BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

664. Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị

Posted by adminbasam trên 25/01/2012

Đôi lời: Một thông điệp rõ ràng về “một thông điệp hết sức sáng sủa”! “Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng”, nhưng “tôi” chấp nhận cái chết đó.

Tại sao cứ bắt/muốn người ta nghĩ, làm như ta (muốn). “Người ta” đã chót dại, muốn bằng danh tiếng của mình để hòng mau chóng biến đổi xã hội cho bằng thiên hạ, nhưng giờ đã tỉnh ra rồi, chấp nhận cũng với danh tiếng, chuyên môn ấy, chỉ xin làm cái chức phận nhỏ nhoi thôi.

Tội lỗi tất cả là ở những kẻ khốn cùng quá khát khao có được người nói thay cho mình, khi có thì quá vội tin, rồi vỡ mộng. Đừng có mà nguyền rủa “người trong mộng”!

Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị

Phạm Toàn

Tại sao một thông điệp hết sức sáng sủa, mạch lạc của giáo sư Ngô Bản Châu lại bị rất nhiều người hiểu lầm, hiện tượng tâm lý đó rất cần được phân tích.

Đây là quan điểm gốc đã được Ngô Bảo Châu nói trên Tuổi trẻ cuối tuần:

Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. […]  giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.

Nghĩ rằng ý tứ của mệnh đề gốc này thế là quá rõ: trí thức là người lao động (dĩ nhiên, đó là loại lao động trí óc) – và đã là người lao động thì phải làm ra sản phẩm (dĩ nhiên, đó là loại sản phẩm của trí óc, và thuộc chuyên ngành của mình).

Chỗ gây hiểu lầm ở đây là khi Ngô Bảo Châu làm cho bạn đọc hiểu rằng giá trị của người trí thức hình như chỉ là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, và không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội của nhà trí thức hết. Thực ra thì người trí thức bao giờ cũng có hai trách nhiệm – một trách nhiệm nghiệp vụ và một trách nhiệm xã hội, một trách nhiệm vật chất và một trách nhiệm tinh thần.

Cũng cần nói luôn rằng, trước việc gánh vác hai trách nhiệm đó, người trí thức được hoàn toàn tự do, và mọi người cũng không nên và càng không có quyền áp đặt cho người trí thức những nhiệm vụ (công việc) theo cách nghĩ chủ quan của mình.

Có một điều thú vị là tại sao lại có cái tâm lý trong xã hội muốn lôi cuốn mọi nhà trí thức, nhất là những người như Ngô Bảo Châu, vào những công việc “phản biện” khó khăn, rắc rối, phức tạp?

Đó là tâm lý sinh ra từ nỗi sợ đã được tạo ra và nuôi dưỡng bởi một thứ quyền lực không cho phép ai được cãi. Thật vậy, bài học vẫn còn sờ sờ từ năm chục năm trước, chỉ vì những “góp ý kiến” chân thành mà vô số người đã “da ngựa bọc thây”  – những tên tuổi Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang … cả một danh sách dài những số phận tuẫn đạo.

Thế nhưng, cuộc sống thực có sức mạnh vô biên – trong đời sống xã hội lại vẫn cứ hình thành dần một sự bất phục tùng dân sự đối với nhiều điều bị coi là sai trái trong việc điều hành và tổ chức xã hội.

Nguyễn Văn Linh là người cán bộ chính trị đầu tiên vô tình châm ngòi cho sự bất phục tùng dân sự  khiến đã nổ bùng một cao trào không chịu “bẻ cong ngòi bút” và không “ăn theo nói leo”. 

Song thực ra công lao Nguyễn Văn Linh chẳng đáng gì trong việc bật nút cho nỗi đau xã hội lộ diện – Phùng Gia Lộc mới thực sự là người anh hùng đã soi bó đuốc cho thấy cái đêm hôm ấy đêm gì  – cái đêm trước thời đổi mới.

Dám nói đến công lao ấy và nói rõ sự so sánh ấy, bằng chứng là Nguyễn Văn Linh hô hoán xong thì vẫn an toàn, trong khi Phùng Gia Lộc in xong bài phóng sự thì phải chui nhủi muốn chết!

Vài chục năm sau, ngay cả với sự bùng nỗ thông tin, dù có thấy đội quân phẫn nộ đã lớn, song nỗi sợ cũ vẫn còn nguyên. Viên đại tá có tấm lòng cao quý bút danh Lê Hoài Nguyên cũng chỉ rất dè dặt thận trọng gãi gãi lại vụ án Nhân văn – Giai phẩm. Nhưng hành động của anh giữ hộ rồi trao trả gia đình Trần Dần những tài liệu quý cho thấy các thày tu trung thực cũng có xoa dịu được phần nào cái tàn ác Trung Cổ.

Dẫu sao, cái ác đâu có dễ dàng xóa bỏ trong một đêm? Những nhà trí thức bất phục tùng đầu tiên của thời Internet đã nghĩ ra thuật ngữ phản biện để che chắn cho một làn sóng, đồng thời cũng tìm cách cho cái ác đỡ run sợ và đỡ làm liều trước cái thiện.

Vậy thôi, nhưng bạn Ngô Bảo Châu đã không lưu tâm tới nỗi sợ trong cuộc đời thực của từng con người trong một xã hội toàn trị. Và người ta phản pháo bạn!

Người ta không lắng nghe kỹ lưỡng thông điệp của Ngô Bảo Châu gửi đi tới đâu thì đã quá rõ: không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng. Xin lưu ý cách nói chết lâm sàng – nó gợi lên hình ảnh một xác chết vẫn như còn đang sống, vẫn thở khò khò như đang tập khí công, thức ăn vẫn chui vào bụng qua lỗ mũi, ấy vậy mà vẫn chưa thể triệu tập cuộc hội nghị quan trọng bàn việc phát tang.

Ngô Bảo Châu nói với cả hai phe –  giới “trí thức phản biện” và nhà “lãnh đạo lương thiện” giả định là “văn minh và có bản lĩnh”:

Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội. Học hàm, học vị không thể đảm bảo rằng cái anh nói ra là mặc nhiên đúng. Với thói quen làm việc khoa học của mình, cái mà anh có thể làm là đưa ra những lập luận vững chắc và có tính thuyết phục. Nhà lãnh đạo văn minh, có bản lĩnh sẽ biết lắng nghe những lập luận đó. Họ có thể làm theo hoặc không làm theo kết luận của anh. Trong trường hợp họ không làm theo, vẫn dưới giả thiết là lãnh đạo văn minh và có bản lĩnh, lãnh đạo sẽ phải đưa ra những lập luận ít nhất cũng vững chắc bằng những lập luận của anh để bảo vệ quyết định của mình.

Thật khó hiểu, tại sao nhiều bạn đọc không thấy Ngô Bảo Châu nói với cả hai ba bốn năm phe rằng chúng ta không phe nào được phép độc quyền chân lý.

Rành rọt đến thế mà vẫn phản ứng, tại sao? Nghĩ rằng, có lẽ đó là vì Ngô Bảo Châu đã chạm vào một sai lầm về nhận thức rất phổ biến hiện thời.

Cùng với cao trào “phản biện”, người ta kháo nhau và mở to TiVi nghe và vỗ tay rầm rầm cổ vũ cho lời nói. Có ông nghị gần suốt hai nhiệm kỳ chỉ nói những điều vô thưởng vô phạt, gần hết nhiệm kỳ bỗng uống thuốc quá liều đòi hỏi quá đáng đụng chạm vào những lợi ích phe nhóm. Thế là cái guồng máy vốn cho phép được mở miệng cũng ra lệnh bịt miệng.

Đến nước ấy rồi mà vẫn không chịu tỉnh ngộ nghe lời Ngô Bảo Châu hãy lao động và làm ra sản phẩm theo đúng chuyên môn hẹp của mình đi. Muộn rồi, bây giờ mới thấy lao động quả thật là rất khó. Sản phẩm lao động tạo ra chẳng dễ gì!

Ấy vậy nhưng trong “giới phản biện” vẫn có anh chưa tỉnh ngộ. Chứng cớ là vẫn có người chuyện gì cũng tham gia phản biện được, chẳng hạn lên tiếng định nghĩa khái niệm tự in đậm trong blog như thế này:

Trí thức là sự cảm nhận của người khác, là sự quan sát, nhận định từ bên ngoài, đánh giá một con người dựa vào những tiêu chí mà người quan sát, nhận định có sẵn trong đầu.  

Không có gì siêu hình, rẻ tiền và dễ dãi hơn!

Ta có thể thích hòn sỏi hoặc không thích hòn sỏi, nhưng đâu có vì ý nghĩ của ta (hoặc vì dư luận xã hội) mà hòn sỏi mất đi thuộc tính sỏi của nó và trở thành mềm mại dễ uốn như cái lưng và cái lưỡi? Ta có thể thích hoặc không thích mắm tôm, nhưng đâu có vì “dư luận xã hội” ấy mà mắm tôm có thể dùng thay dầu gội đầu hoặc nước hoa Chanel?

Xin hãy khiêm nhường và hãy ngừng công kích Ngô Bảo Châu. Hãy để anh ấy làm việc theo cung cách với niềm tin rằng ít nhất anh ấy cũng biết cách không làm liều. Nên nhớ là tất cả mọi người vẫn đang sống trong một thế giới toàn trị vừa đầy sức mạnh vừa đầy mánh khóe. Và cái Lực của mỗi người, dù là người trí thức đấy, thì cũng mong manh như cây sậy mà thôi.

Sớm mồng Ba Tết Nhâm Thìn

P.T.

245 bình luận to “664. Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị”

  1. linh chi said

    Thanks , I have recently been looking for information about this subject
    for ages and yours is the best I’ve discovered till now. However, what in regards to the bottom line? Are you positive concerning the supply?

  2. Tôi đồng ý với suy nghĩ của GS NBC: Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội. Học hàm, học vị không thể đảm bảo rằng cái anh nói ra là mặc nhiên đúng. Với thói quen làm việc khoa học của mình, cái mà anh có thể làm là đưa ra những lập luận vững chắc và có tính thuyết phục. Nhà lãnh đạo văn minh, có bản lĩnh sẽ biết lắng nghe những lập luận đó. Họ có thể làm theo hoặc không làm theo kết luận của anh. Trong trường hợp họ không làm theo, vẫn dưới giả thiết là lãnh đạo văn minh và có bản lĩnh, lãnh đạo sẽ phải đưa ra những lập luận ít nhất cũng vững chắc bằng những lập luận của anh để bảo vệ quyết định của mình. mỗi người, trên cương vị của mình đều có quyền và có trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Hãy đóng góp sức lực, trí truệ của mình một cách thiết thực, cụ thể chứ không phải cứ to giọng phê phán thậm chí chửi bới người khác là tỏ ra mình thông thái, yêu nước.

  3. […] sự nghiệp lớn của dân tộc mà đảng đã nhận lấy sứ mệnh đảm đương”.Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị basam–Đôi lời: Một thông điệp rõ ràng về “một thông điệp hết sức […]

  4. […] 25/1/12 trênhttps://anhbasam.wordpress.com/2012/01/25/664-luc-cua-nguoi-tri-thuc-trong-the-gioi-toan-tri/#more-42…, nhà giáo Phạm Toàn lại hỏi: “Tại sao một thông điệp hết sức sáng […]

  5. XEM CÁI TÀI HOA của Nhạc sĩ ca sĩ Charles Trenet rất nổi tiếng của PHÁP bàn luận về
    các bác Tri thức
    LES INTELLECTUELS

    Đây là các bác Tri thức
    Sống giữa Trời và Đất
    Có thiên khiếu mắn mắn
    Giàu ắp Tư tưởng
    Ce sont des intellectuels
    Qui vivent entre terre et ciel
    Ils ont le don providentiel
    De la pensée

    Các bác Trí ngủ biết hết Vũ trụ
    Từ chỗ bác chùm chăn đến mặt trái cuộc đời
    Đổi thay tấm da văn bản mới thay cũ
    Cái vòm thiên thể thiên hà
    Ils connaissent tout de l’Univers
    De son endroit de son envers
    Changeant en un grand palimpseste
    La voûte céleste
    Đây là các bác Trí thức
    Tìm thấy trong tháp nhà nguyện
    Bác phán điều gì cũng rất tu từ
    Điều sâu kín thăm thẳm
    Ce sont des intellectuels
    Qui se retrouvent dans des chapelles
    Que se disent-ils que se disent-elles
    Des choses profondes
    Những tâm hồn lãng tử
    Âmes vagabondes

    Các bác Trí thức
    Các bác Trí ngủ
    Các bác Trí ngu….
    Des intellectuels
    Des intellectuels
    Des intellec tu tu els els oui oui

  6. Nguyễn Kiều Dung said

    Mặt trái của sự kiện Ngô Bảo Châu

    Năm 2009, việc bà Ostrom, một giáo sư về khoa học chính trị, đoạt giải Nobel kinh tế đã dấy lên một đợt công kích chưa từng có trong giới nghiên cứu kinh tế. Ngay cả những giáo sư nổi tiếng như Krugman (Nobel kinh tế), Levitt (Huy chương Clack) cũng buông lời chỉ trích thành tích của bà, bởi bà hầu như không có bài báo nào trên các tạp chí kinh tế hàng đầu. Ở Mỹ, (và có lẽ ở các nước khác cũng vậy), ngoài ngành toán ra hầu như không ai biết GS Ngô Bảo Châu bởi ngành nào cũng niềm tự hào riêng và họ không quảng cáo hộ ngành khác. Thậm chí, đợt tháng 8 năm ngoái, website khoa toán của các trường đại học lớn như Harvard, Stanford, MIT…những nơi không liên quan gì đến giải Fields cũng không đưa tin về giải này, có lẽ nhằm mục đích bảo vệ uy tín cho các giáo sư của họ. Không đúng như báo chí Việt nam tuyên truyền, GS Châu không tạo được ảnh hưởng gì đáng kể ở phương tây bởi ông ấy không phải người của công chúng (NCCC) ở các nước đấy. Hoa kỳ có hơn 10000 NCCC các loại, (khoa học gia hiếm khi thuộc nhóm này), và một người chỉ xuất hiện trên một vài lần trên truyền thông thì không đủ khiến công chúng ghi nhớ.

    Triết lý của các xã hội văn minh là luôn tránh để ngành nọ “dẫm lên chân” ngành kia, người nọ làm tổn hại đến lòng tự tôn của người kia. Còn ở Việt nam, báo chí đã bơm thổi sự kiện Ngô Bảo Châu đến mức khiến công chúng hiểu sai bản chất của vấn đề, khiến một số người ngoại đạo coi GS Châu như thánh sống, trong khi cho rằng những nhà khoa học khác thật kém cỏi. Sự việc không dừng lại ở đấy, khi một số người phản ứng đã bị các fan của ông Châu thóa mạ bằng những lời lẽ khiếm nhã. Có những người là bạn của ông Châu, đã viết những câu kiểu như “cái chí hạ mình, quyết theo học thầy”(1) hoặc cho rằng những người chỉ trích GS. Châu là không “suy nghĩ kỹ lưỡng”, “gây rối”, không “có tính xây dựng”(2). Có những bạn trẻ vào blog của các nhà nghiên cứu khác, hồn nhiên cho rằng những người này cũng sùng bài ông Châu như cấp trên, gây bất bình cho nhiều người. Trên blog của GS Châu vẫn còn lưu bài viết “Ai xe cát”(3) của bạn ông ấy – một mẩu chuyện so sánh con người với động vật rất bất nhã. Tôi thông cảm với bối cảnh Việt nam, khi lần đầu tiên có nhà khoa học được giải thưởng thuộc hàng cao nhất của một lĩnh vực. Tuy nhiên, hậu quả do hệ thống truyền thông gây ra rất nghiêm trọng và lâu dài, cho nên rất cần phải trao đổi một lần về vấn đề này.

    Việc thành lập viện toán cao cấp có lẽ cũng góp phần tạo nên những hiểu biết sai lầm, bởi công chúng nghĩ rằng nhà nước bằng mọi giá phải mời GS Châu về làm lãnh đạo. Trên thực tế, Việt nam có nên đầu tư trọng điểm vào toán học, đặc biệt là toán lý thuyết – sở trường của ông Châu – hay không còn là vấn đề cần phải tranh cãi. Rất nhiều nước như Canada, Tây ban nha, Hungary, Rumany, bốn con rồng Châu Á, có nền khoa học phát triển hơn nước ta nhiều mà không cần đến huy chương Fields hay chủ trương thiên vị toán nào cả. Thứ hai, các trường/viện nghiên cứu ở các nước phát triển hiếm khi trao các chức vụ lãnh đạo cao cấp cho những người đoạt giải Nobel, Fields, bởi những người này thường chỉ giỏi chuyên môn, trong khi vị trí lãnh đạo cao cấp đòi hỏi các kỹ năng khác. Các chức vụ giám đốc điều hành cũng thường do các giáo sư trong khoa luân phiên đảm nhiệm, để tránh quan liêu, cửa quyền. Những người giỏi chuyên môn thường chỉ đảm nhiệm các chức lãnh đạo về chuyên ngành của họ, ví dụ trưởng bộ môn hình học, trưởng bộ môn đại số… Ngay cả các chức vụ lãnh đạo tinh thần cũng không nhất thiết phải trao cho những người xuất sắc về chuyên môn. Hiệp hội kinh tế Mỹ có lẽ là hiệp hội kinh tế uy tín nhất thế giới, với hơn 70% giải Nobel kinh tế thuộc về các thành viên của hội. Tuy nhiên, mỗi năm hiệp hội bầu lại chủ tịch một lần và không nhất thiết một người được giải Nobel hoặc một giải thưởng lớn nào khác sẽ được bầu. Thứ ba, môi trường học thuật ở phương Tây đặc biệt đề cao tinh thần bình đẳng và khuyến khích sáng tạo. Một giáo sư hàng đầu gửi bài báo cũng có thể bị tòa soạn từ chối trong khi lại nhận đăng bài của một sinh viên chưa tốt nghiệp, chưa có uy tín khoa học gì đáng kể. Tinh thần tự do trong môi trường khoa học cũng khác hẳn với các môi trường khác (chẳng hạn môi trường công ty). Các giáo sư đại học được tự do lựa chọn đề tài nghiên cứu theo sở thích chứ không ai giao việc cho họ. Việc hợp tác nghiên cứu cũng trên tinh thần tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau chứ không phải người này ra lệnh cho người kia.

    Cũng cần phải nói thêm rằng ngoài GS. Châu, có nhiều nhà nghiên cứu gốc Việt khác rất thành công. Một ví dụ là TS Huỳnh Mỹ Hằng đã đoạt giải thưởng MacArthur, là một trong những giải danh giá nhất của ngành hóa. Ở Mỹ, số người biết đến giải MacArthur có lẽ còn nhiều hơn giải Fields, bởi giá trị của giải (500.000 UDS) và là giải rất lớn được trao cho nhiều ngành. Nhiều người khác cũng đã trở thành các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ. Nhưng quan trọng hơn cả, người phương Tây không so sánh người nọ với người kia, ngành nọ với ngành kia như ở Việt nam, bởi hành động đấy rất thiếu nhân văn. Giải thưởng chỉ là một thước đo tài năng nhưng không phải tất cả. Có những học giả như Samuel Huntington, Claude Strauss, Fareed Zakaria… mặc dù không giành được giải thưởng lớn nào, nhưng vô cùng nối tiếng và có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới.

    Ở các nước phát triển, các nhà nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết trừu tượng hiếm khi trở thành NCCC, bởi các công trình họ làm ra không có chức năng giải trí, không dễ hiểu, và cũng không gắn liền với các vấn đề chính trị, xã hội mà công chúng quan tâm. Một số hiếm hoi trở thành biểu tượng của truyền thông như Einstein, Hawking,… bắt buộc phải tuân theo quy luật đối với NCCC, nghĩa là phải chấp nhận khen chê đa chiều. Bởi nếu chỉ “nói thật một chiều” như đợt tuyên truyền về GS Châu vừa qua sẽ dẫn đến thần thánh hóa rất nguy hiểm, đồng thời khiến cho không gian học thuật trở nên ngột ngạt, bức bối. Giới nghiên cứu có sự tự tôn rất cao. Họ có thể chia vui với thành công của người khác trong một vài ngày, vài tuần. Nhưng nếu “niềm vui” ấy kéo dài vài tháng thậm chí hàng năm trời thì sẽ trở thành sự tra tấn mệt mỏi. Ngoài ra, cần phải công bằng với các thế hệ đi trước. Trong suốt 15 năm ông Châu nghiên cứu đóng góp cho thế giới thì những người khác có những đóng góp trực tiếp hơn cho Việt nam. Chưa kể có thể có những nhà khoa học tài năng không thua kém gì những người đoạt giải Fields, Nobel, nhưng do thiếu may mắn, cho nên đã không có cơ hội tỏa sáng.

    Như đã nêu trong bài Bình đẳng Về Danh Dự và Phẩm giá(4), khái niệm Bình đẳng Đạo Đức đã trở thành giá trị phổ quát ở các xã hội văn minh. (Con người có thể khác nhau về của cải vật chất, về vị trí làm việc, nhưng phải được bình đẳng với nhau về mặt tinh thần. Nghĩa là về nguyên tắc phải được tôn trọng như nhau. Nếu bạn khiến ai đó phiền muộn bởi cho rằng họ không cao quý, không giá trị bằng một ai khác, bạn cần hiểu rằng đó là hành vi phi đạo đức). Không chỉ giới nghiên cứu mà tất cả các giới khác trong xã hội đều có nhu cầu được tôn trọng tối đa, bởi đó là một trong những Nhu cầu cơ bản nhất của con người. Ngay cả các bạn trẻ mới tốt nghiệp đại học như Lương Phương Thảo(5) cũng từng thể hiện ý nguyện này: “Phải chăng mỗi bạn trẻ ngày nay đều là một nhân tài, mang trong mình một sức mạnh ghê gớm mà chúng ta chưa khai thác hết. Tôi cho rằng còn rất nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về nhân tài.” Thế kỷ 19, ở Việt nam không có nhà toán học nào cả nhưng sang đến thế kỷ 20, rất nhiều nhà toán học xuất hiện. Điều này không phải do gen toán Việt đến thế kỷ 20 mới từ trên trời rơi xuống, mà chỉ do nền giáo dục thời đó không hỗ trợ bất kỳ một tài năng toán nào phát triển. Tương tự, ở thời điểm hiện nay, có thể có vô số tài năng “sinh nhầm nước”, “sinh nhầm thời đại” cho nên sẽ không có cơ hội tỏa sáng. Thần tượng ai đó là quyền của mỗi người. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng, những người khác cũng có quyền không nghĩ giống bạn.

    Còn một lý do nữa khiến cho giới khoa học hiếm khi trở thành NCCC. Đó là trước đây, chính vì tư tưởng đề cao một vài ngành khoa học rất phi nhân cho nên các học giả phương tây đã phổ biến thuyết “Đa trí thông minh”, nhằm tôn vinh các dạng tài năng khác biệt trong xã hội. Ở nước nào cũng vậy, số người không theo đuổi một chuyên môn hay có đam mê đặc biệt nào cả luôn chiếm đa số. Và do vậy, theo đúng tỷ lệ dân số, Trí thông minh phục vụ cộng đồng mới là dạng Trí thông minh để trở thành NCCC. Những người sống không có đam mê, lý tưởng cần được hướng vào các hoạt động cộng đồng – những công việc phù hợp với sức họ – chứ không phải cần những tấm gương các nhà khoa học, mà họ không có những tố chất để phấn đấu trở thành người như vậy. Thời kỳ phát triển công nghiệp, trong số 10 người được giới teen Mỹ ngưỡng mộ nhất có Clara Barton, nữ hộ lý và là người sáng lập tổ chức Chữ Thập Đỏ Hoa kỳ, và Annie Sullivan, một nữ giáo viên giảng dạy người khuyết tật. Nước Mỹ có rất nhiều danh nhân, nhưng chỉ có ba người có tên trong các Ngày Nghỉ Lễ Chính thức (public holidays): đó là Columbus – người tìm ra châu Mỹ; Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền da đen; và Washington – tổng thống đầu tiên. (Ngày Washington cũng đang dần bị thay thế bởi Ngày Tổng Thống, để kỷ niệm chung cho tất cả các tổng thống). Ngày nay, có lẽ chỉ còn Việt nam là quốc gia lạc lõng, ra sức đề cao toán học một cách phi lý. Người viết bài này cho rằng chỉ khi nào hoạt động cộng đồng được đề cao ngang với các hoạt động chuyên môn thì Việt nam mới có thể có được một xã hội đầy tính nhân văn, đủ sức hỗ trợ cho quản lý vỹ mô, và cuối cùng dẫn đến thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển. Những người hành nghề chuyên môn cần những góc riêng, tách biệt để khuyến học đối với thiểu số công chúng theo đuổi các chuyên môn này, nhưng cũng đồng thời để tránh “dẫm lên chân” các ngành nghề khác. Nhà khoa học dù sao cũng chỉ là người theo đuổi lợi ích cá nhân, hoặc lợi ích cục bộ của những người giống mình. Tầm nhìn và hiểu biết của họ thường bị hạn chế bởi chuyên môn hạn hẹp của họ, chứ không hướng đến lợi ích tối ưu cho toàn xã hội.

    Một quốc gia 90 triệu dân mà chỉ có một nhà toán học được coi là đại diện cho trí tuệ là lối tư duy vừa tự ti, vừa xúc phạm đối với đông đảo trí thức đầy tự trọng, vừa phá hoại cộng đồng khoa học. Điều này cũng đi ngược lại với xu thế của thời đại, tôn vinh “Sự khác biệt” và “Đa trí thông minh”. Đặc biệt là GS. Châu đạt thành công trong bối cảnh hoàn toàn ở nước ngoài. Quốc gia nào cũng phải coi trọng những đóng góp trực tiếp cho chính nước mình ngang bằng, nếu không nói là hơn đóng góp quốc tế. Ngoài ra, không nên lạm bàn về nhân cách, đạo đức của một người, phần vì điều đó chỉ phù hợp khi người ấy đã đi đến cuối cuộc đời, phần vì trong khó khăn, cùng quẫn, đạo đức mới có cơ hội được minh chứng. GS. Châu còn rất trẻ, từ trước đến giờ luôn may mắn, thuận lợi hơn những người cùng thời, cho nên cần nhiều thời gian để thử thách. Tốt nhất là không nên cố gắng biến ông ấy trở thành NCCC. Việc GS Châu im lặng để bạn bè, học trò, nhân danh mình xúc phạm các nhà khoa học khác, nếu là một người chỉ làm chuyên môn thì không có vấn đề gì, nhưng để làm lãnh đạo thì cần phải xem lại. Bởi lẽ công việc lãnh đạo đòi hỏi khả năng đoàn kết nội bộ, giải quyết mâu thuẫn và khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau trong cộng đồng khoa học. Các tòa báo nên lập danh sách cố vấn khuyến học công khai bao gồm vài trăm học giả thuộc nhiều ngành nghề thì tốt hơn là chỉ tập trung vào một vài người.

    Nguyễn Kiều Dung
    Nghiên cứu sinh kinh tế, Hoa kỳ.
    (1) http://news.tiasang.com.vn/2010/11/09/cho-voi-ti-ganh/
    (2) http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-20-tang-nha-cho-gs-chau-va-chuyen-leo-len-mieng-ho-sau
    (3) http://thichhoctoan.wordpress.com/category/chuy%E1%BB%87n-khac/c%E1%BB%A5-hinh/
    (4) http://www.chungta.com.vn/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luan-Ly/Binh_dang_ve_Danh_du_va_Pham_gia/
    (5) http://tuoitre.vn/Tet-Viet-2011/421810/Luong-Phuong-Thao-Nhung-hat-giong-khac-biet.html

  7. dân ngu nói said

    Đọc bài của bạn Hâm Mộ Đảng Ta đã nói:
    . Về cái nhà: NBC có quyền nhận nhà. Đóng góp của NBC không tính được bằng tiền. Tôi theo dõi qua báo chí, các trang mạng thì nhận ra rằng NBC đã tạo ra được niềm say mê học tập, chí hướng phấn đấu của lớp trẻ mà có lẽ trừ những tấm gương trong chiến tranh, chưa ai làm được điều này. Truyền một ngọn lửa đam mê học tập, vươn lên trong khoa học cho rất nhiều em từ thiếu niên học sinh đến thanh niên sinh viên thì 10 tỷ kia thật quá nhỏ bé.

