603. Mối đe dọa lớn nhất cho Trung Quốc đến từ trong nước
Posted by adminbasam trên 30/12/2011
Mối đe dọa lớn nhất cho Trung Quốc đến từ trong nước
Tác giả: Richard Haass
Người dịch: Đan Thanh
28-12-2011
Tôi đã qua lại Trung Hoa hơn ba thập niên, nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến một ban lãnh đạo Trung Quốc bất an đến thế khi nghĩ về tương lai của đất nước. Không phải là phóng đại khi nói rằng quốc gia đông dân nhất thế giới này đang ở thế rất mong manh. Không thể lờ đi điều trớ trêu này: các nhà lãnh đạo ở Mỹ và châu Á đang bận rộn thảo luận xem, làm thế nào để đương đầu tốt nhất với cái mà họ coi là mối nguy Trung Quốc; còn các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc đang thảo luận xem làm thế nào để đương đầu tốt nhất với rất nhiều mối nguy đối với Trung Quốc, mà họ nhận thức được.
Hầu hết những nguy cơ mà người Trung Quốc nhìn nhận đối với nước mình đều đến từ trong nước. Trong suốt ba thập kỷ, Trung Quốc đã phụ thuộc vào tăng trưởng mạnh mẽ – chủ yếu có được nhờ xuất khẩu tăng mạnh hơn bao giờ hết – để duy trì tỷ lệ có việc làm cao và để nâng mức sống lên, qua đó đảm bảo ổn định xã hội. Thời kỳ này có thể đang dần chấm dứt. Nhiều năm tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở châu Âu và Mỹ (và khả năng là sẽ còn nhiều nước nữa) đã làm hạn chế khả năng của họ trong việc tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người phản đối chính sách của Trung Quốc kiềm chế đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo, nhằm giảm chi phí xuất khẩu hàng cho người tiêu dùng châu Âu và Mỹ.
Áp lực từ trong nước – yêu cầu phải đưa được hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi cảnh đói nghèo, bất mãn ngày càng lớn về vấn đề bất bình đẳng thu nhập và tài sản, sự cần thiết phải duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao, cũng đang đẩy Trung Quốc đến chỗ phải tìm ra cái gì đó để bổ sung, nếu không nói là thay thế cho, tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Kết quả là Trung Quốc đang ở những ngày đầu của một thời kỳ quá độ, một thời kỳ trong đó tăng trưởng kinh tế sẽ ngày càng phải dựa vào việc gia tăng nhu cầu trong nước. Giống như mọi xứ sở quá độ khác, kêu gọi tái thiết lập sự cân bằng trong nền kinh tế dễ dàng hơn nhiều so với việc tạo ra sự cân bằng đó.
Điều khiến cho việc này trở nên khó thực hiện là lạm phát và bong bóng bất động sản – hai thứ cần được kiểm soát. Những áp lực như thế biện minh cho các chính sách làm nguội nền kinh tế – vốn có ý nghĩa kinh tế dài hạn nhưng lại có rủi ro là gây ra bất ổn chính trị trong ngắn hạn. Một vấn đề khác còn phức tạp hơn thế, là Trung Quốc phải thực hiện chuyển đổi kinh tế trong lúc chuyển đổi chính trị. Thế hệ lãnh đạo tiếp theo còn một năm nữa là tiếp nhận chuyển giao quyền lực. Tới lúc đó họ sẽ phải đối diện với hàng loạt thách thức rất đáng nản, cộng với những khó khăn đã vừa đề cập: môi trường suy thoái (gần đây khi tôi đến Bắc Kinh, tôi chỉ có thể nhìn xa vài trăm mét và gần như không thở được); dân số già đi và bối cảnh chính trị ngày càng dễ đổ vỡ. Những cuộc biểu tình mới đây tại các khu làng ở phía nam – Hải Môn và Ô Khảm – chỉ là phần nổi của tảng băng chìm: Trung Quốc năm qua có hơn 100.000 cuộc biểu tình chính trị quy mô, hầu hết xuất phát từ sự bất mãn về các vấn đề như bị cưỡng chiếm đất đai, thất nghiệp, hay ô nhiễm môi trường.
