251. “Người dân muốn công lý”
Posted by adminbasam trên 10/08/2011
“Người dân muốn công lý”
Ananth Krishnan
07-08-2011
Bốn mươi lăm năm qua, các nạn nhân của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc vẫn chiến đấu để giữ gìn những ký ức đang dần phai nhạt về những người mà họ đã mất trong thập niên hỗn loạn đó.
Buổi sáng ngày 5 tháng 8 năm 1966 bắt đầu như bất kỳ một buổi sáng nào khác, Wang Jingyao nhớ lại. Vợ ông, Bian Zhongyun, phó hiệu trưởng một trường trung học dành cho nữ sinh ở phía tây Bắc Kinh, sẵn sàng cho một ngày làm việc mới. Bà mặc quần áo và tạm biệt chồng bằng một cái bắt tay nhẹ. Nhưng ngay khi bà bước ra khỏi căn hộ nhỏ của họ ngày hôm đó, Wang biết vợ ông không bao giờ nên rời đi.
Bian về nhà vào đêm trước, tả tơi và bầm tím sau nhiều giờ bị tra hỏi tại một “buổi đấu tố” do “Hồng Vệ binh” của Mao Trạch Đông tổ chức. Hai tuần trước, người vợ ngày càng gia tăng ảnh hưởng của Mao, Giang Thanh, đã huy động các học sinh ở Bắc Kinh tới một cuộc tuần hành lớn tại Yan’an Garden, nơi họ được tổ chức thành các đội quân của Hồng Vệ binh và được khuyến khích loại trừ “kẻ thù giai cấp” ở các trường học và nơi sinh sống của mình. Giang Thanh ra lệnh cho họ không trừ một ai. Bà ta công khai kích động bạo lực, bảo đảm với họ rằng “xứng đáng nếu người xấu bị người tốt trừng trị“.
Huy động sinh viên
Tháng 5 đó, Đảng Cộng sản của Mao đã thông qua một thông tư kêu gọi “Đại Cách mạng Văn hóa vô sản“, tuyên chiến chống lại tất cả những “kẻ phản cách mạng“. Chưa đầy 2 tháng sau, không ai biết Mao thực sự muốn gì, nhưng rõ ràng là thuật ngữ mập mờ đó đã có một phạm vi rất rộng – và đáng lo. Nó bao gồm những người bị cho là “theo chủ nghĩa tư bản“, “phe hữu“, “trí thức” hay “địa chủ” – đặc biệt, bất cứ ai bị Mao coi là một mối đe dọa trong nỗ lực củng cố quyền lực của ông ta.
Cuộc “cách mạng” này, thật ngạc nhiên, bắt đầu bằng cách huy động học sinh ở Bắc Kinh. Trên hết, họ là một nhóm dễ tổ chức, và giáo viên của họ – những người Mao cho là “các trí thức” – là một mục tiêu dễ dàng để bắt đầu một chiến dịch chính trị. Được cổ vũ bởi Giang Thanh, những học sinh lớn tuổi hơn ở trường của Bian – nhiều người tình cờ lại là con gái các cán bộ cấp cao của Đảng – đã lao vào hành động. Họ bắt đầu tổ chức các buổi đấu tố nhằm tìm ra “kẻ thù”. Ở buổi đầu tiên, họ tuyên bố rằng Bian – phó hiệu trưởng của họ – “sinh ra trong một gia đình đại địa chủ”. Bà trở thành mục tiêu đầu tiên của họ.
****
Một đêm, khi Bian cùng chồng trở về nhà, họ phát hiện rằng các học sinh đã đột nhập vào căn hộ của họ. Các phòng đều bị Hồng Vệ binh lục lọi tìm “bằng chứng” về thân phận “địa chủ” của họ. Những lời đe dọa được dán lên các cửa. “Dỏng đôi tai lợn của mày lên và nghe cho kỹ!”, một thông điệp dành cho Bian viết. “Chúng tao sẽ băm mày ra thành từng mảnh nếu mày dám ngang ngạnh chống lại quyết tâm của chúng tao”.
Một đe dọa khác sỉ nhục bà về các buổi đấu tố trước đó: “Trong cuộc họp đấu tố với tiếng reo hò của những người buộc tội, mày đã run rẩy toàn thân, tê đờ chân, khúm núm, bị dội nước lạnh, bùn đầy miệng, giống như con lợn trong vũng nước”.
Buổi đấu tố đầu tiên đã nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Sự kích động của Giang Thanh dường như càng thúc giục các cô gái trẻ tuổi dễ bị tác động. Ở buổi đầu, một phụ nữ nhảy khỏi đám đông lên sân khấu, nơi Bian đang hứng chịu các cáo buộc của họ, túm lấy tóc bà và đánh bà. Không một ai can ngăn. Ở buổi tiếp theo, một đám đông sinh viên, với một số mang gậy, lao lên tấn công các giáo viên của họ.
