BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

503. “MÔ HÌNH ĐẶC BIỆT” CỦA TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN LÀ BẤT KHẢ THI

Posted by adminbasam trên 23/11/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

“MÔ HÌNH ĐẶC BIỆT” CỦA

TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN LÀ BẤT KHẢ THI

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Tư, ngày 23/11/2011

 TTXVN (Hồng công 12/11/2011)

 Trang tin hãn thông tấn Bình Luận Trung Quốc (Hồng Công) ngày 12/11 đăng bài của nhà ngiên cứu Vương Danh Châu cho biết vào ngày 3/11 vừa qua, khi tiếp khách nước ngoài, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói rằng sự phát triển của quan hệ giữa- Đài Loan và Trung Quốc đại lục không theo mô hình Hồng Công, càng không theo mô hình Tây Tạng, mà là “mô hình hai bờ đặc biệt’’. Theo Mã Anh Cửu,nội hàm căn bản của “mô hình hai bờ” chính là duy trì hiện trạng “không thống nhất, không độc lập, không sử dụng vũ lực” trong khung “ Hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc” (Đài Loan), đồng thời trên cơ sở “nhận thức chung 1992, các bên được quyền thể hiện thái độ quan điểm về một nước Trung Quốc”, thúc đẩy hòa bình phát triển hai bờ, để hai bờ có thể duy trì môi trường hòa bình trong thời gian tương đối dài.

          Đây là triển vọng  là mục tiêu phiên bản mới nhất về tương lai quan hệ hai bờ của Mã Anh Cửu. Nếu Trung Quốc đại lục đồng ý, trong ít nhất 100 năm tới, hai bờ eo biển Đài Loan vẫn là hai thực thể chính trị tách rời như cũ ­- không thống nhất, không độc lập, không sử dụng vũ lực, một bên là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một bên là Trung Hoa Dân Quốc, để các lực lượng trong ngoài chính quyền Đài Loan đồng  tâm hiệp lực tìm kiếm “thực lực mềm” và “món lợi hòa bình”, mở rộng “lợi ích chung” thông qua giao lưu kinh tế thương mại, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật…

          Trong con mắt của Mã Anh Cửu, đây dường như là tương lai hoàn mĩ của “ quan hệ hai bờ”, là “mô hình hai bờ đặc biệt”. Tuy nhiên việc, thiết kế “mô hình hai bờ đặc biệt” này đã không xem xét tới lợi ích chỉnh thể của việc hai bờ đều thuộc dân tộc Trung Hoa, không dự đoán tới sự thay đổi và phát triển phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự trên thế giới, không tính tới nhân tố Đảng Dân tiến cũng như hậu quả phiến loạn của thế lực chủ trương Đài Loan đậc lập. Bản thân, người thiết kế mô hình này cũng bị hoài nghi rất rõ trong việc tạo ra “thuyết hai nước’’. Do đó, “mô hình hai bờ đặc biệt” chắc chắn không khả thi.

 1.     Xử lý quan hệ Mỹ- Trung ra sao?

 Hiện trạng hòa bình trong quan hệ hai bờ hiện nay xung đột với quan

hệ Trung-Mỹ. Phía Đài Loan có thể đạt được một số lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự sung đột đó, nhưng phía Trung Quôc Đại lục khẳng định là không bị xung đột này gây tổn hại lâu dài. Vấn đề khác không cần đề  cập, nhưng phải biết rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài loan vốn được coi là vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung-Mỹ, sở dĩ được Mỹ ủng hộ, sử dụng gây sức ép là vì nó duy trì hiện trạng li khai giữa hai bờ, gây tổn hại sâu sắc tới lợi ích của dân tộc Trung Hoa. Vào những năm 1970, do cùng chóng Liên Xô, nên Trung Quốc và Mỹ đã cõ nhiều hành động hữu hảo, dẫn hai nước tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979. Trung Quốc hi vọng hòa bình thống nhất giải quyết vấn đề Đài Loan lưu lại từ thời nội chiến, nhưng Mỹ lại gạt Trung Quốc sang một bên, tự mình đề ra luật quan hệ với Đài Loan, gây ra tình trạng không chiến tranh cũng không hòa bình giữa hai bờ eo biển.