    Tôi thấy bạn HMĐT nói chỉ để lấy được,chứ thực ra bạn ấy chưa hiểu về tình hình đất nước VN ta.10 tỷ đồng nhỏ là so với những cán bộ nhà nước đánh ván cờ 5 tỷ đồng,chứ còn so với mức thu nhập của người công nhân Việt Nam lao động bình thường của chúng ta như hiện nay, có nằm mơ tới mười đời cũng không có được.
    Tôi đồng ý với bạn nếu như số tiền 10 tỷ kia do tiền của chính bạn hay do của chính Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân bỏ ra cho, thì chẳng ai thèm bàn luận làm gì cho mất thời giờ.
    Nhưng ngặt nỗi số tiền đó lại được lấy ra từ nguồn tiền “Thuế” của người dân lao động VN, nên mới có chuyện đáng nên bàn.Nếu như Ngô Bảo Châu được chính cái môi trường đất nước VN đào tạo mà có được giải thưởng toán học cao quý đó thì nước VN ta mới thật sự đáng tự hào là VN đào tạo và có được một nhân tài thực thụ.
    Chứ còn cái ánh hào quang mà NBC có được ngày hôm nay, một phần lại do công lao của nước Pháp đào tạo nên, thì phần vinh dự đó công lao đầu tiên thuộc về nước Pháp, chứ VN ta chỉ được hưởng lây thôi bạn ạ? chưa nói tới trường hợp như bạn Quỳnh trong comment Người đân đã nói:
    Bọn mình đang chờ GS Châu trả lời xem khi nhận giải thưởng Field thì GS khai báo với BTC là mình mang quốc tịch gì đấy! Mọi người đều biết rồi nhưng vẫn muốn xem GS có thật thà không. Thật thà là đức tính ko thể thiếu được của 1 nhà KH, 1 Trí thức, nhất là trí thức XHCN. Hãy dũng cảm lên 1 chút GS ơ…” – trich

    Nếu như khi nhận giải thưởng Fields mà NBC mang quốc tịch VN thì người VN còn có phần đáng để mà tự hào,chứ còn mang cái quốc tịch của nước Pháp thì phải nên xem lại cái tự hào đó thuộc về ai phải vậy không bạn?
    Bạn nên nhớ rằng nhân tài VN ta đang sống và làm việc ở những nước tiên tiến không ít,rất nhiều người đã làm cho Thế giới phải kính phục tài năng và trí thông minh của người VN ta đấy bạn ạ?
    Còn bạn cho rằng:
    Mỗi năm nhà nước đã đều đặn chi hàng ngàn tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học nhưng thử hỏi các nhà khoa học của VN đã dùng tiền đó làm gì khi sản phẩm nghiên cứu không có, ngoài vài bài báo không để lại dấu ấn gì ? Rồi số tiền chi cho ngành giáo dục để nghiên cứu, để tiến hành các đề án dự án là bao nhiêu ? Hãy cộng toàn bộ số tiền đó vào và các ngài sẽ thấy nó là con số thất thoát vô cùng lớn.
    Các ngài không thấy bất bình thường sao khi Năm 2011, Bộ VH-TT&DL đề xuất một con số khổng lồ cho việc tu bổ, tôn tạo di tích: 11.000 tỉ đồng .

    Bạn lên án những việc làm sai trái trên làm thất thoát tiền của nhân dân là hoàn toàn đúng tôi ủng hộ hành động của bạn,chứ còn bạn cho rằng :
    2. Về Viện Toán cao cấp và số tiền 650 tỷ:

    Thành lập Viện. Tốt ! Số tiền chi cho Viện. Tôi thấy bình thường.
    Nhưng cái BẤT BÌNH THƯỜNG chính là ở chỗ sau khi NBC nhận giải thì Viện được vội vàng lập ra và số tiền cũng được quyết định rất nhanh. (tôi không theo dõi sự kiện này những đọc lướt các còm thì biết vậy). Vẫn là lối làm ăn rất hồ đồ, chạy theo bề nổi.

    3. Tôi cho rằng câu nói của PTT mang nghĩa tích cực rằng chính phủ giao toàn quyền về mặt khoa học cho các vị có trách nhiệm của Viện mà không áp đặt các đề tài cụ thể.
    Chắc PTT không để mất kiểm soát cái miệng đến mức phát ngôn vô trách nhiệm rằng Viện, NBC nhận tiền mà không làm gì cũng được.

    Bạn nên nhớ rằng Dân Tộc VN ta là một dân tộc thông minh cần cù và ham học không thua kém bất kỳ một Dân Tộc nào trên Thế giới.Nhưng tại sao nước VN ta thiếu vắng nhân tài vấn đề này nếu như bạn có tri thức bạn tìm hiểu về hoàn cảnh cũng như cơ chế hiện nay bạn sẽ rỏ?
    Bạn nên biết rằng hiện tại VN ta có rất nhiều bạn trẻ rất ham học và muốn được học, nhưng do điều kiện và hoàn cảnh không cho phép nên đành phải bỏ học nữa chừng.Những số phận nghèo hèn đó nếu như được sự quan tâm của ngành giáo dục của chúng ta tài trợ và đào tạo tốt, thì biết đâu chừng VN ta có thể có những bậc kỳ tài made in VN còn hơn cả NBC hiện nay phải vậy không bạn?
    Vậy thì thay vì bỏ 650 tỷ đồng từ tiền thuế của dân để xây cái Viện toán cao cấp gì đó, thì nhà nước ta nên bỏ số tiền ấy ra giúp đở cho những em học sinh nghèo nhưng không có điều kiện học, thì hay hơn là xây cái “Viện to” mà thiếu người học thì chỉ đốt tiền thuế của dân thôi bạn ạ? Mà chính bạn cũng đã nhận thấy điều bất cập trong khi vội vàng xây cái Viện toán đó rồi phải vậy không bạn?

    • nguoi dan said

      ông “âm mộ” là người cõi âm đó bác, suy nghĩ của “âm mộ” lúc nào cũng tối thui à.

  8. […] sự nghiệp lớn của dân tộc mà đảng đã nhận lấy sứ mệnh đảm đương”.Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị basam–Đôi lời: Một thông điệp rõ ràng về “một thông điệp hết sức […]

  9. […] Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị   Phạm Toàn 25-1-2012 […]

  10. […] 25/1/12 trênhttps://anhbasam.wordpress.com/2012/01/25/664-luc-cua-nguoi-tri-thuc-trong-the-gioi-toan-tri/#more-42…, nhà giáo Phạm Toàn lại hỏi: "Tại sao một thông điệp hết sức sáng sủa, […]

  11. […] phần lớn đồng tình với quan điểm của G/S Nguyễn Huệ Chi. Ngày 25/1/12 trên https://anhbasam.wordpress.com/2012/01/25/664-luc-cua-nguoi-tri-thuc-trong-the-gioi-toan-tri/#more-42…, nhà giáo Phạm Toàn lại hỏi: “Tại sao một thông điệp hết sức sáng […]

  12. Hâm mộ Đảng ta said

    Tôi còm bên nhà Trương Duy Nhất:

    1. Về cái nhà: NBC có quyền nhận nhà. Đóng góp của NBC không tính được bằng tiền. Tôi theo dõi qua báo chí, các trang mạng thì nhận ra rằng NBC đã tạo ra được niềm say mê học tập, chí hướng phấn đấu của lớp trẻ mà có lẽ trừ những tấm gương trong chiến tranh, chưa ai làm được điều này. Truyền một ngọn lửa đam mê học tập, vươn lên trong khoa học cho rất nhiều em từ thiếu niên học sinh đến thanh niên sinh viên thì 10 tỷ kia thật quá nhỏ bé.

    Các ngài hãy thử so sánh với các cầu thủ mà xem. Họ đã làm được gì khi mà những khoản thưởng rất lớn lại dành cho họ ? Cả nước như một đám ông đồng bà cốt, sôi sục xuống đường vì những trận bóng thuộc đẳng cấp trẻ con và những số tiền khổng lồ được trao và hứa hẹn trao cho cầu thủ, những khoản tiền lương khổng lồ để thuê huấn luyện viên ngoại. Các ngài coi đó là chuyện bình thường ?
    Mỗi năm nhà nước đã đều đặn chi hàng ngàn tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học nhưng thử hỏi các nhà khoa học của VN đã dùng tiền đó làm gì khi sản phẩm nghiên cứu không có, ngoài vài bài báo không để lại dấu ấn gì ? Rồi số tiền chi cho ngành giáo dục để nghiên cứu, để tiến hành các đề án dự án là bao nhiêu ? Hãy cộng toàn bộ số tiền đó vào và các ngài sẽ thấy nó là con số thất thoát vô cùng lớn.
    Các ngài không thấy bất bình thường sao khi Năm 2011, Bộ VH-TT&DL đề xuất một con số khổng lồ cho việc tu bổ, tôn tạo di tích: 11.000 tỉ đồng .

    Chỉ lướt báo mạng thôi, tôi thấy quá nhiều tiền đã chi cho những việc hết sức vớ vẩn, sao các ngài không thắc mắc ?

    2. Về Viện Toán cao cấp và số tiền 650 tỷ:

    Thành lập Viện. Tốt ! Số tiền chi cho Viện. Tôi thấy bình thường.
    Nhưng cái BẤT BÌNH THƯỜNG chính là ở chỗ sau khi NBC nhận giải thì Viện được vội vàng lập ra và số tiền cũng được quyết định rất nhanh. (tôi không theo dõi sự kiện này những đọc lướt các còm thì biết vậy). Vẫn là lối làm ăn rất hồ đồ, chạy theo bề nổi.

    3. Tôi cho rằng câu nói của PTT mang nghĩa tích cực rằng chính phủ giao toàn quyền về mặt khoa học cho các vị có trách nhiệm của Viện mà không áp đặt các đề tài cụ thể.
    Chắc PTT không để mất kiểm soát cái miệng đến mức phát ngôn vô trách nhiệm rằng Viện, NBC nhận tiền mà không làm gì cũng được.

    4. Tôi nghĩ rằng NBC nên tập trung với chuyên môn thì hơn. Đây là lần thứ 2 trên blog TDN, tôi bày tỏ điều này. NBC rất giỏi toán nhưng anh sẽ không thể biết được thế giới mạng hiểm ác như thế nào đâu.

  13. Tôi thấy về đầu óc ông Châu là số một : – Tam quốc Trạng nguyên (Gốc Việt Nam. Thành tài ở Pháp, Lập nghiệp tại Mỹ khi được giải Fields Medal); Đúng là chưa từng có xưa nay. Ông có công góp phần làm cho bản thân ông, gia đình và Việt nam được danh giá hơn. Ông cũng làm cho nước Pháp được tôn vinh vì có công đào tạo ông. Ông cũng làm cho nước Mỹ rạng rỡ vì có công giúp ông làm nên kỳ tích.
    Đó là sự thật.
    Cái đó ta không bao giờ có thể tước đi được.
    Ta chỉ có thể hy vọng thêm ở ông có cái nhìn sáng suốt, đừng bán rẻ danh tiếng nghìn vàng của ông để đánh đổi lấy vàng thật, vàng vật chất mà thôi.
    Vì nếu như thế thì tiếc cho ông ấy quá.

  14. Dân lang thang said

    Thưa các bác, bọn em ít học chả hiểu Ngô giáo sư nói gì. Em mạn phép phiên dịch ra ngôn ngữ của chúng em cho dễ hiểu ạ:

    Giá trị xã hội của phản biện như thế nào, em đã viết rõ, không cần viết lại nữa.

    (chúng mày ngu vừa thôi nhé, tao có phủ nhận giá trị phản biện bao giờ đâu. Đọc lại đi, đừng cắt xén lời tao ra mà châm chích. Tao không thừa lời nhắc lại nhé!)

    Còn cái định nghĩa trí thức em nêu, đúng là nó hơi cổ hủ, không được hiện đại như của anh Sartre, anh Chomsky. Thú thực với bọ là, đối với cái sọ của em, định nghĩa của mấy anh này rắc rối quá.

    (chỉ vẽ chuyện! đành rằng định nghĩa trí thức của tao hơi bị… có vấn đề, nhưng chẳng qua hơi cổ hủ tí, chứ đã làm sao! Cái sọ của tao không dành để tư duy những chuyện ruồi bu này nhé!)

    Chả nhẽ anh công nhân, bác nông dân, các đồng chí doanh nhân thì không được phản biện. Phản biện xong mà bị phong hàm nông dân trí thức, công nhân trí thức … thì phiền phức lắm.

    (thế cứ phản biện thì được coi là trí thức à? Ông lão kéo cày lên tiếng kêu gào đòi công bằng vì mất đất, chúng mày cũng gọi đấy là trí thức chắc?)

    Có người khác thích định nghĩa trí thức như của anh Sartre anh Chomsky thì cũng rất là tốt.

    (Ai thích Satre hay Chomsky thì cứ tự nhiên. Tao có phản đối đâu! Miễn đừng động đến bộ lông của tao là được!)

    Cá nhân em không có cái lo lắng đau đáu xem mình có phải là trí thức hay không đâu bọ ạ.

    (Tao chẳng cần tìm cách tỏ ra mình là trí thức, vì tao đã thừa trí thức ra rồi, thậm chí là trí thức hàng đầu thế giới. Cái trò “lo lắng đau đáu” để tỏ ra là trí thức chỉ là trò của những kẻ chưa xứng đáng trí thức.”) – (Câu văn dịch này bản quyền của bác Nhất Linh bên Quê choa, em xin thành thật khai báo)

    Nếu có rủi ro mình bị loại khỏi hàng ngũ trí thức trong đầu ai đó thì cũng phải chịu thôi bọ ạ. Em nghĩ là bọ cũng như thế. Việc gì mà nhiều người phải nổi đóa lên như thế.

    (chúng mày không coi tao là trí thức, thì đã sao? Đứa nào làm gì được tao sất? Làm gì mà phải kêu toáng lên như thế? Chuyện vặt!)

    Khi bọ cho rằng em ủng hộ mấy anh trùm chăn, không ủng hộ mấy anh không trùm chăn, thì bọ đang suy diễn đấy.

    (có ai bắt tận tay, day tận trán là tao ủng hộ bọn trùm chăn đâu? )

    Bọ rút kinh nghiêm thôi không chế tạo ra những cơn bão trong cốc thủy tinh nữa bọ nhé. Vui thì vui rồi, nhưng đợi một tuần nữa nhìn lại mà xem, sẽ thấy nó thảm lắm bọ ạ.

    (chuyện bé xé ra to. Rõ một lũ ngu. Tỉnh lại đi chúng mày sẽ thấy chúng mày ngu như thế nào)

  15. […] phần lớn đồng tình với quan điểm của G/S Nguyễn Huệ Chi. Ngày 25/1/12 trên https://anhbasam.wordpress.com/2012/01/25/664-luc-cua-nguoi-tri-thuc-trong-the-gioi-toan-tri/#more-42…, nhà giáo Phạm Toàn lại hỏi: “Tại sao một thông điệp hết sức sáng […]

  16. dân ngu nói said

    bạn Khách đã nói bạn cho rằng:
    Chào bạn Dân Ngu,
    Tôi tình cờ đọc được bài viết của tác giả Phạm Toàn trên trang này, trong khi bạn cứ lên án một Hải Châu nào đó! Tôi đoán chắc là do thù oán cá nhân thôi! Nếu là thù oán cá nhân thì đừng đưa ra đây bạn nhé! Ngoài ra, tôi cũng thấy những comment của bạn chẳng ăn nhập gì với nội dung bài báo ở trên! Không là trí thức, nhưng tôi biết không phải ai là trí thức cũng có thể đóng vai trò phản biện xã hội như mọi người mong đợi!

    Nói như bạn vậy những comment nào góp ý kiến về những lời phát biểu biểu của bạn Hải Châu cũng điều thù oán cá nhân với bạn Hải Châu phải vậy không bạn?Nếu như vậy thì trong diễn đàn tranh luận này tôi thấy không chỉ riêng mình tôi, mà có không ít người cũng thù oán cá nhân với bạn Hải Châu theo như cách suy diễn của bạn?

    Bạn còn cho rằng :
    Nếu tôi đoán không lầm, bạn là trí thức! Bạn có gì để phản biện cho xã hội không? Nếu không thì cũng chẳng sao, không ai trách bạn đâu!

    Tôi xin thưa với bạn tôi có là trí thức gì đâu mà bạn kêu gọi tôi phải phản biện cho xã hội.Hiện tại tôi chỉ là trí ngủ thôi bạn ạ!Trong xã hội ta hiện tại làm trí ngủ cho sướng thân khỏi phải đụng chạm tới ai phải vậy không bạn?.
    Mà tôi xin hỏi nhỏ vậy bạn có biết cụm từ “phản biện” mang ý nghĩa như thế nào để tôi được khai thị không vậy bạn?Chứ tôi cứ nghĩ những bài comment của mình góp ý với bạn Hải Châu cũng mang tính phản biện giữa cá nhân với nhau có phải vậy không bạn?
    Còn về bài viết của tác giả Phạm Toàn cố diễn giải những lời phát biểu của Ngô Bảo Châu tôi chỉ xin được lấy trích đoạn một phần trong bài phát biểu của NBC,trong :
    http://tuoitre.vn/Giao-duc/454377/Gi…hai-giang.html

    như sau:
    GS Ngô Bảo Châu chia sẻ: “Cách đây một năm, khi tôi được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp, ông có nói với tôi, khi ông được nhắn tin về giải thưởng Fields của tôi, điều đầu tiên ông làm là đến một góc toà nhà của Chính phủ thắp nén hương

    cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Điều đó với tôi rất cảm động”.

    Ông Ngô Bảo Châu nhắc nhở các em học sinh: “Không có những người như các ông chúng ta không có các ngành khoa học, sự nghiệp nghiên cứu khoa học như hôm nay, cũng như không có khối chuyên Toán. Ta luôn nhớ đến điều đó”

    Với câu phát biểu như trên của NBC thì một ngàn lời phân trần của tác giả Phạm Toàn cũng bằng thừa thôi bạn ạ?

  17. […] Ngày 25/1/12 trên https://anhbasam.wordpress.com/2012/01/25/664-luc-cua-nguoi-tri-thuc-trong-the-gioi-toan-tri/#more-42…, […]

  18. […] phần lớn đồng tình với quan điểm của G/S Nguyễn Huệ Chi. Ngày 25/1/12 trên https://anhbasam.wordpress.com/2012/01/25/664-luc-cua-nguoi-tri-thuc-trong-the-gioi-toan-tri/#more-42…, nhà giáo Phạm Toàn lại hỏi: “Tại sao một thông điệp hết sức sáng […]

  19. Ẩn danh said

    Bây giờ dân tin ma hơn tin người

  20. tút tút said

    ” Dân hữu ngũ sĩ vi chi tiên … ” ngày xưa gọi là sĩ phu và hễ action một chút thì gọi là sĩ khí, anh nào rụt cổ thì cho là gà phải cáo, .. thời đương đại gọi là trí thức, anh nào can trường phản biện cho lẽ phaỉ như Nguyễn Minh Thuyết thì GS Ngô cho là không cần có trách nhiệm như vậy, chỉ cần làm ra sản phẩm thôi ! túm lại là không cần sĩ … khí .. cứ như con gà trống thiến là tốt !.. nếu bị phỏng vấn hoạch họe thì cứ như Chu Hảo, Phạm Xuân Nguyên … ậm ừ như cóc mgậm vôi và lôi nhân dân vào gán cho họ đang đồng tình, ca vài câu đảng ta được sự tín nhiệm cao ..( trưng cầu dân ý .. biết liền ) … hoặc như mụ Doan trơ trẽn đến phát mửa !.. đỉnh cao trí tuệ thật biết thuật dùng người, đưa con nặc nô này ra để trị đám trí thức nửa mùa, trí thức trùm chăn và trí thức lạnh cẳng, trí thức lá chuối lót cho mát đít !.. trí thức cục phân của bác Mao si tong kính iêu.. ! hic !

  21. […] của người trí thức trong thế giới toàn trị Phạm Toàn (anhbasam) – Tại sao một thông điệp hết sức sáng sủa, mạch lạc của giáo sư Ngô Bảo […]

  22. nguoi dan said

    ” Quỳnh
    26/01/2012 lúc 19:48 |

    Bọn mình đang chờ GS Châu trả lời xem khi nhận giải thưởng Field thì GS khai báo với BTC là mình mang quốc tịch gì đấy! Mọi người đều biết rồi nhưng vẫn muốn xem GS có thật thà không. Thật thà là đức tính ko thể thiếu được của 1 nhà KH, 1 Trí thức, nhất là trí thức XHCN. Hãy dũng cảm lên 1 chút GS ơ…” – trich
    —————————-
    Đọc được một com. này trên mạng, khi sự thực phơi bầy, liệu vị GS “khả kính Châu ” có đáng để cho thế hệ trẻ VN tự hào nữa hay không ?

    • Khách said

      Đội tuyển toán Pháp gỡ bàn danh dự cho đội tuyển bóng đá Pháp bằng chức vô địch thế giới 2010.

      Médaille Fields 2010 pour Cédric Villani et Ngô Bao Châu – deux anciens élèves de l’École normale supérieure

  23. LEE said

    Chã là theo một số người thì hoàn hảo nhât là Châu nên hô ” Đả đảo đảng cộng sản Việt Nam”. Như thế thì hết nhẽ.

  24. Nguyen Hung said

    Bác Gates có được ta coi là trí thức không nhỉ. Có lẽ không, bởi vì không được như bác Phạm Toàn bác ấy chưa phản biện gì cho Đảng và Nhà nước ta cả.
    Bác ấy không là trí thức, nhưng không có cái Windows và cái Office của bác ấy thì không biết thế nào. Còn không có bác Phạm Toàn thì chắc chắn “cuộc đời vẫn đẹp sao”.

    • @Nguyen Hung

      Điểm 10 cho còm của bạn

    • Ẩn danh said

      Người ta xem Gates thuộc về giới doanh nhân bác ạ, còn nói kiểu như bác thì chúng ta cũng nên cảm ơn bà con trồng lúa ở ĐBSCL cho chúng ta có gạo ăn một thể luôn

      Việc phản biện dành cho tất cả mọi tầng lớp quan tâm, tuy nhiên điều bác Phạn Toàn mong muốn tầng lớp trí thức nên tích cực hơn nữa trong việc này

  25. vịt said

    Xã hôị này đã tạo ra những con người như vậy , thờ ơ với thời cuộc, với đồng loại. Cho nên có thể tạm sử dụng lại từ cũ trước đây dùng để gọi tàng lớp sĩ phu là những tầng lớp sẵn sàng can gián vua nếu vua làm sai, sẵn sàng treo ấn từ quan không hợp tác với giặc hoặc với triều đại mà mình không muốn phụng sự. Họ tỏ rõ sĩ khí của mình.
    Ngày nay cần phân biệt trí thức là những người có học, có chút chuyên môn, và những trí thức dấn thân, những sĩ phu dấn thân ngày nay, sẵn sàng đem sở học và can trường của mình ra giúp đời

  26. Mac Trang said

    Tôi xin nói thêm 1 câu:
    Cần phân biệt giữa “phản biện” và “bầy tỏ thái độ”. Phản biện cần luận giải, chứng minh bằng lý lẽ có tính khách quan về vấn đề được đề cập… (cần tránh áp đặt chủ quan). Còn bầy tỏ thái độ thì mọi người đều có quyền, kể cả trẻ em; mà thái độ thì mang nặng tính chủ quan, tùy mỗi người. Thái độ cũng có giá trị xã hội rất quan trọng, ví dụ như bầu cử đó. Thái độ phản ánh tâm trạng xã hội, tạo nên dư luận xã hội…. Lẽ dĩ nhiên sự bầy tỏ thái độ gì, như thế nào cũng nói lên một phần bản tính của người ấy…

  27. […] gốc: 664. Lực của người trí thức trong thế giới toàn […]

  28. […] Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị    –  Phạm Toàn (anhbasam)  […]

  29. […] ABS Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. Categories: Chính […]

  30. […] Basamnews Like this:LikeBe the first to like this post. This entry was posted in Áo Trắng ơi. Bookmark the permalink. ← Tin hay không tin […]

  31. […] Basamnews Share this:ShareTwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink. ← Tin hay không tin […]


  32. Amartya Sen : Chân dung TRÍ THỨC TỰ DO

    =================================================

    Một Lương tâm Kinh tế (1) giữa Thời đại khủng hoảng Kinh tế Toàn cầu

    =================================================

    « Amartya Sen is Conscience and “Mother Teresa” of Economics
     Amartya Sen là Lương tâm và “Mẹ Teresa” của Kinh tế học»
    Nhà Kinh tế Mỹ Robert Solow,
    Giải Nobel Kinh tế 1987 vinh danh sự nghiệp một đời cho Lý thuyết Tăng trưởng Kinh tế : Mô hình Solow.

    “Freedoms are not only the primary ends of development, they are also among its principal means.
    Tự do không những chỉ là mục tiêu cuối cùng của phát triển, Tự do cũng là cứu cánh chủ yếu lâu dài ”
    (p.10, ‘Development as Freedom – Phát triển như là Tự do ‘ by Amartya Sen)

    Amartya Sen, Nhà Kinh tế gốc Ấn Độ, người được trao tặng giải Nobel Kinh tế năm 1998. Amartya Sen là người châu Á đầu tiên được Nobel về Kinh tế

    Lương tri dành cho Quê hương cùng Nhân loại
    Đỉnh Toán Kinh tế – Triết gia Đông lẫn Tây kỳ tài
    Đồng cảm sâu xa với hàng tỷ Kiếp người cùng khổ
    Xã hội hài hòa : Tự Do là thước đo không bao giờ sai !
    Định luật Kinh tế bất biến như Định lý Toán học
    Dân chủ mục tiêu cuối cùng cũng là cứu cánh lâu dài
    Nạn đói khắp nơi vì xã hội thiếu vận hành Dân chủ
    Anh hùng Thời đại : bậc Trí thức Công bộc (1) Thiên tài
    TỶ LƯƠNG DÂN
    1. Public Intellectual

    BS: Xin lỗi bác Nguyễn Hữu Viện, sẽ phải chặn phản hồi của bác trong một thời gian, vì quá mất công dọn dẹp bớt trong khi điều kiện có hạn, quá nhiều góp ý nhẹ nhàng nhưng bác không sửa được mấy.

    • Ẩn danh said

      Tôi đồng tình với anh Ba. Nhà cửa phải gọn gàng sạch sẽ.

    • Long A said

      Bác Viện nên lắng nghe mọi người góp ý, bác Viện à. A3S cực kỳ nhu mì với bác rồi đấy.

      1 cái blog riêng là phương án tốt nhất, bác ạ !

  33. dân ngu nói said

    Đọc qua bài viết của Hải Châu,tôi nhận thấy bạn Hải Châu vừa không hiểu về thời cuộc,lại vừa không hiểu về cách nịnh qua câu nói của bạn ấy như sau:
    Kính gửi Giáo Sư Ngô Bảo Châu,
    Tôi yêu giáo sư, Nhân dân Việt Nam cũng yêu quý và tự hào về Giáo Sư

    Bạn nên biết rằng thành quả mà Ngô Bảo Châu có được ngày hôm nay, là do một phần công lao đào tạo của nước Pháp,là nước mà cách đây không lâu, cũng chính miệng Hải Châu gọi là “Thực dân, hay là bọn Đế quốc”phải vậy không bạn?Vậy mà cũng chính bạn hôm nay lại yêu quý và tự hào vế một con người được bọn “Thực dân,Đế quốc” đào tạo nên,thì có khác vì chính bạn tự quay lại tát vào chính cài miệng của mình?
    Bạn nên nhớ rằng nếu như Ngô Bảo Châu không được nước Pháp, đưa sang Pháp và được các nhà toán học Pháp đào tạo, thì làm gì có một Ngô Bảo Châu như ngày hôm nay để cho bạn tâng bốc và tự hào?Mà ngôi trường đào tạo NBC đã từng có chín người đoạt giải thưởng Fields như NBC rồi bạn ạ?
    Bạn cũng nên nhớ rằng nước Việt Nam ta không thiếu nhân tài,nhưng do cơ chế của đất nước ta không biết phát huy và sử dụng nhân tài,nên nhân tài của chúng ta càng ngày bị mai một đi?Tôi lấy một trường hợp đơn cử cho bạn dể hiễu như sau;
    ngày trước VN ta cũng xuất hiện một Lê Bá Khánh Trình, cũng từng đoạt nhiều giải thưởng toán học kể cả huy chương vàng Olympic toán của thế giới,vậy mà giờ đậy bạn Lê Bá Khánh Trình chỉ là một anh thầy dạy toán quèn bị chìm vào quên lãng ,tại sao vậy?Tại vì bạn LBKT không có được môi trường đào tạo tốt và may mắn như bạn NBC vậy thôi?
    Tôi khuyên bạn từ nay cái gì biết thì thưa thốt, không biết thì nên dựa cột mà nghe chứ “Nịnh” mà không đúng cách thiên hạ họ cười cho bạn ạ?Tôi thiết nghĩ bạn và tôi điều là con người VN, được sinh ra và lớn lên trên chính mãnh đất Quê hương do Tổ Tiên chúng ta gầy dựng nên, cùng uống chung một dòng sửa “Mẹ VN”, thì chúng ta nên cùng nhau đóng góp những điều tốt đẹp cho đất nước,chung tay đấu tranh nhầm loại bỏ những điều tiêu cực có hại cho nhân dân và cho đất nước thì đó mới là điều đáng được trân trọng và đáng quý bạn a?