Wang Youqin chỉ mới 13 tuổi khi các phiên đấu tố bắt đầu ở trường của Bian. Tuy nhiên, bé gái này đã đủ lớn để cảm thấy oán hận khi xem cảnh các giáo viên của mình chịu nhục hàng ngày. Đối với em, đơn giản là không thể tưởng tượng nổi – các giáo viên, mà trải qua phần lớn lịch sử Trung Quốc, đều rất được kính trọng. Nhưng, chỉ trong vài tuần, lòng tin đã có từ nhiều thế kỷ đã bị Mao đảo ngược dễ dàng. Wang xem Bian bị đánh đập trong một phiên đấu tố. Hồng Vệ binh, đứng dầu bởi các sinh viên lớn hơn, tất cả đều là nữ, đã trắng trợn cáo buộc cô giáo của họ âm mưu một cuộc đảo chính chống lại Mao. Quá phẫn nộ trước cảnh tượng này, Wang bỏ đi. Sau đó vào buổi tối, em nghe các bạn cùng lớp cười thích thú với sự sỉ nhục mà họ đã gây ra cho các giáo viên của mình. Một nữ sinh còn kiêu ngạo kể rằng một giáo viên ở trường bên cạnh đã bị dội nước sôi từ đầu đến chân. Nhưng ngay cả Wang cũng chưa lường trước những gì sẽ diễn ra vào ngày 5/8.
Đêm hôm trước, Bian kiệt sức trở về nhà, cho chồng xem những vết bầm trên lưng do bị đánh đập từ buổi tối trước. Người chồng, Wang Jingyao, gợi ý họ rời Bắc Kinh ngay tức khắc. Nhưng Bian bình tĩnh. “Tôi chẳng làm gì sai”, bà bảo với ông. Bà quyết tâm ở lại trường. Sáng hôm sau, Hồng Vệ binh tổ chức một cuộc diễu hành qua trường trung học, yêu cầu “làm nhục băng đảng ác độc”. Buổi chiều hôm đó, Wang Youqin nhìn thấy các bạn cùng lớp kéo một nhóm giáo viên qua sân trường, tưới mực đen lên người họ.
Một số học sinh, Wang nhìn thấy, đã vào phòng của thợ mộc rồi trở ra với những chân ghế và những tấm gỗ đầy đinh nhô ra ở một đầu. Wang thấy cô phó hiệu trưởng của mình nằm dưới đất, bị một nhóm học sinh giữ chặt và bị vẩy mực. Bian bị ép phải nói: “Tôi là một người theo chủ nghĩa tư bản. Tôi đáng bị đòn!”.
Các cô gái bắt đầu đánh đập Bian, diễu bà quanh trường và dùng gậy gỗ nện bà. Cuối cùng bà được lôi vào phòng tắm của nữ sinh. Gần như bất tỉnh và chảy máu, bà bị đưa một cây chổi và bị bắt quét sàn. Bà bị bỏ lại đó tới chết. Khi được một giáo viên khác phát hiện, Bian đã tắt thở, bị chảy máu và sủi bọt ở miệng, và bị phủ phân của chính mình, nạn nhân đầu tiên của Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản.
****
Wang Jingyao mới đây đã bước sang tuổi 90 nhưng trông còn khỏe như mới 65 tuổi. Cụ sống trong một căn hộ nhỏ ở phía tây Bắc Kinh, cách không xa ngôi trường của người vợ quá cố. Một bức chân dung Bian Zhongyun treo trong phòng khách nhỏ, ngay bên dưới một bức tranh “Bữa tối cuối cùng”. Khi tôi gặp ông vào một chiều tháng 7, ông miễn cưỡng nói chuyện về vợ mình trước ngày giỗ thứ 45 của bà. Đất nước này, ông nói, không quan tâm đến câu chuyện của ông và trong những tuần gần đây, háo hức trong các buổi lễ lớn kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản.
Tôi nghe về Wang lần đầu khi tôi tình cờ xem một bộ phim tài liệu hay của một nhà làm phim Trung Quốc, Hu Jie, người quyết định nói lên câu chuyện của Bian. Phim của Hu, có tựa “Dẫu tôi đã chết”, bị cấm ở Trung Quốc nhưng đã mang câu chuyện bị lãng quên của Bian tới rất nhiều người. Trong phim, Wang nhớ lại các sự kiện ngày 5/8, nói với Hu rằng ông muốn “giữ hồ sơ lịch sử đúng với lịch sử”.