Tiếp theo là tình trạng phát triển vượt ra ngoài biên giới. Chính sách ngoại giao vụng về của Trung Quốc và việc họ thể hiện những quyền đặc biệt trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) đã khiến họ bị cô lập trong khu vực. Kết quả là, các nước có lợi ích lớn hơn khi hợp tác với Mỹ để cân bằng hóa Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc cũng chẳng thích thú gì với tiềm năng chiến thắng của các lực lượng ủng hộ Đài Loan độc lập trong cuộc bầu cử tháng giêng tới đây ở Đài Loan. Trung Quốc còn lo ngại về khúc dạo đầu của phương Tây ở Myanmar. Và cái chết của Kim Jong-il ở Bắc Triều Tiên đã làm tăng khả năng có thay đổi trên bán đảo này – một việc có thể dẫn đến tình trạng người tị nạn tràn vào Trung Quốc, rồi xung đột với Bắc Triều Tiên, thậm chí sự chấm dứt tồn tại của Bắc Triều Tiên. Kịch bản cuối cùng đó sẽ tạo ra một bước thụt lùi chiến lược. Trung Quốc không hề muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới tay Seoul để rồi đi vào quỹ đạo của Mỹ.
Với một số người ở Mỹ và trong khu vực (đặc biệt với những ai coi Trung Quốc là mối nguy đang lớn dần), thì thật khó mà cưỡng lại ý muốn lợi dụng tình hình này, nhưng, cũng giống như với nhiều cám dỗ khác, ý muốn đó cần phải được kiềm chế. Cô lập Trung Quốc, hoặc kích thích mối thù hận của họ, đều không phục vụ lợi ích nào của thế giới. Thay vì thế, sẽ rất tốt cho thế giới nếu Trung Quốc hội nhập toàn cầu để điều hành kinh tế, kiểm soát biến đổi khí hậu và chống vũ khí hạt nhân. Sẽ cần đến sự giúp đỡ của Trung Quốc nếu hai miền Triều Tiên muốn được thống nhất trong hòa bình, nếu thế giới muốn ngăn chặn Iran sản xuất vũ khí hạt nhân, và Pakistan muốn không bị sụp đổ.
Không có lý do gì để phải chọc giận Trung Quốc cả. Giới chức Mỹ nên tránh lặp lại lời ngoại trưởng Hillary Clinton gọi Biển Đông là “Biển Tây Philippines”. Những phát biểu như thế chỉ kích động thêm sức ép dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc, vốn đã được châm ngòi bởi hàng trăm triệu người dùng Internet. Thế giới không muốn thấy một Trung Hoa tìm cách làm nguội cơn bất mãn trong nước bằng cách mạo hiểm ở bên ngoài nước.
Một trong các mục tiêu khả dĩ nên là làm sao để Trung Quốc đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế của họ và hành động thông qua các định chế. Chúng ta nên thực thi điều chúng ta rao giảng. Thế nghĩa là, phải xử lý những tranh chấp liên quan tới thương mại qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chứ không phải thông qua các hành động đơn phương. Cũng có nghĩa là các nghị sĩ phải xem xét đến một thực tế, là dù sao đi nữa đồng nhân dân tệ cũng đã được định giá cao hơn, thặng dư mậu dịch của Trung Quốc đang giảm xuống và xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc đang ở mức cao.
Cũng sẽ có ích nếu ta nhìn xa trông rộng. Trung Quốc có thể là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đấy, nhưng sản lượng tính trên đầu người cao nhất cũng chỉ bằng 1/5 của các nước phát triển nhất. Trung Quốc đang củng cố quân đội, nhưng chi tiêu cho quân sự có lẽ chỉ bằng 1/4 Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc trỗi dậy không nên bị coi là một vấn đề – việc ấy là tất yếu ngay cả khi nhiều người có vẻ như đang đánh giá thấp các vật cản đối với Trung Quốc. Vấn đề là một nước Trung Hoa hùng mạnh hơn sẽ như thế nào. Tự vệ trước nguy cơ Trung Quốc có thể trở nên hung hăng hơn, là đúng, nhưng thi hành một chính sách kiềm chế họ là quá sớm và trên thực tế có thể góp phần tạo ra một mối quan hệ thù địch, chẳng có lợi cho ai cả.
Tác giả là Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.
Nguồn: Financial Times
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Nguyễn Hữu Viện said
ĐẦU NĂM Dương lịch nhờ các BÁC TƯỚNG SỐ hay chuyên gia NHÂN TƯỚNG HỌC xem bác này hộ giùm em … …ví dụ bà KTS Trần Thanh Vân từng DU HỌC bên HOA LỤC
THẾ MÀ lão TẬP CẬN BÌNH muốn nhồi nhét mỗi tỉnh thành Việt Nam 1 VIỆN KHỔNG CHẾT
Riêng em thì NGÁN NHÌN bác …. bác Đại Hán này là ÁC MỘNG của Dân tộc Đại Việt
Ngay BỘ TRÍNH CHỊ Tàu Khựa CÒN NGÁN bác ấy TẠC TƯỞNG tổ tướng giữa quảng trường THIÊN AN MON rồi lại đem dấu kín bác ấy như TÊN ĂN TRỘM ẩn hiện KHÓ LƯỜNG
Dân tộc Đại Việt sống sát sườn với anh hàng xóm khổng lồ mà lại xấu tính đê tiện SỐNG CÒN đến nay là thiệt giỏi …QUỲ LẠY cám ơn TỔ TIÊN tiền nhân CHA ÔNG ………
Đợi Chờ said
Mọi chế độ độc tài – cá nhân hay đảng trị – đều ổn định không bền vững. Sự ổn định không bền vững không đến từ lòng dân mà đến từ guồng máy công an khồng lồ do chế độc tài tạo ra. Giới lãnh đạo TQ và VN lúc nào cũng quan tâm đến làm thế nào để chế độ được vững bền và luôn luôn chọn giải pháp công an trị. Giải pháp này ngày càng trở nên không hữu hiệu. Giải pháp lộ trình dân chủ hai giai đoạn sẽ giúp các chế độ độc tài chuyển đổi sang hệ thống chính trị dân chủ bền vững và Đợi Chờ tin rằng đó là giải pháp được chọn lựa sau cùng cho các chế độ độc tài
MỐI ĐE DỌA LỚN NHẤT CHO TRUNG QUỐC ĐẾN TỪ TRONG NƯỚC (Richard Haass, Financial Times) « Ngoclinhvugia's Blog said
[…] Mối đe dọa lớn nhất cho Trung Quốc đến từ trong nước […]
dân thường said
Người thực sự là người trên thế giới này không nhiều. Những kẻ nắm quyền lực trong tay thì cao đạo giảng giải, tìm cách duy trì quyền lực. Ngay cả các tôn giáo ở một số quốc gia cũng tranh thủ thu nạp tín đồ, tranh giành quyền lực.
Nguyện cầu cho trái đất nổ tung – như vậy sẽ hòa cả làng và thế giới đại đồng cùng cười vui luôn. Một thế giới mới tinh sẽ lại xuất hiện cùng các loài vật mới.
B40 said
Xã hội T.Q bất ổn thế chứ bất ổn hơn nữa,tập đoàn thống trị của họ vẫn chẳng sao vì người dân còn bị nhồi sọ và bưng bít ngang với bắc Triều.Bọn cáo quyền lực lại rất giầu kinh nghiệm cai trị và đàn áp và nhất là sự tàn ác của chủ nghĩa Đại Hán thì đứng đầu thế giới(Cứ xem cách đối xử với các đồng chí cùng chung “lý tưởng “của họ từ khi thành lập đảng c.s đến giờ thì rõ quá còn gì!?)Tôi lại
rất lo khi nào trong nước bất ổn nhiều thì họ lại tìm cách gây chiến với láng giềng ,mà V.N là đối tương đầu tiên để chúng gây chuyện.Trên báo chí chúng lại đang tuyên truyền để kích động đám người
hiếu chiến mù quáng nhằm vào nước ta.(Đây chính là phương châm”dương ngoại dĩ trị nội”-nống mâu thuẫn ra bên ngoài để ổn định bên trong-mà từ thời cổ đến nay T.Q luôn áp dụng)Nếu các nhà lãnh đạo
của V.N lường trước được điều này mà tìm cách phòng bị trước như ông cha ta trước đây từng làm thì
thật phúc cho dân tộc ta lắm thay!!!
D.Nhật Lệ said
Nói cho thực tế,bài viết này đã chỉ rõ và đúng nguyên nhân đe doạ TQ.từ ngay trong nước họ.
Thật vậy,sự bất công trong chế độ CS.không giống hẳn với các nước dân chủ vì ở các nước này,
đa số người giàu có không phải do làm ăn bất chính mà là họ kinh doanh hợp pháp,nếu phi pháp
thì họ có nguy cơ rất cao bị kiện cáo,nhờ vào xã hội dân sự và nhờ báo chí tư nhân hỗ trợ để đưa
họ ra toà như chơi.Trái lại,dưới chế độ độc tài,hầu hết người giàu có là nhờ có quyền lực hay có
liên hệ kiểu dây mơ rễ má với quan chức chóp bu,mà người ta gọi là…tư bản thân hữu.Hơn nữa,
người dân còn bị bịt miệng hay sợ bị trả thù nên đành phải im lặng mà chịu đựng !
Do đó,nếu tình trạng bất công xã hội càng kéo dài lâu ngày thì càng có nhiều mâu thuẫn mà càng
có nhiều mâu thuẫn thì khả năng bùng nổ sự phản kháng của người dân càng mãnh liệt,nhất là
nước đông dân nhất thế giới như TQ.,còn khủng khiếp hơn nữa : chính đó là điểm yếu của TQ.
Vì thế cho nên,tác giả hình như có lý khi đưa ra lời khuyên là đừng dồn TQ.đến bước đường cùng,
lý do là TQ.sợ chế độ sụp đổ,sẽ tìm cách chĩa mũi dùi vào kẻ thù bên ngoài thì chiến tranh tất sẽ
xảy ra.Quan điểm của tác giả thiên về đối thoại hòa bình hơn là chiến tranh đối đầu ?
Thật ra,Mỹ đang tạo thế liên kết với một số nước như thế cũng đủ kềm chế TQ.rồi,chưa chi mà
TQ đang có dấu hiệu…co vòi lại thì phải !
Gorbachev và cuộc đấu tranh vì dân chủ | Dahanhkhach's Blog said
[…] Mối đe dọa lớn nhất cho Trung Quốc đến từ trong nước basam- Financial Times Mối đe dọa lớn nhất cho Trung Quốc đến từ trong nước Tác giả: Richard Haass Người dịch: Đan Thanh 28-12-2011 Tôi đã qua lại Trung Hoa hơn ba thập niên, nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến một ban lãnh đạo Trung Quốc bất an đến thế khi nghĩ về tương lai- – Trung Quốc kỷ luật 54 quan chức vụ tàu cao tốc (NLĐ).– Lần đầu tiên, Nga ra báo cáo lên án Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền — (RFI). – Nga tố Mỹ vi phạm nhân quyền — (NV). – Năm 2012: Quan hệ hai nước Nga-Mỹ khó hạ nhiệt (TTXVN).– Bang giao Nga–Mỹ trong năm 2011 khá tốt — (VOA). – Phe đối lập Nga lại biểu tình ủng hộ lãnh đạo cánh tả đang bị bắt giam — (RFI). –Putin cài những người thân cận vào các chức vụ chủ chốt — (RFI).- – Bầu cử Mỹ: Đổi ngôi ngoạn mục của đảng Cộng hòa (ĐV/TTXVN). […]
Ba chẽ said
Không phải bây giờ TQ mới hung hãn đâu, thời các đế chế nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh họ bản chất họ cũng đã vậy rồi, nhưng rốt cục có làm được gì đâu với các quốc gia láng giềng. Tác giả này đang vẽ lên một bức tranh: đừng chọc giận thằng côn đồ tham lam mà nên hãy nhẫn nhịn với nó, hài vãi với ông tác giả này
Ông này chắc hiện nay đang có nhiều “lợi ích” từ chính phủ TQ
Dân Việt said
Richard Haass lại bị mộng du như quan điểm của Mỹ nhìn nhận về Trung quốc trong những thập niên trước .Hay Richard Haass đang làm lạc hướng thế giới theo đơn đặt hàng của Trung quốc . Richard Haass là tay bút trong ĐỘI QUÂN 50 XU của Trung quốc ???