    • Văn minh, khoa học là của nhân loại không phải của thực dân, vả lại nước Pháp ngày nay khác với nước Pháp cách đây 70 năm khi mà bọn thực dân mang pháo hạm đi cướp đất. Cũng như vậy, Nhân dân VN nhiều lần khẳng định, chúng ta chí đánh Đế Quốc Mỹ (bọn chủ trương gây chiến-chứ không đánh nhân dân Mỹ) và đánh cho “Nguỵ nhào” tứ ta không phải đánh nhân dân miền Nam mà chỉ đánh chính quyền bù nhìn Miền Nam và bọn tay sai cho Mỹ bắn giết nhân dân miền Nam mà thồi…cần lý giải cho đúng nếu không ta chỉ vòng quanh “cái cối xay ” mà thôi…

      • Dan Ngu Khu Den said

        Đọc mấy dòng trên của ông Hải Châu, chợt nhớ đến các nhà sử học “quốc doanh” trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử những năm 1960. Chắc ông HC là “hậu….duệ” của họ. Thói thường, khi con vẹt đang cao giọng thì sự lựa chọn tốt nhất của các sinh vật khác là ….im lặng

      • dân ngu nói said

        Bạn Hải Châu ạ!tôi thật sự khó hiểu cho cách lỳ giải mang tính trẻ con thiếu hiểu biết như bạn khi mà bạn cho rằng :
        Văn minh, khoa học là của nhân loại không phải của thực dân, vả lại nước Pháp ngày nay khác với nước Pháp cách đây 70 năm khi mà bọn thực dân mang pháo hạm đi cướp đất.

        Tôi hỏi bạn: giả sử như trong tương lai nước Pháp lại đem quân xâm lược nước VN ta, thì lúc đó bạn có còn bảo nước Pháp không phải là thực dân hay đế quốc không vậy bạn?Cái ngôn từ khi cho rằng:
        Nhân dân VN nhiều lần khẳng định, chúng ta chí đánh Đế Quốc Mỹ (bọn chủ trương gây chiến-chứ không đánh nhân dân Mỹ)

        Chẳng qua là ngôn từ che đậy cho lời phát biểu một cách quá đà khi diễn đạt một trạng thái đối nghịch lẫn nhau mà thôi bạn ạ? Ở đây tôi lưu ý bạn khi tranh luận hay nói bất kỳ vấn đề gì bạn chỉ nên lấy tư cách cá nhân bạn, chứ bạn đừng lôi kéo cà nhân dân VN vào bài tranh luận của bạn.Câu nói trên là của một số ít người sử dụng chứ không phải của toàn thể nhân dân VN bạn nên hiểu điều đó?
        Tôi chỉ hỏi bạn một câu: vậy chứ những người lính Mỹ khi cầm súng sang VN chiến đấu họ có phải là nhân dân hay là con em của nước Mỹ không vậy bạn?
        Nhân đây tôi xin nhắn nhũ vài lời để bạn hiểu như sau:
        Vinh quang là phải do chính bản thân mình tạo được thì mới thực sự đáng quý,chứ còn như vinh quang do sự giúp đở của những người khác mà có, thì trước tiên phải cám ơn những người đã giúp mình làm nên vinh quang đó,phải không bạn?

        • Việt Mường said

          Tranh luận làm gì mất thời gian bác Dân Ngu ơi, ông Hải Châu này chỉ là con vẹt chứ có biết quan sát hay lương tri con người đâu. Biết bao nhiêu còm ông ấy đã thể hiện như thế, chỉ biết nói lấy được mà không biết rằng nhân dân VN đang phải chịu cảnh khốn khổ, mất nhân quyền, mất đất đai lãnh thổ, bị nhiều kẻ cầm quyền tham nhũng, dốt nát, đè nén nhân dân, tuyên truyền dối trá, vô nhân đạo, sống sa đọa, văn hóa VN đang suy đồi nghiêm trọng, hầu hết các lĩnh vực đều yếu kém, ngày càng tụt hậu.

        • @ Dân ngu !
          Bác nói “Vinh quang do sự giúp đỡ của những người khác mà có…”
          Tôi thật sự bị shock khi nghe định nghiữa vinh quang của bạn…
          Thực tế kiến thức khoa học là của nhân loại, được đúc kết từ nhiều thế hệ loài người, của nhiều vĩ nhân. Nếu anh là nhà nghiên cứu khoa học biết chắt lọc, biết phân tích khoa học và thêm sự sáng tạo thì anh sẽ được thành quả, mức độ vinh quang như thế nào là do thành quả của nhà khoa học đó quyết định.[…]

          • dân ngu nói said

            Bạn Hải Châu ạ,không lẽ kiến thức của bạn hạn hẹp đúng như bạn Việt Mường đã nói:
            Tranh luận làm gì mất thời gian bác Dân Ngu ơi, ông Hải Châu này chỉ là con vẹt chứ có biết quan sát hay lương tri con người đâu.

            Khi bạn muốn góp ý vấn đề gì thì bạn nên đọc thật kỹ xem nội dung mà mình muốn góp ý nói như thế nào ý nghĩa ra làm sao rồi hảy thưa thốt,trong khi câu văn tôi viết:
            Vinh quang là phải do chính bản thân mình tạo được thì mới thực sự đáng quý,chứ còn như vinh quang do sự giúp đở của những người khác mà có, thì trước tiên phải cám ơn những người đã giúp mình làm nên vinh quang đó,phải không bạn?

            Vậy mà bạn trích ngang một đoạn ngắn câu văn của tôi:
            Bác nói “Vinh quang do sự giúp đỡ của những người khác mà có…”

            Rồi bạn bảo bạn bị shock khi nghe tôi định nghĩa từ vinh quang
            Tôi mới thật sự bị “shock” ,vì không thể nào hiểu được cái kiến thức tiếng Việt của bạn như thế nào, mà bạn không thể phân biệt được giữa một “câu nói” với định nghĩa?Mà phàm một người không phân biệt được giữa câu nói với định nghĩa thì bạn làm sao đủ khả năng phản biện bất cứ vấn đề gì?
            Thôi để tôi chịu khó khai thị lần cuối cho bạn hiểu rõ câu nói của tôi về vấn đề vinh quang của một cá thể như sau:
            Trường hợp một:
            Có một anh bạn được sinh ra trong một “gia đình nghèo khó”, nhưng bản thân anh là một người rất có tinh thần cầu tiến, muốn làm thật nhiều tiền để cho bản thân mình nói riêng và gia đình mình nói chung, được thoát ra khỏi cảnh nghèo đói,đồng thời để những gia đình chung quanh nhìn vào phải kính nể và khen ngợi gia đình mình,nói tóm lại là bạn ấy muốn đem lại vinh quang cho bản thân cũng như cho gia đình mình.
            Vậy mà sau nhiều năm làm ăn, tìm mọi cách làm giàu nhưng mà rốt cuộc rồi anh bạn đó cũng không tài nào thoát nổi cái cảnh nghèo,do cơ chế, do điều kiện của gia đình anh không tạo thuận lợi cho ước muốn làm giàu của anh, mặc dù trong đầu của anh bạn đó ấp ủ rất nhiều hoài bảo làm giàu.Vậy thì theo bạn Hải Chầu thì anh bạn đó có đem lại vinh quang bản thân và cho gia đình mình không vậy bạn?
            Trường hợp thứ hai:
            Có một gia đình hàng xóm rất “giàu có”,nhìn thấy được tìm năng và hoài bảo của anh bạn nhà nghèo, nhưng do không có môi trường tốt để phát huy được hoài bảo của mình,nên mới đánh tiếng với gia đình nhà nghèo, xin cho anh bạn có hoài bảo làm giàu đó sang gia đình mình để tìm cách giúp đở cho anh bạn đó phát huy được một cách trọn vẹn khả năng và hoài bảo làm giàu của mình.
            Không phải gia đình nhà giàu đó có lòng tốt hoàn đâu bạn Hải Châu ạ?Chẳng qua là gia đình họ đã có rất nhiều người con đã thành đạt đem lại tiếng tâm và sự giàu có cũng như vinh quang cho họ rồi.Cái mà họ muốn giúp anh bạn nhà nghèo, chẳng qua là họ nhìn thấy được khả năng làm giàu, tìm ẩn trong một anh bạn” nhà nghèo”, nên họ mới chịu khó giúp. Nếu như sau này anh bạn nhà nghèo có ăn nên làm ra, đem lại vinh quang cho bản thân mình nói riêng và gia đình “nghèo” của mình nói chung, thì cái gia đình “nhà giàu” bỏ công giúp đở cho anh “nhà nghèo” cũng được hưởng tiếng thơm lây, do cái vinh quang anh nhà nghèo hiện có là một phần do công lao của anh nhà giàu tạo dựng lên,có phải như vậy không bạn Hải Châu?
            Tôi giải thích một cách rõ ràng và mạch lạc như vậy, bạn đã hiểu được ý nghĩa câu nói trên của tôi chưa vậy bạn?Nếu như bạn còn chưa đủ khả năng hiểu được lời giải thích của tôi, thì chì còn cách đưa bạn vào BV Chợ Quán xem lại dây thần kinh hiểu biết của mình mà thôi bạn ạ?

          • Khách said

            Thôi đi “cu” biết gì về thời chiến tranh du kích ở MN mà dóc láo , nếu có thì cũng nghe kể lại hoặc đọc qua sách vỡ .Thực ra đa số toàn là những trận đánh lẻ tẻ, nhảy xuống hầm cá tra trốn ,trốn vào đồng sâu,trồn vào rừng tràm v. v… ,chủ yếu là gây rối và tuyên truyền mà thôi , chỉ có đợt tổng tiến công Tết Mậu Thân là đáng nói do sai lầm trong sách lược hay chiến lược và kết quả thì sao cũng rõ rồi .Sau trận mùa hè đổ lửa năm 1972 do nắm bắt được thời cơ nên mang lại chiến thắng Miền Nam VN chứ đánh đấm gì hay mà múa mồm

      • Thạch Thào said

        @ Hải Châu “….chỉ đánh chính quyền bù nhìn […]

        BS: Nhờ bác trích dẫn mới phát hiện bác HC tiếp tục những lối nói gây chia rẽ. Vẫn như vậy thì không chừng không dám mời bác HC vô thăm nhà nữa.

      • Long A said

        Ông Hải Châu cho rằng cuộc chiến VN là cuộc chiến tranh Mỹ xâm lược. Còn tôi thì nghĩ khác đấy.

        Ông nên tìm & đọc Hiệp định Geneve 1954 & Hiệp định Paris 1973 thì có thể ông sẽ mường tượng ra “ai” đi xâm lược.

        • Tôi cũng mời ban xem phim “Ten thousand Day War “của Richard Basehart – Người Mỹ nhé và những lời của ông Nguyễn Cao Kỳ nói về cuộc hiến…Happy new Year ! thì đầu óc của bạn sẽ có sự thay đổi về tên gọi và bản chât cuộc chiến…

    • Ẩn danh said

      Chào bạn Dân Ngu,
      Tôi tình cờ đọc được bài viết của tác giả Phạm Toàn trên trang này, trong khi bạn cứ lên án một Hải Châu nào đó! Tôi đoán chắc là do thù oán cá nhân thôi! Nếu là thù oán cá nhân thì đừng đưa ra đây bạn nhé! Ngoài ra, tôi cũng thấy những comment của bạn chẳng ăn nhập gì với nội dung bài báo ở trên! Không là trí thức, nhưng tôi biết không phải ai là trí thức cũng có thể đóng vai trò phản biện xã hội như mọi người mong đợi!
      Nếu tôi đoán không lầm, bạn là trí thức! Bạn có gì để phản biện cho xã hội không? Nếu không thì cũng chẳng sao, không ai trách bạn đâu! Chỉ mong bạn đừng chửi bới người khác một cách vô căn cứ và phản cảm như vậy! Còn nếu như bạn cho rằng mình có lý thì hãy chỉ ra cho tôi thấy chỗ nào trong bài báo ở trên ghi tên Hải Châu! Còn như nếu không có thì bạn hãy đi chỗ khác mà comment nhé, đừng để người khác phải đọc những lời comment khiếm nhã của bạn.
      Chúc bạn vui và khỏe.
      TLQ

  34. Vân said

    Ồ châu với báu gì đâu cũng chỉ là phường […]

  35. Hà Ái Quốc said

    Được XH công nhận là ‘Trí thức” là anh phải có trách nhiệm XH. Mỗi lời nói của anh ảnh hưởng đến XH cả. Đó là ý của nhiều người. Ý của Châu là người trí thức chỉ là người làm việc chuyên môn bằng đầu óc. Thế là đủ vì Châu tự xác định nghĩa của từ này theo ý mình. Đây là vấn đề của tự điển thôi. Bình luận là thừa quá.

  36. Lantan said

    Tại sao lại cứ phải viện dẫn và tranh luận về lời nói có thể còn chưa bao hàm đầy đủ khía cạnh của NBC? Chúng ta ai cũng có quyền nói và khẳng định quan điểm của riêng mình. Nhưng tiếng nói đúng đắn cuối cùng vẫn là nằm trong thực tiễn, vẫn là nằm trong Nhân dân.

  37. […] Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị   Phạm Toàn 25-1-2012 […]

  38. Thúy Ái said

    Sáng mùng 4 Tết, mình vào đây đọc bài và các comment, cảm thấy nhức đầu, không hiểu hết nội dung. Mình sẽ cố gắng đọc lại, vì biết đây là tiếng nói của giới trí thức bàn về chính mình. Trí thức vị nhân sinh hay trí thức vị tri thức?
    Mình mong ước trí thức (kẻ sĩ, sĩ phu) nên vị nhân sinh.
    Mình không thích cách nói mỉa mai của Ngô Bảo Châu, rằng nhiều người lên tiếng phản biện để được phong hàm trí thức, rằng sẽ phiền toái nếu có trí thức nông dân, trí thức công nhân. Mỉa mai làm chi, khi đất nước mình có quá nhiều chuyện đáng buồn mà không ai đứng ra giải quyết!

  39. […] Phạm Toàn (anhbasam) – 

  40. d said

    Cụ Phạm Toàn có một biệt tài là nói ngược và may mắn thay (trớ trêu thay) điều dó thường đúng trong một xã hội ” ngược” như ở VN.Tuy nhiên lần này cụ đã sai – Tuyệt nhiên sai !

  41. anhtusg said

    Bài viết của Bọ Lập về một bức thư điện tử của giáo sư Châu chỉ là MỘT TRÒ […]

  42. tinkinhte said

    Làng em thuần nông nên thuộc loại tăm tối, nghèo hèn nhất quả đất.Đàn bà trong làng suốt ngày đầu tắt mặt tối, trẻ em thì quặt quẹo, nheo nhóc. Chỉ có đám đàn ông từ choai choai đến sắp xuống lỗ chả phải làm gì, lúc nào cũng ra vẻ trí thức đầy mình, quanh năm suốt tháng chỉ nhậu nhẹt và bàn chuyện đại sự. Tích cực đâu chả thấy, tí rượu vào là hùa nhau chửi, chửi tuốt tuồn tuột không chừa một ai. Hết màn hùa nhau chửi bên ngoài là đến màn chửi nhau tóe khói, đôi khi xông vào nện nhau tóe máu mồm. Tàn cuộc ông nào ông ấy cũng hả hê chiến thắng chân nam đá chân chiêu chui vào cái ổ chó đánh một giấc thẳng cẳng đến trưa hôm sau. Ngày nào cũng dư ngày nào em ko hề nói điêu (vì em cùng hội đó mà).

    Của đáng tội, trước làng em cũng nền nếp lắm không như bây giờ đâu. Nhưng kể từ khi cán bộ ở trển về tuyên truyền phổ biến chủ trương tiến nhanh lên xã hội sung sướng, không làm mà cũng có cái đổ vào mồm nên làng em mới dần thành ra đổ đốn thế này. Thêm nữa, cái làng Bắc Phương bênh cạnh nó buôn bán mới phất lên nên nhòm ngó muốn thôn tính đất đai làng em ( vì đất làng em là đất chiến lược, tiền đồn khu vực mà). Lúc đầu rất nhiều người trong làng em thừa biết âm mưu rủ nhau “cùng tiến lên thế giới đại đồng” của bọn Bắc Phương này, nhưng người thì bị nó lấy tiền đè tắc họng, người thì bị nó xúi bẩy sai nha của làng bắt nhốt ngục, người thì bị đuổi đi vĩnh viễn khỏi làng. Không chỉ phá hoại về kinh tế ( thu mua móng trâu, bò, rễ hồi, quế,…) mà còn thâm độc cùng cực, bọn Bắc Phương này có chiêu 4 tốt 16 chữa vàng nhằm đầu độc tiêu diệt cả văn hóa và tinh thần của dân làng em.

    Thôi quay lại chuyện chính. Chả là bây giờ làng em đã trở thành làng “ăn như rồng cuốn nói như rồng leo” nên lợn, gà trâu bò đã gần như tuyệt chủng, cả làng chỉ còn 1 con trâu để cày (Thật ra còn sót con trâu này cũng là may mắn của làng em, vì nó được gửi đi Tây từ mấy năm trước, mới về. Chứ nếu vẫn còn ở làng thì nó cũng bị thịt lâu rồi). Con Trâu này còn trẻ, khỏe lại được tiếp thu kiến thức của Tây nên nó sung lắm và có lẽ nó cũng thực tâm muốn bỏ công bỏ sức để đền đáp cái làng mà từ đó nó được sinh ra và lớn lên. Nhưng trớ trêu thay nó không hiểu được những con người ở cái làng xưa của nó bây giờ thay đổi lắm rồi. Màn đón tiếp, đãi ngộ nó tột đỉnh trọng vọng rồi cũng qua, nhu cầu về mồi nhậu ngày càng lớn. Mấy ngày qua hàng trăm kẻ đã vác dao lùng sục nó khắp mọi nơi để thịt vì cái tội trời ơi mà những kẻ thèm thịt quy kết cho nó: “trâu kêu tiếng cừu”. May mà nó có một vài quý nhân phù trợ nên vẫn còn chưa kêu éc éc.
    Không biết nó có kịp cày giúp được thửa ruộng nào trước khi chạy mất dép khỏi làng không?
    Làng thuần nông mà hết trâu cày thì cầm chắc phải đi theo thế giới đại đồng của bọn lừa phỉnh Bắc Phương.

  43. Kính gửi Giáo Sư Ngô Bảo Châu,

    Tôi yêu giáo sư, Nhân dân Việt Nam cũng yêu quý và tự hào về Giáo Sư, đó là một điểu chắc chắn xin GS đừng quên rằng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhà thơ nào đó đã viết:

    “Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ,
    “Hơn ngàn trang giấy luận văn chương…!”

    Thì hôm nay với Giáo Sư một giải toán học Fields có giá trị hơn hàng triệu lần những trang viết lãng nhách mà chúng ta thường quen gọi là “phản biện” ….

    Chúc Giáo Sư Một Mùa Xuân hạnh phúc bất tuyệt có nụ cười vị tha !

    • Dẫu một cây chông trừ giặc TÀU, said

      Phải nói đúng sự thật là:

      Dẫu một cây chông trừ giặc TÀU,
      Hơn ngàn lời bú( Cặc) của Hải Châu .

      Hãy nghe Lê Duẩn có định nghĩa: Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, Đánh cho Liên Xô

      ….Để tới nay Tàu có đủ điều kiện để nuốt chửng Biển Đảo nước ta, chứ không chỉ riêng Hoàng Sa hay Trường Sa.

      Vậy ai là giặc chắc tên Hải Đầu Châu( Trâu) này cũng hiểu!

    • anhtusg said

      Ông @ Hải Châu đừng giở cái giọng của mấy thằng […]

    • Cục Đất said

      Bàn về phương pháp luận
      “Thì hôm nay với Giáo Sư một giải toán học Fields có giá trị hơn hàng triệu lần những trang viết lãng nhách mà chúng ta thường quen gọi là “phản biện” ….”
      So sánh giải Fields với “phản biện” giống như so sánh trâu với cừu, vì nó là 2 chuyện khác nhau . Hè hè…

    • danHN said

      @hải châu : óc bé mà ngộ chữ.

    • khách said

      Hải Châu viết :Tôi yêu giáo sư(1), Nhân dân Việt Nam cũng yêu quý và tự hào về giáo sư (2)
      Goi một người bán vé số vào mua một tờ tôi hỏi : anh có yêu quý Giáo Sư NBC là nhà toán học của người VN không ? và người kế tiếp là chị mang phở đến nhà tôi , cả hai người đều mĩm cười lắc đầu không biết !!! , họ là người VN.
      Hải Châu làm cái chức đại diện cho nhân dân VN từ bao giờ ai công nhận ?
      (1) thì đồng ý riêng(2) ,cho xin đi “ông kẹ” !.Ở đời ai cũng thích được tâng bốc nghe những câu nói lịch sự nhưng phải đúng thực tế ,đừng nên phát biểu những câu nịnh hót “lom com”.Chúc Hải Châu năm mới nhiều sức khỏe và khôn hơn năm cũ

      • A Cô Đa said

        Xin các bạn đừng chấp Hải Châu. Đọc ý kiến là biết ngay anh ta là thứ hề trong đám phường tuồng, phường chèo ấy mà. Thôi ta bàn chuyện khác đi.

  44. vy vy said

    Tôi chưa nhất trí lắm với các kiểu bàn về trí thức của ACE ở đây. Nếu ABS cho phép tôi sẽ viết một bài tham gia, đồng thời dịch một bài của N. Chomsky hay J. P. Sartre bàn về TT như GS Châu có đề cập trong thư gởi Bọ L – QC để mọi người tường.

    • Kichbu said

      Kichbu xin lỗi,

      Kichbu nghĩ rằng không nên dùng những lời chỉ trích quá nặng nề cho cá nhân nào như GS Châu. GS Châu bạn ấy, xét cho cùng, cũng là người như các commers ở đây.

      Hãy bình tâm suy nghĩ..:)

      • vy vy said

        Thưa Anh KICH,
        Tôi không có ý chỉ trích GS Châu. Nguyên tắc đầu tiên của TT là tính khách quan. Tôi sẽ viết một bài về TT với giọng điệu KQ nhất. Hy vọng mội người đọc và cho ý kiến.
        TB: Rất tiếc tôi không phải là TT.
        Thân chào

    • Lê Nhậm said

      Tôi tham khảo từ ” trí thức ” ( tiếng Việt) trên trang Google và nhận được 166 triệu kết quả. Tra chữ ” intellectuel ” (tiếng Pháp) thì nhận đưọc 7.720.000 kết quả. Khi tra chữ ” intellectual “,( tiếng Anh ) thì nhận được 282 triệu kết quả. Như thế thì thống nhất được với nhau ” trí thức là gi ” cũng không hẳn là điều dễ dàng. Có thể mỗi người chúng ta có hình ảnh người “trí thức” của riêng mình, nên nói bao nhiêu cũng không đạt được sự đồng ý của người khác. Thôi thì mỗi người cứ giữ ý riêng của mình là qúy .

      Lê Nhậm

      • Ẩn danh said

        Số lượng mà bạn tra Google tìm được, không nói được điều gì, ngoài điều số lượng đó là những bài linh tinh có chứa chữ “trí thức”.
        Bạn sẽ tìm được định nghĩa về “trí thức” của nhân loại, đựợc đa số chấp nhận, nếu thực sự muốn.

  45. daohieu said

    nhà văn Đào Hiếu nói: Phạm Toàn ơi! Tôi không ngờ bác lại […]

  46. Người VN said

    Những người có quốc tịch ở đất nước VN là người VN trong đó gồm :
    -Người cộng sản( B) là người VN ( A)
    -Không phải là người cộng sản( C ) cũng là người VN ( A )
    Nếu lý luận như toán học là không đúng , do đó những ai giỏi về toán học mà bình luận về mặt xã hội thì chưa hẳn là chính xác, e rằng không thuyết phục lắm

  47. Tranchinhnguyen said

    Trí thức, theo thiển nghĩ của cá nhân tôi là dùng TRÍ của mình để đánh THỨC cộng đồng. Điều đó có nghĩa là, bất cứ Ai có một ý tưởng hoặc một công trình nào đó mà có thể làm rõ được hoặc một hiện tượng Thiên nhiên hoặc giải đáp được một vấn đề xã hội thì đều được coi là trí thức. Menden là một thày tu, nhưng công trình của Ông ta soi sáng hiện tượng di truyền, nên được coi là Ông tổ ngành di truyền học dù rằng Ông không được cấp bất kì chứng chỉ nào về sinh học và chỉ luôn làm nghề chăm sóc linh hồn cho cộng đồng. Loài người nhờ công trình đó nên mới có ngành công nghệ di truyền hôm nay. Gene là từ do Menden sáng tạo ra và còn được sử dụng mãi mãi. Kim Ngọc là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp (Bí thư tỉnh Ủy) nhưng đã giải đáp cho nhân dân bài toán chống đói nghèo bằng sáng kiến khoán sản phẩm, mặc dù Ông không có bằng về kinh tế. Những người có bằng cấp TIến sĩ đang làm nghiên cứu khoa học và các công trình của họ góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của nhân loại, họ cũng là trí thức. Họ đã đánh THỨC cộng đồng bằng TRÍ của mình.

    Trong khoa học thuần tuý, phản biện là một công việc đánh giá các công trình khoa học. Người được giao vai trò phản biện thường là người am hiểu sâu sắc và có uy tín cao trong khoa học về hướng chuyên môn chuyên ngành của mình.

    Về mặt xã hội, phản biện là một công việc hoặc một hành vi, hoặc một bài viết, câu nói có thể thông tin cho Cộng đồng những dấu hiệu từ các chính sách, từ các hoạt động của chính quyền có thể đưa xã hội đến những bế tắc hoặc đến các kết quả bất lợi. Người phản biện, có thể bất cứ là người nào miễn là người quan tâm đến các vấn đề chung của xã hội đang Bức xúc, không nhất thiết là trí thức và trí thức, như đã định nghĩa ở trên có thể không phải là người phải phản biện. Phản biện là một hiện tượng xã hội, không là thuộc tính của bất cứ tầng lớp, hoặc nhóm người nào. Ai quan tâm đến các vấn đề (Bức xúc)của xã hội đều có quyền phản biện. Gán phản biện là một thuộc tính của trí thức xem ra có phần khiên cưỡng, mặc dù mọi người đều thích trí thức đóng vai trò phản biện vì tầng lớp này có kiến thức sâu, rộng và lý lẽ sắc bén nên hiệu quả của phản biện cao hơn rất nhiều. Dĩ nhiên, giới cầm quyền trong các chế độ độc tài bao giờ cũng e ngại trí thức khi họ phản biện. Ở các Quốc gia dân chủ phản biện giúp cho xã hội đỡ phải trả giá đắt hơn bởi phản biện chỉ ra những sai sót và khuyết tật của chính sách. Đó cũng là một kiểu đánh thức Cộng đồng, ở khía cạnh này, phản biện được coi như một thuộc tính của trí thức.

    • dân nghèo said

      Phản biện chỉ có trong khoa học và tồn tại trong cộng đồng các nhà khoa học, thuần túy là tranh cãi về học thuật.

      Trong chính trj, xã hội nếu không đồng ý đường lối, chủ trương chính sách, tư tưởng với nhà cầm quyền thì đó là phản đối, cao hơn nữa là đối lập. Mặc nhiên đó là sự đa nguyên.

      Ở VN, nhà cầm quyền đang muốn duy trì một chế độ toàn trị, độc quyền tất tần tật mọi thứ, không muốn bị coi là có đa nguyên nên họ mới phịa ra khái niệm “phản biện xã hội” để xoa dịu các ý kiến đối lập với chủ trương, đường lối của họ.

      Họ còn sợ đối lập tư tưởng nữa kia, họ chả cấm không cho thành lập các đảng phái trị khác là gì. Vì khi có đảng đối lập thì số ngày tồn tại của ĐCS chỉ đếm trên đầu ngón tay của BCT! He he.

      Ông Đinh Thế Huynh chả nói khi trả lời phỏng vấn quốc tế :” Việt nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng” là gì.

      Đa đảng, đa nguyên là sự nảy sinh tất yếu , mang tính quy luật không thể dập tắt được của xã hội. Một gia đình chỉ có hai người thôi mà còn phải tranh cãi luôn luôn rồi sau đó mới có sự thuận hòa là gì. Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Điều này chứng tỏ đồng thuận là rất hiếm.