Không phải duy nhất
Wang kể với tôi đây là một câu chuyện không có chỗ ở Trung Quốc ngày nay, và một lịch sử sẽ sớm bị lãng quên. Mùa hè năm 1966, câu chuyện của Bian không phải là duy nhất: hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn, giáo viên Trung Quốc đã hứng chịu số phận của bà trong những ngày đầu của cách mạng, bị bỏ mặc một cách tàn nhẫn đến chết trong tay của chính các học sinh. Hàng chục nghìn người khác cũng tự tìm đến cái chết trong thập niên đó, bị làm nhục và lăng mạ chẳng vì lí do gì.
Những nỗi kinh hoàng của Cách mạng Văn hóa không được nhắc đến trong các sách giáo khoa của Trung Quốc ngày nay, ngoại trừ một sự thừa nhận vắn tắt rằng một số sai lầm đã bị phạm phải. Tuy nhiên, các nạn nhân của nó hầu như đã bị lãng quên.
Wang Youqin, một học sinh của Bian, người đã tận mắt chứng kiến những nỗi kinh sợ đó, dành cả cuộc đời mình để sửa sai. Trong chục năm qua, cô đã đi khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, phỏng vấn hơn một nghìn gia đình bị tước mất người thân yêu của họ. Wang, giờ là một giáo sư ở trường Đại học Chicago, đã chứng minh bằng tài liệu câu chuyện của 659 nạn nhân trong một lịch sử cá nhân đặc biệt của thập niên chấn động đó.
“Người dân muốn công lý”, bà nói. “Họ muốn lên tiếng. Nhưng họ không thể bởi vì họ vẫn còn sợ hãi”.
Trong năm 2000, Wang mở một trang web làm nơi tưởng niệm trực tuyến dành cho các nạn nhân. Trong nhiều tuần, bà đã nhận được hàng trăm email từ khắp Trung Quốc, từ những người chồng, những người con trai và con gái muốn câu chuyện của họ được kể. Một phụ nữ viết kèm theo một bức ảnh cũ của mẹ mình, một giáo viên trung học ở Hồ Nam, người, cũng giống như Bian, đã bị giết dã man bởi chính các học sinh của mình. Tuy nhiên, năm 2002, các email đó ngừng lại – chính phủ Trung Quốc đã chặn trang web của Wang.
Wang tin rằng các nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm hạn chế về vụ việc đã làm được rất ít trong việc hàn gắn những vết thương. Sau cái chết của Mao, các lãnh đạo như Hồ Diệu Bang và Đặng Tiểu Bình, người cũng từng phải chịu đựng trong cuộc cách mạng, đã bắt tay vào làm điều mà Wang mô tả là hành động phục hồi lớn chưa từng có trong lịch sử. Gia đình các nạn nhân được trả 420 Nhân dân tệ, và một lá thư công nhận những người thân yêu của họ đã bị trừng phạt “một cách bất công”. Đảng cảm thấy rằng, hướng về phía trước và chôn vùi lịch sử là cách dễ nhất để làm lành những vết sẹo. Mao, người chịu một trách nhiệm trực tiếp đối với hàng nghìn cái chết, theo Wang, vẫn được ca tụng như một người hùng dân tộc, với ảnh chân dung được treo trên Quảng trường Thiên An Môn, với lịch sử được viết lại đổ tội cho các thuộc cấp của ông ta.
Ngày nay, cả nạn nhân lẫn những kẻ gây tội ác đều không muốn đương đầu với quá khứ. Trong những năm gần đây, chỉ một vài thành viên Hồng Vệ binh tìm đến gia đình các giáo viên cũ của họ để xin lỗi. Tuy nhiên, họ chỉ chiếm thiểu số. “Các nạn nhân sẽ trở thành những chiến binh đất nung tiếp theo của chúng tôi – im lặng với những câu chuyện bị quên lãng”, Wang nói. Điều cực kỳ đau buồn về hàng chục nghìn cái chết, theo Wang, là chúng xảy ra ở các trường học và nhà riêng, được thực hiện bởi những người biết rõ nhau, và những người phải trở lại với cuộc đời bị xé nát như thể chưa có gì xảy ra ngay khi nỗi kinh hoàng kết thúc. “Mao đã huy động mọi người chống lại nhau”, bà nói. “Điều đó không giống như các trại lao động của Stalin hay các trại tử thần của Hitler, nơi Nhà nước là thủ phạm”. Ở đây, người dân bình thường trở thành những kẻ sát nhân.
