339. Dường như có thêm các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc biến mất
Posted by adminbasam trên 09/09/2011
The New York Time
Dường như có thêm các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc biến mất
Michael Wines
02-09-2011
Bắc Kinh – Hôm ngày 27 tháng 1 vừa qua, bà Govruud Huuchihuu, một nhà hoạt động nhân quyền người Nội Mông bỗng nhiên biến mất sau khi rời khỏi bệnh viện nơi bà đang điều trị bệnh ung thư. Hôm 16 tháng 2, Đường Cát Điền, luật sư nhân quyền Bắc Kinh biến mất sau khi các viên chức cảnh sát cưỡng bức bắt đi. Ngày 30 tháng 5, Ershidin Israel, người Tân Cương, bị biến mất sau khi bị trục xuất từ Kazakhstan về Trung Quốc như một nghi can khủng bố. Hai tuần lễ tiếp theo, ba người Tân Cương khác cũng biến mất.
Họa sĩ người Bắc Kinh và là nhà bất đồng chính kiến, ông Ngải Vị Vị đã bị biến mất trong đồn cảnh sát ngày 23 tháng 4 và không hề xuất hiện trở lại cho đến tận ngày 22 tháng 6, ông là một nhà hoạt động nổi tiếng nhất ở Trung Quốc bị “cưỡng chế mất tích ” theo cách gọi của các viên chức nhân quyền về các tình tiết như thế. Các chuyên gia này nói, trong năm 2011 có sự gia tăng nhanh và đáng ngại ở Trung Quốc về một chiến thuật an ninh mà Công ước của Liên Hợp quốc đã đặt ngoài vòng pháp luật.
Hiện Trung Quốc đang trả lời các nhà hoạt động nhân quyền về cáo buộc liên quan đến những vụ mất tích trái luật và vô nhân đạo của những người nói trên và những người Trung Quốc khác bằng cách: chính quyền đang viết lại bộ luật tố tụng hình sự để làm cho các hành động đó trở thành hợp pháp.
Bản dự thảo mới hiện đang được công chúng xem xét, đã được một ủy ban Quốc hội của đất nước – giống như lập pháp – soạn thảo. Bản dự thảo sẽ sửa đổi bổ sung luật hiện hành, nhằm cho phép các quan chức chính quyền quản chế tại gia những nghi phạm kéo dài tới 6 tháng. Đề nghị sửa đổi này sẽ cho phép cảnh sát giam giữ bất cứ người nào tại các địa điểm bí mật, những người mà theo điều khoản giam giữ tại gia bị coi là cản trở công việc điều tra. Gia đình của những nghi phạm sẽ được thông báo trong vòng 24 giờ, trừ khi việc thông báo đó có thể cản trở việc điều tra liên quan đến an ninh quốc gia và khủng bố.
Các nhà chỉ trích mô tả bản đề nghị sửa đổi là một trong những bước thụt lùi rõ rệt nhất về việc bảo vệ pháp lý cho người dân, những người làm chướng tai gai mắt các nhà chức trách Trung Quốc, kể từ khi đất nước bắt đầu chuyển sang bắt chước hệ thống luật pháp kiểu phương Tây ba thập niên trước. Luật sửa đổi cho phép các quan chức an ninh một khoảng thời gian rộng rãi để làm cho các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động khác “biến mất”, mà không báo cho bất cứ người nào biết, nói cách khác, nó sẽ hợp pháp hóa các thủ đoạn [được coi là bất hợp pháp] hiện nay của cảnh sát.
Bản dự thảo là một phần trong một sửa đổi lớn hơn về luật tố tụng hình sự, trong đó một số lĩnh vực khác được các chuyên gia pháp lý khen ngợi, vì bản dự thảo sẽ cho nhiều nghi phạm liên quan đến những tội thông thường có được sự bảo vệ về mặt pháp lý mới, cũng như chế ngự khả năng lạm dụng quyền lực của các nhà chức trách. Chẳng hạn như nội dung của bản đề nghị mới được công bố ngăn cấm việc sử dụng chứng cứ thu thập được bằng tra tấn. Dự thảo này cũng cho hầu hết các nghi phạm quyền tuyệt đối để gặp luật sư, và sẽ mở rộng yêu cầu các nhân chứng phải thực sự xuất hiện tại phiên xử để đưa ra các lời khai làm chứng.
