bạc cho nữ diễn viên xuất sắc nhất …

Pablo Picasso: Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4 năm 1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Tên đầy đủ của ông là Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno María de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Clito Ruiz y Picasso. Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỉ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố … 

–  Simone de Beauvoir: (phát âm: [simɔndə boˈvwaʀ]; 9 tháng 1 năm 1908 – 14 tháng 4 năm 1986) là một nhà văn và nhà triết học người Pháp. Bà viết các tiểu thuyết, chuyên đề về triết học, chính trị và các vấn đề xã hội, các bài luận, tiểu sự, tự truyện. Hiện nay bà được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm tiểu thuyết trừu tượng, bao gồm She Came to Stay và The Mandarins, tác phẩm viết năm 1949 Le Deuxième Sexe, một tác phẩm phân tích về sự áp bức phụ nữ và đề tài bình đẳng giới. Bà được trao Giải Jerusalem năm 1975. Năm 1978, bà được trao Giải quốc gia Áo cho Văn học châu Âu …

Charles de Gaulle: Charles de Gaulle hay Charles André Joseph Marie de Gaulle (listen (trợ giúp·chi tiết)) hay Tướng de Gaulle (22 tháng 11,1890 – 9 tháng 11, 1970) là chính khách nổi tiếng của Pháp. Ông xuất thân là một quân nhân trong Quân đội Pháp. Năm 1940, khi chính phủ Pháp đầu hàng Đức Quốc xã, ông đã vượt biên sang London, lãnh đạo tổ chức “Nước Pháp Tự do”, thành lập chính phủ Pháp lưu vong, ra lời kêu gọi người Pháp tiếp tục kháng chiến chống quân xâm lược Đức trong Thế chiến thứ hai. Năm 1958, ông thành lập nền Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp và giữ chức Tổng thống từ năm 1959 đến năm 1969 …

47 bình luận to “667. Trí thức”


  1. Kính gởi Nhà Thơ Châu Ngu Phu
    ============================

    Tặng bác Trí ngủ NGỐ Bảo TRÂU và hàng vạn Trí ngu đồng bệnh …

    Đọc qua bài thơ ca tụng Mùa Xuân Ả Rập

    Bình thường cảm nghĩ của một công dân Siêu cường Trung Quốc

    Thế mà Tác giả bị bắt ra tòa

    Trước đó từng kết án hai lần

    7 năm tù vào năm 1999

    2 năm tù vào năm 2006

    Bài thơ “Đã đến lúc” bị cáo buộc là âm mưu “khuynh đảo” chế độ

    Với câu thơ

    “Đồng bào dùng đôi chân đi đến quảng trường”

    Diễn giải là quảng trường Thiên An Môn

    Lỗi không phải tại Bài thơ “Đã đến lúc”

    Mà bất hạnh thay nơi xứ sở Nhà Thơ Châu Ngu Phu

    Cũng chẳng phải tội 80,000,000 đảng viên Tàu cộng đầu óc ác độc 1 chiều

    Mà khổ bởi hàng trăm triệu người dân Tàu vô cảm lãnh đạm bàng quang

    Mà khổ bởi hàng trăm triệu TRÍ NGỦ Tàu vô cảm lãnh đạm bàng quang

    Khiến ngay cả Thi Hào ĐỖ PHỦ sống lại cũng phải vào tù

    Khi viết câu này :

    “Trong nhà rượu thịt ôi : Ngoài đường xương chết rét!” ….

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    cảm tác nhân hay tin Tác giả bài thơ ca tụng Mùa Xuân Ả Rập ra tòa

    Phiên xử nhà tranh đấu Chu Ngu Phu diễn ra một cách ngắn ngũi trong ngày hôm nay 31/01/2012 tại Bắc Kinh. Chi tiết được chú ý là công tố đã đọc bài thơ “Đã đến lúc” mà tác giả bị cáo buộc là âm mưu “khuynh đảo” chế độ. Ý thơ “Đồng bào dùng đôi chân đi đến quảng trường” được diễn giải là quảng trường Thiên An Môn.

    Ông Chu Ngu Phu đã từng bị tuyên án 7 năm tù vào năm 1999 và 2 năm tù vào năm 2006.

  2. dân ngu nói said

    Dạo này vào blog ABS tôi thấy đa phần hầu như lấy đề tài tri thức làm tiêu điểm trong tranh luận,tôi thật sự lấy làm thất vọng cho những việc làm mất thời gian và công sức cho nhiều bạn tham gia trong những diễn đàn này,mà quên đị tránh nhiệm của mỗi người công dân của chúng ta đối với vận nước.
    Tại sao chúng ta cứ phải mất thì giờ vào những cuộc tranh luận vô nghĩa như vậy?Theo thiển nghĩ của tôi: đó là vì cái ta trong mỗi còn người VN của chúng ta quá lớn,lúc nào cũng muốn được mọi người coi mình là người trí thức.
    Chỉ với vài lời phát biểu bị “Hố” của Ngô Bảo Châu trước những câu hỏi của phóng viên Báo Tuổi Trẻ đưa ra,phóng viên hỏi một đường NBC trả lời một nẽo,vậy mà có mấy ai thấy được câu trả lời vừa tréo ngoe, vừa có tính cách dạy đời của một trí tức tầm cở như NBC.
    Theo tôi nghĩ cái sự bùng nổ tranh luận về vai trò người trí thức ở đây,là mọi người chỉ nhìn thấy sự cao đạo mang tính cách dạy đời, cộng thêm phần như có tính răng đe những người trí thức,qua câu nói thiếu kiểm soát của một NBC, khi đã tưởng chừng như mình đoạt được cái giải thưởng fields cộng thêm được các nhà Lãnh đạo VN tỏ ra ưu ái và săn đón một cách trên mức bình thường, thì những lời phát biễu của mình phải là khuôn vàng thước ngọc, để cho những người khác noi theo,làm đụng chạm đến sĩ khí của những người trí thức,nên mới có một luồng dư luận phản kháng và lên án một cách mạnh mẻ như vậy.
    Theo tôi nếu thật sự như vậy thì trang ABS, chỉ nên đưa một hai bài viết có chất lượng nói về vai trò một trí thức, trước hiện tình đất nước của chúng ta đang trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng như hiện nay, để các bạn cùng tranh luận rồi từ đó rút ra được một bài học cho riêng mỗi cá nhân là:
    Nếu như là một người trí thức trước vận nước khó khăn như hiện nay, thì chúng ta phải có trách nhiệm cụ thể như thế nào, để cùng chung vai vào gánh vác lấy trọng trách đó,nhầm đưa đất nước của chúng ta thoát khỏi “Nghèo nàn và lạc hậu”, thì theo suy nghĩ của cá nhân tôi sẽ có hiệu quả hơn là cứ đưa những bài viết như:

    GS Ngô Bảo Châu, dư luận

    và tâm lý nhà cầm quyền

    Song Chi

    Trí thức

    Pierre Berlan

    Về một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài

    Lữ Phương

    hay

    Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị

    Phạm Toàn

    …….v…..v

    Chỉ với những bài viết như:

    “Con người tự do” thành “chú cừu thông thái”?

    hay là bài :

    ‘Sự lạc quan vô tận’

    Nhà văn Phạm Thị Hoài

    Tôi thấy cũng quá đủ để diễn đạt cho những người trí thức có lương tri, nên và phải nên có thái độ và trách nhiệm như thế nào trước vận nước.
    Hôm nay tôi lại thấy trên trang Web:BBC ; Lại xuất hiện thêm một bài viết:

    Lần lại định nghĩa “trí thức”

    Trần Đông Đức

    Không biết ABS có định comments thêm bài viết trên vào Blog của mình không nhỉ?

    Tôi thiển nghĩ :thay vì chúng ta cứ phải mất thời giờ cho việc hơn thua ai là “trí thức”, thì tại sao chúng ta không đứng ra thành lập “HỘI NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC”, cùng chung tay lại gánh lấy cái trọng trách đưa đất nước VN thoát khỏi “đói nghèo và lạc hậu”.Tôi nghĩ đó cũng là việc làm hợp tình hợp lý, mà hiến pháp VN có quy định là mọi công dân VN điều có “quyền lập hội”,mà “Hội” đó lại làm cho đát nước VN chúng ta thoát khỏi cảnh “đói nghèo và lạc hậu” thì theo suy nghĩ của tôi những Lãnh đạo VN nếu có “Tri thức” và “Tâm quyết với Quê hương với Tổ Quốc”, cũng phải đồng tình ủng hộ phải vậy không các bạn?

    • hồ xuân said

      HÔI NGHỊ CỦA LOÀI CHUỘT
      Họ hàng nhà chuột luôn trong tâm trạng lo sợ vì sẽ bị tuyệt chủng,vì chúng luôn bị loài mèo hung dữ săn lùng và tiêu diệt
      Họ nha chuột tự cho rằng chúng cũng thông minh như ai,biết cách luồn lách ,ăn vụng giỏi chùi mép và khôn vặt
      lại thích được thành công bằng xương máu v à công sức của kẻ khác .
      Nhà chuột bèn cử đại diện đến gặp hổ nhờ giúp sức giết tiệt loài mèo ,nhưng hổ nghĩ rằng mình là chúa sơn lâm,thiên hạ vô địch,còn họ nhà mèo cũng đã từng là võ sư của nhà hổ,vậy nên hổ không muốn ra tay,sợ mang tiếng với thiên hạ là bất nghĩa,dù thắng hay bại khi đối đầu với mẹo thì nhà hổ cũng chẳng được lợi gì
      Nhìn cách hành xử nhà chuột xưa nay, hổ thấy lũ này tiểu nhân , sống chui lủi ,không đáng mặt nam tử và hèn kém,nên hổ đã từ chối đề nghị của lũ chuột
      Lời nói quá nhàm tai,đã chẳng được ai hưởng ứng,Họ nhà chuột bèn mở hội nghị toan thể,tập hợp được toàn những lũ nói cùn,mở miệng ra toàn những giọng hảo hớn ta đây,lý sự không thèm tranh luận với ai,coi mọi người như cỏ rac .
      Cuối cùng thì họ nhà chuột cũng ra được nghị quyết ,đó là dù sao thì mèo cũng là loài vật hung bạo mà nhà chuột bất khả chiến thăng,vây nên cần có người dũng cảm đeo được chuông vào cổ mèo,để khi mèo đi đến đâu,gây ra tiếng đông ,lũ chuột sẽ tìm cách mà xa lánh.
      Nhưng chẳng bao giờ nghị quyết này đươc thực thi,vì chẳng có con chuột nào dám làm cái điều mà chúng đã nói cả

      .

  3. Lê Hữu Thế said

    Nghe ông Nguyễn Xuân Diện trả lời phỏng vấn thấy mà thảm hại quá, những câu hỏi gai góc mang tính phản biện thì ông lại từ chối trả lời, vậy là những gì ông nói về phản biện về dấn thân, về tinh thần tự nguyện là chẳng có ý nghĩa gì cả ông Nguyễn Xuân Diện ơi. Tại sao ông ta lại từ chối những câu trả lời như vậy? bởi vì ông sợ: sợ Đảng, sợ dư luận. Khi ông đã sợ như vậy thì ông phản biện cái gì hả ông? Những cái mà ông gọi là ” phản biện” thì tôi gọi là ” chém gió” đấy ông à?