****
Cách đây vài năm, Wang tình cờ gặp Song Binbin, một lãnh đạo Hồng Vệ binh ở trường trung học của cô, người mà theo Wang đã có mặt ở các buổi đấu tố Bian. Ngay sau cái chết của Bian, Song có được đặc ân trao một băng tay đỏ – tượng trưng cho Hồng Vệ binh – cho Chủ tịch Mao. “Tên cháu [Binbin] có nghĩa là hiền dịu? Mao hỏi cô. “Vâng”, cô trả lời. “Hãy dũng mãnh lên!”, Mao nói. Song từ chối nói với Wang về những ngày đó.
Mới đây, khi trường của Bian kỷ niệm 90 năm ngày thành lập, Song được vinh danh là một cựu học sinh xuất sắc. Một bức ảnh của cô với Mao, khi còn là một Hồng Vệ binh trẻ, được treo trên cùng mảnh sân mà Bian gặp thần chết của mình. Wang nói với tôi rằng, chồng của Bian, Wang Jingyao, đã nổi giận. Ông viết một lá thư bày tỏ sự đau đớn, nói rằng đó là một sự sỉ nhục đối với ký ức về người vợ bị giết hại của ông. “Băng tay đỏ của Song nhuốm máu vợ tôi”, ông viết. Dù lịch sử có bị chôn sâu thế nào, Wang nói, những ký ức sẽ luôn phảng phất.
Chú thích ảnh: Ký ức vẫn phảng phất: (Bên trên) các Hồng Vệ binh tại một “buổi đấu tố”. (Bên phải) Wang Guangmei, vợ của Lưu Thiếu Kỳ, cựu Chủ tịch Trung Quốc, đang bị đưa đi. Ảnh: Wang Youqin
Người dịch: Trúc An
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
CHỊ BA said
XIN GÓP TƯ LIỆU CHO BẠN “Sat That means to kill Sino Invader ”
Cám ơn Bạn .Nhắc tới Mỹ Lai , Bạn cho mình cơ hội giúp bạ thuởng thức cái này :
AI GIẾT CÃ GIA ĐÌNH CẮT CU , CẮT VÚ , TREO XÁC TRÊN CÂY ĐÂY ?
Chẵn hạn sách The Real War cuả Richard Nixon có kể lại như sau (1):
Uwe Siemon-Netto , ký giả nỗi tiếng nguời Đức sau khi đi theo một tiễu đoàn Miền Nam vào ngôi làng bị Việt cộng bố ráp năm 1965 báo cáo nhu sau :
” Lung lẵng trên các cành cây và sào trong sân làng là thân xác xã truong , nguời vợ va 12 đuá con vừa trai , vuà gái kể cã cháu bé . tất cã nam đề bị cắt cu dái nhét vào mồm , còn nữ bị cắt rời vú . Dân làng đuợc lệnh bắt buộc tập trung chứng kiến cảnh tàn sát. Việt cọng bắt đầu giết em bé rồi với một điệu bộ thao diễn chậm rãi ra tay lần luợt giết các em lớn, tới giết nguời mẹ và sau cùng là giết nguời cha. Việt cộng đã giết cã nhà 14 nguời , giết một các lạnh lùng như thễ bấm cò súng đại liên bắn máy bay ” ‘
“Việc VC tàn sát thế này là viêc bình thuờng hàng ngày …Vì với chúng tôi nó đã trở thành bình thuờng nên chúng tôi không tuờng thuật tới lui mãi mãi. Chúng tôi chi tuờng thuật điều bất thuờng nhu Mỹ Lai mà thôi.” ( tạm dịch, trang 39-40 , The Real War, Richard Nixon.)
Nếu Bạn thích thú muốn nghe thêm , mình sẽ cung cấp thêm tư liêu kể cã cHẤ ĐỘC DA CAM với các nhân chứng …kể cã da cam mà cho
ngoại truởng Nguyễn Cơ Thạch giật mình khi ký giã Mike Wallace kể rõ phụ nữ trẻ em Hmong bị phi cơ ta rãi để tiêu diệt dầ thập niên 1980s.
Cám ơn đã đọc.
—————————————
(1) Uwe Siemon-Netto, a prominent German journalist , who accompagned a South Vietnamese battalion to a village Vietcong had raided in 1965, reported :
” Dangling from the trees and poles in the village square were the village chief, his wife, and their twelve children, the males, including a baby , with their genitals cut off and stuffed into
their mouths, the females with their breasts cut off”. The Vietcong had ordered everyone in the village to witness the execution. They started with the baby and then slowly worked their
way up to the elder children, to the wife, and finally to the chief himself…It was done very coolly , as much an act of war as firing anti-aircraft gun. ” It was routine ..Because it became
routine to us, we did not report it over and over again. We reported the “unusual case, like My Lai.”(trang 39-40 , The Real War, Richard Nixon )
Người Mù Trong Bóng Đêm said
bài hát phản đối chính quyền TQ rất hay do công dân mạng TQ làm, rất nổi tiếng thế giới. nhấn chuộc vào đây để xem:
cát tường said
sự khác biệt mang tính bản chất đó là cncs chủ trương đấu tranh giai cấp nên không từ bỏ cả đồng loại đồng bào mà cncs xem đó là kẻ thù của giai cấp…không như cn phát xít hay cn thực dân…tuy tàn ác nhưng không giết hại đồng bào mình như cncs..csvn là một thành phần còn lại của cs quốc tế. Vì vậy cncs vn vẫn có khả năng tiêu diệt […].