      Đồng thuận xã hội là khái niệm chỉ sự cưỡng ép các ý kiến khác nhau phải chấp nhận một sự độc đoán nào đó. Các vị lãnh đạo rất thích dùng từ này để ép, dập tắt các ý kiến đối lập, để “lãnh đạo” dân chúng. Khi còn đang tranh cãi như mổ bò về khai thác bô-xít Tây nguyên, ông Dũng, đại diên cho chính phủ nói đây là chủ trương lớn của đảng. Ông Trọng nói đã nhận được sự đồng thuận cuat QH.

      Lừa mỵ, đe dọa, Chết cừ..!

  48. cháy nhà said

    Cháy nhà, cháy xe lòi ra mặt chuột…

  49. anhtusg said

    Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
    Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trương hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.

    (Ngô Bảo Châu)

    • Dânđen said

      NBC của năm trước khác với NBC của ngày hôm nay và trong tương lai sẽ còn khác hơn nữa cũng như người cộng sản của những năm đánh Pháp đánh Mỹ khác với người cộng sản của thời kỳ hội nhập đó là quy luật tất yếu vì thế giới quan luôn vận động ,quy luật tồn tại tất yếu của mọi sinh vật , động vật cấp cao càng biết cách thay đổi để phù hợp với môi trường sống

    • Cục Đất said

      Ở đoạn trên, tuy chưa đi đúng vào bản chất của vấn đề, song Châu cũng thể hiện một phát biểu khách quan: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”.
      Ở trường hợp Châu, người ta lại lấy sự mua chuộc pha lẫn chút đe dọa làm phương pháp bảo vệ chế độ.
      Ô hô !

  50. Tiến sĩ dỏm said

    Thấy gì qua Thư gửi Bọ Lập của GS Châu?
    1. GS Châu phải thừa nhận định nghĩa “trí thức” của mình là có vấn đề, tuy cố gắng dùng một từ nhẹ nhất có thể: “cổ hủ” để đối lập với định nghĩa “hiện đại” của “anh Satre, anh Chomsky”. Thưa giáo sư, vấn đề trách nhiệm của người trí thức đã được Zola nêu ra công khai từ 1870 kia ạ, nếu năm 2012 mà giáo sư tự nhận mình cổ hủ hơn cả những ý kiến đã nêu ra từ hơn một thế kỷ trước, thì đó là bằng chứng cho thấy giáo sư chỉ là intellectual worker không hơn không kém. Nếu đối với cái sọ của giáo sư, định nghĩa về trách nhiệm xã hội của trí thức quá rắc rối, thì quả là giáo sư đã phí bao năm ăn học trong nền giáo dục tổng quát của Pháp và Mỹ!
    2. “Chả nhẽ anh công nhân, bác nông dân, các đồng chí doanh nhân thì không được phản biện. Phản biện xong mà bị phong hàm nông dân trí thức, công nhân trí thức … thì phiền phức lắm”. Lập luận này rất ngụy biện, thưa giáo sư! Không ai nói phản biện là độc quyền của trí thức. Người ta chỉ nói phản biện là trách nhiệm công dân của mọi người bình thường, huống gì là người có chút hiểu biết. Không phải ai lên tiếng phản biện cũng là trí thức, vì phản biện không phải việc duy nhất mà người trí thức làm, nhưng đã là trí thức mà mũ ni che tai, chỉ biết tỉa tót bộ lông của mình thì không thể không nói rằng đó chính là hạng trí thức mà Mao Chủ tịch đã nói đến.
    3. “ Bọ rút kinh nghiêm thôi không chế tạo ra những cơn bão trong cốc thủy tinh nữa bọ nhé. Vui thì vui rồi, nhưng đợi một tuần nữa nhìn lại mà xem, sẽ thấy nó thảm lắm bọ ạ”. Giáo sư muốn nói rằng mọi người đã làm toáng lên một chuyện chẳng đáng gì ư? Xin thưa, nó rất “đáng gì”, vì nó chạm vào một vấn đề cốt tủy hiện nay, là vai trò của trí thức trước vận mệnh đất nước. GS vẫn tự đặt mình cao hơn toàn bộ chúng sinh, cho rằng những tranh cãi ấy là trò con trẻ. Thưa giáo sư, cuộc tranh cãi ấy cho công chúng thấy rõ ai là kẻ không đáng cho họ đặt niềm tin và không còn chút mơ hồ nào nữa. Bác Huy Đức nói rất đúng là thành công của giáo sư đối với người Việt chỉ có tác dụng gây cảm hứng. Nó thỏa mãn mặc cảm tự ti của cả dân tộc. Sự tung hô mà người ta dành cho gs, nếu không kể dụng ý chính trị, chỉ nói lên sự thiếu trưởng thành của nhiều người Việt. GS nếu có lòng với dân với nước thì phải thấy rõ có một vạn việc cấp thiết hơn là cái viện toán để trang trí cho chế độ kia! Từ nay, GS có nói gì thì nói, người ta chẳng buồn có ý kiến nữa đâu, vì sự thay đổi thái độ của giáo sư đã cho người ta thấy rõ, đừng nên mong đợi gì ở giáo sư nữa!

    • Khách said

      Cám ơn bài viết của bác

    • cavenui said

      Không ai nói phản biện là độc quyền của trí thức.

      Ai bảo ông thế? Nguyễn Huệ Chi nói đây này:
      “Cho nên tôi nghĩ phản biện xã hội là chức năng của trí thức, chứ không phải là chức năng của ai hết.”

  51. hahien said

    Đôi lời cùng Ngô Bảo Châu

    Đôi lời cùng Ngô Bảo Châu

  52. Giao Dinh said

    Có chăng chuyện nghĩ môt đằng nói một nẻo của bác PT trong trường họp NBC này?
    Lạ chưa? Bác vừa khẳng đình đó là: “một thông điệp hết sức sáng sủa, mạch lạc của giáo sư Ngô Bảo Châu”. Nhưng liền sau đó, bác lại ngập ngừng khi phải sử dụng cụm từ “hình như chỉ là” trong câu: “Ngô Bảo Châu làm cho bạn đọc hiểu rằng giá trị của người trí thức hình như chỉ là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra”.
    Rõ ràng NBC đã rất cân nhắc khi lập ngôn như NBC đã khẳng định: “Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội. Học hàm, học vị không thể đảm bảo rằng cái anh nói ra là mặc nhiên đúng. Với thói quen làm việc khoa học của mình, cái mà anh có thể làm là đưa ra những lập luận vững chắc và có tính thuyết phục”. Vậy thì cần chi bác PT phải thêm thắt cụm từ kia? Hay là bác đã phát hiện và muốn lấp đầy chỗ hớ hênh của NBC bằng cách nghĩ của bác?
    Mà hình như bác PT bất ngờ muốn có cách ứng xử hồn nhiên, quấy quá với NBC? Rồi từ đó bác có ý ngầm trách những người phản pháo NBC như thể là họ không đủ tầm hiểu NBC như bác(!) khi ở phần sau bác lại phán tiếp: “bạn Ngô Bảo Châu đã không lưu tâm tới nỗi sợ trong cuộc đời thực của từng con người trong một xã hội toàn trị. Và người ta phản pháo bạn!”
    Bác đã vô tình hay cố ý xem những người phản pháo NBC là nhát sợ hay sao vậy?
    Tôi mạo muội xin phép bỏ đi chữ “không” trong câu trên, thành ra: “bạn Ngô Bảo Châu đã lưu tâm tới nỗi sợ trong cuộc đời thực của từng con người trong một xã hội toàn trị.”
    Phải chăng khẳng định vậy mới ăn khớp với nhan đề bài viết và với câu văn sau:
    “Nên nhớ là tất cả mọi người vẫn đang sống trong một thế giới toàn trị vừa đầy sức mạnh vừa đầy mánh khóe. Và cái Lực của mỗi người, dù là người trí thức đấy, thì cũng mong manh như cây sậy mà thôi.”
    Bản thân tôi thấy thất vọng với cái Lực của bác qua kiểu vụng chèo khéo chống để cứu cu cậu học trò lần này quá!

  53. […] Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị   Phạm Toàn 25-1-2012 […]

  54. Mai Sỹ Xuân Lâm said

    Trí thức là quá trình tư duy của con người để giải quyết vấn đề một cách sáng suốt và hiệu quả, mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội.

    Như vậy, cho dù có hay không tham gia phản biện, nếu những người đem tư duy của mình làm cho xã hội tốt lên, tốt hơn, thì đó đã là trí thức. Và giá trị đó đến từ hoạt động trí óc mà ra. Nếu phủ nhận giá trị phản biện xã hội, thì có phần tính cực đoan. Và nó sẽ càng cực đoan hơn khi được phát đi từ 1 người có học hàm giáo sư.

    Trong thư Ngô Bảo Châu gửi Nguyễn Quan Lập: http://quechoa.info/2012/01/25/th%C6%B0-gs-ngo-b%E1%BA%A3o-chau-g%E1%BB%ADi-b%E1%BB%8D-l%E1%BA%ADp/#more-21263

    Ngô Bảo Châu:
    “Còn cái định nghĩa trí thức em nêu, đúng là nó hơi cổ hủ, không được hiện đại như của anh Sartre, anh Chomsky. Thú thực với bọ là, đối với cái sọ của em, định nghĩa của mấy anh này rắc rối quá. Chả nhẽ anh công nhân, bác nông dân, các đồng chí doanh nhân thì không được phản biện. Phản biện xong mà bị phong hàm nông dân trí thức, công nhân trí thức … thì phiền phức lắm.”

    Nếu doanh nhân, nông dân, công nhân họ tham gia phản biện hoặc không phản biện, nhưng họ đóng góp tư duy của họ, sản phẩm của họ giúp cải thiện trong phần giai cấp của họ nói riêng hoặc cho xã hội nói chung thì ta cũng cần phải trân trọng giá trị của họ. Việc Ngô Bảo Châu sợ nhiều phiền phức, đều này cho ta thấy sự phủ nhận giá trị trí thức trong bộ phận quần chúng nhân dân, mà chỉ tập trung vào giá trị của học hàm học vị là có phần cực đoan.!

    Người trí thức, giá trị do xã hội đánh giá và phong tặng chứ không phải đề xuất để nhà nước, hay giáo sư Ngô xét tặng “phong hàm”. Nên giá trị của xã hội hãy trả nó về cho xã hội, không có gì là phiền phức.

  55. Khách said

    Bài này giản dị , dễ hiểu :

    Trí thức là Thiện Tri Thức (viet-studies 24-1-12) – P/v Huỳnh Ngọc Trảng
    http://www.viet-studies.info/culture.htm

  56. Ngô Bảo Im said

    Không hiểu sao bác Phạm Toàn ( tôi rất kính trọng bác ) không để ý đến lập luận này của Ngô Bảo Châu “…Nhà lãnh đạo văn minh , có bản lĩnh sẽ biết lắng nghe những lập luận đó . Họ có thể làm theo hoặc không làm theo lập luận của anh . Trong trường hợp họ không làm theo , vẫn dưới giả thiết là lãnh đạo văn minh và có bản lĩnh , lãnh đạo sẽ phải đưa ra những lập luận ít nhất cũng vững chắc bằng những lập luận của anh để bảo vệ những lập luận của mình.” ( hết trích ) .
    Đúng cách nói toán học : giả sử A > B mà B =C thì A > C .
    Vấn đề ở đây là giáo sư đã đưa ra một giả thiết không có trong thực tế .
    Cù Huy Hà Vũ đầu tiên phải vào tù vì 02 bao cao su . Chi Hằng bị bắt mấy chục ngày rồi mọi người mới biết ” lý do ” . Anh Đức bị đạp vào mặt vì bức xúc Hoàng Sa . Đất anh Vươn bị cướp trắng trợn . Bố Kim Tiến bị đánh chết chỉ vì lỗi không đội nón bảo hiểm… Vậy giáo sư ‘ giả thiết ‘ lãnh đạo văn minh và có bản lĩnh để làm gì ? Lập luận sắc bén của các trí thức lớn như Nguyễn Quang A , Hoàng Tụy , Nguyễn Huệ Chi và của chính bác Phạm Toàn đã được ai nghe và ai đưa ra ” những lập luận vững chắc để bảo vệ ” ?
    Cho nên , lô-gic của giáo sư Châu về phản biện của người trí thức trong thực tế Việt Nam hiện nay là hoàn toàn phá sản . Sự phá sản đó dẫn đến mạng người rẻ rúng , vào tù không cần xét xử , tài sản bị cướp ngày để rồi bom tự tạo và súng hoa cải nổ vang .
    Chúng ta cần thực tế , không cần giả thiết !

    • Mot nguoi Viet said

      Mot lan nua xin cam on ban da noi giup nhung dieu ma toi thay tam dac.
      Bai tra loi cua NBC lai lam cho toi thay that vong hon nua.

    • Cục Đất said

      Đúng rồi, cũng nhưng chữ nếu không tưởng của ô Chu Hảo (bàn về đảng lãnh đạo tri thức)

  57. […] anhbasam Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. « Ngư dân Việt […]

  58. Một con cừu said

    Ngày NBC tuyên bố: “Đi theo lề chỉ là việc của con cừu”, cộng đồng vui mừng vì đây là nhận định của một con người tầm cỡ thế giới. Mọi người chờ đợi và kỳ vọng ở Châu sự góp sức làm thay đổi không khí toàn trị trên đất nước. Tôi tin rằng, vì câu nói này không chỉ riêng NBC mà cả gia đình của anh đã bị chính quyền nhắc nhở (nhắc khéo thôi). Với một người nổi tiếng như NBC, mỗi lời nói đều có sức lan tỏa tới cộng đồng rất mạnh. Đối với chính quyền: NBC sẽ phải xác định lại, anh chỉ nên nói về chuyên môn. Bởi không ai làm một cái lễ vinh danh NBC hoành tráng để rồi anh nói ngược lại với người đã vinh danh anh như thế được. Đối với chính quyền hiện nay làm chuyên môn thì cứ làm chuyên môn, đừng xía vào chuyện thế sự. Anh ấy có nhiệm vụ phải tìm một cơ hội để đền đáp lộc “vua” ban và sữa chữa lỗi lầm của mình. Lời khuyên từ NBC đối với trí thức đã làm hài lòng, rất hài lòng chính quyền hiện nay. NBC rất khôn ngoan, chỉ nói về chuyên môn thôi (của mình) mà đã sửa được lỗi trước đó với “vua”. Sự tài tình của NBC là ở đó. Tư duy rất sắc bén của anh không dễ để anh phát biểu non như một số bình luận. Anh ấy luôn biết điều gì sẽ xảy ra khi phát biểu về trí thức như vậy.

    Một sự thật là: Cung cấp tiền bạc, nhà cửa, quyền lợi vật chất để lấy lại được một định nghĩa “mới” về trí thức từ một nhà toán học danh tiếng, đây một cái giá rất hời đối với chính quyền hiện nay.

    Xin hãy để yên để NBC làm tròn phận sự của một con cừu thông thái. Chỉ mong anh ấy, nếu đã tự nguyện làm con cừu thì xin anh hãy làm chuyên môn, đừng nói linh tinh về thế sự sẽ làm hỏng nỗ lực của nhiều người đang nặng lòng vì xã hội đang quá bết bát.

    • Ẩn danh said

      Một con cừu nói đúng ý con cừu này quá . Nói túm lại theo con cừu này là GS Chu và GS Ngô ” không tốt lắm” trong “đoạn” này , có thể các vị đang “rất làm tiếc” vì …

  59. […] Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2012/01/25/664-luc-cua-nguoi-tri-thuc-trong-the-gioi-toan-tri/#more-42… Like this:LikeBe the first to like this post. By vietnamesecommunity, on 25.01.2012 at 10:00 chiều, under Uncategorized. Không có phản hồi Post a comment or leave a trackback: Trackback URL. « Chợ Tết Việt ở Mỹ […]

  60. Khách said

    Thêm một đoạn về lịch sử và định nghĩa từ “Trí thức” cho các bác tham khảo:

    Khái niệm người trí thức (Intellingencja) nảy sinh từ các mối quan hệ ngày xưa ở nước Nga được tiêu biểu bởi một đặc trưng tinh thần và ý chí, mặc dù nó đòi hỏi phải có trước một mức độ giáo dục nào đó tuy nhiên không xuất phát từ đấy.

    Diễn đạt của Petr Lavrov được đông đảo thừa nhận, đó là “trí thức” gắn liền với những cá nhân có suy nghĩ phê phán, không phụ thuộc vào nguồn gốc và hoàn cảnh xã hội của người đó, họ lấy sự trăn trở về phúc lợi chung theo nghĩa rộng nhất làm trung tâm cho sự tồn tại và tính chính đáng của mình.

    Khái niệm trí thức và khái niệm “người có học vấn” tương tự với nó luôn nói về những nhóm người có đóng góp quan trọng trong các cuộc tranh luận công khai, họ hơn nữa thường là những tác nhân quyết định kích thích sự khởi đầu.

    Theo nghĩa này những người khai sáng của thế kỷ 18 và những nhà cách mạng Nga ở thế kỷ 19 là những trí thức. Họ quy tụ lại trong những nhóm thảo luận tương đối hẹp bao gồm những học giả và các bạn đọc, ở trường hợp nước Nga đó là những cirle và những nhóm âm mưu với những tạp chí “dày cộm”, những tài liệu tuyên truyền kích động – trước bối cảnh việc phổ cập đọc, viết còn rất hạn chế trong dân chúng.

    Nỗi đau trước khoảng cách văn hóa xã hội giữa tầng lớp có học và dân chúng trong trong thế kỷ 19 và một sự “xa lạ” giữa tầng lớp trí thức có học ưu tú, giữa quyền lực và dân chúng đã tạo thành chủ đề thường xuyên kéo dài tận đến thế kỷ 20.

    Theo đó các thành phần trí thức đã có tác động như là những người cung cấp và phát tán ý tưởng, như là thành phần tham gia vào một tập thể tranh luận nổi bật và như là người gánh vác những sứ mệnh đặc biệt với một tố chất sáng tạo về mặt tinh thần.

  61. tam said

    Riêng tôi hiểu câu nói_ gây tranh luận của GS NBC _“giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”_ như sau:
    – Những nhà trí thức yêu nước phản biện xã hội đáng quý lắm, đất nước đứng lên được là nhờ các vị.
    – Nhưng những trí thức không tham gia phản biện xã hội (như các cụ Trương Vĩnh Ký, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Hiến Lê ngày xưa) thì xã hội vẫn ghi nhận công lao và đời sau vẫn hưởng lợi từ các sản phẩm do các cụ làm ra chứ đâu vì các cụ không phản biện mà vứt bỏ công trình của các cụ vô sọt rác. Suy cho cùng các cụ để lại các công trình khoa học quý báu cho đời sau cũng là một cách yêu nước về lâu dài.
    – Ông Nguyễn Trường Tộ_một giáo dân công giáo vừa làm quan (nhỏ) triều Nguyễn vừa là một người phản biện ôn hòa (nhưng vĩ đại)_mặc dù triều Nguyễn đã ra tay giết hại vô số giáo dân. Lịch sử vẫn ghi nhận ông là một người yêu nước lớn đấy chứ.
    – Đối lại, ông Cao Bá Quát_một đại thi hào, ban đầu làm quan triều Nguyễn, sau cùng nông dân khởi nghĩa thất bại. Đời sau ghi nhận giá trị văn chương của ông. Còn sự “phản biện” của ông cũng chỉ được ghi nhận ở một mức độ do những hạn chế nhất định về nhận thức chính trị_là để tái lập triều đại phong kiến khác.
    Năm 1990, cố thi sỹ Phùng Quán đã viết: ” nhân dân không quên một điều gì hết, việc hay cũng như việc dở, việc dữ cũng như việc lành. Bất cứ ai làm được một việc tốt cho đất nước, dù việc nhỏ cũng được ghi khắc vào ký ức nhân dân… Lòng biết ơn là một phẩm cách vô cùng lớn lao của dân tộc chúng ta”.

    • Cục Đất said

      Bác thật tốt bụng khi nghĩ như vậy. Nhưng cái bối cảnh chung khiến cho người ta nghĩ khác.
      – Giá như trước đây Châu chưa hề phản biện vụ bô xít, chưa hề bình luận vụ Cù Huy Hà Vũ…
      – Giá như nhà nước ta đang khuyến khích, lắng nghe trí thức phản biện như một xã hội bình thường khác.
      thì có thể nghĩ như bác được.

  62. Việt Mường said

    Xét về tư chất, hoàn cảnh xã hội và nói theo cách của bác Tungdao thì lịch sử đã trao cho GS Châu một vai trò nhưng GS Châu đã từ chối hoặc chưa dám nhận. Phát biểu vừa rồi của GS Châu vẫn thể hiện tư chất tốt nhưng quay lưng với hoàn cảnh mà đáng ra với vai trò “trí thức” của mình GS Châu phải làm tốt hơn. Đây chính là điểm gây tranh cãi.

  63. Đức Tuấn said

    Tôi đồng ý với bác Phạm Toàn là Ngô Bảo Châu hiểu về trí thức không sai. Nhưng tôi thấy việc Ngô Bảo Châu “giả vờ ngạt mũi” trước đề nghị bình luận về những phản biện của một số trí thức trong thời gian vừa qua cho thấy vị giáo sư mà nhiều người kính nể qua bài viết “Về nỗi sợ hãi’ đã bắt đầu đổi giọng rồi. Nhất là khi anh khuyên trí thức nên “thận trọng” trong phản biện xã hội thì tôi chán quá. Dân mạng bất bình chỉ vì thấy tác động rất tiêu cực từ ý kiến của Ngô Bảo Châu.
    Bác Toàn vốn là người viết báo sắc sảo. Nhưng bài này mù mờ và kém thuyết phục lắm. Mù mờ và kém thuyết phục vì bác lấy tình thay cho lý. Đừng vì khó chịu với bác Nguyễn Vạn Phú đã vạch ra những lỗi tiếng Anh rất sơ đẳng trong bộ sách Cánh Buồm của bác mà chế nhạo cách hiểu về trí thức của bác Phú. Cũng đừng vì muốn mượn danh Ngô Bảo Châu để làm đẹp cho Trường thực nghiệm của bác mà khen cả những cái không đáng khen.

  64. Tôi có mấy dòng “bút tre” trêu bác P T:
    Mấy lời trêu bác Phờ Tờ…(PT)
    Nói năng như thể những nhờ…lãnh đao,(nhà lãnh đạo)
    “Con kiến mà leo cành đào,
    Leo phải cành cộc leo vào, leo ra,
    Con kiến mà leo cành đa
    leo phải cành cộc leo ra, leo vào…”
    Nói kiểu bùn đánh sang ao,
    Bùn tanh ao nọ đổ vào ao kia…
    “Biết rồi khổ lắm…”bác nhe!
    Không “lâm sàng” cũng có khi tội tù!
    Cảm thông giáo sư họ Ngô,
    “Lao đông trí óc” để chờ tương lai…
    Tương lai ngày một, ngày hai
    Và cũng có thể còn dài, còn xơi!..

  65. Người không quen mặt nhưng quen nhà said

    Tôi hoàn toàn nhất trí với bác Phạm Toàn.
    Nói thêm: Chẳng mấy ai đủ tỉnh táo để phản biện mà như không phản biện, rất có chính kiến nhưng lại tưởng như vô tình. Tuyệt vời hơn là nó lại chính xác đến từng từ. Với ai không hiểu NBC cũng có thể thông cảm.

    • chịu không nỗi said

      Người Việt ta cứ thích cãi suông về đạo lý, nên thế này, không nên thế kia. Bàn cãi lầ này cũng sẽ vô bổ và bế tắc giống như tranh cãi ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’/’nghệ thuật vị nhân sinh’ trước đây. Thời buổi đổi khác rồi, làm cái gì cũng phải có chất lượng để người sau biết đàng mà nối tiếp. Chuyên môn cho ra chuyên môn đi, thua Thái lan xa lắc không thấy nhục và lo à? Phản biện cho ra phản biện đi, chẳng thấy công trình nào sáng giá ngoài vài ‘kiến nghi’ chưa đủ độ sâu cần thiết (kể tội và mắng nhiếc là cần nhưng chưa đủ). Phản biện ra hồn cũng phải tử công phu, chứ đâu chỉ mấy bài báo thống thiết! Cái đó dành cho giây phút viết ‘hịch’ là đủ!
      Công trình phản biện chủ yếu hướng đến dư luận, chứ đâu chỉ cho bọn cầm quyền.IDS giải thể, nhưng ai có thể cấm trí thức viết phản biện công phu, hàng trăm hàng ngàn trang kế sách gửi cho nhân dân và dư luận quốc tế? Có bột mới gột nên hồ chứ? Cãi nhau linh tinh chỉ mắc mưu chia rẽ, hao mòn tâm sức, các ngài ạ!

      • @Chịu Không Nỗi nữa !

        Tôi rất tâm đắc với đoạn còm của bác…Tự làm cho mình nỗi tiếng như GS Ngô Bảo Châu đi, rồi lái chính quyền theo phản biện của mình dễ ợt, chỉ sợ mang danh “Chính trị salon la ó om sòm mà chẳng ai thèm nghe,,,rồi chính quyền có cở nó bảo ôi chao lắm tiếng vo ve của ruồi muỗi quá….
        chúc bác năm mới tốt lành…

  66. Haisg said

    Tôi tâm đắc với câu kết:
    ” Nên nhớ là tất cả mọi người vẫn đang sống trong một thế giới toàn trị vừa đầy sức mạnh vừa đầy mánh khóe. ”
    Cảnh giác sẽ không thừa

    TH

  67. Quang Sơn said

    […]PT nói rất hay đấy chứ. Có một điều tôi nhận ra được là ông muốn lưu ý với mọi người đang đấu tranh cho nền dân chủ, hãy xem lại thực lực hay nói cách khác là phải chuẩn bị những thứ cần thiết, hãy bắt tay làm những việc cụ thể. Ví như “nhóm cánh buồn” chẳng hạn. Tôi rất tán thành về điều này.

  68. […] Phạm Toàn (anhbasam) – 

  69. Hiền Cầu said

    Tôi thì trước sau vẫn chỉ có một ý này:
    Có một ngôi nhà sắp sụp. Phản biện là đang cố chống đỡ để ngôi nhà lâu sụp hơn. Vậy sao ta không để cho nó sụp luôn rồi xây lại nhà mới.
    Khi mà ngôi nhà có 4 cây cột cái, mối ăn mất 3 cây, chống đỡ nổi gì?

    • chịu không nỗi said

      Nói bậy! Cái đó là tranh giành quyền lực để trả thù cho hả (như kiểu ‘cách cái mạng’ trước đây) chứ bất chấp vận mệnh đất nước. Không chuẩn bị kèo cột cho tốt thì lấy gì thay? Hay chỉ muốn được thay chỗ của Nguyễn thanh Lèo, Nguyễn trường Tô? Đất nước ngày càng mạt vận sau bao triều đại đổi thay cũng vì lối suy nghĩ thiển cận này!

  70. Nguyễn Thục Hiền said

    Dân đen cũng có thể cùng nhau “…” cái mạng của thằng X,Y(nói theo giọng cụ A Q).Nhưng có người hiểu biết về XÃ HỘI (TUYỆT NHIÊN KHÔNG PHẢI KỸ THUẬT )hưỡng dẫn dân đen,thì cách mạng mới thành công được!

    • Người ngoại ô said

      Gần như tất cả các cuộc cách mạng đều mang lại nỗi thống khổ cho nhân dân lao động.
      Hạnh phúc thay những dân tộc không phaỉ kinh qua một cuộc cách mạng nào.

  71. Dân Nghệ said

    Tôi thích cách nhìn này. Tôi thấy không gì phải ném đá “Ngô Bảo Châu”, bài trả lời nhiều ẩn ý và hay. Hiểu hết một con người không thể qua một bài viêt hãy bình tâm suy nghĩ, vượt qua cái tôi của mình. Theo tôi NBC là một người thông minh và giỏi giang cũng sẽ cố gắng theo cách của bác ấy cho một xã hội tốt đẹp hơn. Và chân lý không thuộc về bất cứ ai, cách nào cũng tốt, hãy để bác ấy làm theo cách của mình.

    • Đạo lý con người

      Tôi chưa dám có ý kiến gì về “dzụ” này. Biết rằng bài viết của Thày Phạm Toàn rất hay, nhưng vẫn để đọc thêm nhiều lần nữa. Tuy vậy, xin thêm chút suy nghĩ vào ý kiến phản hồi đọc đầu tiên này của bác:
      Chân lý là thứ không thuộc về bất cứ ai“, nhưng là đạo lý cho tất cả mọi người.

      Thân mến.