    Bài phỏng vấn Nguyễn Xuân Diện trên BBC:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/01/120128_vn_intelligentsia_nguyenxdien.shtml

    • Ẩn danh said

      Trong bài viết trước tôi đã từng nói với một comment Khách đã nói là :
      Với cơ chế ta hiện nay làm “Trí ngủ” sướng hơn làm trí thức, bạn thấy lời nói của tôi có linh nghiệm không? Nay lại xuất hiện một “trí ngủ” Nguyễn Xuân DIện đang chuẩn bị trùm chăn giống như tôi?
      Bạn khách ơi tôi chuẩn bị có thêm một đồng minh “trí ngủ” mới rồi bạn ạ?

    • D.Nhật Lệ said

      Theo tôi,Ts.Ng.X.Diện trả lời vậy cũng khá rồi vì chúng ta phải xét hành động
      của ông mới chứng tỏ ông dấn thân hay không.Nói cho nhiều mà ‘trùm chăn’
      mới đáng lên án.Bác LHT.có lẽ đòi hỏi qúa đấy ?
      Qua việc tham gia biểu tình và vụ ủng hộ ĐVV.vừa rồi,bác NXD.thật rất đáng
      khen,chứ không nên trách làm gì !

    • 1nxx said

      Bác Lê Hữu Thế kính mến, “hãy xem những gì bác Diệu làm, …”
      Đối với tôi và có thể đối với nhiều người nữa, BẤT CỨ AI tham gia biểu tình chống giặc ngoại xâm trong 1 bầu không khí khủng bố đến rợn người của bè lũ bán hát hai ô năm 2011 là NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG.

      Đáng tiếc 1 nhóm trí thức và những người có lương tri đã dấn thân nhưng quần chúng chưa theo nên biểu tình trở thành “muốn khóc”.

      Nguyện vọng của Người yêu đảng suốt đời là chúng ta hãy cùng nhau chỉ mặt vạch tên lên án bè lũ trí trá đang đè đầu cưỡi cổ dân tộc ta và cực lực phản đối bầy hổ đói đang gặm nhấm nước ta. Chúng ta hãy đòan kết lại để gìn giữ giang sơn mà tiền nhân để lại cho con cháu chúng ta đến muôn ngàn đời sau.

      Tôi rất thích và đánh giá rất cao các còm của bác đấy, tôi xin lỗi bác Thế và mong bác bỏ qua cho nếu có điều gì tôi vụng về xúc phạm đến bác.
      Kính.

  4. TRÍCH BÀI CHỦ

    a-/ Đầu những năm 70 thế kỷ trước, do được dự một bữa cơm gia đình bên vợ của tiến sỹ sử học Việt kiều nổi tiếng LT Kh, mình đã trao đổi với con người mà mình rất kính trọng này mọi vấn đề có thể trao đổi. Và thật ngạc nhiên: Ông ta cái gì cũng “Ồ! À”! Thế à?” hoặc “Tôi không để ý”, ”Tôi không biết”, “Tôi không có thời giờ”, “Tôi bận quá!”…Nhưng đến khi hỏi đến câu: “Là người nghiên cứu lịch sử thế giới, ông nghĩ gì khi người ta đang viết lại “Lịch sử Đảng Cộng Sản Liên Xô sau Đại Hội Đảng lần thứ XX vạch trần tệ sùng bái cá nhân Staline?…” thì mình thật là thất vọng khi được trả lời: ”Có thế à? Tôi không để ý đến politique! cho nên không nghiên cứu gì về cái khối cộng sản cả !?…
    Thế đấy! hai bằng tiến sỹ sử học mà quan niệm lịch sử không dính líu gì đến politique thì nghiên cứu cái gì nhỉ?

    Nhật ký mở đầu năm Nhâm…Rồng!

    HẾT TRÍCH BÀI CHỦ


    Bác Việt kiều Phú Lăng Sa LÊ Thành KHÔI HÀI ! …
    ==================

    http://aivfweb.free.fr/biographie%20LTK.htm

    Tiến sỹ sử học Việt kiều lừng danh !
    Xuất thân giới vọng tộ trâm anh ! ! !
    Họ LÊ  dây mơ rễ má LÊ Chiêu Thống
    « Tôi bận quá ! Tôi không có thời giờ anh ! »
    Bác lại Giám đốc Nghiên Kứu Tìm kiếm
    Cả đời chẳng kiếm được cái gì cho đành !
    Chuyện gì bác cũng « Ồ! À ! Thế à ?  » chạy quanh ! ….
    «  Tôi không để ý … Tôi không biết !  »
    Rõ là trí ngủ Chùa Bà Đanh !


  5. Đời sẽ ra sao không có em – Que serais-je sans toi
    ================================
    Thơ Louis Aragon

    (Nhạc sĩ PHẠM TUYÊN lấy Thi từ viết Đảng cho ta Mùa Xuân nhưng Louis Aragon đã tố cáo CNCS từ khi Liên Xô dập nát MÙA XUÂN TIỆP KHẮC năm 1968 và MÙA XUÂN HUNG GIA LỢI năm 1956…. )

    Đời sẽ ra sao không có em đến hẹn với anh
    Đời sẽ ra sao không có em trái tim trong rừng ngủ yên
    Đời sẽ ra sao giờ ấy ngừng đập cánh trên đồng hồ
    Đời sẽ ra sao không có em lời nói ấp úng ngượng ngùng

    *

    Anh học tất cả từ em về những chuyện con người
    Và kể từ đây từ nay anh nhìn thế giới theo cách riêng em
    Anh học tất cả từ em như người ta uống nước giếng
    Như đọc trong bầ trời những vì sao xa xăm
    Như người ngang qua hát người ta sao lại bài ca mình
    Anh học tất cả từ em cho đến tận cái rùng mình

    *

    Đời sẽ ra sao không có em đến hẹn với anh
    Đời sẽ ra sao không có em trái tim trong rừng ngủ yên
    Đời sẽ ra sao giờ ấy ngừng đập cánh trên đồng hồ
    Đời sẽ ra sao không có em lời nói ấp úng ngượng ngùng

    *

    Anh học tất cả từ em về điều gì liên quan về anh
    Như trời sáng về trưa như bầu trời có lễ mầu xanh
    Như cái diễm phúc này không phải là ngọn đèn dầu tửu điếm
    Em cầm tay lòng tay anh trong cái địa ngục hiện đại này
    Nơi ấy con người chẳng còn biết nữa cái gì là chỉ hai người
    Em cầm tay lòng tay anh như người tình hạnh phúc

    *

    Đời sẽ ra sao không có em đến hẹn với anh
    Đời sẽ ra sao không có em trái tim trong rừng ngủ yên
    Đời sẽ ra sao giờ ấy ngừng đập cánh trên đồng hồ
    Đời sẽ ra sao không có em lời nói ấp úng ngượng ngùng

    *

    >
    Nói về hạnh phúc thường bằng đôi mắt vời vợi buồn
    Có phải chăng tiếng nức nở chán chường thất vọng
    Sợi dây đàn tan vỡ dưới ngón tay diệu thủ tây ban cầm
    Và cho dù anh bảo em rằng hạnh phúc hiện hữu
    Đâu đó trong mộng mơ đâu đó trên đường phố
    Là đây trái đất trần gian những thung lũng xa lạ bỏ hoang

    *

    Đời sẽ ra sao không có em đến hẹn với anh
    Đời sẽ ra sao không có em trái tim trong rừng ngủ yên
    Đời sẽ ra sao giờ ấy ngừng đập cánh trên đồng hồ
    Đời sẽ ra sao không có em lời nói ấp úng ngượng ngùng

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=49&idpoeme=4189

    Nguyễn Hữu Viện chuyển ngữ nhân ngày an táng Nhạc ca sĩ dấn thân Pháp Jean FERRAT 16/03/2010

  6. vịt said

    Trí thức có nhiều định nghĩa, nhưng cách hiểu phổ biến nhất hiện nay là người có học, hay nói theo cách của GS NB Châu là người chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Nhưng để có một định nghĩa toàn diện nhất và môt danh xưng phù hợp nhất, theo thiển nghĩ, nên sử dụng từ “kẻ sĩ” để gọi tầng lớp này.

  7. dân ngu nói said

    Đọc qua bài viết của bạn Oanh Yến Thị Phạm,trong comment sưu tầm tôi thấy bạn phân tích về những lời phát biểu của Ngô Bảo Châu cũng na ná như bài phân tích của tác giả Phạm Toàn, khi nói về những lời phát biểu của NBC trước Báo Tuổi Trẻ mà thôi.
    Thú thật với bạn, tôi thì tôi không mấy quan tâm tới những phát biểu của NBC lắm, nhưng lên mạng cứ thấy nhiều blog viết về những lời phát biểu của NBC. Người thì khen người thì chê,thôi thì đủ thứ đọc mà thấy phát óm, kể cả comment của bạn.
    Nên tôi thử tìm hiểu xem từ khi đoạt được giải thưởng toán học quốc tế về nước cho đến ngày hôm nay, NBC nói và phát biểu những gì mà cư dân mạng cứ phải tranh cải như vậy.
    Công bằng mà nói khi vừa đoạt giải thưởng toán học Feilds gì đó NBC có phát biểu những câu như:
    “Bám theo lề là việc của con cừu không phải việc của con người tự do”
    hay là
    Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.

    Những câu phát biểu trên của NBC hay dở thế nào thì đã có nhiều ý kiến đóng góp rồi nên tôi miễn bàn đến.

    Nhưng từ khi được sự ưu ái của Lãnh Đạo VN ,nhận được căn hộ cao cấp trị giá hàng chục tỷ đồng,cộng với cái chức danh Lãnh đạo cái Viện toán cao cấp gì đó, thì cách phát biểu của NBC lại hoàn toàn khác.Khi được một phóng viên báo tuổi trẻ hỏi:
    ” Năm qua là năm có nhiều hoạt động phản biện của giới trí thức trong nước cũng như ngoài nước. Giáo sư đánh giá thế nào về các hoạt động này? Là một trí thức, giáo sư có muốn đóng góp tiếng nói của mình vào trào lưu chung đó?”)

    Thì NBC đã bị “hố” khi trả lời
    “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm trí thức?.”

    Trong khi nhà báo người ta hỏi NBC là ” Năm qua là năm có nhiều hoạt động phản biện của giới trí thức trong nước cũng như ngoài nước. Giáo sư đánh giá thế nào về các hoạt động này?
    Mà NBC lại trả lời một cách chẳng ăn nhập gì câu hỏi của người đưa ra,nhà báo đâu có hỏi NBC là nhiều người khi đưa ra lời phản biện xã hội mà được nhà nước phong hàm trí thức đâu mà NBC lại trả lời tréo ngoe như vậy?
    Đồng thời nhà nước ta đâu có phát động chương trình phản biện xã hội được phong hàm trí thức đâu mà NBC lại phát biểu linh tin vậy phải không bạn?
    nếu bạn không tin bạn cứ chỉ cho tôi thấy ở VN ta ai phản biện xã hội mà được phong hàm trí thức bao giờ,có chăng chỉ tổ gánh lấy phiền phức cho mình thôi bạn ạ?
    Với câu trả lời tréo ngoe như vậy thì lại được bạn và tác giả Phạm Toàn khen là hay là khôn khéo,mà không hay và khôn khéo sao được, khi người ta hỏi mình một đường mình cứ trả lời một nẻo, cho qua chuyện tránh được đụng chạm là xong phải vậy không bạn? Chứ như theo tôi thấy NBC không đủ tỉnh táo để hiểu và trả lời một cách xác đáng câu hỏi của nhà báo đưa ra.
    Đồng thời NBC còn trả lời tiếp:
    Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.