Trong khi các điều nói trên là những nguyên lý căn bản trong thủ tục hình sự khắp nơi trên thế giới (tất nhiên, ngoại trừ các nước dân chủ vạn lần hơn dân chủ tư bản – ND), có khả năng tiến bộ đột phá ở Trung Quốc, nơi mà hệ thống tòa án không phải là một nhánh độc lập với chính quyền, mà chỉ phục vụ cho Ðảng Cộng sản với mối quan tâm lớn nhất là duy trì quyền lực nhà nước.
Vẫn còn phải đợi xem liệu các sửa đổi, nếu chúng được [phê chuẩn] thành luật, có được thi hành như đã viết ra hay không. Một số nhà phân tích bày tỏ hoài nghi, chẳng hạn như, liệu việc cấm [sử dụng] bằng chứng thu được từ tra tấn [thực sự] có hiệu lực hay không, bởi các luật sư chưa được quyền có mặt trong các cuộc hỏi cung, là nơi mà hầu hết các hành động tra tấn xảy ra.
Theo ông Joshua Rosenzweig, một nhà phân tích nhân quyền độc lập, có trụ sở tại Hồng Kông và là một chuyên gia hàng đầu về các thủ tục hình sự Trung Quốc, đã nói: “Sự cân bằng giữa sử dụng luật để bảo vệ xã hội và sử dụng luật để bảo vệ các quyền cá nhân vẫn bị đè nặng về phía bảo vệ xã hội. Và mọi người có thể nói một cách giễu cợt hơn nữa là phía bảo vệ Ðảng“.
Nếu quá khứ là một chỉ dấu nào đó, thì các đề nghị sửa đổi liên quan đến việc mất tích do bị cưỡng chế, có lẽ sẽ ảnh hưởng đến một số người tương đối nhỏ, hầu hết là những người bất đồng chính kiến và những cái gai khác trong mắt chính quyền. Tuy vậy, ảnh hưởng hẹp [của những sự biến mất cưỡng chế đó] không làm giảm tầm quan trọng của chúng, ông Rosenweig lập luận.
Mất tích do bị cưỡng chế được quan tâm rộng rãi, xem như sự lạm dụng về các quyền con người, bởi vì chúng không cho những người bị tình nghi có được sự bảo vệ pháp lý, bắt họ hàng của những người bị mất tích phải chịu căng thẳng tinh thần một cách không cần thiết, và nói chung làm tăng khả năng các viên chức sẽ thực hiện tra tấn do không bị giám sát khi giam giữ những người bị bắt ở những nơi không được tiết lộ. Ông Lưu Hiểu Nguyên, một luật sư biện hộ nổi tiếng được biết do tham gia vào những vụ án “nhạy cảm”, gọi đề nghị sửa đổi là “đáng sợ”.
Ông nói: “Việc mất tích cưỡng chế đó theo đúng nghĩa đen của nó là cho cảnh sát một cái vé để thoát khỏi mọi hình thức của sự giám sát. Luật hình sự nên bảo vệ các quyền của công dân và giới hạn quyền của các nhà chức trách. Bản sửa đổi mới này hoàn toàn làm ngược lại“.
Caixin, một tạp chí thương mại điều tra dũng cảm, đã gọi điều khoản này là “sự biện hộ kiểu hổ lốn (grab-bag) dẫn tới việc các cơ quan điều tra sẽ quyết định theo ý thích của họ, nên hay không nên thông báo cho các thành viên gia đình, [đồng thời] dẫn đến việc giam giữ bí mật trở nên tràn lan”.
Bản dự thảo vẫn chưa được chấp thuận, và vẫn có thể thay đổi mặc dù hầu hết các chuyên gia cho rằng điều đó khó xảy ra. Bản dự thảo đã trở thành đối tượng để công luận chỉ trích dữ dội trên các blog chính của đất nước; một bài viết cáo buộc rằng, nó đã “nâng cảm giác bất an của người dân Trung quốc lên một mức mới”. Một bài khác nói “Luật hình sự mới này nên được gọi là ‘qui định kiểm soát người đặc biệt vào những thời điểm hỗn loạn’ “.