  72. Nói thì dễ làm thì khó, tôi ước ao sao trí thức của ta cũng làm rạng danh người Việt như GS Ngô Bảo Châu đã làm khó đấy nhỉ, ở đời nay ai cũng biết câu Phương ngôn nỗi tiếng:

    **Trâu buộc thì ghét trâu ăn**
    **Quan Võ thì ghét quan văn dài quần**

  73. chientruongk said

    Trí thức là lao động bằng trí óc, có lao động nào mà không có trí óc không nhỉ? không có trí óc là người thực vật, chỉ biết ăn ngủ, nghĩa là chết lâm sàng như NBC phát biểu. Chỉ có CNXH mới sản sinh ra các trí thức kiểu NBC,mà đại biểu là những ĐV CS, họ có học đÂý, có văn bằng, hó học hàm, nếu không có thì mua cũng có 17 ngàn đôla một tấm bằng tiến sĩ, có giả “pheo”…. nhưng họ là trí trí XHCN…

    • Thất Nghiệp said

      “Trí thức là lao động bằng trí óc, có lao động nào mà không có trí óc không nhỉ?” Ý của NBC muốn nói lao động bằng trí óc là cho ra những sản phẩm sáng tạo về khoa học, văn chương… Còn người nông dân lao động chân tay, cũng có trí óc góp phần đấy, nhưng cho ra sản phẩn vật chất lúa gạo, thì không thể gọi người nông dân là trí thức được.

      • chientruongk said

        Karl Marx đã định nghĩa: Trí thức là những người có tri thức dồi dào và có chính kiến trước những vấn đề chính trị xã hội. Ông đã coi trí thức là những người có đủ tri thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề của xã hội nên họ phải là những người “phê bình không nhân nhượng những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính quyền hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào”. Đoàn Văn Vươn là một trường hợp như vậy!

        Trong tiểu luận “Trí thức và Chủ nghĩa xã hội” viết năm 1949, F. A. Hayek đã phân tích rất sâu sắc về vai trò to lớn của trí thức lên diễn tiến chính trị. Ông gọi trí thức là những người buôn bán đồ cũ chuyên nghiệp về tư tưởng, tức là những kẻ truyền đạt tư tưởng của những người khác (như tư tưởng của Plato, Khổng tử, Đức Phật, Chúa Jesus, Adam Smith, Karl Marx, Einstein, v.v). Họ có quyền lực to lớn. Ông cho rằng “họ nắm được quyền lực này bằng định hướng dư luận”. Nguyễn Phú Trọng là một trường hợp như như thế!.
        Ngô Bảo Châu là cả hai.

        Tôi không hằn học với “XHCN” nhưng 36 năm qua thậm chí 82 năm qua ĐCSVN, những trí thức XHCN ăn theo, nói leo nhiều quá nên tôi không thể tin họ nói được, ngôn ngữ họ dùng nghe bác học lắm, hiểu chẳng hiểu, không chẳng không, có thể nói là xảo trá, mị dân, “36 năm giải phóng” tôi tiếp xúc với CNCS qua những công dân XHCN miền Bắc Việt Nam, đôi khi tôi không còn tin tôi nữa…

    • Người Hà Nội said

      “Chỉ có CNXH mới sản sinh ra các trí thức kiểu NBC,mà đại biểu là những ĐV CS, họ có học đÂý, có văn bằng, hó học hàm, nếu không có thì mua cũng có 17 ngàn đôla một tấm bằng tiến sĩ, có giả “pheo”…. nhưng họ là trí trí XHCN…” câu viết mang nặng tính suy luận giản đơn và hằn học. Ngô Bảo Châu là một người tài sinh ra dưới chế độ XHCN, là thành quả của nền giáo dục XHCN Việt Nam và sau đó là của nền giáo dục khác nữa. Nền giáo dục XHCN Việt Nam trước kia và nhất là hiện nay còn chứa đựng nhiều điều chưa tốt nhưng không ai được phép phủ nhận sạch trơn thành quả của một thời. Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên dưới thời bao cấp, thiếu thốn và đói khổ nhưng chúng tôi hạnh phúc với thời thơ ấu ấy với bao kỷ niệm tốt đẹp. Điều này đã rất nhiều người phát biểu trước tôi. Thú thật, chúng tôi đọc các phản pháo phát biểu của Ngô Bảo Châu trước khi đọc bài trả lời phỏng vấn của Ngô Bảo Châu. Chúng tôi nhận thấy thái độ của NBC là đúng mực và có trách nhiệm, nội dung trong sáng và dễ hiểu chứ không mông lung, hằn học như phát biểu của chientruongk. hay như “Trí thức là sự cảm nhận của người khác, là sự quan sát, nhận định từ bên ngoài, đánh giá một con người dựa vào những tiêu chí mà người quan sát, nhận định có sẵn trong đầu.” của ai đó nữa.
      Theo tôi, những người tri thức hay tự nhận là tri thức phải hiểu một điều là ít nhiều lời nói, bài viết, việc làm của họ có ảnh hưởng tới xã hội và đúng như NBC nói “Tôi quan tâm nhiều hơn tới những lĩnh vực mà tôi có thể trực tiếp tham gia hành động thay vì chỉ nêu ý kiến. Nhưng tôi cho rằng việc đưa ra các phản biện có lập luận chặt chẽ là những đóng góp lớn cho xã hội, cho đất nước của giới trí thức. Tuy nhiên, trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó.”.
      Trong xã hội Việt Nam đang thay đổi từng ngày rất cần sự phản biện của các tầng lớp trí thức, các nhà chính trị cầm quyền dù như một số phản biện nêu đủ thứ hạn chế nhưng rõ ràng họ vẫn đang luôn phải đứng trong tư thế bập bênh để giữ vững sự cân bằng và ổn định xã hội. Chúng tôi nghĩ rằng các nhà phản biện nên có trách nhiệm hơn nữa để tránh những đổ vỡ không cần thiết cho xã hội. Nước Việt Nam ta đã quá đủ mùi chiến tranh rồi, hãy để cho đồng bao ta được sống yên ổn càng lâu càng tốt. “Cờ ngoài, bài trong” câu tục ngữ dân gian Việt Nam đã chỉ rõ sự cần thiết của phản biện và lịch sử sẽ phán xét nên không được khư khư giữ thái độ thái quá “độc quyền chân lý” là ý thức của phản biện xã hội của tri thức.

      • Khách said

        không được khư khư giữ thái độ thái quá “độc quyền chân lý”

        Đọc câu này của bác lại bùi ngùi nhớ tới đảng ta.

      • Vu Vơ said

        Đọc bài của bác Phạm Toàn, ngay cái tựa đề, tôi thấy cũng đã nói được phần nào cái khó khăn của người “lao động trí óc” để vươn lên, dấn thân trở thành “trí thức” trong “thế giới toàn tri”.
        Mở đầu, bác Phạm Toàn đã giải thích, theo tôi rất đúng “người trí thức bao giờ cũng có hai trách nhiệm – một trách nhiệm nghiệp vụ và một trách nhiệm xã hội, một trách nhiệm vật chất và một trách nhiệm tinh thần”.
        Bác Phạm Toàn cũng đưa nhận định của NBC:”không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng”.
        Vậy nên hiểu thế nào về GS Ngô Bảo Châu (?), chắc là: Vâng tôi sẽ làm tốt chuyên môn của tôi, phản biện là cần thiết, nhưng việc ấy dành cho người khác!
        Bác Người HN đến giờ này vẫn còn ca ngợi sự gíáo dục theo “định hướng XHCN” ở VN thi tôi cũng chịu, ca ngợi chỉ vì ngày xưa bác có một thời “XHCN” đày khó khăn nhưng hạnh phúc, còn thời đại vô cảm, văn hóa “phong bì”, đạo đức xuống cấp này thì là do ảnh hưởng của “các thế lực thù địch”?
        Chế độ này làm cho “xã hội đã chết lâm sàng”. GS NBC cũng biết vậy. Ai gọi cấp cứu?
        Chúng ta tạo ra “dư luận xã hội”, nhưng như bác Phạm Toàn kết luận một cách bi quan “…đâu có vì “dư luận xã hội” ấy mà mắm tôm có thể dùng thay dầu gội đầu hoặc nước hoa Chanel”.
        Lao động trí óc không trở thành “trí thức”.

  74. khg fảii trí thức said

    Việt Nam có bao nhiêu tiến sĩ, GS? một năm VN có bao nhiêu công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín? có bao nhiêu phát minh sáng kiến? xin hãy so với Thái Lan thôi để thấy trình độ đội ngũ lao động trí óc ở ta kém thê nào (chưa kể bằng giả, kiến thức giả). cảm nhận của riêng tôi là GS Châu bất bình với lớp người này chứ ông không hề phản đối người trí thức có phản biện

  75. PT said

    Bác Toàn chắc phải làm được 1nháy/tuần nên mới còn hăng thế.

  76. buiphuchatinh said

    không phải cứ trí thức là phải hiểu biết quan tâm đến chính trị xã hội.đừng nhầm lẫn giữa yêu nước,hiểu biết chính trị với trí thức mặc dù hai việc đấy thường đi với nhau

  77. Ahma said

    Bên Bác Đông A (http://donga01.blogspot.com/2012/01/hoa-mai.html) có nói thế này: “Quân tử là một khái niệm thú vị, đi cùng tiểu nhân thành một cặp đối nghịch. Đặc điểm của quân tử là không mặc định, ấn định hay bất biến. Có thể nhờ tu dưỡng mà trưởng thành thành quân tử. Quân tử có đồng nhất với trí thức? Điều này có thể tùy thuộc vào định nghĩa, nhưng ít nhất quân tử có đối nghịch tiểu nhân, còn trí thức không thấy có. Trí thức là một khái niệm vô bổ nhất trần đời. Nó phụ thuộc vào việc người ta định ra nó như thế nào, nhưng bởi vì không có đối chứng cho nó nên định nghĩa về nó giống như một thứ cao su, co giãn thoải mái, khớp đâu cũng được. Thành ra người bảo có, người nói không, ỏm tỏi như một đám mù sờ voi. Nhưng điều buồn cười nhất là đa số những người nói về trí thức đều tự nhận mình không phải là trí thức. Điều này có vẻ như kiểu lão nông bàn về nhà thiên văn, và nhà thiên văn bàn về nông dân. Trước thế kỷ 18 toàn thể nhân loại không có khái niệm trí thức. Vậy chẳng lẽ mấy nghìn năm toàn nhân loại sống trong tăm tối và chỉ khi có cái được gọi là trí thức thì thế giới mới bừng sáng hay sao? Để tránh cái nghịch lý lịch sử này định nghĩa trí thức lại được co kéo sao cho có vẻ trùm lên lịch sử, nhưng nhìn thế nào cũng thấy không lòi đầu thì lòi chân hay tay. Ví dụ như trí thức không thể đồng nhất với quân tử vì không có cặp tiểu nhân đi cùng. Một thực thể nếu đã tồn tại thì nó không phụ thuộc vào bất kỳ định nghĩa nào hay nhận thức nào. Người nông dân, không cần bất cứ ai đưa ra định nghĩa về nông dân, đều biết mình một cách chắc chắn và xác quyết là nông dân. Người trí thức, nếu như có cũng sẽ phải như vậy, tự biết mình một cách chắc chắn và xác quyết là trí thức. Người trí thức, nếu như có cũng sẽ phải như vậy, tự biết mình một cách chắc chắn và xác quyết là trí thức. Phạm Thị Hoài vừa có bài về “đối lập trung thành”, cũng giống như “trí thức phò chính thống” trước đây, tôi xếp vào dạng vô bổ, cũng như các kiểu định nghĩa trí thức của ông Chu Hảo. Khi nào người ta thích bàn về trí thức? Quan sát ông Chu Hảo và bà Phạm Thị Hoài tôi rút ra một kết luận (à la confirmation bias): khi không còn khả năng hay năng lực làm đúng chuyên môn mà đáng lẽ họ vốn phải làm. Phạm Thị Hoài không còn khả năng viết văn, ông Chu Hảo đã từ lâu vất hòn gạch gõ cửa là nghiên cứu vật lý rồi. Vẽ ma quái bao giờ cũng dễ và không cần tới năng lực.”.
    Có cái gì đó gần với GS Ngô Bảo Châu.

  78. Hay qua! said

    Bai viet rat hay – toi tan thanh.

  79. Cứ kéo dài mấy cái tranh luận tuần này, qua tuần khác có lẽ giới cộng đồng mạng quên đi những chuyện bất công kiểu Đoàn Văn Vươn chăng ?

    Một vài trí thức tên tuổi và về hưu không biết rằng […]

  80. vy vy said

    ABS ơi đã thấy có bản tiếng Việt Thông Điệp Liên Bang 2012 của Tổng Thống Obama tại đây
    http://gocsan.blogspot.com/2012/01/2012-state-of-union-address-thong-iep.html

    BS: Chà lẹ quá! Cám ơn bác.

    • Chà Lẹ Quá said

      Thông điệp liên bang 2012 ông Obama nói cái gì cũng cụ thể, ngu thế! Không khôn như bên ta, ta nói cái gì cũng chung chung, kiểu như” lạm phát tuy hơi cao nhưng xã hội vẫn ổn định , an ninh chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện…”
      “Ngu xuẩn nhất nhì / là tổng thống Mỹ “* Nên nước Mỹ nó thua xa ta là phải.

      (Thơ thần đồng Trần Đăng khoa của ta)

  81. Gui van nghe sy-Trí thức said

    Gửi Văn nghệ sỹ-Trí thức cùng “Trí Ngủ Ngô Bảo Châu”

    Nếu ” Trí Ngủ : nghĩa là ru với gió,
    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”,
    Ðể tâm hồn treo ngược ở cành cây
    Xã hội bất công không một lời PHẢN BIỆN;

    Nếu Trí ngủ: nghĩa là nhăn với mếu,
    Nghĩa là van Thượng đế rủ lòng thương,
    Hồn bơ vơ lạc lõng ở mười phương,
    Khóc rả rích như ve sầu tháng hạ;

    Nếu Văn Nô ( SEX) vùi đầu mài miết tả
    Cặp “tuyết lê” hồi hộp trước tình yêu,
    Cho cuộc đời là mộng ái cao siêu,
    Chìm đắm ở thương hoa và tiếc ngọc;

    Nếu Trí ngủ : nghĩa là đem gấm góc
    Phủ lên trên xã hội đã điêu tàn,
    Véo von ca cho át tiếng kêu than
    Của nhân loại cần lao đang giãy giụa;

    Thì bạn hỡi, một con người như rứa,
    Là tai ương, chướng họa của nhân quần.
    Nhọc tơ lòng mà phí cả ngày xuân
    Ðể ca ngợi bất công và tàn ngược;

    Uốn gối trước cường quyền và mong được
    Lượm hương thừa, phấn thải để qua ngày;
    Khiến loài người đắm đuối và mê say,
    Sống thoi thóp dưới gông xiềng nô lệ.

    Không, không được! Hỡi các nhà văn nghệ,
    Các nhà Văn, Trí Thức của đồng bào,
    Các nhà thơ trong sạch và thanh tao,
    Hoa thơm ngát trong vườn xuân đất Việt!

    Là Trí Thức phải là hồn cao khiết,
    Chí kiên cường và sứ mệnh cao siêu;
    Ca tự do, tiến bộ với tình yêu
    – Yêu nhân loại, hòa bình và công lý –

    Cao giọng hát những bài ca chính khí
    Của anh hùng đã vì nước quên mình,
    Sống quang vinh mà chết cũng quang vinh,
    Của Bãi Sậy, Thái-nguyên và Yên-bái…

    Là Trí Thức nghĩa là theo gió mới
    Tìm ý thơ trên ngọn sóng Bạch – đằng,
    Ðể tâm hồn dào dạt với Chi-lăng,
    Làm bất tử trận Ðống – đa oanh liệt,

    Dốc cho hết cả một bầu nhiệt huyết,
    Tưới tâm can đồng loại lúc tàn đông;
    Thả trái tim hòa nhịp với Ðô-lương,
    Với Lục-tỉnh, Bắc-sơn và Ðình-cả.

    Là Tri Thức nghĩa là cao khúc họa
    Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu
    Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu,
    Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ.

    Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ,
    Mỗi Lời Văn: bom đạn phá cường quyền,
    Và lúc cần, quẳng bút lấy long tuyền.

    Hỡi Trí thức ! Hãy vươn mình đứng dậy!
    Thời rượu nồng, đệm gấm đã qua rồi.
    Thôi thôi đừng khóc gió với than mây,
    Hãy nhịp bước trên con đường tiến bộ.

    Dùng Thi-Văn mà lạnh lùng soi tỏ
    Những bệnh căn xã hội đã tràn đầy;

    http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080708055626AAR0Zdt

  82. Cục Đất said

    Còm cho Trả lời của Bảo Châu với Bọ Lập.
    Châu vẫn còn mơ hồ lắm. Vẫn quanh quẩn ở “hàm trí thức”. Ko (hoặc giả vờ ko) nhận thức được cái điểm cốt lõi nhất là : Ủng hộ trí thức phản biện hay là KHÔNG ? Thôi, đến thế đành chịu.
    Dầu sao có trả lời cũng hơn không.

  83. Mac Trang said

    Tôi đồng ý với quan niệm về người trí thức của Ngô Bảo Châu. Người trí thức phải hết mình theo đuổi đối tượng mà anh ta tìm tòi, sáng tạo để hy vọng đóng góp cái gì mới cho xã hội, cho nhân loại. Có người cả đời tìm kiếm vẫn thất bại. Thế mà họ vẫn say sưa: nếu có hai cuộc đời tôi vẫn tiếp tục công việc này. Loại trí thức đó ở Việt Nam ngày nay hiếm quá! Hiếm quá! Trong lĩnh vực giáo dục tôi mới thấy có Hồ Ngọc Đại. Tôi rất nghi ngờ các GS cái gì cũng biết, vấn đề gì cũng sẵn sàng phản biện! Các nhà khoa học đích thực chỉ dám mạnh mồm trong lĩnh vực chuyên sâu của mình, còn ngoài lĩnh vực đó thường dè dặt thận trọng lắm…
    Cái khốn khổ của xã hội này là không làm cho mỗi người trí thức say mê với đối tượng mà mình theo đuổi để đem lại cho xã hội những giá trị từ lao động đích thực của họ, mà làm cho người trí thức tha hóa. Tất nhiên khi xã hội cần thì người trí thức sẵn sàng “xếp bút nghiên theo việc binh đao”!
    Xin đừng áp đặt mọi người đều nghĩ, làm giống như mình; đừng tùy tiện phán xét quan điểm của người khác khi chưa thấu hiểu. Tôi cũng vừa có bài viết “Nên thí điểm bỏ cấp huyện” liền bị một số ý kiến phê phán, mà tôi tin là họ mới đọc ba câu đầu, chứ chưa hề đọc kỹ bài viết đó!
    Chê ai đó thì dễ lắm! Thấu hiểu và sẻ chia một cách xây dựng mới đáng quý.
    MVT

    • Người không quen mặt nhưng quen nhà said

      Ngắn gọn: Cấp xã thì quá yếu, cấp huyện rốt cuộc chỉ là nơi trung gian và … giữ phần.
      Tối ưu: tăng cường năng lực quản lý cho xã, bỏ cấp huyện. Như vậy dân được nhờ nhiều hơn.

  84. Trách móc nữa mà chi...... Chỉ là một sự cảm thông, thương hại.! said

    Nói cho chua xót hơn…

    Cụ Cù Huy Cận được nhà nước cấp nhà vì công lao to lớn, đến Cù Huy Hà Vũ không theo nhà nước thì bị công an giựt sập nhà, tống vào tù. Ngô Bảo Châu sợ xanh mặt rồi lấy đâu mà dám phản biện xã hội. Nên chỉ đưa ra những nhận định vu vơ không có giá trị dành cho xã hội.

    Từ một người tự do tung hoành ngang dọc đất Pháp, đất Mỹ, về Việt Nam bị đeo gong vào cổ, nói chẳng dám nói, ăn chẳng dám ăn, uống cũng chẳng dám uống, vì nhỡ nói phật lòng nhà nước thì vào tù như Cù Huy Hà Vũ, hoặc bị thuốc chết như Võ Văn Kiệt…. Đáng tiếc, thật là đáng tiếc.!”

    Bác Phạm Toàn có thể thông cảm và bên vực cho ông Ngô Bảo Châu như trên cũng là ấm lòng Ngô rồi. Sống trong xã hội mà không phụng sự xã hội, phủ nhận giá trị của xã hội mà đi đề cao cá nhân thì sớm muộn gì cũng bị xã hội đào thải.

    Bao nhiêu tranh luận, bao nhiêu lời tức giận của xã hội trút xuống ông Ngô Bảo Châu, tôi thấy cũng đã đủ. Chúng ta nên khép lại chương này, vì cho dù có trút giận hay tẩy chay Ngô Bảo Châu thì cũng không thay đổi được chế độ. Mặc cho phát biểu của ông ta phủ nhận vai trò phản biện xã hội, mặc cho ông ta tách rời khỏi xã hội.

    Chúng ta là một thành phần của xã hội, hãy đùm bọc nhau để cùng xã hội thay đổi vận mệnh tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Quan trọng hơn hết thay đổi chế độ để dân sống dễ thở hơn, quan tâm chi những người chỉ biết sống cho cá nhân họ.

    Để dẫn chứng cho thấy con người Ngô Bảo Châu đang mơ sản về giá trị tự sướng….. Với giải thưởng Fields mà ông ta trở nên cuồn ngôn thì xã hội hết thuốc chữa.!

    Phóng viên hỏi:
    – Phát biểu trong lễ tuyên dương tổ chức tại Mỹ Đình một năm trước, anh nói “tinh thần yêu thương đoàn kết trong cộng đồng toán học Việt Nam là cái rất hiếm hoi và đáng quý”. Sau thời gian làm việc ở trong nước, anh có thể chia sẻ nhiều hơn về điều “đáng quý” này?

    Ngô Bảo Châu:
    – Nếu không có tinh thần đoàn kết và yêu thương trong cộng đồng toán học thì việc xây dựng Viện Toán cao cấp là không khả thi. Khi có ý tưởng đã được cộng đồng ủng hộ, không ai ganh tỵ, cân đo xem ông Ngô Bảo Châu có được ưu tiên hơn với người khác không. Và dù chưa biết kết quả thế nào nhưng mọi người đều có lòng tin. Một cái may của cộng đồng toán học là có sự tin tưởng lẫn nhau.

    ******
    Tôi nghĩ ở cộng đồng ngành khoa học khác, một phần chưa có thành tích vang dội như toán học, phần khác là sự ủng hộ, niềm tin lẫn nhau, không khí khoa học chưa được đoàn kết và trong sáng như trong toán học.
    ******

    ————-
    “Các ngành khoa học khác chưa có thành tích vang dội như toán học”, một sự ngông cuồn, cuồn ngôn của một người đoạt giải thưởng Fields.

    Nếu có đề nghị.! Tôi đề nghị ủy ban giải thưởng Fields trước khi xét thưởng cho một ai đó. Hãy xem xét đến giá trị của người đó có giá trị như thế nào không chỉ trong ngành toán, mà còn giá trị của người đó đối với xã hội. Cần nhất là giải thưởng cao quý chỉ nên trao tặng cho những người biết khiêm tốn, và giải thưởng cần phải được thu hồi nếu……. Người đó lợi dụng giải thưởng, làm mất tính trong sáng và làm mất uy tín của giải thưởng.

    • DO QUOC LONG-ha noi said

      doc nhung loi phat bieu cua ban toi thay buon cho dat me viet nam ve tam hieu biet va nhan dinh su viec trong xa hoi. dan tri the nay bao sao dat nuoc ko tut hau moi la la.

  85. […] Theo Anhbasam […]

  86. […] ABS Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. Categories: Bình luận […]

  87. Thú thật, với trình độ TSG mà chẳng hiểu ông Phạm Toàn!
    Mình không thích phó mát, hạt sạn…!!! 😦

  88. […] Phạm Toàn (anhbasam) – 

  89. Hây zà
    Cái này có phải là “trí thức” hông ta:

    Nguyễn Công Trứ

    Kẻ Sĩ

    Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
    Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên. (1)
    Có giang sơn thì sĩ đã có tên,
    Từ Chu Hán, vốn sĩ này là quí.

    Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị,
    Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường.
    Khí hạo nhiên chí đại, chí cương,
    So chính khí đã đầy trong trời đất.

    Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất, (2)
    Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn. (3)
    Xe bồ luân (4) dầu chưa gặp Thang, Văn,
    Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.

    Cầm chính đạo để tịch tà, cự bí,
    Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên. (5)
    Rồng mây khi gặp hội ưa duyên
    Đem quách cả sở tồn làm sở dụng.

    Trong lang miếu, ra tài lương đống,
    Ngoài biên thùy rạch mũi can tương.
    Làm sao cho bách thế lưu phương,
    Trước là sĩ sau là khanh tướng.

    Kinh luân khởi tâm thượng,
    Binh giáp tàng hung trung.
    Vũ trụ chi gian giai phận sự,
    Nam nhi đáo thử thị hào hùng. (6)

    Nhà nước yên mà sĩ được thung dung,
    Bấy giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch. (7)

    Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch,
    Tiêu dao nơi hàn cốc, thanh sơn,
    Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn,
    Đồ thích chí chất đầy trong một túi.
    Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới,
    Gẩm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh,
    Này này sĩ mới hoàn danh.

  90. Mai Sỹ Xuân Lâm said

    Gửi bác Phạm Toàn:

    Phát biểu của ông Ngô Bảo Châu gây shock dư luận nằm ở chổ:

    Ngô Bảo Châu:
    -“Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?” (in nghiêng và in đậm)

    Giá trị của trí thức được nhìn nhận qua công lao, đóng góp, tinh thần và trách nhiệm của người đó đối với xã hội. Người trí thức, giá trị do xã hội đánh giá và phong tặng chứ không thể do một tổ chức hay đảng phái xét duyệt, hay thi đua, hoặc phải được phong học hàm, học vị thì mới được gọi là trí thức.!

    Ngô Bảo Châu:
    “Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.” (in nghiêng và in đậm)

    Giải thưởng Fields, là một sản phẩm được làm ra từ thành quả lao động trí óc của ông Ngô Bảo Châu, một người thi đua và được phong hàm giáo sư. Ông Ngô Bảo Châu phát biểu như thế thì chẳng khác nào chính ông ta tự đề cao ông ta thông qua GIÁ TRỊ của giải thưởng FIELDS. Ở đây tôi muốn nói đến giá trị giải thưởng Fields là giải thưởng chỉ được dùng để vinh danh những người TRẺ TUỔI có đóng góp cho nền toán học. Chứ giải thưởng đó không phải vinh danh những người có đóng góp to lớn cho xã hội.!

    Tôi nhấn mạnh ở từ TRẺ TUỔI ở đây, tức là về chuyên ngành Toán, chưa chắc gì ông Ngô Bảo Châu đã qua mặt được những người lớn tuổi hơn ông ta (tuổi nằm ngoài đối tượng được xét tặng giải thưởng FIELDS)… Thế nên đừng thần tượng hóa ông ta chỉ vì giải thưởng Fields.!

    Chính những người mang tư duy của mình ra, lao động bằng trí óc để phản biện xã hội, giúp xã hội tốt đẹp hơn, có hiệu quả hơn đã là một sản phẩm do lao động trí óc mà ra. Việc ông Ngô Bảo Châu không coi phản biện xã hội là một thành quả của lao động trí óc là một điều rất ngớ ngẩn. Chính vì lẽ đó ông Nguyễn Huệ Chi đã có bình luận ông Ngô Bảo Châu bị “mâu thuẫn” với chính ông Châu là điều rất chính xác.

    Thông qua giá trị người trí thức do xã hội đánh giá và phong tặng, vì người đó có mang lại lợi ích, có trách nhiệm với toàn thể xã hội. Để chúng ta có thể thấy rằng, những nhận định của ông Ngô Bảo Châu đã đề cao giá trị trí thức bởi thành tựu cá nhân hóa, tách rời khỏi xã hội. Chính vì lẽ đó, dư luận xã hội đã lên án phát biểu của ông Ngô Bảo Châu.!

    Nhắc lại scandal của ông giáo sư Hwang Woo Suk ở bên Hàn Quốc, khi nhìn trở về Việt Nam với ông Nguyễn Phúc Giác Hải, một nhà nghiên cứu về tâm linh, vong hồn có kiến thức về Vật Lý, nhưng lại làm giả kết quả khoa học. Ông Giác Hải đã chụp hình một cái mạng nhện rồi hô hoán lên là vong hồn giăng ngang dọc, chuyển động có quỹ đạo. Điều đáng ngạc nhiên hơn là với hơn 1000 bức hình chụp hiện tượng quang học, đề tài: “Các vòng tròn ánh sáng liên quan đến tâm linh” do nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải làm chủ nhiệm, được Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người xếp loại xuất sắc. Trung Tâm này lại chính là nơi được điều hành bởi rất nhiều con người ưu tứu với học hàm học vị là giáo sư tiến sĩ. Những thành phần mà nếu không phát hiện ra sự dối trá trong khoa học, thì ở một khía cạnh nào đó họ nghiễm nhiên trở thành những nhà trí thức. Vì họ có học hàm và học vị dựa trên giá trị của sản phẩm xuất sắc mà họ làm ra.!