    Cũng chẳng ăn nhập gì với câu hỏi của nhà báo trên,nhưng tôi thấy qua câu phát biểu trên NBC gián tiếp cảnh báo các những người trí thức cứ ngoan ngoãn làm cái công việc chuyên môn của mình thôi, còn những chuyện phản biện xã hội chẳng liên quan gì đến chuyên môn và sản phẩm mình làm ra .
    Ở trong phạm vi bài viết này tôi chỉ phân tích cho bạn và tác giả Phạm Toàn thấy cách hỏi và cách trả lời của một nhà toán học xuất xắc như trên để bạn cũng như các bạn khác đánh giá về NBC như thế nào là tùy các bạn.
    Còn đánh giá về những lời phát biểu của NBC, thì nhiều blog cũng đã mổ xẻ một cách cụ thể như thế nào rồi nên tôi miễn bàn luận thêm.

  8. D.Nhật Lệ said

    Xin nêu lên vài khuynh hướng mới của giới trí thức Pháp,sau thế hệ những khuôn mặt trí thức từng phạm một số sai lầm đã mang lại sự phá hoại nhiều hơn xây dựng.
    Do đó,Olivier Rollin kết án “Sartre s’est trompé.Contre Koestler.Contre Aron.Contre Camus.Contre
    Merleau-Ponty.Sartre a écrit des romans de professeur de philosophie.Sartre a manqué de courage.
    Sartre etait un assisfassiné par la violence” (trong Le Debat.Paris 1985.Sartre 5 năm sau)
    tạm dịch : “Sartre sai lầm.Chống Koestler.Chống Camus.Chống M-P.Sartre viết văn như thầy giào
    dạy triết.Sartre thiếu can đảm.Sartre bị bạo lực mê hoặc”.Cũng nên biết O.Rollin cực tả.
    Regis Debray nhận định :”Lâu nay,chúng ta hành đông theo nguyên tắc Feuerbach,nghĩa là trí thức
    không phải GIẢI THÍCH thế giới mà để THAY ĐỔI thế giới.Ngày nay,người ta ngược lại cho là mối
    quan tâm của trí thức là giải thích,chứ không tìm cách thay đổi như trưóc”.R.Debray ở Pháp nhưng
    từng vào bưng đi theo Che Guevara,Castro và là tác giả “Révolution dans la révolution”(như André Menras bỏ Pháp đi VN.vậy)
    Pascal Bruckner thì cho là trí thức đã từ bỏ ngôn ngữ lãng mạn và vô trách nhiệm trước đây v.v.

  9. han thuyen said

    Trí thức là ai?

    Có một số người có học có quan điểm cho rằng trí thức không hề tồn tại. Nếu trí thức không tồn tại, lý do tại sao vẫn có thuật ngữ này?

    Ngược lại, nếu trí thức có tồn tại, thì điều thú vị là tìm hiểu người ta có thể nhận ra trí thức bằng cách nào. Và cuối cùng, nếu trí thức tồn tại, thì mục đích của họ trong xã hội là gì?

    Bài viết sau sẽ cố gắng trình bày ý kiến ​​riêng của tác giả về chủ đề này. Vì vậy, mời bạn nằm xuống thoải mái trong ghế bành rồi hãy tiếp tục đọc, có thể bạn sẽ tìm thấy một cái gì đó thú vị!

    Trước tiên hãy thử định nghĩa một trí thức

    Mặc dù tôi biết việc này thật chán ngán, nhưng không thể tránh được, đành phải đề cập đến một số định nghĩa về trí thức mà bạn có thể tìm thấy trong tư liệu hoặc trong đời thường. Cần phải để đề cập đến định nghĩa để cho người đọc bài viết này hiểu rằng chủ đề trí thức là một chủ đề khá nghiêm túc, một trong những lát cắt vào các phân khúc khác nhau của đời sống xã hội và lợi ích của con người. Bạn có thể thấy điều này từ các định nghĩa sau đây:

    – Định nghĩa thứ nhất: một số người nghĩ rằng trí thức là lương tâm của xã hội, trí thức là người đại diện của sự thật và công lý cho tất cả mọi người.

    – Định nghĩa thứ hai: một số người cho rằng trí thức cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự với giai cấp vô sản ở các nước tư bản, những người đã giữ một vai trò lãnh đạo.

    – Định nghĩa thứ ba: trí thức là một người có học thức.

    – Định nghĩa thứ tư: trí thức là “người của quy luật” thường xuyên chống lại lạm dụng quyền lực và hiểm họa đối với sự an lành của công chúng.

    – Định nghĩa thứ năm: trí thức là một người rất thông minh và có học vấn cao “dành thời gian suy nghĩ về những ý tưởng phức tạp và thảo luận về chúng”.

    Định nghĩa về một trí thức

    Bởi vì bài viết này nhắm đến người đọc muốn biết tác giả của bài viết định nói gì, nên ở đây có một định nghĩa, bạn có thể so sánh nó với các định nghĩa ở trên, để chúng ta có thể bắt đầu ngay từ trung tâm của vấn đề.

    Thế thì, trí thức là một người có các đặc điểm sau:

    – tìm kiếm sự thật khách quan và thành công trong sự tìm kiếm ấy trên mức trung bình;

    – để tâm để trí vào các chủ đề quan trọng đối với xã hội (chủ yếu là khoa học và đời sống công cộng);

    – kiểm soát cảm xúc của mình trong khi tìm kiếm sự thật khách quan;

    – coi lợi ích vật chất chính trị hay lợi ích khác của mình là thứ yếu so với việc tìm kiếm sự thật khách quan;

    – là một người có học vấn cao trên mức trung bình.

    Trong phần tiếp theo của bài này, bạn có thể tìm thấy không chỉ là lời giải thích cho những đặc điểm trên mà tự thân nó đã khá rõ ràng, mà còn cả một số giả định thú vị về trí thức như là một hệ quả của định nghĩa này.

    Trí thức và tính khách quan

    Khách quan là đặc tính cơ bản của trí thức. Nếu không có tính khách quan, trí thức vô dụng cả về mặt cá nhân lẫn về mặt tập thể, với ý nghĩa trực tiếp của từ “vô dụng”. Tư duy chỉ vì lợi ích của tư duy là đặc tính của người lười biếng. Tuy nhiên, tính khách quan là tế bào sống của tư duy.

    Dưới đây là những gì Sartre nói về trí thức của thời đại mình và tính khách quan của họ: “… loại câu hỏi mà nhiều trí thức nhanh chóng giữ lập trường. Vị thế trí thức buộc họ phải ngăn chặn việc quyết định bằng cách này hay cách khác bởi vì họ có nghĩa vụ phải đứng về phía sự thật, nghĩa là xác định trước một cách nghiêm ngặt các khả năng. Nhưng ở đây một trong những ‘khả năng’ là thiếu – cụ thể là thiếu kiến ​​thức, thông tin. Quyết định với kiến ​​thức đầy đủ về các sự kiện là tốt. Quyết định khi còn dốt nát có nghĩa là sa ngã vào các biệt lệ. Nó có nghĩa là từ bỏ các tiêu chí xác định của trí thức”.

    Thái độ thiên vị là cực đối lập với khách quan và thường nó được tạo ra bởi các yếu tố sau đây:

    – cảm xúc, thiên vị, cường điệu, lấp liếm;

    – thiếu các sự kiện;

    – thiếu kinh nghiệm sống;

    – xu hướng mơ mộng không giới hạn mà không có ý nghĩa thực tiễn nào.

    Khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, toán học và các khoa học khác) kích thích tính khách quan bởi vì chúng dựa trên quy luật tự nhiên, phần lớn là duy nhất và rõ ràng. Các khoa học xã hội, phong phú với rất nhiều lý thuyết đồng thời đối chọi nhau (tâm lý học, xã hội học, triết học và các khoa học khác), vì vậy các nhà khoa học xã hội phải thực hiện các nỗ lực bổ sung để giữ được lập trường thực tế khách quan khi thực hành nghề nghiệp của họ.

    Trí thức và cảm xúc

    Cảm xúc cá nhân là một phần không thể tách rời của bản chất con người mà có ảnh hưởng đến tính khách quan rất nhiều. Đó là lý do tại sao tư duy, tính khách quan và cảm xúc là bộ ba thần thánh hiện thực của tính trí thức.

    Vấn đề chính của tính khách quan không phải là việc thiếu các sự kiện, nhưng thiên vị tình cảm. Mặc dù cảm xúc là không thể tránh khỏi và là bộ phận thúc đẩy của bản chất con người, thì đồng thời cảm xúc cũng là hạn chế của con người. Ai đếm được có bao nhiêu cuộc cãi vã, hiểu lầm, những khám phá khoa học, và bất cứ điều gì khác mà đã không được giải quyết chỉ do xúc cảm của con người? Người có những cảm xúc cao thì không thể suy nghĩ khách quan được.

    Trong hầu hết các cuộc thảo luận của con người, ý kiến ​​ít được trao đổi hơn, và quá nhiều cảm xúc cá nhân được trao đổi, hay bênh vực. Ngay cả khi tìm cách trình bày một số sự kiện, con người chủ yếu chỉ cố gắng để tìm một lập luận hợp lý rmà sẽ không hạ thấp cảm xúc của mình về chủ đề họ đang nói về.

    Tuy nhiên vào đầu thế kỷ trước, các nhân viên quảng cáo đã bắt đầu dạy cho người học việc của họ không được đề cập tới lý trí con người trong quảng cáo, mà chỉ hướng tới tiềm thức hay cảm xúc. Thật không may, điều này chỉ mở cửa cho các mánh khóe và thông tin đánh lạc hướng tiếp theo sau đó khi người ta sử dụng nguyên tắc này.

    Phi trí thức thì quan tâm nhiều đến sự ghi nhận của công chúng. Trí thức, trước hết, quan tâm đến sự thật khách quan, thậm chí hy sinh những ý tưởng hoặc cảm xúc trước đó của mình. Sự thống trị của tình cảm trong suy nghĩ và thảo luận là kẻ thù tồi tệ nhất của một trí thức. Trí thức là sẵn sàng tôn trọng sự thật ngay cả khi nó trái với những xác tín trước đó của mình. Trong tâm lý học gọi là tư duy đàn hồi, còn các tác giả Nga thì coi nó như một trong những yếu tố của trí thông minh con người.