Chu Đức said
Thực chất các chế độ CS ở châu Á mang hình thái phong kiến hơn cả các chế độ CS ở châu Âu. VN ảnh hưởng nặng nề hình thái Cai trị của CS TQ do đó những gì sảy ra ở TQ cũng dễ sảy ra ở VN tuy mức độ sẽ khác nhau.Hệ thống cai trị ở VN sẽ tồn tại dưới cái bóng bảo kê của TQ hiện tại. Hệ thông cai trị hiện hành của TQ sụp đổ thì chỉ vài ngày là hệ thống cai trị hiện hành của VN cũng sẽ sụp đổ theo , trừ những biến cố đặc thù. Xem ra VN còn mịt mù , u mê lắm. Dân Việt cò khổ dài dài.
Hùng 333 said
mời các bạn ghé qua 9binh.com để có thể biết them về DCSTQ và CMVH
U Oa said
Cuốn: Sách Đen về Chủ Nghĩa Cộng Sản: Tội Ác, Khủng Khiếp, Đàn Áp xuất bản năm 1997 tại Pháp do một số học giả và Stéphane Courtois kể ra: Chủ Nghĩa CS trên toàn thế giới đã tiêu diệt khoảng 94 triệu người gồm:
65 triệu trong nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa
20 triệu: Liên Xô
2 triệu : Cambodia
2 triệu: Bắc Hàn
1.7 triệu: Phi Châu
1.5 triệu: A Phú Hãn
1 triệu : trong các quốc gia Cộng Sản thuộc  Châu.
1 triệu: Việt Nam
150,000 : trong vùng Nam Mỹ châu
10,000 : bởi các hoạt động của quốc tế CS và các đảng CS không nắm chính quyền.
Những người chết bao gồm bị: Bạọ hành, hành hình, chết đói , lưu đầy. ngục tù và lao cải.
Theo ông Rudolph Joseph Rummel giáo sư danh dự môn khoa học chính trị trường Đại Học Hawaii: Những cái chết gây ra bởi chế độ Cộng Sản có thể được lý giải như sự phối hợp giữa quyền lực tuyệt đối và hệ tư tưởng tuyệt đối Marxism
Khối EU cũng đã từng lên án tội ác CS.
Tiểu Dân Sài Gòn said
Vn có 1 triệu thì ít quá, thực chất cuộc chiến chống Mỹ ở Vn là cuộc chiến của CNCS và CNTB là cuộc chiến của ý thức hệ. Cuộc chiến với Polpot và TQ 1979 cũng do CNCS gây ra. Theo tôi số người chết do CNCS ở VN phải gấp 3 lần số đó.
Sat That means to kill Sino (Chinese) Invader said
Bạn sai rồi các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản mà người ta nhắc đến trong con số gần 100 triệu chỉ nói đến những người thiệt mạng do bất đồng chính kiến, thanh trừng, đấu đá tại các nước cộng sản thôi.
Còn nếu gộp cả cuộc chiến tranh Việt nam trong giai đoạn 1954-1975 thì phải gộp cả bà Phan Thị Kim Phúc (sinh 1963) là người được chụp hình trong một bức ảnh nổi tiếng “Em bé Napalm” trong Chiến tranh Việt Nam. Bức ảnh chụp khi bà là một cô bé 9 tuổi đang chạy trên đường sau khi bị phỏng nặng ở lưng do bom napalm, quần áo cũng bị cháy hết do bom Mỹ. Và cả Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể.
Bạn có đồng ý đưa các sự kiện trên vào con số này? Tôi nghĩ là không vậy thì đừng nói 3 triệu hay năm triệu người đã ngã xuống trong chiến tranh Việt nam vào con số các nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản cách gán gép đó không đúng.
1nxx said
Sat That means to kill Sino (Chinese) Invader đã nói :” …, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em….”.
Và : ” Bạn có đồng ý đưa các sự kiện trên vào con số này? Tôi nghĩ là không vậy thì đừng nói 3 triệu hay năm triệu người đã ngã xuống trong chiến tranh Việt nam vào con số các nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản cách gán gép đó không đúng.”