    Điều này nhắc lại cho chúng ta nhớ đến lời của ông Ngô Bảo Châu: “Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra”

    Vậy, những nhận định bên trên của ông Châu về ‘giá trị của trí thức’ đã đúng chưa với trường hợp của ông Nguyễn Phúc Giác Hải và với một số thành viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người.? Ngân sách nhà nước, tiền thuế của nhân dân, các ông giáo sư-tiến sĩ này đã sử dụng ngân sách ra sao từ việc dùng để lập đề tài nghiên cứu, đến ngân sách nghiệm thu đánh giá một công trình giả mạo khoa học trở thành một đề tài nghiên cứu xuất sắc.?

    Người trí thức là người sử dụng tư duy của mình để giải quyết vấn đề sáng suốt và hiệu quả, giúp ích cho xã hội. Thế nhưng với ông Nguyễn Phúc Giác Hải khi nghiên cứu những đốm sáng quang học lại đi hô hoán là những vong hồn người âm, đã gây nên sự xáo trộn, bấn loạn trật tự xã hội. Bất kỳ ai tin vào kết quả nghiên cứu của ông Giác Hải khi chụp hình thấy những đốm sáng trên thì tâm thần đều bất an,… chỉ vì sợ ma. Vậy liệu rằng, với những người được phong học hàm, học vị, giá trị sản phẩm của họ làm ra thông qua các đề tài nghiên cứu giả mạo, có đáng giá để được xã hội phong tặng danh hiệu là một nhà trí thức hay không.? Họ gây hoan mang trong xã hội để tôn vinh giá trị của họ, hay họ đã tham gia phản biện xã hội, giúp xã hội tốt đẹp hơn…

    Chính những minh chứng trên đã giúp tôi có thể kết luận, và có lẽ rất nhiều người sẽ đồng tình cùng với tôi. Người trí thức không được đánh giá cao qua giá trị học hàm học vị của họ. Mà danh hiệu người trí thức chỉ được phong tặng khi người đó có đóng góp sáng suốt và hiệu quả cho xã hội, mang lại lợi ích chung cho xã hội. Danh hiệu người trí thức là giá trị do xã hội đánh giá và phong tặng, chứ không dựa trên giá trị học hàm, học vị. Vì xã hội còn phải xét đến giá trị học hàm và học vị ấy phục vụ cho lợi ích cá nhân người được phong hàm, hay giá trị đó đóng góp cho lợi ích của xã hội. Danh hiệu ‘trí thức’ Không phải do thi đua mà có như lời ông Ngô Bảo Châu nhận định.

    Ở một khía cạnh khác riêng về góc nhìn cá nhân của tôi. Tôi vẫn nhớ hoài câu nói của ông Ngô Bảo Châu sau khi ông đoạt giải thưởng Fields: “bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”. Và hôm nay, giải thưởng Fields về toán học, đó là một sản phẩm giá trị do ông Ngô Bảo Châu lao động trí óc mà có, là giá trị của trí thức. Thế nên những phản biện xã hội đối với ông Châu không còn là giá trị của trí thức. Cái đắng đo mà tôi đã phải suy nghĩ hoài về nó: Giải thưởng Fields dùng để vinh danh đóng góp của một ai đó cho nền toán học, hay đó là cơ sở để xét duyệt quyền được làm người tự do và giá trị của một người trí thức.???. Nếu giải thưởng Fields giúp cho mọi phát biểu của ông Ngô Bảo Châu trở nên mặc nhiên đúng và có giá trị, thì…. thật là nguy hiểm cho xã hội.!

    Mai Sỹ Xuân Lâm

  91. […]  https://anhbasam.wordpress.com/2012/01/25/664-luc-cua-nguoi-tri-thuc-trong-the-gioi-toan-tri/#more-42… […]

  92. Thấp cổ bé miệng said

    CHỈ NHỮNG AI BƯỚC ĐI MỚI CẢM THẤY SỨC NẶNG CỦA XIỀNG XÍCH..

    To be (intellectual) or not to be? Cuộc sống có khi đặt ra những lựa chọn khắc nghiệt, mà mỗi người buộc phải hy sinh một cái gì đấy để đạt được một cái gì khác, chứ không thể chọn cả hai và không thể có tất cả. Xã hội càng bất thường thì những lựa chọn ấy càng khắc nghiệt. Trí thức dấn thân là những người chấp nhận mất mát hiểm nguy để thực hiện được sứ mạng của mình là thức tỉnh xã hội. Tuy họ là một con số rất ít nhưng chính họ là những người đã thúc đẩy tiến bộ xã hội, và những mất mát của họ, cũng như gia đình họ không bao giờ là uổng phí. Nếu không có mục sư Martin Luther King và những người da đen chấp nhận tù đày, đàn áp để đứng lên đòi “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” thì giờ đây những tấm bảng “Chỉ dành cho người da trắng” sẽ vẫn còn nhan nhản trên khắp đất nước Mỹ. Quyền được lên tiếng, quyền được dùng lá phiếu để chọn người cai trị không tự nhiên mà có, nó đã được đổi bằng sự mất mát, hy sinh của những con người can đảm, những con người không chấp nhận bất công, những con người tin rằng hoàn cảnh tồi tệ mà những người thấp cổ bé họng trong xã hội đang sống có thể thay đổi được và nhất định sẽ phải thay đổi.

    Những con người can đảm ấy rất đáng kính phục. Nhưng chỉ cá nhân những người ấy sẽ không đủ để tạo ra những thay đổi mà chúng ta đã thấy. Cần phải có hàng triệu người khác cũng không chấp nhận bất công như họ. Để có được hàng triệu người ấy, cần có những cá nhân riêng lẻ kiên trì truyền bá lẽ phải và những nhận thức đúng đắn cho cộng đồng. Có những người đã lựa chọn như vậy. Vâng, ta có thể nói họ hèn nhát, không dám nói to lên những ý kiến trái tai nhà cầm quyền. Nhưng nếu họ nói to lên một lần, thì nhà tù đã chờ sẵn họ. Đã vào tù là không còn có thể làm gì được nữa. Đất nước rất cần những người can đảm vào tù để tỉnh thức xã hội. Nhưng đất nước cũng cần những người sống bên ngoài nhà tù, để có thể từng bước nâng cao dân trí, góp phần đưa những cái bất thường trở về bình thường, bằng cách xác lập những chuẩn mực tử tế trong từng lãnh vực, bằng cách sống cho tử tế và tránh không làm cái loa tuyên truyền những điều dối trá. Hồ Chí Minh xưa kia thành công là nhờ biết tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc. “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc…”. Bất cứ ai, làm bất cứ điều gì góp phần tạo ra tiến bộ xã hội thì đều đáng quý, đáng trân trọng. Ngày nay cũng thế, ai có can đảm ở tù, hãy nói lên tiếng nói trung thực của những người đang bị áp bức. Ai chưa có can đảm ấy, hãy tránh không nói những lời dối trá, không làm những điều có hại cho đồng bào. Hãy làm những việc tử tế dù nhỏ nhất trong công việc của mình. Hãy từ chối tiếp tay với sự dối trá. Những người cầm súng, xin đừng mỉa mai chê trách những người dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Những người đứng ngoài, xin đừng ngồi nhìn. Xin đừng chỉ nói, mà hãy làm một cái gì đó mà mình có thể làm được. Những ngừoi tử tế toàn thế giới, xin hãy đoàn kết lại!!

  93. Lam Việt said

    Đứng trước việc có quá nhiều nhân sĩ, trí thức lên tiếng về các tình hình bất ổn đối với lãnh thổ quốc gia, khiếu kiện đất đai, tự do dân chủ và nhân quyền.v.v…. Gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân dành cho chế độ. Nếu cứ để phong trào nhân sĩ trí thức tiếp tục nhân rộng thì liệu rằng, đảng có cần đưa giới nhân sĩ, trí thức vào vòng kiểm soát bằng “luật pháp” hay không.? Vì điều đó sẽ góp phần giúp đảng bảo vệ chế độ, bớt đi trí thức là bớt đi ảnh hưởng xấu đến uy tín của nhân dân dành cho chế độ. Để thanh trừng trí thức gây bất lợi cho chế độ, cần phải xây dựng một ‘tượng đài’ mới cho giới trẻ noi theo. Nhà toán học Ngô Bảo Châu là một người làm khoa học, đoạt được giải thưởng Fields. Sử dụng và đánh bóng hình ảnh ‘tượng đài giáo sư’ hòng tước đoạt giá trị của trí thức đó là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm.

    Dường như đã có một cuộc sắp đặt, một lộ trình cho việc tước đoạt giá trị của trí thức, hòng thanh trừng trí thức trong nước nhằm bảo vệ chế độ. Việc ông Ngô Bảo Châu công khai trên báo Tuổi Trẻ bác bỏ giá trị và vai trò của trí thức thông qua phản biện xã hội, chính là câu trả lời cho chúng ta suy nghĩ. Dùng phát biểu của ‘tượng đài khoa học’ Ngô Bảo Châu để tước đoạt giá trị của trí thức và gắn liền giá trị của trí thức vào giá trị học hàm, học vị (được chế độ quản lý) là biểu hiện rất rõ cho thấy có sự mưu toan kiểm soát trí thức bằng luật pháp, thanh trừng giới nhân sĩ và trí thức trong nước. Việc tước đoạt giá trị của trí thức được công khai từ ‘tượng đài khoa học’ Ngô Bảo Châu nhằm kêu gọi giới trẻ noi gương, lồng vào đó là thông điệp nhồi sọ giới trẻ không nên nhìn nhận giá trị của trí thức thông qua phản biện xã hội. Bộc lộ một lối cai trị làm ngu dân, khi tước đoạt giá trị của trí thức thông qua phản biện xã hội.!

    Chế độ cộng sản đang nổ lực xây dựng và đánh bóng ‘tượng đài giáo sư’ Ngô Bảo Châu thay thế ‘tượng đài’ Hồ Chí Minh (đã già nua, không hợp thời) để gây sức ảnh hưởng lên giới trẻ, thanh trừng giới trí thức tự do để bảo vệ sự tồn vong của chế độ.!

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012/01/au-co-chinh-tri-dung-tuong-ai-khoa-hoc.html

  94. MIẾN ĐIỆN đã có Aung San Suu Kyi : Linh Hồn của Phong Trào Dân Chủ Miến Điện…..

    BIẾT ĐẾN bao giờ con cháu NGUYỄN TRÃI lại có một Nguyễn Trãi tái sinh NGANG TẦM với TRÍ THỨC thời đại sau

    […]

  95. […] trí thức trong thế giới toàn trị Posted on 24/01/2012 by bahaidao Posted by Basamnews on 25/01/2012 Phạm Toàn Đôi lời: Một thông điệp rõ ràng về “một thông […]

  96. […] trong thế giới toàn trị Posted on Tháng Một 24, 2012 by bahaidao Posted by Basamnews on 25/01/2012 Phạm Toàn Đôi lời: Một thông điệp rõ ràng về “một thông […]

  97. MINH HẰNG said

    SẢN PHẨM CUẢ CHẾ ĐỘ TOÀN TRI ?…

    Nhà văn Nguyễn Hiến Lê vưà bị bệnh vưà tiếp đải Đào Duy Anh trong nhà. Nghe tin nhà văn bệnh , thành ủy đãng Cộng sãn VN mời ông vào chưã tại bệnh viện dành cán bộ cấp cao. Nhà văn từ chối và bảo mình tự chưả đuợc. Nguời đại diện đãng vưà buớc ra, họ Đào hỏi ngay :” Đãng ân cần mời, sao anh lại từ chối?
    Nhà văn họ Lê đáp liền : ” Tôi có công gì mà vào nằm ở đó..và nằm chưả rồi, sau này cần họ nhờ làm sao mình ăn nói …”
    Ông từng bất hợp tác và chỉ trích các chính quyền miền Nam ông đang sống vì thấy xã hội bất công…cũng như LS Nguyễn Mạnh Tuờng miền Bắc.
    Nhà đã lấy rồi thì nay phải trả.. .dù cái giá này giống như cái giá cuả Lê Lai cưú chuá .
    Và ai bảo kẻ lao đông trí óc (là trí thức?) này cũng như tay tài xế vứt xác cuả cháu bé chết vì ngộp cùng nguời cha trẻ ra khỏi xe không phải là sản phẫm cuả chế độ toàn trị bất nhân hiện nay ?

    • D.Nhật Lệ said

      Hình như bác MH.suy diễn theo ý bác,chứ không phải ý của ông NHL.!
      Muốn hiểu rõ học giả NHL,cần phải đọc hết nhân sinh quan của ông mà
      trong Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê (phải là bản do do nhà xb.Văn Nghệ ở Mỹ,
      vì không bị cắt xén) ông đã minh định trên 20 điều.
      Đọc hết,người ta mới biết lý do tại sao ông muốn sống độc lập,nghĩa là
      không làm công chức và tham gia vào bất cứ tổ chức nào của chính phủ
      VNCH. để ông có thể mạnh miệng phê phán chính quyền mà không sợ
      mang ơn ai kiểu “há miệng mắc quai” ! Thứ hai nữa là ông có quan điểm
      chính trị thiên tả nên phần nào ác cảm với chính quyền VNCH.
      Nếu chỉ vì xã hội bất công thì không đúng.Xã hội mới chập chững bước
      đi trong dân chủ (tương đối) thì làm sao tránh khỏi sự bất công trong khi
      phải đối phó với cuộc chiến tranh ý thức hệ thời đó.

      • Vị Nhân said

        Rất hiếm nguòi hiểu Nguyễn Hiến Lê như D. Nhật Lệ. Họ chỉ nhìn vào những trước tác cuả ông rồi cứ lấy đó làm chuẩn mực cho các việc khác như quan điểm về chính trị chẳng hạn. Có những nhận định , tuyên bố dù chỉ trong nhửng bài viết, cũng chứng tỏ ông hoặc là vì định kiến nên không công bằng với chính quyền Miền Nam, hoặc vì “chùm chăn” nên không có thông tin về Miền Bắc. Do đó đã có những nhận định hết sức sai lạc về cả hai phiá. Phải đến khi ông sống chung với CS mấy năm thì mới mở mắt ra, Tiếc rằng lúc đó đã muộn cho ông và chẳng giúp ích gì cho dân cho nước. Có chăng lại có dịp cho những người vốn “thần tượng” ông nói:” Đó, một mẫu “sĩ phu” thời đại, không lệ thuộc cường quyền!!!”. Thật ra NHL nói được gì, phê bình chế độ CS ở trong bếp(hồi ký) thì dân ai rõ và chính quyền CS có trày cái vảy nào đâu? Hơn nữa, nếu không có những người miền Nam thoát ra được nước ngoài xuất bản Hồi Ký cho ông mà cứ chờ CQCS thì liêu ai biết “tâm sự” cuả ông ta. Họ (CQCS) đã thiến,xẻo sách cuả ông như thế nào chắc không cần nói thêm!

  98. Nên Phản biện, xin đừng phản bội…

    Một người có bố là Liệt Sĩ vì tham gia Việt Minh-Cộng Sản chống Pháp. Khi lớn lên được đi học nước ngoài khi mà thanh niên cả nước phải xông ra tiền tuyến “Chống Mỹ cứu nước”.

    Thành công trở về với học vị cao, Quân đội cậy nhờ anh ta vào xây dựng quân đội nơi mà cha anh ta đã có một thời oanh liệt anh từ chối vì Quân đội không la môi trường màu mỡ cho anh ta phát triển và anh đi làm kinh tế phát triển tin học…Sau nhiều năm lăn lộn và gặp thời kinh tế mở anh trở nên giàu có có tên tuổi và thứ hạng trong cả nước.

    Tâm lý của anh ta bắt đầu thay đổi, anh không còn mang tâm lý của một người con nghèo khó -con liệt sĩ- nữa, mà muốn phản biện với Nhà nước Việt Nam rằng: Độc đảng là độc quyền, Đất đai phải là sỡ hữu tư nhân, sơ hữu toàn dân là lạc hậu…Tóm lại anh ta không chấp nhận chính quyền hiện tại, cái chính quyền mà bố anh ta đã hi sinh bảo vệ và giành nó, và là nguyên nhân anh không phải đi vao Nam chiến đấu mà được Nhà nước ấy cho đi học nước ngoài để thành tài ….

    Thế xin hỏi anh ta là người Phản Biện, hay Phản Bội ????

    • dân nghèo said

      HC là phản động (phản tiến bộ)

      • Ẩn danh said

        Câu hỏi của ông Hải Châu rất dễ trả lời, anh ta hành động như vậy vì anh đã nhân thức được rằng, bố anh ta và nhân dân VN đã bị phản bội (Nhiều cán bộ CM lão thành đã nhận ra điều dó, chắc ông Hải Châu cũng biết, không cần kể tên ra đây).
        Anh ta thấy cần phải nói lên sự thật, nói đúng suy nghĩ, lương tâm, có yêu thì bảo là yêu, ghét thì bảo là ghét, dù có bị trù dập, thiệt thòi. Anh ta là một người trung thực.
        Còn nếu ông Hải Châu cho rằng anh ta phải trung thành với kẻ đã ban ơn cho anh ta, bất kể kẻ đó xấu hay tốt, thì đúng là anh ta có tư duy …của một loài động vật nổi tiếng là chỉ biết CÒN CHỦ, CÒN MÌNH.

    • Rebel said

      Xin bác Hải Châu cho biết ai là đối tượng bị phản bội, em sẽ trả lời cho bác anh ta là người phản biện hay phản bội!

    • hahien said

      Có thể người này bảo là “phản bội”, người khác bảo là “tỉnh ngộ”

    • montaukmosquito said

      Người dân Việt Nam chỉ nên trung thành với đất nước và dân tộc Việt nam . Nếu một đảng phải chính trị đi ngược lại quyền lợi của đất nước và dân tộc mà trở thành một chính quyền độc tài toàn trị làm hại đất nước, thì HC muốn trung thành với ai ?

      Nếu HC chọn Đảng độc tài toàn trị thì chúng mình là đồng chí . Tớ trước giờ chỉ biết “Mừng Đảng, mừng Xuân”, kệ xác đất nước và nhân dân, chỉ biết “Yêu Đảng” thôi, đất nước và nhân dân đi chỗ khác chơi . Tình yêu đối với đảng của tớ cao thượng hơn HC vì tớ chưa ăn đồng xu cắc bạc nào của đảng cả .

    • A Cô Đa said

      Anh ta là một công dân thứ thiệt. Nhờ sự hiểu biết và trí tuệ, anh ta đã nhận ra bố anh ta đã bỏ mình vì cái gì, đồng bào của anh ta đã và đang sống lay lắt ra sao, sẽ tiếp tục sống trong sợ hãi đến bao giờ nữa khi bọn Cs […]

    • Ẩn danh said

      Cái đầu gối HC này chỗ nào cũng thấy xuất hiện cà.

    • Dânđen said

      Anh ta đã PHẢN BỘI lại những gì ông cha anh ta đã hy sinh để anh ta có được những ưu ái, được trải thảm trên bước đường tương lai và những thành công hôm nay ngoài nổ lực cá nhân tuy nhiên có không ít sự nâng đở
      Anh ta PHẢN BIỆN lại con đường mà ông cha anh ta đã đi và chon tư tưởng thực dụng sáng suốt lựa chọn cho mình con đường tiến thân

    • Thái Tự said

      Câu trả lời đơn giản: Hải Châu là người bảo thủ, chậm tiến.

    • Dan Ngu Khu Den said

      Con chó là động vật luôn biết trung thành với chủ, dù chủ nó là một thằng …ăn cướp. Đó là sự trung thành theo bản năng. Con người biết phân biệt đúng sai, tốt xấu nên không thể trung thành theo bản năng. Không biết ông Hải Châu trung thành theo kiểu nào? chắc là theo kiểu “còn đảng còn ta”

    • Tôi đã nói “:tâm lý của anh ta bắt đầu thay đổi” còn vạn vật đều vẫn thế…Nghĩa là sau khi anh ta được giàu có, anh ta nghĩ cần phải công khai cái vốn liếng mà anh kiếm được để từ chỗ có tiền anh sẽ có quyền và tham gia Nội Các, hoặc làm Tổng thống….

      Than ôi đó là ước mơ của một tên phản bội, bản chất trong anh chỉ là một chú nông dân nuôi gà bình thường (vì người Nông dân có lòng tham vô định) cho dù nay có cái hàm Tiến Sĩ…muốn phản bội lật đổ cái mà đã nuôi cho anh ta trở thành giàu có rồi anh ta “đái vào cái bát ” cái bát mà cha anh đã cho anh ta ăn, cho anh ta hưỏng thụ, anh ta muốn có hàng trăm mẫu đất nên anh ta đòi Tư hữ hoá đất đai khi mà cha anh nhận được hai sào bắc bộ có được do chính quyền giao cho sau CCRĐ , cha mẹ anh rồi cha anh sung sướng bắt tay mọi người,i nói lời cám ơn rồi đi thẳng ra mặt trận và hi sinh ở đó !!!

      Đó là sự phản bội bẩn thỉu của một người con mà ai cũng nhận ra trừ những người “the same boad with him” !

      • Ẩn danh said

        Anh Hải Châu sai rồi, anh đang đánh đồng cái chính quyền 50 năm trước và chính quyền hiện nay. Hai chính quyền này khác nhau hoàn hoàn anh Châu ơi mặc dù về cái vỏ bề ngoài vẫn là thế

        Tôi là một người như bác NQA mà anh đang chụp mũ là “phản bội”. Ông nội tôi đã hơn 60 năm tuổi Đ, cha tôi cũng hơn 40 tuổi Đ, có thể nói ông nội và cha tôi được “đổi đời” nhờ chế độ (ngày xưa). Tôi lại khác, đi buôn (nói văn vẻ là Doanh nhân) và tôi cũng có quan điểm như bác NQA, phải thay đổi nhiều cái của chế độ này (độc đảng, đất đai sở hữu tòan dân,…)

        Và rất may mắn khi tôi thể hiện những quan điểm này thì ông nội và cha tôi không tỏ thái độ phản ứng (kiểu như anh), như vậy tôi có phải là người “phản bội” theo quan điểm của anh không


        Tham gia vào đây nhiều nhưng anh vẫn chưa phân biệt được bản chất của chế độ 50 năm trước (hoặc 20 năm về trước) và chế độ hiện nay. Nếu anh không biết thì anh đúng là người quá bảo thủ mà ông nội tôi (hơn 60 tuổi Đ) vẫn chào thua, còn nếu anh đã biết nhưng phải cố nói vì “công việc” thì tôi đành thông cảm vậy

  99. Cục Đất said

    Nhiều bác lạm dụng ngôn ngữ quá. Dùng nhiều chữ mà ý tứ lại thấy không rõ, hoặc tự mâu thuẫn. Theo tôi người ta phê phán Bảo Châu chủ yếu vì lý do là:
    Không biết vô tình hay hữu ý, với đoạn “..giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội” (và vài chỗ nữa), có vẻ Châu không khuyến khích trí thức phản biện.
    Thật ra phản biện hay thậm chí đối lập là hoạt động bình thường ở xã hội dân chủ văn minh. Ai cũng có thể phản biện, nhưng trí thức có nhiều điều kiện để phản biện hơn, vì trí thức cũng nắm một thứ quyền lực, đó là tri thức. Người như Châu (đã sống ở Pháp, Mỹ) mà thể hiện như thế là khó chấp nhận. Vả lại trước đây Châu đã từng nói năng độc lập hơn.
    Chứ ko phải lý do là nỗi sợ như bác Toàn nói hoặc lý do là kỳ vọng bị sụp đổ như có bạn đọc nói.

    • Khách said

      Cám ơn Cục Đất đã nói: “Ngôn ngữ bị lạm dụng quá”.

      Chuyển qua đếm tiền cho khỏi lanh quanh và mang tính toán học vì: “Không phải cái gì cũng có thể mua được bằng tiền, nhưng cái gì cũng có thể đặt làm giả được bằng tiền”.

  100. montaukmosquito said

    Tôi muốn làm rõ một vài điều, chế độ đang cầm quyền ở nước ta là một chế độ độc tài và toàn trị . Có lẽ chúng ta đồng ý ở “độc tài”, nhưng đưa khái niệm “toàn trị” sẽ có người la bài hải . Tôi quan niệm “toàn trị” gồm nhiều yếu tố; 1, độc quyền về tư tưởng, tức các luồng tư tưởng trái chiều sẽ bị ngăn cấm hoặc bóp nghẹt . Hay nói đúng hơn, theo lời của Jean-Francois Revel “trong xã hội toàn trị, nhà nước tự cho mình nhiệm vụ ban phát ý nghĩa cho cuộc sống” và từ đó, tự phép cho mình quyền can thiệp vào tất cả mọi vấn đề của cuộc sống . 2, họ không lãnh đạo, mà cai trị, không, phải nói là thống trị . Bằng cách nào, quan sát của chị Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm cho ta thấy đảng CSvn bảo đảm tính tiên phong (tức lãnh đạo) bằng cách thủ tiêu hoặc đàn áp tất cả những cá nhân có tầm tư duy cao và xa hơn nhận thức chung của đảng . 3, một hệ thống công an chìm nổi để làm duy nhất một việc: đàn áp, chứ không bảo vệ tính mạng của người dân .

    Một điều nữa tôi muốn làm rõ, đất nước và dân tộc không phải là chính quyền, và càng không phải là chính quyền độc tài toàn trị . Ngược lại, một chính quyền độc tài toàn trị càng có hại cho đất nước và dân tộc . Suy ra, bắt tay với một chính quyền độc tài toàn trị không có lợi gì cho đất nước và dân tộc cả, chưa nói tới còn hại hơn . Hay nói đúng hơn, làm tròn nhiệm vụ của mình trong cơ chế của một chế độ toàn trị không có lợi gì cho đất nước và dân tộc, chỉ giúp cho chế độ độc tài toàn trị sống lâu hơn, làm hại nhiều hơn cho đất nước và dân tộc .

    Sẽ bàn thêm nếu cần, nhưng dựa trên những điều đã nói, bài viết của ô Phạm Toàn cũng không có gì mới như tất cả các bài né từ trước tới giờ . Như vậy, chỉ có thể xét bài này ở mức độ né . Tôi không rỗi hơi!

    Cứ đọc các lời tự biện hộ của những -so với Ngô Bảo Châu- “người” phát xít hoặc “trí thức” phát xít ở tòa Nuremberg, chỉ làm theo mệnh lệnh . Đôi khi hăng hái hoàn thành nhiệm vụ đảng giao phó là dẫn người Do Thái vào lò hỏa thiêu .

    • dân nghèo said

      Đúng, phát xít và cộng sản giống nhau ở chỗ họ cho rằng chỉ họ mới đúng. Từ đó đẻ ra chế độ toàn trị.