Một số nhà phân tích cho biết, họ thấy có sự tiến bộ trong các kiểu chỉ trích đó. “Công dân Trung Quốc ngày nay không còn chấp nhận như một việc đương nhiên, rằng chính quyền được Thượng Ðế ban cho cái quyền đưa ra bất cứ luật lệ nào mà họ thích“. Ông Nicolas Bequelin, môt nhà nghiên cứu của tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở ở Hồng Kông đã nói như vậy.
Hồi tháng 6, một nhóm làm việc của Liên Hợp quốc về các trường hợp bị mất tích cưỡng chế, đã bày tỏ mối quan ngại ngày càng nhiều về việc gia tăng các trường hợp mất tích như thế ở Trung Quốc, và gọi chúng là “sự tiếp tục của một xu hướng đáng ngại trong việc đàn áp những người bất đồng chính kiến“.
“Không có bất cứ lý do nào có thể bào chữa cho việc mất tích của người dân, đặc biệt khi những người đó bày tỏ bất đồng chính kiến với chính phủ nước họ một cách ôn hòa“, nhóm làm việc của Liên Hợp quốc đã nói như vậy trong một bản tuyên bố.
Hai công ước của Liên Hợp quốc, một được thi hành năm 1976 và một vào tháng 12 năm ngoái, cam kết với các nước thành viên là phải kiềm chế trong việc làm cho công dân của họ bị mất tích cưỡng chế và bảo vệ các quyền pháp lý của dân. Trung Quốc đã hứa phê chuẩn cả hai công ước đó, nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện điều này. Hoa Kỳ cũng chưa phê chuẩn công ước 2010, trong đó cấm việc mất tích do bị cưỡng chế (*).
Giống như ông Ngải Vị Vị, nhiều người Trung Quốc bị mất tích cuối cùng cũng đã xuất hiện, một số dấu hiệu cho thấy [họ] đã trải qua sự đối xử tàn tệ trong thời gian bị cầm tù. Những người khác đã bị biến mất mà không có một sự giải thích nào trong thời gian dài, kể cả cây viết được giải thưởng Nobel và là nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba, đã bị biến mất 6 tháng trong năm 2008 và 2009.
Và một số người hoàn toàn không trở lại, giống như luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh, không được nghe nói đến kể từ khi ông ấy mất tích hồi tháng 4 năm 2010. Một số người khác cũng đã bị mất tích lâu hơn thế.
——-
Ghi chú:
(*) Sở dĩ Mỹ và nhiều nước phương Tây không ký vì cho rằng công ước này chưa đạt yêu cầu (nguyên văn: did not meet our expectations), khác với trường hợp Trung Quốc, không ký là vì Bắc Kinh muốn những người bất đồng chính kiến tiếp tục “biến mất”.
Nguyễn Trùng Dương dịch từ : The New York Times
25 bình luận trước “339. Dường như có thêm các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc biến mất”
Sorry, the comment form is closed at this time.
TÔI YÊU VIỆT NAM said
Sáng nay nhận được tin dữ TIẾN NAM BỊ BẮT ! Liệu rồi đây chúng ta ? Những người yêu nước cũng CÓ thể tạm gọi là BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN cũng sẽ mất tích từng người một như bọn CẦM QUYỀN TQ đang đói xử với chính NHÂN DÂN Trung Quốc hay sao ? Chúng ta làm gì đây để cứu DÂN tộc này VÀ cứu chính bản thân từng người chúng ta đây ?
VN said
Nhân dân TQ bị cái vụ Thiên An Môn ám ảnh nên đâu tên nào dám hó hé. Con người ta mà nó lấy xe tăng cán qua như trò chơi trẻ con vậy. Bố bảo cũng không dám.
Nhân dân Viet Nam cũng thế, không dám hó hé gì đâu. Giờ chỉ còn trông mong sao Viet Nam có được một ông Gốp Ba Chốp.
anh tuấn said
bữa nào anhbasam dịch cuốn “tù nhân của nhà nước” của Triệu Tử Dương nha
Thuy said
Chi co kem coi, bat luc moi khong dam doi mat voi nhung y kien trai chieu. Day la hanh dong cua bon tieu nhan hen ha.