Trả lời : Sau khi dân tộc ta tự giành được độc lập cho mình dưới sự kêu gọi và lãnh đạo của họ năm 1945, họ đã bắt dân tộc ta làm nô lệ cho họ vĩnh viễn. Họ đã dắt dân tộc ta đi nhầm đường lạc lối. Thay vì đường tốt không đi, họ đã dắt dân tộc ta đi con đường trường chinh đau khổ. Nếu họ dắt dân tộc ta đi đúng đường thì thảm sát Mỹ lai không bao giờ xảy ra, 3-6 triệu người Annamit không bị bắt buộc phải từ bỏ cuộc đời trước thời hạn. Nếu đi đường tốt thì dân tộc ta không đứng trước thảm họa diệt vong như hiện nay.
Đệ nhị thế chiến không thể xẩy ra nếu không có sự thỏa thuận giữa phát xít Đức và liên bang Xô viết là chia đôi thế giới mỗi bên 1 nửa.
Đổ tất cả tội trong đệ nhị thế chiến cho CN phát xít và Adolf Hitler là unfair, là bẻ cong sự thật và chỉ có 1 nửa sự thật. Chính CNCS đứng đầu là Josef Stalin và Mao Trạch Đông là đồng thủ phạm.
Con số gần 100 triệu bị CNCS giết là sai với sự thật, phải cộng thêm số người bị giết trong đệ nhị thế chiến, chiến tranh Triều tiên, chiến tranh VN và nhiều cuộc chiến tranh khác nữa mới đúng sự thật.
Tran Phong.
0oandromedao0112 said
Mọi phàn nàn rồi sẽ qua đi , thời gian xóa nhòa vết thương , người chết thì đã chết người sống phải sống tiếp .Đó la lí do vì sao các lãnh tụ CMTQ cảm thấy thanh thản dù họ có làm ji sai
1nxx said
Lý do vì sao các lãnh tụ CMTQ cảm thấy thanh thản dù họ có làm gì sai bởi vì bọn chúng không có tính người. Bọn chúng là những con dã thú, cho nên ăn thịt là nhu cầu không thể thiếu được của chúng. Dù là thịt đồng loại đi chăng nữa, cũng không làm chúng phải mảy may suy nghĩ.
” Mọi phàn nàn rồi sẽ qua đi , thời gian xóa nhòa vết thương “, nhưng lịch sử thì trường tồn theo năm tháng. 66 năm vừa trôi qua sẽ được viết lại bằng máu đỏ.
Người Bình thường said
251 Người dân muốn công lý…
Nhân đọc bài này tôi tò mò gõ vào google: “trung quốc lịch sư giết chóc” mới thấy thật là kinh khủng !
Với những cách giết người man rợ, tàn bạo vào bậc nhất lịch sử loài người. Diễn ra trong CCRĐ,
đại CM VH,Vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn,.. Tính tổng số có tới 60 đến 80 triệu người bị giết.
Điều đó không thể né tránh, chối cãi, lịch sử đã phơi bầy.
Ngay ở Campuchia, ai cầm đầu bọn PP giết người man rợ? Ai? Chắc hẳn mọi người đều biết.
Lê Tiến Thịnh said
Kiên định Mác Lê, lấy bạo lực làm phương châm đấu tranh cách mạng (lúc nào cũng rêu rao cách mạng, nhưng lại mất vía, run cầm cập nghe cách mạng hoa nhài), VN cũng từng xảy ra nhiều vụ tương tự cách mạng văn hóa ở đàn anh Tàu cộng:
– Xô Viết Nghệ Tĩnh
– Cải cách ruộng đất, đánh tư sản
– Nhân văn giai phẩm
– Các trí thức nói lên sự thật và tâm huyết với đất nước (gần đây)
….
Chóp bu VN gọi đó là phấn đấu cho lý tưởng cộng sản và CNXH, bắt nhân dân cả nước chấp hành. Ai có ý kiến khác: tống ngục, ghi sổ đen, hãm hại thân nhân mấy đời.
Muốn thay đổi tình thế khốn nạn này, phải giác ngộ những người còn u mê, cảnh tỉnh những kẻ hung hăng hãm hại người yêu nước. Cần thiết, chóp bu chơi rắn, dân ta cũng buộc phải chơi rắn lại. Cuộc cách mạng nào cũng có tổn thất, hi sinh nhất định, để đổi đời cả dân tộc.
Hãy xem TQ là một bài học: vì người bị áp bức sợ chết, không dám quật cường, cho nên hàng chục triệu người chết trong cách mạng văn hóa.
Nếu ngay từ đầu, một số người dũng cảm tự thiêu, để lại lý do cho công luận. Chắc chắn cả nước sẽ sục sôi như phong trào phật giáo miền nam chống độc tài Ngô Đình Diệm, chấm dứt Luật 10/59 tàn khốc.