    • Vị Nhân said

      Phải nhấn mạnh toàn trị nghiã là họ kiểm soát hết mọi sinh hoạt xã hội và mọi người trong xã hội đều là “đối tượng” bị kiểm soát. Từ tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, đến kinh tế…Có hiểu được như thế mới thấy hết cái tàn bạo, dã man cuả chế độ toàn tri. Đặc biệt CS không chỉ dùng […]

  101. Ho Chan That said

    -Sự thật là: NBC đã có những “thay đổi” nhất định trong cách thức suy xét về những vấn đề chính trị, nhưng tôi ko nhìn thấy bất cứ một “sự sợ hãi” nào trong những diễn giải của anh ta….
    – Sự thật là: ngay cả trong trường hợp NBC “ủng hộ hoàn toàn” giới cầm quyền ở đất nước này thì cũng sẽ chẳng có gì thay đổi trong cái “xu hướng giải phóng con người” đã và đang diễn ra vì đó là xu hướng ko thể đảo ngược, nó nằm ngay cả chính trong giới cầm quyền, cho dù một số “kẻ tâm thần” vẫn chưa thể “hiểu” được mà vẫn tìm cách níu kéo….
    – Sự thật là: chính những tiếng nói phản kháng ngày càng tăng sẽ thúc đẩy cái xu hướng đó phát triển ngày càng nhanh….
    – Sự thật là: chỉ khi có những tiếng nói phản biện có chiều sâu khoa học rất cao mới có thể tạo ra những “đột biến” trong việc thúc đẩy cái xu hướng đó (kiểu như: học thuyết Mác tạo ra những “thay đổi to lớn” cho Chủ nghĩa tư bản vậy!). Nếu ko, chúng ta cần phải có thời gian, thậm chí khá nhiều thời gian, để “tích lũy” những năng lượng phản kháng đó….
    – Sự thật là: chẳng ai có thể “bắt” người khác hành xử đúng như “mong muốn” của mình (bởi vì nếu làm như vậy thì chính họ lại đi ngược lại cái xu hướng “giải phóng con người” mà họ đang hướng đến)
    – Sự thật là: chúng ta ko nên (và cũng ko thể) tuyệt đối hóa mọi xu hướng, khuynh hướng, mô hình… Ngay cả trong trường hợp Chế độ hiện tại bị LẬT ĐỔ và thay vào đó là một xã hội “tiến bộ nhất thế giới” thì những mâu thuẫn xã hội vẫn cứ luôn phát sinh, phát triển và đòi hỏi phải có sự đấu tranh/phản kháng/phản biện ko ngừng nghỉ (dù chỉ 1 giây), chính quá trình đó sẽ tạo ra những hình thái xã hội ngày càng tiến bộ hơn…
    – Sự thật là: chúng ta cũng đang quá thiếu những người thực sự có “tầm” để có thể thống nhất được hầu hết những “loại hình phản kháng” để tạo nên một sức mạnh thực sự to lớn, góp phần tạo ra sự bứt phá trong quá trình giải phóng con người…

  102. Ho Chan That said

    – Sự thật là: NBC đã có những “thay đổi” nhất định trong cách thức suy xét về những vấn đề chính trị, nhưng tôi ko nhìn thấy bất cứ một “sự sợ hãi” nào trong những diễn giải của anh ta….
    – Sự thật là: ngay cả trong trường hợp NBC “ủng hộ hoàn toàn” giới cầm quyền ở đất nước này thì cũng sẽ chẳng có gì thay đổi trong cái “xu hướng giải phóng con người” đã và đang diễn ra vì đó là xu hướng ko thể đảo ngược, nó nằm ngay cả chính trong giới cầm quyền, cho dù một số “kẻ tâm thần” vẫn chưa thể “hiểu” được mà vẫn tìm cách níu kéo….
    – Sự thật là: chính những tiếng nói phản kháng ngày càng tăng sẽ thúc đẩy cái xu hướng đó phát triển ngày càng nhanh….
    – Sự thật là: chỉ khi có những tiếng nói phản biện có chiều sâu khoa học rất cao mới có thể tạo ra những “đột biến” trong việc thúc đẩy cái xu hướng đó (kiểu như: học thuyết Mác tạo ra những “thay đổi to lớn” cho Chủ nghĩa tư bản vậy!). Nếu ko, chúng ta cần phải có thời gian, thậm chí khá nhiều thời gian, để “tích lũy” những năng lượng phản kháng đó….
    – Sự thật là: chẳng ai có thể “bắt” người khác hành xử đúng như “mong muốn” của mình (bởi vì nếu làm như vậy thì chính họ lại đi ngược lại cái xu hướng “giải phóng con người” mà họ đang hướng đến)
    – Sự thật là: chúng ta ko nên (và cũng ko thể) tuyệt đối hóa mọi xu hướng, khuynh hướng, mô hình… Ngay cả trong trường hợp Chế độ hiện tại bị LẬT ĐỔ và thay vào đó là một xã hội “tiến bộ nhất thế giới” thì những mâu thuẫn xã hội vẫn cứ luôn phát sinh, phát triển và đòi hỏi phải có sự đấu tranh/phản kháng/phản biện ko ngừng nghỉ (dù chỉ 1 giây), chính quá trình đó sẽ tạo ra những hình thái xã hội ngày càng tiến bộ hơn…
    – Sự thật là: chúng ta cũng đang quá thiếu những người thực sự có “tầm” để có thể thống nhất được hầu hết những “loại hình phản kháng” để tạo nên một sức mạnh thực sự to lớn, góp phần tạo ra sự bứt phá trong quá trình giải phóng con người…

  103. Thương Thương said

    Quần chúng trong diển đàn này không phải toàn là “đám đông ném đá” đâu cụ Phạm Toàn ạ. Quần chúng trong này nhiều người đáng nể lắm đấy, HỌ KHÔNG LẦM ĐÂU!.
    Tôi luôn yêu cụ PToàn như một hiệp sĩ, cụ bênh ai hay đánh ai cũng với sự hiên ngang của một hiệp sĩ. Hiệp sĩ để ta yêu chứ chưa chắc đáng để ta theo.

    Còn NBC thì nhất định là thông minh trong học hành và sách vở. Vinh quang của sự học hành đã làm cho những phát ngôn về XH trở nên có “sức nặng”, nhưng “sức nặng” ngoại sinh đó chỉ làm khổ NBC vì bản lĩnh xã hội của Châu chưa đủ giúp nhà Toán học trẻ tiêu hoá được sự vinh quang luôn đồng hành với cạm bẫy. Tấm gương GS Nguyễn Văn Hiệu (suýt thành Phó Thủ tướng) còn đó, mà NVH thì còn già dặn hơn NBC nhiều. Thỉnh thoảng hãy nói một vài điều tâm huyết trên tư cách của một nhà chuyên môn như GS Hoàng Tuỵ thôi. Rất không nên “đại ngôn khoát luận” khi chưa đủ lực và đủ vốn.

    BS: Thích câu này: “Hiệp sĩ để ta yêu chứ chưa chắc đáng để ta theo.”

  104. “giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”. GS Ngô Bảo Châu nói vậy đâu có gì là sai ? Bởi vì “giá trị sản phẩm” cuả GS NBC là những sản phẩm toán học cao cấp, những “bổ đề” …- những cái đó đâu có liên quan gì tới “phản biện xã hội” ? Cái quan điểm “tinh giai cấp” trong khoa học đã quá lạc hậu và lỗ tihời. .Những nhà khoa học đóng góp cho nhân loại những phát kiến mới, “những phản biện ” mới trong khoa học đâu cứ nhất thiết phải ra bờ hồ biểu tình mới là trí thức ? Tuy nhiên “giá trị sản phẩm” của văn học thì lại khác đây ạ ? Sản phẩm của nhà văn không hẳn là sản phẩm của những lý thuyết gia, khoa học gia. Sản phẩm của họ dẫu có là siêu “hậu hiện đại” đi chăng nữa thì vẫn cứ phải mang cái tinh thần thời đại anh ta đang sống. Trong một xã hội đầy áp bức, khủng bố như Liên xô thời trước vẫn có ông Pautopski viết “Bông hông vàng”, vẫn có ông nhà văn viết “Cánh buồm đỏ thắm” chẳng có tí ti “Phản biện” nào. Nhưng đó chỉ là thiếu số “hạng hai”. Những tác phẩm đỉnh cao vẫn là những tác phẩm đầy tính chất “phản biện” như của Pastecnak,Bulgakob, Bondarev,Soljinhitsưn… Những nhà văn đó nếu không mang nặng tính “phản biện xã hội” thì tác phẩm của họ đâu còn sống được tới ngày nay và cả mai sau ?

    • montaukmosquito said

      Nên khảo sát giới trí thức Tây Ban Nha dưới thời Franco, có rất nhiều chuyện đáng nể .

      Ta thấy rõ tài năng và nhân cách là hai chuyện hoàn toàn khác nhau . Đôi khi chúng đi chung với nhau để ra được một nhân vật lớn . Thí dụ với Unamuno với câu nói bất hủ

      “Các người sẽ thắng vì các người có đủ bạo lực, nhưng các người không thể thuyết phục. Vì để thuyết phục các người cần phải giải thích, và để giải thích, các người cần những thứ các người không có, lý lẽ và tính chính đáng trong cuộc đấu tranh này”

      Và cũng có những tài năng lớn nhưng nhân cách chả ra làm sao cả, như lời nhận định của Orwell về họa sĩ Salvador Dali

      “Ta phải có thể chấp nhận cùng một lúc 2 sự thật rằng Dali là một họa sĩ có tài và một nhân cách đáng khinh”

      Cái khác nhau ở chỗ đó; cam tâm bắt tay với độc tài thì ở tây hay ở ta cũng vẫn thế .

      Từng bước và từng bước, cứ nhắm mắt làm chuyên môn của mình sẽ dẫn tới trường hợp Josef Mengele quyết định sự sống/chết của từng con người nhân danh toàn trị .

  105. T. T. said

    Một người nổi tiếng là thông thái như bác Phạm Toàn mà viết ra bài viết này với ý tứ cực kì rối rắm, nếu không muốn nói là “múa chữ”, chẳng thể nào nắm bắt được bác muốn nói gì?
    (Nói xin lỗi, nó rối rắm, lộn xộn, ý đá nhau chan chát tương tự với bài trả lời phỏng vấn của NBChâu)
    Bác ơi, DƯ LUẬN CÔNG BẰNG LẮM. Muốn biết công bằng ra sao, bác hãy thử so sánh phản ứng đối lập nhau của dư luận trước 2 bài cũng…đối lập nhau của NBC:
    1. “Về sự sợ hãi”
    2. “Bạn trẻ vẫn tràn đầy nièm tin tương lai”

  106. tao đàn said

    Cách dây 100 năm ông Lê nin có nói về bệnh ấu trĩ tả khuyng.Ngày nay nhà bác học CHÂU đã mắc phải lại thêm bệnh hữu khuynh nữa.là trí thức ở các nước dân chủ tôi không nói,còn ở VIỆT NAM đã mang danh trí thứcanh phản có phận buần với lỗi buần của người dân không có dân chủ ,chán dân tộc mất tự do ,bổng lộc anh hưởng bằng thuế má của dân anh phải có tiếng có lợi cho dân .Còn không thì chỉ là anh chuyên gia ,chuyên viên bị chính quyền sai bảo

    • A Cô Đa said

      Bài trả lời PV của Ngô bảo Châu và ngay cả với bài viết trước về CHHV, thì vẫn thể hiện Ngô Bảo Châu là người có chuyên môn trong lĩnh vực hẹp là môn toán, còn kiến thức về xã hội và nhận thức về xã hội Việt Nam dưới chế độ cường quyền, độc tài, đảng trị và CA trị hiện nay … là rất mù quáng, ấu trĩ và dốt nát, nếu không muốn nói là một thứ ngu. Ở bài trả lời PV báo TT thì Châu đã đứng hản về phía cái ác, bao che cho cái ác đang hiện hữu hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta bằng những lý lẽ lăng nhăng kiểu tuyên giáo. Khi bả bổng lộc đã ngấm vào máu rồi, thì một số kẻ có học đã trở thành thứ nô bộc đáng ghê tổm và phỉ nhổ. Còn thầy Phạm Toàn, buồn thay qua ý kiến này của thầy em thấy “gừng càng già..” mà sao nhạt nhẽo, chẳng còn cái vị cay nồng mà em vốn rất ngưỡng mộ.

      BS: “rất mù quáng, ấu trĩ và dốt nát, nếu không muốn nói là một thứ ngu”. Chào thua bác này về lối ăn nói!

      • tút tút said

        A C6 Da trả lời như rứa là rất thẳng thắn nhưng khi đề cập đến đảng công an trị “rất mù quáng, ấu trĩ và dốt nát, nếu không muốn nói là một thứ ngu”… thì không đủ đâu, phải bổ sung thêm là che chắn cho nhau ăn bẩn, tàn ác và vô liêm sỉ, ..trên tảng lờ cho dưới thì dưới sẽ không quật lại trên, cả hai hay cả bọn đều có đớp thì ngầm bảo vệ nhau, cuối cùng thêm nạn nhân bị cướp nhà đất, ruộng vườn tiếp tục đầu quân vào chuỗi dân oan dài vô tận ! .. Phản biện sẽ có ảnh hưởng nhất định và dư luận sẽ nhân rộng theo vai vế xã hội, theo tầm cỡ trí thức hoặc văn nghệ sĩ tên tuổi, một nhà nông quê mùa cũng hiểu lý lẽ đơn giản này ! … cứ xem sự kiện Đoàn Văn Vươn nếu không có tiếng nói phản biện của những nhân vật “nguyên” thì phiên tòa “bịt miệng” sẽ tiến hành nhanh gọn ! tội giết người,.. đoàng đoàng !
        … thật công bằng khi cuộc đời ban tặng cho anh sự thành đạt , anh phải có nghĩa vụ đáp lại và là người TRÍ có LƯƠNG TRI anh hiểu phải làm gì, nếu không vậy, như chủ tịch Mao kính yêu đã nói : TRÍ THỨC LÀ ĐỐNG PHÂN ( có lẽ ngầm ý bọn trí thức lạnh chân sợ ngã hoặc bọn trí thức đã lỡ ngậm phân )

  107. Không đồng ý said

    Thưa Thầy Phạm Toàn. Tôi rất kính trọng Thầy vì tâm huyết của Thầy và về những gì Thầy đã làm với trang Bauxite và nhóm Cánh Buồm. Nhưng tôi không đồng ý với Thầy khi Thầy nói hãy để yên cho NBC. Những người tử tế không tấn công cá nhân NBC, người ta chỉ nói lên lo ngại chính đáng khi những lời của NBC gây tác hại cho toàn cục của đất nước. Bên trang Quê choa có hai ý kiến rất hay của bác Ngô Bảo Im và bác Một Người Việt. Còm của bác Một Người Việt không có dấu. Tôi bỏ công gõ lại và đưa lên đây vì bác MNV nói đúng y những gì tôi nghĩ, chỉ trừ một chỗ (nói về bài viết Về sự sợ hãi của GS NBC):
    Nếu tôi bị cướp đất , tôi sẽ làm như anh Vươn .
    Nếu bố tôi bị công an đập chết , tôi sẽ hành động như Kim Tiến
    Nếu tôi được Thủ Tướng săn đón , tôi sẽ nói như ông Châu
    Đất nước tôi bị cướp mất Hoàng Sa , tôi không làm được như chị Hằng
    Dân tôi mất dân chủ , tôi không làm được như Cù Huy Hà Vũ .
    Dân tôi bị lừa đảo ,bị ăn cắp , bị nô dịch , tôi không làm được gì .
    Nhưng ít nhất , tôi không bảo mọi người im lặng , dù là trí thức hay người lao động bình thường .
    Tôi không muốn làm lạc đà rúc cát và cũng không muốn ai làm vậy .

    Bởi: Ngô Bảo Im ngày 24.01.2012
    lúc 11:31 chiều
    Trả lời
    • Một Người Việt
    Cám ơn còm của bạn, tôi cũng thấy rằng điều quan trọng nhất trong câu chuyện này là điều mà bạn đã nói rõ trong ý cuối cùng, tôi nghĩ đó cũng là thông điệp mà nhà văn NQL muốn truyền đạt tới NBC. Điều quan trọng thực tế không phải là định nghĩa thế nào là trí thức hay việc có được “hàm” trí thức hay không, điều quan trọng là trong xã hội VN chúng ta hiện nay, còn rất nhiều nhóm người mà khả năng và phương pháp tiếp cận thông tin, cũng như kả năng tổng hợp và phân tích thông tin chắc chắn không thể bằng những người tự coi hay được gọi là trí thức, lại càng không thể so sánh với NBC, chưa kể đến việc phần đông dân chúng có lẽ chưa tiếp cậ đựơc với các nguồn tin đa chiều như các trang mạng “lề trái” – vì các nguyên nhân khác nhau mà chúng ta chắc đều biết– mà chỉ thông qua các kênh “lề phải”, vì vậy mọi phát biểu của một nhân vật có tiếng như gs NBC trên một kênh thông tin “chính thống” – cần nhấn mạnh là “TRÊN MỘT KÊNH THÔNG TIN CHÍNH THỐNG” có nghĩa là một kênh của nhà nước- chắc rằng sẽ có hiệu ứng không nhỏ trong việc truyền tải tới TẤT CẢ dân chúng đặc biệt là giới trẻ một cách nhìn, thậm chí một hình mẫu, trog trường hợp này là một nhãn quan về sự dân thân của người trí thức.

    Người trí thức như NBC chắc chắn không phải người chưa bao giờ quan sát và trăn trở về thực tế xã hội, đất nước, nếu không đã không có những bài viết hay như “Về nỗi sợ hãi” chẳng hạn, nhưng với cách phát biểu lần này, khó mà không cảm giác một cái gì đó gờn gợn, nói rõ hơn là loanh quanh né tránh, dù một cách khôn khéo, thông minh và “đa chiều”. Khoan nói đến căn nhà mà nếu ở Mỹ cũng chẳng tự nhiên có được dễ dàng, hay vai trò lãnh đạo lớn lao ở một viện cao cấp, tôi thực sự thông cảm với những ngần ngại của những người trí thức vì muốn tập trung nghiên cứu khoa học hay bởi những lý do cá nhân, hoặc do không có nhiều sự lựa chọn mà bằng cách này hay cách khác “buộc” phải thỏa hiệp vói chính quyền, nhưng mặt khác, điều nguy hiểm là khi họ, bằng những phát ngôn kiểu NBC gây ảnh hưởng lệch lạc đến những người ngưỡng mộ và coi họ là hình mẫu.

    Tôi là người đã từng có dịp tiếp xúc với NBC từ hai chục năm trước, vẫ giữ lại ấn tượng tốt đẹp về sự đơn giản không kiểu cách của NBC, và gần đây đã thầm tự hào và cảm động vì NBC không chỉ là người giỏi toán mà còn là người có tấm lòng, lương tri với đồng bào, dân tộc. Giờ đây đọc bài phỏng vấn, tôi thật buồn và rất muốn nói với NBC như bạn đã nói ở trên.

    Trong thực trạng xã hội hiện nay, nếu trí thức không đứng lên làm những người dẫn đường; soi sáng, mà lại“tránh bàn luận các vấn đề mà (tôi) không biết rõ” – mà lại chưa nói tới việc một người đã sống và học tập ở các nước dân chủ như NBC đương nhiên biết rõ ít nhất việc độc quyền của DCS ở VN là một sự thiếu dân chủ và lôi thôi đến mức nào – thì thật là đáng buồn biết bao. Hơn nữa, chính những người trí thức có tầm cỡ quốc tế như NBC là những người có thể bằng vị thế ảnh hưởng của mình dùng tiếng nói của mình để tạo nên ít nhiều sức ép với chính quyền trong các vấn đề quốc gia và thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa.

    Ngay cả khi ta đồng ý với nhau rằng « giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội », thì ta cũng không thể chối cãi rằng một người, nhờ năng lực trí tuệ hơn người của họ, đã có thể nhìn thấu những sự vật hiện tượng mà rất nhiều người không nhìn thấy được, mà lại nhắm mắt làm ngơ bằng cái lập luận về giá trị này, chắc chắn là một khiếm khuyết, một tổn thất cho xã hội, và thậm chí những trí thức lớn ấy có khả năng trở thành công cụ tiếp tay có ý thức hay có thể vô ý thức cho bất công, lạc hậu, nếu không hết sức thận trọng với những phát biểu của mình. Chính NBC đã nói : « (Tuy nhiên,) trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó », nhưng theo tôi chính NBC đã thiển cận trong thông điệp của mình, có lẽ vì GS chưa hoàn toàn « ý thức về ảnh hưởng của nó ». Nếu GSNBC hoàn toàn nhắm mắt « trùm chăn » lặng lẽ nghiên cứu toán học, GS có thể sẽ lưu lại đời sau như một nhà toán học lỗi lạc, nếu GS dấn thân với phong trào phản biện xã hội, trí tuệ xuất chúng của GS , sẽ là sức mạnh lớn cho dân tộc và tên tuổi chắc chắn sẽ lưu danh như một nhân cách tài ba. Nhưng nếu vì GS vì một hay nhiều lý do nào đó dù có thể đúng nhưng không “hết”, thì điều đó sẽ làm mờ di tầm vóc của GS trong mắt nhiều người, và chắc chắn trong lịch sủ nữa. “Một nửa của sự thật không phải là sự thật”.

    Liên quan tới Viện toán cao cấp, và phần thưởng của NN dành cho GSNBC, tôi dám cho rằng NN muốn có được một « bông hoa (hay một viên kim cương) cài lên ve áo » (mượn lời của NVNTH) chứ chẳng có lẽ nào trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay với bao nhiêu bất cập về ngân sách mà nhà nước lại kiên quyết cho rằng Viện toán cao cấp là nhu cầu tức thì không thể thiếu để đầu tư tiền trăm tỉ của người dân, và một khi đã đầu tư tiền trăm tỉ, nhà nước chắc cũng khó để cho GS “trùm chăn” mà nghiên cứu!

    • chích chòe said

      trâu không ăn cỏ đâu phải trâu
      nhưng biêt ăn cỏ gì mới là trâu khôn
      thế kỷ 21 này không thể là độc tài toàn trị được
      nếu còn mang tư tưởng độc tài là kẻ ngu dốt.kẻ vô văn hóa

    • Ẩn danh said

      cái sự liêm sỉ ở đâu khi mà các anh hai lúa phải tự mày mò sáng tạo ra các công cu sản xuất đầy hiệu quả để rồi các ông tiến sĩ của viện khoa học này, cục trí tuệ kia lên ty vi khen anh hai lúa ….giỏi
      nếu các ông được tự xem mình là trí thức thì dẫn dắt đất nước vượt qua khủng hoảng đi,đừng có ăn tục nói phét nữa
      ông ngô bảo châu nói đúng ,các ông nếu cho mình là trí thức thì làm ơn chỉ cho dân ngu tôi xem cái sản phẩm trí tuệ của mình đi

      • khách said

        Nhiều lập luận phản biện, vạch rõ những sai trái của NN đã là những sản phẩm trí tuệ hữu ích cho đời rồi đấy!

      • Dânđen said

        Ngày xưa người nông dân rất yêu quí con bò con trâu vì không có nó thí việc cày cấy rất vất vã và con người sẽ mất nhiều công sức mang lúa về nhà ,đó là lý luận và việc làm của người ngày xưa .Đến ngày nay không có trâu bò thì lúa vẫn trỗ đầy đồng và lúa có hàng chục triêu tấn mỗi năm
        Sản phẩm lúa có hàng triệu triệu ấy có được là do biết đổi mới tư duy cải tổ loại bỏ những tư tưởng hủ lậu
        Tóm lại không có trâu bò thì lúa vẫn trổ đầy đồng và có đầy kho

    • Người Ha noi said

      Ngô Bảo Im đã nói rất đúng, hay và đầy đủ rồi!

  108. “Trăm năm trong cõi người ta”,
    lý lẽ ngang, ngửa đều là…đúng thôi!
    Bác P T 3 phải rồi,
    Khi nằm, khi đứng, khi ngồi…ok!
    Độc giả chỉ biết hi…hi!…
    Nào ai còn cãi được gì nữa không?!
    Trí thức, trí ngủ lòng vòng…

  109. Thanh Thanh said

    NBC là một người làm toán giỏi đạt cấp độ siêu. Ngoài ra,những vấn đề khác, đặc biết là xã hội thì NBC nói chung là không biết gì. Ngay cái lo gichs trong bài viết có vài trăm chữ này ma NBC cũng đã lộn. Đầu thì nói không nên phản biện, sau thì nói, xã hội không có phản biện thi là xã hội đã chết lâm sàng.
    Châu ơi, em cứ làm toán đi. Muốn có khả năng phản biện xã hội, trước tiên và ngay bây giờ hẫy xuống Tiên Lãng, Hải Phong mà học bà vợ ông Vươn. Bà Vươn, làm toán thì không đáng làm học sinh của Châu, nhưng phản biện xã hội, dù không phải trí thức, nhưng lời lẽ của bà, trăn người nghe, cả trăm người đồng tình. Như thế là hơn Châu chứ còn phải lý luận, lý láu gì nữa. Không Tử có nói: ” Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Ấy là người biết”. Châu không biết các vấn đề xã hội thì tốt nhất là không tham gia. Ấy là Châu biêt. Còn Châu cứ tham gia kiểu thế này, e răng có một ngày, thiên hạ lại được chưng kiển mọt Châu như thế này: Châu ( Trâu) ơi ta bảo Châu nay/ Châu ăn nó cỏ châu cày với ta.

  110. danlviet said

    Thực chất Châu giáo sư vẫn còn là ghé. Vì vậy sự chỉ bảo của người làm nhà giáo Phạm Toàn cũng là làm đúng cái chức năng xã hội là giáo dục thôi. Có nặng nề gì khi giới trí thức như Phạm Toàn làm thiên chức của nghề nghiệp

  111. anhtusg said

    Hãy nhìn tiếp vào trào lưu ném đá […]

    • anhtusg said

      Tôi không hiểu lý do gì mà anhbasam lại biên tập cắt còm của tôi . Cái này liệu có phải là sự chứng minh cho sự không vô tư của anhbasam trong việc điều hành diễn đàn này và ĐỊNH HƯỚNG CỦA BASAM là gì???

  112. dân nghèo said

    Thưa bác Phạm toàn, việc bác bảo vệ NBC nói riêng và Người trí thức nói chung bằng cách chỉ ra rằng mỗi con người có một vị trí nhất định trong bàn cờ. Đúng vậy, một người thì nhỏ bé, nếu sống theo phận sự của mình thì cũng chả tác động gì đến xã hội cả, kể cả một trí thức hàng đầu, nếu anh ta chỉ nghiên cứu khoa học không thôi thì anh ta vẫn chỉ là nhà khoa học thuần túy. Chưa có một cuộc CM lật đổ nào được thực hiện bởi trí thức.

    Làn sóng ” tấn công” NBC vài hôm nay thực ra là cơn trào dâng nỗi thất vọng về một sự kỳ vọng mà thôi. CM là sự nghiệp của quần chúng nhưng đám đông cần một thủ lĩnh. Ai sẽ là thủ lĩnh đây? Một nông dân như anh Vươn? Không. Một luật sư cô độc như anh Vũ? Không. Một công nhân nào đó? Càng không có.

    Quần chúng dường như kỳ vọng vào một siêu nhân, đó là người có sức hút mãnh liệt, có bộ óc siêu việt, thấu hiểu và đứng về phía quần chúng bị áp bức trong xã hội.

    NBC xuất hiện trong thời điểm này và mặc định được quần chúng hướng tới, kỳ vọng.

    Những gì đã diễn ra làm người ta thất vọng và nói nhiều, thế thôi.

    BS: Quá hay!

    • Trung said

      Trung. nhận xét của Dân nghèo qu`a hay

    • gia tao said

      không ai cứu được ta mà tự ta cứu mình khi nước chưa đến chân

    • gocsayblog said

      Nhà cháu nghĩ gần được như bác DÂN NGHÈO.
      – Nếu Ngô Bảo Châu không từng có kiến nghị về chuyện khai thác bauxite ở Tây Nguyên,
      – Nếu Ngô Bảo Châu không mặc quần bò – áo sơ-mi cộc tay đi nhận danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú thứ 11”
      – Nếu Ngô Bảo Châu không từ chối nhận biệt thự trị giá 3 triệu USD ở Tuần Châu,
      – Nếu Ngô Bảo Châu không viết một entry NGOÀI CHUYỆN TOÁN trên blog cá nhân của mình: “Về sự sợ hãi”,
      – Nếu Ngô Bảo Châu không có câu nói ĐỂ ĐỜI về loài cừu,

      thì chắc cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ của anh không làm SÔI internet Việt dư lày, (Ngô Bảo Châu gọi là “những cơn bão trong cốc thủy tinh”),
      thì chắc không ít ‘trí thức’ sẽ vẫn ngủ yên,
      thì chắc chả ai phải buồn vì đã vỡ mộng.

      Hôm rồi, nhà cháu đã có còm, xin được chép lại ở đây:
      “Nhà cháu chỉ muốn trích dẫn vài câu của Quý Thanh và Ngô Bảo Châu mà không bình luận:

      QUÝ THANH:
      – “Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, GS đã được đám đông mặc định như một trí tuệ ở một ngạch khác bao trùm hơn: hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam.” (http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2011/5/148932.cand)
      NGÔ BẢO CHÂU:
      – “Cá nhân tôi thường tránh bàn luận các vấn đề mà tôi không biết rõ. Tôi quan tâm nhiều hơn tới những lĩnh vực mà tôi có thể trực tiếp tham gia hành động thay vì chỉ nêu ý kiến.”
      (http://tuoitre.vn/Giao-duc/474615/Giao-su-Ngo-Bao-Chau-Ban-tre-van-day-niem-tin-tuong-lai.html)

      QUÝ THANH:
      – “Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân. Có điều chính GS hình như cũng không lường trước được hết những tác động từ những phát biểu của mình.” (http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2011/5/148932.cand)
      NGÔ BẢO CHÂU:
      – “Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội”.”
      … “Tuy nhiên, trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó.” (http://tuoitre.vn/Giao-duc/474615/Giao-su-Ngo-Bao-Chau-Ban-tre-van-day-niem-tin-tuong-lai.html)”

      Nhà cháu muốn nói thêm là: Bất kỳ ai cũng luôn thường nghĩ/hình dung về một người khác RẤT KHÁC với thực tế.