Haisg said
Trích :
” bà Govruud Huuchihuu, một nhà hoạt động nhân quyền người Nội Mông bỗng nhiên biến mất sau khi rời khỏi bệnh viện nơi bà đang điều trị bệnh ung thư. Hôm 16 tháng 2, Đường Cát Điền, luật sư nhân quyền Bắc Kinh biến mất sau khi các viên chức cảnh sát cưỡng bức bắt đi. Ngày 30 tháng 5, Ershidin Israel, người Tân Cương, bị biến mất sau khi bị trục xuất từ Kazakhstan về Trung Quốc như một nghi can khủng bố. Hai tuần lễ tiếp theo, ba người Tân Cương khác cũng biến mất.”
Ở cái xã hội toàn trị độc tài là như thế đó…
Còn những người bất đồng chính kiến vô danh, bị thủ tiêu mất xác nữa kia, nếu không được mọi người (dân chúng và thế giới) biết đến. Có những người mà sau khi có người ở tù về nói tên ra chúng ta mới biết…
Độc tài, toàn trị nơi nào trên thế giới cũng giông nhau cả thôi… !!!
Trông người mà gẫm đến ta…buồn… 5 phút.
TH
More Chinese Dissidents Appear to Disappear – Dường như có thêm các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc biến mất | dânlầmthan said
[…] Trùng Dương dịch từ : The New York Times Theo https://anhbasam.wordpress.com/ Eco World Content From Across The Internet. Featured on EcoPressed What's the greenest way […]
Rose said
Lịch sử Đông Tây, kim cổ đã chứng minh một tực tế: thể chế nào chà đạp công lý, dân chủ, tự do cá nhân, đi ngược lại quy luật tự nhiên của tạo hóa thì chắc chắn sẽ dẫn đến diệt vong. Các ví dụ nhãn tiền từ thời các hoàng đế cổ đại, cho đến Alexandre Đại đế, Thành cát tư hãn, Napoleon, Hitler, Stalin, Polpot, Gadaffi, CS đông Âu, mới đây là độc tài Bắc Phi… Liệu hai người bạn láng giềng “4 tốt” và “16 chữ vàng” có là ngoại lệ!
Hải Hà Phan said
Thế ông chỉ cho tôi xem chế độ nào mà không diệt vong xem.
Chí Cao said
Thằng này ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm đây!
Chế độ nào cai trị dân chúng bằng “roi điện và dùi cui” tất sẽ diệt vong. Chưa thấy chế độ dân chủ nào bị diệt vong cả!
Dân said
Có : Đó là chế độ con “Đỉa”,chặt ra 10 nó hóa 10 con..100…v..v….miễn có máu và hút được máu là nó phát triển ! Hay ở chỗ nó biết chỗ nào có máu …dù khan hiếm đến mấy(gien di truyền)! Con đỉa theo tui nghĩ nó tuyệt giỏi !…..Dân Trái Đất cả tin 1 lời thôi , là đi đứt mấy trăm năm ! Đỉa ta chỉ đơn giản hút và hút để ai đó băm vằm nó thì nó lại càng dư quân số !!! miễn nó sống…miễn nó được cái cơ thể bị băm vằm kia vưỡn sống và trung thành ,tung hô nó vô chừng là thỏa mản đạt mức thượng thừa ,hơn xa lũ công nông sĩ thương gì đấy đếch biết luật sống còn….he….he…! Đỉa sống….mọi người cùng sống chung
….hòa bình !miễn rằng Đỉa trên hết ,và tuyệt vời hơn nữa nếu Người tiến hóa như như Đỉa..! thời kỳ hạnh phúc của Nhân Loại rực rỡ !
Vô Tình Tú Sĩ 無情秀士 said
À, Tư Bản thì ĐANG ĐỨNG TRƯỚC BỜ VỰC THẲM còn CS thì ĐÃ QUA MẶT TƯ BẢN VÀ ĐANG ĐANG ĐANG RỚT XUỐNG HƠN 2/3 VỰC THẲM RỒI
hieu said
can phai chuan bi tinh than cho som ko la toi
dangvienchuyenchinh said
Phai vuot qua noi so hai thi moi thanh cong
conhi said
Chó bị dồn vào chân tường sẽ cắn bậy để thoát thân. Đó chính là hình ảnh của “đỉnh cao trí tuệ” ngày nay. Có gì mà chúng không dám làm nhằm bảo vệ tới cùng chiếc ghế quyền lực ?! Vấn đề là người dân phải được cải thông dân trí để đừng quá sợ và đồng lòng chống trả, làm đúng cái định luật muôn đời không sai : Nước lật thuyền, khi nó đã trở nên quá cũ nát, phản động lực tiến hóa !