    Cảm xúc là một phần không thể tách rời và hữu ích của bản chất con người. Cảm xúc là nguyên nhân của những hiện tượng tốt nhất và cả tồi nhất trong xã hội (tàn sát dân Do-Thái, diệt chủng, chiến tranh, hận thù, hãm hiếp, sự phi lý). Trí tuệ là một người đầy tớ thụ động của những cảm xúc ở nhiều người. Tuy nhiên, ở trí thức, tỷ lệ của trí tuệ và cảm xúc được chuyển đổi theo hướng lợi thế thuộc về trí tuệ. Trí tuệ dứt khoát phải có một kỹ năng hoặc có thể học hỏi hoặc được thừa kế để hướng tới những cảm xúc cân bằng, vì vậy trí thức có thể nhận ra sự thật với cơn bão cảm xúc ít mờ ảo nhất của riêng cá nhân mình. Đó là lý do tại sao nhận thức về những cảm xúc riêng cũng như duy trì thận trọng tỷ lệ giữa lý trí và bản năng trong quá trình lý luận, có lẽ là đặc tính quan trọng nhất của trí thức.

    Vai trò đã thay đổi của trí thức

    Từ giữa thế kỷ trước, bản sắc trí thức và vai trò xã hội của trí thức đã suy giảm đáng kể. Ngay cả thuật ngữ trí thức cũng đã mù mờ đi (đó là lý do tại sao có rất nhiều định nghĩa khác nhau).

    Việc toàn cầu hóa thế giới đã ảnh hưởng khá nhiều đến sự rơi rụng của thuật ngữ trí thức bởi vì nó gia tăng sự mất năng lực tư duy độc lập và khách quan của cá nhân về các hiện tượng phổ biến. Toàn cầu hóa đang gây ra ảnh hưởng này do lối giáo dục chuyên môn vừa tồi vừa cường điệu quá mức, bằng cách thúc đẩy tính trung bình, và bằng cách lây lan não trạng tiêu dùng. Sự ảnh hưởng của phương tiện truyền thông và thông tin sai lạc lớn tới mức mà hơn bao giờ hết, một cá nhân trong xã hội có cơ hội cực thấp để trở thành một trí thức.

    Trí và chủ nghĩa toàn cầu

    Những thuật ngữ này về cơ bản trái ngược với nhau.

    Toàn cầu hóa hỗ trợ văn hóa tập thể giống hệt nhau, và học vấn thấp hoặc giáo dục chuyên môn cao, thể chế hóa và kiểm soát đầy đủ tất cả các diễn biến xã hội. Sự ảnh hưởng của một trí thức như đã định nghĩa đầu bài viết này là hoàn toàn ngược lại với chủ nghĩa toàn cầu hiện đại: trí thức một nhà tư tưởng độc lập, tách biệt về mặt tinh thần khỏi các thể chế, thường bày tỏ ý chí và ý kiến ​​của mình, từ chối chấp nhận suy nghĩ theo chính trị thường nhật chính thống, trí thức phơi bày sự mị dân và thông tin sai lạc thông qua giáo dục và với chiều sâu tư tưởng của mình.

    Tuy nhiên, như tất cả các thể chế cai trị khác, chủ nghĩa toàn cầu sẵn sàng tìm cách sử dụng trí thức trong nền chính trị thường nhật của nó. Sử dụng trí thức về mặt chính trị là phần không thể thiếu của tất cả các chính quyền. Tất cả các chính phủ trong lịch sử đều đã cố gắng sử dụng, kiểm soát, hoặc đe dọa các nhà trí thức. Mức độ bảo vệ mà trí thức có thể có phụ thuộc vào kích thước của tri thức riêng của họ, mà đôi khi đạt tới giới hạn cao nhất. Đối kháng giữa trí thức và xã hội tồn tại từ lâu trước thời hiện đại; thật quá đủ khi nhắc lại tình hình của trí thức trong thời Trung cổ: họ đã bị tra tấn, bị trục xuất, thiêu chết. Hành vi dã man đôi khi áp đặt với trí thức ngày nay thường chỉ là hình thức nhục hình khác mà những người tri thức trước đây phải chịu đựng trong quá khứ.

    Trí thức là rào cản đối với sự lôi kéo

    Lôi kéo quần chúng trong tất cả các xã hội dựa đáng kể vào mức độ tri thức thấp của người dân. Việc sử bộ phận phi-trí thức cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, hoặc một số mục đích khác thường có các hình thức phát tán như sau, ví dụ:

    – quảng cáo: chủ yếu sử dụng các phương pháp ảnh hưởng tiềm thức;

    – thông tin sai lạc các loại: được làm ra như tin đồn hay thông qua các phương tiện truyền thông;

    – Ví dụ trong các tác phẩm văn học của Agate Christie: Các chuyện tình lãng mạn của bà lần đầu tiên phổ biến loại chuyện tình tội phạm trên quy mô lớn trong văn học. Các vụ giết người đã được khéo léo thêm vào những chuyện tình lãng mạn bằng cách kích thích sự tò mò của con người và khuynh hướng giải trí. Đó là lý do tại sao giết người bất ngờ được trình bày cùng các hoạt động vui chơi, vì vậy chính giết người cũng trở thành vui chơi giải trí cho độc giả. Những chuyện tình lãng mạn kiểu này là sự chuẩn bị cơ bản lớn lao đầu tiên cho những cảnh quay rõ ràng là bạo lực cực đoan của Hollywood đương đại và các phim khác về sau.

    Phim ảnh Hollywood: hãm hiếp, giết người và tra tấn các kiểu được chiếu cả cho trẻ nhỏ trên toàn thế giới.

    Tầm quan trọng của trí thức

    Trí thức cung cấp dự đoán chính xác và chẩn đoán cho các hiện tượng tự nhiên và xã hội, hoặc họ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho sự tiến bộ của tư duy của con người trong các lĩnh vực khoa học cụ thể. Trí thức không phải là nhóm duy nhất có đóng góp đáng kể vào sự hiểu biết của con người, nhưng họ có lẽ là tiềm năng mũi nhọn mà xã hội sẵn có trong tay.

    Đôi khi trí thức được gọi là tinh hoa, nhưng tầng lớp tinh hoa là thuật ngữ có nghĩa rộng lớn hơn so với trí thức, và nó có thể chứa khá nhiều phi-trí thức. Do đó, có thể nói rằng trí thức về cơ bản là “tinh hoa của tinh hoa”.

    Tuy nhiên, vai trò thực tế của các trí thức trong xã hội là tỷ lệ thuận với chất lượng của các mối quan hệ của con người. Chất lượng thấp các mối quan hệ của con người dẫn đến sự đàn áp trí thức, mà có thể dễ dàng phát hiện trong chế độ độc tài, mặc dù sự đàn áp của trí thức không chỉ giới hạn ở đó.

    Ngày nay, trên thế giới không có xã hội nào được biết đến lại do trí thức lãnh đạo. Nói chung ý tưởng của Plato về việc các triết gia lãnh đạo xã hội vẫn còn không tưởng trong nhiều thế kỷ nữa, bởi vì xã hội loài người ngày nay vẫn còn ở cấp độ của tổ tiên họ với từ ngữ “áp bức mạnh hơn”. Tầng lớp hữu sản hẹp hòi trong xã hội sẽ luôn luôn đàn áp và khai thác những người trí thức trong phạm vi ảnh hưởng của họ, cho đến khi trong một tương lai xa xôi, loài người cuối cùng tiến đến một mức độ nhận thức đạt chất lượng sẽ “để cho những ai tốt hơn được lãnh đạo”. Vì vậy, các nhà triết học của Plato của chúng ta vẫn sẽ phải chờ đợi lâu dài trong dòng người sắp hàng để có vị trí thực sự của họ trong xã hội loài người.

    • Long A said

      Cái comment của bác thì dài nhưng nó ấn tượng với tôi 1 câu này :

      Phim ảnh Hollywood: hãm hiếp, giết người và tra tấn các kiểu được chiếu cả cho trẻ nhỏ trên toàn thế giới.

      Không biết bác có xem hoàn chỉnh 1 bộ phim nào chưa ? Nhưng tôi nhớ là trước mỗi bộ phim nào của họ cũng đều có warning : về độ tuổi khán giả, về cảnh báo violence, adult only… & bản quyền của FBI. Vấn đề còn lại là trách nhiệm người xem & người chiếu.

    • Trần Đoàn said

      Theo quan điểm của tôi người Trí thức nên giải thích một cách đơn giản thôi,là người có nhiều hiểu biết ,có tầm nhìn xa,và làm những việc đáng trân trọng được mọi người kính nể.
      Những người có học vị cao chưa hẳn đã là người trí thức.
      Ngày xưa,thời phong kiến,những người có hoc – đỗ đạt thường là những nhà nho,
      Giới nhà Nho cũng phân ra 2 loại Nho quân tử và Nho tiểu nhân – xem Tam quôc ,phần Khổng Minh đối đáp với hàng ngũ quan lại Đông Ngô .
      Nho tiểu nhân là loại người vô tích sự, cơ hội,hèn nhát, dưới vỏ bọc trí thức,đôi khi họ còn làm hại cho XH nữa .
      Giới trí thức thường có rất nhiều người dũng cảm, hành động phi thường,và trọng nghĩa khinh tài ,theo kiểu ”Anh hùng khi đã kể rằng,giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.”
      Đó là trí thức dấn thân,còn được gọi chung là kẻ sỹ ,không kể là người đó theo nghiệp văn hay võ.
      Trong giao tiếp XH xưa,các cụ ta dạy rằng ; Thiên hạ trọng kẻ sỹ, nơi quan trường trọng người có chức tước,quyền hành , và hương thôn thì trọng người cao tuổi.
      Xem thế đủ biết người xưa trọng trí thức như thế nào .Và kẻ được mang danh trí thức đâu có dễ.
      Ôn cố tri tân, trân trọng góp thêm vài lời với các blogger ABS nhân đón tết Nhâm Thìn 2012.