Bị khủng bố, cứ ham sống, rốt cuộc chết sau những tháng ngày đau đớn, tủi nhục, mấy chục năm sau chưa được minh oan, bồi thường thỏa đáng. Có phải quá ngu xuẩn không?
Long A said
Quái đản, quái thai, quái dị…
Thậm chí cả Nguyên soái Bành Đức Hoài có công lớn với Mao trong chiến tranh Triều Tiên, cũng không thoát khỏi nắm đấm & cú đá của đám Hồng Vệ Binh này.
Mà công nhận Mao cũng “tài”, ảnh của mình vẫn được treo trên đầu mọi người ở Thiên An Môn.
Ẩn danh said
Các ngài nói như là chỉ có TQ mới có cuộc Cách Mạng giết người. Các Đệ tử của Mao đều chơi bài CM và đều giết người như ngóe, Các Đệ tử Lenin + Stalin cũng đâu có khác cũng giết người đốt xác vô tôi vạ. Các vị ghét TQ rồi cái gì cũng chỉ có TQ xấu, trước kia TQ cho ăn thì các vị mở miệng ra cái gì nó cũng tốt, thậm chí nó giết người cũng tốt,nó giết thằng anh em cùng dòng máu lạc hồng nhưng có suy nghĩ khác các vị thì các vị cũng vỗ tay mặt vui vẻ. Ớn nhất là những thằng cùng 1 lúc làm đệ tử của mấy thằng nói trên, vì nó học được trình của mấy thằng đó nên nó giỏi hơn hay hơn và ……………
Ẩn danh said
Cộng sản là tội ác. Điều đó không bao giờ thay đổi. Hảy xem những diển biến gần đây ở VN: Tội ác luôn đi kèm với những thủ đoạn hèn hạ, đê tện, bỉ ổi, dối trá trong chính quyền
Hồng Lan Hà Nội said
Hiện nay các quán bia vỉa hè hay các nhà hàng sang trọng ở Hà Nội nhân dân đang rộ lên những câu chuyện nói về hoàn cảnh sắp tới của VN. Có cả những người trong Cục ĐỐI NGOẠI VỚI TRUNG QUỐC nhưng ngoài quán bia gọi là cục CHỐNG TRUNG QUỐC. Họ nói rằng TQ đang lên một kế hoạch diệt “các trí thức” Vn như đã từng làm với họ. Chúng sẽ biến nước ta còn tồi tệ hơn những gì đã làm vói Triều Tiên. chúng bảo Tríthức VN cứng đầu lắm nên phải là mục tiêu triệt hạ đầu tiên…Họ bảo họ không xuống đường nhưng lòng dạ nóng như lửa đốt và mong muốn phong trào biểu tình hãy duy trì, lan rộng và nhân nhanh nếu không thì sẽ chết.
CHỊ BA said
Trong cuốn “The Corpse Walker “,nhà thơ Liao Yiwu,(1) kể lại một câu chuyện có thật , xin tóm tắt như sau . Một căp vợ chồng lính trẻ lẫn trốn cọng sãn bắt năm 1950. Vô phúc ngã bệnh sưng phổi nặng , biết không qua khỏi , nguời vơ dặn chồng đưa xác về quê chôn. Nguời chồng muớn hai anh em nọ. Sau khi trét thuỷ ngân vào mắt muĩ tai hậu môn và bó xác chết lại , nguời anh đội đèn lồng đi truớc , nguời em cỏng xác theo sau
đi ngày đêm cả trăm cây số. Gần đến nơi, bất ngờ anh em bị Cách mạng bắt, cột chung nhau vào xác chết ,và đeo bảng làm” Tay sai cho Tử thi phản Cách mạng”. Tất cã đều đưa ra xử tội kể cã xử tội xác chết..
Đọc câu chuyện trên tuổi trẻ VN mới hiễu hết tại sao đãng CSVN gắn liền Tư tuỡng Mao Chủ Tịch và Tư Tuởng Mao dạy dỗ thế nào về lòng căm thù cho nguời cọng sản Việt nam .
Đồng thời nay tuổi trẻ mới hiễu tại sao năm 2008 Hội Đồng Châu Âu ra Nghị Quyết kết án , Cọng sãn là Tội Ác chống Nhân Loại.
——————————————————–
(1) Liao Yiwu là nhà thơ dân chủ vưà trốn Trung Quốc theo ngã Việt nam vào tháng 7-2011 vưà qua, nay đã đến Đức.