Tân Ngọa Long said
Bài này có nhiều ý phân tích hợp lý, ví dụ, nguy cơ nội tại của TQ hay việc nên buộc TQ tuân thủ luật chơi chung hơn là để TQ sụp đổ và bị phát xít hóa bằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và ghen tỵ
Theo thiển ý của tôi chiến lược của Obama/Clinton khi dịch chuyển về Châu Á như năm qua là hợp lý và khôn ngoan.
Về chính trị đã buộc TQ phải xuống thang trên hầu hết các ý đồ bành trướng của họ
Về kinh tế đã có khởi đầu tốt với TPP. Mỹ thừa hiểu là sẽ rất khó dùng WTO để ép TQ, TPP sẽ là một vũ khí hữu hiệu hơn.
Về quân sự đã hình thành một hàng rào xung quanh TQ, không để quân đội TQ tự tung tự tác
Về ngoại giao đã cô lập TQ ngay tại các quốc gia láng giềng của TQ
Về tinh thần đã gieo rắc giá trị Mỹ đến cả Miến Điện (không chừng đến cả Bắc Triều Tiên trong vài năm tới?)
Tình hình mới cần chiến lược quản trị rủi ro mới. Không biết Việt Nam đã xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trên tất cả các lĩnh vực khi TQ thay đổi hay chưa? Đơn cử như việc hàng hóa TQ giảm xuất khẩu sang Mỹ, EU thì sẽ tràn vào Việt Nam, buôn lậu sẽ gia tăng, hang giả, hàng nhái sẽ nhiều hơn trước, vậy đối sách của Việt Nam như thế nào?
Quốc Hận said
một gánh hát mà thiên hạ chán chẳng buồn xem , , tất nhiên đào kép gánh hát , phải thu dọn đồ nghề để ra đi , lịch sử tâm lý con người luôn phấn đấu để tiến tới đạt được mong ước mà người ta muốn , một chế độ chính trị lừa dối gian trá , bị lộ tẩy , nó đã hiện nguyên hình thành con ác quỷ thì sớm muộn gì cũng bị người ta gạt nó ra vỉa đường , thiên hạ chẳng ai dỗi hơi đến đánh nó , mà chính những người bị nó hành hạ đàn áp sẽ đứng lên chừng trị nó ……………
phúc hưng said
ở việt nam ta có những thời kỳ sát nhập hành chính cho to ra…để quản lý… nhưng rồi không quản lý nổi lại chia tách ?…..để quản lý….thế là sinh ra nhiều ông nhiều ghế….. nhưng vẫn lộn xộn….. ? khó quản lý cứ luẩn quẩn chạy quanh như thế vẫn tự cho là tiến bộ :tiến gót: trung quốc cũng thế thôi dân đông ,nhiều ông ,lắm ngôi ,tranh dành bất ổn đang rình rập../ chờ ngày bùng phát
tvst said
Bài viết này thể hiện sự đa chiều ở dư luận Mỹ. Chẳng lẽ báo chí nào cũng hùa vào đánh tàu à. Hoàn toàn bình thường. Theo tôi, việc Mỹ chưa chọn được kịch bản nào cho tàu sụp đổ mà ít ảnh hưởng tới mình và tới đồng minh nhất thôi. Còn bảo Mỹ vì lợi ích của Việt Nam thì xin lỗi. Việt Nam chỉ là con tốt thôi.