    • 1nxx said

      Chào bác Han Thuyen, mời bác tham khảo thêm quan điểm của bác Nguyễn Đình Đăng và 1 số học giả khác. Bài viết của tác giả Nguyễn Đình Đăng ngắn gọn, súc tích và vô tư.
      Điều 6 theo tôi không chỉ 1 người trí thức phải có mà bất cứ 1 người có lương tri nào cũng phải có :
      “6-có quan hệ phê phán đối với chính quyền, lên án mọi biểu hiện của bất công, vô nhân đạo, phản nhân văn, phản dân chủ;”

      NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG: TRÍ THỨC

  10. suu tẩm said

    xin phép A3S, cho copy bài này để mọi người cùng đọc, rộng đưởng thông tin quanh chủ để “tri thức” sôi sùng sục mấy ngày nay :
    CHỬI ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ CS VIỆT NAM MỘT CÁCH CAY ĐỘC VÀ CÓ VĂN HÓA, BẢN LĨNH KHÔNG AI HAY HƠN GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

    Tôi vốn không đặc biệt thích Giáo sư Ngô Bảo Châu. Cái bổ đề toán học mà ông đã giải được cũng chẳng mang lại niềm kiêu hãnh gì đặc biệt cho tôi, mỗi khi có dịp đi công tác nước ngoài, bị một thằng Nhật lùn hoặc một tay Hàn quốc bậm trợn nào đó hỏi “Mày là người nước nào?”.
    “Tao là người Việt Nam” trả lời và cảm thấy muối mặt khi nhìn thấy nụ cười nữa miệng của chúng nó.
    Nhưng tôi lại đặc biệt thích cái văn phong ngắn gọn, mạnh mẽ đến sổ sàng của tay Giáo sư toán chết tiệt này.
    Có những bài viết ngắn gọn của ông trong vòng vài trăm từ như bài viết “Về sự sợ hãi” hay bài viết về việc “Bám theo lề là việc của con cừu không phải việc của con người tự do” đã một thời gian làm cư dân mạng sôi lên “sùng sục”.
    Trước thềm năm mới Nhâm Thìn 2012 trong một bài trả lời phóng viên báo Tuổi trẻ cuối tuần 20/01/2012 với tựa do báo Tuổi trẻ cuối tuần đặt “Bạn trẻ vẫn đầy niềm tin tương lai”, một lần nữa lại làm không khí trên mạng Facebook cũng như các blog “lề trái”, “sôi lên sùng sục”.
    Ngay trên blog anhbasam.wordpress.com và các blog nỗi tiếng khác như Quechoa.info, Nguyenxuandien… cũng đã có những bài viết bắt bẻ, lên án phát ngôn của vị Giáo sư này.
    Tôi cũng đã đọc qua các bài viết này và có nhận xét của riêng mình về các bài viết này:
    -Các tác giả của những bài viết, cũng như các còm-sỹ với các comment chỉ trích Giáo sư Ngô Bảo Châu hiện có “cái đầu quá nóng” hay “văn hóa đọc” hơi bị “lùn” hoặc thiển nghĩ đây là những ngòi bút của lề phải nối dài, để, hòng che đậy, lấp liếm đi, cái ý chính sâu sắc được giấu sau cách trả lời thông thái và láu lĩnh “kiểu Trạng Quỳnh” của vị giáo sư này.
    Trên blog anhbasam viết:
    “Làm toán” cần kiến thức toán học, còn “tính toán” thì cần tới cái láu lĩnh ở đời. Và có lẽ hai thứ này kết hợp với nhau đã làm nên điều kỳ diệu, để, chỉ trong vòng có mười tháng thôi, biến Ngô Bảo Châu từng gây xôn xao dư luận với bài viết ngắn gọn, khúc chiết, mạnh mẽ mà vẫn khéo léo đến lạ, bàn “Về sự sợ hãi”, thành một con người khác hẵn.
    Theo tôi, sống trong một đất nước hiện bị cưỡng ép dưới một thể chế Độc tài toàn trị, quyền tự do ngôn luận, dĩ nhiên bị đàn áp bằng mọi thủ đoạn “đê hèn”. Từ “bắt nóng”, “bắt nguội”, vu vạ đủ mọi thứ “tội trời ơi đất hỡi” như anh Điếu cày bị vu tội “trốn thuế”, chị Minh Hằng bị đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm”, mà không thông qua bất cứ bản án nào v.v….
    Thì việc ưu tiên hàng đầu của những người đấu tranh cho TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN là:
    1-Phải bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình, trong mức có thể.
    Chẳng phải sau sự kiện blogger Cô gái Đồ Long bị bắt dạo nào, hàng loạt các blog như Quechoa, Kwan… đóng sập mục phản hồi đó chăng?
    2-Khôn khéo vận dụng những ưu thế có được, bằng mọi cách, mọi lúc, để có thể phản biện, đấu tranh, vạch ra những cái xấu xa, bỉ ổi của Độc tài toàn trị, thậm chí có thể chửi sa sả trên đầu bọn Đôc tài toàn trị mà vẫn ung dung, tự tại.
    Đạt được điều này, theo tôi, trong đầu thế kỷ 21 này, cho đến ngày hôm nay, ở Việt Nam không có ai trực diện và xuất sắc như Giáo sư Ngô Bảo Châu.
    Đa số các chỉ trích chỉ nhằm vào câu trả lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu với phóng viên báo Tuổi trẻ cuối tuần khi phóng viên này đặt câu hỏi với một “cái bẫy” được gài sẵn mà không ai có tí thông minh, không nhận ra:
    “Gần đây phong trào phản biện của giới trí thức ngày càng sôi nỗi. Thậm chí người ta còn cho rằng người lao động trí thức sẽ chưa đạt tầm của một người trí thức nếu chỉ biết làm công việc chuyên môn của mình mà chưa bọc lộ được năng lực phản biện xã hội. Giáo sư suy nghĩ thế nào về trách nhiệm phản biện xã hội của giới trí thức cũng như vai trò của giới trí thức trong xã hội?”.
    Và Giáo sư Ngô Bảo Châu đã trả lời:
    “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm trí thức?.”
    Rõ ràng là câu trả lời quá chuẩn.
    Chị Minh Hằng, Người buôn gió, Mẹ Nấm, chị Phương Bích, anh Điếu cày, anh Ba Sài Gòn và hàng nghìn, hàng vạn các blogger trong đó có tôi dù có tham gia phản biện xã hội với mong muốn xã hội ngày càng công bằng, văn minh, dân chủ, tự do hơn cũng xin không dám nhận hai chử “trí thức”.
    Trong khi những bọn đầu thì to, óc như trái nho, toàn bả đậu thì bằng mọi thủ đoạn đế lấy cho bằng được những tấm bằng Tiến sỹ, Thạc sỹ “Nam Thái Bình Dương” để có cái mẽ trí thức.
    Có tra tự điển của tất cả các nước trên toàn thế giới thì cũng chẵng thể nào kiếm ra được định nghĩa khác với câu trả lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu, quan niệm về người trí thức. Một câu trả lời thông minh, đủ để không sa vào cái bẫy được giăng sẵn của tay phóng viên “được dạy dỗ cẩn thận” những đòn phép câu chử của ban Tuyên giáo.
    Nhưng liền tiếp đó ông phát biểu tiếp:
    “Mặc khác cần trân trọng những trí thức hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội chết lâm sàng”.
    Rõ ràng phản biện không phải là một “thiên chức” độc quyền của giới trí thức. Phản biện xã hội là một “thiên chức” của tất cả những ai có “lương tri” mà không phụ thuộc vào trình độ học vấn hay học hàm học vị.
    Thật vậy xã hội Việt Nam hiện nay đã và đang “chết lâm sàng” trước những suy đồi đạo đức trên tất cả các bình diện.
    Những Sầm Đức Xương, Nguyễn Trường Tô, những ván cờ tướng bạc tỷ, những vụ tư vấn tâm sinh lý trong các nhà nghỉ, trên võng của các thẩm phán, những cú lừa đảo, chiếm dụng nghìn tỷ bạc của hàng loạt các giám đốc chi nhánh Ngân hàng Agribank, Vietinbank, và cú chìm xuồng của Vinashin mà chẳng có thằng nào con nào bị kỷ luật theo quyết định của Bộ Chính Trị???.
    Những clip nữ sinh đánh nhau lột quần, lột áo, khoe hàng. Những vụ án mạng thương tâm mà thủ phạm cũng như nạn nhân mới chỉ ở độ tuổi lớp 7, lớp 8, chỉ vì mâu thuẩn nhỏ nhặt…
    Những cú đánh chết người, những phát súng trên phố đông người của lực lượng cảnh sát.
    Những vụ mãi lộ trên khắp các cung đường huyết mạch từ Nam ra Bắc mà người có công điều tra ra những vấn nạn nhức nhối của lực lượng này là phóng viên Hoàng Khương, hiện đang ở đàng sau song sắt nhà tù???
    Cả dất nước đã và đang chết lâm sàng, không phải chỉ sau khi có quyết định QĐ 97/2009/QĐ-TT cấm các tổ chức Khoa học Công nghệ do các cá nhân thành lập phản biện công khai hay Nghị định 35/2005/NĐ-CP cấm tụ tập đông người, NĐ 36/2005/NĐ-CP cấm khiếu nại tập thể. Đất nước Việt Nam, Xã hội Việt Nam, con người Việt Nam đã chết lâm sàng kể từ khi Hồ Chí Minh đứng trên lễ đài tuyên bố độc lập 02/09/1945.
    Giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu tiếp:
    “Những người có học, có trí thức thật ra cần phải tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội. Học hàm, học vị không thể đảm bảo rằng cái anh nói ra mặc nhiên đúng”
    Có những cái mà đến vị lãnh tụ của giai cấp vô sản trên toàn thế giới đã cho là “chân lý”, thì đến ngày nay thực tế lịch sử chứng minh rằng những chân lý ấy chỉ đáng vứt vào sọt rác của nhân loại.
    “Với thói quen làm việc khoa học của mình, cái mà anh có thể làm là đưa ra những lập luận vững chắc và có tính thuyết phục. Nhà lãnh đạo “văn minh”, có “bản lĩnh” (tôi xin mạn phép đóng ngoặc những từ này của Giáo sư Ngô Bảo Châu) sẽ biết lắng nghe những lập luận đó. Họ có thể làm theo hoặc không làm theo kết luận của anh. Trong trường hợp họ không làm theo, vẫn dưới giả thiết là lãnh đạo “văn minh và có bản lĩnh”, lãnh đạo sẽ phải đưa ra những lập luận ít nhất cũng vững chắc bằng những lập luận của anh để bảo vệ quan điểm của mình.
    Tôi quan niệm vai trò của trí thức là vậy, anh ta có vai trò gây sức ép lên người lãnh đạo, nhưng cũng như lãnh đạo anh ta không độc quyền chân lý”.
    Qủa thật không thể nào phát biểu khôn khéo hơn, với thói quen làm việc khoa học của mình, Giáo sư đã lập luận sắc bén và láu lĩnh không kém cạnh gì Trạng Quỳnh, khi đưa ra một CHÂN LÝ: không có ai độc quyền chân lý.
    Lãnh đạo hiện tại của nhà nước CHXHCN VN có “Văn minh”, có “bản lĩnh” không??? khi mà kết tội Luật sư Cù Huy Hà Vũ với cái cớ ban đầu là HAI BAO CAO SU ĐÃ QUA SỬ DỤNG???
    Có “Văn minh và đủ bản lĩnh” không??? khi kết tội anh Điếu cày trốn thuế và kết án hai năm, khi trong hợp đồng cho thuê nhà có ghi rõ điều kiện: bên thuê nhà phải có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cho bên cho thuê???
    Có “Văn minh và đủ bản lĩnh” không??? khi vừa hết hạn tù lại kết tội anh Điếu cày tội chống phá nhà nước trong khi anh đang thụ án trốn thuế trong tù???
    Có “Văn minh và đủ bản lĩnh” không??? khi bắt chị Minh Hằng giam mà không hề có một phiên tòa xét xử nào???
    Có “Văn minh và đủ bản lĩnh” không??? khi không đưa ra được bất cứ một luận cứ khoa học nào đủ sức thuyết phục để vẫn cho khai thác Boxit, để tới bây giờ sau khi Bộ Giao thông vận tải phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để nâng cấp cầu đường để vận chuyển quặng Boxit, hiệu quả kinh tế là con số âm khổng lồ.
    Có “Văn minh và đủ bản lĩnh” không??? khi ban hành Quyết định QĐ 97/2009/QĐ-TT để cấm các tổ chức Khoa học Công Nghệ do các cá nhân thành lập phản biện công khai.
    Rõ ràng với lập luận khoa học và vững chắc và khôn khéo của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu, đã chứng minh rằng lãnh đạo hiện tại của CHXHCN VN, thiếu “Văn minh” và “không đủ bản lĩnh”
    Hơn thế nữa, ông còn phát biểu:
    “Người lãnh đạo có bản lĩnh sẽ có hành động nhất quán, chứ không được chăng hay chớ. Đi cùng với sự nhất quán là tính chủ quan, ở đây nếu lắng nghe ý kiến phản biện, người lãnh đạo sẽ tránh được những sai lầm không thể cứu vãn. Theo tôi phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện, ít nhất là lương thiện vừa đủ để không tự lừa mình bằng những điều viễn vông và không tự bao biện cho những sai lầm của mình.”
    Vậy theo quan niệm trên của Giáo sư Ngô Bảo Châu, lãnh đạo hiện tại của CHXHCN có tí lương thiện nào không khi chẳng những bỏ ngoài tai mọi phản biện xã hội mà còn bắt giam những người bất đồng chính kiến từ chuyện bé tới chuyện lớn. Nếu như nghe phản biện thì đã không có nỗi nhục Vinashin, không có những khoản lỗ cũng như những nguy hiểm treo lơ lững trên đầu khi Chính phủ vẫn nhất quyết cho khai thác Boxit chỉ vì đó là chủ trương lớn của Đảng???
    Có tí lương thiện nào không khi tự lừa mình và cả đất nước dân tộc bằng những cách tính “đếm cua trong lỗ” đầy tính viễn vông của lũ trẻ con như
    -Chỉ số IQ cao nên làm đường sắt cao tốc???.
    -Đến 2030 thu nhập bình quân/đầu người VN sẽ là 30.000USD/năm???.
    -Không nên bán chứng khoán lúc này. Nếu là tôi(Nguyễn Sinh Hùng) tôi sẽ không bán???.
    Có tí lương thiện nào không khi bao biện cho vụ Vinashin rằng thì là do lỗi khách quan nên Bộ Chính trị quyết định không kỷ luật ai trong thành phần Chính phủ hết???
    Với lập luận trên rõ ràng giới lãnh đạo hiện tại của CHXHCN VN, không có tí nào là lương thiện
    Giáo sư Ngô Bảo Châu còn nêu quan niệm:
    “Đối với người lãnh đạo, chia sẽ thông tin là một việc khó, như từ bỏ một phần quyền lực của mình. Thông tin hoàn toàn mở, anh lãnh đạo sẽ phải tranh luận với anh trí thức trong tình huống”cân bằng vũ trang” và chưa chắc anh lãnh đạo thắng.
    Nhưng thành ra cởi mở thông tin, tranh luận với trí thức, với những người nằm ngoài bộ máy chính là một cách tiếp năng lượng cho lãnh đạo, rằng với giả thiết lãnh đạo “văn minh và có bản lĩnh”. Để làm được việc anh lãnh đạo luôn phải phụ thuộc vào bộ máy của mình. Nếu không cởi mở, dừng tranh luận, những quyết định của anh sẽ dần dần chịu ảnh hưởng của bộ máy, phục vụ lợi ích của bộ máy chứ không ưu tiên phục vụ xã hội nữa”
    Một cú đánh gót nữa ghi điểm cho Giáo sư vì từ trước tới giờ có khi nào lãnh đạo ở tư thế “cân bằng vũ trang” với trí thức hoặc nhân dân đâu? Từ “Nhân văn giai phẩm” với những Trần Dần, Phùng Quán, Văn Cao, Hữu Loan, Hoàng Cầm… cho đến Cù Huy Hà Vũ, anh lãnh đạo thời nào cũng vũ trang tới tận răng với An ninh, mật vụ, cảnh sát và cả bộ máy truyền thông thông tin, sẵn sàng bóp chết thằng trí thức hoặc thằng nào trong tay chỉ có ngòi bút hoặc bàn keyboard, dám mở miệng phản với biện xã hội. Cũng theo lập luận trên khi không cởi mở, dừng tranh luận, theo logic, dĩ nhiên lãnh đạo CHXHCN VN chỉ phục vụ cho lợi ích của trước hết bản thân mình, kế đó là nhóm lợi ích có ăn phần sau đó mới tới bộ máy và quyền lợi xã hội, dĩ nhiên bị vứt sang một bên.
    Hiện tại lãnh đạo CHXHCN VN có phục vụ lợi ích xã hôi không???
    Khi mà những Tập đoàn kinh tế với những lợi thế về vốn, về sự độc quyền thao túng thị trường liên tục thua lỗ hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng và những khoản lỗ này liên tục được phân bổ lên giá thành sản phẩm như những đợt lên giá điện, nước, chậm chạp trong việc hạ giá xăng dầu khi giá thế giới về mặt hàng này lao dốc trên thị trường thế giới???
    Người dân lãnh đủ những hậu quả làm ăn yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước độc quyền.
    Phần trả lời câu hỏi kết luận của tay phóng viên, thiển nghĩ Giáo sư Ngô Bảo Châu đã trả lời khôn khéo, đủ để không bị chụp cho bất kỳ cái mũ nào khi ông tránh bàn luận các vấn đề mà ông không biết rõ ngoài Toán học.
    Ngoài việc đưa ra những phản biện, phải có lập luận chặt chẽ để đóng góp cho xã hôi, cho đất nước, người trí thức hơn ai hết dĩ nhiên phải ý thức được ảnh hưởng của phản biện mà mình đưa ra.
    Các bài viết, những comment bắt bẻ, chỉ trích Giáo sư Ngô Bảo Châu chỉ chăm chăm vào phần trả lời quan niệm của Giáo sư về định nghĩa người tri thức mà không nói đến nội dung toàn bài phát biểu của Giáo sư.
    Viết như thế chẳng khác nào đòn bẩn đánh dưới háng, một trò thường thấy của các cơ quan thuộc bộ 4T như trong việc biên tập lại lời phát biểu của Linh mục Ngô Quang Kiệt, khi cắt bỏ đi toàn bộ lời phát biểu của Linh mục ở đoạn sau.
    Không có gì tự tố cáo mình là cánh tay nối dài của Ban Tuyên Giáo một cách ngu xuẩn hơn, khi lên tiếng chỉ trích, bắt bẻ Giáo sư Ngô Bảo Châu bằng những lập luận phiếm diện như thế.
    Theo tôi, hiện tại ở đầu thế kỷ 21, cho tới thời điểm này tại Việt Nam, không có ai can đảm và đủ bản lĩnh để chửi bọn Độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam một cách trực diện nhưng khôn khéo và láu lĩnh bằng Giáo sư Ngô Bảo Châu.
    Có những người kiệt xuất như Giáo sư Ngô Bảo Châu, không riêng gì các bạn trẻ mà có thể nói toàn dân tộc Việt Nam vẫn đầy niềm tin vào tương lai không cộng sản.
    Sài Gòn 25/01/2012(mùng 3 Tết Nhâm Thìn)
    Oanh Yến Thị Phạm

    • dân nghèo said

      Kỳ công! Cám ơn bạn!

      • DO QUOC LONG-ha noi said

        toi da com tu dau cuoc tranh luan nay ve bai tra loi cua gs ngo bao chau ve vai tro nguoi tri thucva toi ko dong tinh voi dai da so y kien cua cac ban ve chu de nay vi nhan thay cac ban ko hieu duoc tham y cua gs trong ca bai ma chi nham vao cau chu rieng le de phan xet. nay doc y kien cua ban oanh yen toi thay hoan toan chinh xac va rat dong tinh voi y kien nay ,mong cac ban doc va suy nghi sau hon.

    • Cục Đất said

      Chị Oanh Yến này hoặc là mỉa mai, hoặc là suy diễn quá mức.
      Nếu nói như thế thì phát biểu kiểu như “Đảng CSVN quang vinh muôn năm” cũng là chửi khéo đảng vậy. Thử nghĩ xem !

    • Trần Quốc said

      Không nghĩ là p/v TT ‘cài bẫy’.
      Bên “Phê” thì phê quá đà.Bên “Bênh” cũng bênh quá đà, nhất là câu kết của bài. Cục đất nhận xét Oanh Yến “mỉa mai”, chắc có phần là từ câu kết này

  11. […] một tựa đề bài báo mới đây của C. Prochasson[1] đã nhấn mạnh, các nhà trí thức Pháp, ở nhiều góc độ khác nhau, là hồn của […]

  12. […] môn…  –  (Đào Hiếu).  – Mời xem lại: Trí thức (Nguyễn Đình Đăng). –  667. Trí thức (Ba Sàm/DICTIONNAIRE DES MOTS […]

  13. “Trí ngủ” thì đang thức, “trí thức” lại đang ngủ. Người mang đầy đủ hiểu biết có thể tác động tích cực vào cuộc sống thì mơ mơ màng màng, an phận. Kẻ hừng hực mong ước cải tổ xã hội lại lúng túng, loay hoay bởi thiếu cái gốc tư duy. Cũng tựa như có đầu thì thiếu tay chân, và ngược lại ! Thêm đầu vào tay chân, thêm tay chân vào đầu, ấy là xuất hiện trí thức đúng nghĩa vậy. Trở ngại lớn nhất cho động thái làm cho hoàn chỉnh này, chính ở chỗ kẻ có đầu chẳng ham thêm tay chân, còn người có tay chân luôn bị cản ngăn, không cho tiếp cận khả năng bồi bổ đầu óc…

    • Lê Quán Triệt said

      Công Nông giữ vai trò lãnh đạo. Các bác cứ bàn để muốn trí thức dẫn dắt, thì quay lại chế độ cũ à?
      ngay ở các cơ quan khoa học cũng không nên sử dụng trí thức đích thực làm lãnh đạo, vì trí thức là con dao 2 lưỡi không tin được.
      ( cho các bác học lý luận bao năm bằng vứt đi)

  14. hoa caỉ said

    ở bầu thì tròn ở ống thì dài .cha ông người VIỆT NAM dõng dạc nói rứa
    nên chi tim gan phèo phổi thịt xương trí nảo củng như rứa .không tin hỏi TÔ HUY RỨA

  15. […] 667. Trí thức […]

  16. Ẩn danh said

    “Năm 2000, nhà sử học Pierre Nora, trong trang đầu của số ra mừng 20 năm tạp chí Le Débat (Bàn luận) đã đặt tựa đề cho bài viết là « Vĩnh biệt các trí thức ? ». Régis Debary cũng vậy, đã dự báo sự lâm chung sắp đến của giới trí thức. Người ta cho rằng các trí thức Pháp đã không thực hiện những điều đáng lẽ họ phải làm”
    Đó là điều đáng buồn, nhưng tôi nghĩ đó cũng là hiện thực, toàn cầu.
    Từ khi có khái niệm “trí thức”, người ta đã tôn vinh họ là “lương tâm đạo đức” của dân tộc, ở mọi nơi trên thé giới. Nhưng đó chính là một sự nhầm lẫn. Vì nếu điểm lại, thì tầng lớp này cũng không tốt hơn, hoặc không xấu hơn, không trong sạch, hay không đạo đức hơn các tầng lớp khác. Đạo đức lương tâm của họ hoàn toàn ở mức trung bình.
    Khi Stalin chết, không phải chỉ ở VN mới có những bài ca ngợi thống thiết một người đã thủ tiêu ít nhất 10 triệu sinh mạng , mà tầng lớp “trí thức” của toàn thể “quốc tế CS” cũng đều như vậy.
    Trên thế giới, không một nhà độc tài nào mà không có một đàn “trí thức phương Tây, cấp tiến cánh tả” bao quanh để trang trí làm cảnh, từ Stalin, Mao, Castro…cho đến cả Pol Pot, Saddam Husein cũng vậy, các nhà độc tài chỉ cần vuốt ve chiều chuộng đám “trí thức” này là được. Những kẻ mù quáng này là số đông, họ dấn thân nhầm chỗ.
    Những người thực sự là trí thức phản biện, như Magnus Enzensberger, George Orwell, hay Bertrand Russell…chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

  17. Ẩn danh said

    Ông Pierre Berlan cũng chỉ là một trí thức như bao trí thức khác (ông ấy là thầy giáo dạy sử địa ở một trường phổ thông trung học), tôi không nghĩ rằng lời nói của ông ấy là chân lý, mà cũng chỉ là một ý kiến để tham khảo như mọi ý kiến khác mà thôi. Ý tưởng cũng không có gì mới.

    Duy tôi hơi băn khoăn về ý ông ấy trích dẫn của ông Christophe Prochasson ở cuối bài “trí thức là (tâm) hồn của quốc gia (Pháp)”. Tôi thì tôi cho rằng trí thức có lẽ là trí tuệ của quốc gia thì đúng hơn, còn tâm hồn của quốc gia thì phải là những người nghệ sĩ.

    Các bác ca ngợi trí thức quá, đâm ra không trọng nghệ sĩ nhỉ ? Liệu nghệ sĩ có nghĩa vụ và có quyền phản biện hay không ?

    • Khách Saigon said

      Khách: ‘Các bác ca ngợi trí thức quá, đâm ra không trọng nghệ sĩ nhỉ ? Liệu nghệ sĩ có nghĩa vụ và có quyền phản biện hay không ?’

      – Tôi thấy mọi sự đóng góp dù nhỏ nhất của người bình thường nhất đều quý giá huống hồ đóng góp (to lớn) của nghệ sĩ, người công chúng yêu mến, đứng ra phản biện cho công chúng.

      Trí tuệ của quốc gia và tâm hồn của dân tộc thuộc về mọi người, trong đó gồm có bạn khách gồm có tôi.

      Thân.

    • Praha said

      Người nghệ sĩ dấn thân cũng là người trí thức, theo định nghĩa của bài viết.

  18. Bởi vì nếu đã không thể thay đổi nhân thức của QUAN TRÍ thì chỉ còn cách thay đổi DÂN TRÍ.

    Thay đổi DÂN TRÍ đến một mức độ đủ lớn, đủ đông thì bắt buộc QUAN TRÍ cũng phải thay đổi theo cho dù chậm chạm và khó khăn nhưng xét về đại cục là nền tảng của DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC. Bởi vì muốn dân muốn làm chủ thì dân phải có hiểu biết, có thông tin, có can đảm để dám nói, vạch mặt đích danh, thẳng thừng những kẻ ăn tàn phá hoại, tham nhũng, ức hiếp dân lành bất luận kẻ đó là ai.

    Dần dần những thể loại như Ba Dũng, Nông Đức Mạnh và kể cả Nguyễn Phú Trọng trong hàng ngũ BCT phải bị loại bỏ vì “tài nông đức cạn“. Đừng có nói công trạng, thành tích….giành độc lập và thống nhất cho đất nước VN thì có biết bao thương binh, liệt sỹ và những người đóng góp trong các lĩnh vực khác. Tư thế người lãnh đạo, người đứng đầu phải hơn hẳn những người khác chứ không thể nhàng nhàng trong xã hội được.

    Trước mắt là cứ thế. Nói chung là cứ phải củ từ thôi.

  19. Muốn để cho giang hồ nể thì phải máu, can đảm” – Lời một anh hàng xóm của ĐHLV.

    Đó là lời nhận xét của ông anh hàng xóm của tôi, cũng hay đọc báo nghe đài, quan tâm các sự kiện về chính trị. Đó là câu nói của anh với tôi khi anh-em chúng tôi trao đổi về “nhân sỹ-trí thức” cách đây hơn 1 tháng.

    Những người như anh-em chúng tôi cũng chỉ là dạng nhàng nhàng nhưng cũng đủ đọc hiểu và biết ai (trí thức) có bản lãnh, hay cơ hội.

    Trí thức mà muốn dẫn dắt quần chúng như lời người dịch bài viết trên :

    Nhưng dù vậy, vẫn tồn tại trong xã hội những nhóm “tinh hoa” có khả năng dẫn dắt hướng đi cho đám đông.

    Nếu mà ZÁT, đứng sau quần chúng rất khó để quần chúng nghe theo. Cho dù lời hiệu triệu, phân tích hay cỡ mấy.

    Những điều các trí thức phân tích đã không tác động được vào lõi hệ thống, tác động vào những người lãnh đạo thì chỉ còn cách cuối cùng là nói với những người dân trong nước. Chủ yếu là ở một số đô thị có điều kiện vào Internet, còn phần lớn nông dân-công nhân thì ăn còn chẳng đủ làm sao mà có điều kiện lắng nghe.

    Nhưng nói để người ta nghe lại là một chuyện khác, phụ thuộc vào bản lãnh dấn thân của các bác như thế nào thời quá khứ, tuổi trẻ, tại vị….chứ núp sau bàn phím, sau khi hạ cánh an toàn, nhà có của ăn của để kiểu như mấy ông cựu thành viên BCT như Nguyễn Văn An, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Đức Anh…thì XIN LỖI (viết hoa).

    Bài này không dành cho các cụ trong viện IDS (đã giải tán) và một số cựu đại biểu quốc hội như Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Minh Thuyết và đang như Dương Trung Quốc, ….và rất nhiều người đã từng vào tù, mất việc trong quá khứ kể cả nổi tiếng và không nổi tiếng thời chưa có Internet ở Việt Nam.

    • Tungdao said

      “Nhưng dù vậy, vẫn tồn tại trong xã hội những nhóm “tinh hoa” có khả năng dẫn dắt hướng đi cho đám đông.”
      Hướng đi nào cho xã hội VN hiện nay:
      1/ Tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
      2/ Giải phẫu thẩm mỹ giúp chế độ toàn trị tồn tại mỹ miều hơn (PTH).
      3/ Làm cách mạng xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản.
      Câu trả lời dành cho các vị trí thức.

      Khủng hoãng chính trị hiện nay có 2 nguyên nhân từ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản:
      1/Đảng xa rời ý chí chung dân tộc : sự tự do và dân chủ.
      2/Đảng đang tước đoạt khả năng hành động, khả năng tham gia quyết định tương lai của công dân và của cả dân tộc.
      Đây là nguyên nhân trực tiếp, việc còn lại cũng thuộc về các vị trí thức.

      Nếu cứ lấy ABS làm một hội nghị bàn tròn để thảo luận, tranh luận, tranh cải về Sự lac quan vô tận, đến NBC, đến vai trò trí thức thì đến tết conggo cũng chưa xong, còn vào ABS theo kiểu Nguyễn hữu Viện, nói thật là spam.

      Hãy hành động?. Nếu không đủ can đảm thì hãy thuê người Hồi giáo ả rập!.
      Nhà báo Hoàng Khương bị bắt. Trí thức ở đâu?.
      Vụ việc anh Vươn. Trí thức ở đâu?.
      Nếu không có sự dấn thân của Cu Vinh (Nguyễn quang Vinh) thì có làm blog sôi động, cả xã hội sôi động?. Tiếp theo sẽ làm gì về tính pháp lý của vụ việc?.

      Nếu nói thẳng trí thức VN chỉ ăn theo thì chụp mũ nhưng theo tôi như GS Chu Hảo đã phát biểu : VN chưa có tầng lớp trí thức thực sự có vẻ đúng.

      • Nếu cứ lấy ABS làm một hội nghị bàn tròn để thảo luận, tranh luận, tranh cải về Sự lac quan vô tận, đến NBC, đến vai trò trí thức thì đến tết conggo cũng chưa xong,

        còn vào ABS theo kiểu Nguyễn Hữu Viện, nói thật là spam.

        === >>> Thái độ Nguyễn Hữu Viện RẤT TRÍ THỨC dấn thân ….

        tôi Nguyễn Hữu Viện đã đóng góp CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ viết gần 12 Từ điển các ngành công nghệ mũi nhọn mà GS HOÀNG XUÂN HÃN luôn luôn động viên tôi tiếp tục con đường ông ….

        1 mình CHO DÙ lúc ấy tôi là Tổng Thư ký Hội Tin học Người Việt tại Pháp …nhưng tôi không muốn DÍNH VÀO CÁI HỘI mà đa số thành phần háo danh CƠ HỘI ….

        đã đứng ra tổ chức Hội nghị CAD / CAM dưới sự bảo trợ của hãng DASSAULT SYSTEMS số 1 thế giới về CAD/CAM các tầu ngầm nguyên tử đời mới và Hàng không mẫu hạm hiện đại nhất của Mỹ đều dùng CATIA để thiết kế đó là điều tối kỵ của Người Mỹ không thích dùng NOT INVENTED HERE

        mà anh Françis BERNARD Người sáng lập ra hãng từng sinh ra tại Hà Nội như tôi …đáng nhẽ nếu TÍNH TOÁN chỉ tính VINH THÂN PHÌ GIA gia đạo TRÊN Quốc đạo thì cũng như thằng vịt kìu Pháp Nguyễn Gia Thiều thì mánh mum hàng triệu đô la buôn lậu lấy Hoa hậu NHƯNG sống trí thức tôi không làm điều đó …và ngay ở xứ Pháp tôi vẫn giấy tờ tỵ nạn KHÔNG VÀO DÂN TÂY mặc dù tôi rất kính yêu Dân tộc Pháp cao thượng nên rất phiền không thể làm những công việc công chức hay các hãng có liên quan đến quốc phòng an ninh ….Tôi vẫn giấy tờ tỵ nạn suốt 32 năm qua vì tôi chống CHẾ ĐỘ CS nhưng vẫn yêu qíu TỔ QUỐC tôi …

        còn vào ABS theo kiểu Nguyễn Hữu Viện, nói thật là spam….những Ý KIẾN tôi viết LÀ NHỮNG VIÊN ĐẠN ĐẠI BÁC bắn phá chế độ hại DÂN bán Nước đó !!!