Ẩn danh said
Hành xử như mafia như này mà đòi cùng nắm tay nó !
Như này mà là anh em tốt , bạn bè tốt….
Hình như mấy thằng chả phát biểu những lời “kotex xì_tin” với bọn này thuộc dạng… “thiểu năng” !
Và hình như thằng này cũng đang học theo đơn em điển hình là vụ : Điếu Cày, mấy giáo dân Vinh – không biết hoặc dưới chỉ lên trên, trên chỉ lộn xuống…
Việt Quốc Huy said
TQ đã hợp pháp “Biệt Đội Tử Thần” rồi. Giờ đây, ai có mầm “phản động” coi như tự ký án “chung thân biến mất” = “Đi mua muối” đi nha. Hỡi ơi, khi nào trời lại sáng??
hong phi said
Cảnh báo cho lãnh đạo CSVN!
Hãy mau mau tỉnh ngộ!!
.Bởi nếu các vị còn cam tâm làm đàn em của Trung Hoa Dân Quốc theo mô hình đàn áp những ngưòi bất đồng chính kiến cũng như ngưòi yêu nứoc như hiện nay(hiện tuợng bloger Điếu cày và nhiều nhiều nưa)thì tốt nhất hãy chuẩn bị tinh thần cho 1 Lybi thứ 2 đi!!!!!!!!
cang cua said
chính phủ chúng ta có lẽ cũng sẻ làm như thế, nhân dịp sửa đổi hiến pháp.sở dĩ chính quyền cộng sản tồn tại và phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay…có công đóng góp không nhỏ của các cường quốc tư bản.tôi hoan nghêng đường lối ngoại giao của chính phũ VN.chán lắm rồi những câu nói: chúng tôi quan ngại. chúng tôi yêu cầu, chúng tôi……….xin hảy để dân tộc vn tôi tự quyết định.( đóng cửa dạy nhau)
Ẩn danh said
Vâng, mong rằng đóng cửa dạy nhau bằng cách thủ tiêu người bất đồng chính kiến! Ý bạn là như vậy hả? Chắc bạn là hạng người không bao giờ bất đồng chính kiến nên yên tâm là mình không bị thủ tiêu phải không?
Vũ Huy Đức said
Duc H. Vu says:
September 8, 2011 at 6:27 pm
Kính xin anh chị và các bạn tiếp tay phổ biến
Hải ngoại – Lời kêu gọi xuống đường biểu tình 17-9-2011
http://vuhuyduc.blogspot.com/2011/09/hai-ngoai-loi-keu-goi-xuong-uong-bieu.html
[…]
hoi nong dan noi said
the nao bon tay sai cua bac kinh cung dang ap thu tieu cac nha tri thuc yeu nuoc vay cac nhan si tri thuc thay doi dau tranh can phai van dong cac ton giao va sinh vien cac thanh phan yeu nuoc tre cung nhu ngoai nuoc cung toan dan dau tranh manh hon de danh duoc tu do dan chu cho to quoc vn
Ẩn danh said
Thôi. Cứ đồng chính kiến. Sợ lắm!
Quyenduocnoi said
Anh bạn “4 tốt” đã hành động theo kiểu mafia với luật “omerta” rồi!. Nhân dân TQ không tỏ thái độ gì sao ? Thế giới cũng làm thinh sao? Các tổ chức nhân quyền đấu tranh cho dân chủ cũng bất lực rồi sao?
Bao giờ thì chú em sẽ bắt chước ông anh vĩ đại? ( hay đã làm trước một bước rồi với blogger Điếu cày NVH ! ). Mình lo ngại cho các nhà nhân sĩ, trí thức nước ta quá !.
Bich Khe said
Coi chừng có ngày….biến mất!
TÔI YÊU VIỆT NAM said
THÌ HÔM NAY TIẾN NAM CŨNG MẤT TÍCH NHƯ CÁC BẠN THANH NIÊN CÔNG GIÁO RỒI CÁC BẠN ƠI ,