Ba chẽ said
Người Mỹ có câu nói “không có bạn vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia vĩnh viễn”. Việt Nam hiện nay đang cần sự hẫu thuẫn của Mỹ tránh bị Tàu ép, hãy tưởng tưởng 80% BĐ thuộc về TQ thì VN cũng chẳng khác gì Lào, có biển mà cũng như không.
Quan trọng là VN đưa ra được cái gì cho lợi ích quốc gia Mỹ. Các cụ có câu “ông thò chân giò, bà thò chai rượu”
tvst said
Tôi có suy nghĩ hơi khác, ngoài việc Mỹ có gì và Việt có gì, còn việc quan trọng nhất là nội lực.
Lan Hoang said
Richard Haas là cánh Cộng hòa, phê phán những cam kết mới của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, muốn Hoa Kỳ tiếp tục cam kết mạnh với Midle East, đảm bảo an ninh, an toàn cho Do Thái và nguồn cung cấp dầu hỏa cho Âu, Mỹ. Người Việt ta có câu “dậy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ lúc ngẩn ngơ mới về”. Hoa Kỳ đã lỏng tay với con rồng Trung Hoa từ năm 1972 đến nay để thực hiện mộng bá chủ. Đáng ra, sau năm 1991, Hoa Kỳ đã phải thay đổi lập trường ấy để củng cố vai trò đứng đầu thế giới của Uncle Sam. 20 năm lơ là, đặc biệt là từ sau năm 2001, sau vụ 11/9, Tông Tổng Bush dại dột xua quân vào A Phú Hãn và xứ Iraq để bị sa lầy ở đó, tạo điều kiện cho con rồng Trung Hoa cất cánh bay lên từ năm 2008, đúng lúc Hoa Kỳ rơi vào suy trầm, khủng hoảng. Obama/Hillary đã tỉnh mộng, tái cam kết mạnh với Á Châu/TBD. Tuy muộn, nhưng cũng còn hơn là không. Các nhóm lợi ích gắn bó với Do Thái và các đại doanh nghiệp gắn bó với TQ sẽ không chịu ngồi yên để nhìn sự dịch chuyển chiến lược (strategic pivot) này đâu. Các vị cứ chờ xem…Iran có thể bố lửa chiến tranh, tình hình Iraq lại sôi lên ùng ục, Xiri, Libang cũng thế….và nếu 2012, Obama không tái đắc cử, các vị sẽ lại nhìn thấy một quang cảnh khác, trong đó biển Thái Bình Dương sẽ chứng kiến sự hoành hành của con rồng Trung Hoa cho xem.
BS: Hay! … Mặc dù chưa chắc đúng. Cám ơn bác.
Hoàng Lan said
BS cứ chờ xem, hạ hồi phân giải.
nguyên văn trời ơi said
giọng điệu của bầy phản chiến thời chiến tranh việt nam .
sau chiến tranh việt nam bọn này trốn không còn ai cả ,có một […] ,nói đừng nói .như vậy là sao?
đánh trống bỏ dùi ?bài viết nầy bao nhiêu tiền ?
bởi vậy đọc sách đừng vội tin sách .hảy suy nghỉ cẩn thận ,và nói lên ý của chính mình.theo tôi
nước tàu đang lâm cảnh trong ngoài thọ địch .
KOSOHUDOA said
chính xác…xã hoi TQ đang hồi suy thoái nghiêm trọng cả chính trị, văn hóa, kinh tế,xã hội rệu rã…có thể sẽ có diễn biến như Liên Sô năm 1989-1991…?
Cái trò hù dọa các nước láng giềng đến nay đã hết thiêng rồi…