  20. nguyễn tấn hưng said

    ”Sứ mạng của trí thức là đi tìm chân lý và phê phán. (L intellectuel a mission de chercher la vérité et de juger). Chính vì phải thực hiện sứ mạng này mà phần tử trí thức bị bạc đãi và bị đổ sát.
    Chính vì mang sứ mạng này mà phần tử trí thức đã bắt với một loại thói quen là thường xuyên đối lập.
    Phê phán tất đụng chạm, kẻ ngồi tại quyền dù ở lãnh vực nào cũng thế rất không hài lòng và với chỉ trích và phê phán bao giờ. Họ sẵn sàng nếu có cơ hội hoặc sẽ cố tạo ra cơ hội để tiêu diệt phê phán. Kẻ ở tại quyền thù hận phê phán phần tử trí thức như thế nào? Hãy đọc những lời của Barrès:
    ” Không có gì đáng ghét bằng lũ trí thức nửa mùa tự nhận làm những tay quí tộc tư tưởng, tự cho ta khác xa với đám quần chúng tanh hôi… Bọn ấy đúng là rơm rác mà xã hội đang cố gắng tạo thành tinh hoa. Những thiên tài thiếu tháng, những tâm hồn bị đầu độc đáng cho ta thương như lũ heo, người ta đưa về viện Pasteur để thử thuốc điên rồ. Ðương nhiên người ta phải hạ chúng không thì cũng giam nhốt chúng.”
    Trung Quốc có danh từ “văn tự ngục” để chỉ sự việc vì văn chương mà bị giam cầm. Văn tự ngục là thân phận trí thức thời phong kiến, văn nhân tham dự hoạt động chính trị, các chính trị gia dã tâm một mặt triệt để lợi dụng họ, mặt khác lại triệt để ghét bỏ họ. Tần Thủy Hoàng định thiên hạ xong, liền thi hành chính sách đốt sách chôn nho. Lấy cớ là bọn nho sĩ thường đem cái xưa cũ ra để chống chế bài bác cái mới mẻ. Lưu Bang bỉ thị phần tử trí thức, ông thường nói : “Trẫm được thiên hạ trên lưng ngựa việc gì trẫm phải quý trọng bọn đọc sách làm thơ.” Minh Thái Tổ còn ghét phần tử trí thức hơn nữa, ông lo ngại văn nhân dùng văn chương lưu truyền những vụ phản bội của ông, cùng gốc gác hòa thượng của ông. Chỉ một chút nghi ngờ thôi, ông đem bỏ ngục liền.
    Phê phán của phần tử trí thức nguy hiểm và khó chịu như nọc độc của con bọ cạp. Lấy một tỉ dụ kể sau đây: Nước Tống có một người tên Tào Thương, vua phái y đến nước Tần, y đi với vẻ mặt muôn phần đắc ý. Tào Thương giỏi nịnh hót lắm cho nên đến nước Tần, Tần Vương cấp cho ba bốn cỗ xe. Tào Thương vênh vác gặp ai cũng khoe, có lần y đến chơi ông Trang Tử nói bốc giời “mới năm trước đây tôi sống hết sức cơ cực dệt dép cỏ sinh nhai, mặt võ vàng tiều tụy, ở nơi ngõ hẹp mà bây giờ khác hẳn, trong phút chốc được vua một nước lớn thưởng thức cho hàng trăm cỗ xe, thiết tưởng con người đắc ý chỉ đến thế là cùng”.
    Trang Tử cười nói:
    Tôi nghe vua Tần có bệnh trĩ, mời thầy đến chữa thầy nào chữa khá thì cho cỗ xe, nếu tận tâm hơn lấy lưỡi mà liếm chỗ trĩ thì cho đến năm cỗ lận, như tiên sinh vua Tần ban tới trăm cỗ xe chắc cũng đã liếm trĩ nhiều lần lắm nhỉ.
    Tào Thương xấu hổ mặt đỏ nhừ. Trang Tử nói nhỏ : “Thôi tiên sinh, tôi xin tiên sinh khoác lác ít chứ.” Thứ nọc độc phê phán ấy gây thành thù hận giữa phần tử trí thức với kẻ đương quyền. Thù hận mặc, phê phán vẫn cứ phê phán, người trí thức thà chịu đổ sát ngược đãi chứ không chịu thiên hạ ngó lơ mình. Chân hành tẩu đã làm Cao Bá Quát bực dọc, ông tự coi như bị thờ ơ lãnh đạm nên bằng hai câu phê phán thi đàn của Tự Ðức:
    Ngán thay cái mũi vô duyên.
    Câu thơ Thi Xã con thuyền Nghệ An.
    để buộc thiên hạ chú ý đến mình. Cũng từ đó cái họa chu diệt nhà họ Cao nẩy mầm.
    Người trí thức thà chịu ngược đãi chứ không chịu không nói lên sự thật. Milovan Djilas dù đã ở ngôi vị phó chủ tịch nhà nước (Nam Tư) ông vẫn viết cuốn Giai Cấp Mới để vào ngồi trong tù.
    Ðối với kẻ cầm quyền Djilas và Cao Bá Quát đáng hận ngang nhau.
    SÁT LONG CHI BỐI
    Sách Trang Tử chép:
    Có người tên là Chu Bình Man chí lớn lắm muốn học điều gì khác thiên hạ, tìm kiếm mấy năm mới tìm ra ông thầy tên là Chi Ly Ích rất giỏi về khoa giết rồng. Chu Bình Man mừng quá, đến bái tôn làm tôn sư.
    Chi Ly Ích đem tất cả bí quyết giết rồng dậy Chu Bình Man. Người họ Chu cũng cực chăm chỉ học, ông bán hết gia nghiệp quyết thành tài chẳng ngại tổn phí.
    Thành tài rồi, gặp ai họ Chu cũng nói về cách giết rồng, mổ rồng, cắt tiết, móc mắt lọc xương rồng thế nào. Khốn nỗi chưa ai trông thấy rồng bao giờ nên mọi người chỉ cười. Chu Bình Man vẫn hứa hẹn sẽ có một ngày giết rồng cho bà con xem để mà khâm phục tuyệt kỹ duy nhất trên đời. Nhưng ngày đó chẳng bao giờ tới với người họ Chu.
    Ða số phần tử trí thức cũng chịu thân phận giết rồng của Chu Bình Man mà ôm tài năng lạc lõng bơ vơ giữa cuộc đời, cuối cùng đem theo nó vào hòm chôn xuống dất. Là phần tử trí thức với nhiệm vụ hiểu trước biết trước, họ phải đi ra ngoài những tầm thường để tự đứng vào cái thế thiểu số (je suis de ces intellectuels pour qui le rôle est d être dans la minorité _ Drieu La Rochelle). Karl Marl là một người giết rồng vĩ đại, cuốn Tuyên Ngôn Của Chủ Nghĩa C.S. thời đó thực là mội kỹ thuật giết rồng tuyệt diệu. Lạc lõng bơ vơ, người trí thức đau khổ vì bất lực không thay đổi được thực tại, nhưng thực ra ảnh hưởng của nó rất lớn. Nhiều chính khách đã từng là học trò của các vị giáo sư, đã chịu ảnh hưởng của các văn phẩm. J.F. Kennedy luôn luôn nhắc đến Harold Laski. Rất nhiều điều giảng dạy ở đại học đã được đem áp dụng vào hành chính. Chủ nghĩa kinh tế “Keynessienne” từng bị chê bỏ năm 1935 nhưng đến năm 1955 nó lại là kinh điển cho tư bản mới, là khuôn vàng thước ngọc của các nhà lãnh đạo Tây phương. Rồng không mấy khi hiện ra cho con người có thuật giết nó được tỏ tài năng”.

    Trích Bàn về trí thức- Vũ Tài Lục

  21. Năm Darwin said

    Bài dịch hay. Xin cám ơn Quang, đọc giả ABS.

    Ngẫm nghĩ:

    Không ai không hiểu tình trạng hiện nay của đất nước, không ai không hiểu nổi đau khổ, mất mát của dân tộc, nó đã kéo dài quá lâu, cả hai ba thế hệ con người, và không ai không muốn cho đất nước mình vươn lên, không ai muốn hỗ thẹn mình là người VN.

    Dân còn hiểu huống gì trí thức. Nếu dân chưa dám làm thì trí thức phải dám làm. Hãy dũng cảm lên các trí thức VN, đời người chỉ sống có một lần, đừng đề quá muộn rồi than thở “lực bất tòng tâm”. Nếu không làm được gì thì ít nhất cũng đừng làm dân thêm mê muội.

    “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…. ” (Thép đã tôi thế đấy – Nikolai A.Ostrovsky)

    Lời nói này vẫn đúng cho mọi thời đại.

    • Kichbu said

      Rất lâu rồi Kichbu được đọc còm như thế này:

      Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…. ” (Thép đã tôi thế đấy – Nikolai A.Ostrovsky)

  22. PHÈN said

    CẢM ƠN
    Cảm ơn bài dịch và cả các lạc khoản do Ba Sàm bổ sung từ Wikipedia.

    Chỉ không hiểu 1 điều:

    “Jean-Paul Sartre: Jean-Paul Charles Aymard Sartre (21 tháng 6 năm 1905 – 15 tháng 4 năm 1980) là nhà văn, nhà triết học hiện sinh Pháp] Sartre gắn bó với Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện tháng Năm 1968 diễn ra : Sartre biểu tình trước nhà máy Renault de Billancourt. Họ chống lại chiến tranh tại Việt Nam.”

    Hu hu!!! Sao Bộ giáo dục Việt Nam Cộng hòa vẫn cho dạy triết hiện sinh, triết học và tâm lý học vẫn nhắc tới tên ông này: buồn nôn quá đi thôi “thần tượng buồn nôn”. Người không dám nhận các danh hiệu vì thâm tâm quá biết mình không hề xứng đáng được nhận do các hoạt động dối trá lương tâm con người gây ra cũng như Lê Đức Thọ cũng chẳng dám nhận giải thưởng Nobel hòa bình.

  23. Khách said

    Saigon từng có trường học mang tên Émile Zola

  24. dân nghèo said

    Sau vụ Dreyfus, danh từ « nhà trí thức » được sử dụng rộng rãi để chỉ những người dấn thân trong lãnh vực chung bảo vệ các giá trị, đặc biệt trên các vấn đề tinh thần và chính trị, bằng cách dựa trên danh tiếng của mình.

    Như vậy hình ảnh nhà trí thức hiện đại ra đời ở Pháp vào giai đoạn đầu thế kỷ XX. Từ đó, hình ảnh nhà trí thức đồng hành cùng những sự kiện quan trọng trong lịch sử đất nước. Họ đã ký những tuyên ngôn, những kiến nghị, công bố các tạp chí, tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành hay các uỷ ban bảo trợ

    ———————

    Chấp nhận!

    • Cũng là Dân Nghèo said

      Ở Mỹ có bà nghệ sỹ điện ảnh Fonda. Những năm chiến tranh Việt Nam rất tích cực phản đối chiến tranh,ủng hộ Việt Nam. Bà sang VN rất nhiều lần, đặt tên con trai là Troi vì rất ngưỡng mộ Nguyễn Văn Trỗi.
      Đến đầu những năm 80 bà không ủng hộ VN nữa.
      Sau này có người hỏi bà về những năm tháng đó, bà không muốn trả lời, nhưng cuối cùng vẫn phải nhẹ nhàng công nhận: đấy là sự bồng bột của tuổi trẻ.
      Việc này làm tôi lại nhớ tới cụ Nguyễn Khắc Viện, nhà thơ Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Khải…
      Ai có thể phủ định được việc họ cả một thời gian dài đã “đồng hành cùng những sự kiện quan trọng trong lịch sử đất nước “.

  25. Ẩn danh said

    “Có vậy chứ” cái gì cơ ạ ?

  26. Khách said

    Có vậy chứ !

  27. Haisg said

    Rất thú vị !

    TH

Gửi phản hồi cho Tungdao Hủy trả lời