          Nếu tuân theo “mô hình hai bờ đặc biệt” của Mã Anh Cửu, phải chăng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ còn kéo dài 100 năm nữa? Nếu như Đài Loan nói rằng từ nay se không mua vũ khí của Mỹ nữa, liệu Mỹ có nghe theo sự sắp xếp đó không?

          Hiện thực sớm mách bảo rằng việc Mỹ duy trì bán vú khí cho Đài Loan không chỉ là nhằm kiếm tiền, mà còn vì Đài Loan là một bộ phận cấu thành quan trọng trong đại chiến lược bao vây Trung Quốc của Mỹ. Đại chiến lược bao vây Trung Quốc của Mỹ ra đời từ nhu cầu bảo vệ địa vị bá quyền toàn cầu, là quốc sách mang tính lâu dài của Mỹ. Mã Anh Cửu không có năng lực khua chân múa tay đối với một quốc sách trọng đại như vậy của Mỹ. Vì thế việc bán vú khí cho Đài Loan sẽ tiếp tục gây phương hại cho quan hệ Trung -Mỹ và phủ bóng đen lên “mô hình hai bờ đặc bệt” của Mã Anh Cửu.

          2.Làm thế nào để hóa giải vấn đề “Đài Loan độc lập”?

Nếu quan sát tỉnh táo sẽ thấy mấy năm gần đây thế lực chủ trương Đài Loan độc độc lập, trong đó có Đảng Dân tiến phát triển rất nhanh ở Đài Loan. Hiện nay, cuộc quyết đấu giữa phe lam (Quốc Dân Đảng) và phe lục (Đảng Dân tiến) ngày một sục sôi. Thủ đoạn lấy dân chủ làm chiêu bài để tạo đất sống cho thế lực chủ trương Đài Loan độc lập vốn bắt đầu từ những năm 1990, tới nay đã tồn tại hơn 20 năm và lần nào dấy lên cũng gây ra tác động rất lớn tới cục diện hòa bình giữa hai bờ eo biển. Nếu phía Trung Quốc đại lục không nhẫn nhịn và kiềm chế, thế lực chủ trương Đài Loan độc lập đã sớm châm ngòi chiến tranh giữa hai bờ eo biển.

          Theo “Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc” mà chính quyền Đài Loan tuân thủ, thế lực chủ trương đài loan độc lập không có đất hoạt động ở hòn  đảo này. Ngay cả những nước được gọi là “quốc gia dân chủ” ở phương tây, đứng đầu là Mỹ, cũng tuyệt đối không cho phép đảng đối lập công khai bày trò ly khai độc lập. nhưng hiện trạng của Đài Loan hiện nay lại cho phép Đảng Dân tiến, đảng đề ra “Cương lĩnh Đai Loan độc lập”, đàng hoàng trở thành đảng đối lập, có thể tranh cử tổng thống, ra sức tuyên truyền cho “Đài Loan độc lập”, khiến cho việc đi ngược lại lợi ích quốc gia, chia lìa lãnh thổ quốc gia được công khai hóa hợp pháp.

          ‘Mô hình hai bờ đặc biệt” cho phép các hoạt động đòi độc lập Đài Loan, chia cắt đất nước tiếp tục được tiến hành, hoàn toàn không ăn nhập với “thực lực mềm” và “món lợi hòa bình” mà cách lực lượng trong và ngoài Đài Loan đồng tâm hiệp lực tìm Kiếm, cho nên khó có thể thực hiện được.

          3.Làm thế nào để bảo đảm “món lọi hòa bình”?