Ông kể lại trong vụ Thiên An môn,” quân đội nhân dân” bắn hàng loạt vào sinh viên . Sinh viên nào chưa chết thì họ xông vào đâm nhiều phát luỡi lê cho đến chết mới thôi. Tất cã xác chết đều bị đỗ xăng đốt mất dấu vết cũng giống như “quân đội nhân dân” TQ đổ xăng đốt sống thuơng binh cuả “quân đội nhân dân” VN taị biên giới năm 1979.
lyhuong said
toi ac […] gay ra trong cai cach ruong dat giet chet tren 170.000 ngan nguoi he luy len den 500.000 nguoi, nhan van giai pham ,,danh tu san mai ban va toi ac van tiep tuc xay ra lam cho nguoi dan nom nep lo so do la qui hoach . quy hoach hom nay da gay ra toi ac khong khac nao cai cach ruong dat , nguoi dan co nha cua dan hoang bong mot dem se tro thanh mang troi chieu dat con bi danh dap tu toi lao ly. toi ac cua […] gay ra qua hai hung kinh hoamg biet den bao gio tai hoai nay moi cham duc
hcm said
sứ Tàu CS phe Mao nó ác vậy, thì ở xứ ta CS phe […] có kém đâu: CCRD những năm 50, rồi cải tạo đánh tư sản ở MN sau 1975, đến giờ vẫn còn xử và bỏ tù những ai nói ko với CNXH hay nói lên cái sai của nó.
hãy dũng cảm đứng lên […] hỡi con dân nước Việt ta ơi.
lầm than mãi sao với bọn mọi rợ đó.
THU BA said
NHÂN NÓI VỀ MAO , XIN GÓP MỘT TƯ LIỆU :
Cũng giống như sử “tìm đuờng cưú nuớc” Viêtnam ,sử Trung Quốc CS bị đặt duới ống kính lúp cuả thời gian .
Trong câu chuyện phỏng vấn “A witness to the Long March cuả sách “CHINA WITNESS “, bà Xinran đưa ra các nhân chứng duới đây để chứng minh rằng Mao Trach Đông không hề có mặt trong cuộc truờng chinh lịch sử .
1.Một vị giáo sư già bị Hồng Vệ binh đánh gần chết vì dám giảng lời đồn bậy bạ rằng CT Mao không lãnh đạo cuộc truờng chinh.
2. Trong “Chuyện đời tôi “cuả Wu Xiquan ,thông dịch viên cuả Otto Braun (CS Đức có tên Tàu , Li De) cố vấn đãng CSTQ viết :” Lúc đầu đãng tính để Mao Trạch Đông ở lại sau đó trục xuất Mao khỏi ban lãnh đạo nòng cốt cuả Trung uơng Đãng.”
3.Sách “Ký Ức cuả Kang Keqing” viết : Mao phãi ở lại trên điạ phân Soviet để chiến đấu và quyết định đó không thay đổi”
Hoaxuongrong said
Đọc lại bài viết này, một ký ức đau buồn cho những người tử tế ở Trung quốc những năm 1966 lại hiên về, vì lúc đó tôi 20 tuổi đang học ở ĐHND Bắc KInh ( Giống như trường KTQD của ta), đang bình yên học hành, thì đột nhiên Sư quán thông báo nghỉ học vì bạn đáng tiến hành làm C/M VH. Sau đó một thời gian ngắn , nhận được thông báo của ĐSQ tiếp : Lưu HS chuẩn bị về nước, lúc đó ở nhà chiến tranh leo thang của Mỹ hết sức ác liệt, các Trường lần lượt ra về, riêng Trường tôi phải về cuối cùng vào thang12/1966. Trong thời gian ở lại Trường chúng tôi đã chứng kiến họ đấu tố các thày cô giao của mình rất giữ dội , trong đó có cô giáo trực tiếp dạy chúng tôi , cô đã từng tham gia cuộc Vạn lý trường chinh, cô rất quí HS VN, trước khi về khg biết làm sao tạm biệt cô được vì họ nhốt cô trong 1 căn phòng cách ly với bên ngoài khg cho gặp HS VN, lúc ấy chúng tôi phải lẻn vào gõ cửa rồi nhét thư qua kẽ của chào cô, còn các thày hiệu trưởng thì bị đấu tố lên bờ xuống ruộng khg có bộ phim nào mô tả hết, CCRD ở ta chắc cũng tương tự như C/M VH của họ . Đó là bộ mặt thật của những nhà lãnh đạo TQ, họ đánh giết lẫn nhau chỉ vì quyền hành, người dân bị khổ nạn khg giấy nào tả xiết. họ cũng cần Công lý như mọi dân tộc khác cần Công lý, như chúng ta mong đợi công lý.
Tù Nhân dự khuyết said
nước Vệ bây giờ cũng đang có cách mạng “văn hóa” đấy, các trí thức đang bị bôi nhọ và bỏ tù, chỉ khác ở mức độ tàn bạo thôi.