      Nhà cháu không phê phán, cũng không tán đồng 2 luồng ý kiến trái ngược nhưng đều QUÁ TẬP TRUNG vào kinh phí SẼ CẤP cho cái Viện Toán cao cấp và căn nhà (chuyện này đã UM XÙM một hồi, nhà cháu chỉ thông báo cho Ngô Bảo Châu rằng: cái Wincom ở cuối phố Bà Triệu đã xây trên đất của đàn tế Nam Giao Thăng Long các thời Lý-Trần-Lê).

      Một Ngô Bảo Châu như anh đã từng, đã là, CÓ LẼ KHÔNG CẦN BẤT CỨ AI BÊNH VỰC.
      CHỈ CÓ ĐIỀU… XIN ĐƯỢC NHẮC LẠI LỜI CỦA QUÝ THANH:
      ”Có điều chính GS hình như cũng không lường trước được hết những tác động từ những phát biểu của mình.” (http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2011/5/148932.cand)”

    • Khách Saigon said

      Tôi không trông chờ sự xuất hiện của cá nhân xuất chúng. Tôi nghĩ đến lúc các oán hận tích tụ trong dân đủ lớn thì tự nhiên phát tán. Có thể hoa cải là hoa của mùa Xuân Việt Nam

  113. noidau said

    Mỗi khi có bài cũa bác P.T. hoăc cũa bác H.C thì đó là bai toi đoc đầu tiên .bởi nhưng bai đó đươc chắt lọc từ tinh hoa cũa dân tộc,từ máu mồ hôi,nươc măt cũa cha ông ta để lại,cua Thây Chu Văn An,Nguyển Trai,….cảm ơn Bác PHAM TOÀN.Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.

  114. huythuanvu said

    Bác Phạm Toàn cực đoan quá. Thậm trí bác còn coi mọi người chả ra sao (không chịu hiểu NBC theo ý bác). Bác là nhà giáo nên coi mọi người đều là học trò. Bác phê phán “định nghĩa mở” về trí thức của ông Nguyễn Vạn Phú, rồi bác so sánh khái niệm “Trí thức” với “hòn sỏi”.
    Không có ý xúc phạm bác Toàn, nhưng với cái lối giáo dục áp đặp này xin bác đừng tham gia vào bất cứ chương trình cải cách giáo dục nào.

  115. hoa caỉ said

    DHLV . ơi loa loa cho bà con lên trang tuoi tre yeu nuoc

  116. Nghe bác Phạm Toàn nói gì thì phải từ từ mà gậm nhấm,cắn một miếng to của bác ấy là gẫy răng đấy !

    BS: Xin bổ sung: “… Phần vì nó luôn (vô tình) lẫn trong đó những hạt sạn không dễ thấy”. Hề hề!

    • Văn Chính said

      Tuyệt! BS: Xin bổ sung: “… Phần vì nó luôn (vô tình) lẫn trong đó những hạt sạn không dễ thấy”. Hề hề!

      Đây là lời bình sắc nhất trong những lời bình sắc sảo của BS. Đọc bác Phạm Toàn thường được hưởng vị khoái trá của miếng phó-mát hay hớp rượu mao đài nhưng thường có những “hạt sạn không dễ thấy” bởi chất nghệ sĩ quá chủ quan và quá phóng khoáng của ông. Bài này của bác PT hơi ngược với ý của bác Huệ Chi, một người duy lý và thận trọng hơn.

  117. Khon Nha Dai Cho said

    Cám ơn NGUYEN QUANG THACH, anh nói rat chính xác.
    …………………………..
    Tôi không thích các ông được nhà nước, bằng tiền thuế của dân, nuôi cho béo mập, mà chẳng có sản phẩm gì để đáp lại thịnh tình của Nhà nước. Sau ngày nhận lương hưu bắt đầu ngồi chửi xã hội, chỉ trích nhà nước…để nói với nhân dân TÔI YÊU NHÂN DÂN.

    • Việt Minh said

      Đúng đó,sao kg làm gì đó cho đồng bào,đất nước lúc còn tại chức,như tướng Tô Ký vận động xây lại cầu cho dân mà ngày trước bộ đội đánh sập,1 vị tướng đả đi vào lòng dân với nhiều truyện kể về những hành động vì dân vì nước,nhiều người biết đến từ gìa đến trẻ,chỉ cần bạn nhắc đến Tô Ký bạn sẻ được nghe về truyền thuyết tướng Tô Ký,kg ly kỳ nhưng những người kể kg thấy mỏi miệng.

  118. huythuanvu said

    Thời nho học Ngoài bằng cấp như bây giờ: Tú tài cử nhân (hương cống) tiến sĩ, còn có khái niệm “túc nho” hàm chỉ sự “uyên bác” của một nhà nho nào đó. Tuy nhiên, khái niệm cũng mang tính tương đối phụ thuộc vào trình độ của người được tôn sùng với người tôn sùng. Ông A tôn ông B là túc nho, nhưng ông C trình độ cao hơn ông B nhiều, ông B cũng rất phục và tôn ông C là bậc túc nho.
    Khái niệm tri thức có lẽ cũng vậy. Ngày xưa dân ta cứ thấy ai đeo kính cận là khen trông trí thức quá ha! Chính vì tính tương đối ấy mà khái niệm có lẽ có từ rất xa xưa, nhưng định nghĩa về trí thức vẫn chưa có. Nước ta chưa có ĐN trí thức thì đã đành, nhưng sách “tây” cũng chưa có luôn. Tui nói vậy có phần chủ quan vì không biết tiếng “tây”, chưa đọc hết sách “tây”. Nhưng tôi tin rằng, động đến chuyện này, thế giới “còm sĩ” chán vạn người túc trí uyên thâm mà chưa thấy ai đưa ra định nghĩa trí thức cả (dù là của ai đó).

  119. anhtusg said

    Dù quan điểm của mọi người về chữ trí thức thế nào thì theo tôi cũng chỉ nên tranh luận cho mọi sự thêm rõ ràng thôi và việc có nhiều góc nhìn khác nhau là điều dễ hiểu vì cái từ này xuất phát từ phương Tây và với truyền thống Nho học trí quan ( học để làm quan) khác xa với cái gốc HỌC của phương Tây thì quá trình hình thành nội hàm chữ trí thức trong dân Việt hay chấp nhận nội hàm của Tây phương phải gặp nhiều trắc trở.Cái tôi thấy nhiều người đi lạc đề ở chỗ đã tạo cơ hội cho một số kẻ mưu đồ ném đá giáo sư NBC theo sự giật dây của Tuyên giáo (như lần tập trung ném đá khi anh lên tiếng về vụ CHHV) và KẾT CÁI TỘI “BÓ GIÁO QUY HÀNG ” cho giáo sư NBC.Cái này thì quả là không hay chút nào khi bị lợi dụng.Tôi nhìn thấy sự lưu manh của cái chính quyền qua những câu chữ gài trong một bài báo ( chắc không phải do sự non kém về tay nghề của nhà báo) như ” bí mật” ” NBC toàn quyền quyết định 650 tỷ” và từ đó tạo ra một sự SUY ĐOÁN BẤT LỢI cho giáo sư NBC.

  120. Nói cho nhanh là thế này :

    Về mặt tên tuổi thì GS Ngô Bảo Châu thuộc tầm cỡ quốc tế không phải bàn cãi. Nên những lời nói, phát biểu của GS NBC không phải hớ hênh, nông cạn kiểu bạ đâu nói đó như phần lớn người bình thường, lao động bình thường (như tôi)

    Nhưng về độ tuổi thuộc thế hệ 7X, sống và lớn lên dưới môi trường XHCN cũng bị ảnh hưởng nhiều cái nào là truyền thống, bối cảnh, nhiêu khê của hậu quả dưới môi trường này. Cho nên khi viết, đọc diễn văn nhiều lúc phải đánh võng, luồn lách để đạt được mục đích.

    Không thể nào sổ toẹt, vứt đánh phựt một cái vào sọt rác ngay.

    Những thành phần có công với chế độ, bỏ xương máu cho việc giành lại độc lập cho dân tộc vẫn còn đông, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng vẫn còn được tôn vinh, nể trọng không dễ gì những người tầm cao như GS Ngô Bảo Châu và tầm thấp (phần lớn như tôi) dám đạp đâu, cứ âm thầm mà làm khác, nghĩ khác thôi.

    Các bạn cần đủ kiên nhẫn để cho phần lớn họ về với tổ tiên đã, dự đoán trong khoảng một hai chục năm. Nhưng trong lúc này, trách nhiệm (tự nguyện) của những người trí thức, truyền thông phản biện phải góp phần chia sẻ thông tin để tiến bộ, nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân đối với điều tốt, tránh xa điều xấu, phát hiện cái xấu, tôn vinh cái tốt….

    Mục đích là khi có thay đổi, có biến chuyển không để cho bọn lưu manh chính trị, bọn doanh nghiệp ma (rửa tiền) có tiền, có súng-đạn cấu kết khuynh đảo, đầu cơ làm loạn xã hội. Chưa nói những thế lực xấu của nước ngoài sẽ dây máu ăn phần, huặc trục lợi. Tôi chỉ sợ nhất là Tàu Khựa thôi !

    • Nguòi ngoại ô said

      Tôi đồng ý với ông ý này:
      “Mục đích là khi có thay đổi, có biến chuyển không để cho bọn lưu manh chính trị, bọn doanh nghiệp ma (rửa tiền) có tiền, có súng-đạn cấu kết khuynh đảo, đầu cơ làm loạn xã hội. Chưa nói những thế lực xấu của nước ngoài sẽ dây máu ăn phần, huặc trục lợi”
      Tôi thấy 30 năm qua trên thế giới phần lớn các cuộc cách mạng đều không trách khỏi thảm họa đó.

    • Việt Minh said

      Đúng đó,viết hay lắm.Thời nào củng vậy…kg có ai tồn tại mải mải dù là nhóm lợi ích,bằng chứng thực tế là nước bạn Myanmar

    • anh tung said

      chẳng qua nbc chưa bị lừa thôi .nếu bị lưa thì ngô còn hơn anh VƯƠN

  121. Việc này làm tôi nhớ tới Trương Vĩnh Ký. Ông là học giả, mà gần như là do người Pháp “tài trợ”. Người Việt Nam ta khi thấy một người uyên thâm ắt phải biết mọi điều, hỏi ông Pháp chiếm Việt Nam ông trả lời ra sao? Suốt cuộc đời còn lại của Trương Vĩnh Ký lọt vào “thế bí” và thời thế vẫn luôn phán xử ông suốt sau này. Tóm lại, nếu ông không là học học giả uyên thâm ắt ông không lọt vào thế bí nào. Nay Ngô Bảo Châu nếu đừng lãnh giải toán học nào, ắt phát biểu nào đó không bị soi mói.
    Dù sao Ngô Bảo Châu cũng là nhà toán học, “mặt trận” của anh là toán. Trong thời nào cũng vậy, hoạt động chính trị kiểu nào cũng được miễn là đừng bị bắt. Chung cuộc rất cần những người trí thức giải thích…
    NCL.

  122. Giáo Sư già về hưu said

    Tôi sống nhiều năm ở hải ngoại (cả Âu Châu lẫn Bắc Mỹ Châu) và tôi để ý thấy một điều : những học giả Âu Châu phần lớn có sự hiểu biết rất uyên bác và họ rất nhạy cảm (sensible / sensitive) về những vấn đề chính trị cũng như xã hội liên hệ đến quốc gia họ (chúng ta có thể lấy những thí dụ điển hình như Cuộc Cách Mạng Pháp vào thế kỷ 18, rồi là cuộc nổi loạn bởi sinh viên và trí thức Pháp tháng 05 1968, hoặc cuộc nổi dậy ở Prague cũng vào mùa xuân đó v.v…). Trong khi ở Bắc Mỹ thì êm ấm và thuần dịu hơn, có nghĩa là nếu anh là nhà trí thức (theo định nghĩa của GS Ngô Bảo Châu), thì anh chỉ lo công việc chuyên nghiệp của anh thôi và anh sẽ bày tỏ sự bực tức của anh với chế độ (ở đây là chính phủ) qua tấm phiếu cử tri của anh mỗi 4 năm ở Mỹ (hay 4 đến 5 năm nếu ở Canada). Rất ít người dấn thân theo kiểu “trí thức” của Âu Châu ở Bắc Mỹ (trừ những nhà nghiên cứu chính trị và xã hội kiểu ông Chomsky ở Boston). Ở Bắc Mỹ nếu anh muốn dấn thân để thay đổi cuộc diện chính trị và xã hội của nước Mỹ hay Canada, anh phải trở thành chính trị gia. Không có cách dấn thân nào hữu hiệu hơn.
    Trong khi ở Âu Châu thì không. Anh vẫn có thể gây ảnh hưởng rất lớn về những vấn đề trong nước anh nếu anh là một học giả dấn thân. Cho nên nói đến trí thức theo định nghĩa trong phản biện của GS Nguyễn Huệ Chi về hai chữ trí thức, người trí thức phải là người học giả dấn thân (engaged) và chúng ta có thể tìm được rất nhiều người như thế ở Âu Châu. Cũng vì vậy mà những tư tưởng lỗi lạc có ảnh hưởng đến nền văn minh, nền văn hóa (nếp sống) cũng như nền dân chủ nhân loại đều đến từ Âu Châu.
    Trí thức Việt Nam thì mình cũng có thể chia ra nhiều nhóm. Có nhóm chỉ thích làm đối lập trung thành (xem bài của Phạm Thị Hoài), có nhóm muốn phản biện ôn hòa để làm cho tình trạng xã hội an khang hơn, và có nhóm phản biện gay gắt hơn như TS Cù Huy Hà Vũ. Nhóm chủ trương tờ Bô Xít VN của GS Phạm Toàn và các đồng nghiệp của GS là điển hình cho một cuộc đối lập và phản biện mà riêng tôi thấy rất cần thiết và rất quý cho hoàn cảnh xứ sở hiện tại.
    Một điều chắc chắn : không có những nhà trí thức phản biện hoặc đối lập ở VN thì những bất công gây ra bởi những quan chức nhà nước sẽ mãi mãi chẳng ai biết đến và dân thì cứ sẽ tiếp tục ngu (hay ngủ) vì thông tin bị bưng bít. Mà dân càng ngu thì càng dễ trị.
    Việc dùng áp lực dựa trên sự sợ hãi để trị dân và việc quản lý việc nước của nhà nước VN hiện nay với một luật pháp lỏng lẻo, là một phương pháp cai trị có tính cách khủng bố. Và chính vì phương pháp cai trị đó mà chúng ta lại cần nhiều học giả dấn thân (= trí thức theo đúng nghĩa của Jean Paul Sartre) để tiếng nói lương tri được biết đến và để tạo một xã hội ngày càng công bằng hơn.

    • Quyenduocnoi said

      “Một điều chắc chắn : không có những nhà trí thức phản biện hoặc đối lập ở VN thì những bất công gây ra bởi những quan chức nhà nước sẽ mãi mãi chẳng ai biết đến và dân thì cứ sẽ tiếp tục ngu (hay ngủ) vì thông tin bị bưng bít. Mà dân càng ngu thì càng dễ trị.”
      – Rất đồng ý với GSGVH về ý kiến nầy. Đây không phải là điều mà đảng CSVN mong muốn và đang ra sức thực hiện sao !

    • Khách said

      Kính gởi bác thêm một cung bậc trí thức (chép bên blog Hiệu Minh) :

      Châu nghe chị Thương, chị Hiền ( vợ anh Đoàn Văn Vươn, anh Đoàn Văn Quý) ở Tiên Lãng nói này: Họ đang chịu nhiều thiệt thòi, nhiều cái mất để mang lại cái được cho nhiều người. Được gì thế? Được một sự cải cách to lớn về Luật đất đai sau vụ Tiên Lãng. Được vạch mặt chân dung bọn cường hào mới. Được cái ý thức đấu tranh không khoan nhượng với sự bỉ ổi của các quan chức hư hỏng. Nói được như chị Thương, chị Hiền là cách nói của giới trí thức đấy Châu ạ dù họ chỉ là nông dân.

    • Kichbu said

      Kichbu xin lỗi,

      Kichbu nghĩ rằng không nên dùng những lời chỉ trích quá nặng nề cho cá nhân nào như GS Châu. GS Châu bạn ấy, xét cho cùng, cũng là người như các commers ở đây.

      Hãy bình tâm suy nghĩ..:)

  123. Ẩn danh said

    Đã là kẻ sĩ khi dấn thân vì đại cuộc không ai có những toan tính thiệt hơn, lợi hại cho riêng mình, nếu thực trạng xã hội VN đang khát khao một sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn thì tại sao mỗi người chúng ta không góp sức , chung tay vì điều cần thiết đó!

    • Nguòi ngoại ô said

      Dấn thân rất được tôn trọng. Nhưng tốt hon nếu dấn thân đạt được mục đích cao cả. Dấn thân vẫn cần sáng suốt, khôn ngoan.

  124. Ẩn danh said

    Nếu một kẻ sĩ khi dấn thân vì đại cuộc thì họ sẽ không tính toán toán thiệt hơn hay lợi hại, chúng ta nên cùng thử tự vấn xem lương tâm mỗi người có chấp nhận được hiện trạng xã hội đang ngày càng tha hóa như hiện thời không ? hay la ai ai cũng đang cố lo chăm sóc cho bộ da của minh như loài súc vật?

  125. Trước cô Kiều, mỗi người cảm nhận và hành xử khác nhau.
    Thợ ảnh thì tìm các góc mà anh ta cho là đẹp với mình.
    Nhà mỹ học thì dán mắt vào lồi lõm mỹ học
    Tú Bà thì thấy lãi đậm…
    Mã Giám Sinh thì thấy 2 cái lãi, vừa cho Kiều một nhát và vẫn kiếm được tiền.
    Loại trí thức và yêu nửa vời như Kim Trọng cũng đã từng muốn đớp nàng và chẳng đi đến cùng với nàng.
    Đám Thúc Sinh, Hồ Tôn Hiến…..đều muốn hưởng lạc từ nàng.
    Tương tự, bản chất và kỳ vọng của nền giáo dục đẹp như nàng Kiều ở tuổi cập kê. Thế nhưng, sự tham lam của mỗi thằng làm cho nàng tiều tụy. Đến nỗi, phản biện là đầu ra nghiễm nhiên của giáo dục lại là thứ được nói nhiều quá mức. Đây là chỉ số cho thấy sự thất bại thảm hại của giáo dục.
    Đã đến lúc, sự ốm yếu của nàng Kiều không cần có quá nhiều cụ Nguyễn Du nữa, mà cần những ông Từ Hải dũng mảnh + trí lực để chữa vết thương cho nàng.
    Tôi thích thầy Phạm Toàn là Thầy đang hành động để tạo nên những tế bào mới trên cơ thể ốm yếu của nàng Kiều. Có thể nhiều người không ủng hộ cách làm của Ông, nhiều người cho việc làm của Ông là vô vọng…..Và cách làm của thầy Phạm Toàn là một cách phản biện tích cực và tạo cảm hứng cho nhiều người. Đối với tôi, các bài viết của ông luôn hấp dẫn và thấu đáo.
    Tôi không thích các ông được nhà nước, bằng tiền thuế của dân, nuôi cho béo mập, mà chẳng có sản phẩm gì để đáp lại thịnh tình của Nhà nước. Sau ngày nhận lương hưu bắt đầu ngồi chửi xã hội, chỉ trích nhà nước…để nói với nhân dân TÔI YÊU NHÂN DÂN.

  126. Hà Nội said

    Ông Phạm Toàn bêu xấu, dè bỉu người khác là rẻ tiền nhưng nên bình tâm lại để nghĩ về chính mình xem. Ông nhặt một luận điểm:

    Trí thức là sự cảm nhận của người khác, là sự quan sát, nhận định từ bên ngoài, đánh giá một con người dựa vào những tiêu chí mà người quan sát, nhận định có sẵn trong đầu.

    từ bài viết của ông Nguyễn Vạn Phú: Trí thức là cái chi chi? tung ra cho thiên hạ mà không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) ý toàn bài của ông Phú, thì cách làm này chẳng tốt một tí nào cho cuộc tranh luận, vô hình trung càng gây nên phân rẽ để đi đến phân rã cái “lực của người trí thức trong thế giới toàn trị”

    • Nguòi ngoại ô said

      Xin các bác cho phép em góp chuyện.
      Em có được đọc bài báo của Phùng Quán viết về Trần Đức Thảo ( ông Thảo mất mấy chục năm trước, mà chẳng biết các ông này có ai là trí thức không ?). Xin đăng lại đoạn cuối bài đó để các bác đọc thử.

      ” Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở lại, tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào quán uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với mấy anh xích lô, chắc là những khách quen…
      “Con cháu nhà tôi nó vừa sắm được cái ti vi màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây rợ xong, bật lên thấy đang chiếu cảnh tang lễ một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới thiệu cái ông Thảo này là nhà triết học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu, bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc là toàn chức to, được tặng Huân chương Độc lập hạng Hai. Ông ta sang tận bên Tây mà chết, cả Tây cả ta đều làm lễ truy điệu. Toàn cán bộ cấp cao, có danh giá đến dự. Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp “Pơ-giô con vịt” mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người… Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: “Ông đi đâu về mà nom vất vả thế.. ế.. ế. Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái “pooc ba ga”, mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi nả rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Đấy, cũng là Thảo cả đấy, mà Thảo này thì sống cơ cực trần ai – bà cụ chép miệng thương cảm: Một vài năm nay không thấy ông đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng nên…”
      Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện: “Cái ông Thảo mà bà kể đó chính là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti-vi…”. Bà già bĩu môi: “Ông đừng cho tôi già cả mà nói lỡm tôi!”.

      • Cử Móm said

        Các cụ đang bàn đến trí thức nào vậy? trí thức Tây hay trí thức Ta, hay trí thức Nói Chung? Theo tôi, ở VN hay ở đâu cũng thế thôi, không có trí thức Nói Chung, lại càng không có trí thức Tây, chỉ có trí thức Ta.
        Đấy, trí thức Ta đấy, đấy mới là trí thức.
        Các cụ Trần Đức Thảo, Nguyễn mạnh Tường, Cao xuân Huy.. là trí thức đủ nghĩa nhất, trí thức “viết hoa”. Còn lại, chỉ là ‘giống” trí thức thôi các cụ ạ.

        • A Cô Đa said

          Đúng rồi ! các cụ đó và còn một số cụ nữa mới là những trí thức viết hoa. Hiện tại ở ta cũng còn có một số ít vị nữa cũng xứng đáng là trí thức viết hoa. Còn lại toàn là bọn trí nô ở tất cả các lĩnh vực ôm chân nịnh hót bọn chính quyền cả. Cái giỏi của bọn CS […]

  127. Ẩn danh said

    Cu moi lan NBC bi nem da, lieng trung thoi thi lai co mot “ong but” hien len che cho. phai chang do la “duyen” tien dinh hay chi la chung phuong “gia ao tui com”?

    • NTK said

      Bởi vì thực tế có những kẻ cần bài viết của bác PT để làm cái đầu mình sáng sủa ra. Vậy mà cũng chẵng sáng lên được.
      Bài viết của GS Bảo Châu và của bác PT là mang tính tổng quát, thế rồi người ta cứ mang vào áp dụng cho 1 không gian hẹp và thấy nó không đúng, và ném đá….
      Cứ như vậy thì đến bao giờ mới hết “trẻ con” đây???

      NTK

  128. Nguyễn hồng Hưng said

    Cảm ơn Bác Phạm Toàn vì những chỉ dẫn mạch lạc ra sự rẻ tiền của cái thứ ngộ chữ : “Trí thức là sự cảm nhận của người khác, là sự quan sát, nhận định từ bên ngoài, đánh giá một con người dựa vào những tiêu chí mà người quan sát, nhận định có sẵn trong đầu”.
    Đúng là Không có gì siêu hình, rẻ tiền và dễ dãi hơn!.
    Lại có cái bloc nào đó quá rẻ tiền kiểu triết hoc”Phàm là cái gậy đều có hai đầu”…Cũng xin trích dẫn thêm câu chữ hay của bác Phạm Toàn: “Nên nhớ là tất cả mọi người vẫn đang sống trong một thế giới toàn trị vừa đầy sức mạnh vừa đầy mánh khóe. Và cái Lực của mỗi người, dù là người trí thức đấy, thì cũng mong manh như cây sậy mà thôi.”

  129. dân việt said

    Trí thức = kẻ sỷ. Là người hưởng thành quả của xã hội xong không thể ngồi trong tháp ngà để hưỡng thành quả xã hội mà làm ngơ trước bất công xã hội, nỗi đau khổ của nhân dân. Người trí thức( Kẻ sỷ) phải dấn thân đấu tranh với sai trái trong xã hội. Thử hỏi nếu có phản biện thì phản biện của ” GS Ngô bảo Châu” với 1 nông dân thì dân sẽ tin ai hơn. Nên đừng làm con ốc mượn hồn rút vào vỏ làm ngơ trước bất công của xã hội.

    • Việt Minh said

      Là người dân thì phải đóng góp vài ý kiến lên án bất công xả hội dù là người có học hay kg có học.Chỉ khác nhau là ý kiến của người có học thì rỏ ràng và được nhiều người lắng nghe vì tôn trọng.

  130. Nam said

    “luoi khong xuong nhieu duong lat leo”
    cau ngan ngu co ve rat hop cho truong hop nay.

  131. Cứ phải xem các Ông co chức quyền, địa vị làm thế nào thì mới tin được chứ mà nghe các Ông ấy nói thì có mà “đổ thoc giống ra mà ăn” hôm nay các Ông thế này, mai thế khác
    Phần 44: Một câu chuyện thương tâm nhưng có thật xảy ra giữa thủ đô Hà Nội, Ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn – bố đẻ chị Thủy dung túng cho con gái thuê vệ sĩ, cho vệ sĩ đánh con rể giữa phố Liễu Giai vì muốn nhìn mặt con, giam giữ hai cháu ngoại làm con tin tại khách sạn Bảo Sơn không cho đi học và không cho bố và gia đình nhà nội gặp mặt đã hơn một năm nay với mục đích ép anh Minh phải không được chia khối tài sản chung 500 triệu đô???Tại sao vấn đề tranh chấp tài sản 500 triệu đô lại được đưa ra vào phút cuối???Thụ lý và xét xử vụ án sai nhiều về tố tụng nhưng thẩm phán Đỗ Quảng Oai lại vẫn đang hoàn thiện các giấy tờ để ứng cử vào chức “Phó chánh tòa dân sự” Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội???
    Chi tiết:
    http://luatsuvidan10.wordpress.com/2012/01/22/ph%E1%BA%A7n-44-m%E1%BB%99t-cau-chuy%E1%BB%87n-th%C6%B0%C6%A1ng-tam-nh%C6%B0ng-co-th%E1%BA%ADt-x%E1%BA%A3y-ra-gi%E1%BB%AFa-th%E1%BB%A7-do-ha-n%E1%BB%99i-ong-nguy%E1%BB%85n-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-s/

  132. Ẩn danh said

    Toi dong tinh voi y kien cua nguoi viet bau nay…

  133. Ẩn danh said

    Bai viet rat ro rang, de hieu…xin duoc cam on tac gia da phan tich va cam on GS Chau da cho nhung nguoi tam goi la co an, co hoc nhu toi them duoc von song.

  134. Ngọc said

    Bác này nói chuyện kiểu cái lưỡi không xương chẳng đâu vào đâu . Với Bảo Châu tâm hồn trẻ thơ khiến bạn thấy cái không ai thấy trong lĩnh vực toán học nhưng trong chuyện thế sự nói năng kiểu trẻ con là thiên hạ chê.Chúc mừng giáo sư Bảo Châu ăn một cái tết tức anh ách.

  135. Kichbu said

    Bình tâm nghĩ lại..:)

    • Kichbu said

      Kichbu thêm vài chữ..:

      Xin đừng ném đá hội đồng NBC!
      Mà bạn ấy đâu có tội tình gì nhỉ?

      • Tiến sĩ dỏm said

        Ngừoi ta khôngném đá cá nhân NBC. Ngừoi ta ném đá cái thói vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Khi gia đình Đoàn Văn Vươn màn trời chiếu đất và còn hàng triệu Đoàn Văn Vươn khác đang cầm sẵn súng hoa cải trong nhà, khi chúng ta đang mất đất, mất biển từng ngày, mà gs Châu cho rằng “bạn trẻ vẫn đầy niềm tin vào tương lai” và cho rằng trí thức chỉ cần làm công việc chuyên môn, không việc gì phải lên tiếng, xã hội có chết lâm sàng cũng mặc cha nó, thái độ đó, nếu không dùng chữ “vô trách nhiệm”, thì phải dùng chữ gì đây?

Gửi phản hồi cho Hoang Hà Hủy trả lời