          Bắt từ năm 1992, món lợi suất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đại lục mà Đài loan được hưởng hàng năm ngày một tăng lên. Đặc biệt từ sau khi hai bờ eo biển thực hiện “tam thông” (thông đường hàng không, thông đường vận tải biển, thông đường bưu chính) và ký kết hiệp định khung Hợp tác kinh tế (ACFA), kim ngạch thương mại giữa hai bờ eo biển càng tăng mạnh mẽ hơn, năm 2010 đạt 145,37 tỉ USD, trong đó Đài loan suất siêu sang Trung Quốc 86 tỉ USD. Đây chính là món lợi hai bờ mà Mã Anh Cửu đề cập đến, là “món lợi hòa bình” mà Đài Loan được hưởng.

          Do vậy, cần phải hiểu rằng “món lợi hòa bình” suất hiện trong quan hệ giữa hai bờ eo biển hiện nay là kết quả của thiện ý mà Trung Quốc đại lục dành cho Đài Loan, là kết quả có được từ tình cảm anh em của con cháu Viêm Hoàng. Truyền thống văn hóa của dân tộc Trung Hoa đã thúc đẩy Trung Quốc đại lục coi trọng lợi ích dân tộc, vì viễn canhrthoongs nhaatsvaf sự phục hưng cuardaan tôc, mà chiếu cố tới đồng bào Đài Loan. Vì thế, đối với Đài Loan mà nói, “món lợi hòa bình có được quả không dễ giàng và Mã Anh Cửu cần phải biết rõ điều đó.

          Nếu đi theo “mô hình hai bờ đặc biệt’’, tiếp tục 100 năm “không thống nhất, không độc lập, không sử dụng vũ lực”, người dân Trung Quốc đại lục làm sao có thể chịu đựng được “món lợi hòa bình” đó. Một khi Đài Loan lấy cớ “nhận thức chung 1992, các bên được quyền thể hiện thái độ quan điểm về một nước Trung Quốc’’, bày tỏ rằng “có một Trung Hoa Dân quốc ở Đài Loan”, tức là hai bờ eo biển xuất hiện “hai nước Trung Quốc”, “món nợ hòa bình” đó lẽ nào có thể tiếp tục tồn tại?

          4. kết luận

          Nói cho cùng, quan hệ hai bờ là quan hệ vỗn dĩ không nên tồn tại. Quan hệ hai bờ tuy đặc biệt, nhưng trước sau gì vấn là sản phẩm của chiến tranh, chỉ có thể duy trì trong trạng thái chiến tranh. Do đó, hòa bình hiện nay giữa hai bờ không phải là hòa bình trong trạng thái bình thường mà phải  nhẫn nhịn sự chia lìa đất nước và nỗi uất ức cầu toàn. Cho dù nhân dân Trung Quốc đại lục đã thể hiện tình yêu dân tộc lớn lao đối với đồng bào Đài Loan để đổi lấy hòa bình giữa hai bờ, nhưng trạng thái hòa bình kiểu bi kịch như vậy không nên kéo dài thì lẽ nào có thể tiếp tục kéo dài thêm 100 năm? Việc này đã gây phương hại quá sâu và quá lớn đối với lợi ích của dân tộc Trung Hoa rồi!

          Đặt trong bối cảnh quốc tế lớn, quan hệ hai bờ và quan hệ Trung-Mỹ xung đột với nhau. Nguyên nhân của mâu thuẫn trước tiên đến từ quốc sách lâu dài của Mỹ là kiềm chế Trung Quốc, Mỹ không cho phép quan hệ hai bờ kết thúc bằng thống nhất hòa bình. Bên cạnh đó là sự phản bội của thế lực chủ trương Đài Loan độc lập, thân Mỹ, gây trở ngại tới sự phát triển bình thường của quan hệ Trung-Mỹ. Ở trong hoàn cảnh mâu thuẫn như vậy, chính quyền Mã Anh Cửu chỉ còn cách là lựa chọn lập trường kiên định phản đối và ngăn chặn thế lực chủ trương Đài Loan độc lập, thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ, tích cực thúc đẩy tiến trình hòa giải thồng nhất với Đại lục, để Đài Loan sớm trở về vòng tay của Đại lục, có như vậy mới có thể có được hòa bình thực sự và đạt được “cùng thắng”./.

Sorry, the comment form is closed at this time.

 
%d người thích bài này: